Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đại Tướng Trần Thiện Khiêm

Collapse
X

Đại Tướng Trần Thiện Khiêm

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đại Tướng Trần Thiện Khiêm

    Đại Tướng Trần Thiện Khiêm
    (1925 - 2021)



    FB Khiet Nguyen
    25/6/2021

    Khoảng đầu năm 1959, có một phái đoàn quân sự Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm hiểu về một chương trình của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà nhằm tiễu trừ quân khủng bố Việt Cộng tại các vùng nông thôn. Họ muốn biết xem họ có thể gửi cố vấn sang giúp chúng ta được những mặt nào trong chương trình này. Nhân đó, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ có tổ chức một buổi tiếp tân khoản đãi phái đoàn này và một số nhân vật cao cấp của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Giữa buổi tiếp tân, một vị sĩ quan cao cấp của phái đoàn nói trên chỉ vào Thiếu Tướng Trần Văn Đôn mà nói với Trung Tướng Samuel Williams, Cố Vấn Trưởng Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, rằng ông không ngờ trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự của Việt Nam Cộng Hoà lại có một tướng lãnh đẹp và lịch lãm như thế. Trung Tướng Williams gật đầu rồi nói thêm rằng dưới miền Tây có một vị đại tá còn đẹp và cầm quân giỏi hơn Tướng Đôn này. Vị mà Trung Tướng Williams nói đến đó là Đại Tá Trần Thiện Khiêm, lúc bấy giờ đang giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.

    Có một số người tin rằng chính vì Trung Tướng Williams đã nói về Đại Tá Trần Thiện Khiêm như thế nên Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ CIA sau đó đã tìm mọi cách chiêu mộ Đại Tá Khiêm. Họ nói như vậy cũng hợp lý nhưng sự thật thì như chúng ta đã biết, CIA có một hệ thống radar tìm người để tuyển mộ chứ không cần đến một tướng lãnh "giới thiệu" như trên.

    Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều người trong chúng ta oán trách việc Tướng Khiêm làm việc cho CIA, và sau đó đã nghe lời người Mỹ mà đứng ra móc nối đảo chánh, lật đổ Chính Phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hậu quả là cuối cùng chúng ta mất nước. Chúng tôi mời các bạn cùng xem lại hai sự việc này.

    Thứ nhất, làm việc cho CIA vào cuối thập niên 1950 khác hẳn với làm việc cho CIA vào cuối thập niên 1960. Lý do là từ 1953 cho đến 1964, CIA nói chung không có chủ trương phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hoà và cũng không có ý xấu đối với Chính Phủ Ngô Đình Diệm. Chúng ta cần nhớ rằng gia đình ông Ngô Đình Nhu có một người bạn rất tốt cho đến giờ chót là Paul Harwood, một nhân viên của CIA rất có thẩm quyền. Cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng có một nhân viên CIA làm cố vấn riêng. Đó là Nicholas Natsios, một người rất tốt. Mãi cho đến cuối tháng Mười 1963, tức là sắp đến ngày khởi mưu đảo chánh, Giám Đốc CIA John McCone vẫn còn chống lại việc đảo chánh. Chỉ tiếc rằng có mấy tay nhân viên của CIA tại Sài Gòn, chẳng hạn như Lucien Conein, là theo mấy tên phù thuỷ bên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà làm đảo chánh.

    Thứ hai, Tướng Khiêm nhận lời đứng ra móc nối các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà làm đảo chánh. Cá nhân chúng tôi cho rằng đây là một quyết định tai hại, nhưng không phải là Tướng Khiêm có ý xấu vào lúc đó.

    Vào thời gian 1961, 1962, số người bất mãn Đức Giám Mục Ngô Đình Thục và thái độ chủ quan của Bà Trần Lệ Xuân không phải là ít. Vì thế nên khi được biết rằng Mỹ làm áp lực để Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện một ít cải tổ chính trị thì hầu hết mọi người đều tin rằng tình hình sẽ khá hơn. Riêng cá nhân Tướng Khiêm cũng như một vài người khác, đã không ngờ đến hai điều. Thứ nhất là lòng dạ của người Mỹ, và thứ hai là lòng lang dạ thú của một số trong những chiến hữu của ông.

