Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Lưu Bút của một cựu Y Tá Phi Hành KQ/QLVNCH

Collapse
X

Lưu Bút của một cựu Y Tá Phi Hành KQ/QLVNCH

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Lưu Bút của một cựu Y Tá Phi Hành KQ/QLVNCH

    HỒNG ĐIỂU 60 HUỲNH PHƯƠNG ĐÔNG
    -Tốt Nghiệp Khóa 1/67 “Y Tá Phi Hành” KQ/QL/VNCH
    -Cựu Y Tá Phi Hành Phi Đoàn 217 Thần Điểu SĐ4KQ
    -Cựu Y Tá Phi Hành Biệt Đội Trực Thăng Tản Thương 57th Dust Off & 82nd Medevac US Army (Binh Thuy Navy Airfield)
    -Cựu Y Tá Phi Hành Phi Đội Tản Thương 259H & I Hồng Điểu
    -Cựu SVSQ Phi Hành Liên Khoá 72, 73 & 74
    -Cựu SVSQ Khoá 46 Hoa Tiêu Quan Sát (TTHL/KQ Nha Trang)



    Y Tá Phi Hành
    KQ Huỳnh Phương Đông

    Trong Không Quân VNCH có rất nhiều ngành nghề, nhưng chỉ có hai nghề nổi nhất về căn bản, nó liên quan trực tiếp đến phi cơ, đó là nghề lái máy bay (phi công) và nghề sửa máy bay (cơ khí viên).

    Sở dĩ nói như vậy là vì các loại máy bay ban đầu rất đơn giản và ít công dụng. Dần dần về sau khi công nghệ khoa học phát triển và nhu cầu đòi hỏi, phi cơ được chế tạo có nhiều chức năng, khiển cho phi hành đoàn tăng lên và số người phục vụ dưới đất cho một chuyến bay an toàn cũng nhiều hơn.

    Chúng ta phải biết rằng, để có một chuyến bay lả lướt, hào hùng và đầy khí phách “Lướt trên ngàn mây gió” thì phải có nhiều ê kíp đủ các ngành, nghề, nào là: điện, vô tuyến, thủy điều, hệ thống xăng, khung phòng, cánh quạt, động cơ, cơ khí tổng quát, vũ khí, y tế...v.v...

    Chuẩn bị trong nhiều giờ như vậy, là luôn coi sinh mạng của phi hành đoàn là quan trọng trên hết. Máy bay có thể rơi, nhưng con người thì phải sống để phục vụ tổ quốc.
    Xe hơi thì có thể dừng lại khi trục trặc, nhưng máy bay không thể ngưng bay trên không, để sửa chữa, nên phải bảo đảm an toàn tuyệt đối (mượn ý trong hồi ký của Mai Tuấn, chuyên viên cơ khí Không Đoàn 43 Kỹ Thuật).

    Một trong số các ngành nghề nói trên, phải kể đến “Y Tá Phi Hành”, chỉ số 90.150PH - 90.170PH. Một cái nghề cũng đầy gian truân, sinh tử như bất cứ một nhân viên phi hành nào khác, để bay đi phục vụ lý tưởng “Quên mình cứu người” – DUST OFF (Dedicated Unhesitating Service To Our Fighting Forces).
    Người viết bài này đã từng bị bắn rớt đến 2 lần năm 1972 nhưng may mắn nhờ Trời thương, Phật độ, nên đã thoát nạn, và đã được tưởng thưởng một Chiến Thương Bội Tinh,


    KQ/VNCH, ban đầu khi tiếp nhận một phần đơn vị của Không Lực Pháp để thành lập Không Quân VNCH thì chưa có ngành Y Tá Phi Hành. Lúc đó chỉ có các bệnh xá Không Quân chuyên lo về sức khỏe cho các quân nhân KQ.

    Khoảng năm 1965-1966. Không Quân Mỹ thiết lập các căn cứ để yểm trợ hành quân cho QLVNCH, thì ngành Quân Y Phi Hành mới dần dần phát triển theo cấp số của quân đội Hoa Kỳ.

    Đầu tiên, là các Bác Sĩ Không Quân VNCH và một số ít chuyên viên y tá được đi tu nghiệp chuyên khoa Quân Y Phi Hành tại Houston – Texas.
    Khối Quân Y thuộc BTL Không Quân -TSN được giao nhiệm vụ thành lập Trung Tâm Giám Định Y Khoa KQ/TSN để đảm nhiệm việc kiểm tra sức khỏe khi nhập ngũ của các nhân viên Phi Hành và Không Phi Hành.

