Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhớ ChiếnTrường Xưa - Trần Văn Ngà

Collapse
X

Nhớ ChiếnTrường Xưa - Trần Văn Ngà

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhớ ChiếnTrường Xưa - Trần Văn Ngà

    "Nhớ chiến trường xưa" là loạt bài mới nhất của NT Trần Văn Ngà, tức Anh Phương Trần Văn Ngà, giám đốc Nhà xuất Bản Tiếng Vang USA, một cây bút quân đội nổi tiếng. "Chiến trường xưa" tức cuộc chiến tự vệ của Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa đã qua đi hơn 40 năm và qua nhiều thế hệ, trong đó thế hệ trực tiếp dấn thân đã dần dần ít đi với thời gian, từng người lần lượt ra đi. Những tài liệu sống và mới lạ về cuộc chiến ngày càng quý hiếm. Với cây bút điêu luyện, tác giả đã ghi lại thật chi tiết những gì đã trải qua hay chứng kiến còn tồn tại trong tâm thức qua loạt bài nhiều kỳ. Hội Quán Phi Dũng chân thành cám ơn NT Trần Văn Ngà gởi tặng và trân trọng giới thiệu cùng quý Chiến Hữu cùng Độc giả.


    NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA

    *****

    CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
    NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI



    Nhân một chuyến về quê thăm gia đình, tôi có dịp đi thăm bà con ở nhiều tỉnh Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long, "những kỷ niệm xưa còn gợi ta chi?!" (một câu thơ của một nhà thơ) như là những mũi kim đâm vào da thịt, làm cho tôi nhớ lại chiến trường xưa ở Miền Tây đã nuốt trọn những năm tháng trai trẻ tươi đẹp nhứt cúa tôi - từ năm 1963 đến năm 1970.
    Thời oanh liệt, nay còn đâu?! Sau hơn nửa thế kỷ, bây giờ đã qua tuổi 80, kỷ niệm chiến trường xưa lại dồn dập quay về trong ký ức.
    Những biến cố về quân sự khác khắp các Vùng Chiến Thuật cũng trở lại trong tâm thức, những con số tử vong giữa ta và địch (VC), đồng minh. Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngã trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngã ngựa, chỉ vì tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.
    Tôi miên man suy tư, nhớ nhiều, vội ghi lại để chúng ta những chiến sĩ già về tuổi tác mà sự nhận xét và suy nghĩ vẫn còn tinh anh và trung thực, ôn cố tri tân.

    KÝ SỰ - Trần Văn Ngà


    *****

    Tôi còn nhớ một câu nói của một nhà văn Pháp: Tout passe, tout casse, tout lasse, le souvenir seul est vivace (Mọi sự đều qua đi, đều gãy đổ, đều mệt chán, chỉ có kỷ niệm là sống mãi). Người chiến sĩ thứ thiệt lại còn chịu chơi, trong mọi hoàn cảnh “hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly” nên thường nhớ thời quá khứ xa xưa.

    Dấu ấn thời gian một thuở tung hoành, nay tuổi già xế bóng, ngoảnh mặt lại, chỉ còn trông thấy một màu xanh xanh đang nhô lên, ló dạng ở chân trờì hay ống khói cao ngất vẫy gọi...
    Nhân ngày Cựu Chiến Binh (Veterans Day) 11 – 11 vừa qua, Mitch Stacy viết một bài, trong mục Remembering WW II veterans, hảng thông tấn Associated Press phổ biến, với tựa đề: U.S. is losing its WWII heroes và với phụ đề bên dưới: Nearly 1,000 vets die each day nationwide; within 15 years the “greatest generation” may be nearly gone. Những chiến sĩ tham dự Đại Chiến Thế Giới II, những năm 40 “thế hệ vĩ đại nhất” của Hoa Kỳ (và nhiều nước khác) đang lụi tàn và sẽ mất hút trong vòng 15 năm nữa.
    Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1,000 ngườì cựu chiến binh thời Đệ Nhị Thế Chiến (39 – 45), chỉ riêng ở Hoa Kỳ, đã ra đi.
    Hoa Kỳ đã tham chiến ở hải ngoại gọi là Foreign Wars, rất nhiều lần, từ đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Hàn Quốc, Việt Nam và gần đây chiến tranh vùng Vịnh, Kuwait, Afghanistan, Iraq... chỉ có cuộc chiến tranh VN có thể nói theo cách nói của các nhà ngoại giao “không thắng không thua”. Nhưng, chúng ta biết, Mỹ chỉ có ôm đầu máu “bỏ của chạy lấy người” và nướng miền Nam Việt Nam vào lò thiêu của tập đoàn CS quốc tế. Còn những cuộc tham chiến khác, Hoa Kỳ đều chiến thắng và vẻ vang nhất là trận chiến thế giới lần thứ hai nên người Mỹ gọi thế hệ tham chiến này là Greatest Generation.
    Những chiến binh đệ nhất thế chiến (1914 – 1918), nay nếu còn sống cũng trên trăm tuổi, chẳng còn mấy người. Những chiến binh thời đệ nhị thế chiến, trẻ nhất,18 tuổi vào năm 1945, đến năm 2014, gần trọn 70 năm sau, đến nay cũng đã ngoài 88 tuổi. Chiến tranh Hàn Quốc (50 – 53) và cuộc chiến Việt Nam (65 – 75 ), nói đúng hơn, HK đã bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1955, nay các cựu chiến binh Mỹ cũng già nua, tàn tạ, xếp hàng chờ lệnh "lên đường" sang qua biên giới khác.
    Các thế hệ chiến binh trong các cuộc chiến gần đây, chừng một hai thập niên nữa cũng đến thời điểm giã từ vũ khí, về với cát bụi.
    Nghĩ cho cùng, kẻ chiến thắng, người thua cuộc, trước sau gì cũng đến ngày đi về “Cõi Vô Cùng” (tên một cuốn truyện của nhà văn nữ, đang ở Houston - Texas, Nguyên Nhung).
    Nhiều vì sao đã lần lượt rơi rụng dần của 2 miền Nam Bắc VN, những vị tướng trẻ nhất trong QLVNCH còn sống khỏe hiện nay, cũng đã qua tuổi 80 như Chuẩn Tướng Mạch Văn Trưởng (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh - đang sinh sống tại Houston - Texas), Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - định cư ở Connecticut), cuộc đời của 2 Tướng quân này cũng đang lụi tàn dần theo năm tháng.
    Thế hệ thanh niên trong cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng - hay còn gọi là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam rồi cũng tan biến vào cõi hư vô và lúc ấy chế độ cộng sản vào cõi hư không, đất nước Việt Nam sẽ hồi sanh, an bình ấm no thạnh phúc, không còn hận thù và chắc chắn dân giàu nước mạnh, người viết cầu mong như thế!.

    QUÂN SỐ QLVNCH & TÙ CẢI TẠO

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế độ tù lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của "thiên đường" Nga sô viết.

    Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:

    * - Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.

    Thời cao điểm nhứt, quân số Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lên trên 1 triệu 100 ngàn chiến sĩ, được xếp hạng tư (quân số cộng sản Bắc Việt cũng được xếp hạng như vậy) trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Cộng, Liên Xô và Hoa Kỳ.
    Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, gồm có chủ lực quân và địa phương quân & nghĩa quân, với: 11 Sư đoàn Bộ Binh (SĐ: 1 - 2 - 3 - 5 - 7 - 9 - 18 - 21 - 22 - 23 - 25), và đơn vị tổng trừ bị cấp trung ương và cấp Quân Khu hay còn gọi Vùng chiến thuật: 1 Sư đoàn Dù - 1 Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, nhiều Liên đoàn Biệt Động Quân (quân số trên 2 Sư Đoàn và những tháng cuối cùng trước ngày chính thể VNCH sụp đổ 30.4.75, Biệt Động Quân đã thành lập xong 2 Sư Đoàn đặt thuộc dụng Biệt Khu Thủ Đô. Một Sư đoàn BB hay lực lượng tổng trừ bị, ước tính có quân số khả dụng trên dưới 10 ngàn người) - Quân chủng Không Quân và Hải Quân cũng lập thành sư đoàn: 6 Sư Đoàn Không Quân và Hải Quân cũng có 5 (hay 4) Vùng Duyên Hải và 2 Vùng Sông Ngòi (Vùng III và Vùng IV Sông Ngòi) cũng kể tương đương như Sư đoàn, nhưng quân số ít hơn nhiều so với Sư đoàn BB - Dù - TQLC hay BĐQ...
    Còn các binh chủng có quân số cũng khá nhiều như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Quân Y, Quân Cảnh, Truyền Tin, Nữ Quân Nhân và các binh chủng, binh sở, chuyên môn...Tính chung chủ lực quân, cộng lại cũng sẽ đạt được con số 1/3 hay cao hơn 1 chút của 1 triệu 100 ngàn quân - từ 300 đến 400 ngàn chiến sĩ. Tất cả số quân còn lại là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân - những chiến sĩ diện địa - chiếm gần 2/3 quân số của toàn thể QLVNCH, một lực lương hứng chịu nhiều thiếu thốn, gian khổ, trực tiếp đối đầu thường trực với cán binh VC ở điạ phương.

    - Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và còn vài vị tướng không bị bắt giam trong các đợt đi tù cải tạo tập thể.
    - Ðại tá có 600, bị tù 366.
    - Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
    - Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
    - Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này chưa kể đến các thành viên đảng phái và các cấp chính quyền, cảnh sát, cán bộ...
    Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm, một con số khá lớn.
    Ghi chú: Tất cả danh từ “học tập cải tạo” thực sự đều là tù chính trị bị khổ sai, không có bản án.

    NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN

    Không kể thành phần bị bắt trước 1975, nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, khi có Hiệp Định Paris, thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992. Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do. Suốt 4 năm tiếp theo - đến năm 1992 - chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức (Rừng Lá) Hàm Tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế Giai, Trần Bá Di, Hoàng Lạc, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Nguyễn Ngọc Sang, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
    Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái...

    (H: Cảnh 1 trại tù cải tạo ở miền Nam hay miền Trung, miền Bắc, cũng đều rập khuôn như trong hình).

    Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon, chạy đến nhà các vị Tướng, hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai (hiện đang định cư tại tiểu bang Texas) là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả, tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên Tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
    Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
    Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy các nhà báo cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.

    NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:

    1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập trung “cải tạo” (bị bắt bỏ tù).
    1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
    1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.
    1982 : Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Quốc Hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam (tù cải tạo) và gia đình.
    1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose (của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc) nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:
    1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
    2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm Tân;
    3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
    4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
    1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.
    1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .
    Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Hoa Kỳ Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
    Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo (làm eo, đưa thêm yêu sách) đình chỉ việc thảo luận.
    Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng Thập Tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”.
    Một chiến dịch gửi quà rầm rộ được phát động tại hải ngoại .
    Tháng 4 năm 1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi. Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho ông Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh nhà văn Quân Đội Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.
    Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
    Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo” (với nhiều điều kiện, giới hạn...)
    Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờ đợi tại San Jose.
    Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam.
    Tháng 8 năm1992 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng với 120 người. Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .
    Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.

    KÝSỰ - Trần Văn Ngà (Email: tiengvangusa@yahoo.com - Tel: 916.519.8961)

  • #2
    NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 2)

    ******
    CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:
    NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI


    Qua cuốn sách The Vietnam War - Day by Day của John S.Bowman do Barnes & Noble xuất bản năm 1989, như là tập nhựt ký hành quân tại các Trung Tâm Hành Quân của QLVNCH năm xưa, ghi chép tỉ mỉ các sự kiện quân sự xảy ra hàng ngày - trong cuộc chiến VietNam War...
    Dù cuốn sách này, viết còn thiếu sót hay chưa thật trung thực, người Mỹ tô vẽ quân đội Mỹ luôn ngon lành và luôn chiến thắng, còn Quân đội Việt Nam Cộng Hòa thường "yếu xìu". Nhưng, với các sử liệu được ghi chép trong The Vietnam War - Day by Day cũng nói lên được những sự kiện lịch sử mà chúng ta cần suy gẫm, nghiên cứu. Đặc biệt là những con số biết nói trong cuộc chiến giữa ta và địch, đồng minh Hoa Kỳ cùng các đồng minh khác có tham chiến ở Việt Nam: quân số tham chiến, thương vong cũng như những chi phí quân sự, những phương tiện chiến tranh tại chiến trường VN mà Hoa Kỳ và Nga Sô & Trung Cộng sử dụng.

    The Vietnam War - Day by Day của Bowman, trong phần đầu, trang 29, tác giả đã mô tả hay lý giải cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ - Cố Vấn Ngô Đình Nhu, Bowman viết như sau:

    Major Duong Hieu Nghia and General Minh's body guard, captain Nhung, murder Diem and Nhu on their way for staff headquarters, at Minh's orders. President Kennedy is shocked...


    (H: Tổng Thống Ngô Đình Diệm)

    Tác giả Bowman đã nói rõ ai (người VN) ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nhưng, cao hơn nữa, ai "cho phép ra lệnh" giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, là một bí mật. Chúng ta có thể lý giải, một năm sau Tổng Thống Diệm bị sát hại dã man, quân Mỹ tự do đổ quân vào chiến trường Việt Nam từ ngày 8.3.1965 mà không còn bị ngăn trở như thời điểm Tổng Thống Diệm còn sanh tiền...

    Sáng ngày 2.11.1963, khi đoàn xe, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, đến đón hai anh em Tổng Thống từ nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn đưa về Bộ Tổng Tham Mưu - nơi làm việc (Staff headquarters) của các tướng lãnh đảo chánh ngày 1.11.1963. Hai anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm & Ngô Đình Nhu đã bị đại úy Nguyễn Văn Nhung giết chết dã man sáng sớm ngày 2.11.1963 ngay trong thiết vận xa M113 trước khi về đến Bộ Tổng Tham Mưu. Bowman còn nói rõ, khi hay tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị phe đảo chánh giết chết, Tổng Thống Mỹ Kennedy bị sốc. Không sốc sao được, trước đó 6 năm, cả thế giới đều biết rõ, ngày 8.5.1957, chính Tổng Thống siêu cường quốc Hoa Kỳ Eisenhower - một vị anh hùng của Đệ Nhị Thế Chiến - long trọng đón tiếp Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa với lễ nghi cao quý nhứt của Hoa Kỳ. Trải thảm đỏ đón tiếp Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại cầu thang máy bay và đích thân Tổng Thống Eisenhower tiếp đón (tương tự Tổng Thống Barack Obama đón tiếp Đức Giáo Hoàng Francis tháng 9.2015 vừa qua).


    (H: Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu)

    Trong cuộc công du Hoa Kỳ 11 ngày, từ ngày 8.5 đến 19.5.1957, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower đọc diễn văn chào mừng Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một vị lãnh đạo lịch sử - siêu việt - kỳ diệu (A miracle man of Asia and (US) reaffirms support for his regime) của Việt Nam và của châu Á. Tổng Thống Hoa kỳ còn tái khẳng định cam kết hổ trợ (hay viện trợ) cho chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (trang 18 - The Vietnam War - Day by Day).

    Trong phần cuối cuốn sách, Bowman còn công bố một số tài liệu bằng những con số về lực lượng Mỹ và đồng minh tham chiến ở chiến trường Việt Nam cũng như số thương vong của cả các phía và chi phí cho cả cuộc chiến quốc cộng...mà tác giả gọi là cái giá phải trả - The Price of War.
    Đây là những con số kinh khủng cho 1 cuộc chiến đáng lý không xảy ra, nếu cộng sản Bắc Việt (CSBV) không mê muội, ngu xuẩn theo quan thầy Liên xô, Trung cộng nhập cảng cái lý thuyết công sản phi nhân, chuyên chính sắt máu và ác độc giết hại đồng bào ruột thịt Việt Nam.
    Về phía lực lượng Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam, có đến 8,744,000 lượt chiến sĩ trong 4 quân chủng Hải Lục Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến (và Lực Lượng Đặc Biệt) đến chiến trường Việt Nam. Tất cả các chiến sĩ Mỹ tham chiến ở ViệtNam với 1 nhiệm kỳ là 1 năm, nhưng có rất nhiều chiến binh xin phục vụ thêm 1 hay nhiều năm nữa.


    (H: Ảnh của Vietnam Magazine)
    .
    Thời cao điểm, chiến binh Hoa Kỳ chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, từ năm 1965 đến năm 1970, có lúc lên gần 600 ngàn quân (536 ngàn quân Mỹ và các đồng minh khác trên dưới 80,000 quân).
    Quân bộ chiến Mỹ đã ồ ạt đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng từ năm 1965 mà chẳng có một thỏa thuận cam kết quan trọng gì hết bằng văn bản giữa 2 chánh phủ Việt Mỹ.
    Đơn vị Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 3 năm 1965, trong đó có 2 tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến thuộc Sư Đoàn 3 TQLC (the first U.S. ground combat troops landing in Vietnam (March 8, 1965), when two battalions from the 3rd Marine Division arrive at Da Nang -Vietnam magazine - Vol.28 No.4 - December 2015). Nghĩa là nhân cơ hội nội tình Việt Nam lúc bấy giờ (1965) chưa ổn định sau cuộc chính biến - đảo chánh sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 2.11.1963. Các phe nhóm tướng lãnh, tôn giáo, đảng phái tranh dành quyền lực, hết đảo chánh đến chỉnh lý, rồi đổi sang biểu dương lực lượng, lên đường xuống đường chống đối lẫn nhau. Thời điểm này, là cơ hội thuận lợi bằng vàng CSBV ồ ạt đưa thêm quân chính quy và chiến cụ tối tân xâm nhập vào Miền Nam VN. Vì vậy, cũng là cái lý cớ mà Mỹ tự do đưa các đại đơn vị bộ chiến đến Việt Nam tham chiến để đánh cộng sản "thay thế" hay trợ giúp VNCH.

    Trước đây, dưới thời Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Diệm không muốn hay cực lực chống đối Hoa Kỳ đưa đại quân Mỹ vào chiến trường Việt Nam. TT Diệm quan niệm CSBV phát động cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam phải để QLVNCH chủ động trực diện chiến đấu tự vệ mới có đầy đủ chính nghĩa và chủ quyền quốc gia. Mỹ chỉ đứng đàng sau chánh phủ VNCH yểm trợ phương tiện chiến tranh, viện trợ tài chánh, huấn luyện quân sự, giúp đỡ chính quyền VNCH thêm vững mạnh để tự vệ đánh trả lại quân CSBV. Nhưng, chánh sách Mỹ lúc bấy giờ, có lẽ bị thúc ép bởi giới tài phiệt nhằm tiêu thụ vũ khí, hay Mỹ muốn thử nghiệm chánh sách mới nên phải đưa quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến trường Việt Nam?.
    Đến thời điểm, "sứ mệnh" hoàn thành khi Mỹ "đi đêm" bắt tay được với Trung cộng thì Mỹ tự ý rút quân và cắt viện trợ VNCH cho sớm chết, một hình thức biếu tặng cộng sản Tàu , cộng sản Việt...món quà Miền Nam Việt Nam sụp đổ, ngày 30.4.1975.


    (H: Lính Dù Mỹ SĐ 101 Airborne tử trận tại chiến trường An Khê - 1965)

    Quân Mỹ tham chiến ồ ạt ở Việt Nam cũng là lúc quân số Mỹ lên cao, tính từ tháng 8.1964 đến tháng 1.1973, trong 9 năm. Trước đó, từ năm 1955 và sau tháng 1.73, quân Mỹ vẫn có hiện diện giúp VNCH với 1 số quân nhỏ không trực tiếp chiến đấu.

