Trần Doãn Nho: Nỗi Huế (P.1)
Trần Doãn Nho
Huế trầm mặc, cổ kính.
Cô cháu gái đón tôi từ phi trường, chỉ cái nhà lầu mấy chục tầng thuộc loại cao nhất khi xe vào thành phố, nói, bác xem, của ông Phạm Nhật Vượng mới xây đấy, thành phố mình chừ ngon chưa. Ừ, thì ngon, nhưng không phải là thành phố của bác. Cô cháu kinh ngạc, bác nói gì cháu không hiểu.
Vâng, đúng là cô không sao hiểu nổi. Cô sinh ra đầu thập niên 1990, sau tôi cả gần nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ ấy rất ngắn, rất nhanh, nhưng những gì diễn ra lại dài bằng cả mấy thế kỷ trước gộp lại.
Tôi lớn lên bằng hình ảnh của những thành quách kiên cố gạch đá rêu phong, nơi tôi rờ rẫm, leo trèo, chạy nhảy suốt thời thơ ấu. Quen thuộc là thế, nhưng tôi không nguôi ngạc nhiên về sự bền bỉ lì lợm của chúng. Đối với một cậu bé, sự hiện diện của khu Hoàng Thành là một thực thể bí ẩn, đầy khuất lấp, y như thể là mã số của một hiện hữu hoang đường. Bốn trăm rưỡi năm trước, một viên quan cùng tùy tùng từ miền Bắc được cử vào trấn thủ – đúng ra là chạy trốn ông anh rể tiếm quyền – một vùng đất hoang ở phía nam đất nước, tưởng chỉ để dung thân, ấy thế mà về sau, trở thành thủ phủ của một xứ sở mới: Đàng Trong. Lịch sử thường thích trò bất ngờ như thế. Hơn hai trăm năm sau, Đàng Trong sụp đổ. Lại một bất ngờ mới: một đứa cháu mười đời mới mười sáu tuổi, chưa được ban cho một vai vế nào, quyết tâm phục hồi lại sự nghiệp của gia tộc tưởng đã rơi vào tay một dòng họ khác. Bôn ba gian khổ, cậu cháu thành công, chấm dứt bi kịch phân tranh, trở thành vua của một xứ sở thống nhất! Trở về thủ phủ cũ, vua trưng thu đất đai của tám ngôi làng (Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, Thế Lại, An Vân, An Hòa, An Bửu và An Mỹ) để xây kinh thành cho triều đại mới. “Hơn 3 vạn lính và dân phu từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế thi công. Ðến năm 1807 thêm 85.000 binh lính ở Thanh Nghệ và Bắc Thành được đưa vào tăng cường lao dịch ngày đêm. Ban đầu thành đắp bằng đất, bằng gỗ ván bọc mặt ngoài. Năm Gia Long 17 (1818) mới cho xây gạch 2 mặt Tây và Nam. Hai mặt đông và bắc xây gạch năm 1822. Ðến năm 1838, đời Minh Mạng, việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn được tu bổ nhiều lần. Kinh thành Huế có chu vi gần 10.000m, diện tích 520 ha. Thành cao 6,6m, 10 cửa ra vào, trên thành có 24 pháo đài, ngòai thành có hệ thống hào và sông đào bảo vệ. Về phía Ðông bắc còn có một thành phụ gọi là Trấn Bình Ðài hay còn gọi là Mang Cá. Bên trong và bên ngoài kinh thành là hằng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ, chính phụ khác nhau.” [1]
Biết bao mồ hôi, nước mắt và khổ ải.
Hoang đường sao được!
Là kinh thành, hai trăm năm qua, nó cũng lại là sân khấu, khởi đầu cho những vở kịch mới với các khuôn mặt mới, lần lượt thay nhau đóng những vai trò khác nhau trong các biến cố lịch sử. Có biến cố là có hận thù và khổ não. Bất ngờ, năm 1975, biến cố diễn ra trước mắt tôi. Từ lâu trước đó, tôi vẫn tưởng kẻ thắng, người thua chỉ là chuyện của ai đó trong lịch sử. Hóa ra, đó cũng là chuyện đời tôi. Tôi (thuộc phe) thua! Kẻ thắng thì hưởng thụ, người thua thì chịu đựng, tất nhiên thôi. Gắn bó buồn vui với nó hơn nửa đời, gặp cơ hội, đành phải bỏ đi, ngậm ngùi, tưởng đi là đi luôn. Ấy thế mà trở lại. Và dị ứng. Lợi dụng lúc tôi vắng, nó thay đổi chóng mặt, tước mất đi cái thế giới thân quen của tôi. Trong xôn xao cờ xí, xôn xao người, xôn xao xe, xôn xao phố phường, nó dửng dưng tôi. Tôi không thể dửng dưng, nhưng nhìn nó, tôi thấm thía một nỗi tan vỡ vô hình: những mảnh vụn li ti của nó bắn tung tóe thẳng vào ký ức đậm đặc ngày tháng cũ trong tôi. Tôi thuộc típ cổ điển, dễ mủi lòng. Suốt mười mấy ngày ngắn ngủi trôi nhanh, ngày nào, tôi cũng lái xe gắn máy chạy đi chạy lại giữa lòng nó, mong tìm thấy đôi chút thân quen. Vô ích! Nhìn dòng người già trẻ trai gái chen chúc trên đường phố ngoài kia, tôi say sóng, lạc đường. Và lạc lõng. Họ có Huế riêng của họ, không dính dấp gì đến chuyện được, thua của (thế hệ) tôi. Một nửa trong số đó, có thể, chẳng hề có mặt trên đời khi tôi ra đi vào đầu thập niên 1990. Cô, cậu dầy dầy nào dưới sáu mươi có lẽ chẳng biết gì về những cuộc bãi khóa, xuống đường sôi động và hàng trăm thứ vô danh khác vào những năm tháng trước biến cố tháng 4/1975. Với họ, tôi chẳng hề hiện hữu. Với tôi, khối người ào ào chạy tới chạy lui trên khắp các ngả đường rộn rịp này hoàn toàn là một cõi khác với những lo toan khác, những bận bịu khác và những giấc mơ khác.
Nó tràn trề hiện tại.
Tôi hoàn toàn quá khứ.
Tôi không hề có thành phố ấy. Tôi đã nhiều lần không nhìn nhận nó. Ở nước ngoài, khi nhớ, tôi xem nó là một cái gì bội bạc:
thành phố thì còn
huế đã đi
vĩnh viễn đi
Đã qua có nghĩa là mất tích.
Nói cho cùng, chúng tôi mất tích nhau.
Sông Hương trong cơn mưa phùn xứ Huế
2. Cảnh & người
Thành Nội, nơi mười ba triều vua ngự trị, bị những biến động thời cuộc dập vùi, trở thành vô chủ. Cư dân tứ xứ lần lượt chuyển vào, xây nhà dựng cửa, biến khu đầu não của cả nước trong gần một thế kỷ rưỡi trở thành một nơi dân dã xô bồ. Lúc tôi lớn lên, vua chúa, quan lại với ngựa xe rộn ràng một thời đã hoàn toàn cổ tích. Dấu vết vàng son xưa lờ mờ đọng lại trong một hoàng thành tường nghiêng mái sập, cỏ dại và gạch đá vương vãi, nơi bọn trẻ con chúng tôi lang thang trong những trưa hè cùng với chim, ve, dế và bông sứ…Thỉnh thoảng thấp thoáng đâu đó một bà Ngự, bà Thị hay ông Tôn, ông Tham [2] với nét kiêu sa ẩn nhẫn của những người nằm ngoài rìa thời cuộc. Nhìn họ, tôi thâm cảm nỗi niềm của một thế hệ đang tan biến dần vào mờ mịt thời gian. Nhà tôi ở vùng Nam Thành Nội, không xa lắm với góc chính nam của nó, Nam Đài: đài phía Nam. Thỉnh thoảng tôi cùng lũ bạn rủ rê nhau leo đua lên mấy chục tầng cấp, đứng nhìn ra ngoài thành, ngắm cầu Bạch Hổ buồn rầu vắt ngang qua dòng sông Hương, nơi lâu lâu lại nghe tin một thiếu nữ nào đó nhảy xuống dòng nước lờ đờ bên dưới kết liễu đời mình vì cuộc tình không toại nguyện. Sau này, mỗi lần có dịp tán tỉnh cô nào, tôi vẫn bị ám ảnh bởi những cái chết lãng mạn sầu thảm này. Không khỏi nghĩ đến ca khúc “Hẹn hò” của Phạm Duy.
Gái Huế. Tranh Đinh Cường.
Con đường trước mặt nhà tôi dài chừng hơn cây số, khởi đầu từ khu tường phía nam Đại Nội (Hoàng thành), vượt qua một trong mười cửa thành – cửa Hữu – tiếp giáp với quốc lộ 1, mang tên một nhân vật lịch sử, Yết Kiêu. Tên đường – may mà không bị đổi thành Huỳnh Văn Bánh hay Nơ Trang Long… – là một phần trong căn cước đời tôi; nó luôn luôn có mặt trong mọi đơn từ, tờ khai lý lịch, thi cử, xin việc, ra trường. ở tù, xuất cảnh. Khác hẳn với vùng phía đông và bắc (khu ngã tư Anh Danh, cửa Đông Ba) với nhiều phủ, bộ, phố xá rộn ràng, vùng tôi ở vườn nhiều hơn nhà, cây cối um tùm, đường sá hư hỏng, bụi bờ rậm rạp. Hai di tích lịch sử trong vùng đều bị bỏ hoang từ lâu. Một là Tân Miếu, nơi thờ vua Dục Đức, rêu phong phủ đầy, phía trước là một cây mù u cô độc cành lá lơ thơ, đọt cây vươn lên cao, nghe nói là nơi trú ngụ của một con yêu tinh thường hay kêu réo nỉ non những đêm mưa gió; hai là Đàn Xã Tắc, một khu đất khá rộng dùng làm nơi thờ thần đất và thần lúa, trở thành vườn mía, nơi tôi và lũ bạn vẫn lẻn vào những buổi trưa hè nắng như đổ lửa bẻ mía trộm ăn liền tại chỗ. Hai bên vườn nhà tôi là hai khu vườn rất rộng vắng chủ, tranh, cỏ mọc đầy; phía sau cũng là một khu vườn rộng cây trái um tùm như rừng, chủ nhà là một ông thợ rèn già yếu, chẳng mấy khi đi ra ngoài. Cư dân hầu hết là lao động ngụ cư. Hàng ngày vẫn thấy chú Năm, ông Mứt, bác Nản vác cuốc đi làm thuê, chú Chẩn đạp xích lô, chú Khánh đi lồng nhãn. Con cái họ, có đứa đen đủi, sài ghẻ quanh năm, áo quần vá chằng vá đụp, là những thằng bạn thiếu thời thân thiết của tôi. Giữa xóm tôi với xóm sau là một đoạn đường ngắn, hai bên tre phủ thành vòm, ban ngày im mát, ban đêm âm u, nơi hẹn hò lý tưởng của những mối tình vụng trộm. Khoảng giữa, một bên là cái ao khá lớn và bên kia là cánh đồng trồng lúa vuông vắn của bà Lý, nơi diễn ra mọi hoạt động cày cấy chẳng khác gì cảnh các làng quê trong các bài tập đọc trong sách Quốc Văn. Vào mùa lúa, sân nhà bà Lý (ở xế nhà tôi phía bên kia đường) rộn ràng cảnh đạp lúa, truốt lúa, phơi lúa, giã gạo. Nhớ có lần, giữa mùa đông mưa dầm giá rét, con trâu cày to lớn của bà ta đột tử, phải thuê người xẻ thịt đem biếu cả làng nhờ ăn giùm, mùi tanh tao bốc lên suốt một thời gian dài.
Xóm nhà quê mùa đó giờ mất hẳn dấu. Vườn đào, vườn nhãn, vườn chuối, giàn bầu, giàn bí, sân chơi, ao nuôi cá, hàng chìa tàu, bể cạn, hòn non bộ, những bụi mâm xôi chen trong lau lách biến mất theo bóng dáng của những ông bà chú bác o dì nghèo nàn và buồn bã của thế hệ trước lần lượt về nằm yên nghỉ ở các nghĩa trang. Nhà nối nhà, vách sát vách, chỗ nào cũng lao xao buôn bán, ồn ào, sôi nổi. Đủ loại: quán cà phê, tiệm nhậu, cửa hàng vàng bạc, tiệm thuốc tây, tiệm hớt tóc, đại lý bán vé máy bay, tiệm sửa đồng hồ, quán bún bò, quán bánh canh, tiệm sửa honda, lớp dạy nhạc, lớp dạy Anh văn, trạm xăng dầu…Chỉ trừ những cây phượng mới trồng dọc theo con đường như để điểm trang, còn tất cả không gian đều bị chiếm đoạt. Xen trong những góc hẹp, chỗ thì là một cây nhãn còn sót lại, nhỏ bé gầy còm, chỗ thì một bụi cây vô danh lơ thơ lá lơ thơ cành nhánh, chỗ thì cây chuối lẻ loi chẳng bao giờ ra trái. Tất cả những dấu vết thiên nhiên cũ xưa đó không giành nỗi ánh sáng với những căn nhà lầu mới xây che chắn hết mặt trời. Văn minh là xâm lăng, là chiếm đoạt, là phố-hóa. Phố là mặt tiền. Mặt tiền đồng nghĩa với…tiền, dù không gian chỉ đủ chỗ cho một cái bàn bán vé số hay một rổ trái cây.
