Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mời xem

Collapse
X

Mời xem

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mời xem

    Mời xem


  • #2
    Thiếu Tá Trần Thanh Bình - Phòng 7 Nha Kỷ Thuật - Anh hùng một thời bị sa cơ thất thế...

    1.
    https://www.youtube.com/watch?v=zW_MYKWsP-8&t=33s
    2. https://www.youtube.com/watch?v=EPnkzHbZQyE
    3. https://www.youtube.com/watch?v=4_Tw8PzD0ik
    4.. https://www.youtube.com/watch?v=3hG-XlkffH0


    Tương tự như OSS (The Office of Strategic Services) của quân đội Hoa Kỳ trong Thế Chiến Thứ Hai.

    Nha Kỹ Thuật (Strategic Technical Directorate - STD) là cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, đặc trách tổ chức, hoạt động Biệt Kích thu thập tin tức tình báo, phản tình báo chiến lược...

    Nha Kỹ Thuật (NKT) thật ra chỉ là danh xưng vỏ bọc của một cơ quan tình báo tối mật miền Nam Việt Nam, được thành lập vào năm 1965 và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Trần Văn Hổ. Nha Kỹ Thuật nhận lệnh trực tiếp từ Văn Phòng của Đại Tướng TTTM và Pentagon [Ngũ Giác Đài] qua cơ quan đối nhiệm MACV–SOG để thi hành các công tác bí mật, mang tính chất tình báo – chiến lược & chiến thuật của QLVNCH trong cuộc chiến. Về phương diện chiến lược, Nha Kỹ Thuật muốn cho nhà cầm quyền miền Bắc biết rằng miền Nam Việt Nam trực tiếp theo dõi và có khả năng ngăn chận cũng như phá vỡ các âm mưu quân sự của Bắc Việt qua các hoạt động của Biệt Kích VNCH trên toàn lãnh thổ Bắc Việt, Laos và Cambodge. Trong ý niệm chiến lược đó, Nha Kỹ Thuật còn được sử dụng như một hậu thuẫn tình báo quân sự của chính phủ miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ trên bàn hội nghị. Về phương diện chiến thuật, NKT có nhiệm vụ thả các toán Biệt Kích, xâm nhập vào mục tiêu của địch và hoạt động ngay trên phần đất địch để thi hành các công tác chính yếu sau đây:

    - Thám sát, theo dõi, báo cáo và chỉ điểm nơi đóng quân và các hoạt động của địch cho phi cơ oanh tạc
    - Tấn công & phá hoại các căn cứ và cơ sở của địch trong vùng mục tiêu
    - Bắt cóc yếu nhân & tù binh địch để khai thác tin tức
    - Giải thoát tù binh Việt Nam Cộng Hòa & Đồng Minh
    - Tuyên truyền & làm rối loạn hậu phương của địch.

    Cơ quan Tình Báo Chiến Lược của miền Nam Việt Nam có trách nhiệm tổ chức các công tác xâm nhập miền Bắc và quốc ngoại là Phòng 45, còn được gọi là Sở Bắc, được thành lập vào cuối năm 1958 dưới quyền chỉ huy của Đại úy Ngô Thế Linh.
    Vào tháng 4 năm 1961, Sở Bắc trở thành một bộ phận của Sở Khai Thác Địa Hình (SKTĐH), đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Giám Đốc Lê Quang Tung. Cũng trong thời điểm này, Phòng 45 đổi danh xưng thành Phòng E, trích từ 2 chữ “KHIÊM QUANG”. Mỗi mẫu tự trong 2 chữ “KHIÊM QUANG” được dùng để đặt tên cho các Phòng của Sở Khai Thác Địa Hình. Mỗi Phòng có một trách nhiệm và hoạt động riêng biệt. Trong qui tắc đó, Phòng E được dùng để ám chỉ các hoạt động Tình Báo Quốc Ngoại. Do đó, Phòng 45 còn được gọi là Phòng E-45, hay Sở Bắc. Ngày 25 tháng 6 năm 1961, toán Castor của Phòng E-45 là toán Biệt Kích VNCH đầu tiên đã xâm nhập miền Bắc, nhảy dù trong đêm xuống Đồi 885, cách làng Nghĩa Lộ (Tuần Giao/Lai Châu/BV) khoảng 1 cây số. Đầu năm 1963, Sở Khai Thác Địa Hình được cải tổ thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB), vẫn đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Tư Lệnh Lê Quang Tung. Tuy nhiên, sau chính biến năm 1963, Sở Bắc tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt và được tổ chức thành Sở Khai Thác, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Trần Văn Hổ, trực thuộc BTTM/QLVNCH vào đầu năm 1964. Sau đó, Sở Khai Thác đổi danh xưng thành Sở Kỹ Thuật vào ngày 1 tháng 4 năm 1964. Tuy các cơ cấu và bộ phận sau này của Nha Kỹ Thuật đã bắt đầu được tổ chức và hình thành từ đây, nhưng đến năm 1965 thì Sở Kỹ Thuật mới được chính thức nâng lên thành Nha Kỹ Thuật.

