Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ai có thể loại bỏ Putin?

Collapse
X

Ai có thể loại bỏ Putin?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ai có thể loại bỏ Putin?

    AI CÓ THỂ LOẠI BỎ PUTIN?


    FB Việt Linh

    Trước quyết định xâm lược Ukraine, Putin đã tin rằng, ông ta hiện có đủ sức mạnh và nguồn lực để mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng địa chính trị lên các nước láng giềng một thời đã từng là một phần của Liên bang Xô viết trước đây.

    Hơn hai mươi năm trước, một cuộc chiến tàn khốc đã đưa Vladimir Putin lên nắm quyền. Kể từ đó, chiến tranh vẫn là một trong những công cụ chính để giải quyết mọi vấn đề của Putin trong suốt triều đại của mình. Vladimir Putin tồn tại nhờ chiến tranh, đã phát triển mạnh mẽ nhờ chiến tranh. Bây giờ chúng ta hãy hy vọng rằng một cuộc chiến tranh cuối cùng sẽ hạ gục được Putin.

    Vào tháng 8 năm 1999, một Vladimir Putin khi đó chưa được nhiều người biết đến đã được bổ nhiệm làm thủ tướng khi người tiền nhiệm của ông từ chối dung túng cho một cuộc tái xâm lược hoàn toàn Chechnya. Tuy nhiên, Putin lại sẵn sàng làm như vậy, và để đáp lại sự ủng hộ vô điều kiện của họ, Putin đã trao cho quân đội sự tự do và quyền lực lớn hơn, cho phép họ trả thù cho thất bại nhục nhã năm 1996 trong máu và lửa.

    Vào đêm ngày 31.12.1999, một Boris Yeltsin già nua và tàn tạ chấp nhận bước xuống, rời khỏi chính trường, trao chức vụ tổng thống lại cho Putin. Vào tháng 3 năm 2000, sau khi nổi tiếng với lời hứa sẽ đưa nước Nga trở lại vũ đài chính trị thế giới với một sức mạnh mới, Putin đắc cử tổng thống và ngoại trừ bốn năm tạm nghĩ xã hơi để làm thủ tướng (2008-2012), nhưng thực tế là Putin đã cai trị nước Nga kể từ đầu năm 2000.

    Vladimir Putin là một trung tá của KGB, nhưng trong vai trò là nhà lãnh đạo sắt thép của Nga, với hơn 22 năm cầm quyền, Putin đã phát triển vượt bậc về tầm vóc và kinh nghiệm, Putin sớm tỏ ra xuất sắc trong công việc tấn công vào nền dân chủ thế giới, đặc biệt là thành công trong việc khai thác điểm yếu và chia rẽ các quốc gia phương Tây.

    Putin đã mất nhiều năm để tiêu diệt người Chechnya và cài đặt thành công một chế độ bù nhìn ở đó. Vào năm 2008, chỉ bốn tháng sau khi NATO lên tiếng hứa hẹn về một con đường gia nhập khối NATO cho Ukraine và Georgia, Putin đã tập hợp quân đội của mình để “tập trận” tại biên giới Georgia và xâm lược đất nước này trong 5 ngày, công nhận nền độc lập của hai “nước cộng hòa” ly khai. Vào thời điểm đó, các nước phương Tây, Mỹ và khối NATO chỉ lên tiếng chỉ trích nhưng thực tế là đã không có phản kháng gì bằng hành động hay trừng phạt.

    Vào năm 2014, khi người dân Ukraine, sau một cuộc cách mạng màu cam đẫm máu, lật đổ tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, là người đã quay lưng hoàn toàn với châu Âu để liên kết với Moscow, Putin đã nhanh chóng xâm lược và sáp nhập Crimea vào nước Nga.

    Khi phương Tây lên tiếng, họ đã đáp trả bằng các lệnh trừng phạt, nhưng chẳng hề hấn, thấm thía gì với Putin, ông ta nâng cao phản ứng và kích động các cuộc nổi dậy ở Donbass, một khu vực nói tiếng Nga của Ukraine, sử dụng lực lượng của mình để tiêu diệt một quân đội Ukraine yếu ớt và tạo ra hai "nước cộng hòa" ly khai mới, Donetsk và Lugansk và một cuộc chiến ngầm đã bắt đầu âm ỉ kể từ đó.