    Sau khi được tuyển chọn, trung tâm YK còn phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, mỗi 6 tháng một lần cho nhân viên Phi Hành, luôn cả bên Hàng Không Dân Sự VN Airlines nữa.
    Song song vào đó, năm 1966 thì khóa Y Tá Phi Hành đầu tiên được Khối Quân Y BTL/KQ (Y Sĩ Tr/Tá Nghiêm Xuân Húc), Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Giám Định Y Khoa TSN (Y Sĩ Th/Tá Đỗ Xuân Giụ), Y Sĩ Trưởng Bệnh Xá Không Đoàn 33 (Y Sĩ Th/Tá Đỗ Như) phối hợp đào tạo. Số học viên HSQ Y Tá được tuyển dụng từ các bệnh xá của các đơn vị Không Quân. Khóa này cũng không nhiều, nhưng để làm nòng cốt cho các Không Đoàn.
    Vì thế, vào đầu năm 1967, Khối Huấn Luyện và Khối Quân Y BTL/KQ có đề nghị mở thêm khóa 1/67 HSQ Y Tá Phi Hành và đã được Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận, bởi Sự Vụ Văn Thư 1762 ngày 01 tháng 4, 1967 và phiếu trình số 0579 ngày 9 tháng 3, 1968.

    Cuối cùng là quyết định tốt nghiệp khóa 1/67 HSQ hiện dịch Y Tá Phi Hành (quyết định số 3017) do Th/Tướng Trần Thanh Phong - Tham Mưu Trưởng Liên Quân ký ngày 19 tháng 3, 1968 tại KBC 4002.

    Số học viên của khóa 1/67 chỉ có 18 người. Thủ Khoa là Nguyễn Đình Xanh (sau này bay khu trục cơ thuộc phi đoàn Thái Dương 530 ). Tôi tốt nghiệp Á Khoa,

    Khóa tôi học, được vinh dự, là hầu hết cá Y Sĩ tài năng và kỳ cựu của ngành Quân Y Phi Hành Không Quân hướng dẫn và huấn nghệ. Trong số đó có các Y Sĩ: Đỗ Quang Trường, Phạm Gia Lữ, Trần Bá Cơ, Bùi Xuân Mẫn và Nguyễn Thế Cường.

    Tuy nhiên, do sự tuyển chọn này rất khắt khe và được đào tạo có bài bản, nên số lượng nhân viên YTPH chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu hành quân trên chiến trường, nên sau năm 1971, BTL/KQ được phép của BTTM/QL/VNCH tuyển chọn ồ ạt các Y Tá cơ hữu đang phục vụ trong các Quân Y Viện Bộ Binh, đưa về KQ đào tạo khẩn cấp, bổ xung cho các Phi Đội Tải Thương vừa được thành lập khi lực lượng Hoa Kỳ bàn giao cho KQ/VNCH.
    Với nhiệm vụ tải thương và cứu thương, các phi vụ Dust Off này, đặc biệt là Phi Đội 259H nơi tôi phục vụ (trước khi đi học khóa SVSQ 1973) đã ngày đêm đơn độc, cấp tốc bay đến khắp các chiến trường còn đang sôi động với mùi thuốc súng trong QK4, vùng 4CT bốc thương binh về các QYV để cứu chữa.

    Theo luật quốc tế, trực thăng tải thương không được trang bị vũ khí, chỉ gắn 4 dấu hiệu Hồng Thập Tự (Red Cross Logo 2 bên cửa, 1 trước mũi và 1 dưới bụng).
    Chúng tôi đã miệt mài di tản các thương bệnh binh từ chiến trường và các thường dân, hay tù binh bị thương tích về các bệnh viện, Quân Y Viện để cấp cứu, điều trị.


    Các HSQ Y Tá Phi Hành, ngoài phần chuyên môn về Quân Y, họ còn được học một khóa Y Khoa Hàng Không căn bản, thực tập phương cách sắp xếp và cấp cứu thương binh trên phi cơ cũng như an toàn Phi Hành. Phải học qua các khoá mưu sinh thoát hiểm, an toàn kỹ thuật của máy bay, kể cả phương cách giúp người Cơ Khí Viên Phi Hành (Crew Chief) kiểm tra phi cơ trước, sau và trong khi thi hành phi vụ (tiền phi, xuyên phi và hậu phi).
    Đặc biệt, họ còn được thực tập trong phòng cao độ tại Trung Tâm Giám Định Y Khoa Không Quân về cách vận động phản xạ của nhân viên Phi Hành khi bay lên các độ cao khác nhau.
    Nên nhớ không phải nhân viên Phi Hành nào cũng được vào phòng cao độ. Chính vì chỉ số hiếm như vậy, nên khi cấp bậc đã đụng trần (Thượng Sĩ I), nếu có bằng Tú Tài II, sẽ được ưu tiên gửi đi học khoá Sĩ Quan Trợ Y và sau đó chính thức trở thành Sĩ Quan Quân Y.

