Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đại hội đảng - Đại hội hoảng

Collapse
X

Đại hội đảng - Đại hội hoảng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đại hội đảng - Đại hội hoảng

    Đại hội đảng - Đại hội hoảng
    Phan Nhật Nam

    Chúng ta đang ở thời cuối điểm tháng 1 năm 2016, để chứng kiến hàng loạt những biến động lớn khắp nơi trên thế giới trong tất cả những lãnh vực.. Từ cuộc chiến chống khủng bố đang lan rộng khắp toàn cầu; đến vùng Đông Á sôi động do chính sách bành trướng của Trung cộng; Và ở VN là đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 với cảnh tượng đấu đá giữa hai phe nhóm tranh quyền không còn che giấu... Hơn thế nữa, tháng 1 của năm 1973 và tháng 1, 1974 lại là những biến cố lịch sử, tiền đề của tình hình VN, mà cũng là khu vục Biển Đông hôm nay..
    Cần phải nói trước tiên là, Hiệp Định Ba Lê 1973 đã được mọi người nhận định là tiền đề chính trị không những của VN mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á và toàn Châu Á tại hôm nay.. Bản hiệp định được ký kết nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến gồm, Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (Tức chính phủ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bộ phận ngụy danh do Hà Nội thành lập năm 1960 và cũng chính tay Hà Nội thanh toán sau lần cưỡng chiếm xong miền Nam 1975). Gọi đúng danh xưng là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình tại VN nhưng lại mở ra một giai đoạn khốn cùng cho cả nước (không phân biệt Bắc-Nam mà hiện trạng nguy hại hôm nay là một bằng chứng không thể phủ nhân) bắt đầu từ ngày 30/4/75.
    Hiệp định được đại diện 12 quốc gia trên thế giới bao gồm ba nhóm chính, nhóm cộng sản; nhóm các nước dân chủ tự do; nhóm nước trung lập ký định ước giám sát thi hành. Nhưng hòa bình của hiệp định hoàn toàn không có - Không hề có bởi đây chỉ là một văn bản khai tử miền Nam một cách hợp lý ký vào ngày 27 Tháng 1, bốn mươi-ba năm trước, 1973 - Nói rõ hơn, hiệp định đã để nước Mỹ rút khỏi chiến cuộc Đông Đương, vùng Đông-Nam Á theo thỏa thuận ký kết giữa Tổng Thống Nixon và Thủ Tướng Trung Cộng Châu Ân Lai qua thông cáo Thượng Hải , 1972. Và nhờ hiệp định này, nhà nước cộng sản Hà Nội được nghỉ dưỡng sức nhằm thanh toán miền Nam một cách hợp lý khi VNCH đơn thân chống cự với cả một khối cộng sản.
    Hội Nghị Paris gồm có ba giai đoạn chính. Sau hai giai đoạn thảo luận không kết quả khởi sự từ cuối năm 1968, giai đoạn thứ ba mở đầu với cuộc họp diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1972 kéo dài qua nhiều kỳ cho đến cuộc họp cuối cùng vào ngày 18 Tháng 1 năm 1973 trước lần ký kết 27 tháng 1, 1973. Để khai thông sự bế tắc của hai giai đoạn trước, ngày 19 tháng 7, cố vấn Tổng thống Mỹ Henry Kissinger họp mật lần thứ 14 với đại diện Hà Nội, Lê Đức Thọ và Xuân Thủy. Qua cuộc họp mật Hoa Kỳ bãi bỏ điều kiện tiên quyết mà trước đây luôn đòi hỏi là Bắc Việt phải rút quân ra khỏi miền Nam cùng lần với Hoa Kỳ.Cần lưu ý Hoa Kỳ đã không thông báo cho phía VNCH biết điều thỏa thuận tối mật sinh tử nầy. Điều khoản quyết định nầy đã hợp thức hóa cho Hà Nội để lại toàn bộ lực lượng tại miền Nam, và cuối cùng dồn hết lực lượng gồm 16 sư đoàn bộ binh nặng vào Nam dứt điểm Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 qua chiến dịch có tên Hồ Chí Minh. Lần xâm chiếm miền Nam được hoàn tất năm 1975 sau lần Bắc Kinh lẫn Hà Nội cùng thử lại bài toán: Liệu Mỹ có thể trở lại VN/Đông Nam Á hay không - Mỗi bên có một cách thử được thực hiện cùng một năm, 1974.
