Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiên học lễ, hậu học văn - câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

Collapse
X

Tiên học lễ, hậu học văn - câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiên học lễ, hậu học văn - câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

    GS TSKH Trần Ngọc Thêm

    Tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21-11, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP HCM) đã gây chú ý khi nêu quan điểm: "Xã hội muốn phát triển thì điều quan trọng là cần phải có con người sáng tạo, mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động".

    GS Trần Ngọc Thêm đề xuất: "Cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như "con ngoan trò giỏi" (ngoan theo nghĩa ‘dễ bảo, vâng lời’, giỏi theo nghĩa ‘thuộc bài’). Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo".

    GS Trần Ngọc Thêm cũng nhấn mạnh: "Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".

    Quan điểm trên của GS Trần Ngọc Thêm đã dẫn đến nhiều phản ứng trái chiều.



    "Tiên học lễ, hậu học văn" - câu khẩu hiệu có cần phải bỏ?

    Văn Công Hùng
    (nguồn: Dân Việt)

    Lễ chính là cái níu con người ở lại phía trong sáng, nó khiến con người nhận biết phải trái, biết xử lý tình huống một cách vừa nhân nghĩa vừa nhân văn, cao thượng, hợp lý hợp tình.

    Đang có những cuộc tranh cãi, đến nặng lời, trên báo và nhất là mạng, về đề xuất của giáo sư tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, bỏ câu "Tiên học Lễ hậu học Văn" trong trường học.

    Thực ra thì, các khẩu hiệu nói chung, và trong trường học nói riêng, vẫn thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn. Nếu ai theo dõi thì thấy nước ta đã qua khá nhiều khẩu hiệu, có "Tất cả vì học sinh thân yêu", có "Thi đua dạy tốt học tốt" và giờ thì đang là "Tiên học lễ hậu học văn" vân vân...

    Để có được câu "Tiên học lễ hậu học văn" ấy cũng không phải dễ dàng gì, hồi đầu cũng có khá nhiều ý kiến. Tất nhiên sự ủng hộ là đa số nên nó đã hiện diện lâu nay. Nên giờ, với đề xuất thay đổi (hoặc bỏ nó) ông Trần Ngọc Thêm tạo nên một "dư chấn" xã hội là điều không tránh khỏi. Theo như giáo sư Thêm giải thích: "Tôi không nói là bỏ dạy Lễ, bỏ học Lễ theo cách hiểu là phẩm chất đạo đức; mà chỉ là bỏ quan niệm và cách nói "Tiên học lễ, hậu học văn" theo cách hiểu là phục tùng một chiều.".

    Nhưng sau đấy ông lại giải thích: "Học Lễ là để biết được vị trí của mình trong hệ thống thứ bậc, tôn ti. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử dạy con trai Bá Ngư: "Không học Lễ thì không biết chỗ đứng ở đời, không lập thân được". Lễ tạo nên khuôn phép để ràng buộc con người. Như vậy, "Tiên học lễ" đòi hỏi người dưới tôn trọng người trên trong quan hệ một chiều. Trong khi đó, sự sáng tạo và phản biện chỉ tồn tại được trong mối quan hệ hai chiều: Người dưới và người trên phải tôn trọng lẫn nhau thì mới có thể trao đổi một cách dân chủ, bình đẳng được".

    Hình như ông hiểu Lễ và Văn nó hơi hạn hẹp.


    Tiên học lễ, hậu học văn - câu khẩu hiệu được tôn vinh ở nhiều trường học. Ảnh minh hoạ.


    Dẫu có thể là nó du nhập, nhưng nó hợp với truyền thống văn hóa Việt. Ấy là truyền thống kính trên nhường dưới, truyền thống yêu thương nhịn nhường, là con cái kính trọng bố mẹ ông bà, là đạo đức con người mà chúng ta phải tu dưỡng hàng ngày, nhất là ở lứa tuổi học trò, là toàn bộ hành vi ứng xử của con người với con người và với tự nhiên vân vân.

    Vậy thì lễ làm sao mà bỏ được. Nó chính là cách học làm người, là cách rèn luyện thường xuyên để con người tử tế nhất, trong sáng nhất, nhân văn nhất.

    Còn sau đấy là văn, tức là kiến thức, là học vấn, là tri thức. Thì bao giờ chả thế. Điều này thì đương nhiên, bỏ hay không cũng phải thế.

