Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ

Collapse
X

Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ

    Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ
    By Quyên Di
    Xin gỡi một bài viết hữu ích đến các bạn .

    Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt” của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.

    Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.

    Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”


    Sách dạy tiếng Việt của nhà xuất bản Tuổi Hoa, dành cho trẻ em gốc Việt ở hải ngoại, đang học tại các trường công lập, cuối tuần học tiếng Việt tại các Trung Tâm Việt Ngữ. Bộ sách này đang được chính thức sử dụng tại Highline Public Schools, Washington và Westminster School District, California cũng như tại nhiều trường và trung tâm Việt Ngữ.
    Sách dạy tiếng Việt của nhà xuất bản Tuổi Hoa, dành cho trẻ em gốc Việt ở hải ngoại, đang học tại các trường công lập, cuối tuần học tiếng Việt tại các Trung Tâm Việt Ngữ. Bộ sách này đang được chính thức sử dụng tại Highline Public Schools, Washington và Westminster School District, California cũng như tại nhiều trường và trung tâm Việt Ngữ.

    Đây là những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ:

    Chữ Quốc Ngữ là một hệ thống ký âm: âm phát ra như thế nào thì dùng những chữ cái (mẫu tự, ký tự) a, b, c, d, đ v.v… để ghi lại âm đó lên trên giấy. Cũng giống như người ta dùng những nốt nhạc do, re, mi, fa, sol, la, si để ghi lại trên giấy âm thanh của một khúc nhạc, một bản nhạc. Điểm này cho thấy chữ Quốc Ngữ và chữ Hoa (chữ Tàu) đặt trên hai nền tảng hoàn toàn khác nhau: chữ Hoa đặt trên nền tảng hình vẽ, hình tượng thế nào thì vẽ ra như thế, đơn giản nét đi rồi cho vào một ô vuông tưởng tượng mà thành ra chữ.
    Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ ghi tiếng nói của cả nước chứ không phải ghi tiếng nói của một miền, một vùng, một thành phố, cho dù thành phố đó là Hà Nội. Khi các nhà truyền giáo sáng tạo chữ Quốc Ngữ, các ông này đã đi khắp tất cả mọi nơi trên đất nước ta: Đàng Trong, Đàng Ngoài, miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thu thập các cách phát âm, tổng hợp lại mà ra các âm (thể hiện bằng những chữ cái) và các thanh độ (thể hiện bằng các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng.) Khi chỉ dựa vào cách phát âm của một miền, một vùng, một thành phố để làm thành bộ chữ thì thứ chữ ấy không thể được gọi là chữ Quốc Ngữ nữa. Ấy là chưa kể người của một vùng có thể thay đổi cách phát âm, lý do là có sự thay đổi người sinh sống ở vùng ấy. Người Hà Nội trước đây và người Hà Nội bây giờ trong cách phát âm có nhiều điểm không giống nhau.
    Chữ Quốc Ngữ là thứ chữ có thể nói là duy nhất tại Á châu nằm trong khối chữ viết dùng hệ thống mẫu tự La-tinh. Những thứ chữ khác tại Á châu cũng dùng bảng mẫu tự La-tinh đều chỉ có tính cách thử nghiệm hoặc sử dụng trong phạm vi hạn hẹp, hầu như chỉ có tính cách phiên âm mà thôi. Đã gọi là nằm trong một hệ thống thì cách phát âm qua ký hiệu là các chữ cái phải giống nhau hoặc tương tự. Thí dụ: âm [thờ] được ký âm bằng hai chữ cái T và H: TH. Nhìn ký tự TH, người ta phát âm được là [thờ]. Nếu đổi đi, dùng ký tự W để ghi âm [thờ] thì tự mình tách ra khỏi hệ thống chung, gây rắc rối, khó hiểu chứ không phải là “hội nhập” thế giới. Người dạy tiếng Việt ở nước ngoài, khi dạy thường phải dùng phương pháp đối chiếu các ngôn ngữ: tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây-ban-nha. Học viên cảm thấy chữ Việt cũng có cách viết tương tự như ngôn ngữ của họ khiến họ cảm thấy dễ học, dễ viết. Đổi TH thành W để ghi âm [thờ] thì học viên chỉ có nước… chết!
    Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn có (từ thời Alexandre de Rhodes) (1) dựa vào nguyên tắc “đơn giản tối đa” để dễ học, dễ nhớ. Thí dụ: đã có ký tự P và ký tự H, ghép lại thành PH để ký âm [phờ] thì không cần F phải có mặt trong bảng mẫu tự nữa. Vì thế mà trong bảng mẫu tự tiếng Việt không có những chữ cái F, J, W, Z.
    5. Tuy đơn giản, bảng mẫu tự này lại rất tinh tế. Cùng là âm [cờ] mà bình thường được ghi bằng ký tự C, lại được ghi bằng ký tự K khi âm [cờ] này đứng trước những âm I, E, Ê vì đây là 3 âm đầu lưỡi, và được ghi bằng ký tự Q(u) khi đứng trước những âm/vần bắt đầu bằng UY (và OA.) (2) Bỏ mất điểm tinh tế này đi, chữ Quốc Ngữ mất đi phần nào nét đặc biệt của nó. Vả lại, nếu đồng hoá, chỉ dùng K cho tất cả các âm [cờ] thì sẽ ra tình trạng hai chữ CỦA và QUẢ được viết giống nhau: KỦA.
    Chữ Quốc Ngữ có đặc điểm là âm nào phát ra được cũng ghi (viết) được và chỉ có một cách viết đúng mà thôi. Thí dụ: phát âm là [chuyện] với phụ âm [chờ] đứng đầu thì phải viết là CHUYỆN; mà phát âm là [truyện] với phụ âm [trờ] đứng đầu thì phải viết là TRUYỆN. Người Hà Nội có thể phát âm hai âm [chuyện] và [truyện] giống nhau, đều là [chuyện] mà thôi, nhưng tại rất nhiều vùng trên toàn đất nước, đồng bào mình phát âm rất rõ hai âm [chuyện] và [truyện]. Không nên làm nghèo cách phát âm phong phú của người mình.
    Tóm lại,

    Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng tiêu chuẩn, có 23 chữ cái:

    A B C D Đ E G H I K L M N O P Q R S T U V X Y

    Bảng mẫu tự tiếng Việt, nếu là bảng đầy đủ, có 29 chữ cái:

    A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

    Chúng tôi thấy đây là hai bảng mẫu tự rất đơn giản và đầy đủ, không cần phải cải cách, thêm bớt gì cả.

    Còn việc phiên âm những tiếng nước ngoài, trong đó có các ký tự F, J, W, Z lại là một vấn đề khác, chúng tôi không bàn tới ở đây.

    Sự “cái tiến” như PGS TS Bùi Hiền đề nghị đã làm méo mó chữ Quốc Ngữ, nếu không muốn nói là ám sát nó, rất nguy hại. Nó khiến người ta hoang mang, tốn thì giờ, tốn công sức. Và nếu vô phúc nó được đem ra áp dụng thì tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy nó tiêu phí rất nhiều năng lực, thì giờ và tiền bạc.

    Để tránh sự nguy hại này, chúng tôi đề nghị chúng ta không tiếp tay phổ biến nó, cho dù chỉ là phổ biến để làm trò cười với nhau. Càng làm cho nhau cười, thứ chữ “cải tiến” này càng lan rộng. Các em trẻ tuổi vốn thích nghịch ngợm đã “chế tác” ra đủ các loại chữ viết “bí hiểm” để “chít chát” với nhau, nay gặp được thứ đồ chơi này sẽ đem ra dùng… cho biết. Dùng hoài hoá thiệt. Rốt cuộc, người ta không còn biết đâu là đúng đâu là sai nữa. Bây giờ đã thấy xuất hiện một bộ “Cuyển dổi Tiếq Việt” rồi đó. (3)


    Bộ sách tiếng Việt cao cấp, đang được chính thức sử dụng tại đại học UCLA và Cal State University, Long Beach cũng như tại học khu Garden Grove, California.
    Bộ sách tiếng Việt cao cấp, đang được chính thức sử dụng tại đại học UCLA và Cal State University, Long Beach cũng như tại học khu Garden Grove, California.
    Quyên Di

