Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khúc bi hài của lịch sử không quân Việt Cộng

Collapse
X

Khúc bi hài của lịch sử không quân Việt Cộng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khúc bi hài của lịch sử không quân Việt Cộng

    Hàng năm, đến ngày Mùng 5 Tết thì người dân Việt khắp nơi đều tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa đầu Xuân Kỷ Dậu năm 1789 của vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh. Nhưng Mùng 5 Tết năm nay nhà cầm quyền Việt Cộng lại tổ chức lễ hội mừng 'Chiến thắng Mậu Thân' năm 1968, trận đánh đã 'loại khỏi vòng chiến' hơn 14.000 thường dân miền Nam, trong đó có hơn 7000 người dân Huế bị đập đầu chôn sống:

    " Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết mậu thân 1968, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968)"

    "Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
    Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta."


    Mùng 5 Tết năm 2018, sau khi nhận được chỉ đạo của Tuyên Giáo Trung Ương thì dàn đồng ca của báo chí quốc doanh bắt đầu hát mừng chiến thắng Mậu Thân để khỏa lấp tội ác giết hại đồng bào miền Nam. Ngay cả quân chủng Phòng Không Không Quân của Việt Cộng, mà ai cũng biết chưa bao giờ dám bén mảng tới vùng giới tuyến để nghênh cản các cuộc hành quân Bắc Phạt của Không Quân VNCH, cũng khọt khẹt lên tiếng…

    Trong thời chiến tranh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nhắn nhủ quân dân miền Nam: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”. Ngày nay, nếu Tổng thống Thiệu còn sống chắc hẳn người sẽ nhắn nhủ: “Hãy nghe những gì Cộng Sản nói để thấy những gì chúng đã làm... với lịch sử”.


    Khúc bi hài của lịch sử không quân Việt Cộng
    http://soha.vn/khuc-bi-trang-cua-lic...4102240639.htm

    Máy bay vận tải tham chiến là sự kiện khá đặc biệt và ít được nhắc đến trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

    Trong ghi chép và ký ức của mình về giai đoạn khốc liệt này, Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Chính ủy Bộ Tư lệnh không quân (Quân chủng Phòng không không quân), khái quát: "Đó là khúc bi tráng của lịch sử không quân Việt Nam trong cuộc tổng tiến công mang bước ngoặt lịch sử này".

    Máy bay dân sự đi ném bom
    Vị tướng 90 tuổi bảo 50 năm trước khi cả nước đang rạo rực đón Tết thì ông nhận lệnh tuyệt mật của Bộ Tổng tham mưu lệnh cho không quân thả dù tiếp tế vũ khí và tấn công mục tiêu mặt đất đồn Mang Cá, Huế nhằm chi viện trực tiếp cho cuộc tổng tiến công ở mặt trận Trị Thiên.

    Ngày 27 Tết Mậu Thân năm 1968, ông trực chỉ Trung đoàn 919 vận tải (còn gọi khác là đoàn Hồng Hà) để triển khai nhiệm vụ đặc biệt này cho chỉ huy trung đoàn.

    Cùng đó, các nhiệm vụ mật khác cũng được triển khai như công tác trinh sát, hậu cần… "Đây là nhiệm vụ khá nặng nề vì lần đầu ta sử dụng máy bay vận tải để tấn công mục tiêu mặt đất mà trước đó chưa có tiền lệ" - ông cho hay.
    Để sẵn sàng cho cuộc chi viện và sẵn sàng tham chiến, ông cùng Trung tướng Nguyễn Văn Tiên, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh không quân, trực tiếp động viên phi công, kỹ thuật, thông tin, dẫn đường…

    Kế hoạch huấn luyện bay thực địa cũng được triển khai khẩn trương nhằm sẵn sàng xung trận. Và cái khó lúc đó là làm thế nào để gắn bom, ống phóng róc két lên máy bay dân sự để tấn công mục tiêu mặt đất.

    Vậy là Ban Kỹ thuật Trung đoàn 919 do tổ trưởng Nguyễn Tường Long, một kỹ sư từ Pháp theo Bác Hồ về nước, đã bắt tay nghiên cứu, thử nghiệm việc gắn bom, róc két thành công. "Khi biết nhiệm vụ tối quan trọng này, anh em phi công dù biết nguy hiểm đang chờ phía trước nhưng vẫn xung phong ra trận" - tướng Hy chia sẻ.

    "Cầu hàng không" Hà Nội-Huế
    Tướng Hy kể năm đó, người dân cả nước đón cái Tết trong cái rét cắt da, gió Đông Bắc thổi thông thốc, bầu trời nhiều mây đen bay thấp. Theo kinh nghiệm của anh em phi công, đây là điều kiện không thuận lợi để bay. Mùng 1, 2, 3, 4… Tết trôi qua trong sự hồi hộp của các biên đội đã chuẩn bị đầy đủ vũ khí sẵn sàng xung trận. Bất ngờ chiều mùng 10 Tết, sáu tổ bay IL-14 chia làm nhiều đợt được lệnh xuất kích từ sân bay Gia Lâm men theo dãy Trường Sơn để áp sát Huế.

    Mỗi chiếc IL-14 chở theo 10 người gồm lái chính, lái phụ, dẫn đường, thông tin, cơ khí và lực lượng dù lao vút lên bầu trời trực chỉ mặt trận Trị Thiên. Sở chỉ huy đêm đó trải qua một đêm dài đầy lo lắng vì các cánh bay trong điều kiện hiểm nguy cận kề.

    Và như thế anh em tác chiến trong điều kiện hết sức nguy hiểm khi gió mùa lớn, mây đen bay thấp lại không có radar dẫn đường.

    Nếu bay lệch ra hướng biển thì máy bay của ta trở thành mục tiêu tấn công của hải quân Mỹ đang kiểm soát biển Đông với vùng quét radar cực mạnh, nhất cử nhất động đều lọt vào tầm ngắm của đối phương. Bởi vậy kế hoạch vạch ra là bay sát dãy Trường Sơn để tránh radar địch phát hiện.

    Tuy nhiên, cách bay "mò" này cũng nguy hiểm khôn lường vì không có radar dẫn đường, rất dễ húc nào núi.
    Thiếu tướng Hy chùng giọng: "Dù lường trước điều kiện khắc nghiệt, hy sinh chờ phía trước nhưng anh em trong sáu biên đội bay vẫn quyết tâm chi viện miền Nam nên sáu tổ bay xuất kích thì có năm tổ không quay về. Một số bay ra biển bị Hạm đội 7 Mỹ bắn, một số va vào núi. Đây là tổn thất lớn của lực lượng không quân Việt Nam thời điểm bấy giờ".

    Trong những cánh bay không về ấy, tướng Hy bày tỏ sự khâm phục kỹ thuật bay và tư tưởng chính trị của Đại đội trưởng Nguyễn Văn Bang là phi công chính của Trung đoàn 919.


    Nỗi canh cánh 50 năm

    Tướng Hy day dứt vì 50 năm nay kể từ khi tham gia cuộc chiến Mậu Thân 1968, nhiều người trong số các biên đội bay năm 1968 đã nằm xuống nhưng họ vẫn chưa được ghi nhận công lao đầy đủ. Và ông nói bản thân ông cũng thấy có trách nhiệm trong vụ "cầu hàng không" này nhưng khi ấy tinh thần xung trận của các biên đội lên quá cao vì miền Nam thân yêu, khó khăn mấy cũng đi… Và các anh đã đi mãi không về.