    Hạm Đội 7 Mỹ đã có mặt tại Biển Đông, Thái Bình Dương từ Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Trước, sau 1954 hạm đội nầy giữ một vai trò quyết định trong chiến cuộc Đông Dương, với chiến tranh tại miền Nam trong suốt giai đoạn (1960 - 1973). Và không phải chỉ việc hạm đội nầy không yểm trợ cho mặt trận Phước Long, tháng 12, 1974 khi quân cộng sản sử dụng Quân Đoàn 4 dưới quyền chỉ huy của Hoàng Cầm, một viên tướng của Hà Nội lần đầu tiên đánh chiếm một tỉnh lỵ của VNCH kể từ sau Hiệp Định "tái lập hòa bình" 1973. Mà Hạm Đội 7 đã hoàn toàn không can thiệp lần Hoàng Sa bị xâm lấn, thậm chí không cứu nạn cho thủy thủ VN bị đắm tàu.. Trận hải chiến Hoàng Sa tuy chỉ diễn ra trong một ngày 19 Tháng 1 nhưng đã phản ảnh rõ lập trường của tất cả các có mặt trong suốt 30 năm chiến tranh từ 1946 đến 1975 của thế kỷ vừa qua trên chiến địa Việt Nam. Trận hải chiến 19/1/74 trên vùng Biển Hoàng Sa đã chứng tỏ: Mỹ giữ lời hứa nhường sân chơi Biển Đông lại cho Bắc Kinh. Tai họa hôm nay Mỹ không đường giải quyết.
    Hà Nội có cách thử kiến hiệu khác. Tuy ký kết hiệp định tái lập hòa bình, nhưng Bộ Chính Trị đảng Lao Động (đảng cộng sản ngụy danh) đã triệu tập Quân Ủy Trung Ương cùng các tư lệnh chiến trường của lực lượng vũ trang cộng sản ở miền Nam họp hội nghị tại Hà Nội vào cuối tháng 4 năm 1973. Hội nghị nầy đã đề ra Nghị Quyết 21 để tiếp tục chiến tranh, chuẩn bị kế hoạch lấn chiếm miền Nam bằng vũ lực. Trong khi đó phía Hoa Kỳ từ cuối năm 1972 chỉ còn khoảng 24,200 quân ở Việt Nam, số quân nầy rút về Mỹ đúng 60 ngày kể từ ngày 27 tháng 1. Và như phát súng ân huệ dành cho Nam Việt Nam, ngày 4 tháng 6 cùng năm 1973, quốc hội Hoa Kỳ thông qua Tu Chính Án Case­Church cắt bỏ tất cả ngân khoản cho các hoạt động quân sự của Mỹ tại Đông Dương. Tổng thống Richard Nixon cố vận động quốc hội triển hạn đến 15 tháng 8 để tiếp tục cuộc dội bom trên chiến trường tại Cao Miên. Sau thời điểm nầy mọi chi phí chiến tranh Đông Dương phải được sự đồng ý của quốc hội Mỹ. Sau tu chính án Case­Church, quốc hội Hoa Kỳ tiếp đưa ra “Nghị Quyết về Quyền Lực Chiến Tranh” (War Powers Resolution), nhưng bị tổng thống Nixon phủ quyết. Tuy nhiên với đa số trên 2/3, quốc hội vượt quyền phủ quyết của tổng thống và thông qua nghị quyết vào ngày 7 tháng 11 cùng năm 1973. Với nghị quyết nầy quốc hội Mỹ giới hạn quyền hành động của tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ. Trong khi đó Liên Xô và Trung Quốc mặc tình đổ viện trợ quân sự, nhân vật lực cho Bắc Việt để tiếp tục cuộc chiến ở miền Nam.