    (1) Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ của chữ Quốc Ngữ. Khi đến đất Việt để truyền đạo, ông phải học tiếng Việt qua các sách (chép tay) của các giáo sĩ Bồ-đào-nha đã đến miền đất này trước ông. Nhưng Alexandre de Rhodes đã có công lớn nhất trong việc hình thành và phát triển chữ Quốc Ngữ. Ông là tác giả hai tác phẩm chữ Quốc Ngữ đầu tiên, ấn hành tại Rome năm 1651: “Tự Điển Việt-Bồ-La” và “Phép Giảng Tám Ngày.”

    (2) Sự thật QUÝ là QU + UÝ, khi viết chúng ta giản lược một chữ U, thành ra QUÝ; QUẢ là QU + OẢ, khi viết chúng ta giản lược chữ O, thành ra QUẢ. Hiện tượng này cũng tương tự như GIÊNG là GI + IÊNG, khi viết chúng ta giản lược một chữ I thành ra GIÊNG. Có thể một số vị không đồng ý với cách giải thích này.

    (3) Chúng tôi không mất thì giờ ghi lại tất cả những thay đổi, thêm bớt vào bảng mẫu tự tiếng Việt của PGS TS Bùi Hiền mà ông gọi là “cải tiến”. Tiếp tay phổ biến chúng làm gì! Chúng tôi cũng không tiếp tục thảo luận về vấn đề “cải tiến chữ Việt” trên trang Facebook này. Không ích gì! Ngoại giả, không ai cấm vấn đề “cải tiến chữ Việt” được trình bày và thảo luận trong các cuộc hội thảo ngôn ngữ.