    Vị tướng già canh cánh trong lòng về hy sinh của những người lính dù vẫn chưa có danh sách đầy đủ về họ. "Hiện đã có danh sách đầy đủ anh em lái chính, lái phụ, cơ khí, dẫn đường nhưng không có danh sách đầy đủ của anh em lực lượng dù để tuyên dương, ghi nhận công lao của họ" - ông bùi ngùi.

    Khi hỏi ông điều gì cần nói về sự kiện "cầu hàng không" này, ông dừng hồi lâu và nói: "Sự hy sinh của anh em là biểu hiện tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, vì miền Nam ruột thịt, dù hy sinh mất mát vẫn sẵn sàng xung phong.

    Và những người lãnh đạo khi ấy cũng chung một bầu "máu nóng" để đóng góp cho đồng bào miền Nam nên khó khăn mấy cũng xốc ra tiền tuyến. Nhưng khoa học kỹ thuật về máy bay vận tải thời điểm ấy chưa cho phép nên đã để lại tổn thất lớn về người và khí tài".

    Và vị tướng già bảo rằng ông vẫn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ đối với lực lượng không quân: "Tổ tiên ta xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ như Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa. Ngày nay chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi. Trách nhiệm đó trước hết là của các chú".

  • #2
    "Cầu hàng không" trong tết Mậu Thân
    https://tuoitre.vn/cau-hang-khong-tr...han-152077.htm

    TT - Trên thế giới có lẽ chưa ai lấy máy bay dân dụng đi chiến đấu. Vậy mà những người lính chúng ta đã “mổ bụng”, “nắn cánh” máy bay vận tải IL-14 để nó mang bom, ống phóng đạn cối bay vào chiến trường. Đó là một câu chuyện kỳ lạ cách đây 38 năm...

    Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Tường Long - người đã góp phần cải tiến máy bay IL-14 thành máy bay vận tải - chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân 1968 - Ảnh: T.HÙNG

    Có một sự kiện chiến tranh ít được biết đến: không quân nhân dân VN đã từng sử dụng “cầu hàng không” và lính nhảy dù chi viện cho chiến trường miền Nam trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

    Nhân kỷ niệm 59 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7, Tuổi Trẻ trở lại sự kiện này - một sự kiện bi hùng của những người lính lặng lẽ, trải dài trong suốt gần 40 năm qua.

    Từ những chiếc máy bay vận tải, để phục vụ một chiến dịch đặc biệt, chúng đã được bí mật cải tiến thành chiến đấu cơ. Một câu chuyện tự hào của những người lính.

    “Hãy trở về tìm Nguyễn Ái Quốc!”
    38 năm sau, trong một ngôi nhà trên đường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Tường Long - nguyên tổ trưởng cơ khí ban kỹ thuật trung đoàn 919, người đóng góp lớn trong sự kiện “cầu hàng không” - nhớ lại:

    “Đó là một chủ trương tuyệt mật, lúc đó có nhiều người không tin sẽ thành công, nhưng cuối cùng nó đã trở thành hiện thực, một cách xuất sắc. Khi những chiếc IL-14 đáp xuống sân bay, chỉ huy trung đoàn mới thở phào: thành công rồi!”.

    Anh hùng Nguyễn Tường Long là một trường hợp khá đặc biệt. Ông sinh ra trên đất Pháp, học xong ngành kỹ thuật hàng không, cha ông bảo với con trai rằng: “Hãy trở về VN tìm Nguyễn Ái Quốc mà giúp nước”. Và năm 1944, người thanh niên 21 tuổi ấy từ giã cha mẹ và em gái trở về Hà Nội để tham gia cách mạng và mãi mãi không bao giờ còn gặp lại người thân của mình. Đối với Tường Long và Việt kiều ngày ấy, cái tên Nguyễn Ái Quốc thiêng liêng đến nhường nào, đủ sức mạnh để động viên ông đi suốt cuộc trường chinh của đất nước sau đó.

    Ngay khi ban kỹ thuật trung đoàn 919 nhận được lệnh của bộ tư lệnh quân khu về việc phải tìm mọi cách cải tiến kỹ thuật các loại máy bay vận tải thành chiến đấu cơ, Tường Long tin chắc đó chỉ có thể là loại máy bay vận tải IL-14 được mang về từ Siberia (Liên Xô cũ). Ông lập tức sang sân bay Gia Lâm tìm hiểu các tài liệu kỹ thuật nói về máy bay IL-14 nhưng tìm mãi không được, tình cờ phát hiện một tài liệu của Đức viết theo sách của Liên Xô nói về chiếc IL-14 dùng chở khách.

    Ông và đồng nghiệp trong ban kỹ thuật bàn bạc nghiên cứu để lắp thêm hai giá treo bom dưới thân và cánh máy bay để có thể treo được bốn quả bom loại 100kg hoặc hai quả bom loại 250kg. Chưa hết, đã là chiến đấu cơ cần phải có hỏa lực mạnh, ông và đồng sự lại tiếp tục “mổ bụng” chiếc IL-14 lắp được 27 ống phóng đạn cối. Các ghế ngồi ở khoang hành khách được tháo tung ra để tận dụng hai gờ chạy dọc sàn máy bay, gắn thêm được 50 ống chứa 50 quả đạn cối 120mm. Mỗi lần muốn thả đạn cối, người ta rút chốt hãm, kéo dây cáp làm cho khung chứa đạn bị trọng tâm hất đạn cối rớt ra ngoài.

    Điều chưa có trong lịch sử hàng không

    Từ trái sang: tổ bay Hoàng Ngọc Trung, Nguyễn Văn Kính, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Bỉnh Sen, Trần Trung Quý... trước giờ xuất phát - Ảnh tư liệu

    Rồi những chiến đấu cơ kỳ lạ cũng cất cánh thử nghiệm, phi công Nguyễn Văn Bang trực tiếp thử nghiệm chuyến bay đầu tiên. Chiếc máy bay vận tải IL-14 bay lên không trung với bom, đạn cối mang đầy dưới cánh và trong khoang, đảo vòng quanh với nhiều tư thế bay và đáp xuống sân bay an toàn tuyệt đối. Ông Tường Long cho biết:
    “Trong lịch sử hàng không thế giới, có lẽ chưa ai dùng máy bay dân dụng làm máy bay chiến đấu cả. Tôi đã căn cứ trên số ghế ngồi và trọng tải máy bay để tính toán lắp bom cho đủ trọng lượng. Theo nguyên tắc kỹ thuật, người ta tính toán nếu bay với vận tốc 240km/g, sức cản trong 1cm2 là 40km, nhưng tôi và anh Bang kiểm tra thử khi bay thử nghiệm, sức cản thực tế nhỏ hơn như thế nhiều.

