Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chính Nghĩa Quốc Gia -- Sấm Trạng Trình (Kỳ 3)

Collapse
X

Chính Nghĩa Quốc Gia -- Sấm Trạng Trình (Kỳ 3)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chính Nghĩa Quốc Gia -- Sấm Trạng Trình (Kỳ 3)

    Chính Nghĩa Quốc Gia Trong Sấm Trạng Trình (Kỳ 3)



    Vào một buổi sáng cuối năm 1974, Bản cất cánh phản lực cơ A37 đi đánh trận, nhưng vừa lấy đủ độ cao thì Bản phát giác thấy tàu bị rung khác lạ, và Bản báo cáo sự việc với Phi Tuần Trưởng cùng xin đáp khẩn cấp trở lại phi đạo Bình Thủy (Trà Nóc). Khi xuống an toàn trên phi đạo thì phi cơ bị gãy cánh trái và kéo lê trên phi trường! Trong buổi họp khẩn cấp sáng hôm nấy của Không Đoàn 74 Chiến Thuật, Sĩ Quan An Phi cho biết rằng "Đây là trường hợp Metal Prague/ Broken Metal!" Rồi khi kiểm kỳ lại toàn bộ số phi cơ của Sư Đoàn 4 Không Quân VNCH cũng một phản lực cơ A37 bị gãy cánh như trường hợp của Bản. Hình chụp Bản và chiếc phản lực gặp nạn do bạn Đảo (Vạn Đồn, Kinh B
    là Trung Sĩ của phòng Điện Ảnh chụp và lưu niệm cho Bản. Xin cảm tạ Ơn Chúa đã che chở cho Bản thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc! Nhìn hình Bản lại nhớ đến bạn Nguyễn Văn Đảo ở Kinh B Cái Săn người làng Vạn Đồn và là người thân mà họ hàng Vạn Đồn của Bản, do Ông Nội của Bản truyền dẫn lại.



    Việt Bào – Phạm Văn Bản


    C. Về Ðức Trạng Trình

    Ðức Trạng Trình chẳng những nổi tiếng về sấm và thơ văn, mà còn đóng góp to lớn vào lịch sử của dân tộc ta.


    Thời ấy Nhà Mạc, Vua Lê – Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn tranh dành ảnh hưởng. Năm 1557 khi Trịnh Kiểm muốn phế bỏ Nhà Lê để tự phong ngôi vua, thì Cụ Trạng góp ý rằng “Nên tìm lúa mà gieo mạ,” và “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản.” Vì thế mà Chúa Trịnh đành phải giữ lại Vua Lê mà không dám soán ngôi, và lời can dán đó mà dân chúng tránh được nạn chiến tranh loạn lạc.

    Năm 1558, Chúa Nguyễn Hoàng sợ người anh rể của mình là Trịnh Kiểm có âm mưu ám hại, thì Cụ Trạng đề nghị: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân,” nghĩa là một dãy đèo ngang nương thân ngàn đời. Nhờ lời khuyên can đó, Chúa Nguyễn đã xin vào vùng Thuận Hóa, ở phía nam Ðèo Ngang, tức hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Từ đó, Chúa Nguyễn có được cơ hội để khẩn hoang lập ấp và mở rộng đất nước Việt Nam tới tận Hà Tiên.

    Khi Nhà Mạc suy yếu thế lực và cho người đến vấn kế, thì Cụ Trạng trả lời: “Ðất Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng cũng được mấy đời.” Do đó Nhà Mạc cũng chạy ra giữ đất Cao Bằng.

    Với ba thế lực chính trị của Vua Lê – Chúa Trịnh – Chúa Nguyễn kình chống, xâu xé nhau làm cho Ðất Nước biến thành loạn lạc kiệt quệ, Dân Tộc lâm cảnh tang tóc phân ly. Trước hoàn cảnh đau thương của dân nước: “huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt!” Ðức Trạng Trình đã hướng dẫn cả 3 thế lực tới điểm hòa giải, chẳng những quê hương tránh bị tàn phá, đồng bào tránh nạn chiến tranh chém giết lẫn nhau… mà nền kinh tế quốc gia còn được phát triển, biên cương được mở rộng như ngày nay. Ngài xứng bậc Thánh Văn!

    Cũng theo Thánh Văn, trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước Tổ Quốc Việt Nam đã tự thành thiêng liêng bất diệt, Lãnh Thổ Việt Nam vốn là đất linh un đúc bao thế hệ hào kiệt anh tài, Dân Tộc Việt Nam bất khuất là dân tộc yêu chuộng tự do, từ ngàn xưa vẫn không ngừng tranh đấu dành tự chủ và qua bao triều đại tiếp nối vẫn bảo tồn nếp sống dân chủ làm căn bản trị quốc an dân.