    Truyền thống dân tộc ta lại còn từng đồng hóa nhiều quan niệm, nhiều hành vi du nhập từ nước ngoài thành của mình. Rất nhiều yếu tố văn hóa Hán đã bị Việt hóa, đã trở thành thuần Việt đấy thôi.

    Vừa có hội nghị văn hóa toàn quốc khá lớn, để bàn việc "triển khai thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng", đủ thấy vấn đề văn hóa của nước ta đã cần thiết phải nhìn nhận một cách trung thực và sâu sắc như thế nào?

    Giáo dục là thành tố quan trọng của văn hóa. Lễ là một trong những yếu tố cấu thành văn hóa người Việt, đã có hàng ngàn năm chứ chả phải mới du nhập. Nó thể hiện ở lời ăn tiếng nói, ở ứng xử hàng ngày, ở tình cảm hàng xóm láng giềng, anh em bè bạn... dẫu có thể có lúc này lúc kia, nơi này nơi kia nó chỏi với đời sống văn minh đô thị, nhưng chính nó là nền tảng để xã hội ổn định khi mà pháp luật nước ta chưa với hết tới tất cả mọi mặt đời sống, và đặc biệt ở lĩnh vực văn hóa, nó cần sự thấu hiểu sẻ chia bằng kinh nghiệm, cảm xúc, bằng những thứ khó mà đong đếm lạnh lùng khi định danh chân thiện mỹ.

    Lễ chính là cái níu con người ở lại phía trong sáng, nó khiến con người nhận biết phải trái, biết xử lý tình huống một cách vừa nhân nghĩa vừa nhân văn, cao thượng, hợp lý hợp tình.

    Tất nhiên giáo dục nước ta cũng còn nhiều điều cần thay đổi. Giáo dục là trang bị kiến thức cho con người. Nhưng kiến thức thì như sông như bể biết bao giờ cho đủ. Cứ từ người lớn, cả những người thành đạt, họ dùng hết bao nhiêu kiến thức được dạy, dùng bao nhiêu kiến thức tự trang bị thì biết. Từ đấy rút ra, cần dạy cái gì, cần học cái gì? Và ai cần gì học nấy. Như chúng ta hiện nay dạy kiểu để cho ai cũng thành nhà văn, thành nhà toán học, thành kỹ sư bác sĩ...

    Nhưng, có những cái ai cũng phải học: Tình yêu, sự tôn trọng nhau, sự trung thực, tính phản biện, thấy sai phải nói chứ không ngậm miệng ăn tiền... Đơn giản hơn nữa: bỏ rác đúng chỗ, không nhổ bậy, đi đúng làn đường, nhường nhịn nhau, là người lành không ngồi vào chỗ người khuyết tật, không bỏ túi cái gì không phải của mình...

    Bên cạnh đấy, bỏ tất cả các loại thi đua vô bổ, hình thức lòe loẹt, tính từ sáo rỗng...

    Thực ra thì, ý kiến của giáo sư Thêm cũng mới chỉ là đề xuất của ông trong một hội thảo khoa học, đúng sai thì cần bình tĩnh trao đổi lại, và đấy mới đúng là khoa học và mới có khoa học. Cũng có một thực tế nữa là, chúng ta có nhiều khẩu hiệu quá, nhiều khẩu hiệu đã cũ và lỗi thời nhưng vẫn dùng.

    Riêng câu "Tiên học lễ hậu học văn" theo tôi, hiện giờ vẫn đúng, và sẽ còn đúng lâu nữa chừng nào chúng ta còn cần những con người toàn diện, có đức và có tài. Tất nhiên chữ lễ hiểu rộng ra chứ không chỉ có nghĩa là lễ phép, nghe lời, lễ nghĩa mang ơn và ban ơn, tiêu cực hơn còn hiểu là lễ... hội, là cúng bái...


    * * *

    FB Tran Manh Hao:


    VUA ĂN CẮP, VUA DỐI TRÁ TRẦN NGỌC THÊM TUNG HỎA MÙ, NÉM QUẢ BOM THỐI VÀO DƯ LUẬN XÃ HỘI : “BỎ KHẨU HIỆU TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN RA KHỎI NỀN GIÁO DỤC” CỐT ĐÁNH LẠC HƯỚNG DƯ LUẬN, NHẰM BẢO VỆ CHO CUỐN SÁCH ĂN CẮP CỦA MÌNH : “ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM” VẪN ĐƯỢC DẠY Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SUỐT 25 NĂM NAY.