    Vậy là cứ lắp bom đạn vào và mang ra sân bay thử rồi rút kinh nghiệm từng chuyến. Tất cả phải thực hành và kiểm tra trên máy bay, bởi dưới mặt đất không chịu sức cản ngược gió, phải bay và đánh dấu vào tay ga để sau đó điều chỉnh từ từ”. Một cải tiến được hình thành trong sự hợp tác chặt chẽ giữa kỹ thuật và phi công, và thành công tuyệt đối.

    Đó là những ngày mà tướng Phan Khắc Hy, nguyên chính ủy Bộ Tư lệnh không quân (thuộc quân chủng phòng không - không quân), không thể nào quên trong ký ức của mình: ngày 27 Tết Mậu Thân (26-1-1968), ông Phan Khắc Hy và phó tư lệnh quân chủng đặc trách không quân, thượng tá Nguyễn Văn Tiên, mang theo mật lệnh của phó tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân VN Phùng Thế Tài, vượt cầu phao sông Hồng giữa ban ngày xuống thẳng sở chỉ huy trung đoàn 919 để phổ biến nhiệm vụ tuyệt mật: “Thả dù tiếp tế bộ binh và tấn công một số mục tiêu mặt đất ở phía nam vĩ tuyến 17!”.

    Ngay sáng hôm sau, đoàn phó Phan Huyễn chỉ huy một lực lượng đặc biệt gồm 60 cán bộ chiến sĩ vào Quảng Bình lập sở chỉ huy không quân phối thuộc chỉ huy mặt trận. Sau đó hai tổ tham mưu, liên lạc không đón giao thừa, chuẩn bị một hành trang gọn nhẹ để theo chân hai cán bộ chỉ huy là Lê Quỳ và Hồ Bạch Đào tách khỏi đoàn đi sâu vào Nam, áp sát địa bàn chiến đấu. Còn ở đoàn bộ, ngày 28 tết, đoàn không quân Hồng Hà, mật danh trung đoàn 919, đã sẵn sàng chiến đấu cao. Đại đội máy bay IL-14 của thượng úy Nguyễn Văn Bang là đơn vị được giao nhiệm vụ đặc biệt này.

    Đêm 30 rạng mồng 1 tết, miền Nam tổng tiến công. Sáng mồng 1, sở chỉ huy thông báo khẩn: sẵn sàng chi viện miền Nam. Nhưng mồng 1, mồng 2... trôi qua vẫn chưa có lệnh xuất phát. Không khí đợi chờ căng thẳng. Thượng úy Bang và đồng đội hằng ngày tập trung quanh chiếc radio nghe thông tin mặt trận. Đối phương phản công. Rồi lệnh xuất kích cũng được ban hành.
    NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG

    Last edited by TH-72G; 02-24-2018, 11:06 AM.

    Comment


    • #3
      Bay trên thành nội, cứu đồng đội

      Thả dù xuống Huế năm 1968
      https://tuoitre.vn/tha-du-xuong-hue-nam-1968-576369.htm

      TT - Đã 45 năm trôi qua, vị đại tá 81 tuổi Dương Tuấn Kiệt vẫn không quên được cái ngày chính ủy Quân chủng phòng không không quân Đặng Tính gọi và lệnh: chuẩn bị đội bay vào Huế chi viện tiếp tế trong đợt tập kích đầu tiên xuân Mậu Thân năm 1968.
      Tổ bay của liệt sĩ Trần Quang Thái chụp ảnh tại sân bay Gia Lâm ngày 7-2-1968 trước khi bay vào Huế - Ảnh tư liệu

      Bay trên thành nội, cứu đồng đội

      “Anh Đặng Tính nói: bộ đội Trường Sơn làm được đường mòn Hồ Chí Minh trên núi. Hải quân làm được đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Các chú hãy cố làm đường Hồ Chí Minh trên không. Hai tiểu đoàn của ta, tiểu đội 11 cô gái sông Hương bị vây ở thành nội Huế và đồn Mang Cá, đói không có gì ăn. Mình đánh vô nó vây ngoài (sau phải mở đường máu). Những ngày ở đó nó không làm gì được mình nhưng anh em đói, không có gì ăn. Không lẽ chúng ta để mấy tiểu đoàn nhịn đói trong nội thành và trong đồn Mang Cá? Bằng mọi giá phải tiếp tế. Câu nói đó của anh Đặng Tính khiến chúng tôi rất xúc động...”

      - ông Kiệt hồi tưởng.
      “Hồi đó chúng tôi phải bay từ Gia Lâm (Hà Nội) với tốc độ chậm (260km/giờ) đến Thọ Xuân (Thanh Hóa) qua thị trấn Sêpôn (Lào) bên kia đường 9 rồi mới bay vào Huế. Chúng tôi biết đi là cầm chắc cái chết, đi là hi sinh, biết trước sẽ đi vào chỗ chết mà ai cũng phơi phới lạc quan” - ông Kiệt bảo.

      Ngày 7-2-1968, tổ bay của ông Kiệt và chuẩn úy Lê Văn Lưu đi trước thả hàng tiếp tế được một chuyến ở nội thành Huế. Mỗi máy bay có hai lính dù và tổ lái năm người (lái chính, lái phụ, phụ trách máy móc trên không, thông tin, dẫn đường). Máy bay cất cánh từ Gia Lâm lúc 18g. Đại tá Kiệt kể: “Tổ bay của tôi do anh Cạy phi công, lái Li-2. Chúng tôi đi trong đêm tối. Khi còi reo báo hiệu đến nơi, mình mở cửa dòm ra thấy phố xá tối đen mịt mùng, nhưng vẫn thấy được sông Hương. Đạn bắn lên như mưa. Không biết mình bắn hay địch bắn vì chúng tôi không được thông báo. Súng máy của nó có đạn dẫn đường. Một băng có 2-3 viên dẫn đường sáng. Chỉ cần một viên dẫn đường đi đúng hướng là các viên khác theo sau. Nó bắn lên sáng rực”.

      Máy bay hạ độ cao xuống 300m, đến 250m thì bắt đầu thả, đúng trong thành. Địa điểm thả hàng là những ám hiệu được đánh dấu bởi những đống lửa đốt theo ký hiệu đã hiệp đồng trước: có khi là ba đống lửa chéo chân kiềng, có lúc trong cạnh một đống lửa là một dải vải trắng, có khi là hai miếng vải trắng nối hai cạnh lại.

      Đại tá Kiệt nhớ lại: “Khi vào địa điểm thả hàng, người ở dưới hướng dẫn đường đi lắt léo lắm: vào cạnh 4, sang cạnh 2, về cạnh 3, sang nửa cạnh 1 rồi vào trung tâm là hai đống lửa nhưng phải có miếng vải trắng chữ T thì mới vào thả. Người ta tính toán chi li như thế mới thả trúng được. Đi có cạnh chứ không phải đi thẳng vào là thả được ngay đâu. Mấy anh lính dù chúng tôi đeo dây cáp bảo vệ với một dù chính, lỡ bị gió cuốn ra thì máy cáp tự động bật dù. Lúc đầu chúng tôi thả ở đồi Vọng Cảnh, rồi cầu Tràng Tiền, đi vào ngã tư Huế thì lộ. Hàng thả xuống bị địch lấy nên liều thả ngay ngã tư Huế. Mình xác định thả được thì tốt, không thì mất. Vậy mà lại trúng”.