Phố như cơn dịch, tiếp tục lan ra khắp nơi, không chừa một hang cùng ngõ hẻm nào.
Trước, thành phố nhàn rỗi, chậm rãi; giờ bận bịu ngày đêm. Phượng còn, nhưng “mưa” chẳng “hồng”, không thèm “bay trên tầng tháp cổ”, công viên nhiều, nhưng hiếm “nắng thủy tinh”; mùa “hạ” nồng, nhưng không mấy “trắng”, “vai em” dường như không còn “gầy guộc nhỏ”…Những hình tượng thơ mộng này chỉ còn là những mẩu nhớ vụn vằn, dù người vẽ ra chúng, Trịnh Công Sơn, được vinh danh bằng một con đường nhiều quán nhậu và căn nhà ở cũ của chàng được bảo tồn với một cái tên nghe vừa nặng (nề) vừa hụt (hẫng): “Gác Trịnh”!
Qua lăng kính dịch vụ và lợi nhuận, tất cả những di tích lớn, nhỏ của thành phố đều được phục chế, tân trang để thu hút du khách, kiếm tiền. Toàn bộ Hoàng Thành và quảng trường phía trước bây giờ được tô son vẽ phấn, sáng sủa và hiện đại. Đi ngang đó, ta sẽ được gặp những “cung nữ”, những “mệ”, những “ôn” tha thướt, đủng đỉnh trong các bộ lễ phục truyền thống, đi lui đi tới để…chào khách tham quan.
Nhìn cảnh này, tôi không khỏi liên tưởng đến hai câu “ca dao” của dân Huế ngày nào:
Trần Hoàn cùng với Bùi San
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao
Bùi San, nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Bình Trị Thiên những năm cuối thập niên 1980; Trần Hoàn, nhạc sĩ, Trưởng Ty Văn Hóa Bình Trị Thiên, tác giả của “Sơn nữ ca”, “Lời người ra đi” …Hai câu này đã gây ra nhiều lời qua tiếng lại và cải chính từ gia đình hai nhân vật trong cuộc. Đúng hay sai, tôi thực tình không rõ, nhưng nó đã là “ca dao” [3]. Một trang mạng viết: “Như thế, chuyện phá đàn Nam Giao là sự thật, không thể phủ nhận. Tấm “nghìn năm bia miệng” còn nguyên vẹn sờ sờ, bất chấp ai đó cố tìm mọi cách để tiêu hủy hay che giấu. Ấy là kinh nghiệm đắt giá, là bài học thấm thía cho muôn đời về việc đối xử với di sản lịch sử – văn hóa của tiền nhân.” [4] Dân Huế quả thâm trầm: “ca-dao-hóa” một sự kiện điển hình như thế, thực ra, họ muốn cảnh cáo đám kiêu binh “cách mạng” về xu hướng đập phá, hủy diệt truyền thống đã từng trở thành một phong trào đuợc xưng tụng ngất trời mấy chục năm trước ở miền Bắc. Chả là, Huế vốn là sản phẩm của một vương quyền mà người sáng lập bị nhà nước cộng sản tố cáo là rước voi về dày mả tổ, do đó, được xếp ngang hàng với những tên phản động hiện đại: “thằng” Gia Long (như “thằng” Diệm, “thằng” Thiệu, “thằng” Nixon…).
Du lịch phát triển, Huế rộn ràng ăn, nhậu. Nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, sạp, xe, quầy, gánh bán đồ ăn lưu động có mặt trên từng đoạn đường và trong các hang cùng ngõ hẻm. Thượng vàng hạ cám: Nhà Cám (Bún Đậu Mắm Tôm), Bánh ướt bún thịt nướng Huyền Anh, Bánh tráng trộn, Bánh canh o Bướm; Gợi tò mò bằng cái tên “không giống ai”: Ăn vặt chip House, Bò né 3 ngon, Quán ăn gắn, quán ăn vặt Cỏ May, Quán ăn vặt Thảo nguyên; đẻ ra món mới: Trứng lộn bóp, Nướng Lu Út, Cà phê muối, Vịt lộn um bầu. Không khí ăn nhậu rõ nét nhất là ở đường Trịnh Công Sơn. Từ đầu đường đến cuối đường là một chuỗi những quán nhậu: Quán Nhậu Bình, Quán Nhậu Chiến Thắng, Quán Nhậu Diễm Xưa…Quán thì nằm bên kia đường, nhưng chỗ nhậu thì nằm dọc theo bờ sông Hương, có nơi sát bờ nước, buổi chiều vừa ngồi nhậu vừa phải liên tục đập muỗi. Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là con đường duy nhất không có quán cà phê. Trước đây, nghe nói con đường này khá rộn rịp, nhưng không hiểu sao dần dần mỗi ngày mỗi vắng. Có lẽ vì quán nhậu mở ra nhiều quá hay vì ở đây quá bình dân, chỉ thích hợp với dân giang hồ, còn các quan gia và đại gia chẳng hề lui tới vì chúng lộ thiên, vừa không đủ lịch lãm vừa không tiện cho các cuộc nhậu ký kết hợp đồng.
Thi đua với ăn nhậu là cà phê, rộn ràng không kém. Kinh doanh cà phê bây giờ là một thị trường sôi động, vừa tranh chấp nhau vừa tranh chấp với với các quán ăn. Tên hiệu chỗ thì Việt, cà phê, chỗ thì Pháp, café, chỗ thì Anh, coffee: Trầm Cà Phê, Ngói Cà phê, Đại lộ cà phê, Cầu lòn cà phê, Đô cà phê, Nhà bên hồ café, Ngâm cà phê, Trốn Café, Cà phê chân cầu Trường Tiền, Café Thơ Tôn Nữ, Tôn Coffee, Coffee Kỳ Thủ, Paris coffee, Homie Coffee, Coffee Gatka, Grand Coffee, Coffee tổng hội…Có thể có đến hàng (nhiều) trăm tiệm cà phê lớn nhỏ, từ vỉa hè bình dân cho đến những tiệm hết sức sang trọng với một đội ngũ nhân viên phục vụ, đồng phục chỉnh tề. Nhiều quán là dịch vụ kinh doanh của một cơ quan nhà nước nào đó. Xưa, những năm thập niên 1960 & 1970, cà phê là một thứ thời trang của lứa tuổi mới lớn, tập tành làm nghệ sĩ. Quán cà phê đếm trên đầu (vài) ngón tay, chỉ phổ biến trong giới sinh viên học sinh. “Quán” là một gian phòng hay một cái sân hay chỉ là một chiếc quầy di động tự chế. Chủ quán cũng là người làm công. Đó thường là nơi tụ tập nhau để đấu láo, cãi vã giữa những đám choi choi về đủ thứ vấn đề, vấn đề nào cũng lớn hơn những đầu óc còn quá nhỏ bé của họ. Họ là khách của tất cả mọi quán, có thể tạm kể ra mà không sợ bị thiếu: mặn mà văn nghệ thì Dung, Tôn, cô Ba, Tổng Hội, Sơ Huyền; lãng đãng thì Sương Lan, Dạ Thảo, Chiêu; rôm rả thì Chín Lổ, Ba Viên; dân dã, xô bồ thì Lạc Sơn, Phấn. Sáng, ngồi ở Sơ Huyền, gần trưa, cà phê Tôn, cô Ba; giữa chiều Tổng Hội; xế chiều, Bưu Điện…Hôm sau, thứ tự đổi một chút. Hôm sau của hôm sau, lại đổi thứ tự. Vòng vòng là hết một ngày như mọi ngày. Quán cà phê nuôi lớn giấc mộng nhỏ bé của những đầu óc bé nhỏ trong một thành phố nhỏ bé. Thoắt cái, đám trẻ lớn khi nào không hay, kẻ thành thầy, người thành thợ; kẻ nhảy lên rừng, người mặc đồ lính chiến! Có lúc, bạn bè ngày nào bỗng trở nên thù địch, vác súng vác đạn bắn nhau, biến thành phố hiền lành này thành một nơi đầy cả xác người ngay trong những ngày Tết!
Buổi chiều, cháu tôi chở qua cầu Trường Tiền. Gặp đèn xanh đèn đỏ cuối cầu, dừng lại. Người và xe đông đúc như chạy (đi) trẩy hội. Từ An Cựu đổ về, từ Đập Đá ào lên, từ ga tràn xuống, từ phố dồn qua. Đèn chưa chuyển sang xanh, là đường hai chiều trở thành một chiều, lớp chen chúc chạy thẳng, lớp tràn về trái, đụng phải đoàn xe từ phía bên kia – cũng đã trở thành một chiều – lao tới. Bốn phương tám hướng tụ nhau bóp còi inh ỏi, lách, vọt, lấn, chen như (mấy chục) đàn ong vỡ tổ. Ghé vào Grand Coffee nằm ngay góc khu Morin. Hai thanh niên đứng ở cửa đồng phục cúi đầu chào. Cô tiếp viên cũng đồng phục, rất thanh xuân, vồn vã và ngọt ngào giới thiệu đủ thứ cà phê và thức uống. Có một cái gì bài bản hơi quá đà trong cung cách tiếp đãi. Không sao! Kinh tế thị trường mà. Từ chỗ cấm buôn cấm bán bây giờ lấy cái ngon, cái rẻ, cái văn minh lịch lãm để giành khách.
Dọc theo Lê Lợi, con đường đẹp nhất thành phố tấp nập không thua gì đường Trần Hưng Đạo bên phố, quảng cáo hàng hóa và dịch vụ giờ có vẻ như lấn sân hẳn khẩu hiệu ca ngợi sự “quang vinh” và “muôn năm” của đảng Cộng Sản, bây giờ là một cơ cấu chính trị đặc thù mà cách hành xử lại chẳng khác gì một công ty quyền lực chuyên bảo kê cho các hoạt động kinh doanh độc quyền. Cũng như Trường Tiền, Cầu Mới (cầu Phú Xuân, tên chính thức hiện nay) tấp nập người và xe, ba bên bốn bề giành đường, lách, vọt, chen, lấn. Tôi lững thững đi bộ qua cầu, tìm thấy hình ảnh một con sông ngàn năm cứ thế: dòng nước thong thả, hồn nhiên trôi, thách đố mọi vội vã, ồn ào. Nhìn lên thấy núi, nhìn xuống thấy phố. Nhìn hai bên, chập chờn thoáng hiện hình ảnh hai đoạn sông vắng được chọn làm bến đò – bên kia là Nghinh Lương Đình, bên này là Thừa Phủ –, nơi, sáng chiều hai buổi trắng xóa màu áo, tha thướt tóc thề, gọn gàng cặp sách hòa lẫn với má đỏ môi hồng của lứa tuổi xuân thì. Bọn con trai Quốc Học hầu hết đều đến trường bằng xe đạp, nhưng thỉnh thoảng vẫn rủ nhau gửi xe, đi đò, để có dịp gần gũi với những bóng hồng Đồng Khánh trên chiếc ghe chao đảo, vừa sợ vừa thẹn vừa thích. Cầu là phản diện của bến. Cái tiện lợi đã vô tình chiếm đoạt mất của các thế hệ sau những khoảnh khắc thú vị trên bập bềnh sóng nước. Và mất luôn cả những cặp chữ, đọc là lập tức gợi lên nỗi nhớ vu vơ: con đò, chuyến đò, chèo đò, mạn đò, gọi đò, qua đò, đưa đò, lỡ đò, kịp đò, đò chiều…Nhìn hai bờ sông mất bến, không khỏi nhớ Trần Tế Xương:
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Đứng giữa cầu, ngắm. Bờ bên phải: người; bờ bên trái: người; giữa cầu; người. Người. Người. Người. Ở đâu ra mà người nhiều thế. Ở ngoài Bắc vào? Ở trong Quảng ra? Ở dưới quê lên? Vào những năm thập niên 60, 70 thế kỷ trước, mỗi lần từ Sài Gòn ra Huế, đi giữa phố, tôi có cảm giác bỡ ngỡ tưởng như thành phố đang trong tình trạng giới nghiêm: vắng hoe. Bây giờ, đi bất cứ đâu trong lòng Huế, tôi lại tưởng như đang đi giữa …Sài Gòn. Nhờ một cuộc họp mặt gia tộc, nhìn hàng chục đứa cháu – đứa kêu bác, đứa kêu chú, đứa kêu cậu, đứa kêu ông – thưa chào tấp nập, tôi mới tìm ra câu trả lời. Ngày tôi ra đi, thế hệ trước tôi có bà mẹ, hai ông chú ruột, ba bà cô ruột, một bà thím, một bà chị ruột, một bà chị dâu, chín người. Thế hệ cùng tôi thì có anh chị em họ cùng vợ hay chồng: 36 người. Thế hệ sau tôi, có 10 đứa cháu kêu bằng chú, cậu, bác và ba cháu kêu bằng ông. Nói chung, khoảng gần 60 người. Ba chục năm sau khi tôi về, tôi mất hết 9 người thế hệ trước và 3 người cùng thế hệ, vị chi 12 người. Nhưng bù lại, cả họ nội ngoại nhà tôi “căng phồng” lên gần 200 người, kể cả những em dâu, em rể, cháu dâu và cháu rể, trong số đó, ít ra cũng khoảng một nửa hoàn toàn mới sinh ra sau 1975. Gia tộc tôi gấp hơn ba lần trong vòng 20 năm. Từ đó suy ra, toàn thành phố ít ra là có số người gấp ba, bốn lần so với trước, chưa kể người nhập cư và du khách. Lượng người có vẻ như tăng lên một cách tùy tiện. Không đâu: vì tình yêu cả đấy. Đói hay no, nghèo hay giàu, người ta cũng phải yêu nhau. Yêu thì phải sinh; sinh thì phải nuôi, nuôi thì phải lớn. Thêm người thì thêm chỗ, thêm việc. Phải đua chen, phải hiện đại, phải vân vân. Thế là, nó – cũng như các nơi khác – hiên ngang bành trướng: rộng thêm, cao lên, phình ra.
