Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trận Trân Châu Cảng

Collapse
X

Trận Trân Châu Cảng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trận Trân Châu Cảng

    Trận Trân Châu Cảng

    Phạm Văn Bản

    Hôm nay Ông Ngoại dẫn cháu Võ An Thiện đi tham dự Lễ Tưởng Niệm Trận Chiến Trân Châu Cảng (Pear Harbor) là hải cảng trên đảo O’ahu thuộc quần đảo Hawaii, là trung tâm chỉ huy Hạm Đội Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ, và cũng là nơi 353 phi cơ oanh tạc của Đế Quốc Nhật Bản do nhóm phi công Tora Tora cất cánh từ 6 tàu sân bay ném bom và bắn xuống Hải Quân Hoa Kỳ vào sáng Chúa Nhật ngày 7 tháng 12 năm 1941.





    Hai ông cháu chúng tôi xuất trình vé vào thăm và thẻ ID của United State Air Force của tôi với cấp bậc Chuẩn Uý (Warrant Officer) thì người lính Thuỷ Quân Lục Chiến gác cổng đứng nghiêm chào tôi và mời ông cháu đi vào văn phòng bên cổng gác để nhận máy điện đàm movie và loa nghe tai. Sau đó chúng tôi được xếp hàng xuống một chiến tàu nhỏ để đi thăm quan nhiều nơi World War II và dự lễ tưởng niệm USS Arizona Memorial.

    Chúng tôi cũng được người lính Hải Quân Hoa Kỳ lái tàu US Navy Shuttle Boat và giới thiệu về nơi đây từng được vinh dự đã đón nhận 1.8 lượt triệu du khách trên thế giới tới viếng thăm vào năm 2019 trước Covid-19. Khi chúng tôi tới The USS Arizona Memorial thì mở băng tần 119 - 122 trên máy movie mình đang đeo để tưởng niệm về trận oanh kích Trân Châu Cảng khoảng 23 phút.

    Theo Bộ Tổng Tư Lệnh Đế Quốc Nhật Bản thì đòn tấn công quân sự bất ngờ được Không Lực Hải Quân Nhật Bản thực hiện nhắm vào Căn Cứ Hải Quân Hoa Kỳ với mục đích là ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không được can thiệp đến Cuộc Chiến Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm toàn cõi Đông Nam Á và chống lại Anh Quốc, Hà Lan cùng Hoa Kỳ. Trận tấn công Trân Châu Cảng của Quân Phiệt Nhật đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ, gây hư hỏng nặng nề cho 4 chiếc khác, và đánh chìm hoặc phá hoại 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục, 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 phi cơ quân sự Hoa Kỳ, gây cho 2,402 người tử vong và 1,282 người bị thương.

    Ngoài ra các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy, cũng là nơi đặt Bộ Phận Tình Báo Hoa Kỳ bị đánh trúng. Riêng phía Nhật Bản chỉ chịu thiệt hại nhẹ, mất 29 oanh tạc cơ bị Hoa Kỳ bắn hạ, 4 tàu ngầm mini bị đánh chìm với 64 người tử thương, và người sĩ quan chỉ huy Kazuo Sakamaki của một trong những chiếc tàu ngầm, đã bị bắt.

    Sau khi chúng tôi mở băng tần từ 105, 106 state of mind Japan rồi sang phía state of mind America 102, 103, 104 để nghiên cứu đề tài Road To War Museum, học hỏi về những diễn biến và dẫn tới cuộc Chiến Tranh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Riêng tôi đã nhận xét có nhiều khác biệt với cuốn phim Tora Tora mà mình đã thuộc lòng trong thời còn là Sinh Viên Sĩ Quan Phi Công đang học Anh Ngữ ở Lackland AFB, San Antonio, Texas đi xem phim vào mỗi chiều cuối tuần vào năm 1971.

    Cuộc tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii này là một sự kiện lớn trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cuộc chiến đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra, kể cả trước khi phần cuối cùng trong một thông điệp gồm 14 phần được chuyển hoàn tất đến Bộ Ngoại Giao Nhật Bản ở Toà Bạch Ốc.

    Riêng Tòa Đại Sứ Nhật Bản được lệnh chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công Trân Châu Cảng, đặc biệt hành động bất ngờ của Quân Phiệt Nhật Bản. Đây cũng là hai nhân tố khiến cho dân chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 tiến sang ủng hộ việc tham chiến của Chính Phủ Hoa Kỳ.

    Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng. Đang khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản còn đang trong giai đoạn đàm phán hoà bình, thế mà cuộc tấn công bất ngờ này đã bị dư luận thế giới xem là đánh lén (sneak attack) và Tổng Thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 rằng Hoa Kỳsẽ sống mãi trong sự ô nhục!” (A date which will live in infamy).

    Sau đó Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Châu Mỹ La Tinh cũng tuyên chiến với Nhật Bản. Về Phe Trục: Đức Quốc Xã, Ý Đại Lợi, Nhật Bản tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập.”

    Trong ngành Political Science của trường đại học Western Washington University tôi cũng được học rằng, Hoa Kỳ đã trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới trong Thời Đại Kỹ Nghệ (Industrial Age) ngay ngưỡng cửa của thế kỷ 20. Và sự bùng nổ của giới doanh nghiệp tư nhân tại Miền Bắc, và làn sóng di dân của hàng triệu công nhân và nông dân từ Châu Âu tới Hoa Kỳ.

    Hệ thống đường sắt quốc gia được hoàn thành, các nhà máy và các hoạt động khai thác quặng mỏ trên quy mô rộng đã công nghiệp hóa Miền Đông Bắc và Trung Tây. Sư bất mãn của giới trung lưu đối với các vấn đề tham những, sự kém hiệu quả và nền chính trị truyền thống đã kích thích thành một Phong Trào Cấp Tiến từ thập niên 1890 đến thập niên 1920.

    Phong trào cấp tiến này đã gây áp lực đòi cải cách, cho phép phụ nữ đầu phiếu và cấm rượu cồn vào năm 1933. Hoa Kỳ ban đầu trung lập trong Đệ Nhất Thế Chiến, song lại tuyên chiến với Đức Quốc Xã vào năm 1917, và tài trợ cho đồng minh Châu Âu chiến thắng vào năm sau đó.

    Sau thập niên thịnh vương trong năm 1920, sự kiện thị trường chứng khoán Wall Street xụp đổ vào năm 1929 đánh dấu sự khởi đầu của cuộc Đại Khủng Hoảng trên toàn thế giới kéo dài cả thập niên. Cho tới khi đảng viên Dân Chủ Franklin D. Roosevelt đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ và thực hiện được các chương trình cứu tế, tái thiết, cải cách, gọi chung là New Deal, định hình nên chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ hiện đại tới ngày nay.

    Đế Quốc Nhật Bản sau khi tấn công vào Trân Châu Cảng thì Hoa Kỳ phải nhập cuộc vào Đệ Nhị Thế Chiến bên cạnh phe Đồng Minh mục đích đánh bại Đức Quốc Xã tại châu Âu, và Đế Quốc Nhật Bản tại Viễn Đông.

    Tiếp đến Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ. Việc Đức Quốc Xã nhanh chóng tuyên chiến với Hoa Kỳ mà không bị thúc ép bởi bất kỳ cam kết nào với Nhật Bản đã lập tức khiến Hoa Kỳ can dự vào Mặt Trận Châu Âu.

    Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, xử dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến vào những ngày gần cuối tại Nhật Bản. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên “Little Boy” đã được thả xuống Thành Phố Hiroshima, và ba hôm sau quả bom thứ hai “Fat Man” lại phát nổ trên bầu trời Thành Phố Nagasaki.

    Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

    Quan điểm Hoa Kỳ cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại Nhật Bản thì dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức.

    Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế Quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Khối Đồng Minh ký văn kiện mà Quân Phiệt Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính thức kết thúc cuộc Đệ Nhị Thế Chiến.

    Chúng ta vừa nghe qua phần Attack Museum từ băng tần 109 đến 128 là Sadako Sasaki Crane với mục đích kể chuyện nhằm giúp cho những lớp người trẻ ngày nay mong muốn mang lại hoà bình cho thế giới. Tôi nhắc nhở cháu ngoại Võ An Thiện – mà ông nội của cháu là Đại Uý Thuỷ Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh trong trận chiến trước đây, mà ông ngoại tưởng niệm ông nội và các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong buổi Lễ Tưởng Niệm Chiến Tranh hôm nay tại Pearl Harbor được gọi là Pacific Historic Parks.


    Phạm Văn Bản



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X