    Năm 1968 là năm có cuộc tổng công kích - tổng nổi dậy của tập đoàn cộng sản Bắc Việt trong dịp Tết Mậu Thân và tiếp theo các tháng sau đó, quân xâm lược cộng sản hoàn toàn thảm bại. Chúng nướng hàng trăm ngàn bộ đội, cán bộ và tất cả cơ sở "nằm vùng" bí mật ở miền Nam đã bị lộ diện phơi bày. Cái đau đớn nhứt của kế sách xâm lăng Miền Nam qua chiến dịch Tết Mậu Thân của Bộ Chánh Trị đảng cộng sản Việt Nam là không có nơi nào trên toàn quốc VNCH dân chúng nổi dậy tiếp tay với CSBV chống phá giựt sập chế độ VNCH. Như CSBV đã tổ chức học tập và các "đỉnh cao trí tuệ" cộng sản tiên đoán chuyện tất thắng phải xảy ra như vậy...
    Hoa Kỳ và đồng minh đưa quân vào chiến trường Việt Nam càng nhiều thì số thương vong cũng càng lên cao.

    LỰC LƯỢNG THAM CHIẾN CỦA VNCH & ĐỒNG MINH VÀ CỘNG SẢN

    Dựa vào tài liệu trong Wikileaks mà cái mốc thời gian là năm 1968, được coi xem như là đỉnh cao của cuộc chiến Việt Nam với quân số của QLVNCH, Hoa Kỳ và các đồng minh lên đến con số chóng mặt 1,830,000 người, phân chia như sau:
    - QLVNCH 850,000 (có lúc lên trên 1,1 triệu)
    - Mỹ 536,000
    Quân đồng minh trên dưới 80,000, gồm có:
    - Đại Hàn 50,000
    - Thái Lan 11,570
    - Úc 7,672
    - Phi Luật Tân 2,020
    - Tân Tây Lan 552
    * Lực lượng cộng sản tham chiến, không kể đến các đại đơn vị và các đơn vị địa phương của cộng sản tại miền Nam (đều do CSBV chỉ huy), được gọi cái tên khá mỹ miều là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gồm những cán bịnh CS tập kết ra Bắc năm 1954, xâm nhập vào Miền Nam và những cán binh VC được cài đặt lại gọi là nằm vùng). Tài liệu Wikileaks không có con số thống kê những thành phần to lớn này, chỉ có các con số các đơn vị chính quy xâm nhập từ Miền Bắc VN cùng với các "đồng chí" cộng sản quốc tế khác trực tiếp tham chiến. Tổng cộng là 461,000:

    - Cộng sản Bắc Việt 287,465 (quân chính huy CSBV tương đương với quân số chính quy trực tiếp tác chiến của QLVNCH).
    - Trung cộng 170,000 (từ năm 1965 đến năm 1969)
    - Liên xô 3,000
    - Bắc Hàn từ 300 đến 600

    SỐ THƯƠNG VONG CỦA TA VÀ ĐỊCH (2 PHÍA)

    * Số chiến sĩ QLVNCH & Đồng Minh tử trận và bị thương:
    - QLVNCH từ 220,357 đến 313,000 tử trận & 1,170,000 bị thương
    * Số thương vong của của Quân đội Mỹ và đồng minh:
    - Mỹ 58,307 chết & 303,644 bị thương, trong đó có 153,300 bị thương nặng.
    - Đại Hàn 5,099 chết - 10,962 bị thương & 4 mất tích
    - Úc 500 chết & 3,129 bị thương
    - Thái Lan 351 chết & 1,358 bị thương
    - Tân Tây Lan 37 chết & 187 bị thương
    - Phi Luật Tân 9 chết.


    Tổng số quân VNCH - Mỹ và đồng minh:
    - Tử trận: từ 479,660 đến 807,303
    - Bị thương: 1,490,000.
    * Số thương vong của phe cộng sản:
    - Cộng sản BV và VC chết từ 444,000 đến 1,100,000 (hay cao hơn nhiều mà CSBV còn
    che giấu) & hơn 600,000 bị thương
    - Trung cộng 1,100 chết & 4,200 bị thương
    - Liên sô 16 chết
    Tổng cộng khối cộng sản:
    - CSBV & VC và các "đồng chí" Trung cộng & Liên sô chết từ 455,462 đến 1,170,462
    và bị thương 608,000.
    Đây là con số phỏng đoán của bên phiá Mỹ, cộng sản Bắc Việt hoàn toàn bưng bít giấu kín, có thể số thương vong của phía công sản tăng lên cao gấp đôi, ba...
    Chú ý: Số bộ đội cs bị thương cao gấp nhiều lần hơn quân VNCH và đồng minh vì cộng quân hứng chịu nhiều trận mưa phi pháo kinh hoàng, nhưng chúng chỉ còn có khoảng 608,000 còn phe đồng minh bị thương lên đến con số 1,490,000 chiến binh. Lý do chính do cán binh VC hồi chánh cho biết, những thương binh cộng sản thường bị cấp chỉ huy bắn bỏ ngay mặt trận khi đơn vị rút chạy khỏi chiến trường.
    Số thường dân Việt Nam bị chết vì chiến tranh từ 627,000 đến trên 2 triệu người. Nếu tính luôn số người chết của cả Đông Dương Việt Miên Lào, thường dân chết từ 847,000 đến hơn 2,500,000 người. Chưa kể, Khmer rouge của cộng sản Miên giết dã man dân của họ lên mấy triệu người sau năm 1975.
    Tổn thất nhân mạng tính chung cho cả cuộc chiến Việt Nam, chết cả quân lẫn dân trên 3 triệu rưỡi người (có tài liệu nói 5 triệu rưỡi người) cũng chỉ vì CSBV xâm lăng và du nhập cái gọi là chủ thuyết cộng sản phi nhân vào miền Nam tự do.

    CHI PHÍ CHO CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

    Theo tài liệu thống kê của Mỹ, suốt cuộc chiến tranh Việt Nam gần 10 năm chính thức và tính thêm 12 năm "bán chánh thức" (từ năm 1955 đến năm 1965 và từ năm 1973 đến 30.4.1975), Hoa Kỳ đã chi phí và viện trợ VNCH trên 2 lãnh vực quân sự và cả kinh tế nữa, lên đến con số 150 tỷ đô la. Trong khi đó Liên sô và Trung cộng chỉ tính riêng chi phí quân sự lên đến 2 tỷ đô la của Trung cộng và Nga sô $1 tỷ (con số này chưa chắc trung thực???).


    Về phi cơ, quân Mỹ và QLVNCH bị thiệt hại 4,865 chiếc trực thăng, mỗi chiếc giá trên dưới $250,000, có 3,720 máy bay khác bị tiêu hủy. Một chiếc máy bay cánh quạt lớn hay các phản lực chiến đấu với giá thành cao hơn nhiều so với giá trực thăng.
    Trên cả 3 chiến trường Đông Dương Việt Miên Lào, quân Mỹ sử dụng bom trên 8 triệu tấn, cao hơn gắp 4 lần số lượng (2,236,000 tấn) sử dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
    Chi phí về bom đạn của 1 phi vụ B52 trên $30,000 chưa kể xăng dầu và các thứ tổn phí khác. Về đạn đại bác các loại, tính trung bình 1 quả đạn thành tiền trên $100 mà quân Mỹ và QLVNCH sử dụng trung bình 1 ngày bắn 10 ngàn quả, trị giá trên $1 triệu...

    Trên đây là những con số biết nói về một cuộc chiến phi lý, đáng lẽ không xảy ra nếu cộng sản quốc tế và CSVN không có ý đồ thôn tính cả nước Việt Nam và thế giới. Hơn nữa, cuộc chiến tranh dai dẳng tại Việt Nam giữa 2 đối cực quốc cộng cũng minh chứng rõ ràng thế giới dân chủ tự do và tập đoàn cộng sản quốc tế phải trả một cái giá quá đắt. Với sự đau thương mất mát to lớn về số người thương vong của 2 miền Nam Bắc Việt Nam (trên dưới 5 triệu), hơn 58 ngàn chiến sĩ Mỹ đã hy sinh cùng với nhiều ngàn chiến sĩ đồng minh khác của VNCH cũng đã chết trận. Và với chiến phí kinh hoàng hàng mấy trăm tỷ đô la thật là điên rồ, vô lý cũng vì đế quốc cộng sản quyết chiến chiếm cho bằng được Miền Nam Việt Nam để cào bằng với "xã hội chủ nghĩa" của Miền Bắc VN đang nghèo khổ cùng cực. Phi lý và phi lý - than ôi!!!.

    TẠP GHI Trần Văn Ngà
    Email: tiengvangusa@yahoo & tel: 916.519.8961
    Last edited by Phòng Trực; 11-28-2015, 05:19 AM.

    Comment


    • #3
      NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 3)
      *****

      CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:
      THẾ GIỚI TỰ DO & CỘNG SẢN QUỐC TẾ


      Đất nước Việt Nam hay cả Đông Dương - Việt Miên Lào, nằm ở vị trí chiến lược - vô cùng quan yếu, làm cái đê, cái bờ ngăn chặn kế sách của cộng sản quốc tế tấn công xâm chiếm. Cộng sản quyết đưa làn sóng đỏ từ lục địa Trung Quốc lan tràn, bước đầu nhuộm cả Việt Nam và Đông Dương, đến vùng Đông Nam Á, từ thập niên 50. Kế tiếp, cộng sản Tàu âm mưu sẽ nhuộm đỏ cả Á Châu và liên minh với Liên Sô nhuộm đỏ cả thế giới.
      Để ôn cố tri tân: Sau khi cộng sản chiến thắng ở đại lục Tàu - năm 1959 đánh bại Trung Hoa Dân Quốc - đạo quân khổng lồ của Thống Chế Tưởng Giới Thạch. Vì quân của họ Tưởng đang ngủ quên trên chiến thắng chung của phe đồng minh thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945) nên bị đạo quân "bần cố nông ngu dốt" cộng sản của họ Mao đánh bại. Đạo quân khổng lồ của "Tưởng xính xáng", phải tìm sinh lộ thoát thân để tồn tại, họ từ bỏ đất liền Trung Hoa trốn chạy ra hải đảo Đài Loan tử thủ. Với cái dù che của "đế quốc vĩ đại" Hoa Kỳ đã cứu giúp Trung Hoa Dân Quốc thoát khỏi nanh vuốt Trung cộng, tồn tại và giàu mạnh cho đến ngày nay.

      Nếu làn sóng đỏ không kịp be bờ ngăn chặn ở Việt Nam, trước tiên cả 3 nước Đông Dương nằm trong quỹ đạo của cộng sản quốc tế, sau ngày 30.4.75 đã chứng minh rõ ràng. Theo chánh sách tằm ăn dâu hay chiến thuật domino, theo bài bản vết dầu loang, cộng sản quốc tế, sau Đông Dương, sẽ lần lượt thôn tính toàn cõi Đông Nam Á và tiến tới nhuộm đỏ cả Á Châu và thế giới "đại đồng".
      Đảng tính không bằng trời tính. Nước Việt Nam chẳng may phải gánh chịu làm "sân chơi", chiến trường của cả hai thế lực: thế giới tự do và cộng sản quốc tế múa may quay cuồng suốt 20 năm chiến tranh khổ lụy giết chết trên dưới 5 triệu rưỡi người của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam - từ năm 1955 đến năm 1975. Chúng ta chưa tính tới số thương vong người Việt trong chiến tranh kháng Pháp từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (kết thúc năm 1945) cho đến năm 1954, có Hiệp Định Đình Chiến Genève ký ngày 20.7.1954.

      Chủ nghĩa cộng sản thắng thế giới tự do hay tà thuyết thắng chánh nghĩa từ ngày 30.4.1975 tại sân chơi - chiến trường Việt Nam, đã đưa đất nước Việt Nam đến cảnh lụi tàn, suy vong. Dù VN cộng sản có đổi mới hơn 2 thập kỷ qua, VNCS vẫn còn đứng tụt hậu, kém phát triển, lạc hậu về nhiều mặt, khốn khó như hiện nay. Thêm vào đó, nước Việt Nam có nguy cơ bị chủ nghĩa xâm lược bá quyền nước lớn Trung cộng nuốt trọn một ngày không xa (Theo văn bản của Hội nghị Thành Đô năm 1987 giữa CS Tàu và cộng sản Việt đã ký kết thỏa thuận đến ngày 5.7.2020 - còn 5 năm nữa - sẽ thành hiện thực - Việt Nam là một nước tự trị chư hầu nằm trong sự thống lãnh bá quyền của Trung Cộng như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Quảng Tây...). Năm 2020 là giai đoạn I - Việt Nam là quốc gia tự trị. Hai mươi năm sau, giai đoạn II, đến ngày 5.7.2040 Việt Nam là quốc gia thuộc trị. Giai đoạn cuối cùng, cũng 20 năm, đến ngày 5.7.2060 nước Việt Nam trở thành một tỉnh của nước Tàu với tên mới của nước Việt Nam là Âu Lạc - tỉnh Âu Lạc (dựa theo tài liệu Wikileaks vừa tiết lộ). Nếu toàn dân Việt Nam dưới sự cai trị độc tôn ngu muội của chế độ toàn trị CSVN không nhất tề đứng lên lật đổ bạo quyền cộng sản để thoát khỏi sự kềm kẹp của đế chế cộng sản lưu manh thì Việt Nam sẽ bị Trung cộng đô hộ trở thành 1 tỉnh của Tàu, không thể tránh khỏi.

      Trong chiến tranh Việt Nam, đặc biệt, thời điểm khốc liệt nhứt, 1965 - 1975, 10 năm đọ sức giữa 2 thế lực của thế giới dân chủ tự do và chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Cái mạnh và thế yếu của quân đồng minh trong cuộc chiến tự vệ tại Miền Nam Việt Nam.


      1.THẾ GIỚI DÂN CHỦ TỰ DO


      Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường bất khuất có truyền thống lâu đời được truyền thừa từ các triều đại thời 18 đời Vua Hùng lập quốc cho đến các triều đại đế quyền: Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn...


      (H: Chiến trường sông nước Miền Tây - Cần Thơ).

      Cuộc chiến tranh quốc cộng do cộng sản quốc tế điều hợp chỉ huy, ủy nhiệm cho tên xung kích cộng sản Bắc Việt tiến chiếm xâm lược Miền Nam Việt Nam để nhuộm đỏ toàn thể nước Việt.

      Miền Nam VN - một chánh thể cộng hòa tự do dân chủ như Hiệp Đình Đình Chiến Genève quy định, lấy vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải - chia đôi Việt Nam thành 2 thể chế chính trị khác biệt, quốc gia và cộng sản. Vì vậy, thế giới tự do đã gởi quân hay hiệp sức, tham chiến khi cộng sản Bắc Việt (CSBV) xua quân xâm lược Miền Nam Việt Nam, cao điểm từ năm 1965 đến 30.4.1975. Ngoài Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn có các quân lực đồng minh:
      - Hoa Kỳ - Đại Hàn (Nam Hàn) - Vương Quốc Thái Lan - Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan - Cộng Hòa Cao Miên - Vương Quốc Lào và các quốc gia hậu thuẩn, ủng hộ chính thể Việt Nam Cộng Hòa trên chính trường và các diễn đàn quốc tế:
      - Phi Luật Tân - Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) - Gia Nã Đại - Tây Đức - Anh Quốc - Nước Hồi Giáo Iran - Tây Ban Nha... Đặc biệt, Phi Luật Tân cũng có gởi quân, dù số nhỏ chỉ tiếp giúp công tác dân sự vụ, y tế...phục vụ dân thường ở vùng lửa đạn chiến tranh. Đoàn quân của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng gởi quân không nhiều, không trực tiếp chiến đấu tại mặt trận và chỉ nhằm cố vấn, giúp QLVNCH xây dựng tổ chức ngành chíến tranh chính trị thêm vững mạnh. Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị của QLVNCH ra đời chính thức từ thời có Nội Các Chiến Tranh, năm 1965. Với kinh nghiệm xương máu, Trung Hoa Dân Quốc cũng muốn VNCH học cùng bài học với quân đội của họ Tưởng, ngành chiến tranh chính trị phải thật vững mạnh như tổ chức chính trị trong quân đội của cộng sản Tàu. Vì đây là cuộc chiến tranh tổng lực của toàn dân giữa 2 thế lực quốc gia dân chủ và chủ nghĩa cộng sản. Ngành chính trị phải đứng trên, lãnh đạo ngành chuyên quân sự - vũ lực như Trung Hoa Dân Quốc đang thực hiện, bảo vệ hữu hiệu đảo quốc Đài Loan. Nhưng, QLVNCH thực hiện theo kế sách cố vấn của quân đội Trung Hoa Dân Quốc cũng có Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (như CSBV cũng có Tổng Cục CTCT và lãnh đạo toàn quân). Ngành chính trị trong QLVNCH luôn là thứ yếu, trong đơn vị chỉ đứng hàng phó nên có Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị trong nhiều cấp đơn vị. Từ cấp Đại Đội tác chiến đến cấp Tiểu Đoàn , Trung Đoàn... cũng có cấp Phó CTCT hay là Phụ Tá CTCT... Điều này gây nhiều suy nghĩ không vui cho các sĩ quan hiện dịch CTCT với học trình đại học 2 năm tại Trường Đại Học CTCT (Đà Lạt), tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy thực thụ, trong khi đó tốt nghiệp Thủ Đức ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy, học ở quân trường (8-10 tháng), hơn 1 năm sau lên Thiếu Úy có thể giữ chức Đại Đội Trưởng. Khi có Thiếu Úy CTCT về đơn vị, chỉ làm phó, không bao giờ được làm trưởng dù có thời gian thụ huấn lâu hơn, cấp bậc thâm niên hơn... Có nhiều sĩ quan tốt nghiệp CTCT muốn làm trưởng (như Đại Đội Trưởng tác chiến) phải làm đơn ra khỏi ngành để được làm trưởng ở đơn vị thấp hoặc đơn vị cao khi lên cấp bậc... Vì vậy, ngành chiến tranh chính trị QLVNCH "yếu xìu", có phải đây là một trong nhiều yếu tố quan trọng khác đưa đến ngày 30.4.1975 tủi nhục.?

      2. CỘNG SẢN QUỐC TẾ

      Cộng sản Bắc Việt được thế giới cộng sản ủng hộ, yễm trợ tối đa mọi phương tiện chiến tranh kết thành một liên minh quân sự đoàn kết thống nhất:
      - Trung Cộng - Liên sô - Cộng sản Bắc Việt - Việt Cộng (CSBV trá hình) - Khmer Rouge - Pathet Lào.
      Cộng sản quốc tế luôn hậu thuẩn vững chắc cho cộng sản Bắc Việt trên chính trường và các diễn đàn quốc tế, ngay cả tại cơ quan Liên Hiệp Quốc:
      - Bắc Hàn - Cuba - Tiệp Khắc - Bảo Gia Lợi - Đông Đức - Ba Lan...


      (H: QLVNCH hành quân trực thăng vận)

      Nếu so sánh dân số các nước của 2 khối, chúng ta sẽ thấy, khối cộng sản quốc tế có dân số, tính theo thời điểm năm 1965, có khoảng trên 1 tỷ rưỡi người. Trong khi đó, thế giới tự do, chỉ có Mỹ với dân số trên dưới 250 ngàn người và các nước của khối thế giới tự do trực tiếp ủng hộ chính thể VNCH của Miền Nam VN vào khoảng xấp xỉ 200 ngàn người nữa. Nếu tính chung dân số của thế giới tự do, chỉ bằng chưa tới 1/3 dân số của khối cộng sản quốc tế ủng hộ CSBV.
      Theo tài liệu qua Wikipedia, các nhà phân tích thời sự chỉ ra 2 miền Nam Bắc Việt Nam có những lãnh tụ đứng mũi chịu sào (Commanders & Leaders) tiến hành chỉ huy.