    Về phía người Mỹ, Tướng Khiêm một mực tin vào những gì mà họ đã cam kết. Đó là đảo chánh nhằm mục đích loại trừ Ông Bà Ngô Đình Nhu khỏi chính trường. Tướng Khiêm không ngờ rằng gần đến ngày khởi mưu đảo chánh, Mỹ thay thế Đại Sứ Frederick Nolting bằng tên phù thuỷ Henry Cabot Lodge. Chính tên này đã cung cấp những tin tức sai lạc về tình hình tại Việt Nam để rồi hai đồng đảng của y là Averell Harriman và Michael Forrestal đã lung lạc Tổng Thống Kennedy chấp thuận đảo chánh.

    Thứ hai là Tướng Khiêm đã không ngờ rằng trong các chiến hữu của ông lại có những kẻ phản bội và hung tàn như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Ngọc Lễ. Sau khi sự việc đã rồi, một nhân viên cao cấp của CIA đã than thở với Tướng Khiêm rằng phía CIA không ngờ rằng đám Minh - Xuân - Lễ dám cãi lời họ mà ám hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.

    Dẫu sao thì sau khi đã nhận ra lòng dạ của đám đảo chánh, Tướng Khiêm đã thuyết phục phía Hoa Kỳ để cho ông làm chỉnh lý. Trong một bài viết cách nay vài năm, chúng tôi đã viết rằng nếu không có cuộc chỉnh lý đó, chúng ta mất nước vào ngày 30 tháng Tư 1964, chứ không phải vào ngày 30 tháng Tư 1975.

    Sau vụ chỉnh lý, Tướng Khiêm không nắm lấy quyền hành mà đẩy Tướng Nguyễn Khánh ra thay thế. Qua vụ này, người Mỹ thấy rằng Tướng Khiêm ít nói mà dám làm những gì họ không ngờ. Tướng Khiêm biết được điều đó. Vì thế nên tuy rằng ông nói với chiến hữu thân cận rằng ông làm việc cho CIA, ra lãnh đạo đất nước thì người ta cười cho cả chính thể, nhưng trong thâm tâm, ông ý thức được rằng người Mỹ tin rằng khó điều khiển được ông nên họ sẽ sớm khai trừ ông. Vậy nên ông để mặc cho Tướng Khánh lộng quyền mà không nói gì, cũng không tham gia vào các vụ tranh giành quyền lực sau khi Tướng Khánh bị loại, chấp nhận làm đại sứ, ra ngoại quốc lánh mặt.

    Đối với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu thì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm là một đàn anh, nhưng trên thực tế thì hai người là đồng chí. Ngay sau khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long vào tối ngày 1 tháng Mười Một 1963, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy lực lượng bao vây đã chỉ báo riêng cho Tướng Khiêm biết. Tướng Khiêm không hề cho đám Minh - Xuân - Đôn - Đính biết điều này. Đến khi mấy tướng đảo chánh họp hành "mừng cách mạng thành công" thì Tướng Khiêm và Đại Tá Thiệu không mấy hoan hỉ, và đã có lần bỏ phòng họp ra về.

    Vào tháng Tám 1972, giữa lúc tình hình chiến sự còn đang sôi bỏng thì người Mỹ áp lực Việt Nam Cộng Hoà cách chức Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng Trưởng Quốc Phòng. Người Mỹ không làm áp lực một cách công khai nên họ không đưa ra lý do, nhưng trong chúng ta ai cũng hiểu rằng vì Quĩ Tiết Kiệm Quân Đội của chúng ta đang giúp Việt Nam Cộng Hoà bớt lệ thuộc vào quân viện của Hoa Kỳ và có thể tự sản xuất quân dụng. Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm kiêm luôn chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng kể từ đó cho đến gần cuối tháng Tư 1975.

    Cá nhân chúng tôi là một quân nhân nên chỉ biết đến Bộ Tổng Tham Mưu, không biết lên tới Bộ Quốc Phòng nên không rõ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm việc ra sao trong chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Riêng trong chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ thì chúng tôi có được biết chút ít.

    Vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, tình hình rất xấu. Trước hết, trận Chương Nghĩa ở Kontum, rồi trận Thường Đức ở Quảng Nam, rồi trận Phước Long. Nhiều khi đã gần nửa đêm, chúng tôi được Liên Đoàn 66 Khai Thác Truyền Tin Diên Địa gọi lên nhận bưu điệp TỐI MẬT và HOẢ TỐC từ Phủ Thủ Tướng gửi ra. Anh em chúng tôi biết rằng vào giờ giấc đó, Thủ Tướng Chính Phủ, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm vẫn còn đang làm việc.

    Bây giờ, được tin Ông mất, chúng tôi, thuộc cấp của Ông khi xưa, cúi đầu đọc Kinh Vực Sâu cầu cho Ông mau về với Chúa. Chúng tôi nhớ lại những ngày xa xưa, Ông đi cùng Tổng Thống, luôn lùi lại phía sau Tổng Thống ít nhất một thước. Ông rất ít nói, càng ít khi cười. Mặt ông hơi ngẩng lên một chút, mắt nhìn xuống.

    Hình đính kèm thứ nhất chụp ngày 15 tháng Mười 1969. Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và Thủ Tướng Chính Phủ cùng các tướng lãnh ra Huế tham dự lễ an táng tập thể các nạn nhân bị giặc cộng tàn sát trong biến cố Tết Mậu Thân tại Cố Đô.

    Hình thứ hai chụp ngày 8 tháng Tám 1970 tại phi trường Haneda, Đông Kinh. Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và phu nhân công du Nhật Bản, được Thủ Tướng Eisaku Sato và phu nhân ra nghênh đón.





    Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-27-2021, 02:42 AM.

  • #2
    Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post
    Đại Tướng Trần Thiện Khiêm
    (1925 - 2021)



    FB Khiet Nguyen
    25/6/2021

    Khoảng đầu năm 1959, có một phái đoàn quân sự Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm hiểu về một chương trình của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà nhằm tiễu trừ quân khủng bố Việt Cộng tại các vùng nông thôn. Họ muốn biết xem họ có thể gửi cố vấn sang giúp chúng ta được những mặt nào trong chương trình này. Nhân đó, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ có tổ chức một buổi tiếp tân khoản đãi phái đoàn này và một số nhân vật cao cấp của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà. Giữa buổi tiếp tân, một vị sĩ quan cao cấp của phái đoàn nói trên chỉ vào Thiếu Tướng Trần Văn Đôn mà nói với Trung Tướng Samuel Williams, Cố Vấn Trưởng Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, rằng ông không ngờ trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự của Việt Nam Cộng Hoà lại có một tướng lãnh đẹp và lịch lãm như thế. Trung Tướng Williams gật đầu rồi nói thêm rằng dưới miền Tây có một vị đại tá còn đẹp và cầm quân giỏi hơn Tướng Đôn này. Vị mà Trung Tướng Williams nói đến đó là Đại Tá Trần Thiện Khiêm, lúc bấy giờ đang giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.

    Có một số người tin rằng chính vì Trung Tướng Williams đã nói về Đại Tá Trần Thiện Khiêm như thế nên Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ CIA sau đó đã tìm mọi cách chiêu mộ Đại Tá Khiêm. Họ nói như vậy cũng hợp lý nhưng sự thật thì như chúng ta đã biết, CIA có một hệ thống radar tìm người để tuyển mộ chứ không cần đến một tướng lãnh "giới thiệu" như trên.

    Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều người trong chúng ta oán trách việc Tướng Khiêm làm việc cho CIA, và sau đó đã nghe lời người Mỹ mà đứng ra móc nối đảo chánh, lật đổ Chính Phủ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và hậu quả là cuối cùng chúng ta mất nước. Chúng tôi mời các bạn cùng xem lại hai sự việc này.

