Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Viết thêm về những nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1963

Collapse
X

Viết thêm về những nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1963

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Viết thêm về những nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1963

    Viết thêm về những nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh 1963

    Khiet Nguyen

    Khi Mỹ quyết định mưu hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì người được Mỹ bàn thảo đầu tiên là Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, vì ông này làm việc cho Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ CIA. Tướng Khiêm khôn ngoan và mưu lược nên đẩy Dương Văn Minh ra làm thủ lãnh, vì Dương Văn Minh có cấp bậc cao hơn.

    Được cho làm thủ lãnh, Dương Văn Minh hớn hở nhận lời, vì còn căm hận Ngô Tổng Thống cho ông ta ngồi chơi xơi nước đã lâu vì mấy tội gian tham và làm nội tuyến cho giặc cộng. Tuy nhiên, Dương Văn Minh là nhân vật không có uy tín mà Mỹ thì cần một người khá hơn để thuyết phục các tướng lãnh khác theo phe đảo chánh. Vậy nên Trần Văn Đôn được triệu dụng. Tướng Đôn giỏi ăn nói, lại có phong thái chững chạc và chưa có tì vết gì. Như vậy, nếu không có tướng Đôn thì chưa chắc đã có nhiều người theo phe đảo chánh như chúng ta đã thấy.

    Sau cuộc đảo chánh, Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim và Trần Văn Đôn muốn Việt Nam Cộng Hoà trung lập như Cao Miên, thể theo ý muốn của Pháp. Vậy nên tướng Khiêm muốn lật đám này, mà Mỹ thì cũng đồng ý. Vậy nên mới có vụ chỉnh lý ngày 30 tháng Giêng 1964 đưa Nguyễn Khánh lên làm quốc trưởng.

    Cánh tay đắc lực của Tướng Khánh là Đại Tá Nguyễn Chánh Thi. Nghe nói đến trung lập là ông này nổi khùng, đòi đem bốn tướng Minh - Xuân - Kim - Đính ra chặt làm ba khúc ném xuống sông Nhà Bè. Tướng Khánh sợ Nguyễn Chánh Thi làm hoảng, đem bốn ông kia đày ra miền Trung.

    Xuân - Kim - Đôn bị đem ra Đà Lạt còn Tôn Thất Đính thì bị đem ra Mang Cá, Huế. Lúc đem bốn ông tướng ra phi cơ, Nguyễn Chánh Thi nói vào mặt Trần Văn Đôn rằng "Cái mặt mày, tướng gì mà tướng".

    Sau đó, Nguyễn Chánh Thi quay sang nói với toán quân nhân Nhảy Dù áp tải bốn ông tướng này rằng "Máy bay đang bay, thằng nào rục rịch, bay đâm chết cho tao."

    Đại Tá Nguyễn Chánh Thi hận và khinh bỉ tướng Đôn như thế là vì nhiều nguyên do.

    Khi Đại Tá Thi lưu vong sang Cao Miên thì bà vợ của ông ở nhà đi theo người khác. Trong khi đó, Trần Văn Đôn lại là một người có thói trăng hoa, lăng nhăng với vợ người khác. Có lần Trần Văn Đôn có ý định tò vè với nữ Đại Uý Hồ Thị Vẽ nhưng bà này cự tuyệt. Trần Văn Đôn bám sát sách nhiễu nên Đại Uý Vẽ phải tìm đường du học để tránh Trần Văn Đôn. Biết được chuyện này, Tướng Đôn hận bà lắm.

    Kế đến, Trần Văn Đôn còn có tính tham, mặc dù gia tộc khá giả. Trần Văn Đôn và Mai Hữu Xuân ghép một số Hoa kiều vào tội kinh tài cho gia đình họ Ngô để tịch thu tài sản. Trong số những người bị hàm oan, có Dominique Hoa Hồng Hoả. Hoả bị Trần Văn Đôn lấy mất một biệt thự ở Đà Lạt. Đến khi Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan lên làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Hoả kêu oan và được Đại Tá Loan cho thụ lý sự việc. Trần Văn Đôn bị truyền lệnh phải trả lại biệt thự cho Hoả nhưng Đôn lấy cớ rằng đã bỏ tiền ra tu sửa nên xin giữ lại và trả nợ cho Hoả dần dần.

