Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đối Kháng/ Chiến Tranh Thời Đại

Collapse
X

Đối Kháng/ Chiến Tranh Thời Đại

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đối Kháng/ Chiến Tranh Thời Đại

    Đối Kháng Thời Đại/ hay Nội Chiến


    Phạm Văn Bản

    Nhìn chung mỗi đợt sóng văn minh nhân loại để thay đổi thời đại đời sống của con người như Thời Đại Tiền Sử (Pre History) tiến sang Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) thì nhu cầu đòi hỏi con người cần có Đất Nước và Hạt Giống (Land & Seed). Nhưng khi Thời Đại Nông Nghiệp tiến sang Thời Đại Kỹ Nghệ (Industrial Age) khoảng 300 năm vừa qua, thì nhu cầu lại đòi hỏi con người cần có Tư Bản và Lao Động (Capital & Labor).


    Tiếp đến thời đại mới của làn sóng văn minh thứ ba ngay nay là Thời Đại Tín Liệu (Information Age) thì nhu cầu thời đại lại thay đổi và đòi hỏi con người phải có Kiến Thức và Thông Toàn (Knowledge & Wisdom). Thời đại mới này được xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1953 từ ngày có máy vi tính và hệ thống liên thị tín liệu (Computer & Internet) phát hành tới nay.

    Với những làn sóng văn minh đã làm thay đổi thời đại và con người từ săn hái qua nông nghiệp, kỹ nghệ hay tín liệu đã thường xảy ra những cuộc đấu tranh, đụng độ, tàn sát, khủng bố đẫm máu chết người giữa hai thành phần trong xã hội được gọi là cấp tiến (Progressive) và bảo thủ (Conservative) nhằm bảo vệ tư bản, tài sản, địa vị, danh vọng của lớp người giầu có đang nắm giữ đặc quyền đặc lợi của một quốc gia. Đó là đối kháng thời đại, và đối kháng thời đại thường diễn ra ở khắp nơi, khắp các lãnh vực, khắp mọi phương tiện nhưng điều quan trọng chủ yếu là được điều động từ các tổ chức đảng phái chính trị hay lãnh đạo chính quyền.

    Đối Kháng Thời Đại

    Hoa Kỳ và các quốc gia kỹ nghệ Âu Châu cũng đã từng chịu nhiều đau khổ và chua xót khi chứng kiến những cuộc va chạm đẫm máu giữa hai thành phần đối kháng thời đại như kỹ nghệ thương mại do phe cấp tiến chủ trương nhằm xây dựng thời đại công nghiệp. Nhưng đã bị chống đối bởi những nhà lãnh đạo của phe bảo thủ gồm các lãnh chúa, địa chủ, tài phiệt cầm quyền định đoạt.

    Ở thời tiền kỹ nghệ những nông dân được bắt đầu giới thiệu đi làm công nhân trong những hãng xưởng, nhà máy, hay tập đoàn xí nghiệp để có lương bổng nuôi sống bản thân và gia đình. Đang khi giới bảo thủ, lãnh chúa địa chủ tài phiệt lại kết án họ và cho đó là “Cơ Sở Ma Quỷ: Devil's Facility,” rồi từ đó mà xảy ra những cuộc Nội Chiến như ở Hoa Kỳ (American Civil War) và Chiến Tranh Thế Giới I và II (World War I, II).


    Nội Chiến Hoa Kỳ

    Nội chiến Hoa Kỳ là một trong những cuộc chiến tranh về đối kháng thời đại giữa nông nghiệp và công nghiệp đầu tiên xảy ra. Ví dụ đường sắt, điện báo, tàu hơi nước và vũ khí sản xuất hàng loạt đã được xử dụng một cách rộng rãi. Hãng xưởng xí nghiệp, nhà máy, thành thị, cơ sở thương mại được xây dựng bao phủ trên những cánh đồng phì nhiêu của lãnh chúa chủ đất với chế độ nô lệ.