      3. CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHỈ HUY VIỆT NAM CỘNG HÒA

      - Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm
      - Tổng Thống Đệ Nhị Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu
      - Thủ Tướng (Phó Tổng Thống VNCH) Nguyễn Cao Kỳ
      - Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên
      - Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QĐ4 & QĐ1)
      CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHỈ HUY HOA KỲ
      - Tổng Thống Kennedy - Tổng Thống Johnson - Tổng Thống Nixon - Bộ Trưởng Quốc Phòng Mc Namara - Đại Tướng Westmoreland - Đại Tướng Abrams - Đại Tướng Weyand.
      Qua tài liệu này, chúng ta thấy rằng cuộc chiến Việt Nam, phía quốc gia QLVNCH tiến hành cuộc chiến có tính cách phòng thủ, tự vệ chống lại sự xâm lược của CSBV và chịu "lép vế" đối với quân đội Mỹ về sự chỉ huy lãnh đạo chiến lược. Mỹ đã trải qua 3 Tổng Thống - 3 Đại Tướng Tổng Tư Lệnh chiến trường VN và 1 ông Bộ Trưởng Quốc Phòng mà tài liệu không đề cập đến vai trò lãnh đạo chính trị ngoại giao của con cáo già bán đứng VNCH cho cộng sản quốc tế: Ngoại Trưởng & Cố Vấn Chính Trị của Tổng Thống Mỹ là tiến sĩ Kissinger. Trong khi đó cuộc chiến VN chỉ có 2 Tổng Thống, 1 Phó Tổng Thống, 1 Đại Tướng, 1 Trung Tướng được người Mỹ xếp hạng cũng là cấp lãnh đạo chỉ huy của cuốc chiến Việt Nam (hiểu ngầm là đứng sau Hoa Kỳ).
      Một trớ trêu, chính phủ VNCH và cố vấn Hoa Kỳ cùng đứng chung chiến tuyến chống cộng nhưng thường có ý kiến trái chìu, được gọi là "đồng sàng dị mộng". Từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm có chủ trương và phương cách chống cộng khác biệt với Hoa Kỳ nên Tổng Thống Diệm bị sát hại. Qua thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã kịch liệt chống đối cách hành xử của Mỹ, muốn có Hiệp Đình Ba Lê năm 1973 với bất cứ giá nào dù Hoa Kỳ phải bỏ rơi, hy sinh Miền Nam cho cộng sản Bắc Việt...

      4. CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHỈ HUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT

      Tài liệu cũng chỉ cho thấy, các cấp lãnh đạo chỉ huy của cộng sản Bắc Việt hoàn toàn do các lãnh tụ cộng sản VN lãnh đạo chỉ huy không có cấp lãnh đạo chỉ huy công khai là người ngoại quốc (Trung Cộng - Nga Sô) và cộng sản Miền Nam (do CSBV trực tiếp chỉ huy) được gọi là Việt Cộng cũng là cộng sản Bắc Việt trá hình, đội lớp (lốt) từ nón cối (CSBV) sang nón tai bèo (VC):
      - Chủ Tịch Đảng CSVN Hồ Chí Minh - Tổng Bí Thư Lê Duẫn - Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - Đại Tướng Văn Tiến Dũng - Đại Tướng Lê Trọng Tấn - Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.

      5. CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHỈ HUY VIỆT CỘNG - MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (MTGPMN)

      Nhiều người Mỹ có quan niệm, suy nghĩ sai lầm, có lợi cho thế giới cộng sản tham chiến tại Việt Nam. Cũng là cán bộ cộng sản BV khi xâm nhập thành công vào lãnh thổ Miền Nam, được đổi màu đỏ thành màu hồng cũng là cộng sản, được gọi là Việt cộng, như là 2 thực thể cộng sản Bắc và cộng sản Nam khác nhau. Nhưng, đó chỉ là một thứ cùng loại cộng sản cũng đỏ lòm không nên phân biệt màu đỏ của miền Bắc và màu hồng của miền Nam. Vì vậy, Hội đàm Ba Lê có 2 phía mà 4 bên cùng tham gia hội nghị: VNCH - Mỹ và CSBV - VC. Nếu Mỹ muốn tăng trọng lượng thể diện cho chính thể VNCH thì Mỹ không nên có trong phái đoàn hòa đàm cũng như Việt cộng cũng sẽ không có trong cuộc hoà đàm này.


      (H: MTGPMN giải phóng dân thường).

      Như thế, cuộc hòa đàm có thể sẽ không đi đến kết quả có Hiệp Định Ba Lê năm 1973, gọi là tái lập hòa bình cho nước Việt Nam mà kỳ thực VNCH bị Mỹ bán đứng cho CSBV để đổi lấy tù binh Mỹ và rút quân trong "danh dự" như Mỹ rêu rao. Tài liệu này còn ghi rõ phía Việt Cộng "có công" trong cuộc chiến xâm lược VNCH:
      - Đại Tướng Hoàng Văn Thái (từng là Tổng TMT/QĐ CSBV) - Thượng Tướng Trần Văn Trà - Tổng Bí Thư (đảng CSVN - những năm 1980) Nguyễn Văn Linh (ngụy danh trong tổ chức VC - MTGPMN là Mười Cúc) - Chủ Tịch MTGPMN - Luật sư Nguyễn Hữu Thọ...
      Nhìn qua sân chơi chiến trường Việt Nam, Mỹ chủ động chỉ huy lãnh đạo phía thế giới tự do, thay vì chính thể VNCH phải là người đứng đầu mới có đầy đủ chính nghĩa như dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Sau cuộc đảo chánh - chính biến sát hại Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm ngày 2.11.1963, Mỹ dành quyền chủ động trong cuộc chiến Việt Nam cho nên khi có hòa đàm Ba Lê, Mỹ coi xem là thành phần trụ cột của thế giới tự do, bí mật, đi đêm với CSBV và gạt VNCH qua 1 bên được coi xem là thứ yếu, ngang hàng với VC - MTGPMN (VC là cánh tay nối dài của CSBV). Tuy nói có 2 thực thể CSBV & VC nhưng chúng cùng chung 1 lập trường , 1 kế sách còn VNCH và Hoa Kỳ cũng là 2 thực thể, nhưng 2 thực thể đồng sàng dị mộng, khác biệt lập trường, chính kiến. Mỹ muốn làm vừa lòng CSBV để lấy tù binh và rút quân - một hình thức bỏ của lấy người, mặc cho VNCH bị bức tử sụp đổ như ngày 30.4.1975.
      Người Việt quốc gia, không chấp nhận chế độc tài toàn trị của chủ nghĩa cộng sản, rút ra được một bài học cay đắng thành người vong quốc như hiện nay, chúng ta ôn cố tri tân vậy.@

      KÝ SỰ - Trần Văn Ngà (Email: tiengvangusa@yahoo.com & Tel: 916.519.8961).

      Comment


      • #4
        NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 4)
        *****

        CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:

        NĂM 1965: CUỘC CHIẾN KHỐC LIỆT BẮT ĐẦU VỚI 1,365 LÍNH MỸ CHẾT
        TỔNG THỂ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM TỪ NĂM 1965


        Từ chủ nghĩa vô sản của giới bần cố nông thất học, cộng sản Tàu, cộng sản Việt hay các nước cộng sản khác luôn tiến hành cuộc chiến qua chiến thuật du kích chuyên sử dụng nông thôn làm địa bàn hoạt động để tiến tới bao vây thành thị và lật đổ chánh quyền...Nguyên tắc bài học vỡ lòng này của chủ nghĩa cộng sản luôn được ứng dụng nhịp nhàng và thành công ở nhiều nơi trên thế giới: Liên sô, Trung cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, kể cả Việt Nam, Miên, Lào...
        Đến năm 1965, chiến trường Việt Nam đã có chỉnh sửa chiến thuật du kích chiến, tăng tiến tốc độ vừa sử dụng lực lượng chánh quy của CSBV xâm nhập vào Miền Nam VN qua các trận đánh trận địa chiến khốc liệt. Cộng sản vừa đẩy mạnh vai trò du kích chiến khắp mọi nơi trên lãnh thổ VNCH, đặc biệt tại vùng I, Vùng II Chiến Thuật và Vùng III Chiến Thuật với sự khai thác tối đa địa hình rừng núi thiên nhiên hiểm trở che giấu tốt quân và các căn cứ địa được an toàn, vững chắc. Về mặt chiến thuật, chiến lược, lợi dụng thời cơ thuận tiện nhứt của Miền Nam VN, chánh phủ chống cộng quyết liệt VNCH với sách lược cứng rắn độc tài, một phần nào, cũng có thể làm mất lòng dân ít nhiều ở nông thôn qua Quốc Sách Ấp Chiến Lược. Nhưng, ngăn chặn cộng sản xâm nhập trà trộn vào cùng sống với dân vô cùng hữu hiệu, đã bị chánh quyền mới dẹp bỏ (cuộc đảo chánh 1.11.1963).



        Từ năm 1963 đến năm 1965, những năm bất ổn tình hình nội chính VNCH, chánh phủ thay đổi như thay áo. Cấp chỉ huy quân sự và chính trị thường mải mê bảo vệ địa vị, ảnh hưởng, quyền bính mà sao lảng các cuộc hành quân lùng và diệt địch ở vùng biên giới, vùng núi rừng hiểm trở... Vì vậy, CSBV xâm nhập dễ dàng qua đường mòn Hồ Chí Minh, được mở rộng từ Bắc vào Nam, sang Lào, vùng biên giới Cam Bốt - Việt Nam. CSBV còn tận dụng đường biển xâm nhập vũ khí vào miền Nam mà QLVNCH đã đánh bắt được nhiều chiếc tàu chở đầy vũ khí, đạn dược như tại Vũng Rô và vài vùng ven biển khác của Miền Nam VN trong thời kỳ "quá độ" từ cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa (cách mạng 1.11.63) đến năm 1965 và sau đó. CSBV cũng tận dụng vận chuyển vũ khí đến đất nước Cam Bốt để tiếp tế cho bộ đội, đặc biệt đang chiến đấu ở Miền Tây và Miền Đông Nam VN. CSBV đã hoàn chỉnh hệ thống di chuyển tiếp vận về quân, vũ khí, quân trang, quân dụng hiện đại mới mẻ... vô cùng hữu hiệu khắp 4 vùng chiến thuật của VNCH. Thời điểm này, cộng sản BV thường phối hợp tiến hành cuộc chiến cường tập vừa du kích chiến vừa trận địa chiến tại những địa thế hiểm trở, khó khăn cho sự di chuyển quân và tiếp liệu của VNCH và đồng minh bằng phi cơ...

        Các chiến trường, CSBV mở rộng ở Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật. Riêng Vùng IV Chiến Thuật, các mật khu U Minh Thượng, U Minh Hạ, Thất Sơn, Đồng Tháp Mười, Mõ Vẹt... cũng trên đà phát triển mạnh về quân số và vũ khí mới từ miền Bắc chuyển tải qua đường biển và từ Cam Bốt vận chuyến đến. Nhưng, chiến trường Vùng IV (Miền Tây) sình lầy, đồng ruộng, tương đối trống trải cho nên không thích hợp di chuyển và ém dấu quân đơn vị lớn. Vũ khí nặng như đại bác 130 ly và chiến xa, xe tăng T54 để yễm trợ bộ chiến, không thể đưa đến Vùng 4CT an toàn. Vì vậy, các trận địa chiến cấp trung đoàn, sư đoàn ít xảy ra tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - Vùng IV Chiến Thuật cho đến tàn cuộc chiến ngày 30.4.1975, mà chỉ diễn ra thường trực ở 3 vùng chiến thuật I - II và III.

        NĂM 1965 THẬT SỰ LÀ NĂM MỞ ĐẦU CÁC TRẬN CHIẾN KHỐC LIỆT TẠI VIỆT NAM

        Cái gì đến là phải đến và cũng là ý muốn của các siêu cường quốc. Mỹ đưa quân vào VN càng nhiều, CSBV cũng càng đưa các đơn vị chính quy xâm nhập càng đông với vũ khí tối tân hơn QLVNCH để quyết chiến với các đơn vị thiện chiến Mỹ có trang bị hiện đại tới tận răng và hỏa lực phi pháo như bất tận của một quân đội giàu tiền dư của.
        Chúng ta biết lý cớ do Mỹ đưa ra nhằm đưa quân rầm rộ vào chiến trường Việt Nam từ ngày 8.3.1965, qua vụ tàu chiến Mỹ khiêu khích bị "CSBV tấn công" ở vùng biển Vịnh Bắc Việt nên Quốc Hội Mỹ đã mau chóng thông qua Nghị Quyết, bật đèn xanh cho phép chánh phủ Mỹ đưa quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam từ ngày 7.8.1964 (the Gulf of Tonkin Resolution on August 7,1964).

        Trên tờ Vietnam magazine - Vol.28 - số 4 - December 2015, trong bài xã luận (Editor's Note Book) với cái tít lớn có kèm hình ảnh trận chiến đang diễn ra ở vùng Ia Drang - Cao nguyên Trung Phần từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965, quân Mỹ tử trận 234 & gần 500 bị thương và quân chính quy CSBV có trên 1 ngàn chết. Đây, quả thật là năm cuộc chiến VN đến khúc quanh lịch sử - khốc liệt: The Year the War Really Began - Năm khởi đầu cuộc chiến Việt Nam trong cái nhìn và nhận định của các giới chức Mỹ, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà báo, các chính trị gia, các nhà tài phiệt về vũ khí... đã khẳng định cuộc chiến VN mới thật sự bắt đầu.

        Trong khi đó, người Việt chúng ta biết rõ là cuộc chiến VN về ý thức hệ quốc cộng đã bắt đầu hình thành khi CSBV đặt bút ký Hiệp Ước Genève ngày 20.7.1954 chưa ráo mực. Trước đó, CSBV đã cài đặt cán bộ, tình báo, bộ đội trà trộn vào sống chung với thường dân ở Miền Nam gọi là sách lược mai phục chờ thời cơ nổi dậy. Thay vì, tất cả những thành phần cộng sản này phải tập kết ra Bắc hết, đúng với tinh thần Hiệp Định Genève 1954. CSBV âm thầm chuẩn bị kỹ, rèn cán chỉnh quân, mãi cho đến năm 1960, CSBV mới nặn ra cái chiêu bài mới mị dân, lừa phỉnh dư luận trong ngoài nước, với cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tự phát.

        Từ năm 1960, là năm Mỹ cũng muốn nhảy vào lãnh đạo cuộc chiến VN, nhưng bị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm khước từ. Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị Mỹ cảnh cáo bằng vụ đảo chánh hụt ngày 11.11.1960 của nhóm Đại Tá Nguyễn Chánh Thi. Mãi cho đến ngày 1.11.1963, cuộc đảo chánh và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành công, quân Mỹ mới tự do thoải mái đưa quân vào tham chiến và lãnh đạo cuộc chiến VN từ năm 1965 cho đến khi Miền Nam VN hoàn toàn bị mất về CSBV ngày 30.4.1975.

        NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN QUÂN MỸ VÀO CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM

        * Ngày đầu tiên quân bộ chiến Mỹ đến Đà Nẵng với 2 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 8.3.1965.
        Chiến sự từ từ leo thang, qua các cuộc chạm súng với các đơn vị địa phương, đến các trận đụng độ lớn - trận địa chiến với quân chính quy CSBV từ tháng 11.65, điển hình tại vùng thung lũng Ia Drang, thuộc vùng Cao Nguyên Trung Phần (Vùng II Chiến Thuật) với 3 tiền đồn - căn cứ hỏa lực của Quân Đội Mỹ như X-Ray, Albany, Colombus. Xa hơn một chút ở rặng núi Chu Pong, hướng Nam, Pleime ở hướng Đông, hướng Tây Bắc có Đức Cơ...Vùng thung lũng Ia Drang, nằm cạnh con sông nhỏ Ia Drang với vài phụ lưu mà Mỹ đặt đến 3 căn cứ hỏa lực ở gần 2 bên ven sông: X-Ray, Albany, Colombus. Vùng núi rừng Chu Pong là căn cứ điạ mà CSBV thường ém quân, tích trử hậu cần chuẩn bị cho các trận chiến ở vùng này. Chỉ huy bộ đội CSBV vùng rừng núi Cao Nguyên do Tướng Chu Huy Mân làm Tư Lệnh chiến trường. Lúc bấy giờ về phía QLVNCH có Trung Tướng Vĩnh Lộc là Tư Lệnh Quân Đoàn 2 và Vùng II Chiến Thuật.



        * Đến ngày 22.4.1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đụng trận đầu tiên với du kích VC tại Vùng I Chiến Thuật mà phía Mỹ không có tổn thất.
        * Ngày 3.5. 1965, 1 Lữ Đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Dù Mỹ, đơn vị bộ chiến đầu tiên đến đóng quân vùng gần Sài Gòn (Vùng III Chiến Thuật) và sau đó, đến ngày 27.6.1965, với cuộc hành quân tìm và diệt địch (Search-and-destroy Operation) trong 3 ngày, LĐ/SĐ 173 Dù không tìm thấy dấu vết gì của VC.
        * Ngày 11.8.1965, lần đầu tiên, nguyên 1 đại đơn vị, Sư Đoàn Không Kỵ 1 (1st Cavalry Division - Airmobile) đến VN. Đây là một "bước nhảy vọt" sự dính líu sâu đậm về quân số tại chiến trường Việt Nam, cả 1 sư đoàn Mỹ đầy đủ (the first full Army division) được chuyển tới VN.

        TRẬN ĐỤNG ĐỘ ĐẦU TIÊN GIỮA 2 TIỂU ĐOÀN TQLC MỸ VÀ 1 TRUNG ĐOÀN VC - CUỘC HÀNH QUÂN STARLITE (18 - 24.8.1965) - TỔN THẤT: 50 QUÂN MỸ TỬ TRẬN & VC CHẾT 600

        Từ ngày quân Mỹ ồ ạt đến chiến trường VN, các cuộc hành quân nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm thăm dò, thám sát địa thế và các cuộc hành quân cấp vài tiểu đoàn hay cấp trung đoàn, lữ đoàn lùng diệt địch luôn được tung ra, nhưng phía cộng quân thường né tránh. Từ tháng 3.65 cho mãi đến tháng 8.1965, mới có trận đánh lớn qua cuộc hành quân Starlite, từ 18 - 24.8.1965 ở vùng Cao Nguyên.Với 3 tiểu đoàn từ Sư Đoàn 1 và Sư Đoàn 3 TQLC Mỹ mở cuộc hành tìm và diệt địch cấp trung đoàn VC được đặt tên là cuộc hành quân Starlite với sự không yễm tối đa, thu được chiến thắng vẻ vang với hơn 600 VC chết và bên TQLC Mỹ cũng trả giá với 50 chiến sĩ hy sinh tại mặt trận. Đây là cuộc hành quân chạm địch dữ dội đầu tiên cấp Trung Đoàn của 2 phía. Trong khi đó, cuộc Hành quân Hump của 1 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 173 Không Kỵ Mỹ ở Vùng III Chiến Thuật, từ ngày 5 - 9.11.1965 đã chạm địch cấp Trung Đoàn với tổn thất khá cao có 50 quân Mỹ tử trận và có khoảng 400 VC chết.