    Xã hội ta lấy đức trị, tôn hiền làm phương châm, lấy dân an nước thịnh làm cứu cánh. Hoàn cảnh lịch sử thời cận đại làm đảo lộn những gía trị thiêng liêng của dân tộc giữa hai trào lưu tư bản và cộng sản. Do đó trăm triệu dân Việt đang sống trên quê hương mà mất nước, đang làm chủ tài sản nhà cửa ruộng vườn mà khác nào thân phận nô lệ tù đày.

    Trước thảm họa của quốc gia, trước sự phá sản của nền văn minh Việt tộc và trước sự đau khổ không cùng của đồng bào đang quằn quại đói khổ dưới chính sách đàn áp bóc lột thâm độc của tập đoàn cộng sản, đồng bào ta khắp nơi đang vùng lên đạp đổ chế độ phi nhân để dành lại quyền sống, khôi phục nền văn minh nhân bản và xây dựng lại đất nước. Như lời tiên báo qua bài thơ Non Ðoài trích trong Sấm Trạng Trình Giải Thích của tác gỉa Minh Ðiền, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1949, trang 58 câu 402-409 dưới đây:

    IV. Bài Sấm Non Ðoài

    Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
    Có một đoàn xà đánh lộn nhau
    Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng
    Lợn kia làm quái phải sai đầu
    Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
    Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
    Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
    Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu

    1. Cặp Ðề:

    Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
    Có một đoàn xà đánh lộn nhau

    a. Non đoài, theo cách định hướng của người xưa thì đoài là hướng tây. Phía đông là biển và phía tây là núi. Vậy khi chúng ta muốn chỉ vùng đất ở hướng tây thì gọi là núi tây, non đoài.

    Vùng đất phía tây của ông bà ta ngày xưa không chỉ có những nước lân bang mà còn kéo dài tận mãi Châu Âu, Biển Ðại Tây Dương. Do đó người châu Âu thì được gọi là người (Ðại) Tây Dương, ông tây bà đầm.

    b. Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay. Bao lâu nay, vùng đất phía tây yên lặng, vắng vẻ, như chẳng có chuyện gì xảy ra… hỏi thăm về chuyện chống Cộng cũng ít người nhắc đến.

    c. Có một đoàn xà đánh lộn nhau.

    - Xà: xà là rắn, là tỵ - vừa chỉ cho năm Kỷ Tỵ 1989, lại chỉ đặc tính của nhóm người liên hệ trong chế độ cộng sản tam vô. Ðoàn (xà) nói tới nhiều nhóm rắn cùng một loại, cùng một đặc tính, cùng một chế độ, cùng một chủ nghĩa. Ðó là các Ðảng Cộng Sản ở Ðông Âu – non đoài.

    Trong thế kỷ 20, người phương Tây dùng hình ảnh Rắn Ðỏ để chỉ Cộng Sản. Chữ rắn đặt định không chỉ cá tính gian xảo, lươn lẹo, qủy quyệt miệng loa mép giải của cộng sản tam vô, mà vì người phương Tây liên kết sự độc hại của thuyết cộng sản với chuyện tích qủy dữ hiện hình con rắn dụ dỗ Bà thủy tổ Eva ăn trái cấm cho nên loài người ta mất sống mà chịu khổ sở trầm luân (Kinh Thánh).

    Nhìn vào tình hình thế giới, chúng ta nhận thấy hai câu sấm này có nhiều điểm ứng hợp với biến động năm 1989 ở Ðông Âu. Trong bao chục năm các nước cộng sản Ðông Âu, sau bức màn sắt được tuyên truyền là luôn luôn kiên trì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, không một biến động nào. Sau bức màn sắt, đời sống thì hoàn toàn yên tĩnh vắng vẻ, không hề có biểu tình, không hề có đình công, không hề có âm mưu đảo chánh, mọi tin tức đều bị bưng bít. Tình hình chính trị độc đảng rất ổn định – Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay.

    Bỗng nhiên vào năm con rắn, Kỷ Tỵ 1989, toàn thể các nước cộng sản Ðông Âu đột ngột vùng lên đánh lộn nhau. Suốt mấy chục năm của chiến tranh lạnh, mọi người đều lo sợ khối cộng sản Ðông Âu, Minh Ước Warsawa tấn công bất thần vào các nước khối Tự Do. Nhưng không ngờ chính Ðông Âu lại tự gây ra xáo trộn. Qủa thực rằng nhân dân Ðông Âu không thể chịu đựng thêm cuộc sống dưới chế độ cộng sản hà khắc, nên đã vùng lên lật đổ các chính phủ tự xưng là của nhân dân!