Vào đầu thập niên 1970, khi vừa được xây xong, chiếc cầu Phú Xuân này lập tức trở thành sàn diễn cho những cuộc biểu tình chống chính phủ, đặc biệt, chống cuộc bầu cử “độc diễn” của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu [5]. Dân Huế chứng kiến nhiều lần cảnh sinh viên học sinh và cảnh sát dã chiến vờn nhau, hơi cay và khói bay mù mịt một khúc sông. Nhớ lại hình ảnh này, tôi vừa bực vừa thèm: trò chơi dân chủ tốn khá nhiều công sức, nhưng vui và đầy ý nghĩa, rất hữu ích cho mọi tiến bộ xã hội. Hai mươi mấy năm sau, tháng 5/1993, lúc cả đất nước nằm dưới chính quyền cộng sản, lại xảy ra một cuộc biểu tình hiếm thấy với sự tham dự của hàng chục ngàn người, cũng tại đây, ngay dốc cầu và ngả ba đường Lê Lợi – Hà Nội. Biến cố này xuất phát từ một sự kiện liên hệ đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức bị nhà nước cấm [6]. Vào ngày 21/5/1993, một Phật tử tên Nguyễn Ngọc Dũng, tự thiêu trong khuôn viên chùa Linh Mụ trước ngôi bảo tháp của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu [7], Đệ Tam Tăng Thống của Giáo Hội, nhằm phản đối chính sách đàn áp của nhà cầm quyền. Khi người trong chùa hay tin thì quá muộn: anh Dũng đã qua đời. Đại Đức Thích Trí Tựu, Giám Tự chùa Linh Mụ, cho lập bàn thờ ngay nơi tự thiêu. Nhưng sau đó, công an Huế đến đập phá bàn thờ và cướp thi hài cùng giấy tờ tùy thân của anh Dũng. Họ ngụy tạo một lý lịch mới: người tự thiêu là Đào Quang Hộ, quê quán ở tỉnh An Giang, một kẻ nghiện ngập, không nghề nghiệp, bị bịnh SIDA. Đại Đức Thích Trí Tựu viết thư phản đối hành động nầy, đòi chính quyền địa phương trả lại thi hài anh Dũng để chùa tổ chức tang lễ. Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế, không những không chấp nhận lời yêu cầu, mà còn triệu tập Đại Đức Thích Trí Tựu đến, bắt Đại Đức phải ký giấy xác nhận danh tánh người tự thiêu là Đào Quang Hộ. Thầy không đồng ý ký, bước ra trước cổng, ngồi tọa kháng và tuyên bố tuyệt thực để phản đối. Công an dùng bạo lực cưỡng chế Đại Đức vào bên trong. Tin này lan ra rất nhanh trong quần chúng Phật tử Huế, đồng thời, được Đại Đức Thích Hải Tạng chùa Linh Mụ thông báo cho toàn thế giới thông qua Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người ở Paris. Các Đại Đức đang tu học và hành đạo tại chùa Linh Mụ và một số chư Tăng Ni từ các chùa khác kéo tới ngồi tọa kháng ở nhiều chỗ trên đường Lê Lợi. Đồng bào tụ tập lại mỗi lúc một đông trong không khí hừng hực và khí thế.
Háo hức khi nghe tin đám đông đang tụ tập, tôi lái Honda chở cô con gái đầu mười sáu tuổi, chạy thật chậm xuyên qua đám đông, thỉnh thoảng, làm ra vẻ bị kẹt xe, dừng hẳn lại quan sát mà thực ra cũng để dự phần. Cô con gái tôi ngạc nhiên hỏi: Gì mà người ta lại tụ tập đông như vậy, ba? Tại sao mấy thầy lại ngồi giữa đường vậy? Tôi nói: Huế ngày trước của ba là như vậy đấy. Để làm gì ba? Biểu tình. Sao họ lại biểu tình? Để đòi hỏi chính quyền phải thỏa mãn những nguyện vọng của họ. Nguyện vọng gì vậy ba? Tôi lúng túng: họ đòi…tự do. Tự do là gì vậy ba? Tôi nói lớn lên con sẽ hiểu. Cuộc biểu tình kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ trước khi bị công an thẳng tay đàn áp. Nghe nói, chỉ đạo cuộc trấn áp này là một viên chức cao cấp trong Ban Tôn Giáo nhà nước, trước đây hoạt động nằm vùng trong hàng ngũ sinh viên Phật tử Huế.
Trước 1975, dẹp cuộc biểu tình này sẽ có cuộc biểu tình khác. Sau 1975, biểu tình bị tuyệt đối cấm. Đêm ngày, chỉ có một chiếc loa duy nhất, dù là loa rè, loa bể hay loa nứt. Nhà nước cộng sản bảo: đất nước chỉ cần một cái miệng. Một mình một cõi, mặc sức nói. Nói hươu nói vượn miết, hèn gì, chả thành miệng quai xách!
3. Có một thời
Huế, cũng như Hà Nội, Sài Gòn vốn là biểu tượng chung cho cả đất nước, vì cả ba, trên quá trình lịch sử, đã từng đóng vai trò “thủ đô”. Người Việt Nam, dù quê ở đâu, có lẽ ai cũng mang một chút Hà Nội, một chút Huế, một chút Sài Gòn ở trong lòng. Tổ tiên ta, trên con đường di dân tìm đất sống, mấy ai không phải đi ngang Huế, dừng lại ở Huế, làm người Huế trước khi vượt con đèo Hải Vân hiểm trở để xuôi Nam, trở thành người Đà Nẵng, người Nha Trang, người Sài Gòn, người Vĩnh Long… Triều Nguyễn, giòng họ lập ra Huế, vốn gốc Gia Miêu, Ngoại Trang, Thanh Hóa; vua Quang Trung, người Bình Định, chọn Huế để làm lễ lên ngôi. Nhiều phi tần nhà Nguyễn gốc miền Nam, theo chồng, mang theo cả bà con, cháu chắt ra định cư ở Huế. Nhiều người từ các nơi khác về Huế làm quan hay học hành, lấy vợ sinh con, trở thành dân Huế. Tôi cũng thế, tổ tiên vốn từ miền Bắc trên đường kiếm sống, đã đến Huế định cư đâu từ đầu thế kỷ trước (20). Chẳng lạ gì, nhiều gia đình “Huế chay”, nhưng lật gia phả ra, thì hóa ra, tổ tiên vốn gốc ở Quảng Nam, Bình Định, Sơn Tây, Hà Nội hay Cần Thơ, Rạch Giá…
Huế không của riêng ai.
Là thủ đô, Huế là cái nôi của mọi biến cố: thay vua đổi chúa, tranh chấp con trưởng con thứ, loạn Chày Vôi, thất thủ kinh đô, cướp chính quyền, thoái vị, truất phế… Đến thế hệ tôi – những người sinh ra vào những năm quanh quanh thập niên 1940 – khi lớn lên, thì Huế đã trở thành “cố đô”. Sau hiệp định Genève, cố đô Huế may mắn được “chia” cho miền Nam, nhờ thế, thoát khỏi hơn hai chục năm chịu đựng cái “lò” thí nghiệm phí phạm cả người lẫn của của miền Bắc xã hội chủ nghĩa; lại được giao tiếp với thế giới văn minh, tiến bộ bên ngoài, tạo cơ hội cho sự phát triển trên nhiều lãnh vực khác nhau.
Tưởng đã là “cố đô”, thì yên. Đột nhiên năm 1963, sau một thời gian ngủ vùi trong “xứ Huế mộng mơ”, “cố đô” sinh chuyện. Đêm đó, Phật Đản, tôi đạp xe qua cầu Trường Tiền, tiến theo dòng người đến đài phát thanh Huế để đòi hỏi được nghe phát thanh lại bài phát biểu của Thượng Tọa Trí Quang tại chùa Từ Đàm sáng hôm đó về sự kiện cấm treo cờ Phật giáo. Đang loay hoay nhích từng chút một giữa cầu, thì chợt nghe một tràng tiếng nổ vang từ phía bên kia cầu, tôi hốt hoảng quay ngược, vác chiếc xe đạp chạy bộ cùng đoàn người hoảng loạn dồn về phía phố, rồi vội vã đạp về nhà. Tám người chết! Sự kiện đơn lẻ đó bỗng trở thành một bước ngoặt lịch sử: phản ứng dây chuyền tạo thành một chuỗi biến cố mà cả thế hệ tôi bơi lội, vùng vẫy trong đó cho mãi đến…1975.
Từ đó, suốt cả một thời gian dài, địa danh Huế xuất hiện dài dài trên các bản tin nóng bỏng hàng ngày của truyền thông quốc tế, vượt qua cả hai “thủ đô” Sài Gòn và Hà Nội. Huế tuyệt thực. Huế tự thiêu. Huế xuống đường, Huế bãi khoá, bãi thị. Huế giới nghiêm. Huế “ghế đá công viên dời ra đường phố”. Huế hội thảo. Huế đốt phòng thông tin Mỹ. Huế bàn thờ ra đường. Huế Mậu Thân. Huế mùa hè đỏ lửa. Huế chạy giặc. Chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử, Huế tự do, sôi động và tang thương như thế. Huế sẵn sàng cho mọi khả thể: phát biểu, hát hò, lên án, đòi hỏi, đàn áp, bắt bớ, tù đày…Dù chiến tranh khốc liệt, cả miền Nam mở toang. Huế mở toang. Khao khát tự do và dân chủ thôi thúc tuổi trẻ dấn thân. Bạn bè của tôi và tôi đã tham dự rất nhiều lần những cuộc bãi khóa, xuống đường, hội thảo chống độc tài, đòi tự do, dân chủ đòi bầu cử đa nguyên đa đảng, chống tham nhũng, độc tài. Bản thân tôi đã phải vào tù hai lần vì tội tham gia “tranh đấu”.
Bày tỏ quan điểm, lập trường và đòi hỏi của mình qua các cuộc biểu tình là một sinh hoạt cần thiết thúc đẩy cải cách và tiến bộ. Những quốc gia gần gũi như Đại Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân hay Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ đều lần lượt trải qua những cuộc vùng lên như thế của nhiều thế hệ sinh viên học sinh, trước khi trở thành những nước dân chủ phát triển như hiện nay. Tiếc thay, Việt Nam bị hoàn cảnh lịch sử đẩy qua một số phận khác. Thay vì là một động lực giúp đất nước phát triển về hướng dân chủ và tự do như thế hệ tôi mơ ước, các phong trào đấu tranh trở thành những “con ngựa thành Troy” (The Trojan Horse) [8] của đảng cộng sản. Họ đưa người len vào hàng ngũ Phật giáo, cài cán bộ vào các tổ chức sinh viên học sinh và các phong trào tranh đấu để quay hướng theo mục tiêu định sẵn của họ. Thắng lợi xong, họ dùng chiêu bài “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, lập tức đóng kín mọi cánh cửa, đẩy đất nước ngược về chính sách bế quan tỏa cảng của triều đại phong kiến xưa cũ. Hai chữ “giải phóng” trở thành phản ngữ: thay vì mở ra, nó trùm một bức màn đen kín mít lên toàn bộ đất nước. Sau 1975, cả một miền Nam hôi hổi nóng bỗng nhiên nằm im re như bị hóa đá.
