Thông báo

Collapse
No announcement yet.

"Beethoven, một phiến tài tình thiên cổ lụy" *

Collapse
X

"Beethoven, một phiến tài tình thiên cổ lụy" *

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • "Beethoven, một phiến tài tình thiên cổ lụy" *

    *Mượn tựa của một quyển sách viết về Ludwig Van Beethoven của John William Navin Sullivan do Hoài Khanh dịch và Ca Dao xuất bản năm 1972.






    Loạt bài nầy xin lần lượt sưu tầm và giới thiệu về nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức thế kỷ 19 Ludvig Van Beethoven cùng những tác phẩm bất hủ của ông, nhưng đầu tiên xin mời quý bạn cùng nghe một số bài của ông mở màn trước khi tiếp tục...




    Moonlight Sonata (Ánh Trăng)





    Xuất xứ:
    Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy . Bên cạnh việc sáng tác , để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc . Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên , Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng , điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng . Vào một tối sau buổi học , dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta , Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối .

    Không về nhà , ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định , lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa , và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya , lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp , hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng . Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ , tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo .

    Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã , xa vắng . Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo , trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm . Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra , suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube ... người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ . Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi , những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài , lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng , lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy , không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả , không còn những bất công , đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu , lòng nhân ái , sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ , con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới .


    Xin nhấn mạnh rằng , bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước .

    Đọan thứ 1 : Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời

    Đọan thứ 2 : Chuẩn bị cho người nghe mốt sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội

    Đọan cuối : Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đọan này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lộn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh.


    (sưu tầm online)
    Last edited by chieutim; 06-09-2021, 09:23 PM.

  • #2
    For Elise







    Người ta vẫn chưa rõ "Elise" là ai. Nhà âm nhạc học Max Unger cho rằng Ludwig Nohl có thể đã dịch tên bài không chính xác và bản gốc có thể có tên là "Fuer Therese", khi ông nêu giả thuyết tên bản nhạc liên quan đến cô Therese Malfatti von Rohrenbach zu Dezza (1792–1851). Cô là người bạn và là học trò của Beethoven như ông nói vào năm 1810, nhưng sau này cô đã bỏ và đi lấy một nhà quý tộc và viên chức chính phủ Wilhelm von Droßdik năm 1816. Cũng có người đề xuất là từ "Elise" ở thời đại của Beethoven chỉ đơn giản có nghĩa là 'người yêu' (sweetheart), nên bản nhạc được dành tặng cho Elise (Theresa Malfatti).


    Ghi chú:

    Sonata:

    Sonata (có gốc từ sonare trong tiếng latin có nghĩa là "âm thanh") là một bản nhạc cho một nhạc cụ (đôi khi là hai). Có sonata cho đủ thứ nhạc cụ, nhiều nhất là cho piano. Một bản sonata thường gồm 3 tới 4 phần, gọi là các movement. Một movement là một khúc nhạc thường theo một nhịp điệu (tempo), cũng có khi hai. Một movement thường có cấu trúc hoàn chỉnh và độc lập với các movement khác, chỉ trừ việc có chung một cung thể (key).
    Một Sonata điển hình như Moonlight bên trên.

    Nhạc Giao hưởng (symphony):

    Giao hưởng (symphony) là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng có cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính: bộ dây (violin, viola, cello, contrabass), bộ gỗ (sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng (trumpet, trombone, tuba, fagotte) và bộ gõ (trống nồi). Nói một cách dễ hiểu nhất, nhạc giao hưởng là một dạng sonata viết cho cả dàn nhạc.
    Symphony được ghép từ 2 chữ Hi Lạp: syn (συν, cùng nhau) và phone (φωνή, phát âm). Symphony đầu tiên được dùng để chỉ sự hòa hợp giữa các âm thanh phát ra đồng thời, sau đó, nó được dùng để chỉ các bản nhạc có nhiều bè. Dường như Giovanni Gabrieli là người đầu tiên dùng chữ này đặt tên cho bản nhạc của ông. Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Joseph Haydn (1732–1809), người được mệnh danh là "cha đẻ của giao hưởng".
    Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc... Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphony).

    Beethoven đã viết 9 symphonies:
    Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình diễn 1800)
    Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình diễn 1803)
    Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)
    Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình diễn 1807)
    Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ( "Định Mệnh" soạn 1804–1808, trình diễn 1808)
    Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng (Pastoral, "Đồng quê"; soạn 1803–1807, trình diễn 1808)
    Giao hưởng số 7 cung La trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1813)
    Giao hưởng số 8 cung Fa trưởng (soạn 1811–1812, trình diễn 1814)
    Giao hưởng số 9 cung Rê thứ (Choral, "Thánh ca"; soạn 1817–1824, trình diễn 1824)

    Beethoven's 5th Symphony





    (theo http://wikipedia.org/ & internet)

    Comment


    • #3


      Chân dung bởi Joseph Karl Stieler năm 1820


      Beethoven's Tempest Sonata mvt. 3


      “…Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
      Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương”

      一 片 才 情 千 古 累
      新 聲 到 底 為 誰 傷
      Phạm Quý Thích

      …Một phiến tài tình vương vấn cả ngàn năm
      Xét cho cùng thì truyện Tân Thanh đã vì ai mà thương cảm?