      Khi thả gạo, thức ăn, có lúc máy bay phải hạ độ cao xuống cách nóc nhà chỉ 30-40m. “Tổ bay dũng cảm chứ bay thấp như thế nguy hiểm lắm, sơ suất là chết, đụng nhà, đụng trụ ăngten như chơi. Trên sơ đồ thì có nhưng khi bay trên trời tránh đâu có dễ. Hồi đó chúng tôi còn khỏe, với lại nghĩ đến anh em đồng đội mình đang đói lả, kiệt sức nên ai cũng có sức mạnh dẻo dai kỳ lạ lắm, cứ thế ra sức đạp. Bay xa, xăng chở phải nhiều nên mỗi lần đi chỉ chở được hơn 1 tấn hàng. Cực rứa nhưng vẫn phải đi, không để anh em chết đói trong thành Huế được” - ông Kiệt ngậm ngùi nói.

      Các tổ bay thay nhau, cứ tối nay đi xong về nghỉ đến tổ khác đi. “Đi thẳng thì không còn ai trở về được, phải đi tắt, đi cạnh chéo, vòng vèo - ông Kiệt khẽ thở dài khi nhớ lại những chuyến bay mà lằn ranh giữa sống và chết quá mong manh ấy - vào trong đó chỉ hơn 1 giờ chứ không thể chịu đựng nhiều hơn được. Nó bắn hai bên sườn máy bay đỏ lừ. Lúc ấy Nga đã cải tiến bạt amen trùm thân và cánh máy bay. Đạn bắn vào chỉ xuyên thủng chứ không cháy, giống như một lớp áo giáp bảo vệ máy bay. Thả xong quay ra về đến nhà là 2g sáng. Tuy chỉ đi được mấy chuyến nhưng sau này anh em các đơn vị ở nội thành Huế nói nhờ có gạo, lương thực và vũ khí tiếp tế mới trụ lại được và rút ra được”.
      Đại tá Dương Tuấn Kiệt nghẹn ngào khi kể về chuyến bay định mệnh - Ảnh: My Lăng

      “Để tôi đi lần này...”

      Mạch nối về miền ký ức của 45 năm trước chợt đứt đoạn. Người cựu binh dù lặng đi, cố nén ngăn không cho dòng nước mắt tràn ra. Ông nghẹn ngào kể: “Tôi mới đi được một chuyến đó. Lẽ ra chuyến tiếp theo tôi đi nhưng anh Toản (thượng úy Nguyễn Ngọc Toản - chính trị viên trưởng) lôi tôi ra một góc, cứ tha thiết: cậu đi mấy chuyến về mệt rồi, nghỉ ngơi đi để tôi đi lần này. Anh ấy nói mãi tôi mới xuôi. Chuyến đó anh Lưu đi cùng anh Toản. Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau”.

      Chuyến đi ấy, máy bay chở lực lượng bộ đội tinh nhuệ nhảy dù xuống giải vây cho làng Vây (Khe Sanh) và nội đô Huế.

      Bốn máy bay vận tải quân sự IL-14 và Li-2, mỗi máy bay chở được một đại đội, thực hiện nhiệm vụ này. “Anh Thái (liệt sĩ Trần Quang Thái - PV) đi chiếc IL-14 chuyến đầu. Chuyến đầu tiên đi để giải vây toàn đảng viên hết đấy. Kế hoạch là chiếc máy bay của Thái chở bom đi trước làm nhiệm vụ hủy diệt dọn đường rồi ba chiếc IL-14 đi sau thả bộ đội tinh nhuệ. Toàn những ông có máu mặt lái IL-14 không đấy”, ông Trương Thanh Phú kể. Ông Phú ở trong một trong ba máy bay đi sau.

      17g ngày 7-2-1968. Chiếc máy bay IL-14 đầu tiên xuất phát được 16 phút thì biên đội ba chiếc sau cất cánh. Mỗi chiếc có năm người trong tổ lái, bốn bộ đội dù và 120 bộ đội tinh nhuệ chuyên đi giải vây mang theo súng đạn, vũ khí chiến đấu. Ông Phú cho biết: “Tổ bay của tôi do anh Minh lái. Đến địa điểm thì bốn bộ đội dù làm nhiệm vụ thả bộ đội giải vây xuống theo đường dây cáp. Các anh ấy ngồi đầy hai bên máy bay. Dây dù móc lên dây cáp. Hai bên máy bay mỗi bên một cửa. Cứ đến người nào thì mình đẩy nhẹ cho người đó nhảy ra khỏi máy bay. Rơi xuống 50m, gần tiếp đất thì dù bật tung ra”.

      Người cựu binh trầm ngâm bảo: “Lúc vào chúng tôi vẫn chưa nhận được tin tổ bay của Thái hi sinh. Khi Thái trên đường quay ra, chúng tôi vào thả bộ đội thì không nhận được tín hiệu của máy bay Thái nữa. Lúc đó, trên lệnh cho hai chiếc thả xong về trước. Chiếc còn lại được lệnh bay đi tìm máy bay”.

      Biết tin bảy đồng đội đã hi sinh nhưng các chiến sĩ, sĩ quan dù và tổ bay ngày ấy vẫn lên trời làm nhiệm vụ ngay sau đó. Mỗi lần đi là một biên đội ba chiếc. Người cựu chiến binh lại bỗng rơi nước mắt bảo: “Tất cả những người được lệnh đi những chuyến bay đó, hành lý tư trang đơn vị đã quản lý hết. Biết trước là sẽ hi sinh nhưng nhiệm vụ với người lính chúng tôi là trên hết. Nhiều lúc nằm tôi cứ tưởng tượng lại cái cảnh Thái và đồng đội đứng trên cửa vẫy tay lúc lên máy bay. Lúc đó chúng tôi cũng đã mang sẵn dù, đợi xuất phát. Không hiểu sao nhìn cảnh mọi người vẫy tay chào, tôi đã nghĩ: kiểu này chắc chỉ còn tâm hồn ở lại với quê hương thôi chứ thân xác không còn nữa rồi... Họ đã hoàn thành nhiệm vụ và khi quay trở về thì trúng đạn. Rất nhiều đêm nhớ lại hình ảnh đó, tôi không ngủ được vì thương đồng đội”.

      Hơn 45 năm trước, đêm 7-2-1968, những người lính dù 305 khác cũng đã một đêm không ngủ...

      Last edited by TH-72G; 02-24-2018, 12:27 PM.

      Comment


      • #4
        Phản biện của nhà Huế Học Nguyễn Đắc Xuân.

        Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế không?
        http://www.gactholoc.com/c32/t32-330...hue-khong.html
        http://www.gactholoc.com/printer.php...0&tbl=contents

        Đọc hồi ký Một Chặng Đường Xưa của ông Trần Anh Liên(1), biết tôi là người đã chiến đấu trong Thành Nội Huế suốt chiến dịch Tấn công và nổi dậy của quân và dân Thành phố Huế trong Tết Mậu thân 1968, một độc giả ở Hà Nội gởi cho tôi một bài báo Quân Đội Nhân Dân (số ra vào dịp 30 năm Xuân Mậu Thân 68) mang tựa đề “Chiến Công Trên Bầu Trời Thành Huế” của tác giả Bùi Đình Nguyên và kèm theo một câu hỏi: “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế như bài báo viết không?”

