Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quốc Hận 30/4/1975 - Viết như một lời kinh cho tháng Tư.

Collapse
X

Quốc Hận 30/4/1975 - Viết như một lời kinh cho tháng Tư.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quốc Hận 30/4/1975 - Viết như một lời kinh cho tháng Tư.


    Trăng Tàn Trên Hè Phố 
    Tác giả: Phạm Thế Mỹ 
    Ca Sĩ Hoàng Oanh



    " 9h sáng ngày 30-4-1975, Quân lính dù VNCH đóng tại Hốc Môn di chuyển về hướng trung tâm thành phố Saigon "

    Đây là tấm hình hiếm hoi chụp một đơn vị VNCH sáng 30/4/1975. Nếu phỏng đoán trúng thì đây là một trung đội cuối cùng thuộc Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù trên đường lui quân suốt đêm 29/4/1975 từ nhà máy Vinatexco ở Hóc Môn về tái phối trí ở khu vực phòng thủ mới kéo dài từ ngã tư Bảy Hiền đến ngã ba chợ Ông Tạ trên đường Lê Văn Duyệt. Sau khi bị chặn ở ngã tư Bảy Hiền, Sư đoàn 10 Bắc Việt và Trung đoàn tăng phối thuộc được dẫn quẹo trái hướng về đường Công Lý và Trương Minh Giảng không có đơn vị VNCH nào bố trí phòng ngự, tiến đến dinh Độc Lập đang mở rộng cửa chờ đợi một cuộc đầu hàng trong danh dự. Điều đó đã không diễn ra. Những người đứng ra đầu hàng bị làm nhục.
    Giữa trưa ngày 30/4/1975, thiếu tá Trần Công Hạnh, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 nhảy dù, khóc ra lệnh cho binh sĩ tan hàng ở ngã ba chợ Ông Tạ, rồi chúc mọi người bình an. Bình an cũng không tới.
    Tác giả nhận mình là người can đảm và hiếm hoi dám chụp những tấm hình này và sau đó giao lại cho bên thắng trận. Các tấm hình này đã được phổ biến trên các diễn đàn nhà nước trước đây. Bên ngoài không biết nhiều. Nhưng câu chuyện có lẽ không đơn giản vậy. Những người khác, dám chụp hình trong ngày hôm đó, sau này bị quy tội CIA, bị hành hạ, và làm khó dễ đủ điều.
    Phần lớn những lời dẫn giải và bình trong bộ hình này phản ành lý do khiến Việt Nam vẫn chìm trong tăm tối sau khi cuộc nội chiến đã kết thúc hơn bốn mươi năm, dù ánh sáng cuối đường hầm đôi lúc xuất hiện. Phần lớn vẫn không chịu hiểu lịch sử, chưa vượt ra khỏi các định kiến, cùng lối tư duy đầy các trì níu của văn hóa và lịch sử. Số phận của chúng ta nói chung xứng đáng với tâm thức đó. Bốn chục năm là quãng đời năng động của một đời người. Bốn chục năm cũng đủ cho một quốc gia từ yếu kém trở nên hùng cường nhờ các nhận thức và suy nghĩ đúng. Các ví dụ đó không hiếm trong lịch sử Đông Tây Kim Cổ.
    Nếu lịch sử không có chỗ cho chữ NẾU, thì luận về thành bại có thể viện đến chữ này. Nếu VNCH có được một cộng đồng hải ngoại đông đảo, hàng năm yểm trợ hàng tỷ đô la, như chính thể CSVN ngày nay được hưởng như quà từ trên trời rơi xuống, thì kết cục đã có thể khác. Rất khác. Nói vậy để thấy, cộng đồng hải ngoại ở thời hiện đại quan trọng với VN như thế nào, khi hữu sự. VN ngày nay lại có nguy cơ bị lôi vô những xung đột chính trị quốc tế mới, trong khi lại không có một đồng minh đáng tin cậy nào. Một khi nguồn tiền từ hải ngoại bị chận, thì chỉ có khóc. Lần này không chỉ khóc hận mà khóc cho thân phận nô lệ tăm tối.
    Chính thể VNCH đã đóng xong vai trò lịch sử của mình, và không làm được điều muốn làm. Với một hiện tại bi đát, nhiều lo ngại hơn hy vọng, chính thể CSVN đã không làm tròn trách nhiệm và bổn phận khi cướp lấy ngọn cờ lịch sử, và độc đoán dành cho mình quyền quyết định số phận hiện tại và tương lai của dân tộc. Một văn hào đã nói trong một diễn từ lễ trao giải Nobel nếu chúng ta không dấn thân để thay đổi lịch sử, thì sẽ mãi mãi là nạn nhân của nó. Cái yêu cầu của lịch sử mà chúng ta vẫn chưa làm được là đem lại các quyền sống và quyền tự do căn bản cho mỗi người Việt Nam.
    Nó là một lời nguyền tối hậu.
    Nếu chúng ta không vượt qua được lời nguyền này như một khối dân chúng cùng chia sẻ một tương lai chung trên mảnh đất này, thì thân phận nô lệ đang và sẽ lại chào đón phía trước. Chúng ta có thể sẽ lại bị xóa tên trong cơn lốc lịch sử này.
    Viết như một lời kinh cho tháng Tư...

    Tác giả: Đinh Viết Khiêm shared Nguyễn Đạt's photo.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X