      Ludwig van Beethoven - thiên tài âm nhạc người Đức, là người đã làm tinh tuý thêm cho âm nhạc cổ điển bằng cách chuyển hoá nó thành một công cụ mạnh mẽ thể hiện những ý tưởng triết học cũng như cảm xúc. Dấu ấn thiên tài của ông nằm ở cách mà ông tô điểm những khúc tức hứng của mình và thiết lập chúng thành những kỹ thuật, mở ra những khu vực mới, những con đường mới cho những người đi sau khám phá. Ông chính là người khơi nguồn cho trào lưu âm nhạc Lãng Mạn. Và ông đã đạt được điều này mà vẫn không cự tuyệt với những di sản của thời Cổ điển. Điều mang thêm lại sự sâu sắc cho âm nhạc của ông chính là việc ông đã kiên nhẫn duy trì chiến đấu anh hùng chống lại tật điếc tai quái ngày càng nặng, ông đã soạn ra nhiều kiệt tác của mình trong những năm cuối cùng của đời mình khi ông đã điếc hoàn toàn.

      Cuộc đời

      LV Beethoven sinh ngày 16 tháng 12 năm 1770 ở Bonn, Đức. Một điều thú vị là đến 40 tuổi ông mới biết là mình nhầm, ông cho là ông sinh năm 1772.

      Tiền sử gia đình

      Bonn là nơi ở của Đức Tổng giám mục Hầu-Tuyển (Archbishop-Elector) của Cologne trong thế kỷ 18. Người ông nội tài giỏi âm nhạc của Beethoven, Ludwig Van Beethoven (ông) đã từ Flanders đến định cư ở Bonn theo lời mời của Đức Hầu-Tuyển. Ông làm việc tại giàn hợp xướng của Đức Hầu-Tuyển , đầu tiên là hát giọng nam trung và sau đó là chỉ huy. Ông đã cưới một cô gái Bonn, Marie Poll. Trong số những đữa con mà họ có, chỉ có một người Johann sống sót.

      Bố của Beethoven, Johann van Beethoven, cũng yêu thích âm nhạc nhưng trình độ của ông lại ở mức bình thường. Ông trở thành một ca sĩ giọng nam cao ở trong đội hợp xướng của Đức Hầu-Tuyển nhờ vào ảnh hưởng của Ludwig (người ông). Ông cưới cô Maria Magdalena Keverich Laym, con gái của bếp trưởng của Cung Điện Hầu-Tuyển ở Treves, Ehrenbreitstein. Họ đã có 7 đứa con nhưng chỉ có 3 người sống sót, đó là Ludwig, Caspar Karl và Nikolaus Johann. Gia đình Beethoven sống ở khu nghèo của Bonn. Tính cách mạnh mẽ, dữ dội của Beethoven chính là ảnh hưởng của những năm thơ ấu này.

      Giáo dục

      Việc đi học chính thống của Beethoven gần như là không có. Ông học ở Tỉonicium trong 4 năm và phải thôi học vào năm 11 tuổi. Ông đã cố gắng học một chút tiếng Latin và tiếng Pháp. Nhưng ông chẳng thể đánh vần chính xác bằng bất kỳ thứ tiếng nào. Về sau thì ông đã được đọc một ít sách hay từ tiểu thuyết của Walter Scott tới thơ Ba Tư.

      Những nốt nhạc đầu tiên

      Beethoven được học nhạc từ khi ông mới 4,5 tuổi. Cha ông muốn con mình trở thành một thần đồng như Mozart. Ông đã bắt Beethoven tập piano suốt hàng giờ, nhiều đến mức mà Beethoven phải khóc. Nhưng sau một thời gian, Beethoven đã hình thành khiếu âm nhạc. Johann đã rất tự tin về tài năng của đứa con trai 8 tuổi của mình, và đã đưa Beethoven đi biểu diễn trước công chúng vào ngày 26/3/1778. Thành công của buổi diễn đã động viên ông đưa con trai đến học nhạc với những giáo viên khác.

      Thấy giáo đầu tiên của Beethoven là Van den Eeden, một người chơi organ cho cung điện nhưng đã quá già. Đứa bé Beethoven phải luyện bằng cách chơi organ vào sáng sớm mỗi hôm cho các nhà thờ ở Bonn. Người thầy tiếp theo là Tobias Friedrich Pfieffer, một pianist giỏi. Pfieffer và Johann thường về muộn vào nửa đêm, say mềm, và lôi đứa bé tội nghiệp dậy, rời khỏi giường và ngồi vào piano. Beethoven đã tìm thấy một người thầy tốt hơn đó là chú ngoại Franz Rovantini, violinist của cung điện. Nhưng thật bất hạnh vì ông này đã chết rất bất ngờ năm 1781.