    Thứ nhất, làm việc cho CIA vào cuối thập niên 1950 khác hẳn với làm việc cho CIA vào cuối thập niên 1960. Lý do là từ 1953 cho đến 1964, CIA nói chung không có chủ trương phản bội đồng minh Việt Nam Cộng Hoà và cũng không có ý xấu đối với Chính Phủ Ngô Đình Diệm. Chúng ta cần nhớ rằng gia đình ông Ngô Đình Nhu có một người bạn rất tốt cho đến giờ chót là Paul Harwood, một nhân viên của CIA rất có thẩm quyền. Cá nhân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng có một nhân viên CIA làm cố vấn riêng. Đó là Nicholas Natsios, một người rất tốt. Mãi cho đến cuối tháng Mười 1963, tức là sắp đến ngày khởi mưu đảo chánh, Giám Đốc CIA John McCone vẫn còn chống lại việc đảo chánh. Chỉ tiếc rằng có mấy tay nhân viên của CIA tại Sài Gòn, chẳng hạn như Lucien Conein, là theo mấy tên phù thuỷ bên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà làm đảo chánh.

    Thứ hai, Tướng Khiêm nhận lời đứng ra móc nối các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà làm đảo chánh. Cá nhân chúng tôi cho rằng đây là một quyết định tai hại, nhưng không phải là Tướng Khiêm có ý xấu vào lúc đó.

    Vào thời gian 1961, 1962, số người bất mãn Đức Giám Mục Ngô Đình Thục và thái độ chủ quan của Bà Trần Lệ Xuân không phải là ít. Vì thế nên khi được biết rằng Mỹ làm áp lực để Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện một ít cải tổ chính trị thì hầu hết mọi người đều tin rằng tình hình sẽ khá hơn. Riêng cá nhân Tướng Khiêm cũng như một vài người khác, đã không ngờ đến hai điều. Thứ nhất là lòng dạ của người Mỹ, và thứ hai là lòng lang dạ thú của một số trong những chiến hữu của ông.

    Về phía người Mỹ, Tướng Khiêm một mực tin vào những gì mà họ đã cam kết. Đó là đảo chánh nhằm mục đích loại trừ Ông Bà Ngô Đình Nhu khỏi chính trường. Tướng Khiêm không ngờ rằng gần đến ngày khởi mưu đảo chánh, Mỹ thay thế Đại Sứ Frederick Nolting bằng tên phù thuỷ Henry Cabot Lodge. Chính tên này đã cung cấp những tin tức sai lạc về tình hình tại Việt Nam để rồi hai đồng đảng của y là Averell Harriman và Michael Forrestal đã lung lạc Tổng Thống Kennedy chấp thuận đảo chánh.

    Thứ hai là Tướng Khiêm đã không ngờ rằng trong các chiến hữu của ông lại có những kẻ phản bội và hung tàn như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Ngọc Lễ. Sau khi sự việc đã rồi, một nhân viên cao cấp của CIA đã than thở với Tướng Khiêm rằng phía CIA không ngờ rằng đám Minh - Xuân - Lễ dám cãi lời họ mà ám hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu.

    Dẫu sao thì sau khi đã nhận ra lòng dạ của đám đảo chánh, Tướng Khiêm đã thuyết phục phía Hoa Kỳ để cho ông làm chỉnh lý. Trong một bài viết cách nay vài năm, chúng tôi đã viết rằng nếu không có cuộc chỉnh lý đó, chúng ta mất nước vào ngày 30 tháng Tư 1964, chứ không phải vào ngày 30 tháng Tư 1975.

    Sau vụ chỉnh lý, Tướng Khiêm không nắm lấy quyền hành mà đẩy Tướng Nguyễn Khánh ra thay thế. Qua vụ này, người Mỹ thấy rằng Tướng Khiêm ít nói mà dám làm những gì họ không ngờ. Tướng Khiêm biết được điều đó. Vì thế nên tuy rằng ông nói với chiến hữu thân cận rằng ông làm việc cho CIA, ra lãnh đạo đất nước thì người ta cười cho cả chính thể, nhưng trong thâm tâm, ông ý thức được rằng người Mỹ tin rằng khó điều khiển được ông nên họ sẽ sớm khai trừ ông. Vậy nên ông để mặc cho Tướng Khánh lộng quyền mà không nói gì, cũng không tham gia vào các vụ tranh giành quyền lực sau khi Tướng Khánh bị loại, chấp nhận làm đại sứ, ra ngoại quốc lánh mặt.