    Thế nên có thể nói sau khi Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam vào ngày 29 tháng 3, 1973 chỉ một mình miền Nam đơn thân chống cự không phải chỉ với cộng sản Việt Nam mà là cả khối cộng sản quốc tế do Liên xô lẫn Trung cộng dẫn đầu. Tháng 12/ 1974, Tướng Hoàng Cầm thực hiện quyết định của Hà Nội, xử dụng Quân Đoàn 4 có xe chiến xa nặng và đại pháo đánh chiếm Phước Long. Mỹ bất động, hoàn toàn không can thiệp xoay trục Hạm Đội 7 hướng về Châu Phi.
    Hai bài toán năm 1974 có đáp số trúng, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào Ngày 30 tháng 4, 1975 như một hệ quả, hậu quả tất nhiên khi Mỹ bỏ cuộc ở Đông Nam Á Châu. Nay qua thế kỷ 21, Mỹ trở lại Châu Á với chiến lược chuyển trục về phía Đông và Việt Nam lại thêm một lần là diễn trường tranh chấp không ai khác giữa Mỹ và Trung Cộng. Đảng cộng sản VN đã đóng vai trò rất tích cực và hữu hiệu cho sách lược Trung cộng bành trường xuống phương Nam không phải hôm nay ở thế kỷ 21 mà từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước với nhân sự có tên Hồ Chí Minh..
    Trở lại với đảng cộng sản VN mà trong những ngày cuối tháng 1 nầy là đang nhóm đại hội đảng với một mục tiêu là chuẩn y việc VN gia nhập TPP và quan trọng hơn hết là xếp đặt đề cử chức vụ tổng bí thư; đề cử chức danh chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021 để đại hội khoá 12 đang họp từ ngày 21 tháng 1 quyết định. Danh sách đề cử thoạt tiên được giữ kín nhưng rồi ai cũng biết đấy là Nguyễn Phú Trọng ngồi hội nghị trung ương đảng lần thứ 14 họp trong ngày 13 đề cử ngồi lại ghế tổng bí thư; tướng công an Trần Đại Quang giữ ghế chủ tịch nước; Nguyễn Xuân Phúc chức thủ tướng và Nguyễn Kim Ngân chức chủ tịch quốc hội. Sau những màn đề cử, bầu chọn, nhóm họp trong những ngày cuối tháng 1 nầy là cảnh tượng đấu đá giữa những ủy viên ban chấp hành trung ương thuộc đồng đảng của hai cá nhân Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Có thể nói mà không sợ sai lầm đây là một đại hội đảng với màn đấu đá để giữ chức vụ cầm quyền đảng, nhà nước, quốc hội vì một lẻ rất giản dị: Khó có thể hạ cánh an toàn nơi đất Mỹ (hay là ở một nước trung lập nào khác) với khối tài sản quá lớn do tham nhũng, hối lộ, rửa tiền trong quá trình cầm quyền. Tình hình đấu đá thể hiện cụ thể qua những sự kiện:
    1. Vụ diễn tập chống bạo động ngày 9;
    2. Diến tiến và kết quả lần đề cử của đại hội ban chấp hành trung ương ngày 13;
    3. Sự kiện người dân xuống đường công khai đả đảo cộng sản tại Hà Nội;
    4. Bài báo ký tên Cù Huy Hà Vũ tố cáo Nguyễn Tấn Dũng là siêu điệp viên của Trung cộng;
    5. Loạt bài báo binh/chống Dũng/Trọng xuất hiện từ hai phía, hai nhóm đối nghịch kể từ trước sau lần khai mạc, 21/1 cho đến nay.
    Căn cứ từ những sự kiện giả/thật kể trên, đồng thời dựa trên báo cáo chính trị dự thảo của đại hội 12 nầy vẫn là một nội dung không hề thay đổi: "Trong nhiệm kỳ qua (2011-2016), đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành quả quan trọng... Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
    Chúng ta chờ đợi gì với người và đảng cộng sản VN qua báo cáo chính trị tương tự đã được sử dụng suốt từ Đại hội 6/Đại hội đổi mới từ 1986 -NHƯ VẬY ĐẾN NAY LÀ 20 NĂM!

    Phan Nhật Nam


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X