    Hoả biết ơn Đại Tá Loan suốt đời. Sau khi Tướng Loan bị thương thì gia đình khó khăn. Hoả và vợ đến thăm và xin giúp đở nhưng Tướng Loan từ chối.

    Vậy nên giới Hoa kiều Chợ Lớn rất nể phục Tướng Loan đồng thời rất khinh bỉ Trần Văn Đôn và đồng bọn. Trước đây, chúng tôi đã viết một bài về Hoa Hồng Hoả và một bài về ông Mã Tuyên. Qua đó, chúng ta thấy đám Minh - Xuân - Đôn là những kẻ như thế nào.

    Điện văn của Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Henry Cabot Lodge, gửi về cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk vào lúc 8 giờ tối ngày 2 tháng 11 năm 1963, và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận được vào lúc 8 giờ 45 sáng (giờ Hoa Thịnh Đốn, do cách biệt về thời gian giữa hai nơi). Trong điện văn này, có đoạn cuối đáng chú ý, tóm tắt như sau:

    Lương, Bộ Trưởng Tài Chánh trong Chính Phủ Diệm, cùng với (Nguyễn Đình) Thuần và cựu Bộ Trưởng Kinh Tế (Trần Chánh) Thành, đã ở buổi chiều Thứ Bảy tại hành dinh của các tướng. Tướng Big Minh nói với ông ta rằng Diệm và Nhu được tìm thấy tại một thánh đường ở Chợ Lớn vào khoảng 8 giờ sáng hôm đó và bị nhốt trong một quân xa. Vì có sự sơ xuất nên có một khẩu súng trong chiếc xe này. Big Minh nói rằng hai ông đã tự sát bằng khẩu súng này.

    Tại sao Dương Văn Minh phải hèn nhát nói dối như vậy?

    Điện văn của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Đốn vào lúc 8 giờ tối ngày 2 tháng 11, 1963. Chúng ta chú ý ở đoạn giữa có nói như sau:

    Chi đội thiết giáp, do Tướng Mai Hữu Xuân đích thân chỉ huy, tìm thấy Diệm và Nhu tại một biệt thự ở Đường Phùng Hưng, Chợ Lớn. Xuân trở lại Bộ Tổng Tham Mưu với thi hài của Diệm và Nhu. Không có gì được biết rõ ràng về nguyên nhân đích thực cái chết của họ.

    Một báo cáo khác của Trạm CIA tại Sài Gòn cho thấy rằng Trung Uý Nguyễn Ngọc Linh, phụ tá đặc biệt của Tướng Nguyễn Khánh, Tư Lệnh Quân Đoàn II, và hiện đang có mặt tại Sài Gòn, nói rằng vào lúc 1 giờ 30 chiềungày 2 tháng Mười Một 1963, ông ta đã tận mắt xem thi hài của Diệm và Nhu tại Bộ Tổng Tham Mưu và không thể nào nhận diện lầm được. Linh nói rằng rõ ràng là Diệm và Nhu bị ám sát, nếu không do chính tay Mai Hữu Xuân thì ít nhất cũng là do lệnh của y.

    Trong những ngày cuối đời, Mai Hữu Xuân sống như con chó điên, hay quì gối quay mặt vào tường vái lạy, miệng lảm nhảm "Cụ tha tội cho con. Cụ tha tội cho con".


    (nguồn: FB Khiet Nguyen)


    (Người Mỹ chú thích sai. Đúng ra, Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ tới thăm
    bốn tướng Kim, Đính, Đôn, Xuân chứ bản thân ông không bị giam giữ)


    BỔ TÚC của người post bài:


    Cách đây khoảng 2 năm, một vị đại niên trưởng trong Không Quân ngày ấy có nhiệm vụ canh giữ bốn tướng Đôn, Đính, Xuân, Kim bị giam giữ ở Đài kiểm báo Sơn Chà (Đà Nẵng), kể lại trong hồi ký của mình (đăng trên đặc san Lý Tưởng, Úc Châu) về việc bốn ông tướng này được chở đi ăn cơm chiều tại một nhà hàng sang trọng, rồi đi tắm biển, và ông Tôn Thất Đính đã đòi “gái” nhưng vị niên trưởng KQ đã khéo léo từ chối!

    Vì danh dự chung của QLVNCH, ngày ấy chúng tôi đã quyết định bỏ chi tiết “gái” này khi đăng bài. Nay tác giả Khiết Nguyễn nhắc lại chuyện xưa, chúng tôi mới dám bật mí.