        Vì đây là một sự kiện (nếu có) hết sức quan trọng đối với Lịch sử đấu tranh giải phóng Huế vì thế nhân kỷ niệm 35 năm (1968-2003) chiến công Tết Mậu thân tôi xin trả lời câu hỏi trên.
        Độc giả đọc lại nguyên văn bài báo để dễ theo dõi:

        “Chiến Công Trên Bầu Trời Thành Huế

        Để đối phó với các lực lượng mặt đất tấn công thành Huế đúng vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân, theo chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh quân chủng, không quân ta cùng phố hợp ném bom vào một số căn cứ của địch ở Huế, đồng thời làm nhiệm vụ vận tải tiếp tế cho chiến trường Trị Thiên. Máy bay sử dụng là loại vận tải cánh quạt IL-14 vối tốc độ chỉ bằng non một nửa tốc độ của máy bay Mỹ lúc ấy. Lực lượng chiến đấu gồm 6 máy bay ném bom T-14, mỗi máy bay gồm 5 thành viên phi hành đoàn,. Để bảo đảm bí mật tuyệt đồi các phi vụ chỉ xuất kích vào ban đêm, không dùng điện đài ra lịnh mà chỉ dùng pháo hiệu, không dùng ra-đa dẫn đường và chỉ huy dưới đất mà mỗi phi hành đoàn phải tự nhớ nhiệm vụ và đường bay để độc lập tác chiến.

        Các chiến sĩ không quân vinh dự được tuyển chọn vào nhiệm vụ đặc biệt nầy đều tuyên thệ quyết tâm vượt qua tất cả để giành chiến thắng. Dẫu biết đây là một nhiệm vụ chẳng những vô cùng khó khăn , mà còn hết sức nguy hiểm, ra đi có thể không trở về được, nhưng không một ai từ nan thoái thác. Trước mỗi lần xuất kích họ đều chụp ảnh chung và dặn dò gửi gắm nhau an ủi gia đình phòng khi không trở về. Trước giờ bay đơn vị đã tổ chức lễ xuất quân đọc lời thề sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc và mặc niệm trước phòng có đồng đội hy sinh.

        Theo kế hoạch, tối 7/2/1968 tức 6 Tết, cả 6 máy bay T-14 đều xuất kích trận đầu tiên nhắm hướng cố đô Huế bên dòng sông Hương và mục tiêu là sở chỉ huy Sư đoàn 1 ở căn cứ Mang Cá.

        Trung tá Nguyễn Văn Kính nhớ lại: Tối hôm đó sau gần 90 phút bay trong đêm theo hướng đã định, và qua ánh điện rực sáng của TP Huế, tổ bay của ông đã xác định được mục tiêu và dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom đợt thứ nhất. Khi phát hiện có máy bay lạ ném bom, hoả lực địch mặt đất bắn lên dữ dội , đồng thời máy bay Mỹ từ trên cao lao đuổi theo khi ta bay trở về. Đêm ấy 4 chiếc trong đội hình đã hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm an toàn, 1 chiếc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá), không chiếc không trở về, cả 5 chiến sĩ trong tổ bay đếu hy sinh.

        Trận đánh táo bạo bất ngờ của không quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại và hoảng loạn về tinh thần, cổ vũ bộ đội ta tiếp tục chiếm giữ thành phố Huế và đánh địch phản kích. Đêm 11/2 không quân ta lại xuất kích lần thứ hai với 1 tổ bay. Theo đường bay và mục tiêu đã định , sau khi ném bom vào căn cứ Mang Cá, trên đường về máy bay phản lực Mỹ rượt đuổi theo tới tận vùng trời Phủ Lý, nhưng đã có Mig 21 của ta lên ứng chiến ngăn chặn bảo vệ cho tổ bay T-14 hạ cánh an toàn xuống Gia Lâm. Tiếp theo, đêm 12/2 , 3 chiếc T-14 đã len lỏi trong đêm đến cắt bom vào mục tiêu cũ . Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả 3 tổ bay đều không trở về.

        Khi kể lại chiến công nầy trên bầu trời thành phố Huế của không quân ta, trung tá Nguyễn Văn Kính bùi ngùi xúc động và bày tỏ đôi điều mong ước: Quân chủng không quân nên phối hợp với TP Huế dựng lên ở Mang Cá một nhà bia tưởng niệm ghi tên 20 liệt sĩ không quân đã hyy sinh trong Tết Mậu Thân đồng thời cơ quan nghiên cứu Bộ Quốc phòng bổ sung vào Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam trận đánh nầy như Từ điển đã ghi nhận 2 trận ném bom vào Dinh Độc Lập của Nguyễn Thành Trung và vào căn cứ Tân Sơn Nhất của biên đội Quyết thắng tháng 4/1975
        . Bùi Đình Nguyên”.

        Không những tôi chiến đấu trong Thành Nội Huế suốt chiến dịch như ông Trần Anh Liên viết trong Một Chặng Đường Xưa mà sau năm 1968 tôi còn được Thành ủy giao đến các đơn vị bộ đội và các đội công tác trong chiến dịch tết Mậu Thân để lấy tài liệu. Một số tài liệu trong đợt công tác đó tôi đã chuyển cho nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết cuốn Ngôi Sao Trên Đỉnh Phu Văn Lâu, và chuyển cho nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết cuốn Cửa Thép. Đến sau ngày giải phóng tôi tham gia viết cuốn Huế Những Ngày Nổi Dậy (nhiều tác giả, Nxb Tác Phẩm Mới, HN.1979). Đặc biệt, nhân kỷ niệm 20 năm chiến thắng Xuân Thân 1968 (1968-1988), Thành ủy Huế giao cho tôi cùng ông Nguyễn Huy Ngọc(2) thực hiện cuốn hồi ký của nhiều tác giả Huế Xuân 68 do chính Thành ủy Huế xuất bản. Và, trong nhiêu năm trước năm 1988, tôi phụ trách tổ nghiên cứu Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế nên tôi hiểu tương đối rõ chiến dịch Huế Xuân 1968. Với tư cách là người “trong cuộc” và là nhà nghiên cứu, tôi có mấy nhận xét về bài báo trên của Bùi Đình Nguyên sau đây:

        1. Nội dung sự kiện lịch sử nầy, Bùi Đình Nguyên ghi lại theo hồi ức của Trung tá Nguyễn Văn Kính, nhưng người viết không cho biết Trung tá Kính là ai, ông Kính có tham gia trong các phi đội thả bom xuống Mang Cá ở Huế trong Tết Mậu thân 1968 không ? Ông Kính đã giữ một chức vụ gì, hay một vai trò gì khác trong tổ chức, kế hoạch không quân Việt Nam tấn công Mang Cá năm ấy ? Hay ông chỉ nghe ai đó kể và ông kể lại với Bùi Đình Nguyên ? Từ hồi chiến dịch mở ra cho đến ngày ông Kính kể lại với Bùi Đình Nguyên vừa ngót 30 năm (1968-1998), trước đó ông Kính đã kể sự kiện ấy với ai chưa ? Nếu đã kể thì báo chí tài liệu nào đã đăng lời kể ấy ? Nếu chưa thì tại sao trước đây ông không kể mà phải đợi đến 30 năm sau mới kể ? Khi chưa làm rõ được những nghi vấn trên thì chưa thể tin được những thông tin do bài báo cung cấp;

