Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cung cách cầm bút của tác giả Phi Long 51

Collapse
This topic is closed.
X
X

Cung cách cầm bút của tác giả Phi Long 51

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cung cách cầm bút của tác giả Phi Long 51

    Cung cách cầm bút của tác giả philong51

    KQ Nguyễn Hữu Thiện


    Bài “Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại” của philong51, tức Đại úy hoa tiêu khu trục Trần Văn Phúc, vừa được tác giả đăng trên Diễn Đàn, thực ra là một bài viết cũ lâu lâu lại được tác giả “hiệu đính” và thay đổi con số trong tựa bài (Phi Vụ Nhớ Đời - 44 Năm Nhìn Lại, Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại...) để đăng vào các dịp tưởng niệm 30 tháng Tư.

    Trong bài "hiệu đính" mới nhất (Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại), ngay ở phần đầu, tác giả đã đề cập tới cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa do Liên Hội Không Quân Úc Châu thực hiện, phát hành năm 2005, và nêu ra một vài chi tiết mâu thuẫn do sơ sót ngoài ý muốn của Ban biên tập trong việc biên soạn, tham khảo tài liệu, hoặc đăng lại bài của các tác giả khác trong quân chủng trong phần Phụ Lục.

    Trong Lời Nói Đầu của cuốn sách, chúng tôi đã cáo lỗi trước về những thiếu sót không thể tránh khỏi, và ước mong sẽ nhận được những góp ý, điều chỉnh, sửa sai trong tinh thần xây dựng. Rất tiếc những gì tác giả philong51 viết ra, đúng sai chưa cần biết nhưng với những lời lẽ gay gắt, nặng nề, hằn học - chẳng hạn câu viết sử da của quyển sách mệnh danh là Quân Sử nầy tùy tiện phóng uế...” – cho phép chúng tôi tin rằng tác giả hoàn toàn không có thiện chí xây dựng.

    Đọc hai chữ “phóng uế”, chúng tôi bỗng nhớ lại hai chữ “bưng bô” mà tác giả philong51 đã tặng cho Trung úy Nguyễn Giang (Khóa 7/68), tác giả một bài viết về cố Trung tá Lê Bá Định - vị "thầy dạy nhảy đầm" cho đám sĩ quan trẻ ở Pleiku mà anh hằng yêu mến, kính phục (bài viết có một số chi tiết thiếu chính xác về thời điểm của các diễn tiến). Thời gian này, Trung úy Nguyễn Giang đang giữ chức vụ Trưởng ban Văn thư Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku, do Đại tá Võ Quế làm Không đoàn trưởng. Chẳng lẽ hễ làm Trưởng ban Văn thư là đương nhiên “bưng bô” cho sếp lớn?!

    Nhưng sỉ nhục, xúc phạm nặng nề nhất phải là hai chữ “tự sướng” mà tác giả gán cho chúng tôi trong lời “bình luận” bên dưới bài viết “Nghe tiếng hát Phùng Văn Chiêu nhớ những ngày cuối cùng của Biên Hòa” của Thiên Ân sau khi bài này được một số trang mạng (ngoài Không Quân) đăng lại.

    Có lẽ tác giả philong51 cho rằng cuộc phá hủy căn cứ không quân Biên Hòa vào chiều 28/4/1975 trước khi di tản về Tân Sơn Nhất là một sự thổi phồng, thậm chí bịa đặt để “tự sướng” của chúng tôi và cố Đại tá Phùng Văn Chiêu, nguyên Không đoàn trưởng Không Đoàn Yểm Cứ Biên Hòa! Cũng may, ít lâu sau khi Thiên Ân viết bài này, cựu Trung tá Nguyễn Phú Chính, nguyên Phi đoàn trưởng Phi Đoàn trực thăng 237 (Chinook) đã viết đoản thiên hồi ký “Biên Hòa không lời từ biệt”, trong đó ông kể chi tiết về việc nhận lệnh Chuẩn tướng Huỳnh Bá Tính đích thân điều động phi cơ di tản anh em binh sĩ, và chỉ rời bỏ CCKQ Biên Hòa lúc 7 giờ tối trên chiếc Chinook cuối cùng. Đồng thời, Trung tá Chính cũng ghi nhận bên BCH/KT&TV/KQ đã cho đốt các cơ sở và kho vật liệu trước tiên.