        TRẬN ĐÁNH KHỐC LIỆT NHẤT - THUNG LŨNG IA DRANG - VÙNG II CHIẾN THUẬT

        Bên bờ sông Ia Drang với 3 căn cứ hỏa lực, khi trận chiến ác liệt bắt đầu với 2 căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray và LZ. Albany và LZ Colombus cũng bị tấn công bằng pháo kích chỉ có 3 lính Mỹ chết và 13 bị thương. Sau trận chiến đẫm máu, khốc liệt này, tại thung lũng Ia Drang, quân Mỹ còn thiết đặt thêm vài căn cứ hỏa lực nữa, tạo thành thế liên hoàn hổ tương yễm trợ cho nhau (LZ có nghĩa là Landing Zone - căn cứ LZ, trực thăng lên xuống thuận tiện).
        Trận đánh tại Ia Drang diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965. Như thường lệ, lực lượng 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany có những cuộc hành quân mở đường, liên lạc giữa 2 căn cứ. Ngày 14.11.1965, từ X-Ray, quân Mỹ từ từ đi theo đội hình tiến qua căn cứ hỏa lực Albany, bỗng lọt vào ổ phục kích, đụng trận dữ dội với quân chính quy CSBV (trong phóng đồ hành quân - quân CSBV được Mỹ gọi là PAVN, còn tên gọi khác là NVA) mà chúng đã mai phục chuẩn bị sẵn. Lực lượng Mỹ được tăng viện tiếp cứu đơn vị đang lâm trận, bị quân CSBV tấn công bao vây. Không những cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên đường hành quân tuần tiểu mở đường, đồng thời quân chính quy CSBV còn tấn công dữ dội vào 2 căn cứ hỏa lực X-Ray và Albany mà căn cứ Albany là nơi diễn ra các trận đánh ngày đêm kinh hoàng đẫm máu nhứt. Ngày 17.11.1965, từ căn cứ LZ X-Ray, Tiểu đoàn 2 Trung Đoàn 7 thuộc Sư Đoàn Không Kỵ 1 do Trung tá McDade chỉ huy mở cuộc hành quân tăng viện đến LZ Albany bị lọt vào ổ phục kích củaTiểu đoàn 8 Trung đoàn 66 quân CSBV do Trung tá CSBV Nguyễn Hữu An chỉ huy.


        Theo một bài viết của 1 cựu chiến binh Mỹ tham gia trận phục kích đẫm máu này được phổ biến trên Net ngày 14.11.2015, đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc chiến khốc liệt nhứt trong lịch sử chiến tranh VN cấp tiểu đoàn mà quân Mỹ tổn thất nặng nề. Tiểu đoàn 2/7/SĐ1 Không Kỵ với quân số 400 người tham chiến mà chết 155 và bị thương 124 chiến binh. Lý do, quá bất ngờ, khi bắt được 2 tù binh CSBV khai thác trên đường tiến quân xong, Trung Tá MCDade vội mời các Đại đội trưởng và những hạ sĩ quan quan trọng đến họp nghe ông diễn giải chiến thuật của CSBV (có thể là chiến thuật công đồn đả viện). Các sĩ quan cấp nhỏ và "lính lác", thiếu kinh nghiệm cảnh giác, không canh phòng cẩn mật. Và sau 1 đêm mệt nhọc mất ngủ vì cộng quân tấn công LC. X-Ray, có dịp không di chuyển, nhiều chiến binh ngồi hút thuốc, nghỉ ngơi hay lim dim, thiêm thiếp ngủ. Bổng nhiên súng nổ vang rền khắp nơi, có tiếng kèn và tiếng hô xung phong với súng lắp lưỡi lê, mã tấu tấn công cận chiến với đám quân đang thong dong ngơi nghỉ của các "lính cậu" và là lính nhà giàu nữa. Vì vậy sự tổn thất quá lớn lao cho 1 tiểu đoàn tác chiến của Quân Lực Mỹ. Đó là 1 bài học đắt giá mà quân Mỹ phải trả để rút ra 1 bài học kinh nghiệm xương máu quý báu, khinh địch là mất mạng. (The battle at Albany (Ia Drang) proved to be one of the worst defeats of an American battalion in the entire Vietnam War).
        Cuộc chiến khốc liệt này kéo dài suốt gần 5 ngày với quân số tham chiến của 2 phía như sau:

        * Quân Mỹ: Ngoài các đơn vị đồn trú tại căn cứ hỏa lực, còn có sự tăng viện của 2 Tiểu đoàn của Trung đoàn 7, 1 Tiểu đoàn của Trung đoàn 5 thuộc Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Ngoài các phi yễm hùng hậu, quân Mỹ còn sử dụng Tiểu đoàn 229 trực thăng xung kích (229th Assault Helicopter Battalion- theo bài tường thuật của ký giả Dan Reed - CBS: Shootout at LZ. Albany) bao vùng tiếp cứu và yễm trợ hữu hiệu.
        * Quân chính quy chuyên nghiệp CSBV, lần đầu tiên xuất hiện đánh trực diện với quân Mỹ, gồm có nhiều tiểu đoàn của 2 Trung đoàn và sau thêm 1 trung đoàn nữa (the first time the US military went up against the Communists' professional military force - North Vietnamese Army, NVA).

        Trận chiến đẫm máu khốc liệt tại mặt trận Ia Drang từ ngày 14 đến ngày 18.11.1965, đây cũng là lần đầu tiên quân Mỹ "thử lửa" với quân chính quy thiện chiến nhà nghề của CSBV - NVA. Vì vậy, tổn thất của 2 phiá tương đối cao như sau: quân Mỹ chết tại căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray: 79 và bị thương 121 người và tại căn cứ hỏa lực LZ. Albany với một tổn thất khá cao: 155 chiến sĩ. tử trận và 124 bị thương. Theo trận liệt được báo caó có trên 1 ngàn quân chính quy CSBV chết tại chiến trường. Trận chiến đầu tiên với các đơn vị chính quy CSBV cấp nhiều trung đoàn, quân Mỹ đã thiệt hại tại mặt trận Ia Drang 234 chiến sĩ tử trận và 245 chiến sĩ khác bị thương, 4 mất tích. Trực thăng có 4 chiếc bị bắn hạ, và 55 chiếc trực thăng khác bị hư hại...Với 740 phi vụ tác chiến dội bom và bắn rốc kết cùng với các phi vụ không tập lần đầu tiên yễm trợ chiến trường VN bằng pháo đài bay B52, tất cả 96 phi vụ.

        NĂM 1965: QUÂN MỸ THAM CHIẾN Ở VIỆT NAM VỚI TỔN THẤT 1,365 TỬ TRẬN

        Các đơn vị chính quy cộng sản Bắc Việt, từ tháng 11 năm 1965 cũng là lần đầu tiên đã hiểu rõ sức mạnh khổng lồ khủng khiếp của không lực Hoa Kỳ qua các phi vụ trải thảm của pháo đài bay B52. Qua trận chiến đẫm máu ở chiến trường Ia Drang, quân Mỹ cũng đã sử dụng đợt đầu 8 pháo đài bay B52 mưa bom, vào lúc 11:37 phút ngày 17.11.1965, xuống rừng núi Chu Pong - sào huyệt, căn cứ địa của CSBV, cách căn cứ hỏa lực LZ. X-Ray vài dặm. Khu vực này kể như san bằng, không có báo cáo sự thiệt hại của CSBV.


        (H: Thương binh Mỹ ngổn ngang tại trận chiến LZ Albany)

        Gần khu vực Ia Drang, còn có các tiền đồn do Lực Lượng Đặc Biệt Việt Mỹ trú đóng, ở phía Đông có tiền đồn Pleime, nơi đây, người viết (TVN) có dịp hướng dẫn một phái đoàn báo chí VN và ngoại quốc, chừng 10 người, đáp xuống đây thăm viếng vào thời điểm đã thực thi kế hoạch "Việt Nam Hóa Chiến Tranh", năm 1972, sau Mùa Hè Đỏ Lửa. Các ký giả được dự một buổi thuyết trình dưới căn hầm kiên cố nằm sâu dưới đất, dùng làm Trung Tâm Hành Quân. Chúng ta có đến tận nơi, quan sát chung quanh, không có một nơi nào của tiền đồn này không bị thương tích do cộng quân pháo kích thường xuyên ngày đêm, nhất là có trực thăng bay lên hay đáp xuống liên lạc tiếp tế. Những cây xanh xa xa xung quanh tiền đồn, chúng ta thấy toàn 1 màu trắng trên các đầu ngọn và cành cây. Đó là những chiếc dù của những trái pháo chiếu sáng mà thường xuyên trong căn cứ bắn ra hay những lần cộng quân pháo kích tấn công, các phi cơ hỏa long và những phi vụ yễm trợ thả dù chiếu sáng giúp cho căn cứ quan sát rõ địa thế...Người viết mới đến căn cứ này lần đầu tiên - tiền đồn heo hút Pleime nổi tiếng bị cộng quân tấn công liên tục ở Cao Nguyên - Vùng 2 Chiến Thuật, dù mình cũng là một người lính từng chiến đấu ở mặt trận, lòng tôi không khỏi xao xuyến bồi hồi thương cảm và vô cùng trân trọng kính phục những chiến sĩ oai hùng ở các tiền đồn đèo heo hút gió tràn đầy hiểm nguy.

        Từ cái mốc thời gian năm 1965 và cho đến ngày 30.4.1975, CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam Việt Nam là một thời gian cuộc chiến Việt Nam cực kỳ khốc liệt qua đỉnh cao của 2 chiến dịch đẫm máu và khốc liệt nhứt trong lịch sử Việt Nam:

        * Tổng Công Kích và Tổng Khởi Nghĩa Tết Mậu Thân - năm 1968 mà CSBV hoàn toàn thảm bại trên chiến trường Việt Nam. Nhưng, CSBV lại chiến thắng vẻ vang tại sân khấu chính trị và dư luận dân chúng Hoa Kỳ được giới phản chiến a dua kích động làm lợi cho cộng sản. Chính giới và dân chúng Mỹ không còn quyết tâm chống cộng như năm 1965 dù năm đó quân Mỹ chết trên 1 ngàn chiến sĩ mà dân chúng vẫn hoan nghênh sự chính nghĩa của lực lượng Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Và từ năm 1968 về sau, thì ngược lại, người Mỹ không còn "mặn mà" với cuộc chiến Việt Nam, chỉ muốn rút quân, lấy tù binh, bỏ mặt cho VNCH chết...


        (H: CSBV chiến thắng "vẻ vang" tại Huế - Tết Mậu Thân, 1968)

        * Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, CSBV mở ra cùng lúc 3 mặt trận, chiến dịch lớn: Quảng Trị, Vùng I Chiến Thuật - Mặt trận Kontum - Vùng II Chiến Thuật và Mặt trận Bình Long, Vùng III Chiến Thuật, nhưng CSBV cũng hoàn toàn chuốc lấy thảm bại và QLVNCH cũng trả một cái giá có nhiều ngàn chiến phải hy sinh đền nợ nước. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi đến uỷ lạo các đơn vị, chiến thắng tại 3 mặt trận này, với câu nói đầy tự hào Tổng Thống khen tặng, vinh danh các đơn vị tham chiến: Bình Long Anh Dũng - Kontum Kiêu Hùng - Trị Thiên Vùng Dậy.

        Trở lại thời điểm năm 1965 mà dư luận Mỹ tán thành ủng hộ hết mình cuộc chiến chính nghĩa của quân Mỹ và QLVNCH chống lại chủ thuyết cộng sản muốn nuốt trọn Miền Nam Việt Nam tự do. Chỉ có 3 tháng từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1965, dù thời gian ngắn ngủi mà quân Mỹ đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam, cộng với những ngày khác của năm, con số tử trận quân Mỹ lên 1,365 chiến sĩ. Nếu tính chung, trong 10 năm chính thức và 12 năm không chính thức quân Mỹ tham chiến trực tiếp tại chiến trường Việt Nam với con số tử trận: 58,307 chiến sĩ và 303,644 bị thương.
        Nếu chúng ta chịu khó so sánh số người Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam với số người Mỹ chết tại nội địa một cách lảng nhách về chơi súng, trung bình 1 năm có trên 31 ngàn người chết mà người Mỹ vẫn dửng dưng, không la toáng lên như thời điểm phản chiến lên cao cứ nằng nặc đòi chánh phủ rút quân ra khỏi chiến trường VN tránh cho người Mỹ chết vì lời cam kết danh dự, vì chánh nghĩa tự do. Hơn nữa, Chánh Phủ và Quốc Hội Mỹ, ngay cả Tổng Thống Mỹ Nixon viết nhiều thơ gởi Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cam kết ủng hộ, viện trợ cho quân dân VNCH đủ phương tiện chống cộng, tiếp tục giữ tiền đồn chống chủ nghĩa cộng sản độc hại đang có kế sách bành trướng nhuộm đỏ cả Đông Dương - Đông Nam Á - Á Châu và cả thế giới. Người Mỹ nói vậy mà không phải vậy, "người ta" nuốt lời.

        Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức - Email: tiengvangusa@yahoo.com & Tel: 916.519.8961)

        Comment


        • #5
          NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 5)
          *****

          CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:
          1966: TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT A SHAU BỊ CỘNG QUÂN TRÀN NGẬP


          NHẬN ĐỊNH CHUNG CỦA QUÂN ĐỘI MỸ


          Chiến trường Việt Nam đã thật sự leo thang từ tháng 11 năm 1965 ở Vùng II Chiến Thuật qua trận Ia Drang. Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau thuộc Vùng I Chiến Thuật bị quân chính quy CSBV tràn ngập, thất thủ tháng 3 năm 1966. Năm 1968, đại quân CSBV bao vây Khe Sanh và người ta - các nhà báo quốc tế ví cuộc bao vây này của CSBV như là cuộc bao vây quân viễn chinh Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ - Miền Bắc VN, năm 1954 của Việt Minh, đi đến kết thúc chiến tranh Đông Dương qua Hiệp Định Genève ngày 20.7.1954. Cả 2 bên Mỹ và CSBV đều có quyết tâm trong cuộc đọ sức đẩm máu trận Khe Sanh lịch sử để gây tiếng vang trên chính trường thế giới và cũng có thể chấm dứt sớm chiến tranh như trận Điện Biên Phủ năm 1954?. Mỹ sử dụng tối đa hỏa lực phi pháo cùng nguyên Sư Đòan 1 Không Kỵ hiện đại nhất của quân Mỹ lúc bấy giờ, với 20 ngàn quân cùng với trên 500 chiếc trực thăng cơ hữu. Cộng quân sử dụng tại chiến trường này bằng luân xa chiến, ít nhứt 3 sư đoàn chính quy từ Bắc xâm nhập (Tôi sẽ có 1 bài viết khác, dựa vào Vietnam Magazine số October 2015, với cái tít: A Valley A Shau soaked in RAIN & BLOOD của phóng viên chiến trường Mike D. Shepherd).

          Đối với Quân Đội Mỹ, chiến trường Việt Nam là một chiến trường biến hóa vô lường mà Quân đội Mỹ - một Quân Đội nhà giàu, "lính cậu" lại tự kiêu chủ quan khinh địch nên khi mới đặt chân đến chiến trường Việt Nam lạ lẫm, bất ngờ thành đội quân, thường bị động trên chiến trường. Từ trận đánh lớn đầu tiên ở Cao nguyên trong 5 ngày, từ 14 đến 18 tháng 11 năm 1965 - trận Ia Drang, với tổn thật khá cao 234 chiến sĩ Mỹ tử trận, 245 bị thương, 4 mất tích. Quân chính quy CSBV, theo công bố của Mỹ có trên 1 ngàn cộng quân chết...Về trực thăng có 4 chiếc bị bắn hạ, 55 chiếc khác bị bắn hư hại, dù quân Mỹ đã sử dụng 740 phi vụ tác chiến yễm trợ cùng với 96 phi vụ B52, lần đầu tiên trên chiến trường mới Việt Nam, trải thảm bom xuống rặng núi Chu Pong và xung quanh căn cứ hỏa lực X Ray và Albany. Với tổn thất này được quân chính quy CSBV chào đón quân Mỹ bằng 1 trận đia chiến khốc liệt mà Mỹ không ngờ tới. Tại chính quốc Mỹ, cho đây là một tổn thất đầu tiên quá nặng ngoài sự tưởng tượng của nhiều người, đã gây xôn xao dư luận ở khắp nước Mỹ. Vì họ tin rằng với các phương tiện chiến tranh tối tân nhứt của thế giới thời bây giờ với một quân đội khổng lồ về mọi mặt khi đến chiến trường Việt Nam sẽ thu gặt chiến thắng như thọt tay lấy đồ trong túi vậy. Lúc bấy giờ, một số chính trị gia hay các nhà hoạch định chính sách Mỹ cứ tưởng quân đội Mỹ với sự tối ưu mọi phương tiện chiến tranh và "tiền rừng bạc biển"của 1 đại siêu cường quốc, đứng đầu thế giới, khi đưa đại quân tới chiến trường mà đối phương lại nghèo khổ, thiếu thốn đủ mọi thứ, dân chúng miền Bắc VN lầm than khốn khó. Nhứt là phương tiện chiến tranh, máy bay, tàu chiến...CSBV không có nhiều ở Miền Bắc và không có xuất hiện ở chiến trường Miền Nam, Quân đội Mỹ sẽ đè bẹp, tha hồ tiêu diệt dễ dàng từ 1 đến 2 năm hay 3 năm là cùng.


          Chiến tranh Việt Nam, kéo dài đến năm 1968, sau 3 năm trực tiếp chiến đấu, quân Mỹ đã ngốn ngân sách quốc phòng hàng bao nhiêu tỷ và có hàng ngàn lính Mỹ tử trận mà cuộc chiến tranh VN chưa biết bao giờ kết thúc. Phong trào phản chiến Mỹ đã nhen nhúm từ sau sự chiến bại đẫm máu của quân Mỹ tháng 11 năm 1965 tại Ia Drang, nay đã dần dần lớn lên. Sau cuộc Tổng Tấn Công và Nổi dậy của CSBV Tết Mậu Thân - năm 1968, phong trào phản chiến đã trổi dậy mãnh liệt trên khắp nước Mỹ, đặc biệt là tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ với bao nhiêu cuộc xuống đường rầm rộ thường xuyên chống Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Và các cuộc chống đối, phản chiến này lây lan sang các nước phương tây và thế giới. Trước đây, chiến trường VN chỉ có ở rừng núi, địa thế hiểm trở hay các làng mạc xa xôi, tiền đồn heo hút. Đến năm 1968, CSBV đưa chiến trường vào thành phố, thị xã, tỉnh lỵ ngay cả Thủ đô Sàigòn của VNCH, Tòa Đại Sứ Mỹ , thành phố cổ Huế và hàng chục tỉnh lỵ, thị xã... Khắp 4 vùng chiến thuật đều đồng loạt bị tấn công, dù sau đó CSBV bị quân Việt Mỹ và đồng minh đánh trả mãnh liệt gây tổn thất vô cùng lớn lao cho quân CSBV và VC. Hầu hết các cơ sở nằm vùng của CS ở Miền Nam đều bị lộ diện, phải rút chạy vào bưng biền.. Sự kiện này, CSBV dù thua đậm về phương diện quân sự với tổn thất khắp các mặt trận rất nặng nề. Nhưng, CSBV đã giáng một đòn chính trị chí tử vào chính thể VNCH và Chính phủ Mỹ, CSBV đã thu gặt chiến thắng vẻ vang về mặt tuyên truyền, ngoại giao, chính trị trên các diễn đàn quồc tế và quan trọng nhứt là tại chính quốc Hoa Kỳ. Sự kiện này đã thúc đẩy mạnh mẽ, đưa phong trào phản chiến Mỹ lên cao tột đỉnh , có cơ hội kích động lòng dân Mỹ chống lại chiến tranh ở VN bằng mọi giá. Cuộc chiến VN đã thật sự sa lầy, Mỹ bị ràng buộc quyền lợi với 2 siêu cường cộng sản Tàu và Liên Sô nên Mỹ bị cột tay, không thể tốc chiến tốc thắng CSBV mà người dân Mỹ phải hy sinh xương máu càng ngày càng lên cao và tổn phí ngân sách quốc phòng càng ngày càng chồng chất nhiều, bất tận...