    Cách nay hơn 400 năm Cụ Trạng đã tiên báo đầy đủ vừa (1) địa điểm(non đoài), vừa (2) tình hình (bức màn sắt – vắng vẻ bấy nhiêu lâu), vừa (3) đặc tính của vùng (một đoàn), vừa (4) chế độ (cộng sản – xà), vừa (5) thời điểm (năm tỵ), vừa (6) tính chất của biến cố (đánh lộn nhau). Toàn bộ 6 đặc điểm biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu vào năm1989đã được tiên báo ngắn gọn trong cặp đề ở thể thơ thất ngôn bát cú của Cụ. Thật là tài tình và độc đáo!

    2. Cặp Thực:

    Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng
    Lợn kia làm quái phải sai đầu

    a. Vượn. Nếu như cặp đề tiên báo biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu, thì câu này Cụ Trạng lại dùng chữ vượn. Dĩ nhiên chữ vượn (khỉ) là năm Nhâm Thân 1992. Theo thuyết cộng sản vượn là thủy tổ loài người. Nói tới vượn là nhắc tới chủ thuyết cộng sản. Khỉ vượn là ông Tổ của Cộng Sản.

    Trong thực tế, nơi phát xuất chế độ cộng sản thế giới là Liên Sô, khởi đầu với Lenin/ Trotsky. Vì vậy, vượn vừa chỉ cộng sản cố chấp mà cũng vừa chỉ cho Liên Sô.

    b. Leo cành. Biệt tài của vượn là leo cành. Vượn leo cành tức là vượn biểu diễn tài năng tuyệt hảo, cố gắng bộc lộ sở trường của vượn cộng sản. Tức chạy đua trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử, chiến tranh không gian… là những thứ làm cho tốn hao công qũy, làm cho nền kinh tế quốc gia lụn bại, và làm đời sống nhân dân trở thành đói nghèo khổ sở! Việt Cộng cũng thế, không biết bài học An Dân Thịnh Nước là gì!

    c. Sỉ bóng. Cũng là sảy bóng. Cái câu mà ta thường nói “mất mồi sảy bóng” hay “cái nảy sảy cái ung”… nghĩa là mất tất cả, mọi sự vượt khỏi tầm tay, thành ra số không.

    - Lời Sấm ứng nghiệm vào Liên Sô (vượn), quan thày của các nước cộng sản năm 1992 (vượn), khi bọn cộng sản cố chấp (vượn) tạo biến động trong cố gắng phục hồi chế độ cộng sản chuyên chế (leo cành). Nhưng cũng chính vì vậy mà họ đánh mất tất cả. Biến động đã chẳng những làm tan rã Ðế Quốc Cộng Sản Liên Sô, mà còn tiêu hủy mọi ảo tưởng về chủ nghĩa cộng sản, và làm cho CSVN mất mặt nạ!

    d. Lợn kia làm quái phải sai đầu.

    - Lợn. Trong cặp này nếu như câu 3 nói về Chế Ðộ Cộng Sản, thì câu 4 nói nội dung của chế độ này. Câu 3 nói về cộng sản vượn thì câu 4 nói về cộng sản lợn.

    Ðặc tài của vượn là leo cành, thì đặc tài của lợn lại là tham ăn. Chính quyền Cộng Sản là loại chính quyền tham ăn nhất thế giới, chỉ lo tham nhũng, mua quan bán chức và cấp nào ăn được thì ăn, tham ăn như lợn. Tham nhũng thành chính sách, tham nhũng đến nỗi tranh nhau buôn bán đất đai tài sản quốc gia, bán luôn cả lãnh thổ lãnh hải… Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, nhiều phần Ðảo Trường Sa, Ðảo Hoàng Sa cho Trung Quốc và nhiều nơi khác…tham nhũng được xếp hạng cao trên thế giới, ăn bẩn nhất không ai bằng Cộng Sản Lợn.

    - Làm quái. Cụ Trạng chắc chẳng có hận thù gì với chế độ cộng sản, cụ cũng chẳng nợ máu, cũng chẳng có một ngày học tập cải tạo… nhưng khinh miệt đường lối vô thần của chúng đến nỗi Cụ hạ bút phê cho chữ làm quái. Chỉ vì tranh nhau ăn bẩn, tham nhũng hối lộ và hãm hại đồng bào tàn phá quê hương, mà còn tranh nhau trở thành tên đại bịp quốc tế biến Việt Nam thành ổ cung cấp bạch phiến lớn thứ ba trên thế giới! Việt Cộng ăn bẩn như lợn, làm quái làm bậy, và thành tên tội phạm của nhân loại, phải sai đầu, chém đầu!

    - Phải sai đầu. Câu “sái trí thay đầu” thường được dùng để chỉ người làm bậy, làm quái đến nỗi như mất trí, mất nhân tính. Theo văn mạch câu sấm, chữ phải, chứng tỏ bọn Việt Cộng bị bắt buộc chứ không là một biến chuyển bình thường. Do đó, việc sái trí thay đầu này không chỉ là một diễn tiến, mà là một sự bắt buộc phải biến tính, phải thay đổi bản chất… Nếu chúng ta nói về một chế độ thì có nghĩa thay đổi thể chế, còn nếu nói về một chính phủ thì phải đảo chính, có thế thôi!?