    Năm 1996, nghĩa là 25 năm trước, trên tờ báo “Văn Nghệ”, chúng tôi đã cho in hai kỳ bài báo vạch mặt GSTS Trần Ngọc Thêm đã ăn cắp toàn bộ kiến thức, ăn cắp các bài viết trong hàng chục cuốn sách của linh mục giáo sư, nhà triết học, nhà văn hóa học thông kim bác cổ Kim Định rồi xào nấu biến thành cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của mình.

    Đáng tiếc, cuốn sách ăn cắp này của Trần Ngọc Thêm được bộ GD &ĐT ( bộ vô giáo dục) ca ngợi lên mây, ra lệnh dạy trong tất cả các trường cao đẳng và đại học. Bài viết bóc trần sự ăn cắp gian dối lừa đảo của Trần Ngọc Thêm của chúng tôi như một quả bom nổ trong dư luận, mà bộ giáo dục vì mù, vì điếc nên giả vờ không biết. Bộ vô giáo dục này chính ra phải xử lý, tước học hàm phong bì giáo sư, tước học vị phong bì tiến sĩ của ông Trần Ngọc Thêm ngay, cấm phát hành và cấm dùng cuốn sách ăn cắp “Cơ sở văn hóa VN” của Trần Ngọc Thêm để dạy trong tất cả các trường đại học và cao đẳng.

    Dùng một cuốn sách ăn cắp của người khác để dạy môn văn hóa học suốt 25 năm, thử hỏi bộ GD &ĐT có văn hóa không, có giáo dục không ? Thưa không!

    Khi bộ GD&ĐT trở thành bộ vô giáo dục, bộ vô văn hóa, tôn vinh cuốn sách ăn cắp rồi dùng sự ăn cắp vĩ đại này để dạy cho sinh viên cả nước suốt 30 năm thì nước Việt ơi, chế độ ơi, các người ở đâu mà để bộ giáo dục tôn vinh ca ngợi sự ăn cắp như vậy ? Giống như bộ giáo dục bắt học sinh cả nước xếp hàng hô : ăn cắp là đạo đức, ăn cắp là văn minh, ăn cắp muôn năm vậy!

    Thảo nào xã hội hôm nay hầu như 90% quan chức đều ăn cắp, đều tham ô, tham nhũng là do học những cuốn sách ăn cắp ví như cuốn “cơ sở văn hóa VN” của Trần Ngọc Thêm.

    Than ôi, một xã hội, một đất nước đồng nghĩa ăn cắp với giáo dục, ăn cắp với đạo đức, ăn cắp với văn hóa thì xã hội ơi, đất nước ơi, ta chào mi, vì mi đã bị băng hoại đến tận cùng.

    Vừa rồi, vua ăn cắp Trần Ngọc Thêm còn được bộ GD & ĐT giao cho nhiều tỉ làm chủ đề tài chống dối trá, chống ăn cắp trong ngành giáo dục thì Thêm ơi, bộ ơi, các người là đỉnh cao của trí trá, của hài hước vậy.

    Vài tuần trước, vua ăn cắp Trần Ngọc Thêm, đã tung hỏa mù, tung quả bom thối vào dư luận xã hội bằng cách phát biểu trong một hội thảo về giáo dục rằng hãy bỏ ngay khẩu hiệu : “ TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”, bỏ khái niệm “TRỒNG NGƯỜI” ra khỏi nền giáo dục thì đất nước mới tiến lên được. Lập tức, toàn bộ giới truyền thông lề phải và lề giữa, lề trái đều cuốn vào cơn lốc đểu do vua ăn cắp Trần Ngọc Thêm tạo ra. 80 % số bài trên các phương tiện truyền thông chửi Trần Ngọc Thêm, 10% số bài bênh lão vua ăn cắp, 10 % số bài cho rằng ý kiến của ông Thêm có cái đúng cái sai.

    Rồi người ta lôi Khổng tử ra chửi, rằng tại vua Nho giáo này bày ra chữ “Lễ” nên con người mới bị tha hóa. Họ còn lôi cả Quản Trọng kẻ đã sinh ra khái niệm “trồng người” ra mạt sát hết cỡ, rằng người có phải là cái cây đâu mà trồng với trọt ! Thậm chí họ còn mang câu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” tương truyền của Quản Trọng, nhưng ở Việt Nam hiện nay được gán cho Bác Hồ, ra mạt sát, thế mới lạ.