Biến cố tạo nên nhân vật. Thế hệ trước, quý ngài: Ngô Đình Thục, Cao Văn Luận, Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Tiêu Diêu…và một khuôn mặt đặc thù: cố vấn Ngô Đình Cẩn. Thế hệ sau, mới toanh: những là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Bửu Tôn, Vĩnh Kha, Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Đính, Trần Quang Long, Phan Duy Nhân; những là Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hữu Ngô, Thái Ngọc San, (Tiêu Dao) Bảo Cự, Lê Khắc Cầm, Lê Đình Cai, Lê Hữu Bôi, Hồ Tính Tình, Chu Sơn, Võ Văn Đông…Quán cà phê, giảng đường và những cuộc tranh cãi đã làm tất cả chúng tôi không lạ gì nhau. Trong số họ, có người là thầy, có người là bạn học, bạn cùng xóm, bạn cà phê, bạn tranh đấu hoặc có khi là bạn “đối thủ”. Huế thời đó mang không khí của một thành phố phương Tây nào đó thu nhỏ. Paris chẳng hạn. Các tài năng cỏ đủ không khí và điều kiện tự do để phát triển, nhất là về văn học nghệ thuật. Chỉ xin nêu lên một số khuôn mặt điển hình: Đinh Cường (họa), Bửu Ý (dịch), Ngô Kha (thơ), Trịnh Công Sơn (nhạc), Huỳnh Hữu Ủy (biên khảo), Tôn Thất Lập (nhạc), Miên Đức Thắng (nhạc), Túy Hồng (văn), Nhã Ca (văn), Nguyễn Tuấn Khanh (họa, văn)), Trịnh Cung (họa), Vĩnh Phối (họa), Lữ Quỳnh (văn), Tôn Thất Văn (họa), Bửu Chỉ (họa), Hà Thanh (ca)…Nổi trội hơn hết là Trịnh Công Sơn. Đây là một hiện tượng Huế bất ngờ, có đôi chút trớ trêu. Hiện thực Huế và các biến cố Huế chật ních trong nhạc của chàng: hàng cây, nắng, mây, công viên, phượng, gió, ghế đá, mưa hồng, đại bác, đàn bò, xác người, những “chúa nhật buồn” và những “đêm khuya lạnh ướt mi”. Được nuôi dưỡng bằng không khí Huế, người nhạc sĩ này vừa “âm nhạc hóa” Huế, lại vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho Huế.
Không có một Huế giai đoạn 1954-1975 như thế, chắc chắn sẽ không có những tài năng và một gia tài văn học nghệ thuật để lại cho đất nước như thế.
Tôi không nói ngoa.
Bửu Ý, một trong những nhà văn-dịch giả có nhiều đóng góp cho văn học miền Nam, hiện đang sống ở Huế, qua một cuộc phỏng vấn đăng tải trên tờ Sông Hương, cho biết một cách cụ thể không khí trí thức của thành phố này vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960:
“Lúc bấy giờ ở Huế cũng có một tờ tạp chí vô cùng quan trọng, đó là tờ Đại Học, tập hợp cả những cây bút nổi tiếng ở Huế lẫn Sài Gòn. Nhờ có báo chí cởi mở, nở rộ (dù chịu kiểm duyệt bởi Sở thông tin nhưng rất nhiều khi Sở thông tin kiểm duyệt chỉ cho có chứ không theo sát các tờ văn nghệ) trên một vùng đất như vậy thì nó sẵn sàng tiếp thu tư tưởng của nước ngoài, của Tây phương đến. (…) Hồi đó những tờ báo miền Nam luôn luôn sẵn chực để ngợi ca và kỷ niệm những gương mặt lớn trong văn học nghệ thuật thế giới. Khi có một hiện tượng như cái chết của nhân vật lớn hay kỷ niệm ngày mất của các tiểu thuyết gia thì miền Nam luôn luôn làm những số báo về họ. Những số báo này trở lại giúp đỡ cho sinh viên rất nhiều trong học tập. Sinh viên lúc ấy đọc sách, đọc báo nhiều lắm. Không chỉ sinh viên đọc thôi mà tầng lớp đọc còn xuống cả trường trung học, ở Huế thì có trường trung học lớn như Quốc Học, Đồng Khánh. Học sinh cỡ lớp 11, 12 đã tìm đọc các tờ báo đó rồi cho nên trình độ tư tưởng, tiếp thu rất mạnh và rất bao quát. Chừng đó thôi cũng đủ thấy những tư tưởng mới sẵn dịp là nảy nở trong lòng công chúng. Những tư tưởng mới này còn phản ánh trong nghệ thuật nữa mà đặc biệt là nhạc và họa. Hồi đó là thời cực thịnh của nhạc và họa ở miền Nam. Nếu kết nối với nữ giới và phong trào nữ quyền ở miền Nam thì lúc bấy giờ họa sĩ họ vẽ tranh thiếu nữ khỏa thân rất nhiều và đạt đến mức nghệ thuật cao. Những hiện tượng này cũng giúp cho phong trào nữ quyền lớn mạnh.
(…)
Đó là những người vừa vẽ vừa đọc sách. Họ có rất nhiều tập hội họa trên thế giới nên trước khi vẽ họ đã xem tranh. Chẳng hạn như tranh thiếu nữ hoặc thiếu nữ khỏa thân rất đẹp của Miró, Mondrian… Những họa sĩ miền Nam lúc bấy giờ xem những bức tranh này mà mê mẩn. Và những tác phẩm này không ai kiểm duyệt cả. Họ là Trịnh Cung, Đinh Cường, Nguyễn Trung… Họ vẽ không thua gì họa sĩ nước ngoài. (…) Hồi đó trong xã hội những thú vui tiêu khiển không nhiều nên học trò từ trung học như Đồng Khánh, Quốc Học đều đọc sách triết cả. Họ đọc triết học qua sách/ tạp chí dịch nhưng cũng rất giỏi tiếng Pháp. Năm 1957, tôi vừa học đại học vừa đi dạy ở trường Quốc Học Huế. Vào lớp Đệ Nhị, Đệ Nhất là toàn nói tiếng Pháp chứ không bao giờ nói tiếng Việt, chỉ khi tôi thấy từ nào khó quá tôi mới viết nghĩa lên bảng. (…) Hồi đó sinh viên, học sinh Đồng Khánh, Quốc Học có cái mốt thời thượng: các tác phẩm của tác giả phương Tây vừa ra mắt trên thế giới là có mặt ở Sài Gòn và Huế liền. Chẳng hạn cô học sinh học lớp Đệ Nhị trường Đồng Khánh nhét một chiếc khăn mùi soa nhỏ vào tập thơ bằng tiếng Pháp, cầm trên tay đi học. Cái mốt rất đẹp, rất dễ thương. ” [9]
Vâng, Huế của tôi!
Thử hình dung lại vài nét Huế của những ngày không-cộng-sản đầu tập niên 1970, dưới ngòi bút của Chu Sơn, một cán bộ cộng sản hoạt động nằm vùng:
“Một sớm cuối thu 1972, sau “đêm không ngủ” hừng hực khí thế tranh đấu cùng các anh em học sinh, sinh viên, tôi và anh Ngô Kha cùng rời sân trường Đại học Văn khoa Huế. Không khí mát mẻ, mù sương của buổi tinh mơ khiếnchúng tôi tỉnh táo và sảng khoái lạ lùng. Dường như cả thành phố Huế tràn ngập trong sương mù.Vòm các nhịp cầu Trường Tiền trông như những con thuyền bồng bềnh trên khói sóng. Chúng tôi không băng qua cầu để về nhà anh Ngô Kha làm một giấc ngủ bù như dự định, mà đi dọc theo đường Lê Lợi, con đường đẹp nhất theo cảm nhận của một người bạn đã đi khắp góc bể chân trời. Đường Lê Lợi sáng hôm ấy hiện ra trước mắt chúng tôi tựa một dải lụa hoa màu nguyệt bạch rủ xuống từ trời cao. Các ngọn đèn vàng đi ngủ muộn ẩn hiện trên những vòm lá muối có vẻ không thực. Lác đác mấy nữ sinh lớp nhỏ áo dài trắng từ ngoại ô đi học sớm đang tung tăng đuổi bắt nhau hay nhảy dây trong sân trường Đồng Khánh cũng có vẻ không thực. Cái đẹp thường là mong manh, ẩn mật. Chúng tôi lẳng lẽ đi bên nhau như sợ một động thái vô tình nào làm cái đẹp huyền hoặc tan biến đi. Quán cà phê cô Ba ở phía bên kia cầu Nam Giao như vừa mới bịn rịn làm một cuộc giã từ. Mấy sợi tơ trời còn vương vấn trên mái ngói tàn cây.” (…) “Quán cà phê đã có lác đác thêm nhiều khách hàng. Cuộc độc thoại của anh Ngô Kha về tình hình đất nước, về những người học trò của anh (Chỉ, Hiền, Quê, Cước, Nhân, Dung…) về phong trào học sinh, sinh viên Huế, về thân phận của người trí thức, về chiến tranh, về hoà bình…tưởng chừng không bao giờ dứt. Dường như anh Ngô Kha không hề biết hoặc không màng để ý rằng nơi này (quán cà phê cô Ba) ngoài chúng tôi còn có nhiều người khác nữa. Và tất nhiên không phải ai cũng đồng tình, chia sẻ với anh ,và chắc chắn không thiếu những ánh mắt nhìn về phía chúng tôi nghi ngại, căm thù. Cô Ba, bà chủ quán thì biết hết. Cô kín đáo khẽ đá vào chân tôi khi mang thêm nước trà. Chúng tôi rời quán cà phê khi mặt trời đã lên cao. Một ngày nắng gắt lại bắt đầu. Mùa thu năm đó thời tiết đặc biệt vào ban ngày hết sức ngột ngạt oi bức. Có lẽ cái nóng cháy của “mùa hè đỏ lửa” vẫn âm ỉ, lẩn quất đâu đây. Giá mà lúc đấy có ai nói về một thành phố Huế bồng bềnh trong sương khói mới chỉ cách đó hơn một tiếng đồng hồ thôi thì sẽ có một người Huế khác bảo là dối trá lừa bịp. Cũng dể hiểu thôi bởi bấy giờ họ đang ngon giấc, hoặc không ít người trằn trọc, rã rời mệt mỏi suốt đêm chỉ vừa kịp chợp mắt trước bình minh.” [10]
Tuy Chu Sơn cố ý nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực của phong trào đô thị do cộng sản giật dây và bộ mặt tiêu cực của chính quyền VNCH (theo dõi, bắt bớ, đàn áp…), một khung cảnh như thế là khá tiêu biểu của Huế thời chiến: mở. Nó có chỗ cho chuyện “hừng hực đấu tranh” của tuổi trẻ hay cho một người chống chế độ như Ngô Kha “độc thoại về tình hình đất nước”, điều hoàn toàn không bao giờ có dưới chế độ cộng sản sau này, dù trong thời bình. Về mặt trấn áp, so ra, chuyện theo dõi, bắt bớ, tù đày, tra khảo thì công an cộng sản còn tinh vi, bài bản, quy mô, liên tục và tàn bạo hơn nhiều.
(còn nữa)
Trần Doãn Nho
————————–
[1] Dalatarchi:
http://dalatarchi-tranconghoakts.blo...thanh-hue.html
[2] Ngự, Thị, Tham, Tôn…là chữ gọi tắt của một số chức quan dưới triều Nguyễn.
[3] Xem:
[5] Trong cuộc bầu cử tổng thống VNCH năm 1971, có hai liên danh: liên danh 1 là Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương và liên danh 2 do Dương Văn Minh làm thụ ủy liên danh; liên danh này đã nộp đơn ứng cử nhưng rồi rút lui.
[6] Xin lưu ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là Giáo Hội độc lập được thành lập dưới thời VNCH; khác với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) – không có hai chữ “thống nhất” (TN) – là Giáo Hội quốc doanh do nhà nước cộng sản thành lập vào năm 1981.
[7] Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch trước đó một năm, năm 1992.
[8] Theo thần thoại Hy lạp, “con ngựa thành Troy” là một con ngựa gỗ rỗng ruột, trong đó, một số lính Hy Lạp ẩn mình, bí mật lọt vào cửa và chiếm được thành Troy, nhờ thế mà cuộc bao vây thành 10 năm mới chấm dứt. Nghĩa ẩn dụ: một người hay vật bí mật tham gia một tổ chức để tấn công phá hoại nó từ bên trong.
[9] Võ Bảo Trâm, Bửu Ý nhìn lại đời sống văn học miền Nam giai đoạn từ 1954 – 1975, tạp chí Sông Hương,
[10] Chu Sơn, Bửu Chỉ: bằng chính mình đến với cuộc đời
Trần Doãn Nho
Huế trầm mặc, cổ kính.
- Nó
Cô cháu gái đón tôi từ phi trường, chỉ cái nhà lầu mấy chục tầng thuộc loại cao nhất khi xe vào thành phố, nói, bác xem, của ông Phạm Nhật Vượng mới xây đấy, thành phố mình chừ ngon chưa. Ừ, thì ngon, nhưng không phải là thành phố của bác. Cô cháu kinh ngạc, bác nói gì cháu không hiểu.