    Đảng Cộng Hòa theo nguyên tắc tổ chức Tập Quyền (centralization - quyền hành tập trung ở chính quyền Liên Bang) cùng khai xướng thời đại công nghiệp và chủ nghĩa tư bản, chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ, và có 25 Tiểu Bang ủng hộ chính phủ Liên Bang Miền Bắc (Union) dưới thời điều hành lãnh đaọ của Tổng Thống Abraham Lincoln và Đại Tướng Ulysses Grant chỉ huy trong cuộc nội chiến.

    Đảng Dân Chủ theo nguyên tắc tổ chức Phân Quyền (decentrali-zation - quyền hành được chia cho các tiểu bang) cùng 11 Tiểu Bang ủng hộ chế độ nô lệ và tuyên bố ly khai khỏi Hiệp Chủng Quốc để thành lập Liên Minh Miền Nam (Confederate States) do Tổng Thống Jefferson Davis và Đại Tướng Robert E. Lee chỉ huy, nhằm bảo vệ thời đại nông nghiệp và kéo dài trong suốt 4 năm chiến tranh công nghiệp cho tới khi thất trận. Lực lương quân đội gồm toàn là người da trắng chiến đấu, không có lính da đen, vì chỉ có lính da đen trong lực lượng của Đảng Cộng Hòa.

    Các học thuyết chiến tranh toàn diện được Sherman phát triển ở Georgia, và chiến tranh chiến hào quanh Petersburg là điềm báo trước cho cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở Châu Âu. Cho đến nay, đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ dẫn đến cái chết của khoảng 750.000 binh sĩ và một số lượng thương vong dân sự không xác định.

    Theo Sử Gia John Huddleston ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18 đến 40.

    Nội Chiến Công Nghiệp - Nông Nghiệp

    Đến giữa thế kỷ 19, lãnh thổ Hoa Kỳ gồm có 36 tiểu bang và được chia thành 2 vùng rõ ràng:

    1. Miền Bắc phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa, kinh tế trại chủ nhỏ dựa trên chăn nuôi và sản xuất lúa mì.
    2. Miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp qua các đồn điền (chủ yếu là trồng bông) dựa trên sự bóc lột lao động nô lệ (chủ yếu là người da đen).

    Chế độ nô lệ bị các nhà tư bản công nghiệp miền Bắc coi là vật cản trở kinh tế phát triển, bởi lao động nô lệ không được tự do khiến cho họ không thể tham gia sản xuất công nghiệp trong các xí nghiệp hãng xưởng. Ngoài ra, việc nhân công nô lệ giá rẻ khiến các bang miền Nam không chịu mua các sản phẩm máy móc từ các nhà tư bản công nghiệp ở miền Bắc.

    Ngược lại, các chủ trang trại miền Nam kiên quyết đòi duy trì chế độ nô lệ, bởi nếu không có lao động nô lệ thì các trang trại của họ sẽ không còn nhân công lao động.

    Vào thập niên 1850, Hoa Kỳ phát triển lãnh thổ sang miền Tây là vùng rộng mênh mông để xây dựng nền kinh tế kỹ nghệ của mình. Cả hai miền đều coi miền Tây như vùng dự trữ của mình, nhưng họ muốn phát triển vùng này theo hai hướng khác nhau: công nghiệp tư bản chủ nghĩa hoặc nông nghiệp với chế độ nô lệ đồn điền. Điều này càng ngày càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa 2 miền lên cao thành đối kháng thời đại.

    Khi đối kháng thời đại giữa hai bên còn chưa gay gắt thì hai miền còn thỏa hiệp với nhau qua thỏa ước Missouri và thỏa ước 1850 cho phép miền Nam một số bang có nô lệ, miền Bắc không có nô lệ, nhưng sự thỏa hiệp này không kéo dài được lâu. Ngoài ra, cuộc nội chiến cũng phản ảnh cuộc sự mâu thuẫn về chế độ tập quyền là quyền hành tập trung ở chính quyền liên bang được đảng Cộng Hòa, chiếm đa số ở miền Bắc ủng hộ và chế độ phân quyền là quyền hành được chia cho các tiểu bang, được ủng hộ bởi Đảng Dân Chủ, chiếm đa số ở miền Nam. Sự đối kháng thời đại này đã kéo dài từ khi Hoa Kỳ mới lập quốc.

    Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ đối kháng thời đại là cuộc Bầu Cử Tổng Thống 1860. Trong cuộc bầu cử này Đảng Cộng Hòa do giới tư sản Công Nghiệp (Kỹ Nghệ) hậu thuẫn với ứng cử viên Abraham Lincoln đắc cử Tổng Thống. Sự thắng lợi của Đảng Cộng Hòa với chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ làm cho lãnh chúa chủ nô của các Tiểu Bang Nông Nghiệp miền Nam bất bình và tuyên bố tách khỏi Liên Bang. Còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến nội chiến là nhu cầu thủ tiêu nền kinh tế đồn điền ở miền Nam, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

    Ngày nay sự chống đối thời đại tín liệu của phe bảo thủ Hoa Kỳ nhằm bảo tồn và bảo toàn thời đại kỹ nghệ với số tài sản đặc ân của họ còn mang nhiều hình thức bạo lực hơn. Cũng như những chống đối, tranh chấp biên giới, phong trào quốc gia nổi lên giữa hai thời đại văn minh nông nghiệp và kỹ nghệ đã tạo ra những việc bế quan tỏa cảng của các nước nông nghiệp.

    Hiện tượng này đang còn lập lại cho bất cứ nước nào muốn kỹ nghệ hóa. Vì quốc gia kỹ nghệ tự làm mòn biên cương lãnh thổ, cũng như xâm nhập lãnh thổ. Các xâm nhập khoa học kỹ thuật, văn hóa tôn giáo cũng làm lu mờ biên cương chính trị của các nước.

    Kỹ nghệ bành trướng thị trường quốc gia, kéo theo chủ nghĩa quốc gia, và chiến tranh thống nhất quốc gia xảy ra tại Đức, Ý và nhiều nơi trên thế giới. Sức mạnh kỹ nghệ của dân Châu Âu cần thị trường nguyên liệu rẻ ở những nơi xa xôi, do đó sức mạnh kỹ nghệ tạo ra chiến tranh và xâm chiếm các nước ở trong thời đại bộ lạc hay làng nước nông nghiệp Châu Á, Châu Phi.

    Những nhân tài của thời đại kỹ nghệ đã chiến thắng trong việc tranh đoạt quyền hành ở trong nước cũng như đã chiến thắng trong những cuộc tranh đấu ở các nơi khác trên thế giới. Quốc gia kỹ nghệ có nền kinh tế và xã hội phức tạp hơn nên cần liên lạc với các nước bên ngoài nhiều hơn qua các hiệp ước quốc tế.

    Make American Great Again

    Như phần trên trình bày thì thời đại công nghiệp do đảng Cộng Hòa chủ trương và xây dựng. Từ đó khối hiệp ước quốc tế gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Quốc gia công nghiệp tiến đến nền kỹ thuật cao nhờ sự liên lạc tối tân. Một lần nữa, kỹ thuật cao lại làm mềm, làm mỏng biên giới quốc gia.

    Trong nước phải chịu những cải cách kinh tế, bằng cách phải đập phá những cơ xưởng kỹ nghệ cũ để tân tạo xí nghiệp mới. Và rồi các cơ sở và máy móc cũ này lại được trở thành mới mẻ đối với các quốc gia chậm tiến như Á Châu, Phi Châu...

    Ngày nay các công ty kỹ nghệ cũ trở thành to lớn như con khủng long chậm chạp và tê liệt tại Hoa Kỳ cũng như nhiều nước Châu Âu, Châu Úc. Những xí nghiệp không thông minh sẽ bị đào thải. Phe cấp tiến thuộc đảng Dân Chủ phải đặt lại vấn đề cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ nền tảng, cũng như thị trường của công ty.

