Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Aircraft Structures: Cấu trúc Ly Tâm Dự Ứng Lực.

Collapse
X

Aircraft Structures: Cấu trúc Ly Tâm Dự Ứng Lực.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Aircraft Structures: Cấu trúc Ly Tâm Dự Ứng Lực.

    Báo Tiền Phong của Việt Nam đưa tin:
    21/09/2020 19:28

    TPO - Ngày 21/9, theo nguồn tin của PV Tiền Phong, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa chỉ đạo đơn vị trực thuộc tạm dừng sử dụng cột điện ly tâm dự ứng lực tại những vùng có bão như TT-Huế để nghiên cứu, đánh giá lại; sau khi có hơn 400 cột điện tại tỉnh này đồng loạt gãy đổ do bão số 5 - cơn bão có sức gió dưới cấp 10... (hết trích)


    Lần đầu tiên trong đời tui mới nghe nói tới Cột Điện có cấu trúc... Ly Tâm Dự Ứng Lực. Nhìn cái cột điện bị gãy đổ dưới sức gió cấp 10 của cơn bão số 5 vừa thổi qua Huế, tui lại thấy thương cho cái đuôi của chiếc trực thăng UH-1 nằm dưới sức gió có công suất 1400 mã lực của cánh quạt main rotor mà vẫn không gãy đổ, và nó vẫn cứ đeo bám vào tâm trí tôi từ năm 75 cho tới giờ.

    Không biết sức gió của cái cánh quạt đó cấp mấy mà nó thổi ào ào, làm cho chiếc trực thăng với 14 người lính với quân trang súng đạn đầy đủ bay cái vèo lên trời, mà cái đuôi vẫn không gãy đổ. Đó là chưa kể theo định luật thứ 3 của Newton: "Mọi lực phát sinh đều có phản lực tương ứng". Nếu cái cánh quạt nó quay từ phải sang trái ngược chiều kim đồng hồ, thì cái buồng lái fuselage sẽ bị phản lực làm cho quay ngược lại theo chiều kim đồng hồ. Lực quay càng mạnh thì phản lực càng nhanh. Muốn giữ cho cái buồng lái ổn định luôn nhìn thẳng về phía trước thì cái cánh quạt đuôi tail rotor phải tạo nên một sức kéo ngược lại gọi là... anti-torque. Thế mà cái đuôi vẫn không sụm.

    Ôn lại bài học bay từ In-tặc-net thì nó nói cái đuôi tail boom của chiếc trực thăng có cấu trúc Semi-monocoque. Tui không biết cái cấu trúc đó là tiếng Ả-rập hay tiếng Da Đỏ vì cuốn từ diển Anh Việt của Lê Bá Kông tui mang qua Mỹ để học lái trực thăng không hề nhắc tới. Nhưng đó là những cái vòng hợp kim nhôm nhỏ dần từ Đế (Bulkhead) tới đuôi gọi là Khung Formers. Có 4 cái ống bằng hợp kim Titan xâu mấy cái Formers lại từ Bulkhead tới đuôi gọi là Stringers. Những cái ống Stringers này xỏ xiên qua Bulkhead bằng 4 con ốc và bắt vít vào cái khung phòng fuselage ở đàng trước. Rồi người ta lấy những miếng hợp kim nhôm mõng và cứng gọi là Skins tán rivet vào những cái Formers, tạo thành một cái ống hình tháp dài gọi là... cái duôi tail boom.

    Cái đuôi này bám vào khung phòng của chiếc trực thăng bằng 4 con ốc vít làm bằng Titan nên rất bền. Nó bám chắc vào khung phòng dù sức gió của cánh quạt mạnh đến nỗi nó thổi chiếc tàu bay nặng 3 tấn bay vù vù lên trời thì cái đuôi vẫn không gãy đổ. Titan là một thứ kim loại cứng như thép, nhẹ như nhôm và chịu nhiệt rất cao. Nếu người Việt Nam ta mỗi khi giận nhau thường phang vào mặt nhau những tiếng cục cằn thô lỗ như Đỗ Mười, Đan Mạch... nhưng người Mỹ thì không vậy. Những khi gặp chuyện bực mình người Mỹ chỉ dịu dàng phang vào mặt nhau 2 tiếng... Dentist. Tại sao lại là dentist? Có lẽ là vì mấy cái răng giả làm bằng Titan mà mấy ông nha sĩ trồng vào miệng con người ta có giá cắt cổ. The average cost of a single tooth dental implant procedure is $3,000-$4,500 in the US.