    Putin hiểu rất rõ phương Tây, điều mà phương Tây còn thiếu để có thể chống lại ông ta, chống lại nước Nga chính là sự đoàn kết, vào thời điểm năm 2014, phương Tây chưa có được sự đoàn kết, đồng lòng trong hầu hết mọi vấn đề hay quyết định lớn, Vì vậy, cứ sau mỗi lần ra tay, phương Tây đã chống trả yếu ớt bằng những nghị quyết lên án, bằng những lời tuyên bố chỉ trích, lên án, nhưng Putin bất cần những điều đó, còn trừng phạt ư? Đa số các biện pháp trừng phạt đó chỉ là phạt lấy lệ, làm cho có, cũng chỉ vì mức độ giao thương đang lớn, không quốc gia nào, công ty nào muốn phá hủy một mối làm ăn đang phát triển cả, Putin hiểu điều này và ông ta không sợ và chính vì sự ỷ y vào một phương Tây từ nào vẫn thế, sẽ không có chuyện gì lớn xảy ra nếu ông ta làm cú mạnh hơn, thôn tính cả một đất nước Ukraine. Lần này, Putin đi đôi hia bảy dặm, nhảy những bước thật xa, làm những điều mà phương Tây hoàn toàn không ngờ đến.

    Putin là một người có vóc dáng hơi nhỏ về thể chất, và lớn lên ở Leningrad thời hậu chiến trong một thời điểm rất khó khăn. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn rõ ràng đã dạy cho Putin một bài học: "Nếu bạn là cậu bé nhỏ con hơn, bạn hãy đánh trước, đánh mạnh và tiếp tục đánh. Và những cậu bé lớn hơn bạn sẽ học cách sợ bạn và sẽ lùi bước." Đó là một bài học mà Putin đã khắc cốt ghi tâm.

    Ngân sách quân sự của Hoa Kỳ cho năm 2021 là khoảng 750 tỷ đô la, ngân sách kết hợp của Châu Âu là 200 tỷ đô la, cộng chung phương Tây đã chi ra trong năm 2021 là gần 1.000 tỷ Mỹ kim trong khi nước Nga chỉ đủ sức chi ra khoảng 65 tỷ đô la.

    Tuy nhiên, một quốc gia có chi phí quốc phòng nhỏ hơn vẫn khiến phương Tây cảm thấy sợ hãi hơn nhiều so với việc sức mạnh của phương Tây làm cho nước Nga sợ hãi. Đó là lợi thế của việc chiến đấu như một con chuột bị dồn vào chân tường và đối diện với cái chết, sẵn sàng cào cấu những chú mèo to xác nhưng lại sợ bị thương.

    Putin hẳn đã rất vui mừng khi phương Tây, mong muốn đóng băng cuộc xung đột đang diễn ra ở Donbass, đã lặng lẽ đồng ý bỏ chuyện chiếm đoạt bán đảo Crimea ra khỏi bàn thảo luận, nhượng bộ một cách hiệu quả việc sáp nhập bất hợp pháp Crimea vào nước Nga.

    Và ở thời điểm 2014, với các lệnh trừng phạt,Putin nhận thấy chúng không đủ sức gây tổn hại cho chế độ nên đã tự tin mạnh mẽ hơn để tiếp tục xây dựng quân đội và mở rộng quyền lực của mình.

    Putin nhận thấy rằng Đức, cường quốc kinh tế lớn nhất ở châu Âu, không sẵn sàng từ bỏ khí đốt và thị trường của mình. Putin cũng tự tin cho rằng, ông ta có thể mua các chính trị gia châu Âu, bao gồm cả các cựu thủ tướng Đức và Pháp, và cài đặt họ vào hội đồng quản trị của các công ty do nhà nước kiểm soát. Putin thấy rằng ngay cả những quốc gia trên danh nghĩa phản đối hành động của ông ta vẫn lặp đi lặp lại những câu thần chú “ngoại giao”, “thiết lập lại”, “cần bình thường hóa quan hệ”. Putin biết, họ sẽ không thể buông bỏ khí đốt, năng lượng của Nga, "giận thì giận, mà thương thì thương", chỉ là vài câu, nạt vài tiếng cho có lệ để người chung quanh biết là những nước phương Tây có phản đối, có chỉ trích, nhưng quyền lợi của các đại công ty và nền kinh tế của các nước phương Tây vẫn luôn đặt lên hàng đầu, và Putin biết rất rõ việc này.