    Việc sử dụng những từ “phóng uế”, “bưng bô”, “tự sướng” khi viết về những người cùng màu cờ sắc áo quân chủng (chỉ thiếu cái cánh bay), về những vị niên trưởng đã cùng chúng tôi và anh em bên yểm cứ ở lại CCKQ Biên Hòa cho tới giờ phút cuối - một cách chính xác là gần trưa 29/4/1975 trước khi theo Quân Đoàn III chạy về Sài Gòn theo lối xa lộ cũ (trong đó có cố Trung tá Lý Thành Ba, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn Phòng Thủ, cố Trung tá Nguyễn Kim Cương, Chỉ huy trưởng Trung Tâm Quản Trị Vật Liệu...), đã cho thấy thái độ ngạo mạn, cung cách cầm bút hung hăng, sử dụng ngôn từ hạ cấp của tác giả.

    Lẽ dĩ nhiên, cung cách cầm bút không nhất thiết thể hiện tư cách con người, nhưng nếu có độc giả suy diễn một cách đơn giản cung cách cầm bút của tác giả philong51 cũng chính là tư cách con người của cựu Đại úy hoa tiêu khu trục KLVNCH Trần Văn Phúc, chúng tôi cũng không có quyền cấm cản.

    LƯU Ý: Trên đây chỉ là nhận định cá nhân, không phải đề tài tranh luận.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-06-2022, 07:34 AM.

  • #2
    Thưa ông Nguyễn Hữu Thiện QUÂN SỬ là gì ?
    Tôi LÊN ÁN bất cứ ai phổ biến FAKE NEWS trong quyển sách được mệnh danh là QUÂN SỬ truyền lại cho muôn đời sau, là đầu độc mọi người, là tội đồ muôn thuở của dân tộc VN mọi thế hệ ?
    Người biên soạn sử 1 cách tùy tiện nên được gọi là SỬ DA?
    Ông không được gấp lửa bỏ vào tay người về cố Đại Tá Phùng Văn Chiêu và những người khác. Ông đưa link để mọi người thấy.
    Ông nên đọc lời của Nguyễn Giang kết tội cố Tr/Tá Định
    Last edited by philong51; 04-28-2022, 05:04 PM.

    Comment


    • #3
      Link:
      https://hung-viet.org/a5594/nghe-tie...g-cua-bien-hoa

      “Nghe tiếng hát Phùng Văn Chiêu nhớ những ngày cuối cùng của Biên Hòa”
      Ý kiến bạn đọc:
      trần văn Phúc
      07 Tháng Năm 2019 4:21 CH

      Ông Thiên Ân Nguyễn Hữu Thiện viết bài nầy theo đơn đặt hàng từ Đại Tá Chiêu. Tôi nghi ngờ ông Thiên Ân không có mặt ở Biên Hòa chiều ngày 28/4/1975 cũng như CÔNG TRẠNG Đốt Phá Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận KQ Biên Hòa là do tác giả Nguyễn Hữu Thiện TỰ SƯỚNG vì không lý nào toán 10 chuyên viên Vũ Khí và Đạn Dược do Trung Tá Phan Văn Mạnh chỉ huy đặt chất nổ ở bên trong Bộ Chỉ Huy Kỹ Thuật và Tiếp Vận mà tác giả có mặt ở đó nhưng không hề hay biết, chưa nói tới tiếng nổ long trời kèm theo cột khói lửa bốc lên cao hàng trăm thước. Còn nữa cổng số 2 bị đốt lúc 6 giờ 45 phút chiều mà tác giả bước ngang qua đó nhưng lại không biết ? Tại sao tác giả và hàng trăm người còn kẹt lại không theo Tr/Tá Mạnh có 1 phi tuần 2 chiếc A-1 hộ tống để về Tân Sơn Nhứt.