          Cái gì đến tất phải đến, Hoa Kỳ đi đêm với Trung cộng để chấm dứt chiến tranh VN càng sớm càng tốt và Hoa Kỳ đưa được tù binh trở về cố quốc. Cuộc chiến VN kết thúc bi thảm cho Miền Nam VN - chính thể VNCH bị sụp đổ toàn diện từ ngày 30.4.1975. CSBV cũng như Mỹ đều chiến thắng trên phương diện nào đó như họ mong muốn, tự thỏa mãn.

          TÌNH HÌNH CHIẾN SỰ NĂM 1966

          Sau 6 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1965), quân Mỹ ồ ạt tự do đổ quân lên bãi biển Đà Nẵng chuẩn bị cho cuộc chiến mới tại VN, cũng là thời gian quân CSBV điều nghiên kỹ tại các chiến trường. Nhìn chung, trận địa nào mà cộng quân thiếu chuẩn bị địa hình, quân số ít chúng luôn lẩn trốn, tránh né đụng độ (áp dụng chiến thuật du kích chiến). Cộng quân phải có số quân áp đảo, đông nhiều hơn đối phương ít nhứt gấp 3 lên đến gấp 5 gấp 10. Một điều dễ hiểu, lúc bấy giờ, di chuyển quân, CS thường dùng phương cách "bôn tập" đi thật nhanh hoặc chạy bộ (sức người có hạn) luồn lách trong rừng núi, địa hình hiểm trở, ngụy trang che giấu khi di chuyển để kịp tiếp viện hay đến vị trí chọn lựa được chuẩn bị trước để mai phục...Cộng quân vừa tiến hành chiến thuật du kích chiến vừa là vận động chiến bằng sức người, chưa đủ sức trực diện chiến đấu với quân đồng minh, vì quân Mỹ giàu về hỏa lực phi pháo yễm trợ, di chuyển quân cực nhanh bằng trực thăng hay máy bay vận tải... đến trận địa.

          Cái yếu điểm nhứt của Quân Đội Mỹ hay nói chung là người dân Mỹ là sợ chết vì là con nhà giàu, công tử, dù có hỏa lực mạnh, di chuyển nhanh gấp nhiều lần so với đối phương khi phải ra trận đánh đấm. Vì sự quý trọng sinh mạng cho nên bất cứ cuộc hành quân nào của quân Mỹ cũng đều lệ thuộc vào phi pháo mở đầu cuộc chiến, dọn đường cho bộ chiến tấn chiếm mục tiêu như là báo trước cho cộng quân biết sẽ có cuộc hành quân đổ xuống khu vực đó, đánh mất yếu tố bất ngờ, bí mật. Suốt gần 6 tháng đầu tiên từ tháng 4.65, đại quân Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, các đơn vị được phân bổ đi các chiến trường vùng Cao Nguyên hay Vùng I Chiến Thuật, kể cả Vùng III Chiến Thuật, luôn có những cuộc hành quân lùng và diệt địch của tất cả đơn vị Mỹ khi đã đến VN mà vẫn không chạm địch mạnh. Lúc bấy giờ, quân CS còn ít, yếu thế, các đơn vị lớn chủ lực chính quy, chưa di chuyển nhiều từ Bắc vượt theo đường mòn Hồ Chí Minh và khu phi quân sự vào Nam. Khi các đại đơn vị chủ lực chính quy, thiện chiến của CSBV đã hiện diện đông đảo tại Vùng I và Vùng II Chiến Thuật, CSBV mới dám thử lửa với quân Mỹ. Đây là trận địa chiến có mục tiêu hiện rõ trên bản đồ. Còn trước đó, đối với các đơn vị nhỏ hay địa phương, cộng quân luôn di chuyển, phân tán mỏng, khi ẩn khi hiện. Trên phóng đồ hành quân chỉ ghi dấu là khu rừng núi, đồng ruộng hay làng mạc mà cộng quân đang đóng quân (ẩn trú) chiều hôm trước cộng quân tập trung xuất hiện đông đảo được tình báo khẩn báo về cơ quan chỉ huy và nơi đây đã hoạch định ngay cuộc hành quân cho sáng hôm sau, cũng trải qua hơn 10 tiếng đồng hồ. Cộng quân có thể di chuyển ngay ban đêm, cách địa điểm cũ 5, 10 cây số hay xa hơn nữa né tránh hay bố trí trận địa mới để "dụ địch" vào trận địa mà cộng quân bày binh bố trận sẵn có thể thắng hoặc "địch" không tới, cộng quân cũng bảo toàn lực lượng chờ cơ hội thuận tiện khác...

          Ngày nay, dưới con mắt của những người từng trải chiến đấu, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược, những thức giả am hiểu tình thế, sở trường sở đoản của quân Mỹ, CSBV và VNCH trong cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng 30 năm ở VN. Nếu chỉ để QLVNCH đối chọi với đạo quân đông đảo của CSBV, Mỹ và quân đồng minh khác đứng ngoài vòng chiến, chỉ yểm trợ tối đa phương tìện chiến tranh: súng tốt, đạn nhiều, phi pháo dồi dào, đời sống gia đình người lính được bảo đảm, CSBV không tài nào mà chiếm được Miền Nam VN. Ai cũng biết, quân CSBV nghèo khổ rớt mồng tơi và thiếu thốn dù được Tàu cộng và Liên Sô hà hơi tiếp sức, chỉ có giúp nhiều phương tiện chiến tranh. Trong khi đó, QLVNCH trang bị đầy đủ và được trui rèn huấn luyện tốt như một quân đội chính quy hiện đại với đầy đủ cơ giới, máy bay, tàu chiến các loại, pháo binh, súng đạn được tiếp tế nhanh chóng dồi dào.... Ai cũng thấy, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sau năm 1956, Cố vấn Mỹ chỉ có 800 người mà QLVNCH luôn làm chủ chiến trường, chiến thắng và chiến thắng liên tục dù quy mô chưa lớn như sau này. Hơn nữa, QLVNCH đã chận đứng được nguồn tiếp vận về người và vũ khí từ miền Bắc tuồn vào chiến trường Miền Nam. Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược đã vô hiệu hóa sự xâm nhập của cán bộ CS vào sống lẫn lộn với dân chúng, chặn được nguồn tiếp tế quan trọng này của CS. Đến cuối năm 1964, Cố Vấn Mỹ tăng lên 23 ngàn người, chiến tranh chưa leo thang cao. Từ năm 1965 đến năm 1967, ngoài Cố Vấn Mỹ ở các đơn vị từ cấp Tiểu đoàn trở lên và nhiều đại đơn vị Mỹ đến VN, tính chung lên 485 ngàn người. Đến năm 1968, con số này vượt trên 550 ngàn quân Mỹ, nếu tính cả các đơn vị đồng minh khác, quân "ngoại nhập" - không phải QLVNCH lên gần 600 ngàn người. Chưa kể, sau vụ CSBV mở chiến dịch với cái gọi là tổng công kích tổng nổi dậy Tết Mâu Thân - 1968, Chính Phủ VNCH có lệnh tổng động viên, đưa quân số QLVNCH lên trên 1 triệu 100 ngàn quân nhằm đối phó với sự gia tăng khủng khiếp quân số chính quy của CSBV tràn ngập các chiến trường Miền Nam VN.

          Tháng 11 năm 1965, trận chiến Ia Drang ở Vùng II Chiến Thuật đã đi vào quân sử Mỹ với một sự thảm bại của 1 tiểu đoàn bộ binh, có 400 quân tham chiến mà vừa chết và bị thương suýt soát 300 người, dù sau đó quân Mỹ vẫn chiến thắng. Kế tiếp năm 1966, trận chiến khốc liệt khác là Trận đánh Thung lũng A Shau mà quân chính quy CSBV đã tràn ngập chiếm được căn cứ. Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau với 2 đại đội dân sự chiến đấu, trên 400 quân, đa số là người Nùng, 17 chiến sĩ Mũ Xanh Mỹ cùng trên 10 thông dịch viên...(Tôi sẽ viết tiếp theo bài này về sự tương quan lực lượng và tổn thất của đôi bên cũng như mô tả tỉ mỉ về địa thế của Trại LLĐB A Shau).

          Chiến trường VN thật sự sôi động khi 2 quân đội chính quy Mỹ và CSBV đổ quân ồ ạt vào chiến trường VN với các loại vũ khí hiện tại tối tân của Mỹ và cuả khối CS quốc Tế Nga Tàu. Trong khi đó, QLVNCH vẫn còn sử dụng những loại vũ khí "tàn dư" của thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945) và Chiến tranh Cao Ly (1950 - 1953), mãi cho đến trận chiến Tết Mậu Thân - 1968, chính phủ Mỹ mới viện trợ súng mới M16, thay thế súng Garant M1, Carbine M1 lỗi thời, Đại liên 30 được thay thế đại liên 50...Trực thăng "gìa khú đế" ì ạch nặng nề H21 gây tai nạn thường xuyên được thay thế HU1, kể cả chiến đấu cơ cánh quạt chậm chạp cũng được tăng cường thêm chiến đấu cơ phản lực F5, tàu chiến cũng vậy, toàn là loại tàu "second hand". Mỹ viện trợ những vũ khí, phương tiện chiến tranh loại cũ mèm, phế thải được tân trang đôi chút. Nếu chính sách viện trợ của Mỹ thật lòng giúp QLVNCH làm nỗ lực chính để chiến đấu chống CSBV như cung cấp các phương tiện, vũ khí tối tân như các đơn vị Mỹ thì chắc chắn không có ngày Quốc Hận 30.4.1975 nhục nhã và đau buồn. (Đề tài này còn tiếp thêm 1 bài nữa).
          Việt Nam Cộng Hòa ơi!
          Trời đã sanh ra VNCH, sanh lầm thế kỷ, cầm tinh một ngôi sao xấu. Ô Hô buồn ơi là buồn!!!

          Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức - Email: tiengvangusa@yahoo.com & Tel: 916.519.8961)
          Last edited by Phòng Trực; 12-10-2015, 04:17 AM.

          Comment


          • #6
            NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 6)
            ******
            CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:
            TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT A SHAU BỊ CỘNG QUÂN TRÀN NGẬP (tt)


            ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH - HO CHI MINH TRAIL

            Từ bên dòng sông Bến Hải (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiếu theo Hiệp Định Quốc Tế Genève ký ngày 20.7.1954, nước Việt Nam bị chia cắt 2 miền Nam Bắc, từ ngày 22 tháng 7 năm 1954.
            Với sự quyết tâm thôn tính Miền Nam tự do, bất kể Hiệp Định Quốc Tế Genève đã chia đôi đất nước Việt Nam ra 2 vùng lãnh thổ có đầy đủ chủ quyền và thể chể chính trị khác biệt nhau. Bộ Chính Trị cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã chỉ thị các địa phương ở Miền Nam, cài đặt hàng ngàn cán bộ chính trị và quân sự ở lại Miền Nam cùng chôn giấu nhiều vũ khí, thay vì tập kết hết ra Bắc như quy định của Hiệp Định Genève 1954. Đến cuối thập niên 50, Bộ Chánh Trị CSBV họp bàn hạ quyết tâm "nhất trí" xâm lăng chiếm cho bằng được Miền Nam tự do với mọi giá. Cũng từ năm 1959, CSBV đã thực hiện kế hoạch xâm nhập quy mô bằng đường bộ, chúng tái xây dựng tuyến đường tiếp vận từ miền Bắc, xuyên qua lãnh thổ "anh em" Lào, xâm nhập miền Nam. Khi gần đến sông Bến Hải, ranh giới của 2 nước Việt Nam, cộng sản BV mở con đường này thành 2 mũi thẳng tiến vào Nam, qua 2 ngã. Một ngã đi dọc theo đường biên giới Việt Lào thẳng tới Thừa Thiên - Huế..., phải vượt qua vùng phi quân sự. Ngã thứ 2 hoàn toàn mới xuyên qua biên giới, đi sâu vào lãnh thổ Lào. Con đường này được xây dựng quy mô, ròng rã 5 năm, từ năm 1959 đến năm 1964, to rộng cho xe cơ giới lớn, nặng, di chuyển dễ dàng chạy vào Nam (như hình vẽ). Tuyến đường này, với những đường rẽ vào các tỉnh của Vùng I - Vùng II - Vùng III Chiến Thuật. Con đường huyết mạch đó được gọi là con đường mòn Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Trail), hoàn toàn giữ bí mật khi xây dựng, lộ trình dài hàng trăm cây số nằm sâu trong đất nước Lào xuyên qua tỉnh Savannakhet, Paksé... Khi đường mòn HCM chạy đến vùng 3 biên giới Việt Miên Lào, đâm sâu vào lãnh thổ VNCH, xuyên qua nhiều tỉnh Vùng I Chiến Thuật, các tỉnh Cao Nguyên Vùng II Chiến Thuật như Kontum - Pleiku - Phú Bổn - Ban Mê Thuột..., đến Vùng III Chiến Thuật: Bình Long - Phước Long cho đến các tỉnh vòng đai Thủ Đô Sài Gòn như Bình Dương - Biên Hòa kể cả tỉnh Long Khánh...( bản đồ đính kèm chỉ rõ đường xâm nhập của CSBV từ Bắc xâm nhập vào Nam).


            TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG ĐỒN TRÚ CỨ ĐIỂM A SHAU & QUÂN CHÍNH QUY CSBV

            Những địa danh vô cùng quan trong, án ngữ, ngăn chặn sự xâm nhập quân, cán bộ, tiếp vận của CSBV xâm nhập miền Nam khi vượt qua vùng phi quân sự sông Bến Hải hay đi theo con đường mòn HCM. Quân Mỹ đã thiết đặt hàng chục căn cứ hỏa lực lớn và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt (do các toán LLĐB Việt Mỹ chỉ huy - Tất cả các căn cứ hỏa lực và thiết bị điện tử đặt hoặc rải trong vùng phi quân sự gọi là hàng rào điện tử Mc Namara - tên ô. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ chủ xướng) dọc theo 2 ngã xâm nhập của CSBV ở Vùng I - II - III Chiến Thuật. Những căn cứ - địa danh vô cùng quan trọng có tầm vóc lịch sử, như các Trại LLĐB: Khe Sanh - A Lưới - Tà Bạt - A Shau... thuộc Vùng I Chiến Thuật. Ngoài ra, còn có cả chục Trại LLĐB ở Vùng II - Vùng III Chiến Thuật và các trại LLĐB khác ở biên giới Việt Miên thuộc Vùng IV Chiến Thuật.
            Thung lũng A Shau chạy dài từ tỉnh Quảng Trị qua Thừa Thiên đến Quảng Nam, một vùng rừng núi bạt ngàn trùng trùng điệp điệp cũng là lộ trình huyết mạch cho các cuộc chuyển quân, tiếp vận từ Bắc vào Nam. CSBV lúc nào cũng muốn nhổ những "chốt" ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển tối quan trọng này của CSBV. Các Trại Lực Lượng Đặc Biệt và các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ của Mỹ luôn là điểm nóng mà CSBV luôn luôn muốn thanh toán, dọn sạch để chúng dễ dàng xâm nhập, không bị dòm ngó ngăn chặn, cản bước tiến quân...

            Quân trú phòng Trại Lực Lượng Đặc biệt A Shau, lúc ban đầu chỉ có 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (Civilian Irregular Defense Group - CIDG) gần 250 quân, đa số là người dân tộc thiểu số Nùng cùng với thông dịch viên, không thấy tài liệu đề cập đến cấp chỉ huy thuộc LLĐB Việt Nam, có 10 (cố vấn) chiến sĩ Mũ Xanh Mỹ trong Trại này. Lực lượng yễm trợ dồi dào của không lực Mỹ đối với A Shau bất cứ ngày đêm, lúc nào cần thiết, ngoại trừ thời tiết quá xấu.


            Trại LLĐB A Shau chạy dài từ địa phận tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, dài 40 cây số (25 dặm), chiều rộng của thung lũng Ashau gần 2 cây số, cách biên giới Lào Việt 5 dặm (8 cây số) Đông, cách Huế chừng 50 cây số (30 miles) về hướng Tây và cách Đà Nẵng cũng gần cho nên mọi sự tiếp tế và yễm trợ bằng không lực rất dễ dàng. Cuộc chiến ác liệt ở vùng này, bắt đầu hé lộ:

            * - Ngày 5.3.1966, cuộc hành quân an ninh của Trại, bắt được 2 cán binh CSBV, khai thác, biết rõ ý định của CSBV, bằng mọị giá chiếm cho bằng được căn cứ này. Trận đánh sắp xảy ra chính thức vì nhiều đơn vị bộ đội chánh quy CSBV (Sư Đoàn 325) đã áp sát quanh trại, bố trí hỏa lực phòng không dày đặt, công sự chiến đấu đều khắp, CSBV chuẩn bị kỹ trước khi tấn công. Thời tiết xấu đến giúp thêm thuận lợi cho CSBV mở cuộc tấn công vì yếu tố thiên thời hạn chế mưa bom của không lực Mỹ...

            * - Ngày 7.3, Trại được tăng cường thêm 1 Đại đội Dân Sự Chiến Đấu (có tên gọi khác là Mike Force do Mỹ trực tiếp tuyển mộ), quân số cũng trên 200 người, tăng cường thêm 7 Mũ Xanh Mỹ và 9 thông dịch viên. Quân số chung của Trại lên xấp xỉ 450. Trong khi đó lực lượng của CSBV với 2 ngàn quân thuộc Sư Đoàn chính quy 325 và số quân còn lại của SĐ này làm lực lượng trừ bị đang ẩn nấp ở vùng rừng núi hiểm trở - biên giới Việt Lào.

            * - Ngày 8.3, toàn khu vực gần Trại LLĐB vùng A Shau được báo động đỏ - khẩn cấp, quân CSBV có lệnh tấn công ngay trong đêm vì thời tiết quá xấu, hạn chế rất nhiều các phi vụ oanh kích của các chiến đấu cơ A - 1 và C 47 Spooky gunships và các loại phi cơ khác.

            TRẠI LLĐB ASHAU BỊ QUÂN CSBV TRÀN NGẬP (OVERRUN) SAU 2 NGÀY CHIẾN ĐẤU ĐẪM MÁU

            Từ tối ngày 8.3, với thời tiết quá xấu, tiếp tục mưa gió lớn hạn chế các phi vụ thả trải sáng, những gunships - con rồng lửa C47 bị hạn chế, trong lúc đó, quân CSBV rót đạn pháo như mưa vào vị trí phòng thủ, cày nát, phá hủy nhiều khu doanh trại, hầm hố, công sự, kho đạn... Cuộc chiến kéo dài suốt đêm đến trưa, các chiếc máy bay vận tải cơ C.123 và CV 2 từ phi trường Phú Bài - Huế, bay đến thả dù tiếp tế đạn dược và tiếp liệu, thực phẩm...