    Cuối năm 1970, Nha Kỹ Thuật vinh dự nhận lãnh thêm 1,650 Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan của Lực Lượng Đặc Biệt khi đơn vị này chính thức giải tán vào ngày 31 tháng 12 năm 1970. Đầu năm 1971, Nha Kỹ Thuật tái tổ chức bảng cấp số của đơn vị và thành lập thêm Sở Công Tác. Nhân dịp này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã chính thức đặt tên cho Nha Kỹ Thuật là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ. Trên bảng cấp số, Giám Đốc Nha Kỹ Thuật có quyền hạn tương đương với Tư Lệnh của một Sư Đoàn Bộ Binh cấp Thiếu tướng. Từ ngày thành lập đơn vị cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến, Nha Kỹ Thuật được đặt dưới quyền chỉ huy của 2 vị Giám Đốc: Đại Tá Trần Văn Hổ (1964 – 1968) và Đại tá Đoàn Văn Nu (1968 – 1975). Trong suốt thời gian này, Nha Kỹ Thuật đã thay đổi chiến lược và chiến thuật tùy theo nhu cầu của chiến trường trong từng thời điểm để hoàn thành trách nhiệm mà thượng cấp đã giao phó. Tựu chung, Nha Kỹ Thuật có 4 đơn vị tác chiến nồng cốt:

    1. Sở Liên Lạc
    Đây là đơn vị gốc của Biệt Kích Lôi Hổ thuộc Chiến Đoàn 1, Chiến Đoàn 2 và Chiến Đoàn 3 Xung Kích, chuyên đặc trách các công tác dài hạn – Trách nhiệm vùng hoạt động tại ngoại biên, bao gồm Laos, Cambodge, đường mòn Hồ Chí Minh và các căn cứ địa của CSBV trong vùng Tam Biên (nơi Ngã 3 biên giới Việt-Miên-Lào). SLL đặt Căn Cứ Xuất Phát & Yểm Trợ khắp 3 Vùng Chiến Thuật như: Làng Vey, Khe Sanh, Khâm Đức, Phú Bài, Dakto, Quản Lợi, Tiêu-A-Ta và Lộc Ninh, v.v... Ngoài ra, Sở Liên Lạc còn có 6 cơ sở ngoại vi hoạt động tại Lào và Cam Bốt. Đầu năm 1973, danh xưng các Chiến Đoàn Xung Kích được đổi thành Đoàn 1, Đoàn 2 và Đoàn 3 Liên Lạc. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Sở Liên Lạc là Đại Tá Hồ Tiêu, rồi đến Đại Tá Liêu Quang Nghĩa, Đại Tá Nguyễn Văn Minh, Đại Tá Nguyễn Bá Trước và sau cùng là Đại Tá Nguyễn Minh Tiến.

    2. Sở Phòng Vệ Duyên Hải
    Với 7 toán Biệt Kích Người Nhái và các thành phần yểm trợ, còn được gọi là Biệt Hải và Lực Lượng Hải Tuần, bao gồm Thủy Thủ Đoàn của 12 chiến đỉnh PTF cùng với các giang tuần SWIFT và NASTY, được Bộ Tư Lệnh Hải Quân biệt phái sang yểm trợ trực tiếp cho Biệt Hải thi hành các công tác Thủy Bộ. Trách nhiệm vùng hoạt động dọc theo ven biển Bắc Phần, từ Vĩ tuyến 17 trở lên đến Vĩ tuyến 19 (Bạch Long Vỹ). Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của SPVDH là Thiếu Tá Ngô Thế Linh, rồi đến Hải Quân Trung Tá Hồ Văn Kỳ Thoại và cuối cùng là Hải Quân Đại Tá Nguyễn Viết Tân.

    3. Sở Không Yểm
    Bao gồm các các phi đoàn quan sát L19, 110, 114, 118 và 120, các phi đoàn khu trục Skyraider A1 514 và 530, cùng các phi đoàn trực thăng Long Mã KingBee 219, Sơn Dương 235, Lạc Long 229, 233 và Thần Tượng 215, được Bộ Tư Lệnh Không Quân biệt phái sang yểm trợ trực tiếp cho Biệt Kích Nha Kỹ Thuật thi hành các công tác Không Bộ. Ngoài ra, còn có các phi đoàn vận tải C123 và C130, các phi đoàn thám thính O-1, O-2, OV-10 và U-17, các phi đoàn phản lực Phantom F4 cùng với các phi đoàn trực thăng võ trang Cobra của Không Quân Hoa Kỳ yểm trợ, túc trực bao vùng cho các chuyến công tác. Trách nhiệm vùng hoạt động bao gồm Nam Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên và cũng là sau cùng của Sở Không Yểm là Đại Tá Không Quân Dư Quốc Lương.