        2. Bài báo viết: “Trung tá Nguyễn Văn Kính nhớ lại: Tối hôm đó sau gần 90 phút bay trong đêm theo hướng đã định, và qua ánh điện rực sáng của TP Huế (NĐX nhấn mạnh), tổ bay của ông đã xác định được mục tiêu và dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom...”. Đoạn báo nầy bộc lộ hai điều thiếu thực tế:

        2.1.- Trận không kích theo bài báo viết diễn ra vào ngày 6 tết (7.2.68). Nhà máy điện Huế đã ngừng hoạt động ngay trong ngày đầu tiên (31.1.68), nếu nhà máy điện muốn chạy cũng không có dầu ma-dút mà chạy cho đến đêm hôm ấy, bởi vì mọi con đường tiếp tế dầu từ Đà Nẵng ra đều đã bị cắt từ sáng 31.1.68 rồi. Thế thì làm gì có chuyện “qua ánh điện rực sáng của TP Huế”. Phải chăng đó là thứ ánh diện tưởng tượng?

        2.2. Nếu có thực chuyện máy bay của ta đã “ dần hạ thấp độ cao còn 400 m bắt đầu cắt bom...” thì không những súng phòng không của địch bắn mà cả súng phòng không của ta cũng bắn. Lúc ấy tôi phụ trách đội thanh niên tự vệ trong Thanh Nội, luôn phối hợp với các đơn vị phòng không của Trung đoàn 6 “canh giữ bầu trời” Thành Nội. Trong tết Mậu thân ở Huế mà thấy trên bầu trời xuất hiện máy bay cường kích thì mọi người đều hiểu đó là máy bay địch chứ không bao giờ nghĩ là của ta cả. Ngày 6-2 lực lượng của ta còn rất mạnh, nếu quả có một chiếc máy hạ thấp độ cao như thế trên bầu trời Thành Nội thì nó không thoát được súng phòng không của ta. Tôi nghĩ không có một vị chỉ huy không quân nào lúc ấy lại đưa máy bay cường kích của mình vào một trận đánh phiêu lưu đến như thế cả !

        3. Vì trách nhiệm nghiên cứu, tôi đã sưu tập được khá nhiều tài liệu của đồi phương về tết Mậu thân, nhưng không có một tài liệu nào địch nói về chuyện bị không quân miền Bắc Việt Nam tấn công cả. Nếu có thì họ đã bù-lu bù-loa tố cáo “Không quân Bắc Việt tham chiến ở Huế” từ lâu chứ không để yên như thế cho đến ngày nay (bên Mỹ)! Tôi đã tham dự trận đánh trong Thành Nội từ đầu đến cuối, đã sưu tầm, nghiên cứu, đọc nhiều bản tổng kết chiến dịch Xuân Mậu thân 1968, chưa thấy ở đâu có nhận định như Bùi Đình Nguyên viết:“Trận đánh táo bạo bất ngờ của không quân ta đã gây cho địch nhiều thiệt hại và hoảng loạn về tinh thần, cổ vũ bộ đội ta tiếp tục chiếm giữ thành phố Huế và đánh địch phản kích”.

        4. Những phân tích trên thay cho câu trả lời câu hỏi “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá như bài báo viết không ?” Tuy nhiên tôi phải khẳng định rằng: Tại chiến trường Thành Nội Huế lúc ấy có nhận được lịnh “chờ máy bay vận tải của ta tiếp tế đạn dược và lương thực để tiếp tục giữ vững mặt trận”. Vào khoảng sau ngày 15/2/68, ông Trần Anh Liên-Chánh ủy cánh Bắc, chỉ thị cho Đội công tác Thanh niên của tôi phải đốt lửa ở sân Ngọ Môn-Kỳ Đài làm dấu cho máy bay vận tải của ta vào thả dù lương thực và đạn dược cho Mặt trận Thành Nội. Súng ống có thừa mà thiếu đạn, lương thực mua không ra, nghe nói sắp có đạn, có lương thực chúng tôi hết sức phấn khởi. Được lịnh, chúng tôi đi làm nhiệm vụ ngay. Thời tiết đầu năm mưa lạnh, âm u. Không có củi để đốt. Chúng tôi phải đi gom các loại vỏ xe cũ và tháo cả vỏ xe đang chạy lăn ra trước sân Ngọ Môn-Kỳ Đài đốt. Làm việc nầy dưới ánh hoả châu và bom đạn của Mỹ rất căng thẳng. Chúng tôi đốt lửa và chờ suốt ba đêm chẳng thấy gì, một số anh em làm nhiệm vụ súyt chết nhiều lần. Cuối cùng phải dẹp bỏ các đống lửa. Không nhận được tiếp tế bằng đường hàng không, lãnh đạo cánh Bắc hết sức thất vọng. Sau nầy ông Trần Anh Liên đã ghi lại sự kiện đó trong hồi ký như sau: “Đến ngày 15.2. 1968, Khu ủy nhận được lệnh của Quân ủy Trung ương: Phải giữ Thành Nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước. Ban chỉ đạo cũng quyết định: cố gắng duy trì giữ vững tình thế tổ chức bộ đội để bảo đảm thực hiện chỉ thị của Quân ủy Trung ương. Chúng tôi chờ sự tiếp viện của các đơn vị chủ lực và chờ máy bay vận tải tiếp tế đạn dược, thuốc men (NĐX nhấn mạnh). Nhưng trời đêm vẫn mù mịt, sương dày những đống lửa làm hiệu cho máy bay không có tác dụng gì. Trong lúc đó ở các thành phố Sài Gòn, Đà Nẵng, tiếng súng tấn công đã ngừng nên địch tập trung phản kích vào Huế”. (Trần Anh Liên, Một Chặng Đường Xưa (Hồi ký), Nxb Thuận Hoá 1998, tr. 137-138). Qua thực tế chiến trường và qua hồi ức của người lãnh đạo Mặt trận, tôi có thể khẳng định Trung ương có kế hoạch tiếp tế hậu cần cho chiến trường Huế bằng máy bay nhưng không thực hiện được hoặc thực hiện mà thả không đúng toạ độ như đã hợp đồng, không có kết quả. Thế thôi.

        5. Theo bài báo thì không quân ta có 3 lần xuất kích:

        Lần thứ nhất vào tối 7/2/1968 tức 6 Tết, có 6 máy bay T-14, 4 chiếc trở về hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm an toàn, 1 chiếc phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá), 1 chiếc không trở về, cả 5 chiến sĩ trong tổ bay đếu hy sinh.

        Lần thứ hai vào 11/2 không quân ta lại xuất kích với 1 tổ bay, trở về tuy có bị máy bay phản lực Mỹ rượt đuổi nhưng đã có Mig 21 của ta lên ứng chiến ngăn chặn bảo vệ cho tổ bay T-14 hạ cánh an toàn xuống Gia Lâm.