Vâng, đúng là cô không sao hiểu nổi. Cô sinh ra đầu thập niên 1990, sau tôi cả gần nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ ấy rất ngắn, rất nhanh, nhưng những gì diễn ra lại dài bằng cả mấy thế kỷ trước gộp lại.
Tôi lớn lên bằng hình ảnh của những thành quách kiên cố gạch đá rêu phong, nơi tôi rờ rẫm, leo trèo, chạy nhảy suốt thời thơ ấu. Quen thuộc là thế, nhưng tôi không nguôi ngạc nhiên về sự bền bỉ lì lợm của chúng. Đối với một cậu bé, sự hiện diện của khu Hoàng Thành là một thực thể bí ẩn, đầy khuất lấp, y như thể là mã số của một hiện hữu hoang đường. Bốn trăm rưỡi năm trước, một viên quan cùng tùy tùng từ miền Bắc được cử vào trấn thủ – đúng ra là chạy trốn ông anh rể tiếm quyền – một vùng đất hoang ở phía nam đất nước, tưởng chỉ để dung thân, ấy thế mà về sau, trở thành thủ phủ của một xứ sở mới: Đàng Trong. Lịch sử thường thích trò bất ngờ như thế. Hơn hai trăm năm sau, Đàng Trong sụp đổ. Lại một bất ngờ mới: một đứa cháu mười đời mới mười sáu tuổi, chưa được ban cho một vai vế nào, quyết tâm phục hồi lại sự nghiệp của gia tộc tưởng đã rơi vào tay một dòng họ khác. Bôn ba gian khổ, cậu cháu thành công, chấm dứt bi kịch phân tranh, trở thành vua của một xứ sở thống nhất! Trở về thủ phủ cũ, vua trưng thu đất đai của tám ngôi làng (Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, Thế Lại, An Vân, An Hòa, An Bửu và An Mỹ) để xây kinh thành cho triều đại mới. “Hơn 3 vạn lính và dân phu từ Quảng Bình đến Quy Nhơn đã được huy động đến Huế thi công. Ðến năm 1807 thêm 85.000 binh lính ở Thanh Nghệ và Bắc Thành được đưa vào tăng cường lao dịch ngày đêm. Ban đầu thành đắp bằng đất, bằng gỗ ván bọc mặt ngoài. Năm Gia Long 17 (1818) mới cho xây gạch 2 mặt Tây và Nam. Hai mặt đông và bắc xây gạch năm 1822. Ðến năm 1838, đời Minh Mạng, việc thi công mới hoàn tất và sau đó còn được tu bổ nhiều lần. Kinh thành Huế có chu vi gần 10.000m, diện tích 520 ha. Thành cao 6,6m, 10 cửa ra vào, trên thành có 24 pháo đài, ngòai thành có hệ thống hào và sông đào bảo vệ. Về phía Ðông bắc còn có một thành phụ gọi là Trấn Bình Ðài hay còn gọi là Mang Cá. Bên trong và bên ngoài kinh thành là hằng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ, chính phụ khác nhau.” [1]
Biết bao mồ hôi, nước mắt và khổ ải.
Hoang đường sao được!
Là kinh thành, hai trăm năm qua, nó cũng lại là sân khấu, khởi đầu cho những vở kịch mới với các khuôn mặt mới, lần lượt thay nhau đóng những vai trò khác nhau trong các biến cố lịch sử. Có biến cố là có hận thù và khổ não. Bất ngờ, năm 1975, biến cố diễn ra trước mắt tôi. Từ lâu trước đó, tôi vẫn tưởng kẻ thắng, người thua chỉ là chuyện của ai đó trong lịch sử. Hóa ra, đó cũng là chuyện đời tôi. Tôi (thuộc phe) thua! Kẻ thắng thì hưởng thụ, người thua thì chịu đựng, tất nhiên thôi. Gắn bó buồn vui với nó hơn nửa đời, gặp cơ hội, đành phải bỏ đi, ngậm ngùi, tưởng đi là đi luôn. Ấy thế mà trở lại. Và dị ứng. Lợi dụng lúc tôi vắng, nó thay đổi chóng mặt, tước mất đi cái thế giới thân quen của tôi. Trong xôn xao cờ xí, xôn xao người, xôn xao xe, xôn xao phố phường, nó dửng dưng tôi. Tôi không thể dửng dưng, nhưng nhìn nó, tôi thấm thía một nỗi tan vỡ vô hình: những mảnh vụn li ti của nó bắn tung tóe thẳng vào ký ức đậm đặc ngày tháng cũ trong tôi. Tôi thuộc típ cổ điển, dễ mủi lòng. Suốt mười mấy ngày ngắn ngủi trôi nhanh, ngày nào, tôi cũng lái xe gắn máy chạy đi chạy lại giữa lòng nó, mong tìm thấy đôi chút thân quen. Vô ích! Nhìn dòng người già trẻ trai gái chen chúc trên đường phố ngoài kia, tôi say sóng, lạc đường. Và lạc lõng. Họ có Huế riêng của họ, không dính dấp gì đến chuyện được, thua của (thế hệ) tôi. Một nửa trong số đó, có thể, chẳng hề có mặt trên đời khi tôi ra đi vào đầu thập niên 1990. Cô, cậu dầy dầy nào dưới sáu mươi có lẽ chẳng biết gì về những cuộc bãi khóa, xuống đường sôi động và hàng trăm thứ vô danh khác vào những năm tháng trước biến cố tháng 4/1975. Với họ, tôi chẳng hề hiện hữu. Với tôi, khối người ào ào chạy tới chạy lui trên khắp các ngả đường rộn rịp này hoàn toàn là một cõi khác với những lo toan khác, những bận bịu khác và những giấc mơ khác.
Nó tràn trề hiện tại.
Tôi hoàn toàn quá khứ.
Tôi không hề có thành phố ấy. Tôi đã nhiều lần không nhìn nhận nó. Ở nước ngoài, khi nhớ, tôi xem nó là một cái gì bội bạc:
thành phố thì còn
huế đã đi
vĩnh viễn đi
Đã qua có nghĩa là mất tích.
Nói cho cùng, chúng tôi mất tích nhau.
Sông Hương trong cơn mưa phùn xứ Huế
2. Cảnh & người
Thành Nội, nơi mười ba triều vua ngự trị, bị những biến động thời cuộc dập vùi, trở thành vô chủ. Cư dân tứ xứ lần lượt chuyển vào, xây nhà dựng cửa, biến khu đầu não của cả nước trong gần một thế kỷ rưỡi trở thành một nơi dân dã xô bồ. Lúc tôi lớn lên, vua chúa, quan lại với ngựa xe rộn ràng một thời đã hoàn toàn cổ tích. Dấu vết vàng son xưa lờ mờ đọng lại trong một hoàng thành tường nghiêng mái sập, cỏ dại và gạch đá vương vãi, nơi bọn trẻ con chúng tôi lang thang trong những trưa hè cùng với chim, ve, dế và bông sứ…Thỉnh thoảng thấp thoáng đâu đó một bà Ngự, bà Thị hay ông Tôn, ông Tham [2] với nét kiêu sa ẩn nhẫn của những người nằm ngoài rìa thời cuộc. Nhìn họ, tôi thâm cảm nỗi niềm của một thế hệ đang tan biến dần vào mờ mịt thời gian. Nhà tôi ở vùng Nam Thành Nội, không xa lắm với góc chính nam của nó, Nam Đài: đài phía Nam. Thỉnh thoảng tôi cùng lũ bạn rủ rê nhau leo đua lên mấy chục tầng cấp, đứng nhìn ra ngoài thành, ngắm cầu Bạch Hổ buồn rầu vắt ngang qua dòng sông Hương, nơi lâu lâu lại nghe tin một thiếu nữ nào đó nhảy xuống dòng nước lờ đờ bên dưới kết liễu đời mình vì cuộc tình không toại nguyện. Sau này, mỗi lần có dịp tán tỉnh cô nào, tôi vẫn bị ám ảnh bởi những cái chết lãng mạn sầu thảm này. Không khỏi nghĩ đến ca khúc “Hẹn hò” của Phạm Duy.
Gái Huế. Tranh Đinh Cường.
Con đường trước mặt nhà tôi dài chừng hơn cây số, khởi đầu từ khu tường phía nam Đại Nội (Hoàng thành), vượt qua một trong mười cửa thành – cửa Hữu – tiếp giáp với quốc lộ 1, mang tên một nhân vật lịch sử, Yết Kiêu. Tên đường – may mà không bị đổi thành Huỳnh Văn Bánh hay Nơ Trang Long… – là một phần trong căn cước đời tôi; nó luôn luôn có mặt trong mọi đơn từ, tờ khai lý lịch, thi cử, xin việc, ra trường. ở tù, xuất cảnh. Khác hẳn với vùng phía đông và bắc (khu ngã tư Anh Danh, cửa Đông Ba) với nhiều phủ, bộ, phố xá rộn ràng, vùng tôi ở vườn nhiều hơn nhà, cây cối um tùm, đường sá hư hỏng, bụi bờ rậm rạp. Hai di tích lịch sử trong vùng đều bị bỏ hoang từ lâu. Một là Tân Miếu, nơi thờ vua Dục Đức, rêu phong phủ đầy, phía trước là một cây mù u cô độc cành lá lơ thơ, đọt cây vươn lên cao, nghe nói là nơi trú ngụ của một con yêu tinh thường hay kêu réo nỉ non những đêm mưa gió; hai là Đàn Xã Tắc, một khu đất khá rộng dùng làm nơi thờ thần đất và thần lúa, trở thành vườn mía, nơi tôi và lũ bạn vẫn lẻn vào những buổi trưa hè nắng như đổ lửa bẻ mía trộm ăn liền tại chỗ. Hai bên vườn nhà tôi là hai khu vườn rất rộng vắng chủ, tranh, cỏ mọc đầy; phía sau cũng là một khu vườn rộng cây trái um tùm như rừng, chủ nhà là một ông thợ rèn già yếu, chẳng mấy khi đi ra ngoài. Cư dân hầu hết là lao động ngụ cư. Hàng ngày vẫn thấy chú Năm, ông Mứt, bác Nản vác cuốc đi làm thuê, chú Chẩn đạp xích lô, chú Khánh đi lồng nhãn. Con cái họ, có đứa đen đủi, sài ghẻ quanh năm, áo quần vá chằng vá đụp, là những thằng bạn thiếu thời thân thiết của tôi. Giữa xóm tôi với xóm sau là một đoạn đường ngắn, hai bên tre phủ thành vòm, ban ngày im mát, ban đêm âm u, nơi hẹn hò lý tưởng của những mối tình vụng trộm. Khoảng giữa, một bên là cái ao khá lớn và bên kia là cánh đồng trồng lúa vuông vắn của bà Lý, nơi diễn ra mọi hoạt động cày cấy chẳng khác gì cảnh các làng quê trong các bài tập đọc trong sách Quốc Văn. Vào mùa lúa, sân nhà bà Lý (ở xế nhà tôi phía bên kia đường) rộn ràng cảnh đạp lúa, truốt lúa, phơi lúa, giã gạo. Nhớ có lần, giữa mùa đông mưa dầm giá rét, con trâu cày to lớn của bà ta đột tử, phải thuê người xẻ thịt đem biếu cả làng nhờ ăn giùm, mùi tanh tao bốc lên suốt một thời gian dài.
Xóm nhà quê mùa đó giờ mất hẳn dấu. Vườn đào, vườn nhãn, vườn chuối, giàn bầu, giàn bí, sân chơi, ao nuôi cá, hàng chìa tàu, bể cạn, hòn non bộ, những bụi mâm xôi chen trong lau lách biến mất theo bóng dáng của những ông bà chú bác o dì nghèo nàn và buồn bã của thế hệ trước lần lượt về nằm yên nghỉ ở các nghĩa trang. Nhà nối nhà, vách sát vách, chỗ nào cũng lao xao buôn bán, ồn ào, sôi nổi. Đủ loại: quán cà phê, tiệm nhậu, cửa hàng vàng bạc, tiệm thuốc tây, tiệm hớt tóc, đại lý bán vé máy bay, tiệm sửa đồng hồ, quán bún bò, quán bánh canh, tiệm sửa honda, lớp dạy nhạc, lớp dạy Anh văn, trạm xăng dầu…Chỉ trừ những cây phượng mới trồng dọc theo con đường như để điểm trang, còn tất cả không gian đều bị chiếm đoạt. Xen trong những góc hẹp, chỗ thì là một cây nhãn còn sót lại, nhỏ bé gầy còm, chỗ thì một bụi cây vô danh lơ thơ lá lơ thơ cành nhánh, chỗ thì cây chuối lẻ loi chẳng bao giờ ra trái. Tất cả những dấu vết thiên nhiên cũ xưa đó không giành nỗi ánh sáng với những căn nhà lầu mới xây che chắn hết mặt trời. Văn minh là xâm lăng, là chiếm đoạt, là phố-hóa. Phố là mặt tiền. Mặt tiền đồng nghĩa với…tiền, dù không gian chỉ đủ chỗ cho một cái bàn bán vé số hay một rổ trái cây.