    Putin bắt đầu sát hại các đối thủ của mình ở trong và ngoài nước. Khi cựu TT Barack Obama, vào năm 2013, đã nhẫn tâm phớt lờ “lằn ranh đỏ” của chính mình đặt ra ở Syria, từ chối can thiệp sau vụ xả khí độc của Bashar al-Assad vào một khu dân cư ở Damascus, Putin đã chú ý điều này.

    Vào năm 2015, Putin đã gửi lực lượng của riêng mình vào Syria, phát triển căn cứ hải quân của mình ở Tartus và giành được một căn cứ không quân mới ở Khmeimin. Trong bảy năm tiếp theo đó, Putin đã sử dụng Syria như một bãi thử nghiệm cho quân đội của mình, cung cấp kinh nghiệm thực địa vô giá cho quân đội của mình để trau dồi chiến thuật, sự phối hợp và thử nghiệm thiết bị cùng vũ khí của họ, đồng thời ném bom và tàn sát hàng ngàn người Syria, và Bashar al-Assad giành lại quyền kiểm soát đất nước.

    Vào tháng 1 năm 2018, Putin bắt đầu đối đầu trực tiếp với các cường quốc phương Tây tại Mali, nơi mà chính quyền quân sự, với sự hỗ trợ của Nga, đã buộc phái bộ chống người Isis của Pháp ra khỏi đất nước.

    Nga cũng tích cực tham gia vào Libya, khai triển lực lượng dọc theo sườn phía nam của Địa Trung Hải, nhằm đe dọa trực tiếp các lợi ích của châu Âu.

    Lần nào cũng vậy, phương Tây cũng lên tiếng phản đối, chỉ trích và trừng phạt chút chút nhưng hoàn toàn không làm gì cả. Và mỗi lần như vậy, Putin ghi nhớ cách hành xử của phương Tây với những lần ông ta ra tay.

    Và với chiến trường Ukraine, đây là con bài cược đặt tiền nhiều nhất mà Putin đặt lên bàn đánh với phương Tây. Putin rõ ràng tin rằng mình đủ mạnh để công khai thách thức phương Tây bằng cách phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn trên bộ. Putin đã hành động như vậy chỉ vì ông ta tin rằng phương Tây, rồi sẽ giống như những lần trước đây, nói đúng hơn là phương Tây đã liên tục thất bại và yếu đuối trước một Putin trong 22 năm qua, đã khiến ông ta tự tin một cách mù quáng, rằng lần này phương tây vẫn yếu đuối như trước đây và ông ta sẽ lại thắng.

    Putin có thể là một thiên tài chiến thuật, nhưng Putin không có khả năng tư duy chiến lược. Cả thế giới này đã gần như bị hoàn toàn cô lập trong hai năm qua vì đại dịch Covid-19, cả thế giới mệt mỏi, chán chường, thụ động, lười biếng khiến cho Putin anh ta dường như ngày càng trở nên hoang tưởng về sức mạnh được thấm nhuần tư tưởng chính thống giáo và chủ nghĩa tân đế quốc.

    Khi nói đến Ukraine. Putin đã tự tin rằng, người dân Ukraine sẽ tràn ra đường chào đón, vẫy cờ, hoan nghênh các vị cứu tinh Nga đến giải phóng đất nước hay họ chỉ đứng im, chấp nhận đầu hàng và sẵn sàng bị thống trị?

    Putin đã sai lầm. Người Ukraine đang chiến đấu, mặc dù yếu hơn nhưng họ vẫn đang chiến đấu hết mình. Giáo viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, nghệ sĩ, sinh viên, nhà văn, y tá, bác sĩ, vũ công đang cầm súng và ra ngoài để bắn những người lính Nga của ông ta, nhiều người trong số những người lính Nga này còn rất trẻ và hoàn toàn không hiểu tại cao họ đang có mặt ở Ukraine, để làm gì?

    Sau cú sốc ban đầu khi Putin phát lệnh tấn công, các nền dân chủ phương Tây cuối cùng dường như đã hiểu rõ mối đe dọa hiện hữu mà Putin gây ra đối với trật tự thế giới thời hậu chiến, đối với châu Âu, và đối với “cách sống” của chúng ta mà Putin rất coi thường. Các biện pháp trừng phạt để nghiền nát nước Nga đang được đưa ra, với những cái giá vô cùng đắt cho một quốc gia, một thế hệ, một lớp người dân Nga.