    Mắc bẫy định hướng dư luận của cộng sản
    Thạch Đạt Lang

    Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền trong cuốn sách mới xuất bản, tựa đề "Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển" (Tập 1). Nhiều tờ báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ… đều lên tiếng về bài viết này.
    "Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển" (Tập 1).
    Bài "Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế" của tác giả Bùi Hiền nói trên, với đề xuất thay đổi một số mẫu tự khi viết, dựa theo cách phát âm trong tiếng Việt như : Záo Zục (giáo dục), N`à nướk (nhà nước), qười zân tộk (người dân tộc), Qôn qữ (ngôn ngữ), wủ tướq (thủ tướng)… đã gây rất nhiều tranh cãi. Hầu hết độc giả đều không chấp nhận đề án mang tính cách mạng chữ viết theo sự "nghiên cứu" của tiến sĩ Bùi Hiền. Hai chữ nghiên cứu được người cho vào ngoặc kép vì không hiểu đây có thật sự là môt công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính hàn lâm hay chỉ là cơn bốc đồng của một người muốn nổi tiếng, chơi bạo, lấy tiếng… ngu và điên.
    Đang tò mò tìm kiếm bài viết của ông Bùi Hiền xem ngang dọc ra sao thì có người nhấn chuông. Mở cửa, vừa vui vừa ngạc nhiên, khách là ông thầy Ng. dạy Việt văn ở trung học, sống cùng thành phố. Mời thầy vào phòng khách, trong lúc tôi pha cà phê, thầy nhìn quanh, thấy laptop đang chạy, thầy Ng. hỏi :
    – Em đang làm việc hả ?
    – Dạ không ! Em đang coi thiên hạ ném đá một ông Phó giáo sư tiến sĩ về ngôn ngữ học đưa ra dự án thay đổi cách viết tiếng Vịệt và định viết một bài về chuyện đó. Thầy biết chuyện đó không ?
    – Thầy có nghe nói, chuyện ông phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền phải không ?
    – Dạ ! Thầy nghĩ sao ?
    Thầy Ng. không trả lời ngay. Chờ tôi mang cà phê ra, bỏ hai cục đường nhỏ vào trong tách, vừa khuấy nhẹ tách cà phê cho tan đường, thầy hỏi :
    – Em định viết gì về việc đó ?
    – Em định phân tích bài viết của ông Bùi Hiền.
    – Em ở tù cải tạo 3 năm, sống thêm 3 năm với cộng sản rồi mới ra đi. Coi như 6 năm sống với cộng sản, dường như em vẫn chưa học được nhiều kinh nghiệm xương máu về họ. Thầy có đọc một số bài viết của em trên báo mạng Đàn Chim Việt, báo Tiếng Dân, trước đây là trang Anh Ba Sàm… thầy thấy đa số các bài viết của em dường như chỉ chạy theo sự kiện, phê phán, chỉ trích chế độ cộng sản, ít khi đưa ra được phương thức, kế hoạch hành động nào để thúc đẩy sự đấu tranh của người dân trong nước. Trước đây em có những bài viết khá, đưa ra được những chiến thuật, chiến lược hoạt động, nên tiếp tục viết theo hướng đó.
    Cái nguy hiểm, gian manh của truyền thông cộng sản là khi có một biến cố quan trọng cần phải đánh lạc hướng dư luận, họ sẽ tung ra một hai sự kiện giật gân cho những người đang bực tức, căm phẫn chế độ có nơi xả áp lực.
    Lời nhận xét của thầy Ng. khiến tôi ngỡ ngàng. Hứng thú viết phân tích bài của ông Bùi Hiền tan biến, tôi im lặng nhìn thầy. Thầy Ng. nhìn tôi độ lượng :
    – Em phí nhiều thời gian vào những chuyện không đáng để mình bận tâm. Điều cần thiết là xây dựng ý thức, hướng dẫn họ nên đấu tranh ra sao, làm cách nào để liên kết sức mạnh, đạt được hiệu quả...
    Nhấp một ngụm cà phê, thầy Ng. tiếp :
    – Nội dung đề xuất của Bùi Hiền không quan trọng, chẳng có gì đáng bàn. Cho dù đó có là một công trình nghiên cứu mang tính hàn lâm đi chăng nữa cũng khó lòng áp dụng trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay.
    Điểm cần phải nói là dân trên mạng xã hội, dân trong nước, báo chí… ồn ào phê phán, đả kích đề xuất của Bùi Hiền mà quên đi những thực tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ cần phải, không những chỉ lên án, chỉ trích mà còn phải có hành động tức khắc, như việc bộ Tài nguyên và môi trường cho phép Công ty Gang thép Hưng Nghiệp xả thải quá mức quy định (1). Một việc khác cũng không kém phần quan trọng là phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30/11/2017 sắp tới đây.
    Em hãy đi hết một vòng bạn bè trên Facebook rồi đếm xem có bao nhiêu stt nói về phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Như Quỳnh vào ngày 30/11/2017, bao nhiêu người đưa tin hay viết ý kiến về việc bộ Tài nguyên và môi trường cho phép Formosa xả thải vượt tiêu chuẩn ? Cái nguy hiểm, gian manh của truyền thông cộng sản là khi có một biến cố quan trọng cần phải đánh lạc hướng dư luận, họ sẽ tung ra một hai sự kiện giật gân cho những người đang bực tức, căm phẫn chế độ có nơi xả áp lực.
    Khoan bàn đến nội dung đúng hay sai, hữu ích hay không từ cái đề xuât thay đổi cách viết trong tiếng Việt. Khi mọi người xúm xít, ồn ào, mê mãi, chúi đầu, chúi mũi vào bình luận, phê phán, khen, chê, ủng hộ, chống đối… đề xuất đó, chế độ cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc di chuyển áp lực trong vụ xả thải vượt tiêu chuẩn của Formosa, vụ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sang một hướng khác. Thầy gọi đó là mắc bẫy định hướng dư luận.
    Nó đánh đúng vào tâm lý xốc nổi của đám đông, do áp lực bị chèn ép, ức hiếp trong đời sống, không dám vùng lên phản đối chế độ, có một nơi dễ dàng trút sự giận dữ bằng cách chửi rủa những người không đồng quan điểm với mình. Chính thái độ đó của nhiều người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự khách quan trong phán đoán, tôn trọng sự khác biệt nhận thức, suy nghĩ của người khác. Thế thì đấu tranh cho tự do, dân chủ để làm gì khi mà sự một khác biệt, một ý kiến thay đổi hiện trạng, dù hay hoặc dở đã bị bóp chết ngay từ đầu ?
    Tôi ngồi yên lặng, không uống nổi một hớp cà phê. Những lời của thầy Ng. xoáy mạnh vào đầu. Quả thât không có lời cảnh tỉnh của thầy, suýt chút nữa tôi cũng đã chạy theo đám đông, viết bài phân tích đề xuất của Phó giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền mà quên đi những chuyện khác. Thấy tôi ngồi yên không nói gì, thầy Ng. tiếp :
    – Cộng sản nó ngu, nó ít học, nhưng ít ra nó còn biết rút kinh nghiệm. Còn người dân Việt, nhất là anh em, tạm gọi là thành phần cấp tiến, thì đến cái đầu sợi dây kinh nghiệm nằm ở đâu còn không biết nên sau nhiều vụ việc vẫn chẳng rút được chút kinh nghiệm nào. Vẫn để bản thân bị dẫn dắt vào những điều vớ vẩn mà cứ nghĩ mình thông tuệ. Và đó chính là nỗi đau, nỗi mất mát, là điều càn phải sửa, phải bàn chứ không phải là việc tìm coi một đề xuất ngu ngốc nó ngu chỗ nào.
    Nói xong, thầy Ng. cầm tách cà phê uống cạn, đứng lên :
    – Thôi ! Thầy về ! Em hãy suy nghĩ lại xem thầy nói có đúng không ? Nếu thấy sai, em cứ qua gặp thầy. Lúc nào thầy cũng sẵn sàng nghe lời phản biện của em.