Phố như cơn dịch, tiếp tục lan ra khắp nơi, không chừa một hang cùng ngõ hẻm nào.
Trước, thành phố nhàn rỗi, chậm rãi; giờ bận bịu ngày đêm. Phượng còn, nhưng “mưa” chẳng “hồng”, không thèm “bay trên tầng tháp cổ”, công viên nhiều, nhưng hiếm “nắng thủy tinh”; mùa “hạ” nồng, nhưng không mấy “trắng”, “vai em” dường như không còn “gầy guộc nhỏ”…Những hình tượng thơ mộng này chỉ còn là những mẩu nhớ vụn vằn, dù người vẽ ra chúng, Trịnh Công Sơn, được vinh danh bằng một con đường nhiều quán nhậu và căn nhà ở cũ của chàng được bảo tồn với một cái tên nghe vừa nặng (nề) vừa hụt (hẫng): “Gác Trịnh”!
Qua lăng kính dịch vụ và lợi nhuận, tất cả những di tích lớn, nhỏ của thành phố đều được phục chế, tân trang để thu hút du khách, kiếm tiền. Toàn bộ Hoàng Thành và quảng trường phía trước bây giờ được tô son vẽ phấn, sáng sủa và hiện đại. Đi ngang đó, ta sẽ được gặp những “cung nữ”, những “mệ”, những “ôn” tha thướt, đủng đỉnh trong các bộ lễ phục truyền thống, đi lui đi tới để…chào khách tham quan.
Nhìn cảnh này, tôi không khỏi liên tưởng đến hai câu “ca dao” của dân Huế ngày nào:
Trần Hoàn cùng với Bùi San
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao
Bùi San, nguyên Bí Thư Tỉnh Ủy Bình Trị Thiên những năm cuối thập niên 1980; Trần Hoàn, nhạc sĩ, Trưởng Ty Văn Hóa Bình Trị Thiên, tác giả của “Sơn nữ ca”, “Lời người ra đi” …Hai câu này đã gây ra nhiều lời qua tiếng lại và cải chính từ gia đình hai nhân vật trong cuộc. Đúng hay sai, tôi thực tình không rõ, nhưng nó đã là “ca dao” [3]. Một trang mạng viết: “Như thế, chuyện phá đàn Nam Giao là sự thật, không thể phủ nhận. Tấm “nghìn năm bia miệng” còn nguyên vẹn sờ sờ, bất chấp ai đó cố tìm mọi cách để tiêu hủy hay che giấu. Ấy là kinh nghiệm đắt giá, là bài học thấm thía cho muôn đời về việc đối xử với di sản lịch sử – văn hóa của tiền nhân.” [4] Dân Huế quả thâm trầm: “ca-dao-hóa” một sự kiện điển hình như thế, thực ra, họ muốn cảnh cáo đám kiêu binh “cách mạng” về xu hướng đập phá, hủy diệt truyền thống đã từng trở thành một phong trào đuợc xưng tụng ngất trời mấy chục năm trước ở miền Bắc. Chả là, Huế vốn là sản phẩm của một vương quyền mà người sáng lập bị nhà nước cộng sản tố cáo là rước voi về dày mả tổ, do đó, được xếp ngang hàng với những tên phản động hiện đại: “thằng” Gia Long (như “thằng” Diệm, “thằng” Thiệu, “thằng” Nixon…).
Du lịch phát triển, Huế rộn ràng ăn, nhậu. Nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, sạp, xe, quầy, gánh bán đồ ăn lưu động có mặt trên từng đoạn đường và trong các hang cùng ngõ hẻm. Thượng vàng hạ cám: Nhà Cám (Bún Đậu Mắm Tôm), Bánh ướt bún thịt nướng Huyền Anh, Bánh tráng trộn, Bánh canh o Bướm; Gợi tò mò bằng cái tên “không giống ai”: Ăn vặt chip House, Bò né 3 ngon, Quán ăn gắn, quán ăn vặt Cỏ May, Quán ăn vặt Thảo nguyên; đẻ ra món mới: Trứng lộn bóp, Nướng Lu Út, Cà phê muối, Vịt lộn um bầu. Không khí ăn nhậu rõ nét nhất là ở đường Trịnh Công Sơn. Từ đầu đường đến cuối đường là một chuỗi những quán nhậu: Quán Nhậu Bình, Quán Nhậu Chiến Thắng, Quán Nhậu Diễm Xưa…Quán thì nằm bên kia đường, nhưng chỗ nhậu thì nằm dọc theo bờ sông Hương, có nơi sát bờ nước, buổi chiều vừa ngồi nhậu vừa phải liên tục đập muỗi. Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là con đường duy nhất không có quán cà phê. Trước đây, nghe nói con đường này khá rộn rịp, nhưng không hiểu sao dần dần mỗi ngày mỗi vắng. Có lẽ vì quán nhậu mở ra nhiều quá hay vì ở đây quá bình dân, chỉ thích hợp với dân giang hồ, còn các quan gia và đại gia chẳng hề lui tới vì chúng lộ thiên, vừa không đủ lịch lãm vừa không tiện cho các cuộc nhậu ký kết hợp đồng.
Thi đua với ăn nhậu là cà phê, rộn ràng không kém. Kinh doanh cà phê bây giờ là một thị trường sôi động, vừa tranh chấp nhau vừa tranh chấp với với các quán ăn. Tên hiệu chỗ thì Việt, cà phê, chỗ thì Pháp, café, chỗ thì Anh, coffee: Trầm Cà Phê, Ngói Cà phê, Đại lộ cà phê, Cầu lòn cà phê, Đô cà phê, Nhà bên hồ café, Ngâm cà phê, Trốn Café, Cà phê chân cầu Trường Tiền, Café Thơ Tôn Nữ, Tôn Coffee, Coffee Kỳ Thủ, Paris coffee, Homie Coffee, Coffee Gatka, Grand Coffee, Coffee tổng hội…Có thể có đến hàng (nhiều) trăm tiệm cà phê lớn nhỏ, từ vỉa hè bình dân cho đến những tiệm hết sức sang trọng với một đội ngũ nhân viên phục vụ, đồng phục chỉnh tề. Nhiều quán là dịch vụ kinh doanh của một cơ quan nhà nước nào đó. Xưa, những năm thập niên 1960 & 1970, cà phê là một thứ thời trang của lứa tuổi mới lớn, tập tành làm nghệ sĩ. Quán cà phê đếm trên đầu (vài) ngón tay, chỉ phổ biến trong giới sinh viên học sinh. “Quán” là một gian phòng hay một cái sân hay chỉ là một chiếc quầy di động tự chế. Chủ quán cũng là người làm công. Đó thường là nơi tụ tập nhau để đấu láo, cãi vã giữa những đám choi choi về đủ thứ vấn đề, vấn đề nào cũng lớn hơn những đầu óc còn quá nhỏ bé của họ. Họ là khách của tất cả mọi quán, có thể tạm kể ra mà không sợ bị thiếu: mặn mà văn nghệ thì Dung, Tôn, cô Ba, Tổng Hội, Sơ Huyền; lãng đãng thì Sương Lan, Dạ Thảo, Chiêu; rôm rả thì Chín Lổ, Ba Viên; dân dã, xô bồ thì Lạc Sơn, Phấn. Sáng, ngồi ở Sơ Huyền, gần trưa, cà phê Tôn, cô Ba; giữa chiều Tổng Hội; xế chiều, Bưu Điện…Hôm sau, thứ tự đổi một chút. Hôm sau của hôm sau, lại đổi thứ tự. Vòng vòng là hết một ngày như mọi ngày. Quán cà phê nuôi lớn giấc mộng nhỏ bé của những đầu óc bé nhỏ trong một thành phố nhỏ bé. Thoắt cái, đám trẻ lớn khi nào không hay, kẻ thành thầy, người thành thợ; kẻ nhảy lên rừng, người mặc đồ lính chiến! Có lúc, bạn bè ngày nào bỗng trở nên thù địch, vác súng vác đạn bắn nhau, biến thành phố hiền lành này thành một nơi đầy cả xác người ngay trong những ngày Tết!
Buổi chiều, cháu tôi chở qua cầu Trường Tiền. Gặp đèn xanh đèn đỏ cuối cầu, dừng lại. Người và xe đông đúc như chạy (đi) trẩy hội. Từ An Cựu đổ về, từ Đập Đá ào lên, từ ga tràn xuống, từ phố dồn qua. Đèn chưa chuyển sang xanh, là đường hai chiều trở thành một chiều, lớp chen chúc chạy thẳng, lớp tràn về trái, đụng phải đoàn xe từ phía bên kia – cũng đã trở thành một chiều – lao tới. Bốn phương tám hướng tụ nhau bóp còi inh ỏi, lách, vọt, lấn, chen như (mấy chục) đàn ong vỡ tổ. Ghé vào Grand Coffee nằm ngay góc khu Morin. Hai thanh niên đứng ở cửa đồng phục cúi đầu chào. Cô tiếp viên cũng đồng phục, rất thanh xuân, vồn vã và ngọt ngào giới thiệu đủ thứ cà phê và thức uống. Có một cái gì bài bản hơi quá đà trong cung cách tiếp đãi. Không sao! Kinh tế thị trường mà. Từ chỗ cấm buôn cấm bán bây giờ lấy cái ngon, cái rẻ, cái văn minh lịch lãm để giành khách.
Dọc theo Lê Lợi, con đường đẹp nhất thành phố tấp nập không thua gì đường Trần Hưng Đạo bên phố, quảng cáo hàng hóa và dịch vụ giờ có vẻ như lấn sân hẳn khẩu hiệu ca ngợi sự “quang vinh” và “muôn năm” của đảng Cộng Sản, bây giờ là một cơ cấu chính trị đặc thù mà cách hành xử lại chẳng khác gì một công ty quyền lực chuyên bảo kê cho các hoạt động kinh doanh độc quyền. Cũng như Trường Tiền, Cầu Mới (cầu Phú Xuân, tên chính thức hiện nay) tấp nập người và xe, ba bên bốn bề giành đường, lách, vọt, chen, lấn. Tôi lững thững đi bộ qua cầu, tìm thấy hình ảnh một con sông ngàn năm cứ thế: dòng nước thong thả, hồn nhiên trôi, thách đố mọi vội vã, ồn ào. Nhìn lên thấy núi, nhìn xuống thấy phố. Nhìn hai bên, chập chờn thoáng hiện hình ảnh hai đoạn sông vắng được chọn làm bến đò – bên kia là Nghinh Lương Đình, bên này là Thừa Phủ –, nơi, sáng chiều hai buổi trắng xóa màu áo, tha thướt tóc thề, gọn gàng cặp sách hòa lẫn với má đỏ môi hồng của lứa tuổi xuân thì. Bọn con trai Quốc Học hầu hết đều đến trường bằng xe đạp, nhưng thỉnh thoảng vẫn rủ nhau gửi xe, đi đò, để có dịp gần gũi với những bóng hồng Đồng Khánh trên chiếc ghe chao đảo, vừa sợ vừa thẹn vừa thích. Cầu là phản diện của bến. Cái tiện lợi đã vô tình chiếm đoạt mất của các thế hệ sau những khoảnh khắc thú vị trên bập bềnh sóng nước. Và mất luôn cả những cặp chữ, đọc là lập tức gợi lên nỗi nhớ vu vơ: con đò, chuyến đò, chèo đò, mạn đò, gọi đò, qua đò, đưa đò, lỡ đò, kịp đò, đò chiều…Nhìn hai bờ sông mất bến, không khỏi nhớ Trần Tế Xương:
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
Đứng giữa cầu, ngắm. Bờ bên phải: người; bờ bên trái: người; giữa cầu; người. Người. Người. Người. Ở đâu ra mà người nhiều thế. Ở ngoài Bắc vào? Ở trong Quảng ra? Ở dưới quê lên? Vào những năm thập niên 60, 70 thế kỷ trước, mỗi lần từ Sài Gòn ra Huế, đi giữa phố, tôi có cảm giác bỡ ngỡ tưởng như thành phố đang trong tình trạng giới nghiêm: vắng hoe. Bây giờ, đi bất cứ đâu trong lòng Huế, tôi lại tưởng như đang đi giữa …Sài Gòn. Nhờ một cuộc họp mặt gia tộc, nhìn hàng chục đứa cháu – đứa kêu bác, đứa kêu chú, đứa kêu cậu, đứa kêu ông – thưa chào tấp nập, tôi mới tìm ra câu trả lời. Ngày tôi ra đi, thế hệ trước tôi có bà mẹ, hai ông chú ruột, ba bà cô ruột, một bà thím, một bà chị ruột, một bà chị dâu, chín người. Thế hệ cùng tôi thì có anh chị em họ cùng vợ hay chồng: 36 người. Thế hệ sau tôi, có 10 đứa cháu kêu bằng chú, cậu, bác và ba cháu kêu bằng ông. Nói chung, khoảng gần 60 người. Ba chục năm sau khi tôi về, tôi mất hết 9 người thế hệ trước và 3 người cùng thế hệ, vị chi 12 người. Nhưng bù lại, cả họ nội ngoại nhà tôi “căng phồng” lên gần 200 người, kể cả những em dâu, em rể, cháu dâu và cháu rể, trong số đó, ít ra cũng khoảng một nửa hoàn toàn mới sinh ra sau 1975. Gia tộc tôi gấp hơn ba lần trong vòng 20 năm. Từ đó suy ra, toàn thành phố ít ra là có số người gấp ba, bốn lần so với trước, chưa kể người nhập cư và du khách. Lượng người có vẻ như tăng lên một cách tùy tiện. Không đâu: vì tình yêu cả đấy. Đói hay no, nghèo hay giàu, người ta cũng phải yêu nhau. Yêu thì phải sinh; sinh thì phải nuôi, nuôi thì phải lớn. Thêm người thì thêm chỗ, thêm việc. Phải đua chen, phải hiện đại, phải vân vân. Thế là, nó – cũng như các nơi khác – hiên ngang bành trướng: rộng thêm, cao lên, phình ra.