    Từ năm 1970 trở về trước, các Phi Đoàn Trực Thăng chỉ có một hoặc hai Y Tá Phi Hành trực để đi bay các phi vụ cấp cứu Rescue của Không Quân. Nhưng từ năm 1971 trở về sau, thời điểm mà quân đội Hoa Kỳ chuẩn bị rút khỏi VN, chuyển giao các Phi Đoàn Trực Thăng cho Không Quân VNCH, thì BTL/KQ đã thành lập (**) Các Phi Đội Trực Thăng chuyên ngành Tản Thương như: 257 & 259, bố̉ xung cho 6 Sư Đoàn Không Quân trên khắp 4 vùng chiến thuật.

    SĐ1, SĐ2 và SĐ6KQ có các Phi Đội "Nhân Ái" từ: 257A > 257I
    SĐ3, SĐ4 và S5K có các Phi Đội từ 259A đến 259I.
    Riêng SĐ4KQ có 2 Phi Đội "Hồng Điểu" 259H/KĐ64CT & 259I/KĐ84CT

    Nhưng trước khi chuẩn bị thành lập các phi đội trực thăng tải thương, thì một số Phi Công, Cơ Phi và Y Tá Phi Hành đã được gửi sang các Biệt đội trực thăng tản thương của Hoa Kỳ làm nòng cốt, bay xuyên huấn tải thương ngày cũng như đêm.

    Riêng Sư Đoàn 4 Không Quân đã gửi sang bay xuyên huấn với 2 Phi Đội Dust Off lừng danh của Bộ Binh Hoa Kỳ là: Phi Đội 57th Dust Off và Phi Đội 82nd Medevac trong phi trường Hải Quân Bình Thủy (Binh Thuy Navy Airfield).
    Trong đó Phi Đội 259H & I do 2 Th/Tá: Phạm Thành Quới (Hồng Điểu 16) & Nguyễn Trọng Thanh chỉ huy, với dàn Phi Công dày dạn kinh nghiệm bay đêm như: HĐ 06, HĐ 08, HĐ09, HĐ10, HĐ17, HĐ18, HĐ19, HĐ21, HĐ23, HĐ25, HĐ26, HĐ32, HĐ33, HĐ44...v.v...và nhiều Hoa Tiêu khác nữa...

    Sư Đoàn 4 Không Quân có hai Phi Đội Tải Thương là 259H và 259I với lực lượng Y Tá Phi Hành khoảng từ 10-15 nhân viên cho mỗi Phi Đội.
    Mỗi Phi Hành Đoàn Tải Thương gồm có 4 nhân viên phi hành: 1 Trưởng Phi Cơ, 1 Hoa Tiêu Phó, 1 Cơ Phi và 1 Y Tá Phi Hành.

    Nhiệm vụ của Y Tá Phi Hành trong một phi vụ tải thương là:
    · Chuẩn bị đầy đủ băng ca, các dụng cụ y tế như: túi cứu thương, thuốc men cần thiết để có thể chăm sóc, băng bó, cấp cứu cho các thương binh bốc từ chiến trường.
    · Báo cáo tình trạng thương tích của thương binh để Trưởng Phi Cơ báo về Dust Off Control và quyết định sẽ chuyển thương binh đến các Quân Y Viện thích hợp.
    · Cuối cùng, sau khi hoàn tất phi vụ, thì Y Tá Phi Hành phải ghi mẫu báo cáo tải thương để nộp cho Phi Đội.

    Trên các Phi Cơ Tải Thương của Quân Đội Hoa Kỳ, họ được trang bị đầy đủ các y cụ như một chiếc xe cứu thương (Ambulance) nên người Y Tá Phi Hành sẽ có nhiều cơ hội áp dụng và thực hiện những điều đã học để cấp cứu thương bệnh binh một cách hiệu quả và nhanh chóng.

    Sau này, do cắt giảm quân viện, khi Hoa Kỳ rút về nước. Cũng như các Quân Binh Chủng khác, sự thiếu thốn về trang thiết bị y tế càng ngày càng trầm trọng thêm, khiến cho Y Tá Phi Hành như người tháp tùng trên máy bay để vận chuyển thương binh. Do vậy người Y Tá Phi Hành của Không Quân VNCH đã bị lụi mòn tay nghề, mất luôn sở trường chuyên môn trong chức năng như lúc trước....

    Châm ngôn của 2 Phi Đội Tải Thương thuộc SĐ4KQ là:
    Tổ Quốc Nhân Loại
    Quên Mình Cứu Người

    Được treo trên 2 bức tường trong Phòng Hành Quân của phi đội

    (**) Source Trực Thăng: KQ Đỗ Văn Hiếu & KQ Vĩnh Tính SA

    Hồng Điểu 60
    PĐ259H


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X