        Lần thứ ba, đêm 12/2, 3 chiếc T-14 đã len lỏi trong đêm đến cắt bom vào mục tiêu cũ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cả 3 tổ bay đều không trở về.

        Xin hỏi những ai trong 5 tổ bay xuất kích lần 1 (có cả thảy 25 người), hoàn thành nhiệm vụ và trở về an toàn ấy đến thời điểm 1998 và hiện nay (đầu năm 2003), có còn ai tại thế không ? Nếu còn thì các đồng chí có ý kiến gì về bài báo của Bùi Đình Nguyên?

        Lần thứ ba, cả ba tổ bay đều không trở về, như bài báo viết lại không dùng vô tuyến điện, thế thì căn cứ vào đâu mà Trung tá Kính biết được là 3 tổ bay đã “cắt bom vào mục tiêu cũ” hoàn thành nhiệm vụ ? Nhỡ khi các đồng chí không quân ấy mới bay vào vùng trời của Mỹ ngụy kiểm soát thì 3 tổ bay đều đã bị bắn hạ cả thì sao?

        Ba lần xuất kích với 10 phi vụ đánh trúng vào Mang Cá với một số bom khá lớn thế tại sao dân chúng ở chung quanh Mang Cá và các đội công tác, các đơn vị chiến đấu trong Thành Nội gần Mang Cá không ai hay biết gì cả ? Các bản tổng kết chiến dịch không hề đề cập đến những thiệt hại của địch do không quân ta bỏ bom vào Mang Cá !

        Bài báo của Bùi Đình Nguyên ẩn chứa quá nhiều điều khó hiểu. Vì thế muốn sử dụng những thông tin bài báo nêu ra cần phải điều tra, khảo chứng lại từ đầu, nếu không sẽ mắc sai lầm, có tội với lịch sử. Nếu đây là một bài báo tưởng tượng thì nên phê phán và loại bỏ để đời sau khỏi bị lừa.

        6. Tôi biết đào tạo một phi công, một cán bộ hàng không rất tốn kém. Những người lái được phi cơ chiến đấu thuộc thành phần ưu tú của quân đội. Do đó, khi đọc bài báo của Bùi Đình Nguyên viết có đến 20 đồng chí trong 4 tổ bay hy sinh cho chiến dịch Xuân 68 ở Huế, tôi thật ngậm ngùi. Nếu quả có thật có 4 tổ bay đã hy sinh cho Huế thì Đảng bộ Thừa Thiên Huế phải biết để có những hình thức đời đời nhớ ơn các đồng chí. Còn chuyện làm tượng đồng bia đá cho các đồng chí, và đặt ở Mang Cá hay đặt ở đâu thì do lãnh đạo TP Huế và lãnh đạo Không quân Việt Nam quyết định. Nhưng trước nhất những ngành chức năng và các nhà nghiên cứu phải thẩm tra xem thử có được bao nhiêu phần trăm sự thật lịch sử trong bài báo trên.

        Trên đây là ý kiến của người ở Mặt trận và có nhiều dịp nghiên cứu lịch sử chiến dịch Huế Xuân 68 về bài báo của Bùi Đình Nguyên, còn thực chất sự kiện mà bài báo nêu ra thực hư như thế nào xin dành lại cho ngành nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam.

        Huế mùa Xuân 2003
        (Nguồn : Huế Xưa và Nay năm 2003)

        ________________________________________
        (1) Trần Anh Liên- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào chiến trường làm Phó Bí thư Thành ủy Huế, rồi làm Chánh ủy cánh Bắc trong chiến dịch Tấn công nổi dậy trong Tết Mậu thân ở Huế, tác giả hồi ký Một Chặng Đường Xưa do Nxb Thuận Hoá Huế xuất bản năm 1998.
        (2) Lúc đó Nguyễn Huy Ngọc làm Phó Bí thư Thành ủy, hiện nay làm Phó Bí thư Tỉnh ủy TTH.

        Last edited by TH-72G; 03-05-2018, 07:59 PM.

        Comment


        • #5
          “My Enemy… My Friend”

          Đọc bài “Trong cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 có chuyện không quân ta thả bom vào căn cứ quân sự Mang Cá của địch ở Huế không?”, chúng tôi bỗng nhớ lại một bài của tác giả Phi Vân đăng trên Lý Tưởng – Úc Châu cách đây hơn 10 năm, viết về “tình bạn” khác thường giữa cựu Đại tá phi công CSBV Nguyễn Hồng Mỹ, người đầu tiên đã bắn hạ phi cơ F-4 Phantom II của Hoa Kỳ trên bầu trời Bắc Việt trong năm 1972, và Chuẩn tướng hồi hưu Dan Cherry của Không Lực Hoa Kỳ, người sau đó đã bắn hạ Nguyễn Hồng Mỹ!

          Tuy nhiên, sau khi ông Nguyễn Hồng Mỹ được mời sang Hoa Kỳ tham dự buổi phát hành cuốn sách “My Enemy... My Friend” của ông Dan Cherry, và chiêm nguỡng chiếc F-4D Phamtom II mang số đuôi 550 đã bắn hạ mình năm xưa (nay được bảo quản để trưng bày) thì nhà xuất bản Công An Nhân Dân ở Hà Nội lại cho xuất bản cuốn sách “Chúng tôi & MiG-17”, trong đó Dan Cherry, người phi công Mỹ đã bắn hạ Nguyễn Hồng Mỹ lại trở thành người bị Nguyễn Hồng Mỹ… bắn hạ!

          Nội dung cuốn sách này do Lưu Huy Chao kể, và Thủy Hướng Dương ghi. Trong đó, bên cạnh nội dung chính là ghi lại những chiến công (có thật cũng như tưởng tượng) của các phi công lái MiG-17, tác giả còn nhắc cả tới chiến công của Nguyễn Hồng Mỹ, người phi công MiG-21 đầu tiên đã bắn hạ “Con Ma”.

          Thế nhưng, theo cuốn sách này, thì Nguyễn Hồng Mỹ không chỉ bắn hạ chiếc F-4 của John Stiles vào ngày 19/1/1972, mà tới ngày 16/4/1972, còn bắn hạ cả chiếc F-4 của Dan Cherry (Xin được chú thích: ngày 16/4/21972 chính là ngày Nguyễn Hồng Mỹ bị Dan Cherry bắn hạ!)



          Dan Cherry và Nguyễn Hồng Mỹ trước chiếc F-4D Phamtom II mang số đuôi 550. Ngôi sao đỏ sơn ở miệng ống hút không khí cho biết chiếc F-4 này đã hạ được một phi cơ MiG. (Hình: Dan Cherry)

          Đây không phải là một sự lầm lẫn vô tình, mà cố tình. Bởi vì, như nguyên văn lời ông Nguyễn Hồng Mỹ nói với phóng viên của một tờ báo điện tử trong nước:

          “Tôi đã kể đúng sự thật, nhưng không hiểu sao người viết lại để xảy ra nhầm lẫn. Bạn đọc sẽ hiểu sai lịch sử và Dan Cherry sẽ không vui khi biết điều này!… Đáng lý ra trước khi in, họ nên cho tôi đọc lại… Trước ngày quyển sách được giới thiệu, tôi đã điện báo cho họ (nhóm tác giả) nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản ứng gì cả”.