Vào đầu thập niên 1970, khi vừa được xây xong, chiếc cầu Phú Xuân này lập tức trở thành sàn diễn cho những cuộc biểu tình chống chính phủ, đặc biệt, chống cuộc bầu cử “độc diễn” của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu [5]. Dân Huế chứng kiến nhiều lần cảnh sinh viên học sinh và cảnh sát dã chiến vờn nhau, hơi cay và khói bay mù mịt một khúc sông. Nhớ lại hình ảnh này, tôi vừa bực vừa thèm: trò chơi dân chủ tốn khá nhiều công sức, nhưng vui và đầy ý nghĩa, rất hữu ích cho mọi tiến bộ xã hội. Hai mươi mấy năm sau, tháng 5/1993, lúc cả đất nước nằm dưới chính quyền cộng sản, lại xảy ra một cuộc biểu tình hiếm thấy với sự tham dự của hàng chục ngàn người, cũng tại đây, ngay dốc cầu và ngả ba đường Lê Lợi – Hà Nội. Biến cố này xuất phát từ một sự kiện liên hệ đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức bị nhà nước cấm [6]. Vào ngày 21/5/1993, một Phật tử tên Nguyễn Ngọc Dũng, tự thiêu trong khuôn viên chùa Linh Mụ trước ngôi bảo tháp của Hòa Thượng Thích Đôn Hậu [7], Đệ Tam Tăng Thống của Giáo Hội, nhằm phản đối chính sách đàn áp của nhà cầm quyền. Khi người trong chùa hay tin thì quá muộn: anh Dũng đã qua đời. Đại Đức Thích Trí Tựu, Giám Tự chùa Linh Mụ, cho lập bàn thờ ngay nơi tự thiêu. Nhưng sau đó, công an Huế đến đập phá bàn thờ và cướp thi hài cùng giấy tờ tùy thân của anh Dũng. Họ ngụy tạo một lý lịch mới: người tự thiêu là Đào Quang Hộ, quê quán ở tỉnh An Giang, một kẻ nghiện ngập, không nghề nghiệp, bị bịnh SIDA. Đại Đức Thích Trí Tựu viết thư phản đối hành động nầy, đòi chính quyền địa phương trả lại thi hài anh Dũng để chùa tổ chức tang lễ. Ủy Ban Nhân Dân Thừa Thiên Huế, không những không chấp nhận lời yêu cầu, mà còn triệu tập Đại Đức Thích Trí Tựu đến, bắt Đại Đức phải ký giấy xác nhận danh tánh người tự thiêu là Đào Quang Hộ. Thầy không đồng ý ký, bước ra trước cổng, ngồi tọa kháng và tuyên bố tuyệt thực để phản đối. Công an dùng bạo lực cưỡng chế Đại Đức vào bên trong. Tin này lan ra rất nhanh trong quần chúng Phật tử Huế, đồng thời, được Đại Đức Thích Hải Tạng chùa Linh Mụ thông báo cho toàn thế giới thông qua Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người ở Paris. Các Đại Đức đang tu học và hành đạo tại chùa Linh Mụ và một số chư Tăng Ni từ các chùa khác kéo tới ngồi tọa kháng ở nhiều chỗ trên đường Lê Lợi. Đồng bào tụ tập lại mỗi lúc một đông trong không khí hừng hực và khí thế.
Háo hức khi nghe tin đám đông đang tụ tập, tôi lái Honda chở cô con gái đầu mười sáu tuổi, chạy thật chậm xuyên qua đám đông, thỉnh thoảng, làm ra vẻ bị kẹt xe, dừng hẳn lại quan sát mà thực ra cũng để dự phần. Cô con gái tôi ngạc nhiên hỏi: Gì mà người ta lại tụ tập đông như vậy, ba? Tại sao mấy thầy lại ngồi giữa đường vậy? Tôi nói: Huế ngày trước của ba là như vậy đấy. Để làm gì ba? Biểu tình. Sao họ lại biểu tình? Để đòi hỏi chính quyền phải thỏa mãn những nguyện vọng của họ. Nguyện vọng gì vậy ba? Tôi lúng túng: họ đòi…tự do. Tự do là gì vậy ba? Tôi nói lớn lên con sẽ hiểu. Cuộc biểu tình kéo dài cả mấy tiếng đồng hồ trước khi bị công an thẳng tay đàn áp. Nghe nói, chỉ đạo cuộc trấn áp này là một viên chức cao cấp trong Ban Tôn Giáo nhà nước, trước đây hoạt động nằm vùng trong hàng ngũ sinh viên Phật tử Huế.
Trước 1975, dẹp cuộc biểu tình này sẽ có cuộc biểu tình khác. Sau 1975, biểu tình bị tuyệt đối cấm. Đêm ngày, chỉ có một chiếc loa duy nhất, dù là loa rè, loa bể hay loa nứt. Nhà nước cộng sản bảo: đất nước chỉ cần một cái miệng. Một mình một cõi, mặc sức nói. Nói hươu nói vượn miết, hèn gì, chả thành miệng quai xách!
3. Có một thời
Huế, cũng như Hà Nội, Sài Gòn vốn là biểu tượng chung cho cả đất nước, vì cả ba, trên quá trình lịch sử, đã từng đóng vai trò “thủ đô”. Người Việt Nam, dù quê ở đâu, có lẽ ai cũng mang một chút Hà Nội, một chút Huế, một chút Sài Gòn ở trong lòng. Tổ tiên ta, trên con đường di dân tìm đất sống, mấy ai không phải đi ngang Huế, dừng lại ở Huế, làm người Huế trước khi vượt con đèo Hải Vân hiểm trở để xuôi Nam, trở thành người Đà Nẵng, người Nha Trang, người Sài Gòn, người Vĩnh Long… Triều Nguyễn, giòng họ lập ra Huế, vốn gốc Gia Miêu, Ngoại Trang, Thanh Hóa; vua Quang Trung, người Bình Định, chọn Huế để làm lễ lên ngôi. Nhiều phi tần nhà Nguyễn gốc miền Nam, theo chồng, mang theo cả bà con, cháu chắt ra định cư ở Huế. Nhiều người từ các nơi khác về Huế làm quan hay học hành, lấy vợ sinh con, trở thành dân Huế. Tôi cũng thế, tổ tiên vốn từ miền Bắc trên đường kiếm sống, đã đến Huế định cư đâu từ đầu thế kỷ trước (20). Chẳng lạ gì, nhiều gia đình “Huế chay”, nhưng lật gia phả ra, thì hóa ra, tổ tiên vốn gốc ở Quảng Nam, Bình Định, Sơn Tây, Hà Nội hay Cần Thơ, Rạch Giá…
Huế không của riêng ai.
Là thủ đô, Huế là cái nôi của mọi biến cố: thay vua đổi chúa, tranh chấp con trưởng con thứ, loạn Chày Vôi, thất thủ kinh đô, cướp chính quyền, thoái vị, truất phế… Đến thế hệ tôi – những người sinh ra vào những năm quanh quanh thập niên 1940 – khi lớn lên, thì Huế đã trở thành “cố đô”. Sau hiệp định Genève, cố đô Huế may mắn được “chia” cho miền Nam, nhờ thế, thoát khỏi hơn hai chục năm chịu đựng cái “lò” thí nghiệm phí phạm cả người lẫn của của miền Bắc xã hội chủ nghĩa; lại được giao tiếp với thế giới văn minh, tiến bộ bên ngoài, tạo cơ hội cho sự phát triển trên nhiều lãnh vực khác nhau.
Tưởng đã là “cố đô”, thì yên. Đột nhiên năm 1963, sau một thời gian ngủ vùi trong “xứ Huế mộng mơ”, “cố đô” sinh chuyện. Đêm đó, Phật Đản, tôi đạp xe qua cầu Trường Tiền, tiến theo dòng người đến đài phát thanh Huế để đòi hỏi được nghe phát thanh lại bài phát biểu của Thượng Tọa Trí Quang tại chùa Từ Đàm sáng hôm đó về sự kiện cấm treo cờ Phật giáo. Đang loay hoay nhích từng chút một giữa cầu, thì chợt nghe một tràng tiếng nổ vang từ phía bên kia cầu, tôi hốt hoảng quay ngược, vác chiếc xe đạp chạy bộ cùng đoàn người hoảng loạn dồn về phía phố, rồi vội vã đạp về nhà. Tám người chết! Sự kiện đơn lẻ đó bỗng trở thành một bước ngoặt lịch sử: phản ứng dây chuyền tạo thành một chuỗi biến cố mà cả thế hệ tôi bơi lội, vùng vẫy trong đó cho mãi đến…1975.
Từ đó, suốt cả một thời gian dài, địa danh Huế xuất hiện dài dài trên các bản tin nóng bỏng hàng ngày của truyền thông quốc tế, vượt qua cả hai “thủ đô” Sài Gòn và Hà Nội. Huế tuyệt thực. Huế tự thiêu. Huế xuống đường, Huế bãi khoá, bãi thị. Huế giới nghiêm. Huế “ghế đá công viên dời ra đường phố”. Huế hội thảo. Huế đốt phòng thông tin Mỹ. Huế bàn thờ ra đường. Huế Mậu Thân. Huế mùa hè đỏ lửa. Huế chạy giặc. Chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử, Huế tự do, sôi động và tang thương như thế. Huế sẵn sàng cho mọi khả thể: phát biểu, hát hò, lên án, đòi hỏi, đàn áp, bắt bớ, tù đày…Dù chiến tranh khốc liệt, cả miền Nam mở toang. Huế mở toang. Khao khát tự do và dân chủ thôi thúc tuổi trẻ dấn thân. Bạn bè của tôi và tôi đã tham dự rất nhiều lần những cuộc bãi khóa, xuống đường, hội thảo chống độc tài, đòi tự do, dân chủ đòi bầu cử đa nguyên đa đảng, chống tham nhũng, độc tài. Bản thân tôi đã phải vào tù hai lần vì tội tham gia “tranh đấu”.
Bày tỏ quan điểm, lập trường và đòi hỏi của mình qua các cuộc biểu tình là một sinh hoạt cần thiết thúc đẩy cải cách và tiến bộ. Những quốc gia gần gũi như Đại Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân hay Indonesia, Mã Lai, Ấn Độ đều lần lượt trải qua những cuộc vùng lên như thế của nhiều thế hệ sinh viên học sinh, trước khi trở thành những nước dân chủ phát triển như hiện nay. Tiếc thay, Việt Nam bị hoàn cảnh lịch sử đẩy qua một số phận khác. Thay vì là một động lực giúp đất nước phát triển về hướng dân chủ và tự do như thế hệ tôi mơ ước, các phong trào đấu tranh trở thành những “con ngựa thành Troy” (The Trojan Horse) [8] của đảng cộng sản. Họ đưa người len vào hàng ngũ Phật giáo, cài cán bộ vào các tổ chức sinh viên học sinh và các phong trào tranh đấu để quay hướng theo mục tiêu định sẵn của họ. Thắng lợi xong, họ dùng chiêu bài “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, lập tức đóng kín mọi cánh cửa, đẩy đất nước ngược về chính sách bế quan tỏa cảng của triều đại phong kiến xưa cũ. Hai chữ “giải phóng” trở thành phản ngữ: thay vì mở ra, nó trùm một bức màn đen kín mít lên toàn bộ đất nước. Sau 1975, cả một miền Nam hôi hổi nóng bỗng nhiên nằm im re như bị hóa đá.