    Đối với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu thì Đại Tướng Trần Thiện Khiêm là một đàn anh, nhưng trên thực tế thì hai người là đồng chí. Ngay sau khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long vào tối ngày 1 tháng Mười Một 1963, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu chỉ huy lực lượng bao vây đã chỉ báo riêng cho Tướng Khiêm biết. Tướng Khiêm không hề cho đám Minh - Xuân - Đôn - Đính biết điều này. Đến khi mấy tướng đảo chánh họp hành "mừng cách mạng thành công" thì Tướng Khiêm và Đại Tá Thiệu không mấy hoan hỉ, và đã có lần bỏ phòng họp ra về.

    Vào tháng Tám 1972, giữa lúc tình hình chiến sự còn đang sôi bỏng thì người Mỹ áp lực Việt Nam Cộng Hoà cách chức Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng Trưởng Quốc Phòng. Người Mỹ không làm áp lực một cách công khai nên họ không đưa ra lý do, nhưng trong chúng ta ai cũng hiểu rằng vì Quĩ Tiết Kiệm Quân Đội của chúng ta đang giúp Việt Nam Cộng Hoà bớt lệ thuộc vào quân viện của Hoa Kỳ và có thể tự sản xuất quân dụng. Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm kiêm luôn chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng kể từ đó cho đến gần cuối tháng Tư 1975.

    Cá nhân chúng tôi là một quân nhân nên chỉ biết đến Bộ Tổng Tham Mưu, không biết lên tới Bộ Quốc Phòng nên không rõ Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm việc ra sao trong chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Riêng trong chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ thì chúng tôi có được biết chút ít.

    Vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà, tình hình rất xấu. Trước hết, trận Chương Nghĩa ở Kontum, rồi trận Thường Đức ở Quảng Nam, rồi trận Phước Long. Nhiều khi đã gần nửa đêm, chúng tôi được Liên Đoàn 66 Khai Thác Truyền Tin Diên Địa gọi lên nhận bưu điệp TỐI MẬT và HOẢ TỐC từ Phủ Thủ Tướng gửi ra. Anh em chúng tôi biết rằng vào giờ giấc đó, Thủ Tướng Chính Phủ, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm vẫn còn đang làm việc.

    Bây giờ, được tin Ông mất, chúng tôi, thuộc cấp của Ông khi xưa, cúi đầu đọc Kinh Vực Sâu cầu cho Ông mau về với Chúa. Chúng tôi nhớ lại những ngày xa xưa, Ông đi cùng Tổng Thống, luôn lùi lại phía sau Tổng Thống ít nhất một thước. Ông rất ít nói, càng ít khi cười. Mặt ông hơi ngẩng lên một chút, mắt nhìn xuống.

    Hình đính kèm thứ nhất chụp ngày 15 tháng Mười 1969. Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà và Thủ Tướng Chính Phủ cùng các tướng lãnh ra Huế tham dự lễ an táng tập thể các nạn nhân bị giặc cộng tàn sát trong biến cố Tết Mậu Thân tại Cố Đô.

    Hình thứ hai chụp ngày 8 tháng Tám 1970 tại phi trường Haneda, Đông Kinh. Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và phu nhân công du Nhật Bản, được Thủ Tướng Eisaku Sato và phu nhân ra nghênh đón.




    Tư Lệnh Sư Đoàn 7 lúc đó là Đại Tá Huỳnh Văn Cao, còn Đại Tá Trần Thiện Khiêm là Tư Lệnh Sư Đoàn 21.
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-27-2021, 04:08 PM.

    Comment


    • #3
      Thành thật cám ơn bạn hiền BachMa. Tôi đã double-check và điều chỉnh lại như bạn viết, đồng thời c/c cho tác giả biết. Thân chúc mọi sự an lành.
      NHT
      Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-27-2021, 02:55 AM.

      Comment


      • #4
        Từ California năm 2013 là lần cuối Ông Trần Thiện Khiêm về thăm Virginia & Washington D.C.






        Từ trái: BM, Mẹ và Ba BM, Ông Khiêm (September 22, 2013)

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X