            Thời tiết xấu và súng phòng không của CSBV thi nhau nổ vang dày đặc không trung trên căn cứ trú phòng, cho nên phần lớn các dù tiếp tế bay rớt ngoài hàng rào phòng thủ vì máy bay, bay cao và gió lớn. Trong lúc đó, quân CSBV tấn công liên tục bằng pháo kích và các đơn vị nhỏ xâm nhập sát hàng rào phòng thủ chờ lệnh xung phong tiến chiếm mục tiêu. Quân trú phòng chết và bị thương cũng khá nhiều, thiếu phương tiện cứu thương, cạn lương thực và đạn dược. Mặc dù được các vận tải cơ, cố gắng hết đợt này tới đợt khác bay đến thả dù tiếp tế suốt chiều 9.3. 66. (H: Phi đạo và doanh trại của LLĐB A Shau). Nhưng, tất cả các phi vụ tiếp tế đó đều không may, quân trú phòng không nhận được. Chiều tối ập tới với nổi kinh hoàng của quân trú phòng quyết tâm phòng thủ, chờ sáng ngày sau, may ra được tiếp tế đầy đủ và được tăng viện...Cuộc chiến dằng dai kéo dài từ suốt ngày 9.3.1966 với thời tiết càng xấu hơn, quân CSBV, dứơi sự yễm trợ pháo dữ dội và súng DKZ - súng không giật nả liên tục vào các nơi phòng thủ của Trại. Trong khi đó, quân bộ chiến, đặc công của CSBV càng lúc càng áp sát tuyến phòng phủ của quân trú phòng. Lúc 1 giờ trưa, một chiếc C 47 Spooky xạ kích yễm trợ quanh Trại LLĐB A Shau, bị phòng không địch bắn hạ, 6 phi hành đoàn nhảy dù rơi xuống ngoài vòng rào phòng thủ, và phi hành đoàn tự vệ chiến đấu chống lại quân CSBV đang bao vây tấn công. Trực thăng H34 đến tiếp cứu, có 3 quân nhân phi hành bị thiệt mạng và cứu thoát được 3 người.

            * Ngày 10.3.1966 là ngày cuối cùng, ngày định mệnh của Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau. Sau một đêm dài 9.3 như bất tận, các chiến sĩ của Trại nằm dưới các giao thông hào đội cơn mưa gió dữ dội và đạn pháo của cộng quân rót vào trại liên tục, không ngơi nghỉ. Đến 5 giờ sáng, một đơn vị đặc công cộng quân đã tấn công xâm nhập được qua hàng rào phòng thủ, vào Trại ở hướng đông, hai bên phải dùng cận chiến - xáp lá cà đẫm máu. Sau đó, cộng quân đã chiếm được vùng phòng thủ này, làm bàn đạp tấn công vào các hướng khác. Từ cấp trên, có lệnh cho các chiến sĩ phòng thủ Trại A Shau, chuẩn bị "di tản chiến thuật", các công sự chiến đấu và doanh trại cũng như kho tàng đều phải phá hủy toàn bộ. Tất cả chiến sĩ được lệnh cùng mở vòng chiến hướng về hướng Bắc của Trại, nơi đây đã có hàng đàn chiến đấu cơ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, Sư Đoàn 1 Không Quân QLVNCH luân phiên cày nát vòng ngoài để các trực thăng được an toàn bay đến thực hiện cuộc di tản đầy nguy hiểm này. Hơn nữa, hướng Bắc của Trại, các công sự phòng thủ còn vững, cơ may sẽ thoát hiểm ra khỏi Trại A Shau an toàn hơn. Có 15 chiếc trực thăng loại lớn, thời bấy giờ, H34 và 4 gunships HU1B xạ kích yễm trợ để bốc quân ra khỏi địa ngục trần gian A Shau. Trong cuộc di tản lịch sử này có thêm 2 chiếc H34 bị bắn hạ. Tất cả 17 chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt đồn trú trong Trại A Shau đều bị thương vong, với 5 chết và 12 bị thương. Các chiến sĩ Dân Sự Chiến Đấu Việt, kể như còn sống sót 1/3.

            Theo lời kể của Trung sĩ nhứt (HSQ cao cấp) - Sergeant Master Bennie G. Addins được Tổng Thống Barack Obama gắn huy chương cao quý nhứt của Mỹ - Medal of Honor - tại Tòa Bạch Ốc tháng 9 năm 2014. Ông tiết lộ cho báo chí biết, có 122/410 chiến sĩ CIDG còn sống sót, hầu hết đều bị thương . Một điều đáng trân trọng khác, một gương dũng cảm phi thường của phi công Thiếu tá Bernie Fisher, đã dùng phi cơ của mình đã xà đáp xuống phi đạo của A Shau dưới làn mưa pháo của cộng quân, cứu phi công Thiếu tá Jump Myers lái chiếc phi cơ khác bị công quân bắn hạ, Thiếu tá Bernie Fisher vút bay lên thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc. Vì vậy, Thiếu tá phi công Fisher được tưởng thưởng huy chương cao qúy của Mỹ - Medal of Honor, cách nay khá lâu.

            TỔN THẤT CHUNG CỦA TRẬN CHIẾN A SHAU

            Theo hồ sơ trận liệt, đơn vị cộng sản BV là Sư Đoàn 325 của lực lượng chính quy Bắc Việt, bao vây cứ điểm A Shau, cộng quân sử dụng khoảng 2 ngàn quân, có 800 quân chết tại mặt trận, lực lượng Dân Sự Chiến Đấu VN chết và mất tích từ 200 - 300 quân, tài liệu không cho biết có bao nhiêu thông dịch viên chết hay có các cán bộ LLĐB VN tham chiến hay không? Có 2 trực thăng H34 và 1 C47 bị bắn hạ. Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ với 5 chết và 12 bị thương, nghĩa là tất cả Mũ Xanh Mỹ 17 người của Trại LLĐB A Shau không chết thì đều bị thương.

            Hai năm sau - năm 1968, Sư Đoàn 101 Không Kỵ Hoa Kỳ nhảy xuống vùng Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau cũ trong cuộc hành quân quy mô Delaware để giải tỏa áp lực địch khi CSBV mở cuộc Tổng Tấn Công và Nổi Dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, cộng quân đã chiếm được cựu Kinh Đô Huế khoảng gần 4 tuần. Trong thung lũng A Shau, kể từ sau khi A Shau bị CSBV tràn ngập ở cực nam và Khe Sanh ở cực bắc cũng di tản chiến thuật - ngày 9.7.1968. Căn cứ hỏa lực Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, quan trọng nhứt của khu vực này với 6 ngàn quân Mỹ của Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến. Ngoài ra, còn có Trại Lực Lượng Đặc Biệt và 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH cùng đồn trú trong cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Sau khi, di tản chiến thuật khỏi Khe Sanh, Mỹ và QLVNCH đã bỏ ngõ vùng quan yếu chiến lược này, CSBV đã đưa vào đây trên 58,000 quân chính quy mai phục ẩn trú chuẩn bị cho các chiến trường kế tiếp. Chiến dịch tổng công kích, tổng nổi dậy Tết Mậu Thân - năm 1968, dù còn căn cứ Khe Sanh (bị cô lập - bao vây), nơi đây vẫn là đầu não chỉ huy của quân CSBV vì địa thế vô cùng hiểm trở, gần biên giới Lào...

            HẬU QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH TỔNG TẤN CÔNG VÀ TỔNG NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN - 1968

            Chiến tranh Việt Nam kéo dài đến năm 1968, sau 3 năm trực tiếp chiến đấu, quân Mỹ đã tiêu tốn nhiều tỷ đô la, có hàng chục ngàn lính Mỹ tử trận mà cuộc chiến tranh VN chưa biết bao giờ kết thúc. Vào dịp Tết Mậu Thân - năm 1968, VNCH và CSBV thỏa thuận ngừng chiến để 2 bên quốc cộng hưu chiến đón mừng năm mới, ăn Tết Mậu Thân - năm 1968. CSBV cùng với cái gọi là Việt Cộng (Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - MTGPMN, CSBV trá hình) lợi dụng cuộc hưu chiến này, chúng tung ra chiến dịch Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân - năm 1968 khắp lãnh thổ miền Nam, đã gây ra chết chốc đau thương cho biết bao thường dân vô tội VN. Đặc biệt với thành Phố Huế có hơn 7 ngàn người già trẻ bị CS thảm sát, thủ tiêu và chôn sống... Trong bối cảnh này, phong trào phản chiến Mỹ đã đồng loạt nở rộ khắp mọi nơi trên đất nước Hoa Kỳ, đặc biệt là tại các trường đại học của Mỹ với biết bao cuộc xuống đường rầm rộ thường xuyên chống Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Có nhiều vụ bạo động, xô xát giữa cảnh sát chống dẹp biểu tình với các sinh viên Mỹ, có nhiều người bị thương vong. Và các cuộc chống đối, phản chiến ở Mỹ lây lan sang các nước phương tây và thế giới. Trước đây, chiến trường VN chỉ quanh quẩn ở các căn cứ địa, mật khu rừng núi, địa thế hiểm trở hay các làng mạc xa xôi, heo hút. Đến năm 1968, CSBV đưa chiến trường vào thành phố, thị xã, tỉnh lỵ ngay cả Toà Đại Sứ Mỹ - một nơi gọi là bất khả xâm phạm, Thủ đô Sàigòn của VNCH, Thành phố cổ Huế và hàng chục tỉnh lỵ, thị xã... Khắp 4 vùng chiến thuật bị cộng quân đồng loạt tấn công, dù VNCH bị bất ngờ lúc ban đầu, sau đó CSBV & VC bị quân Việt Mỹ và đồng minh đánh trả mãnh liệt gây tổn thất vô cùng lớn lao cho chúng.


            Về mặt chánh trị, CSBV đã giáng một đòn chí tử vào chính thể VNCH và Chính phủ Mỹ, CSBV đã chiến thắng vẻ vang về mặt tuyên truyền ngoại giao, chính trị, kích động tinh thần chống chiến tranh Việt Nam lên cao điểm qua các diễn đàn quốc tế và quan trọng nhứt là tại chính quốc Hoa Kỳ. Sự kiện này đã thúc đẩy mạnh mẽ, đưa phong trào phản chiến Mỹ lên cao tột đỉnh , kích động lòng dân Mỹ chống lại chiến tranh ở VN bằng mọi giá.

            Cuộc chiến VN đã thật sự sa lầy, Mỹ vì quyền lợi, bị ràng buộc, phải tương nhượng với 2 siêu cường cộng sản Tàu và Liên Sô, cho nên Mỹ bị cột tay, không thể tốc chiến tốc thắng CSBV như dự kiến ban đầu của các nhà hoạch định chính sách của Mỹ. Nay, người dân Mỹ phải hy sinh xương máu càng ngày càng lên cao và tổn phí ngân sách quốc phòng càng ngày càng chồng chất. Cái gì đến tất phải đến, cuộc chiến VN kết thúc bi thảm cho Miền Nam VN - chính thể VNCH bị sụp đổ toàn diện và đồng bào miền Nam đi vào con đường xã hội chủ nghĩa bần cùng tủi nhục từ ngày 30.4.1975 cho đến nay.

            Ngày nay, dưới con mắt của những người viết sử hay những ai từng trải chiến đấu, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược - những thức giả am hiểu tình thế về cuộc chiến ý thức hệ quốc cộng 30 năm ở VN (1945 - 1975), thấy rõ, nếu Mỹ chỉ để QLVNCH đối chọi với đạo quân đông đảo của CSBV mà QLVNCH vẫn thắng. Mỹ và quân đồng minh khác đứng ngoài vòng chiến, chỉ yễm trợ tối đa phương tìện chiến tranh: súng tốt, đạn nhiều, phi pháo dồi dào, đời sống gia đình người lính được bảo đảm, CSBV không tài nào mà chiếm được Miền Nam VN. Chúng ta biết, một người lính Mỹ với tốn phí cao gấp từ 10 đến 20 lần so với 1 chiến sĩ QLVNCH. Tốn phí ngân sách quốc phòng Mỹ quá cao, lính Mỹ chết càng lúc càng nhiều, dân chúng Mỹ không đủ sức kiên nhẫn, chịu đựng, hy sinh cho nên phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao. Còn quân CSBV nghèo khổ lại không quý trọng sinh mạng, được Tàu cộng và Liên Sô hà hơi tiếp sức, chỉ có giúp nhiều phương tiện chiến tranh, cho nên cộng quân có chết nhiều không sao cả miễn chiếm được miền Nam.
            QLVNCH trang bị đầy đủ và được trui rèn huấn luyện tốt như một quân đội chính quy hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. Hơn nữa, với đầy đủ cơ giới, máy bay, tàu chiến các loại mà cộng quân không có, pháo binh, súng đạn được tiếp tế nhanh chóng dồi dào, lại có chánh nghĩa với cuộc chiến đấu tự vệ, nên ở vào thế thượng phong, VNCH sẽ tất thắng và CSBV phải thảm bại. Ai cũng thấy, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, sau năm 1956, Cố vấn Mỹ chỉ có 800 người mà QLVNCH luôn làm chủ chiến trường, chiến thắng và chiến thắng liên tục. Hơn nữa, QLVNCH đã chận đứng được nguồn tiếp vận về người và vũ khí từ miền Bắc tuồn vào chiến trường Miền Nam qua đường bộ hay đường biển. Với Quốc Sách Ấp Chiến Lược, cán binh cộng sản đã bị vô hiệu hóa sự xâm nhập vào chung sống với dân chúng để nhận tiếp tế, che chở. Đến cuối năm 1964, Cố Vấn Mỹ tăng lên 23 ngàn người, chiến tranh đã khởi động leo thang. Từ năm 1965 đến năm 1968, có Cố Vấn Mỹ ở các đơn vị từ cấp Tiểu đoàn trở lên và nhiều đại đơn vị Mỹ đến VN, tính chung lên 485 ngàn quân. Đến năm 1968, con số này vượt trên 550 ngàn quân Mỹ, nếu tính cả các đơn vị đồng minh khác, quân "ngoại nhập" - không phải QLVNCH lên gần 600 ngàn người. Chưa kể, sau vụ CSBV mở chiến dịch với cái gọi là tổng công kích tổng nổi dậy Tết Mâu Thân - 1968, Chính Phủ VNCH có lệnh tổng động viên mới, đưa quân số QLVNCH lên trên 1 triệu 100 ngàn quân - quân số VNCH đông đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

            Chiến trường VN thật sự sôi động khi 2 quân đội chính quy Mỹ và CSBV đổ quân ồ ạt vào chiến trường VN với các loại vũ khí hiện tại tối tân của Mỹ và của khối CS quốc Tế Nga Tàu. Trong khi đó, QLVNCH vẫn còn sử dụng những loại vũ khí cũ của thời Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Hàn Quốc. Trận chiến Tết Mậu Thân - 1968 xảy đến, chính phủ Mỹ mới viện trợ nhỏ giọt súng mới M16 cho các đơn vị thuộc lực lượng tổng trừ bị QLVNCH. Sau đó, mới đến các đơn vị Sư Đoàn Bộ Binh, thay thế súng Garant M1, Carbine M1 lỗi thời, Đại liên 30 được thay thế đại liên 50...Trực thăng cũ kỹ già nua nặng nề H21 thường rớt, gây tai nạn được thay thế HU1 mới hơn. Kể cả chiến đấu cơ cánh quạt chậm chạp cũng được tăng cường thêm chiến đấu cơ phản lực F5, tàu chiến cũng vậy, toàn là loại tàu cũ, phế thải tân trang lại. Tóm lại, Mỹ viện trợ những vũ khí, phương tiện chiến tranh loại cũ mèm, phế thải được tân trang đôi chút. Nếu chính sách viện trợ của Mỹ thật lòng giúp QLVNCH làm nổ lực chính để chiến đấu chống CSBV như cung cấp các phương tiện, vũ khí tối tân như các đơn vị Mỹ từ đầu, chắc chắn không có ngày Quốc Hận 30.4.1975 nhục nhã và đau buồn.!!! @

            BÚT KÝ - Trần Văn Ngà (Khóa 13 Thủ Đức)


            Last edited by Phòng Trực; 12-19-2015, 04:29 AM.

            Comment


            • #7
              NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 7)
              *****

              CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM:
              CỨ ĐIỂM KHE SANH - ĐIỆN BIÊN PHỦ 2 - DI TẢN CHIẾN THUẬT 1968


              QUÂN TRÚ PHÒNG: 6 NGÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ + 1 TIỂU ĐOÀN BĐQ/QLVNCH + 1 TRẠI LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT + SƯ ĐOÀN I KHÔNG KỴ MỸ & NHIỀU ĐƠN VỊ...YỄM TRỢ

              QUÂN CHÁNH QUY CỘNG SẢN BV: TRÊN 17,200 QUÂN: SƯ ĐOÀN 325 - 304...HÀNG CHỤC TRUNG, TIỂU ĐOÀN CHUYÊN MÔN VÀ ĐỊA PHƯƠNG: PHÁO BINH, CÔNG BINH, TRUYỀN TIN, QUÂN Y, THIẾT GIÁP... 6 THÁNG BAO VÂY KHE SANH - LỰC LƯỢNG TRỪ BỊ: 16 NGÀN QUÂN ĐƯỢC BỐ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG SỐ 9 NAM LÀO: 2 SƯ ĐOÀN 320 & 324 - QUÂN CSBV SỬ DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN TRONG CHIẾN TRANH VN XE TĂNG & THIẾT GIÁP ĐÁNH CHIẾM LANG VEI VÀ BAN HOUEI SANE CỦA QUÂN HOÀNG GIA LÀO.

              TỔN THẤT - TỪ 21.1 ĐẾN 5.7.1968 TẠI CỨ ĐIỂM KHE SANH (KHE SANH COMBAT BASE - KSCB): MỸ 1,500 CHẾT 8 NGÀN BỊ THƯƠNG - HOÀNG GIA LÀO 3,5 NGÀN CHẾT 9 NGÀN BỊ THƯƠNG - VNCH VỚI 2 NGÀN CHẾT ( DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU HƠN 1,5 NGÀN CHẾT - 229 BĐQ & 436 BỊ THƯƠNG VÀ 250/500 DÂN SỰ CHIẾN ĐẤU CHẾT HOẶC BỊ BẮT Ở TRẠI LLĐB LANG VEI) - QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT CHẾT TỪ 10 ĐẾN 15 NGÀN.

              BOM & PHÁ0 CỦA MỸ SỬ DỤNG: 100,000 TẤN BOM - TRUNG BÌNH MỖI NGÀY 1,300 TẤN VÀ SỐ ĐẠN PHÁO KỶ LỤC 158,000 QUẢ - ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND ĐỀ NGHỊ TĂNG VIỆN 206 NGÀN QUÂN MỚI CÓ THỂ CHIẾN THẮNG QUÂN CSBV - BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG McNAMARA TÍNH ĐẾN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ (CHIẾN THUẬT) HOẶC VŨ KHÍ HÓA HỌC ĐỂ GIẢI VÂY KHE SANH

              Từ ngày 21.1.1968, nhiều sư đoàn quân chánh quy CSBV (từ 2 đến 3 sư đoàn) từ từ siết chặt vòng vây cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Theo tài liệu, Khe Sanh Combat Base bao gồm luôn Trại Lực Lượng Đặc Biệt Làng Vei và tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt của Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, làng Khe Sanh cách Khe Sanh Combat Base 3 km, các tiền đồn khác... Đến ngày 9.7.1968 cộng quân hoàn toàn làm chủ căn cứ chiến lược Khe Sanh. Quân trú phòng đã di tản chiến thuật, rút hết ra khỏi Khe Sanh từ ngày 5.7, mãi đến ngày 9.7.1968, cộng quân mới vào chiếm căn cứ chiến lược này, chúng dựng cờ tại sân bay Ta Con (Khe Sanh). Cộng quân không ngờ quân Mỹ rút chạy khỏi địa ngục trần gian Khe Sanh. Với trận đánh khốc liệt dai dẳng nhứt hơn 6 tháng và số tử vong cao nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà quân Mỹ đã gặp phải tại Khe Sanh Combat Base, tổn thất khá cao 1,500 chết và hơn 8 ngàn bị thương. Quân Mỹ ném trên 100,000 tấn bom, tương đương với khối lượng chất nổ, gấp 5 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945. Trung bình mỗi ngày, không lực Mỹ ném 1,300 tấn bom lên 20,000 cộng quân bao vây Khe Sanh, trung bình mỗi tên lãnh 5 tấn bom. Quân Mỹ phải sử dụng các pháo đài bay B 52 từ các căn cứ xa xôi: đảo Guam - Okinawa - Thái Lan và nhiều chiến đấu cơ, oanh tạc cơ đến trợ chiến. Số lượng đạn pháo binh của quân Mỹ bắn lên các đồi núi chung quanh căn cứ Khe Sanh 158,000 quả pháo. Như vậy, đạn pháo rơi trên đầu mỗi cộng quân, lãnh đủ 8 quả. Quân tham chiến trực tiếp và trừ bị của Mỹ lên đến con số 45 ngàn quân với các đơn vị thiện chiến sừng sõ như Thủy Quân Lục Chiến, Không Kỵ (airmobile)...