    Vũ khí đang đổ vào Ukraine. Nước Đức dường như đã nhận ra chỉ sau một đêm rằng nước này không còn có thể tiếp tục phụ thuộc túi dầu của nước Nga mà bỏ qua sự an ninh của mình, và nước này cần một đội quân của riêng mình, một đội quân thực sự và có sức mạnh. Nước Nga đang bị cô lập hàng loạt trên phương diện quốc tế, nền kinh tế và năng lực của nước này sẽ bị suy giảm nghiêm trọng trong những tuần và tháng tới.

    Nhưng điều này là không đủ. Miễn là Putin vẫn còn nắm quyền, ông ta sẽ tiếp tục sử dụng quyền lực để gây hại các nước phương Tây nhiều nhất có thể. Bởi vì Putin ghét bỏ các quốc gia phương Tây và các nền dân chủ tự do, giàu mạnh của họ.

    Chúng ta có thể thực sự tin rằng mối đe dọa hạt nhân của Putin chỉ là những lời đe dọa rỗng tuếch hay không? Thưa không, trong chiến tranh vào thời đại công nghệ và vũ khí tối tân như hiện nay, chừng nào Putin còn tiếp tục cai trị nước Nga, sẽ không có ai được an toàn, sẽ không có quốc gia nào được cho là an toàn, kể cả nước Mỹ với chi phí quốc phòng gần 780 tỷ Mỹ kim cho năm 2022.

    Phương Tây không thể trực tiếp gửi quân đến đánh xáp lá cà với quân Nga, chén kiểu không thể đọ với chén mẻ được, phương Tây chỉ có một cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này là làm cho thất bại của Putin ở Ukraine trở nên thảm hại đối với nước Nga và người Nga cũng như các lợi ích thực sự của nước này, thất bại và ảnh hưởng phải thực sự lớn, lớn đến mức giới tinh hoa của chính Putin sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải loại bỏ ông ta.

    Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cần nhằm vào những người thực sự có thể thực hiện các hành động của Putin: toàn bộ bộ máy hành chính và an ninh cấp cao của ông. Không chỉ vài chục người đã được nhắm mục tiêu, mà còn hàng nghìn quan chức cao cấp trong chính quyền, quân đội và các cơ quan an ninh. Những người này không phải là tỷ phú, nhưng tất cả đều là triệu phú, với nhiều thứ để mất. Phương Tây phải tàn phá cuộc sống của vài ngàn người này, và để họ biết phán xét ai là người đáng chịu trách nhiệm và loại bỏ.

    Phương Tây cần chiếm giữ các dinh thự xa hoa ở Anh và Tây Ban Nha, cấm các kỳ nghỉ ở Barcelona, Mallorca, Dubai, đẩy các con cái của họ ra khỏi các đại học danh tiếng Harvard và Oxford, chỉ khi họ không còn lối thoát và không có hàng hóa nhập khẩu để tiêu tiền trộm cắp của chúng. Lúc đó, hãy để họ quyết định xem họ có muốn theo Putin xuống vực sâu hay không.

    Trong 22 năm qua, nước Nga đã trở thành con mồi ngoan ngoãn của một chế độ tham nhũng và độc tài. Nước Nga xứng đáng có được tự do, thực sự, là thứ tự do mà Ukraine đã có được trong ba thập niên. Một lệnh ngừng bắn ở Ukraine là bước đầu tiên quan trọng, khẩn cấp và việc Nga phải rút quân hoàn toàn là bước thứ hai. Và bước sau cùng, Putin phải ra đi.

    Ai sẽ làm được những điều phi thường này, chỉ có những người dân Nga, giới tinh hoa của nước Nga, những thành phần ăn trên ngồi trước trong chính quyền, quân đội, lực lượng an ninh, họ sẽ làm được, nếu họ có được sự hiểu biết, đoàn kết và can đảm, lôi cổ một tên độc tài xuống khỏi ghế và ném hắn ta xuống vực thẳm, là mồ chôn của những nhà độc tài.

    Việt Linh 03/16/2022


    Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-24-2022, 07:10 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X