  • #2


    Đọc mấy chữ phân ưu trên bia mộ của nó tui chẳng hiểu mô tê ất giáp gì cả.

    Comment


    • #3
      Cảm nghĩ về "con gà gáy dỏm của... phó tiến sĩ Bùi Hiền..."

      Nguyên văn bởi SVSQKQ View Post


      Đọc mấy chữ phân ưu trên bia mộ của nó tui chẳng hiểu mô tê ất giáp gì cả.

      Tôn Tử nói: “lúc nên nói, mà ta không nói, là thất nhân.
      Lúc không nên nói, mà ta lại nói, thì thất ngôn.
      Người có trí tu thì sẽ không thất nhân, cũng không thất ngôn
      ”.

      Tôi thiết nghĩ: Dạy học, hoặc “hoán chuyển” quốc ngữ (Việt Nam) - mà quá sai lạc về những nguyên tắc căn bản ( & của nền văn hoá, văn học, văn chương, lịch sử, công dân giáo dục, đức dục và trí dục; nói chung) … như ông "giáo sư phó tiến sĩ dỏm Bùi Hiền", thì thật “chẳng giống con giáp nào, không giống ai”…
      Điều sai lạc trầm trọng nầy, sẽ khiến nền văn chương, ngôn ngữ Việt dẫn đến sự ngu dốt cho nhiều thế hệ con em trong tương lai. Và, có một khía cạnh khác không kém phần quan trọng nữa là "zăn học záo zục" ấy không hề có một mảy may giá trị đích thực nào, chẳng có nhân cách sống, không hấp dẫn & thuyết phục... thì sẽ bị sụp đổ cả một dân tộc, "vớ vẩn, ngớ ngẩn, dấm dớ" cho nhiều thế hệ con cháu chúng ta mai sau...

      Cảm nghĩ của tôi về con gà mà tôi đăng ở trên rất đẹp và "gáy" hay hơn... "con gà gáy dỏm... phó tiến sĩ Bùi Hiền..." thì... chỉ như thế thôi!!!
      Xin cám ơn anh SVSQKQ đã đăng tấm hình cờ máu có hai gạch chéo đen, và "Qáo Có fó zaó sư" ở trên rất nhiều.
      *

      Tình Hoài Hương
      Last edited by Tinh Hoai Huong; 12-13-2017, 07:00 PM.
      Bút trần nào tả được lưu luyến!
      Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
      Tình Hoài Hương

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X