              Các nhà báo và các nhà quan sát thời cuộc so sánh trận chiến khốc liệt tại Cứ Điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, như là một Điện Biên Phủ thứ 2. Việt Minh (CSBV) đã chiến thắng quân viễn chinh Pháp năm 1954 tại lòng chảo Điện Biên Phủ, đi đến ký kết Hiệp Ước Đình Chiến Quốc Tế tại Genève-Thụy Sĩ ngày 20.7.1954, kết thúc chiến tranh Đông Dương (Việt - Miên - Lào). Căn cứ chiến lược Khe Sanh, năm 1968, không bị thất thủ như căn cứ chiến lược ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ, năm 1954. Vì không lực của Quân đội Mỹ là một không lực hùng mạnh vĩ đại nhứt thế giới, ngăn chặn được chiến thuật biển người cố hữu của quân cộng sản ở mọi nơi như trận chiến Cao Ly , năm 1950 - 1953, trận Điện Biên Phủ năm 1954...Nhưng, CSBV cũng đạt được quyết tâm chiếm được Khe Sanh dù phải trả giá đắt. Quân Mỹ muốn rút ra khỏi Khe Sanh phải sử dụng kế hoạch di tản chiến thuật và thành công, không bị thất thủ nhục nhã như quân Pháp tại Điện Biên Phủ, 1954. Từ sự bỏ ngõ Căn Cứ Khe Sanh, Mỹ cũng kết thúc chiến tranh Việt Nam bằng Hiệp Định Paris năm 1973 và 2 năm sau, CSBV chiếm được hoàn toàn Miền Nam VN năm 1975.

              Chính Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân sự phải giữ căn cứ chiến lược Khe Sanh bằng mọi giá - President Lyndon Johnson's order to hold the base of Khe Sanh at all costs và Tổng Thống không muốn cứ điểm Khe Sanh Combat Base trở thành một Điện Biên Phủ như của quân Pháp bị thất thủ năm 1954 - Khe Sanh not to be American Dien Bien Phu. Khi Khe Sanh Combat Base nguy ngập, sắp thất thủ như Điện Biên Phủ, ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara tính đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuật hoặc vũ khí hóa học để kết thúc trận chiến và bảo toàn được sanh mạng quân trú phòng Khe Sanh. Bản báo cáo tối mật 152 trang đó đã gởi lên Tổng Thống Johnson, không được chấp thuận và báo cáo tối mật này được giải mật năm 2005. Trước đó, Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại chiến trường Việt Nam Westmoreland cũng đã từng thỉnh cầu tăng viện 206,000 quân với tốn phí thêm khoảng 10 tỷ đôla, mới có thể chiến thắng quân CSBV, cũng bị bác bỏ...


              (H: Tổng Thống Lyndon Johnson - Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Walt W. Restow đang xem phóng đồ Khe Sanh Combat Base)

              Cứ điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base vô cùng quan yếu vì thất thủ Khe Sanh sẽ mất cả một vùng phòng ngự giới tuyến, đưa đến mất Vùng I & II Chiến Thuật, kéo theo mất cả lãnh thổ VNCH. Điều này xảy ra y chang như quân viễn chinh Pháp mất Điện Biên Phủ năm 1954, chỉ 2 tháng sau chính phủ Pháp ký Hiệp Định Genève 20.7.1954, mất cả 3 nước Đông Dương (Việt Miên Lào). Năm 1968, quân Mỹ để mất Khe Sanh, còn kéo dài được 7 năm hay sau 2 năm ký Hiệp Định Paris, năm 1973 mới mất cả Miền Nam Việt Nam vào ngày 30.4.1975.

              HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA

              Chiến tranh Việt Nam, một loại chiến tranh tổng hợp vừa là chiến tranh du kích vừa là chiến tranh quy ước và trận địa chiến với các đơn vị chính quy thiện chiến của đôi bên, trực diện thử sức về tài lãnh đạo chỉ huy, tiếp vận, chiến thuật, chiến lược, sự gan lỳ chịu đựng trong chiến đấu, thử nghiệm vũ khí mới và các phương tiện chiến tranh hiện đại.
              Từ bên này bờ sông Bến Hải thuộc lãnh thổ VNCH, quân Mỹ đã thiết đặt một hệ thống phòng thủ chiến lược vô cùng tốn kém bằng các căn cứ hỏa lực lớn nhỏ và nhiều Trại Lực Lượng Đặc Biệt nhằm án ngữ, ngăn chặn, triệt tiêu đường xâm nhập của cộng quân từ Bắc vào Nam. Với các căn cứ hỏa lực hoặc Trại LLĐB: Bradley - Goodman - Airborne - Pepper - Eagle's Net - Georgia - Berchterga - A Lưới - Tà Bạt - Hamburger Hill - A Shau - Lang Vei... thuộc lãnh thổ Vùng I Chiến Thuật. Hệ thống phòng ngự này được nối tiếp chạy xuống miền Nam, dọc theo dãy Trường Sơn cho đến Vùng II với hàng bao nhiêu căn cứ hỏa lực, trại LLĐB khác: Ia Drang - Pleime - Đức Cơ - Ben Het - Chu Pong - Chu Pao - Dakto - Daksut... đến Vùng III Chiến Thuật dọc theo biên giới Việt Miên và kéo dài qua các tỉnh miền Tây: Kiến Tường, Kiến Phong, Châu Đốc cho đến Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) thuộc Vùng IV Chiến Thuật.

              Với những dụng cụ điện tử mới phát minh của quân Mỹ được phi cơ thả xuống, hoặc nguỵ trang cài đặt khắp vùng phi quân sự, đường mòn Hồ Chí Minh, dọc theo biên giới Việt Lào...nhằm phát hiện sự di chuyển của cộng quân trên đường xâm nhập miền Nam. Tất cả những phương tiện điện tử tình báo và hệ thống căn cứ hỏa lực và các trại LLĐB tạo thành một chuỗi mắc xích đều khắp như là một hàng rào điện tử chiến lược do kế sách của ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara nghĩ ra.


              (H: từ phải ĐT Westmoreland - TT Lownds Tư Lệnh SĐ3 TQLC - Tướng Tư Lệnh III Marine Amphibious Force - III MAF).

              Nhưng, kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara không còn hữu hiệu khi quân CSBV ồ ạt xâm nhập đều khắp, chiếm được hàng loạt các cứ điểm quân sự của Mỹ hoặc bị áp lực nặng của CSBV, các căn cứ hỏa lực này hay Trại LLĐB phải di tản chiến thuật, bỏ ngõ vùng địa đầu giới tuyến. Như vậy, kế hoạch thiết đặt hàng rào điện tử McNamara hoàn toàn thất bại - termination of McNamara line, từ sau ngày thất thủ tiền đồn - Trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau và mất Khe Sanh vào quân CSBV, là tiền đề của sự phòng ngự kiên cố ở vùng địa đầu giới tuyến bị phá vỡ. Quân Mỹ lại có kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh và rút khỏi Việt Nam thông qua Hiệp Định Paris 1973. Điều trớ trêu, chính Mỹ tự ý đưa đại quân đến đánh giúp Việt Nam mà chẳng có ai chánh thức mời mọc, nay "bỏ của chạy lấy người" mà còn nhẫn tâm cắt mọi viện trợ đưa đến sự kết thúc bi thảm, mất hoàn toàn lãnh thổ miền Nam và chánh thể VNCH vào tay CSBV từ ngày 30.4.1975.

              CẤP CHỈ HUY CHIẾN TRƯỜNG KHE SANH: MỸ & CỘNG SẢN BẮC VIỆT

              Một điều quan trọng, người Việt quốc gia cần lưu ý, từ năm 1965, quân Mỹ ồ ạt vào Miền Nam VN cũng là thời điểm mà quân Mỹ có đầu óc "kẻ cả", các trận đánh lớn nhỏ hay các tiền đồn, căn cứ hỏa lực, cứ điểm chiến thuật, chiến lược, hệ thống Trại LLĐB, ở Vùng I & II Chiến Thuật đều do quân Mỹ đảm trách. Điều dễ hiểu, đây là những vùng quan yếu, hiểm trở nhứt và suốt con đường mòn HCM - con đường xâm nhập chính của quân CSBV, quân Mỹ cậy vào phương tiện tối ưu của họ về không lực và vũ khí tối tân, cho nên những căn cứ này đều do họ tự ý xây dựng, cũng như quân trú phòng hoàn toàn do quân Mỹ đảm trách. Ngoại trừ, cứ điểm chiến lược Khe Sanh có kết hợp với QLVNCH cùng trú phòng (1 Tiểu đoàn BĐQ), cũng có hình thức tượng trưng vì cấp chỉ huy chiến trường và chiến lược tổng quát đều do Bộ Tư Lệnh quân Mỹ ở Việt Nam hoạch định chỉ đạo. Với 2 vị Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường Việt Nam, khi có kế hoạch thiết lập cứ điểm chiến lược Khe Sanh dưới thời Đại Tướng Creighton Abrams và khi cuộc chiến tại cứ điểm Khe Sanh nổ lớn với mấy chục ngàn quân CSBV bao vây gần và xa đều dưới thời tân Tổng Tư Lệnh quân Mỹ tại chiến trường VN - Đại Tướng William Westmoreland. Trực tiếp chỉ huy chiến đấu tại cứ điểm Khe Sanh - Tư Lệnh chiến trường Khe Sanh Combat Base: Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến David E. Lownds và cấp chỉ huy các đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ: Đại Tá Rathvon M. Tompkins.
              Về phía địch - cộng sản Bắc Việt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân Ủy Trung Ương lãnh đạo chỉ huy tổng quát và 2 Tư Lệnh chiến trường, về quân sự Trần Quý Hải, về chính trị Lê Quang Đạo cùng với 4 sư đoàn chính quy của CSBV...

              TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG TRÚ PHÒNG KHE SANH & QUÂN CHÍNH QUY CỘNG SẢN BẮC VIỆT

              Lực lượng trú phòng Khe Sanh Combat Base, chủ yếu là Sư đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với 6 ngàn quân - 1 Tiểu đoàn Biệt Động Quân QLVNCH - 1 Trại LLĐB lớn - Phòng thủ vòng ngoài có Trại LLĐB Lang Vei, Trại LLĐB của quân Hoàng Gia Lào Ban Houei Sane, các tiền đồn nhỏ... Nhiều đơn vị yễm trợ trực tiếp cho Khe Sanh: đơn vị III MAF (III Marine Amphibious Force) - Sư Đoàn I Không Kỵ (1st Cavalary Division) - US Seventh Air Force - nhiều đơn vị khác và toàn thể SĐ 3 TQLC Mỹ cùng tham chiến. Các cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch đang siết chặt vòng vây cứ điểm Khe Sanh, ít nhứt có 4 cuộc hành quân lớn nối tiếp nhau:

              1 - Scotland I, diễn ra từ ngày 1.11.1967 đến ngày 31.3.1968

              2 - Cuộc hành quân Pegasus, từ 1 đến 14 tháng 4 năm 1968 , quân Mỹ có số tử vong khá cao với 730 chết, 2,642 bị thương và 7 mất tích.

              3 - Cuộc hành quân Scotland II, từ 15.4 đến 7.6 năm 1968, quân Mỹ cũng tổn thất khá cao với 485 chết, 2,396 bị thương.

              4 - Cuộc hành quân cuối cùng được gọi là cuộc hành quân Final Evacuation - cuộc hành quân di tản, có tên là cuộc hành quân Charlie, từ 19.6 - 5.7.1968 có 11 TQLC Mỹ chết và hàng chục bị thương.


              (H: Khe Sanh di tản)

              Quan điểm chiến lược của Mỹ muốn biến cứ điểm Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base thành một US Marine Corp, chỉ huy, điều phối các căn cứ hỏa lực và các Trại LLĐB vào một hệ thống chiến đấu chung bảo vệ vùng giới tuyến và Khe Sanh Combat Base là cứ điểm đầu não. Với khái niệm đặt tầm quan trọng chiến lược vào cứ điểm Khe Sanh, từ mùa hè năm 1967 kéo dài cho hết thu và đông với nhiều cuộc hành quân lớn nhỏ tìm diệt địch và phá hủy sào huyệt, lán trại nuôi dưỡng quân, huấn luyện và hậu cần của CSBV. Đặc biệt, cuộc hành quân quy mô không tập (do US Air Force với nhiều pháo đài bay B 52) chủ động như thác đổ, được đặt tên là cuộc hành quân Niagara (tên 1 cái thác nổi tiếng nhứt thế giới, giữa New York và Toronto, Canada). Cuộc hành quân này, dội hàng chục tấn bom, dọn quang khu vực quanh Khe Sanh để các lực lượng bộ chiến, nhứt là công binh lo xây dựng doanh trại, phi trường, kho tàng tiếp liệu, vòng rào kiên cố phòng thủ...và các đơn vị lo thiết đặt các công sự chiến đấu, giao thông hào, các ụ pháo binh, các ụ bảo vệ phi cơ...

              Về lực lượng của cộng sản Bắc Việt đưa vào chiến trường Khe Sanh với 4 Sư đoàn chính quy thiện chiến: 304 - 320 - 324 - 325 - Trung đoàn 270 độc lập - 5 Trung đoàn pháo (16 - 45 - 84 - 204 - 675) với 212 khẩu pháo các loại: 152 ly - 130 ly - 122 ly - 105 ly - 100 ly và các dàn phóng hỏa tiển (122 ly...). Một điều lưu ý, đại bác 130 ly của CSBV rất thông dụng, di chuyển tương đối không cồng kềnh như pháo 155 ly và 105 ly của Mỹ. (Pháo 130 ly của quân CSBV có tầm bắn xa đến 19 miles, trong khi đó, đại bác 105 ly bắn xa được 9 miles và đại bác 155 ly bắn xa được 14.6 miles) - 1 Trung đoàn công binh + 1 Tiểu đoàn công binh độc lập - 1 tiểu đoàn truyền tin, quân y... và còn nhiều đơn vị địa phương khác cùng trợ chiến vào chiến dịch đánh chiếm căn cứ chiến lược Khe Sanh.

              NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ HÀNG RÀO ĐIỆN TỬ McNAMARA

              Cuộc phòng ngự chiến tuyến - căn cứ chiến lược Khe Sanh, Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson chỉ thị không để Khe Sanh Combat Base trở thành (not to be American Dien Bien Phu) như cuộc bao vây Điện Biên Phủ 1954 mà quân viễn chinh Pháp đã thất thủ - Như chúng ta biết, dưới những con mắt có tầm nhìn chiến thuật chiến lược của cấp chỉ huy chiến trường và các nhà quân sự lỗi lạc của Mỹ từ chính quốc cho đến đang hiện diện ở Việt Nam, đã được đúc kết báo cáo điều nghiên kỹ càng. Và trình lên Bộ Quốc Phòng cũng như chánh phủ (Tòa Bạch Ốc) chuẩn thuận, họ mới có ngân sách thực hiện kế hoạch chiến lược quy mô này. Muốn phòng thủ vững chắc vùng giới tuyến của VNCH phải tốn ngân sách hàng nhiều tỷ Mỹ Kim. Vì vậy, đích thân các cấp lãnh đạo cao nhứt của Ngũ Giác Đài với Đại Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân (Tổng Tham Mưu Trưởng), Bộ Trưởng Quốc Phòng và nhiều phái đoàn cao cấp Mỹ đến VN kinh lý, quan sát tại chỗ để trình với Quốc Hội chuẩn thuận. Và đưa đến sự bố trí hệ thống phòng thủ chiến lược nhiều tốn phí này, gọi là "Hàng Rào Điện Tử McNamara" được thiết đặt khắp sát vùng phi quân sự. Hệ thống phòng ngự báo động này còn kéo dài xuống hướng Nam qua QL 546 - 547 & 548, biên giới Việt Lào và đường mòn Hồ Chí Minh dọc theo dãy


              Trường Sơn...(H: quang cảnh chiến trường Khe Sanh)

              Sự phòng thủ chiến lược vùng giới tuyến vô cùng quan yếu đối với sự bảo toàn lãnh thổ và chánh thể VNCH, nếu để mất vùng lãnh thổ này, cộng sản BV tha hồ, tự do xâm nhập vào miền Nam Việt Nam.
              Nếu tôi nhớ không lầm, khi ông McNamara từ giã chức Chủ tịch Motor company, được Quốc Hội chấp thuận cho ông giữ chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng theo đề nghị của Tòa Bạch Ốc. Sau khi rời chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng, ông McNamara được đắc cử vào chức Chủ Tịch Ngân Hàng Thế Giới - President of World Bank- một chức vụ danh giá trong lãnh vực ngân hàng tài chánh thế giới. Sau 7 năm phục vụ trong chức Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời 2 Tổng Thống Kennedy và Johnson từ năm 1961 đến năm 1968. Ông McNamara là một chiến lược gia - nhà kiến trúc tài giỏi xây dựng chính sách quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ, cũng như ông thuyết phục thúc đẩy Tổng Thống Johnson gia tăng oanh tạc miền Bắc, năm 1964, để thúc ép CSBV phải vào bàn hội nghị Paris...và ông là cha đẻ hàng rào điện tử phòng thủ vùng giới tuyến VNCH, được mang tên ông.

              Khi mới nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng, trong một cuộc họp báo ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, ông McNamara "trình làng" sách lược của ông về bàn cờ quân sự của Mỹ trên thế giới và đặc biệt đối với chiến tranh Việt Nam. Khi trình bày trước các người khó tánh và hay thắc mắc - ký giả quốc tế, ông không cần nhìn vào tài liệu mà bộ nhớ của ông vô cùng tuyệt hảo, trình bày thao thao bất tận từng chi tiết các đơn vị quân đội Mỹ đang có mặt khắp thế giới cũng như ông đưa ra kế hoạch phòng thủ vùng giới tuyến lãnh thổ VNCH. Sau khi, ông Mc Namara giải đáp mọi thắc mắc thỏa đáng, đám nhà báo Mỹ và quốc tế phục lăn sự bén nhạy tinh tế và trí nhớ phi thường, các ký giả không tiếc lời khen ngợi của ông.
              Ông Robert S. McNamara, sanh ngày 9 tháng 6 năm 1916 và mất ngày 6 tháng 7 năm 2009, hưởng đại thọ 93 tuổi...