      * * *

      TRÍCH:


      Biên Hòa: Không lời từ biệt
      Nguyễn Phú Chính

      Tôi lái qua West Ramp liên lạc với Chinook của PĐ. Tại đây gia đình KQ và lính bắt đầu tập hợp. Nhìn thấy chiếc trực thăng sơn trắng của Air America bay ngang đầu, tôi nhớ ngay lời TLKQ. Khoảng 5 phút sau, khu của Kỹ Thuật Tiếp Vận bốc khói đen trước nhứt. Nhớ các vụ di tản Miền Trung và khi thấy các kho chứa vật liệu cháy khói đen nghịt trời, ai cũng hoảng hốt. Gia đình và cả binh sĩ cũng lao nhao toán loạn, hàng ngũ rối loạn. Chuyến đầu, 12 chiếc, tôi vô cùng vất vả. Gia đình quân nhân, kể cả binh sĩ chen lấn, xô đẩy nhau lên phi cơ làm nghẽn lối, hỗn loạn. Khi cất cánh có người còn đeo tòn teng, tôi phải gọi pilot đáp xuống lại.

      Những chuyến sau tôi đỡ vất vả. Tôi và Tướng Tính vẫn liên lạc thường xuyên. Tôi dự trù một chiếc chở 100 hay 110, phải mất 9-10 chuyến. Vì gần, bay thấp nên nhanh. Nhưng càng về chiều, các vụ thiêu hủy càng nhiều, những cột khói đen bay kín phi trường làm pilot rất vất vả mới đáp được vào đường di chuyển (taxi way). Đó cũng là một trở ngại lớn. Không ngờ chuyến thứ 5 một chiếc bị bắn ở cầu Hang thủng bình xăng. Tuy không bị thương, nhưng cũng phải đổi lộ trình.

      Đến khoảng 5 giờ chiều, phi trường TSN bị đám phản loạn Nguyễn Thành Trung đánh bom, như tôi biết sau nầy, anh em không biết nên hốt hoảng bay toán loạn mất liên lạc. Không liên lạc được với Chinook, tôi gọi Tướng Tính và cũng không nghe trả lời. Tôi lại mất liên lạc với cả Tướng nữa sao. Trước đây thỉnh thoảng ông nhắc tôi: “Cậu cố gắng lo cho quân nhân và gia đình về Saigon”. Tôi lặng người, đứng nhìn Biên Hòa chập chùng trong khói lửa. Biên Hòa thân yêu, giờ đây trông thê thảm, tang thương, lòng tôi bồi hồi, đau xót. Biên Hòa thân thương của tôi giờ biến thành biển lửa. Xe cộ đủ loại bỏ chồng chất ngổn ngang. Quần áo, giầy dép, đồ đạc, giấy tờ rãi đầy trong bãi đậu West Ramp. Số người còn lại cũng nháo nhác đợi trông. Hơn nữa, chiếc xe pick-up của tôi có lẽ chạy chậm tới lui từ trưa đến giờ nên chạy cà giựt, lại càng lo lắng. Tôi nhớ cách đây một giờ Tr/úy Đàm Quang Khánh, sĩ quan trực PĐ, trước khi lên Chinook về TSN còn nhắc tôi: “Tr/tá về đi, em đã kinh nghiệm ở Đànẳng rồi”. Tôi tự hỏi: không lẽ tôi cũng bỏ chạy sao?


      Trời càng tối, nhìn cảnh phi trường mịt mù khói lửa, ảm đạm, thê lương, sự lo lắng của tôi càng cao. Bất ngờ tướng Tính gọi, tôi mừng như sắp chết đuối vớ được phao, cứ ngỡ ông còn trong Bộ chỉ huy. Nhưng tôi hoàn toàn thất vọng, vì vị trí tướng hiện tại ở Vũng Tàu. Tôi gọi Chinook khàn cả cổ. Mãi tới hơn 7 giờ tối tôi mới liên lạc được một chiếc. Khi phi cơ lên tới BH, trời tối, khói đen che kín bải đáp nên phải đáp gần vòng đai cuối phi đạo phía Tây.
      Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-03-2022, 09:05 AM.