          “…Sự thật về cuộc chạm trán trên không ngày 16/4/1972 như thế nào. Nhóm tác giả của “Chúng tôi & MiG-17” cần phải lên tiếng đính chính công khai, đồng thời có thư đến các nhân vật được đề cập trong bài viết để tránh những hiểu lầm về lịch sử không đáng có”.

          Rồi ông kết luận:

          “Với tôi và những người bên kia chiến tuyến, chuyện bắn rơi máy bay bây giờ không còn quan trọng. Thành tích tôi tự hào nhất suốt 25 năm qua, là trong cảnh “chia tay hoàng hôn”, một mình tôi đã nuôi dạy hai người con học hết đại học, và dựng vợ gả chồng cho chúng. Tôi đã thành ông ngoại, ông nội, cho dù có lúc cả gia đình lâm vào cảnh khốn khó, thi thoảng mới mua được 2-3 lạng thịt ba rọi rồi về gỡ phần nạc nuôi con… Bởi thế, với tôi, thành tích này còn lớn hơn cả bắn rơi máy bay”...

          Cũng theo phóng viên của báo điện tử nói trên, khi được báo này “trao đổi”, Thủy Hướng Dương, người trách nhiệm biên tập cuốn “Chúng tôi & MiG-17”, đã nhìn nhận “có sự nhầm lẫn”, và nói “chúng tôi sẽ chỉnh lý khi tái bản”.

          Nhưng có tái bản hay không, và nếu có thì khi nào mới tái bản? Chỉ có trời biết!

          Nguyễn Hữu Thiện
          Last edited by Nguyen Huu Thien; 03-01-2018, 02:59 PM.

          Comment


          • #6
            Ilyushin Il-14 và Phantom F-4

            Đây là sơ lược 1 chút về IL-14 và được Anh Hùng LLVTND Nguyễn Tường Long biến thành máy bay ném bom ra sao

            Đặc điểm chung
            Phi đội: bốn người (phi hành đoàn)
            Sức chở: 24-28 hành khách (*)
            Chiều dài: 22.30 m (73 ft 2 in)
            Sải cánh: 31.70 m (104 ft 0 in)
            Chiều cao: 7.90 m (25 ft 11 in)
            Diện tích cánh: 99.7 m² (1,073 ft²)
            Trọng lượng rỗng: 12,600 kg (27,778 lb)
            Trọng lượng chất tải: kg (lb)
            Trọng lượng cất cánh tối đa: 18,000 kg (39,683 lb)
            Động cơ: 2 động cơ xuyên tâm 14 xi lanh làm mát bằng không khí Shvetsov ASh-82T, 1,417 kW (1,900 hp) mỗi chiếc
            Tốc độ tối đa: 417 km/h (225 knots, 259 mph) (**)
            Tầm hoạt động: 1,305 km (705 nm, 811 mi)
            Trần bay: 7,400 m (24,280 ft)

            Il-14 được phát triển như một sự thay thế cho phiên bản Lisunov Li-2 phỏng theo loại Douglas DC-3 do Liên Xô sản xuất. Một phiên bản phát triển trước đó là Ilyushin Il-12, (cất cánh lần đầu năm 1945[1]) Il-14 được dự định sử dụng hàng loạt trong cả quân sự và dân sự. Il-12 gặp nhiều vấn đề lớn, động cơ kém và hạn chế về sức chở (dù ban đầu Il-12 chỉ được thiết kế chở 32 hành khách, thực tế nó chỉ chở được 18 người, tính kinh tế thấp)[1].

            Việc phát triển Il-14 đã được sửa đổi từ những bài học trước đó, với cánh mới và cánh đuôi có góc lớn hơn, nó được trang bị hai động cơ piston xuyên tâm Shvetsov ASh-82T-7 1900 hp (1400 kW). Những thay đổi này đã cải thiện đáng kể khả năng thao diễn[1]. Hơn 1000 chiếc đã được chế tạo, và tới năm 1960, 3,680 chiếc đã được sản xuất, tại cả Liên bang Xô viết và chế tạo theo giấy phép ở Đông Đức và Tiệp Khắc. Nó có độ tin cậy cao và được sử dụng nhiều tại những vùng nông thôn, nơi có điều kiện đường băng kém.
            http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=943.10




            McDonnell Douglas F-4 Phantom II
            https://vi.wikipedia.org/wiki/McDonn...F-4_Phantom_II

            F-4 Phantom II (con ma 2)[2] là một loại máy bay tiêm kích-ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Phantom II đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến trong Chiến tranh Việt Nam. F-4 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và cho đến năm 2001 vẫn còn hơn 1.000 máy bay F-4 đang được sử dụng ở 11 nước trên toàn thế giới.

            Đặc tính bay
            • Tốc độ lớn nhất: 2,23 Mach (2.370 km/h; 1.472 mph) ở độ cao 12.190 m (40.000 ft)
            • Tốc độ bình phi: 508 kn; 584 mph (940 km/h)
            (**)
            • Tầm bay tối đa: 2.600 km (1.403 nm; 1.615 mi) với 3 thùng dầu phụ.
            • Bán kính chiến đấu: 680 km (367 nm; 422 mi)
            • Trần bay: 18.300 m (60.000 ft)
            • Tốc độ lên cao: 210 m/s (41.300 ft/min)
            • Áp lực cánh: 383 kg/m² (78 lb/ft²)
            • Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: 0,86
            • Tỉ lệ lực nâng/lực cản: 8,58
            • Đường băng cất cánh: 1.370 m (4.490 ft) ở trọng lượng 24.410 kg (53.814 lb)
            • Đường băng hạ cánh: 1.120 m (3.680 ft) ở trọng lượng 16.706 kg (36.831 lb)

            Vũ khí
            • 1 × pháo 20 mm M61 Vulcan Gatling — với 639 viên đạn.
            • Tên lửa đối không:
            • 4 x AIM-7 Sparrow gắn trên thân, và
            • 4 x AIM-9 Sidewinder gắn trên đế cánh.




            (*) 17g ngày 7-2-1968. Chiếc máy bay IL-14 đầu tiên xuất phát được 16 phút thì biên đội ba chiếc sau cất cánh. Mỗi chiếc có năm người trong tổ lái, bốn bộ đội dù và 120 bộ đội tinh nhuệ chuyên đi giải vây mang theo súng đạn, vũ khí chiến đấu...
            Sức chở của mỗi chiếc Il-14 tối đa là 28 người, nhưng báo VC nói là mỗi chiếc chở một đại đội trên 100 người. (Phải chăng câu chuyện 10 tên VC đu một cành đu đủ không gãy là có thật?).

            (**) Wiki VC nói vận tốc tối đa của Il-14 là 417 km/h. Và vận tốc bình phi của F-4 Phantom là 940 km/h. Vậy mà máy bay Mỹ phải rượt tới Phủ Lý (cách Hà Nội 70 km về hướng Nam) mới bắt kịp... chiếc khác? (Phải chăng chiếc Il-14 đi oanh tạc đồn Mang Cá bị máy bay Mỹ rượt đã kịp thời tắt máy nằm núp trên mây?)
            Last edited by TH-72G; 03-05-2018, 07:21 AM.

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X