    Họ, cả phe chửi và phe ủng hộ vua ăn cắp Trần Ngọc Thêm đều chửi Khổng tử và chữ “LỄ” của ông này trong hệ thống giáo dục rất nhân bản của Nho giáo : “NHÂN NGHĨA LỄ TRÍ TÍN”.

    Suốt 10 thế kỷ dựng nước và giữ nước nhà độc lập, Khổng tử được ông cha ta thờ ở Văn Miếu quốc tử giám. Các làng có văn hóa trong cả nước đều có Văn Miếu thờ thánh Khổng tử, thờ văn hóa “NHÂN NGHĨA LỄ TRÍ TÍN”. Khổng tử có một số cái sai lớn như coi thường phụ nữ, đưa xã hội về thời Văn vương, dạy người Hoa Hạ phải bình thiên hạ. Nhưng ông cha chúng ta từ Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý Trần, hậu Lê, Nguyễn vẫn dùng cái hay cái tốt của đạo Khổng để theo, để tạo ra văn hóa nhân bản Việt Nam.

    Thử hỏi, nếu ông cha ta không dạy con cháu “Tiên học lễ, hậu học văn” thì lịch sử VN liệu có ca dao tục ngữ, thơ văn Lý Trần, liệu có Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân tông, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương hay không?

    Nếu ông cha ta khi phát biểu trước đám đông vẫn để tay nhét túi quần như bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi thầy dạy mình đến khom lưng xin bắt tay mình vì mình là bộ trưởng như bộ trưởng vô giáo dục Phùng Xuân Nhạ, thì Nhạ vẫn ngồi ăn, thò tay ra sau để thầy mình bắt, thì Nhạ ơi, cha ông ơi, Việt Nam vô văn hóa mất rồi, làm sao có những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đây ?

    Vậy thì Thêm ơi, bộ giáo dục ơi, dư luận ơi, “Tiên học Lễ, hậu học Văn” của cha ông truyền lại, có gì sai đâu mà các ông đòi bỏ?

    Vì vô lễ, nên bộ trưởng Nhạ khi nói chuyện với đám đông, một tay vẫn nhét túi quần trông rất nhố nhăng đáng ghét. Vì vô lễ nên bộ trưởng Nhạ có thầy dạy học mình đến chào mình, xin bắt tay, mình không thèm đứng lên chào lại, vẫn ngồi ăn tiệc, còn thò tay ra sau cho thầy bắt mà không thèm ngó mặt thầy.

    Vì vô lễ, vô nhân, vô lại, vô phép mà Trần Ngọc Thêm mới tạo ra cuốn sách ăn cắp làm nhục cho nền giáo dục, làm nhục cho đất nước.

    Một con người không được giáo dục lễ phép, lễ độ, lễ nghi, lễ nghĩa từ bé như Trần Ngọc Thêm, như Phùng Xuân Nhạ… mới thành những kẻ mất dạy trong ứng xử xã hội như rứa.


    Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ

    Các bộ trưởng giáo dục từ Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ vì vô giáo dục từ bé, không được học chữ LỄ nên mới đồng ý với các GSTS dỏm, GSTS phong bì vô lễ, vô phép, vô văn hóa như Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc Thống đã bỏ hẳn môn văn ra khỏi nền giáo dục Việt Nam hơn 10 năm nay.

    Bỏ môn văn ra khỏi nền giáo dục Việt Nam, thì than ôi, chúng ta đang có một nền giáo dục vô lễ, vô pháp, phản nhân văn, báo hiệu cơ hội mất nước sắp tới rồi.

    Sài Gòn ngày 3-12-2021
    T.M.H.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 12-04-2021, 10:12 PM.

  • #2
    Sau tháng 4, 1975, bọn khỉ từ trong rừng trong hang, chúng chui ra thành phố, tự nhiên được đảng và nhà nước "ăn cướp" đưa lên những chức vụ cao, chúng nó như "chó nhảy bàn độc", tha hồ chấm mút, cướp đất, chặt cây phá rừng, vơ vét tiền bạc tài sản của dân... Vốn dỉ vô học, đầu óc đặc sệt toàn bùn thì làm sao mấy thằng bộ trưởng giáo dục từ Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ,... đến Trần Đình Sử, Nguyễn Minh Thuyết, Bùi Mạnh Hùng, Đỗ Ngọc Thống... không mất dạy, không vô lễ, vô phép, vô văn hóa... được? Khi nào chúng nó có tư cách, biết lể nghĩa thì mới là chuyện lạ!
    Last edited by KiwiTeTua; 12-07-2021, 11:48 AM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X