    Nếu mấy chàng thợ máy trực thăng mờ mắt trước đồng tiền mà 'luộc' mấy cái stringers bằng Titan đắt tiền đó dem đi bán cho mấy ông dentists làm răng giả, thì cái cấu trúc Semi-Monocoque của cái đuôi chiếc trực thăng bị 'luộc' sẽ trở thành cấu trúc... Ly Tâm Dự Ứng Lực. Dưới độ bền mong manh của cấu trúc LY TÂM DỰ ỨNG LỰC, chiếc trực thăng đang bay mà gặp gió cấp 10 thì cái đuôi của nó sẽ sụm xuống, và mấy tên giặc lái đang cố chiếm chiến công ngang trời khi không trở thành... liệt sĩ.

    Và người ta sẽ không tin Cty Điện Lực Việt Nam sẽ cho ngưng dùng Cột điện có cấu trúc Ly tâm Dự ứng Lực đó để thay bằng Cột điện có cấu trúc Semi-monocoque cho nó chắc ăn hơn. Việt Nam hiện đang giữ gần 200 trực thăng UH-1 chiến lợi phẩm không có phụ tùng thay thế. Đề nghị Điện Lực Việt Nam hãy tận dụng những chiếc trực thăng này để làm cột điện có cấu trúc Semi-monocoque cho nó bền. Cách làm thật đơn giản: Dựng ngược chiếc trực thăng cho nó chổng cái đuôi lên trời, xong trộn bê tông đắp trùm lên cái đuôi. Thế là thành phố Huế mộng mơ của Việt Nam sẽ có những cái cột điện có cấu trúc Semi-monocoque không bao giờ gãy đổ mỗi khi Ông Lụy Bà Lụy.

  • #2
    Tui gọi cho thằng bạn làm cầu cống cho city . Tui hỏi nó cột, đèn cột điện có cái nào có tên liên quan đến "ly tâm" khong , thì nó trả lời rằng tên thì không nhưng phuơng pháp chế tạo thì có; với tên là " centrifugal casting method " . Còn cái chữ " dự ứng lực " chắc là " ma dê inh vi xi ", dịch từ chữ pre-stressed.

    Bạn tui giải thích rằng sở dĩ có chữ ly tâm là vì bê tông không đuợc để tự nhiên như các bác thợ hồ mà phải quay đều để giữ "uniform" nếu không thì duới ảnh huởng của trọng lực thi` đá và nuớc sẽ lắng xuống đáy .. (hah .. thì ra tại sao các xe chở bê tong chạy trên đuờng có cái thùng quay tròn) . Khi đúc trụ nguời ta đổ bê tông vào cái khuôn quay mòng mòng, bê tông sẽ bám vào thành khuôn và như thế sẽ nén rất chặt và mau khô ( cùng nguyên tắc với máy giặt quần áo) . Sau khi đúc xong thì nguoi ta đem cái trụ bỏ vào lò hấp hơi nuớc (steaming) cho bê tông cứng lại rồi sau đó đem phơi khô khoảng 1 tháng .. Nếu làm đúng theo phuơng pháp thì trụ bê tong này chịu đuợc 3600psi .mặc dù bên trong tầm phọng (hollow). Vì thân tròn nên gió thổi chiều nào thì lực cản cũng bằng nhau và vì rổng ruột nên triêt tiêu chấn động ngang khi dây điện lung lay . Cái thứ này Mỹ nó đem qua Viêt Nam lâu lắm rồi ..

    Ah bây giờ tui mới nhớ ra mấy cái trụ tròn vo (có hai hàng que sắt để thợ leo lên) kéo điện cao thế truớc cữa truờng đại học bách khoa Phú Thọ vẫn còn nằm chình ình đó mấy chục năm rồi !!!!!!

    Vi xi là thế, thế mới là vi xi

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X