      Học nhạc ở Cung điện

      Cuối năm 1781, Beethoven trở thành học viên của Christian Gottlob Neefe, organist mới của cung điện. Neefe dạy Beethoven chơi organ và piano. Ông đa nhận thấy thiên tài âm nhạc ở người học trò và cho Beethoven làm phụ tá của mình năm 1872. Neefe đã giúp Beethoven xuất bản tập sáng tác đầu tiên : " Những biến tấu dựa trên một hành khúc của Dressler" vào năm 1783.

      Năm 1784, Maximilian Francis trở thành Đức Hầu-Tuyển mới ở Cologne. Ông là một người rất yêu âm nhạc. Ông đã biến Bonn thành một thành phố ngân vang (culturally vibrant city) và đã mời nhiều đoàn opera tới Bonn. Vì thế mà Beethoven được làm quen với những tác phẩm của Gluck và Salỉeri. Cung điện bấy giờ có dàn nhạc 31 người, và Beethoven được chỉ định là người chơi viola ở tuổi 14 và sau đó là organist đại diện của Cung điện. Ông được trả 150 gulden một năm.

      Gặp gỡ Mozart

      Tài năng nở rộ của Beethoven sớm được nhận ra, và vào năm 1787, Đức Hầu-Tuyển cho phép ông tới Vienna để học sáng tác nhạc với Mozart. Beethoven đã gây ấn tượng mạnh cho Mozart bằng sự sáng tạo của mình. Nhưng những bài học không kéo dài được lâu. Bố của Mozart mất và Beethoven thì phải tức tốc về Bonn để gặp người mẹ đang ở trong những giây phút cuối đời. Mẹ ông đã mất vì bệnh lao vào ngày 17/7, điều này gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết.

      Nỗi đau mất vợ và việc giọng hát ngày càng tồi tệ đã dẫn Johann tới con đường nghiện ruợu. Ông và bà của Beethoven cũng là những người uống rượu rất nhiều, và chính Beethoven về sau cũng dính vào ruợu. Beethoven phải gánh vác trách nhiệm cuả gia đình và bổ sung thu nhập của mình bằng việc dạy học piano cho Eleonore và Lorenz, con của Đại Quan Pháp đã mất Joseph von Breuning. Việc tiếp xúc với gia đình gia giáo này càng làm ông tao nhã (refined) hơn.

      Qua gia đình Breuning, Beethoven đã nhận được một số đề nghị dạy nhạc của các gia đình khá giả. Ông cũng đã gặp bá tước Ferdinand von Waldstein, một người yêu âm nhạc. Ông đã thường xuyên tặng tiền cho Beethoven và bảo ông đó là quà của Đức Hầu-Tuyển. Thấy được hoàn cảnh khốn khó của gia đình Beethoven, ông dùng ảnh hưởng của mình để cho bố Beethoven hưởng lương hưu, và một nửa trả trực tiếp cho Beethoven.

      Khi hoàng đế La Mã Thần Thánh (Holy Roman Emperor) băng hà năm 1790, Waldstein đã yêu cầu Beethoven sáng tác một khúc tang nhạc. Nhưng nó đã không được chơi vì các nhạc công đã không thể chơi nổi. Beethoven cũng đã sáng tác một khúc nhạc tôn vinh hoàng đế mới Leopold II. Sau này, ông đã tặng bản sonata 21 cho piano ở cung Đô trưởng, op 53 cho Waldstein.

      Gặp gỡ Haydn

      Franz Joseph Haydn, nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Viennna thời bấy giờ đã có dịp dừng chân ở Bonn trên đường trở về từ một chuyến đi London năm 1970. Beeethoven đã gặp Haydn và trình tấu một bản cantata mới sáng tác đã gây nhiều ấn tượng nên Haydn đề nghị mang ông về Vienna. Đức Hầu-Tuyển đã đồng ý. Beethoven rời Bonn năm 1792. Về sau thì quân đội Napoleon chiếm Bonn và Beethoven đã không trở về Bonn nữa.

      Học nhạc ở Vienna

      Beethoven đến Vienna với tư cách là một chàng chai hứa hẹn tuổi 22. Ông thấp, da ngăm đen. Ông có bộ mặt rỗ, không hấp dẫn, với cái mũi dẹt, và đôi mắt sâu hoắm. Vũ khí duy nhất của ông để chiếm giữ thành phố mới này, thành phố mà tiêu chuẩn âm nhạc đòi hỏi rất cao, chính là tài năng âm nhạc của mình. Nhưng ngay tháng sau đó, cha ông mất vì bệnh phù tim. Đức Hầu-Tuyển đã không những không cắt bỏ phần chia lương hưu của cha ông mà còn gâp đôi nó lên.