    Trong thời đại khởi thủy công nghiệp thì quốc gia có nhiều hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, kinh doanh, thương mại, tài chánh, nghề nghiệp, công xưởng, đoàn thể đạt tầm vóc quốc gia. Và vào thời đại hậu kỹ nghệ như hiện nay thì con người lại tạo ra nhiều hệ thống cấp quốc tế.

    Rõ ràng là qua các hiệp ước quân sự hay kinh tế, nhiều hệ thống phát sinh như đợt sóng thủy triều chuyển đổi xã hội nhân loại tiến sang Thời Đại Tín Liệu.

    Biểu tượng thời đại là máy điện toán, máy này đã làm cho tiền bạc chuyển ngân nhanh như tốc độ ánh sáng, đó cũng là điều mà các nhà kinh tế học thuở trước khó lường về vận tốc thời đại nhanh như chớp được xảy ra. Thứ đến là các cấu trúc tổ chức chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, giáo dục, xã hội… cải hóa và mang chiều hướng lưỡng hệ hay đa nguyên, tức có tính bình đẳng, bình quyền, bình nhiệm để thiết lập thể chế chính trị mới: Tân Dân Chủ (New Democracy) giúp cho con người thực hiện tư cách làm người hơn, toàn vẹn hơn, hạnh phúc hơn.

    Nếu như công nhân, đất đai, nguyên liệu, vật liệu, tài liệu là yếu tố sản xuất của thời đại kỹ nghệ, thì Kiến Thức (Knowledge) bao gồm dữ kiện (Data), tin tức (Information), thông toàn (Wisdom) về hình ảnh, biểu tượng, văn hóa, lý thuyết, khả năng trải qua giáo dục học đường và kinh nhiệm sống là yếu tố sản xuất của thời đại tín liệu. Thế kỷ của kiến thức, của tri thức, của trí tuệ thời đại, cho nên nhu cầu chính trị xã hội cũng cần có con người thông toàn (Wisdom).

    Nhìn vào thời đại tín liệu ở Hoa Kỳ, những hệ thống toàn cầu đang mọc lên như nấm, những Hội Thể Thao, Khoa Học, Tín Ngưỡng, Tôn Giáo Mới cũng đạt mức toàn cầu. Một số khám phá mới cũng tạo ra những tổ chức mới như: Bảo vệ môi sinh là vấn đề của toàn cầu, và giới truyền thông đã tạo thành ngôi làng thế giới.

    Bởi thế mà đảng Cộng Hòa đã đề cử cựu Tổng Thống Donald Trump lãnh đạo thời đại công nghiệp thực hiện cuộc đối kháng thời đại nhằm ngăn chận hay kéo dài thời gian mà làn sóng văn minh thứ ba của thời đại tín liệu đâng ập tới do cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Barrack Obama của đảng Dân Chủ đã khai trương. Bởi thế mà cựu Tổng Thống Trump đề ra Make American Great Again là vậy.

    Hy vọng qua cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ của thời đại nông nghiệp và công nghiệp trong làn sóng thứ hai sẽ giúp cho Lưỡng Đảng thoát khỏi chiến tranh tàn phá trong làn sóng thứ ba của thời đại công nghiệp và tín nghiệp.

    Kết Luận

    Tóm lại qua các thời đại, cơ cấu tổ chức càng ngày càng phức tạp, hệ thống tổ chức để điều hành, để quản trị một xã hội, một quốc gia, một vùng hay toàn thế giới càng ngày càng nhiều. Vận tốc của thời đại càng nhanh bao nhiêu thì nguy cơ chiến tranh của nhân loại càng bùng nổ. Tàn phá của chiến trận trong thời đại sau bộc phát nhanh với vận tốc cực kỳ nguy hiểm hơn thời đại trước, và ảnh hưởng giây chuyền trên toàn thế giới, nếu phe tuyên chiến hay lâm chiến có đồng minh hay người ủng hộ khắp toàn cầu./.


    Phạm Văn Bản
    Last edited by Phạm Văn Bản; 06-17-2023, 10:35 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X