    4. Sở Công Tác
    – Đây là hậu thân của Phòng E-45, Sở Bắc và là đơn vị gốc của Biệt Kích Hắc Long, được thành lập vào đầu năm 1971 và bao gồm 5 Đoàn Công Tác: Đoàn Công Tác 11 và Đoàn Công Tác 68 đã được thành lập từ trước của Sở Bắc, cộng thêm với 3 Đoàn Công Tác 71, 72 và 75 tân lập. Sở Công Tác chuyên đặc trách các công tác ngắn hạn

    – Trách nhiệm vùng hoạt động là toàn lãnh thổ Bắc Việt, từ Vĩ tuyến 17 trở lên đến biên giới Việt Nam & Trung Hoa, đường mòn Hồ Chí Minh và các mật khu của VC nằm trong nội địa miền Nam Việt Nam. CHT đầu tiên của Sở Công Tác là Đại Tá Ngô Thế Linh, rồi đến Đại Tá Trần Văn Hai và cuối cùng là Đại Tá Ngô Xuân Nghị.

    Song song với hoạt động của các đơn vị tác chiến, Sở Tâm Lý Chiến tuy là một bộ phận của Bộ Chỉ Huy/Nha Kỹ Thuật, nhưng được sử dụng trong các công tác Tâm Lý Chiến và tuyên truyền, nhằm mục đích làm rối loạn và gây hoang mang cho dân chúng miền Bắc cũng như nhà cầm quyền Bắc Việt qua chương trình Mặt Trận Giải Phóng Miền Bắc, với hoạt động của các đài Tiếng Nói Tự Do (Bộ Phận A – Tuyên Truyền Trắng), đài Gươm Thiêng Ái Quốc (Bộ Phận B – Tuyên Truyền Xám), và đài Cờ Đỏ, được phát thanh hằng ngày trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Chánh Sự Vụ (CSV) đầu tiên của Sở Tâm Lý Chiến là Trung Tá Nguyễn Thế Phiệt và vị Chánh Sự Vụ sau cùng là Trung Tá Đặng Xuân Thoại (người đã anh hùng tuẫn tiết bằng súng Colt-45 vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, trước khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam).

    Ngoài ra, Nha Kỹ Thuật còn có Trại Quyết Thắng, đặt tại Long Thành nên còn gọi là Trại Long Thành, sau được đổi thành Trung Tâm Huấn Luyện Yên Thế, nơi đào tạo các Biệt Kích Nha Kỹ Thuật qua các chương trình thụ huấn đặc biệt về Hành Quân Viễn Thám, Nhảy Dù, Truyền Tin, Mưu Sinh Thoát Hiểm, và các chương trình thụ huấn đặc biệt về Chiến Tranh Ngoại Lệ. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trại Long Thành là Trung úy (sau là Trung Tá) Nguyễn Văn Vinh, rồi đến Trung Tá Nguyễn Văn Hy, và cuối cùng là Đại Tá Ngô Thế Linh.

    Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1968, Nha Kỹ Thuật chấm dứt các công tác xâm nhập miền Bắc Việt Nam. Và kể từ năm 1972, sau khi quân đội Hoa Kỳ rút về nước thì địa bàn hoạt động & trách nhiệm của Nha Kỹ Thuật cũng được thu hẹp lại cho phù hợp với nhu cầu của chiến trường. Do đó, các toán Biệt Kích thuộc Sở Liên Lạc và Sở Công Tác đều được tăng cường cho khắp 4 Quân Đoàn, hành quân viễn thám và xâm nhập cho tới giờ phút cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975 mới thật sự chấm dứt. Vì nhu cầu bảo mật cho các chuyến công tác, có thể nói Nha Kỹ Thuật là một đơn vị tác chiến duy nhất của QLVNCH đã có mặt trên cả 2 chiến trường Nam-Bắc Việt Nam mà ít ai trong chúng ta biết đến. Hàng ngàn Biệt Kích Nha Kỹ Thuật đã âm thầm Vị Quốc Vong Thân. Tất cả các chiến sĩ
    Nha Kỹ Thuật đã hy sinh và anh dũng chiến đấu từ ngày thành lập đơn vị cho tới giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

    “Sự anh dũng và hy sinh cao cả của các Biệt Kích Nha Kỹ Thuật thật sự không thể nào diễn tả được hết qua lời nói hay ngòi viết. Họ đã âm thầm chiến đấu để bảo vệ cho đất nước mà chính cả đất nước cũng chưa có một lời nào nhắc nhở hay vinh danh họ. Bây giờ, tuy đã quá trễ đối với quốc gia và dân tộc, nhất là đối với những người Biệt Kích VNCH đã Vị Quốc Vong Thân, nhưng chúng ta, những người hiện đang còn sống sót hôm nay, không thể nào không nhắc nhở và Vinh Danh họ, ít nhất là trong ý nghĩ và tâm hồn của chúng ta”. - Thiếu Tá Lữ Triệu Khanh, nguyên Chánh Văn Phòng Giám Đốc Nha Kỹ Thuật/BTTM/QLVNCH.

    Bùi Thượng Khuê
    Thế Hệ 2 Nha Kỹ Thuật
    Virginia ngày 20 tháng 8, năm 2009
    Last edited by KiwiTeTua; 07-23-2021, 03:49 AM.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X