Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bộ Ba Nền Tảng của Chánh Thuyết Tiên Rồng

Collapse
X

Bộ Ba Nền Tảng của Chánh Thuyết Tiên Rồng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bộ Ba Nền Tảng của Chánh Thuyết Tiên Rồng


    Bộ Ba Nền Tảng
    của Chánh Thuyết Tiên Rồng

    Kính thưa quý vị và các bạn, trước khi chúng ta tiếp tục khai triển “bộ bốn sống thực” và “bộ hai phục hưng,” xin được tổng kết sơ lược “bộ ba nền tảng” của Chánh Thuyết Tiên Rồng – một tuyệt tác chính trị của Tổ Tiên Việt Nam.


    – Tiên Rồng, Chử Đồng, Trầu Cau là bộ ba nền tảng, gọi là nền tảng vì chúng ta có được nhận diện, định nghĩa về con người và cộng đồng xã hội một cách hoàn chỉnh, toàn diện, đúng thực. Đúc kết nét đặc thù và khai thác các truyền tích đó, chúng ta có được một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực – là Sinh Thức Tiên Rồng – với nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cấu trúc tổ chức cộng đồng xã hội Bọc Mẹ Trăm Con.

    1. Tiên Rồng: Chúng ta có nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người – nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp, định nghĩa về con người một cách hoàn chỉnh, toàn diện, đúng thực. Nhận diện xã hội con người là Xã Hội Đồng Bào, xã hội anh em một là trăm, trăm là một, với hai nguyên lý siêu việt của loài người là Bình Đằng Tột Cùng – Thân Thương Tột Cùng.

    Tiên Rồng mang ý niệm và đặc tính của mẹ Tiên cha Rồng, phối hiệp tòan nhất và tương đồng, kết tinh tòan vẹn mọi tương quan sinh họat con người. Biểu tượng Một Bọc Trăm Con xác định đặc tính xã hội con người bẩm sinh, do kinh nghiệm cuộc sống từ gia đình, gia tộc, dân tộc.

    Con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, ngay từ lúc bắt đầu mầm sống đã cần có mẹ cha, cần có sự chăm sóc, bảo bọc của tình thân ruột thịt. Bằng ngược lại, sống đơn độc thì con người không thể phát triển tòan vẹn cuộc sống về mọi phương diện.

    Cũng do kinh nghiệm, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt tòan vẹn, mà cũng là một thành phần của cộng đồng xã hội Bọc Mẹ Trăm Con. Và do kinh nghiệm cuộc sống trong tình thân với cha mẹ, với anh chị em, con người nhận ra mình có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, rồi chia sẻ cuộc sống của nhau, với nhau, cho nhau trong nhau.

    Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình, và cuộc sống cũng không đóng khung trong một tập thể hạn hẹp, mà còn mở rộng ra tới nhiều con người khác. Vì vậy hai truyền tích Chữ Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm trong cuộc sống đông người, cộng đồng xã hội.

    2. Trầu Cau: Chia sẻ với Tiên Rồng, rút tỉa từ Bọc Mẹ Trăm Con ra hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực, chưa hề lìa nhau để áp dụng vào đời sống cộng đồng xã hội bằng Nếp Sống Tiên với nguyên lý Thân Thương Tột Cùng. Trầu Cau đặt nền tảng tương quan giữa người với người: “Thương nhau trọn tình, Sẵn sàng chết vì thương, Dẫu có chết cũng vẫn còn thương.”

    Do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người, đã phát xuất từ việc nhìn nhận nhau là đồng bào, là anh em, Giống nhau như đúc, và thực tâm Quyết chẳng lìa nhau. Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm người xa lạ, đó là hình ảnh chị dâu, khi người anh vừa cưới vợ.

    Cuộc sống bất toàn, biến chuyển và trắc trở khi con người lại nhận ra tình thân thương chỉ tồn tại, khi con người sẵn sàng đánh đổi cuộc sống mình cho những người mà mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau. Dù yêu thương nhau khắng khít, vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn lìa đời.

    Nhưng cũng do kinh nghiệm ấy, lòng thương nhớ không nguôi của con người, lại cảm nhận sự chết chẳng những không chấm dứt, không ngăn cản mà còn giúp con người thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hợp nhau trong yêu thương.

    3. Chử Ðồng: bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” của Nếp Sống Rồng. Tổ Tiên dùng hình ảnh Tiên Rồng trong truyện tích Công Chúa Tiên Dung xinh đẹp, giầu sang, được yêu thương kính trọng và quyền thế cao cả, tột cùng trong xã hội.

    Theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của (vật chất). Nàng là nàng tiên giáng trần đến với chàng rồng Chử Ðồng đói khổ, lang thang kiếm kế sinh nhai bên bờ sông bãi sú.

    Chàng nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố, mà vì hiếu chàng đã cởi để liệm cho cha, lúc người lìa trần, rồi chàng không còn gì cả. Tổ Tiên muốn dạy điều gì?

    Phải chăng muốn sống với nhau, phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất lụa là che phủ hay vây bọc. Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội.

    Nàng từ trời xuống! Chàng từ đất lên! Nàng giầu sang tuyệt thế! Chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Thế vậy mà nên duyên, mà song hiệp, thì xin hỏi xã hội này còn kẽ hở nào để mà ngăn cách hay phân chia giai cấp?

    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng, con người mới được sống hạnh phúc. Tiên Dung – Chử Ðồng đã giúp dân, có cả một chương trình phát triển xã hội, giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất).

    Tới khi cặp tiên rồng này Về Trời thì dân chúng cũng được về theo! Tất cả thành tiên, đẹp như tiên, sướng như tiên, hạnh phúc cực lạc!

    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi của cuộc đời như kinh nghiệm của Tiên Dung – Chử Đồng. Do kinh nghiệm đối xử với nhau, do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho nhau, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.

    Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật làm sai lạc hình ảnh đích thực con người. Chỉ thấy con người.

    Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai.

    Những kinh nghiệm sống đó Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng. Tới đây, chắc chắn nhiều bạn đọc còn hiểu nhiều chi tiết truyện tích hơn cả người viết?

    Thưa bạn, mình còn bao điều muốn nói, nhưng sao mà nói cho hết được. Vì mỗi người dân Việt, là con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – thì tâm hồn Việt, máu huyết Việt đang luân lưu trong con người bạn, là cả một kho tàng Chánh Thuyết Tiên Rồng đang tiềm ẩn trong bạn, xin bạn hãy tự khai thác lấy gia tài Tổ Tiên?

    Sau ba Kinh Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, Quốc Gia.


    Phạm Văn Bản



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X