Biến cố tạo nên nhân vật. Thế hệ trước, quý ngài: Ngô Đình Thục, Cao Văn Luận, Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Trí Thủ, Thích Tiêu Diêu…và một khuôn mặt đặc thù: cố vấn Ngô Đình Cẩn. Thế hệ sau, mới toanh: những là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Bửu Tôn, Vĩnh Kha, Trần Xuân Kiêm, Nguyễn Đính, Trần Quang Long, Phan Duy Nhân; những là Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hữu Ngô, Thái Ngọc San, (Tiêu Dao) Bảo Cự, Lê Khắc Cầm, Lê Đình Cai, Lê Hữu Bôi, Hồ Tính Tình, Chu Sơn, Võ Văn Đông…Quán cà phê, giảng đường và những cuộc tranh cãi đã làm tất cả chúng tôi không lạ gì nhau. Trong số họ, có người là thầy, có người là bạn học, bạn cùng xóm, bạn cà phê, bạn tranh đấu hoặc có khi là bạn “đối thủ”. Huế thời đó mang không khí của một thành phố phương Tây nào đó thu nhỏ. Paris chẳng hạn. Các tài năng cỏ đủ không khí và điều kiện tự do để phát triển, nhất là về văn học nghệ thuật. Chỉ xin nêu lên một số khuôn mặt điển hình: Đinh Cường (họa), Bửu Ý (dịch), Ngô Kha (thơ), Trịnh Công Sơn (nhạc), Huỳnh Hữu Ủy (biên khảo), Tôn Thất Lập (nhạc), Miên Đức Thắng (nhạc), Túy Hồng (văn), Nhã Ca (văn), Nguyễn Tuấn Khanh (họa, văn)), Trịnh Cung (họa), Vĩnh Phối (họa), Lữ Quỳnh (văn), Tôn Thất Văn (họa), Bửu Chỉ (họa), Hà Thanh (ca)…Nổi trội hơn hết là Trịnh Công Sơn. Đây là một hiện tượng Huế bất ngờ, có đôi chút trớ trêu. Hiện thực Huế và các biến cố Huế chật ních trong nhạc của chàng: hàng cây, nắng, mây, công viên, phượng, gió, ghế đá, mưa hồng, đại bác, đàn bò, xác người, những “chúa nhật buồn” và những “đêm khuya lạnh ướt mi”. Được nuôi dưỡng bằng không khí Huế, người nhạc sĩ này vừa “âm nhạc hóa” Huế, lại vừa cung cấp thêm dưỡng chất cho Huế.
Không có một Huế giai đoạn 1954-1975 như thế, chắc chắn sẽ không có những tài năng và một gia tài văn học nghệ thuật để lại cho đất nước như thế.
Tôi không nói ngoa.
Bửu Ý, một trong những nhà văn-dịch giả có nhiều đóng góp cho văn học miền Nam, hiện đang sống ở Huế, qua một cuộc phỏng vấn đăng tải trên tờ Sông Hương, cho biết một cách cụ thể không khí trí thức của thành phố này vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960:
“Lúc bấy giờ ở Huế cũng có một tờ tạp chí vô cùng quan trọng, đó là tờ Đại Học, tập hợp cả những cây bút nổi tiếng ở Huế lẫn Sài Gòn. Nhờ có báo chí cởi mở, nở rộ (dù chịu kiểm duyệt bởi Sở thông tin nhưng rất nhiều khi Sở thông tin kiểm duyệt chỉ cho có chứ không theo sát các tờ văn nghệ) trên một vùng đất như vậy thì nó sẵn sàng tiếp thu tư tưởng của nước ngoài, của Tây phương đến. (…) Hồi đó những tờ báo miền Nam luôn luôn sẵn chực để ngợi ca và kỷ niệm những gương mặt lớn trong văn học nghệ thuật thế giới. Khi có một hiện tượng như cái chết của nhân vật lớn hay kỷ niệm ngày mất của các tiểu thuyết gia thì miền Nam luôn luôn làm những số báo về họ. Những số báo này trở lại giúp đỡ cho sinh viên rất nhiều trong học tập. Sinh viên lúc ấy đọc sách, đọc báo nhiều lắm. Không chỉ sinh viên đọc thôi mà tầng lớp đọc còn xuống cả trường trung học, ở Huế thì có trường trung học lớn như Quốc Học, Đồng Khánh. Học sinh cỡ lớp 11, 12 đã tìm đọc các tờ báo đó rồi cho nên trình độ tư tưởng, tiếp thu rất mạnh và rất bao quát. Chừng đó thôi cũng đủ thấy những tư tưởng mới sẵn dịp là nảy nở trong lòng công chúng. Những tư tưởng mới này còn phản ánh trong nghệ thuật nữa mà đặc biệt là nhạc và họa. Hồi đó là thời cực thịnh của nhạc và họa ở miền Nam. Nếu kết nối với nữ giới và phong trào nữ quyền ở miền Nam thì lúc bấy giờ họa sĩ họ vẽ tranh thiếu nữ khỏa thân rất nhiều và đạt đến mức nghệ thuật cao. Những hiện tượng này cũng giúp cho phong trào nữ quyền lớn mạnh.
(…)
Đó là những người vừa vẽ vừa đọc sách. Họ có rất nhiều tập hội họa trên thế giới nên trước khi vẽ họ đã xem tranh. Chẳng hạn như tranh thiếu nữ hoặc thiếu nữ khỏa thân rất đẹp của Miró, Mondrian… Những họa sĩ miền Nam lúc bấy giờ xem những bức tranh này mà mê mẩn. Và những tác phẩm này không ai kiểm duyệt cả. Họ là Trịnh Cung, Đinh Cường, Nguyễn Trung… Họ vẽ không thua gì họa sĩ nước ngoài. (…) Hồi đó trong xã hội những thú vui tiêu khiển không nhiều nên học trò từ trung học như Đồng Khánh, Quốc Học đều đọc sách triết cả. Họ đọc triết học qua sách/ tạp chí dịch nhưng cũng rất giỏi tiếng Pháp. Năm 1957, tôi vừa học đại học vừa đi dạy ở trường Quốc Học Huế. Vào lớp Đệ Nhị, Đệ Nhất là toàn nói tiếng Pháp chứ không bao giờ nói tiếng Việt, chỉ khi tôi thấy từ nào khó quá tôi mới viết nghĩa lên bảng. (…) Hồi đó sinh viên, học sinh Đồng Khánh, Quốc Học có cái mốt thời thượng: các tác phẩm của tác giả phương Tây vừa ra mắt trên thế giới là có mặt ở Sài Gòn và Huế liền. Chẳng hạn cô học sinh học lớp Đệ Nhị trường Đồng Khánh nhét một chiếc khăn mùi soa nhỏ vào tập thơ bằng tiếng Pháp, cầm trên tay đi học. Cái mốt rất đẹp, rất dễ thương. ” [9]
Vâng, Huế của tôi!
Thử hình dung lại vài nét Huế của những ngày không-cộng-sản đầu tập niên 1970, dưới ngòi bút của Chu Sơn, một cán bộ cộng sản hoạt động nằm vùng:
“Một sớm cuối thu 1972, sau “đêm không ngủ” hừng hực khí thế tranh đấu cùng các anh em học sinh, sinh viên, tôi và anh Ngô Kha cùng rời sân trường Đại học Văn khoa Huế. Không khí mát mẻ, mù sương của buổi tinh mơ khiếnchúng tôi tỉnh táo và sảng khoái lạ lùng. Dường như cả thành phố Huế tràn ngập trong sương mù.Vòm các nhịp cầu Trường Tiền trông như những con thuyền bồng bềnh trên khói sóng. Chúng tôi không băng qua cầu để về nhà anh Ngô Kha làm một giấc ngủ bù như dự định, mà đi dọc theo đường Lê Lợi, con đường đẹp nhất theo cảm nhận của một người bạn đã đi khắp góc bể chân trời. Đường Lê Lợi sáng hôm ấy hiện ra trước mắt chúng tôi tựa một dải lụa hoa màu nguyệt bạch rủ xuống từ trời cao. Các ngọn đèn vàng đi ngủ muộn ẩn hiện trên những vòm lá muối có vẻ không thực. Lác đác mấy nữ sinh lớp nhỏ áo dài trắng từ ngoại ô đi học sớm đang tung tăng đuổi bắt nhau hay nhảy dây trong sân trường Đồng Khánh cũng có vẻ không thực. Cái đẹp thường là mong manh, ẩn mật. Chúng tôi lẳng lẽ đi bên nhau như sợ một động thái vô tình nào làm cái đẹp huyền hoặc tan biến đi. Quán cà phê cô Ba ở phía bên kia cầu Nam Giao như vừa mới bịn rịn làm một cuộc giã từ. Mấy sợi tơ trời còn vương vấn trên mái ngói tàn cây.” (…) “Quán cà phê đã có lác đác thêm nhiều khách hàng. Cuộc độc thoại của anh Ngô Kha về tình hình đất nước, về những người học trò của anh (Chỉ, Hiền, Quê, Cước, Nhân, Dung…) về phong trào học sinh, sinh viên Huế, về thân phận của người trí thức, về chiến tranh, về hoà bình…tưởng chừng không bao giờ dứt. Dường như anh Ngô Kha không hề biết hoặc không màng để ý rằng nơi này (quán cà phê cô Ba) ngoài chúng tôi còn có nhiều người khác nữa. Và tất nhiên không phải ai cũng đồng tình, chia sẻ với anh ,và chắc chắn không thiếu những ánh mắt nhìn về phía chúng tôi nghi ngại, căm thù. Cô Ba, bà chủ quán thì biết hết. Cô kín đáo khẽ đá vào chân tôi khi mang thêm nước trà. Chúng tôi rời quán cà phê khi mặt trời đã lên cao. Một ngày nắng gắt lại bắt đầu. Mùa thu năm đó thời tiết đặc biệt vào ban ngày hết sức ngột ngạt oi bức. Có lẽ cái nóng cháy của “mùa hè đỏ lửa” vẫn âm ỉ, lẩn quất đâu đây. Giá mà lúc đấy có ai nói về một thành phố Huế bồng bềnh trong sương khói mới chỉ cách đó hơn một tiếng đồng hồ thôi thì sẽ có một người Huế khác bảo là dối trá lừa bịp. Cũng dể hiểu thôi bởi bấy giờ họ đang ngon giấc, hoặc không ít người trằn trọc, rã rời mệt mỏi suốt đêm chỉ vừa kịp chợp mắt trước bình minh.” [10]
Tuy Chu Sơn cố ý nhấn mạnh đến khía cạnh tích cực của phong trào đô thị do cộng sản giật dây và bộ mặt tiêu cực của chính quyền VNCH (theo dõi, bắt bớ, đàn áp…), một khung cảnh như thế là khá tiêu biểu của Huế thời chiến: mở. Nó có chỗ cho chuyện “hừng hực đấu tranh” của tuổi trẻ hay cho một người chống chế độ như Ngô Kha “độc thoại về tình hình đất nước”, điều hoàn toàn không bao giờ có dưới chế độ cộng sản sau này, dù trong thời bình. Về mặt trấn áp, so ra, chuyện theo dõi, bắt bớ, tù đày, tra khảo thì công an cộng sản còn tinh vi, bài bản, quy mô, liên tục và tàn bạo hơn nhiều.
(còn nữa)
Trần Doãn Nho
————————–
[1] Dalatarchi:
http://dalatarchi-tranconghoakts.blo...thanh-hue.html
[2] Ngự, Thị, Tham, Tôn…là chữ gọi tắt của một số chức quan dưới triều Nguyễn.
[3] Xem:
- Trang mạng Ca Dao mẹ: https://cadao.me/tran-hoan-cung-voi-bui-san/
- http://tuan-phi.blogspot.com/2012/08...an-ve-bai.html
- Phanxipăng, Đàn Nam Giao & lễ tế Giao (VIII), (13/5/2012)
[5] Trong cuộc bầu cử tổng thống VNCH năm 1971, có hai liên danh: liên danh 1 là Nguyễn Văn Thiệu – Trần Văn Hương và liên danh 2 do Dương Văn Minh làm thụ ủy liên danh; liên danh này đã nộp đơn ứng cử nhưng rồi rút lui.
[6] Xin lưu ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) là Giáo Hội độc lập được thành lập dưới thời VNCH; khác với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) – không có hai chữ “thống nhất” (TN) – là Giáo Hội quốc doanh do nhà nước cộng sản thành lập vào năm 1981.
[7] Hòa Thượng Thích Đôn Hậu viên tịch trước đó một năm, năm 1992.
[8] Theo thần thoại Hy lạp, “con ngựa thành Troy” là một con ngựa gỗ rỗng ruột, trong đó, một số lính Hy Lạp ẩn mình, bí mật lọt vào cửa và chiếm được thành Troy, nhờ thế mà cuộc bao vây thành 10 năm mới chấm dứt. Nghĩa ẩn dụ: một người hay vật bí mật tham gia một tổ chức để tấn công phá hoại nó từ bên trong.
[9] Võ Bảo Trâm, Bửu Ý nhìn lại đời sống văn học miền Nam giai đoạn từ 1954 – 1975, tạp chí Sông Hương,
[10] Chu Sơn, Bửu Chỉ: bằng chính mình đến với cuộc đời
Comment