    Nhân tiện, cũng xin trích đăng một đoạn trong bài viết “
    4 TƯỚNG ĐÀ LẠT” của Lê Tử Hùng để mọi người biết thêm những chi tiết chính xác hơn:


    ...Một phiên họp kín xảy ra ngay tối hôm đó (ngày Chỉnh Lý 30-1-1964) do Tướng Nguyễn Khánh triệu tập các Tướng lãnh để giải quyết vấn đề 4 Tướng nầy.

    Cuối cùng tất cả đều đồng ý với Đại tá Nguyễn Chánh Thi đưa bốn Tướng ra Vùng 1, giam tại Sơn Chà, Đà Nẵng.

    Các Tướng bị giam ở Sơn Chà trọn một ngày rồi phân tán ngay ngày hôm sau. Tướng Trần Văn Đôn và Lê Văn Kim đi Đà-lạt. Tướng Mai Hữu Xuân bị giữ ở Mang Cá (Huế). Tướng Tôn Thất Đính bị giữ tại Pleiku. Mãi đến 6 tháng sau mới tập trung tất cả về Đà Lạt để ra trước Hội Đồng Tướng Lãnh trả lời nhiều câu hỏi hóc búa về tiền tài, thời sự.

    Đời sống bốn Tướng mỗi người một nơi. Họ lâm vào cảnh “hùm sa cơ thất thế”. Tuy bị quản thúc, đời sống bốn Tướng Đà Lạt an nhàn như vua chúa. Người hầu kẻ hạ vẫn đầy đủ. Vợ con thăm viếng thường xuyên. Thỉnh thoảng lại tiếp người tình hoặc gái làng chơi.

    Chỉ có cái buồn thấm nhuần là mất quyền. Nhớ lại những ngày chỉ tay 5 ngón mà nuốt hận. Trong đó lẫn lộn đắng cay của binh nghiệp. Nay mỗi người một ngả. Tướng nầy ở đồng bằng, Tướng kia ở cao nguyên. Tướng nọ ở xứ lạnh. Ngậm ngùi tiếc rẻ. “Hổ nhớ rừng”!

    * * *

    (*) Tác giả Lê Tử Hùng, tên thật ĐỖ VINH, bào huynh của cố Đại úy KQ ĐỖ THỌ, một trong bốn tùy viên của cố TT Ngô Đình Diệm. Hai anh em là cháu của Đại tá (sau lên Thiếu tướng) Đỗ Mậu, một trong những người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1963.

    Sau cuộc đảo chánh, Đại úy Đỗ Thọ trở về Không Quân, ngành vận tải, và hơn ba tháng sau, ngày 14/2/1964, tử nạn trên không phận Quảng Nam trong phi vụ dự trù đón Thủ tướng Nguyễn Khánh tại Đà Nẵng.

    Nhiều người tin rằng chính Đỗ Mậu đã chủ mưu “phá hoại” phi cơ để giết cháu mình, sát nhân diệt khẩu!

    Khi ấy, Đại úy Đỗ Thọ mới 29 tuổi, chưa có vợ con, chỉ để lại cho gia đình cuốn hồi ký “Nhật ký Đỗ Thọ”, mãi tới năm 1970 mới được xuất bản.



    Trong tấm hình trên, Trung úy (sau lên Đại úy) Đỗ Thọ đi phía sau, giữa Tổng thống và Trung tá Lê Như Hùng (mặc quân phục ka-ki vàng), Tham mưu trưởng Biệt bộ Tổng thống phủ.

    Trước đó Trung tá Hùng là Chỉ huy trưởng binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Sau cuộc đảo chánh 1963, ông bị ép buộc giải ngũ, nhưng tới khi cộng sản chiếm miền Nam, ông vẫn bị chúng bắt đi cải tạo 13 năm. Sang Hoa Kỳ theo diện HO được ít lâu, ông qua đời vì kiệt sức. Ông có một người em trai trong Không Quân là Trung tá phi công khu trục Lê Như Hoàn.

    Mép trái hình là Trung tướng Trần Văn Đôn, “linh hồn” của cuộc đảo chánh; Dương Văn Minh chỉ đứng đầu trên danh nghĩa.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 11-02-2023, 04:48 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X