      Comment


      • #4
        Thưa ông Nguyễn Hữu Thiên,
        Xin hỏi ông, bài lên án cung cách cầm bút của Philong51 và lời phản biện có phải là do ông Thiên Ân nhờ ông post giống như cách đây 3 năm cũng tại diễn đàn HQPD nầy ?

        Comment


        • #5
          Bài “Cung cách cầm bút của tác giả philong51” được KQ Nguyễn Hữu Thiện viết và post lên Diễn Đàn vào sáng hôm qua, vài tiếng đồng hồ sau khi bài “Phi Vụ Nhớ Đời - 47 Năm Nhìn Lại” của philong51 xuất hiện trên Diễn Đàn và một số trang mạng.
          Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-06-2022, 07:35 AM.

          Comment


          • #6
            Nói có sách mách có chứng!

            Trong hồi ký “Biên Hòa: Không lời từ biệt”, NT Nguyễn Phú Chính viết:

            ...Tôi lái qua West Ramp liên lạc với Chinook của PĐ. Tại đây gia đình KQ và lính bắt đầu tập hợp. Nhìn thấy chiếc trực thăng sơn trắng của Air America bay ngang đầu, tôi nhớ ngay lời TLKQ. Khoảng 5 phút sau, khu của Kỹ Thuật Tiếp Vận bốc khói đen trước nhứt. Nhớ các vụ di tản Miền Trung và khi thấy các kho chứa vật liệu cháy khói đen nghịt trời, ai cũng hoảng hốt. Gia đình và cả binh sĩ cũng lao nhao toán loạn, hàng ngũ rối loạn. Chuyến đầu, 12 chiếc, tôi vô cùng vất vả. Gia đình quân nhân, kể cả binh sĩ chen lấn, xô đẩy nhau lên phi cơ làm nghẽn lối, hỗn loạn. Khi cất cánh có người còn đeo tòn teng, tôi phải gọi pilot đáp xuống lại. (ngưng trích)



            Tác giả Thiên Ân được lệnh Chuẩn tướng Từ Văn Bê, Chỉ huy trưởng BCH/KT&TV Không Quân, châm lửa đốt building Bộ Chỉ Huy nằm ở khu Đông (East Ramp) vào khoảng 3 giờ chiều. Ngay sau đó, Trung tá Nguyễn Kim Cương, Chỉ huy trưởng Trung Tâm Quản Trị Vật Liệu nằm kế cận, cho đốt Phòng Điện Toán (dàn máy UNIVAC), tiếp theo là các cơ sở ở khu Đông thuộc Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo (Liên Đoàn Động Lực, Liên Đoàn Vũ Khí & Điện Tử...) được vị sĩ quan (hoặc hạ sĩ quan) cao cấp nhất có mặt tại đơn vị cho đốt, rồi tới khu Tây (West Ramp), nơi có các cơ sở của Liên Đoàn Bảo Trì Phi Cơ, Liên Đoàn Chế Tạo & Sửa Chữa Phụ Tùng...).
            Các trực thăng Chinook di tản lúc ban đầu đáp trước Hangar B ở khu Tây (mũi tên vàng trong hình). Hiện diện tại đây, phía BCH/KT&TV/KQ ngoài Trung tá Nguyễn Kim Cương còn có Thiếu tá Nhữ Văn Phúc, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn Vũ Khí & Điện Tử, Thiếu tá La Văn Được, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn Bảo Trì Phi Cơ...
            Khoảng 4 giờ (hoặc 4 rưỡi) chiều, bỗng phía SĐ3KQ cho nổ kho bom (theo kế hoạch sẽ cho nổ sau chót), khói lửa mịt mù, Chinook phải đáp ngoài taxi-way (mũi tên đỏ).
            Sau cùng, toán EOD (Explosive Ordnance Disposal: tháo gỡ, phá hủy chất nổ, bom đạn) của Trung tá Phan Văn Mạnh mới cho nổ Trung Tâm Tiếp Liệu Chuyển Vận thuộc BCH/KT&TV/KQ (mũi tên xanh), là khu nhà kho chứa vật liệu, phụ tùng phi cơ.
            (Chú thích của KQ Nguyễn Hữu Thiện)
            Last edited by Nguyen Huu Thien; 05-05-2022, 10:40 AM.

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X