      Haydn bắt đầu dạy Beethoven với học phí rất thấp. Beethoven đã rất sớm xa rời khỏi những luật lệ sáng tác đã được thiết lập, cũng như ông thấy rẳng những kỹ thuật đã được chấp nhận là không đủ. Haydn cảm thấy những sự đổi mới này là không thể chấp nhận được. Beethoven thì cảm thấy ông chẳng phải học gì nhiều ở Haydn nữa, và vì thế thôi học vào năm 1793. Sau đó ông đến với organist ở Nhà thờ St.Stephen's, Johann Georg Albrechtsberger, để học về đối âm (counterpoint). NHững bài học này đã giúp ông phát triển về kỹ thuât một cách toàn diện. Người thầy tiếp theo của Beethoven là Antonia Salieri, giám đốc nhà hát Opera Vienna. Ông đã dạy Beethoven về sáng tác thanh nhạc. Thái độ phản đối của Beethoven đối với nhạc lý hình thức khuôn mẫu chính là điều làm cho tất cả các thầy giáo của ông khó chịu. Một chuỗi các cuộc biểu diễn năm 1795 đã đánh dấu sự kết thúc việc học nhạc chính thức của ông.

      Giai đoạn thứ nhất 1792-1802





      Hầu hết các sáng tác của Beethoven trong giai đoạn thứ nhất thuộc về âm nhạc thình phòng chủ yếu dựa trên piano. Mặc dù ông cố gắng thoát khỏi những quy ước, nhưng những ảnh huởng của Haydn và Mozart có thể được nhận thấy rõ qua những tác phẩm này. Ông cũng thành công trong việc làm ngạc nhiên thính giả bẳng việc mang lại những nhân tố mới thông qua những kỹ thuật có được từ những khúc tức hứng.

      Buổi trình diễn đầu tiên của Beethoven được tổ chức ở Burgtheater vào 29-30/3/1795. Ông đã chơi Op19, Piano concerto số 2. Ông cũng đã viết một số vũ khúc. Ông cũng đã xuất bản Op 1, 3 Trios cho piano, violin và cello vào ngày 17/10/95. Thế giới âm nhạc đã phát hiện ra người tiếp nối di sản của Mozart.

      Việc Bonn bị chiếm giữu đã cắt đứt nguồn viên trợ kinh tế cho Beethoven. Beethoven đã trở thành một pianist nổi tiếng. Ông đã tìm được 2 nhà tài trợ ở Vienna. Hoàng tử Karl Lichnowsky đã mời ông đến chơi nhạc thứ sáu hàng tuần. Sau đó năm 1799, Beethoven đã tặng bản sonata số 8 cho piano Op 13, "Pathetique" cho ông. Một nhà tài trợ khác quan tâm hơn tới âm nhạc đó là Hoàng tử Lobkowitz, chính ông cũng là một violinist vĩ đại. Bất chấp những chuyện bất hoà nhỏ, mối quan hệ này đã tồn tại rất lâu.

      Beeethoven tham dự những buổi diễn ở Berlin và Prague suốt những năm tiếp theo. Những dự định biểu diễn tiếp theo của ông đã phải huỷ bỏ vì quân đội Napoleon đã tiến gần Vienna vào năm 1797. Quân Pháp tràn qua Vienna. Nhưng do Beethoven ủng hộ những người cộng hoà, ông đã ngưỡng mộ Napoleon. Ông đã không băn khoăn tham gia tiệc chiêu đãi của đại sứ Pháp, tướng Bernadottle. Beethoven đã sáng tác 2 bản concerto, một bản thất tấu, bản giao hưởng số 1 năm 1800 và Sonata Ánh trăng năm 1801.

      Bị điếc : chúc thư Heiligenstadt

      Từ trước 1800, Beethoven đã bắt đầu nhận ra rằng tai ông ngày càng tồi tệ. Đối với một nhạc sĩ thì quả là không còn điều gì có thể tồi tệ hơn được. Ông đã không đủ can đảm để tiết lộ điều này với công chúng. Ông trở nên rất cáu kỉnh và đã thôi tham gia các hoạt động xã hội. Ông thổ lộ nỗi ưu phiền này đầu tiên với những người bạn thân của mình Franz Gerhard Wegeler và Carl Amanda vào năm 1801. Nhưng Beethoven vẫn nuôi hi vọng. Ông tới Heiligenstadt, một làng quê nhỏ gần Göttingen, nơi có những nhà tắm lưu huỳnh mà người ta cho là có công dụng y học. Một hôm, ông thấy một người chăn cừu thổi sáo, nhưng ông không thể nghe thấy gì cả. Đó chính là lúc mà ông nhận ra sự trầm trọng của căn bệnh. Ông chỉ có thể nghe được những âm thanh to của dàn nhạc. Vào tháng 6 năm 1802, ông viết chúc thư Heiligenstadt.