    Cũng theo Lời Sấm, vào năm hợi 1995, bọn Việt cộng ít nhất cũng đã phải chịu một cuộc đảo chính hay chúng đã phải thay đổi nền tảng của chế độ. Với câu 1 và 2 ứng nghiệm toàn bộ sáu đặc điểm của Ðông Âu năm 1989, thì câu 3 ứng nghiệm hoàn toàn nơi biến cố 1992 của Liên Sô. Cụ Trạng dành lại câu 4 ứng nghiệm cho đàn lợn Việt Cộng.

    3. Cặp Luận:

    Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
    Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu

    Cụ Trạng đã mắng cộng sản là rắn, là vượn, là lợn, tức đảng người cố chấp, tham ăn, làm quái… thì chuột - đối với Cụ - là hình ảnh của chúng ta, nhóm người nhỏ bé năng động.

    Tổ chức cứu nước của chúng ta khi bắt đầu khai sinh cũng như em bé Phù Ðổng, biết bú sữa mẹ Việt, ăn cơm Việt… tức là phục hồi phục hoạt tư tưởng và truyền thống nếp sống cao đẹp của tổ tiên tiền nhân, của giống nòi… rồi cũng lớn khôn – như tổ chức Phù Ðổng – em bé Phù Ðổng lớn lên như thổi, chỉ vươn vai một cái là đủ lớn mạnh khiến giặc khiếp sợ… Khi giặc mạnh thì Thiên Vương dùng roi sắt mà trị, và khi chúng thua chạy thì Ngài dùng roi tre mà đánh giặc. Ôi! Ðây là bài học nhân thứ dành cho chúng ta trong công cuộc Giúp Dân Cứu Nước!

    Trở lại Lời Sấm chuột cắn tổ, là chuột làm ổ để sinh con. Chuột sinh sôi nảy nở… phát triển, bành trướng khuyếch trương… mọi mặt, cũng như tổ chức phục quốc của 3 triệu người Việt hải ngoại đang làm. Nhưng trong khi cắn tổ, chuột cũng cắn phá đồ đạc trong nhà, cũng cắn nhau chí choé… cũng gây ít nhiều thiệt hại cho gia chủ. Nhưng không sao!

    - Câu 6: Ðang khi ngựa chẳng những là năm Ngọ 2002, mà còn nói về đặc tính của ngựa. Biệt tài của ngựa là chạy nhanh, chạy mau và chạy xa.

    Nhưng ở đây Cụ Trạng lại nói rằng ngựa kia đủng đỉnh. Ngựa đi một cách thong thả, nhàn tản thoái mái, … không hấp tấp, không mắt trước mắt sau, không lo sợ công an khu vực.

    - Tàu là chuồng ngựa, là nhà nơi ngựa ở. Ngựa về tàu có nghĩa là ngựa đang ở xa, ở hải ngoại mà về nhà mình. Trong khi chữ Tàu cũng có nghĩa là Trung Quốc nằm trong câu 8: ngựa tàu. Chúng ta sẽ bàn trong bài Ðất Tổ.

    Theo Lời Sấm, vào năm Ngọ 2002 đã bắt đầu có nhóm người chạy mau chạy xa (khúc ruột ngàn dặm) ung dung về nhà (dầu chỉ để thu hút ngoại tệ). Nhưng ý nghĩa câu Sấm này nhắc nhở chúng ta rằng cuộc di tản của người Việt Nam xa lánh chế độ độc tài, hà khắc man rợ của bọn Rắn Ðỏ khi chúng vào tiếp thu miền Nam năm 1975. Tình cảnh dân chúng lúc đó, mọi sự di chuyển như bị chặt chân, ăn nói thì như bị cắt lưỡi, tai mắt thì bị chọc thủng… lâm cảnh sống mù lòa trong địa ngục trần gian! Thế mà nay, những người tỵ nạn Cộng Sản ấy trở về thăm nhà!

    Có bạn hỏi người viết rằng, đành rằng ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu, nhưng thắc mắc vì phải chi tí tiền cho đám hải quan Tân Sơn Nhất? Ứng theo lời Sấm Cụ Trạng trả lời, Ô hay cái ông này sớm quên rằng Cụ tôi nói về Cộng Sản Lợn đó sao? Lợn thì phải ăn chút đỉnh dollars trước khi cho ông nhập cảnh, thế mới gọi là VC chứ!


    Phạm Văn Bản
    (Còn tiếp)
    Last edited by Phạm Văn Bản; 12-02-2021, 06:47 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X