      Beeethoven viết chúc thư này cho các em của mình " để thực hiện sau cái chết của ông". Nhưng ông đã không gửi nó cho họ, nó chỉ được tìm thấy trong đống giấy tờ của ông sau khi ông chết. Văn bản này đã cho thấy ông đã phải chịu đựng rất nhiều trong im lặng, biết rằng bệnh tình đang tồi tệ hơn, không thể đảo ngược được. Việc mất khả năng nghe đã làm cho ông không thể thưởng thức âm nhạc, mà cũng chẳng thể hưởng thụ những cuộc vui nữa. Chúc thư đã cho thấy tính cách mạnh mẽ của con người đối mặt với sự thật nghiệt ngã

      Giai đoạn thứ hai, 1803-1816





      Beethoven sáng tác càng nhiêu hơn trước khi bệnh tình trở nên tồi tệ. Ông chẳng có cách nào tự chơi các sáng tác của mình. Các bản nhạc của ông trong giai đoạn này mang nhiều tính phiêu lưu, vượt khỏi những ước lệ truyền thống trong sáng tác. Beethoven sáng tác phần lớn những tác phẩm trong giai đoạn này.

      Chỉ ngay sau khi viết bức chúc thư, ông đã hoàn thảnh bản giao hưởng số 2 vào tháng 11 năm 1802. Vào năm 1803 ông sáng tác bản giao hưởng số 3 Eroica, một trong những kiệt tác vĩ đại. Bản giao hưởng đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn sáng tác thứ 2 của ông, rất độc đáo và không một chút nào nằm trong phong cách truyền thống. Beethoven coi Eroica là bản giao hưởng hay nhất trong số các bản giao hưởng của ông. Là một người Cộng hoà từ trái tim, ông đã định tặng nó cho Napoleon. Ông nghĩ rằng Napoleon là hình ảnh thu nhỏ của tinh thần Cộng hoà. Nhưng sau đó, Napoleon đã tự lên ngai, và Beethoven đã hoàn toàn thất vọng. Bản giao hưởng được xuất bản vào năm 1805, tiêu đề là " Bản giao hưởng anh hùng ca ngợi ký ức về một con người vĩ đại ". Nó được trình diễn ở nhà hát Theatre-an-der-Wien vào ngày 17/4/1805. Vào ngày 20/11/1805, một tuần sau khi quân Napoleon chiếm đóng Vienna, buổi ra mắt vở opera Leonore của ông được tổ chức. Nhưng chỉ có vài quan chức Pháp tham dự. Beethoven đã rút ngắn và sửa đổi nó nhưng lần thứ 2 trình diễn vào năm 1806 cũng không thành công. Ông đã rút nó khỏi chương trình biểu diễn vì lý do bất đồng với nhà quản lý. Lần thứ 3 biểu diễn 8 năm sau, lúc ấy đã đổi tên là Fidelio, mới thành công.

      Sau đó, Beethoven đã cho ra đời vài tác phẩm khác, mà sau này phần lớn đều trở thành kinh điển. Đó là bản Piano Concerto số 4, bản Sonata Appasionata và các bản tứ tấu Razumovsky. Buổi trình diễn hai bản giao hưởng số 5 và 6 được tổ chức vào 22/12/1808. Sau đó ông đã viết nên bản piano concerto tuỵet vời nhất, bản concerto "Hoàng đế".

      Năm 1808, Beethoven nhận lời đề nghị của vua xứ Westphalia, Jérôme Bonaparte, làm chỉ huy dàn hợp xướng và dàn nhạc hoàng gia ở Cassel với mức lương 600 ducat vàng một năm. Hoàng tử Rodoft đã giữ ông ở lại Vienna bằng cách bảo đảm cho ông thu nhập hàng năm 4000 florin, được góp bởi Hoàng tử Lobkowitz, Công tuớc Kinsky và chính ông.
      Buổi trình diễn cuối cùng của ông với vai trò là người biểu diễn piano là vào tháng 4/1814. Ông chơi tác phẩm trong sáng nhất Op 97, một bản tam tấu cho piano, violin và cello. Bản giao hưởng số 7 và 8 cũng được sáng tác trong giai đoạn này. Vào ngày 8/12/1813, Beethoven cho biểu diễn bản giao hưởng số 8 Battle(tạm dịch "Chiến trận") để ca ngợi chiến thắng của Wellington trước Napoleon. Bản giao hưởng đã trở nên rất phổ biến, Beethoven lần đầu tiên được nếm vị thành công.

      Tình yêu

      Nawm 1795, Beeethoven dư định cưới Magdalena Willman, nhưng bị từ chối. Nhưng ông thực sự đâm đầu vào các vụ tình ái trong giai đoạn thứ 2 , khi mà ông có nguồn cung cấp tài chính ổn định. Người đầu tiên mà ông có ý định cưới nghiêm túc là cô học trò 17 tuổi, nữ bá tước Giulietta Guicciard, vào năm 1801. Ông đã tặng bản Sonata Ánh trăng cho bà này, nhưng rất tiếc bà này lại đi lấy bá tước Gallenberg.
      Sau đó năm 1805, người mà Beethoven để ý đến là em họ Giulietta, nữ bá tước Josephine von Deym, người đã trở thành goá chồng một năm trước đó. Họ tiếp tục gặp gỡ trong 3 năm tiếp theo những mọi chuyện kết thúc vì sự do dự của ông, và sự phản đối của gia đình Josephine.
      Beethoven sau đó đã si mê bà Marie Bigot (năm 1807). Ông đã phải xin lỗi khi chồng bà tỏ ý không vừa lòng, và mọi điều kết thúc.
      Sau này, Beethoven đã lao vào một cuộc tình ái nghiêm túc với Therese Malfatti, một học trò khác của ông. Nhưng nhữgn kế hoạch của ông để cưới cô đã thất bại !!!

      Những vụ ái tình của Beethoven quả là rất nổi tiếng, nhưng 3 bức thư tình thú vị đã được tìm thấy sau cái chết của ông. Được ông viết, những bức thư này đã không được đề tên, địa chỉ và không được gửi đi. Nhận dạng của người đàn bà đã không được xác định. Có dấu hiệu cho thấy đó hoặc là nữ bá tước Guicciardi-Gallenberg hoặc là nữ bá tước Therese von Brunswig.

      Gặp gỡ Goethe

      Nhạc sĩ vĩ đại nhất và tác giả vĩ đại nhất đã gặp nhau ở Teplitz, một watering place ở Bohemia, vào năm 1812. Cả 2 đã ngồi 2 đêm với nhau. Trong một trong những lần đi dạo cùng nhau, họ đã gặp hoàng hậu và các công tước. Goethe đã đứng sang một bên với chiếc mũ hạ khỏi đầu tôn kính. CÒn Beethoven cứ thế đi thẳng qua, ngạo mạn, khi mà những vị qúy tộc đó nhường đường cho ông, và chờ Goethe ở đườgn bên kia. Ông nói với Goethe :'Tôi đợi anh vì tôi kính trọng anh, vì anh đáng được như vậy, nhưng mà anh đã cho cái bọn kia hơi bị nhiều vinh hạnh đấy'. Beethoven đã viết sau đó, rằng Goethe đã quá ưa thích không khí của cung điện, hơn cả trở thành một nhà thơ.
      Trong một lần đi dạo khác, cuộc trò chuyện của họ bị ngắt quãng bởi những người qua đường chào họ. Khi Goethe biểu lộ sự bực tức, Beethoven đã nói 'Đừng để tâm đến vấn đề đó, có lẽ những lời chào là dành cho tôi đấy'. Goethe đã viết rằgn Beethoven có một nhân cách hoàn toàn untamed(em cũng chả biết dịch thế nào đây), và " một nghệ sĩ tự cho mình là trung tâm (self-centered) và rất mạnh mẽ hơn bất kỳ ai ông đã gặp. Tôi có thể hiểu rõ rằng thái độ của ông ta với thế giới này đặc biệt thế nào."



      Beethoven 1823, bản sao của chân dung bởi Ferdinand Georg Waldmueller bị phá

      Giai đoạn thứ 3, 1817-1824





      Cuộc cách mạng chống lại những ước lệ cổ điển đã trở nên rõ ràng trong giai đoạn sáng tác thứ 3 của ông. Ông đã báo trước thơì kỳ Lãng mạn trong âm nhạc bằng cách đưa ra những diễn đạt tự do hơn nữa. Ba bản Hammerklavier sonatas đã đánh dấu sự chuyển đổi từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Lòng nhiệt tình của ông với sự tự do thật mãnh liệt, đến nỗi ông đã từ bỏ những quy ước về những thuật ngữ tiếng Ý. Ông đã đặt ra tên tiếng Đức hammerklavier thay cho pianoforte (tiếng Ý), và lấy luôn tên này cho các bản sonatas.

      Bản Hammerklavier thứ 2, opus 106 cung Si giáng trưởng, năm 1818-1819, là bản sonata tuyệt vời nhất của ông. Nó biểu lộ tuyệt vời sự không chấp nhận của ông đối với sự tuyệt vọng, và sự chịu đựng ngoan cường của ông khi chấp nhận tuổi tác và tật điếc quái ác.

      Tác phẩm lớn tiếp theo của ông là bản Mass ( nhạc cho lễ Misa ) Missa Solemnis. Nó được đặt để trình diễn trong lễ lên ngôi của hoàng tử Rudolph, lên chức tổng giám mục Olmütz. Nhưng Beethoven đã không hoàn thành kịp. Missa Solemnis thể hiện sự tin tưởng vững chắc ở Chúa. Beethoven đã bán bản này cho 10 vị vua, 50 ducats mỗi bản.

      Beethoven đã hoàn thành bản giao hưởng số 9 của mình, bản Đồng ca(Choral), thể hiện triết lý trưởng thành cuối cùng của mình, vào tháng 2 năm 1824. Ông đã tuyệt vọng trong việc xin trình diễn các kiệt tác với độ khó rất cao này của mình ở Vienna. Nhưng ngay khi ông sắp sửa nhận lời mời của dàn nhạc Berlin thì những người yêu nhạc ở Vienna đã góp tiền cho buổi trình diễn bản Missa Solemnis và bản giao hưởng ĐỒng ca ở nhà hát Karntnarthor. Buổi hoà nhạc vào ngày 27/5/1824 đã là một thành công rất lớn. Beethoven đã không nghe thấy tiếng khán giả vỗ tay, ông chỉ nhận thấy điều đó khi ông quay mặt về phía họ.

      Beethoven được Hoàng tử Nikolai Galitzin đặt viết 3 bản tứ tấu, mang tên ông, giá 50 ducats 1 bản. Ông đã viết nên 5 bản, opuses số 127,130,132, cho Galizin; và 131,132. Beethoven đã viết lại chương 4 của bản Op.130 bởi vì những nhạc công không thể chơi nổi đoạn quá khó này. Chương 4 này sau đó, được đưa vào Op.133, bản Grosse Fugue. Op.131 cung Đô thăng trưởng được coi là bản tứ tấu đỉnh cao nhất của Beethoven.

      Quan hệ với cháu trai

      Người brother của Beethoven Caspar Aton Carl mất năm 1815, và chỉ định vợ mình, và Beethoven làm người đỡ đầu cho đứa con 8 tuổi Karl. Beethoven đã kéo Johanna vào cung điện để chăm sóc một mình, vì cô bé đã khá hư hỏng. Karl không chịu được sự tranh giành của mẹ lẫn Beethoven lâu. Sự việc này kéo dài đến năm 1820, và Beethoven trở thành người đỡ đầu duy nhất. Bất chấp tình cảm mà Beethoven dành cho đứa cháu này, đã có những cuộc chiến quyết liệt giữa họ. Thái độ hống hách (overbearing) của Beethoven cuối cùng đã khiến Karl định tự tử vào năm 1826. Việc này đã làm Beethoven hòan toàn shock. Ông đã đồng ý cho Karl theo đuổi sự nghiệp trong quân đội.

      Những ngày cuối






      Beethoven đã phải đầu hàng bệnh viêm phổi, ngày 2/12/1826. Ông đã bắt đầu lạm dụng frozen punch do bác sĩ chỉ định để ngủ ngon. Da ông trở nên vàng vọt, người phì ra. Vào ngày 2/1/1827, Karl nhập ngũ và rời Vienna. Tình trạng của ông đã trở nên tồi tệ hơn. Quyết tâm không dùng đến 10000 florins ông đã cất giữ cho cháu, ông viết một bức thư cho hội những người yêu nhạc London vào ngày 6/3/1827, xin họ tổ chức một buổi diễn ủng hộ ông. Hội này đã đồng ý và gửi trước cho ông 100 pounds.

      Đến khoảng 16/3 thì các bác sĩ đã cảm thấy Beethoven không sống lâu được nữa. Beethoven đã ký di chúc vào ngày 23/3, để lại tất cả cho đứa cháu Karl. His brother đã thuê một cha xứ cho lễ ban phước cuối cùng của ông. Beethoven đã thốt ra cụm từ "Comedia finita est", cụm từ dùng để chỉ sự kết thúc của các vở kịck Roman cổ. Khi rượu được gửi đến vào ngày 24/3, Beethoven đã nói "Tiếc thật, Tiếc thật, quá muộn rồi". Và đó là những lời cuối của ông. Ông đã được cho uống một ít rượu, và sau đó thì hôn mê.

      Beethoven mất ngày 26/3/27, vào 5:30 chiều. Ngay trước lúc ông mất, một ánh chớp và một tiếng sấm đã đánh thức Beethoven. Ông đưa tay lên và giật giật nắm tay đã siết chặt. Những nghiên cứu sau này cho thấy ông còn bị mắc chứng xơ gan, tắc động mạch, và thoái hoá dây thần kinh thính giác.

      Ông được chôn cất ở nghĩa trang Währing. Khoảng từ 10000 đến 20000 người đã tập trung tại Schwarzpanierhaus tham gia tang lễ của ông vào ngày 29/3. Trong những người cầm đuốc có Schubert và Grillparzer, và trong những người hộ tang có Hummel, pianist, và Kreutzer, violinist. Nhà văn vĩ đại nhất nước Áo lúc bấy giờ, Grillparzer, đã viết nên bài văn tế cho tang lễ.

      ( theo Wiki, Tonami & sưu tầm online )

      Comment


      • #4
        Trước khi tiếp tục, xin ghi lại một vài danh từ chuyên môn dùng trong phần nầy là:

        - Opus ( viết tắt = op. , số nhiều= Opera, viết tắt opp. ) là tên gọi theo tiếng Latin cho một tác phẩm (work, work of art) của một nhạc sĩ hay nghệ sĩ (thí dụ như Opus 21 để chỉ tác phẩm Symphony số 1 hoặc Opus 27 – Nr. 2 = sonate Ánh Trăng bên trên của Beethoven).
        - WoO = Works without opus number: những tác phẩm không được đánh số nhưng được sắp xếp theo thứ tự thời gian (thí dụ tác phẩm WoO 59 = Fuer Elisa ở phần trước).
        - Mỗi tác phẩm (Opus hay WoO) có thể gồm nhiều tiểu khúc, nhiều bài hát kết lại như hình thức một bản trường ca ( thí dụ Opus 75 = Six Songs hay WoO 158c = 6 Songs Of Various Nationalities ).
        - Một Sonata hay Symphony thường gồm nhiều phần, gọi là các movement (mvt. hay mov.). Một movement là một khúc nhạc thường theo một nhịp điệu (tempo), cũng có khi hai. Một movement thường có cấu trúc hoàn chỉnh và độc lập với các movement khác, chỉ trừ việc có chung một cung thể (key).

        Bên trên chúng ta đã nghe qua phần 1 của Sonate "Ánh Trăng", sau đây mời quý bạn nghe thêm phần 3 của tác phẩm nầy:

        Beethoven's Moonlight Sonata mvt. 3 (Wilhelm Kempff plays)




        Gia tài âm nhạc của Beethoven thật đồ sộ. Ông đã để lại hậu thế một số lượng khổng lồ mà các nhà nghiên cứu đã phân chia ra nhiều thể loại, gồm các tác phẫm có đánh số (Werke mit Opuszahlen, works with Opus number) và tác phẩm không đánh số (WoO, works without Opus number).

        1. Các tác phẩm có đánh số từ Opus1 đến Opus 138 bao gồm mọi thể loại từ đơn tấu đến đại hòa tấu và cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong đó kể cả 9 Symphonies:

        Opus 21: Symphony No. 1 in C major (composed 1799–1800, premièred 1800)
        Opus 36: Symphony No. 2 in D major (composed 1801–02, premièred 1803)
        Opus 55: Symphony No. 3 in E-flat major ("Eroica") (composed 1803/04, premièred 1804)
        Opus 60: Symphony No. 4 in B-flat major (composed 1806, premièred 1807)
        Opus 67: Symphony No. 5 in C minor (composed 1804–08, premièred 1808)
        Opus 68: Symphony No. 6 in F major ("Pastoral") (composed 1804–08, premièred 1808)
        Opus 92: Symphony No. 7 in A major (composed 1811–12, premièred 1813)
        Opus 93: Symphony No. 8 in F major (composed 1812, premièred 1814)
        Opus 125: Symphony No. 9 in D minor ("Choral") (composed 1817–24, premièred 1824)

        2. Gần 300 tác phẩm không đánh số được liệt kê theo số WoO.
        Đồng thời nhà vĩ cầm Thụy Sĩ Willy Hess cũng đã chọn lọc và sắp xếp thứ tự được mang tên H 1 đến H302, tuy nhiên một số lớn tác phẩm trong catalog của ông đã mang số thứ tự OoP và chỉ thêm khoảng 50 tác phẩm. Ngoài ra mộ số tác phẩm cũng được tìm thấy dưới tên Works with Anhang (Anh) numbers trong Kinsky's catalog nhưng có thể không do Beethoven viết.

        Tham khảo:
        http://en.wikipedia.org/wiki/List_of...th_WoO_numbers
        http://de.wikipedia.org/wiki/Liste_der_Werke_Beethovens

        Carlos Kleiber -Beethoven symphony No.7, Op.92 : mov.1(1)




        Trên đây chỉ là một ít nét đại cương về nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven được sưu tầm tản mạn trên internet, nhằm giới thiệu với quý bạn một vài nét về Beethoven, không nhằn mục đích đi sâu vào lãnh vực nhạc cổ điển mà người viết không đủ trình độ.
        Dù sao với những cung bậc ảo diệu của những đại phù thủy âm thanh qua sự trình tấu của những chiếc đủa thần bậc thầy lừng danh trong thế giới nhạc cổ điển, người nghe dù không am tường về loại nhạc thính phòng quý phái nầy vẫn có thể cảm nhận được những âm thanh khi sâu lắng, khi cuồng nộ, khi bồng bềnh trên sóng nhạc. Và như thế cũng đã đủ để tâm hồn được thanh thản đôi chút trong cơn lốc xoáy của cuộc đời.

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X