              (H: Ông Robert S. McNamara)

              Nhưng than ôi, thiên tài quân sự Mỹ vẫn không tiên đoán nổi sự nhục nhã của quân đội đại siêu cường quốc Mỹ không bảo vệ nổi cứ điếm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, để phải "Di tản chiến thuật" - một hình thức thua chạy...Mất Khe Sanh vào tay CSBV đưa đến toàn bộ hệ thống hàng rào điện tử của Ngài Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Mc Namara tiêu vong. Báo chí Mỹ đã có nhận xét về sư kiện quân Mỹ để mất Khe Sanh như sau: It was the first time in the war (Vietnam) that the Americans abandoned a major combat base because of ennemy pressure. Vì áp lực quân sự của cộng sản quá mạnh, cấp chỉ huy CSBV không sợ thí quân, trong khi đó quân Mỹ "chết nhác" cứ dùng phi pháo kể cả pháo đài bay B52, thay thế bộ chiến, trút hàng trăm ngàn tấn bom và sử dụng trên 150 ngàn quả đạn pháo cày nát chung quanh Khe Sanh. Quân CSBV chui rút dưới hầm hố kiên cố, giao thông hào tránh bom, pháo, chúng còn sống chiến đấu và chiến thắng dù cũng phải trả giá đắt. Nhận xét này của các nhà báo Mỹ nói lên sự thất bại của quân Mỹ đã rút chạy khỏi Khe Sanh Combat Base, nhằm bảo toàn sinh mạng của lính Mỹ và phó mặc cuộc chiến xoay chuyển sự chiến thắng cho địch quân trong tương lai...

              Muốn chiến thắng quân CSBV, vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ tại Việt Nam - Đại Tướng Wesmoreland đã từng gởi báo cáo về trung ương xin tăng viện thêm 206,000 quân - tốn phí thêm chừng $10 tỷ, bị bác bỏ. Đặc biệt, Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara, khi Khe Sanh Combat Base bị nguy ngập, có thể thất thủ nhục nhã như Điện Biên Phủ, ông xin phép - ngày 19.2.1968 - cho Quân đội Mỹ sử dụng vũ khí nguyên tử (loại nhẹ) hoặc vũ khí hóa học được ghi trong 1 báo cáo tối mật 152 trang gởi lên Tổng Thống Lyndon Johnson, đã được giải mật 106 trang năm 2005... Chuyện sử dụng vũ khí giết người hàng loạt này cũng không xảy ra, chỉ có kế hoạch di tản chiến thuật Khe Sanh được áp dụng như cách bảo toàn sanh mạng 6 ngàn quân TQLC Mỹ tinh nhuệ bằng cách "bỏ của chạy lấy người". Cách thua chạy ra khỏi Khe Sanh cũng gây sốc cấp chỉ huy, lắm chua cay, nhục nhã cho đạo quân hùng mạnh nhất thế giới phải bị thua cuộc đạo quân dép râu nón cối. (còn tiếp 1 bài về cứ điểm chiến lược Khe Sanh).@

              Người viết: Trần Văn Ngà

              Comment


              • #8
                NHỚ CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Bài 8)
                *****

                CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
                CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH DI TẢN CHIẾN THUẬT NĂM 1968 ĐẾN HIỆP ƯỚC PARIS 1973 & MẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA 30.4.1975


                DI TẢN CHIẾN THUẬT: HÀNH QUÂN CHARLIE TỪ 19.6 ĐẾN 5.7.1968 MỞ ĐƯỜNG CHO CẦU KHÔNG VẬN DI TẢN CHIẾN THUẬT TẤT CẢ QUÂN TRÚ PHÒNG CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH

                LỰC LƯỢNG THAM CHIẾN: QUÂN MỸ THAM CHIẾN LÊN ĐẾN 45 NGÀN - QUÂN CỘNG SẢN VỚI SỐ LƯỢNG GẤP ĐÔI - 4 SƯ ĐOÀN CSBV THIỆN CHIẾN 304 - 320 - 324 - 325 VÀ HÀNG CHỤC TRUNG ĐOÀN & TIỂU ĐOÀN BIỆT LẬP, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHUYÊN MÔN. TỔNG KẾT TỔN THẤT TỪ 21.1 ĐẾN 5.7.1968 TẠI KHE SANH COMBAT BASE: MỸ 1,500 CHẾT 8 NGÀN BỊ THƯƠNG - HOÀNG GIA LÀO 3,5 NGÀN CHẾT 9 NGÀN BỊ THƯƠNG - VNCH VỚI 2 NGÀN CHẾT & HÀNG TRĂM BỊ THƯƠNG - QUÂN CHÍNH QUY CSBV CHẾT TỪ 10 ĐẾN 15 NGÀN VÀ SỐ BỊ THƯƠNG CHẮC CHẮN RẤT CAO VÌ QUÂN CSBV PHẢI ĐỘI TRÊN 100,000 TẤN BOM CỦA PHÁO ĐÀI BAY CHIẾN LƯỢC B52 & OANH TẠC CƠ CHIẾN THUẬT, VÀ HỨNG CHỊU 158,000 QUẢ ĐẠN PHÁO BINH...

                SO SÁNH CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH & ĐIỆN BIÊN PHỦ: CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA QUÂN VIỄN CHINH PHÁP & CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH CỦA QUÂN ĐỒNG MINH MỸ CÓ NHIỀU ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG & DỊ BIỆT: CÙNG TRÚ ĐÓNG TRÊN THUNG LŨNG VỚI RỪNG NÚI HIỂM TRỞ BAO QUANH - THUNG LŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ CÒN LÀ MỘT KHU LÒNG CHẢO CÓ DIỆN TÍCH RỘNG LỚN HƠN KHE SANH VỚI 2 SÂN BAY MƯỜNG THANH VÀ HỒNG CÚM. CÒN KHE SANH ĐƯỢC THIẾT LẬP TRÊN ĐỒI, CÓ MỘT SÂN BAY TA CON - CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH CÓ 16,200 QUÂN TRÚ PHÒNG & 3 NGÀN LAO CÔNG CHIẾN TRƯỜNG, CỨ ĐIỂM KHE SANH VỚI QUÂN TRÚ ĐÓNG DƯỚI 7 NGÀN. GIỮA THUNG LŨNG ĐIỆN BIÊN PHỦ CÓ CON SÔNG NẬM RỐN - VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG TIỆN CHIẾN ĐẤU QUÂN PHÁP VƯỢT TRỘI VỀ PHI PHÁO, MÁY BAY - XE TĂNG - QUÂN CSBV VẪN DÙNG SỨC NGƯỜI LÀ CHÍNH & VẬN CHUYỂN TIẾP LIỆU VỚI 230 NGÀN DÂN CÔNG DÙNG XE ĐẠP THỒ ĐI ĐƯỜNG RỪNG NÚI CHẬP CHÙNG, QUÂN PHÁP SỬ DỤNG MÁY BAY TỪ HÀ NỘI VÀ HẢI PHÒNG BAY ĐẾN TIẾP TẾ. LẦN ĐẦU TIÊN, CỘNG QUÂN SỬ DỤNG XE TĂNG - THIẾT GIÁP TẠI THUNG LŨNG KHE SANH, CŨNG NHƯ TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ CSBV SỬ DỤNG LẦN ĐẦU HÀNG CHỤC ĐẠI BÁC 105 LY DO TRUNG CỘNG CUNG CẤP ĐẶT TRONG CÁC HÓC NÚI, CÒN Ở KHE SANH CSBV SỬ DỤNG 122 KHẨU PHÁO VÀ HÀNG CHỤC DÀN PHÓNG HỎA TIỂN 122 LY...TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ, CỘNG QUÂN DÙNG CHIẾN THUẬT BIỂN NGƯỜI, CÒN CỨ ĐIỂM KHE SANH CÔNG QUÂN KHÔNG DÁM SỬ DỤNG BIỂN NGƯỜI CỐ HỮU VÌ SỰ TỐI ƯU VĨ ĐẠI CỦA KHÔNG LỰC MỸ. CỘNG QUÂN DÙNG CHIẾN THUẬT TẰM ĂN DÂU CỨ LẦN LẦN SIẾT CHẶT VÒNG VÂY, PHÁO KÍCH TỐI ĐA GÂY SỨC ÉP VỀ TÂM LÝ ĐỐI PHƯƠNG Ở CHIẾN TRƯỜNG VÀ CẢ Ở CHÍNH QUỐC MỸ, CSBV CHIẾM ĐƯỢC KHE SANH CŨNG MẤT GẦN 6 THÁNG. ĐIỆN BIỆN PHỦ CŨNG SIẾT CHẶT VÒNG VÂY VÀ DỨT ĐIỂM ĐIỆN BIỂN PHỦ CHỈ GẦN 2 THÁNG (13.3 - 7.5.1954). PHÁP KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE NGÀY 20.7.1954 VÀ RÚT QUÂN RA KHỎI ĐÔNG DƯƠNG, CHIA ĐÔI VIỆT NAM. QUÂN MỸ ĐỂ MẤT KHE SANH NGÀY 9.7.1968, MÃI ĐẾN NGÀY 27.1.1973 (5 NĂM) MỚI KÝ ĐƯỢC HIỆP ĐỊNH PARIS & 2 NĂM SAU NỮA MẤT TOÀN THỂ LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA NGÀY 30.4.1975.

                NHẬN ĐỊNH CHUNG:VỚI PHƯƠNG TIỆN CHIẾN TRANH-VŨ KHÍ HIỆN ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI, QUÂN MỸ BỊ TRÓI TAY, ĐÁNH KHÔNG ĐƯỢC THẮNG, PHẢI GIỚI HẠN MỤC TIÊU VÀ VŨ KHÍ... MỸ KHÔNG BẢO VỆ ĐƯỢC CĂN CỨ CHIẾN LƯỢC KHE SANH - ĐẠI TƯỚNG WESTMORELAND TỪNG YÊU CẦU TĂNG VIỆN 206 NGÀN QUÂN SẼ CHIẾN THẮNG CSBV BỊ BÁC - BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG McNAMARA TRÌNH KẾ HOẠCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ (CHIẾN THUẬT) HOẶC VŨ KHÍ HÓA HỌC GIẢI VÂY KHE SANH CŨNG KHÔNG ĐƯỢC CHẤP THUẬN - LẦN ĐẦU TIÊN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM, CSBV SỬ DỤNG XE TĂNG & XE THIẾT GIÁP ĐÁNH CHIẾM LANG VEI VÀ BAN HOUEI SANE CỦA QUÂN HOÀNG GIA LÀO ĐẦU NĂM 1968.

                KẾT LUẬN: THẤT THỦ ĐIỆN BIÊN PHỦ NGÀY 7.5.1954, PHÁP KÝ HIỆP ĐỊNH GENÈVE NGÀY 20.7.1954, NƯỚC VIỆT NAM BỊ CHIA CẮT LÀM ĐÔI - LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VN LẠI TÁI DIỄN, HẬU QUẢ XẢY RA TƯƠNG TỰ, MẤT CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH NGÀY 9.7.1968 - MỸ CŨNG KÝ ĐƯỢC HIỆP ĐỊNH PARIS NGÀY 27.1.1973 VÀ ĐƯA VNCH VÀO TỬ ĐỊA, MẤT NGÀY 30.4.1975

                *****

                KẾ HOẠCH DI TẢN CHIẾN THUẬT

                Cấp chỉ huy chiến trường của quân cộng sản BV có kế hoạch siết chặt vòng vây cứ điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base với chiến thuật tằm ăn dâu.


                (H: Cảnh quân Mỹ di tản chiến thuật ở Khe Sanh).

                Cộng quân nhận lệnh của Bộ Chánh Trị và Quân Ủy Trung Ương bằng mọi giá phải chiếm cho bằng được cứ điểm chiến lược này. Chiếm được Khe Sanh là trận chiến thắng bản lề, quyết định thắng lợi chung cuộc tại chiến trường Miền Nam Việt Nam. Bên phía Mỹ lãnh đạo cuộc chiến VN, cũng có nhận định tương tự như vậy, cho nên Tổng Thống Mỹ Lyndon Johnson ra lệnh cũng phải bảo vệ Khe Sanh Combat Base bằng mọi giá: President Lyndon Johnson agreed with Gen. Westmoreland's argument that base should be held at all costs. Chính Tổng Thống Lyndon Johnson cũng khẳng định là ông không muốn cứ điếm chiến lược Khe Sanh trở thành một "American Dien Bien Phu". Cứ điểm chiến lược khu lòng chảo Điện Biên Phủ năm 1954, quân Việt Minh (CSBV) đánh chiếm được cũng do Đại Tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng Chi Huy luôn có mặt tại chiến trường. Còn cứ điểm chiến lược Khe Sanh, năm 1968, cũng do sự chỉ đạo của Tướng Giáp từ Hà Nội, ra lệnh các đơn vị bao vây phải bằng mọi giá đánh chiếm cho bằng được Khe Sanh để thực hiện ý đồ của Bộ Chánh Trị CSVN chiếm cả Miền Nam Việt Nam.

                Kế hoạch tăng viện quân trong lúc cộng quân pháo kích liên tục rất nguy hiểm, không an toàn. Hơn nữa, cứ điểm Khe Sanh lại không đủ rộng để tiếp nhận thêm quân với bộ phận tiếp liệu của Mỹ kềnh càng. Kế hoạch sử dụng vũ khí giết người hàng loạt như vũ khí nguyên tử chiến thuật (không phải dùng bom nguyên tử như ở Hiroshima và Nagasaki - Nhật, năm 1945), hay dùng vũ khí hóa học cũng bị Tòa Bạch Ốc không chấp thuận. Không lẽ để cho Khe Sanh Combat Base bị nướng - thất thủ như Điện Biên Phủ của Pháp năm 1954. Điều này không thể để xảy ra vì danh dự tối thượng của nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ - đại siêu cường quốc số 1 thế giới với một quân đội hùng mạnh và vĩ đại nhứt thế giới lại để bị thua 1 quân đội nghèo nàn phương tiện chiến đấu, gọi là bộ đội "nón cối dép râu" và dùng sức người là chính. Ai cũng biết, cộng quân với trang bị vũ khí kém cõi, phương tiện chiến tranh thiếu thốn. Nhưng, cộng quân lại có ý chí quyết chiến thắng hay là sự thúc ép, bắt buộc của đảng cộng sản, của cấp chỉ huy phải liều chết để chiến thắng với mọi giá.
                Tinh thần quyết chiến tử thủ của quân viễn chinh Pháp trước kia không có, đưa đến thất thủ Điện Biên Phủ nhục nhã. Toàn thể quân trú phòng 11,721 người (kể cả bị thương) còn sống sót và Thiếu Tướng Tư Lệnh Cứ Điểm chiến lược Điện Biên Phủ Christian De Castries cùng Bộ Tham Mưu của ông đều bị Việt Minh cộng sản bắt làm tù binh. Nay, ở Khe Sanh, quân Mỹ cũng đang đi vào con đường đó của Pháp dù đội quân Mỹ tinh nhuệ hơn nhiều so với quân Pháp năm xưa, cộng với vũ khí và phương tiện chiến đấu siêu việt. Nhưng, quân Mỹ là đội quân của giới đại tư bản nhà giàu, giới cậu, luôn quý trọng sanh mạng (chết nhát), không dám liều chết như cộng quân nên phải tính kế "dĩ đào vi thượng sách" rút lui "bỏ của chạy lấy người". Miễn sao, quân Mỹ ra khỏi cứ điểm chiến lược Khe Sanh gọi là "di tản chiến thuật" để bảo toàn sanh mạng của quân trú phòng. Đây, cũng là một kế sách hay nhưng hơi nhục đối với quân Mỹ hùng mạnh nhứt thế giới. Với cuộc hành quân Charlie từ 19.6 đến 5.7.1968 chủ đích rút bỏ Khe Sanh, thiết lập cầu không vận để đưa toàn thể quân trú phòng về 2 sân bay Phú Bài - Huế hay Đà Nẵng. Kế hoạch di tản thành công, an toàn là nhờ các pháo đài bay chiến lược B52 dội bom tối đa để không cho CSBV có cơ hội ngóc đầu bắn pháo ngăn cản các đợt triệt thoái - di tản chiến thuật - bằng phi cơ C123 - 130 và máy bay vận tải khác...

                LỰC LƯỢNG THAM CHIẾN: QUÂN MỸ & QUÂN CHÁNH QUY CSBV

                Nếu tính từ ngày 21.1.1968, quân Mỹ đã tung ra các cuộc hành quân tìm và diệt địch tại vùng thung lũng Khe Sanh kể cả xung quanh xã Khe Sanh thuộc quận Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, nghĩa là vùng đất có dân sanh sống. Quân Mỹ thiết lập một căn cứ chiến lược gọi là Khe Sanh Combat Base, cách xã Khe Sanh 3 cây số. Trước đó, tại đây đã có Trại Lực Lượng Đặc Biệt, nay quân Mỹ đổ về đây thêm 6 ngàn quân thiện chiến thuộc Sư Đoàn 3 TQLC Mỹ do một ông Tướng 2 sao chỉ huy -Rathvon M. Tompkins.

                Tại cứ điểm Khe Sanh có 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân của QLVNCH - 1 Trại Lực Lượng Đặc Biệt (Dân sự chiến đấu - Civilians Irregular Defense Group - CIDG). Ngoài lực lượng trú phòng, cứ điểm chiến lược Khe Sanh, còn có Sư Đoàn 1 Không Kỵ-1st Air Cavalry Division (Airmobile) - III Marine Amphibious Force và US Seventh Air Force (Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương với 3 căn cứ Không quân chiến lược: Guam - Okinawa - Thái Lan) làm lực lượng trừ bị và chưa kể đến các đơn vị TQLC khác thuộc Bô Tư Lệnh TQLC I Corp của Mỹ ở Vùng I Chiến Thuật. Ý đồ của quân Mỹ sử dụng Cứ Điểm Chiến Lược Khe Sanh nhằm đặt Bộ Chỉ Huy bảo vệ toàn vùng giới tuyến như là một căn cứ quân sự của quân chủng TQLC - US Marine Corp của Mỹ tại VN (Ghi chú: QLVNCH có 3 quân chủng: Hải Lục Không Quân, còn Mỹ có đến 4 quân chủng, thêm TQLC. Như vậy TQLC MỸ là quân bộ chiến tinh nhuệ nhứt, trên thế giới chỗ nào khó khăn nguy hiểm nhứt, Mỹ đưa TQLC đến trước. Trên hàng không mẫu hạm Mỹ luôn có TQLC...).

                Về phía CSBV, chúng đưa 4 Sư đoàn chính quy thiện chiến: 304 - 320 - 324 - 325 vào thung lũng Khe Sanh, bao vây vòng trong với Sư đoàn 304 và 325, vòng ngoài với 2 Sư đoàn 320 và 324. Ngoài ra, quân CSBV còn có Trung Đoàn độc lập 270 - 5 Trung đoàn Pháo binh với 122 khẩu: trung đoàn 16 - 45 - 84 - 204 - 675 sử dụng pháo 152 ly, 130 ly, 105 ly, 100 ly và hỏa tiển 122 ly... 1 Trung Đoàn Công binh, 1 Tiểu đoàn Công binh độc lập, 1 Tiểu đoàn Truyền tin, Quân y...và nhiều đơn vị địa phương...

                SO SÁNH CỨ ĐIỂM CHIẾN LƯỢC KHE SANH 1968 & ĐIỆN PHỦ PHỦ 1954

                Hai cứ điểm Khe Sanh năm 1968 và Điện Biên Phủ 1954 có nhiều điểm tương đồng và cũng có những điểm dị biệt nhỏ:

                * - Khi Đại Tướng De Lattre De Tassigny Tổng Tư Lệnh Quân Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương chưa qua đời, ông cũng có ý tưởng thành lập 1 cứ điểm lớn ở vùng sơn cước, thượng du miền Bắc để "dụ", thu hút quân Việt Minh cộng sản đến bao vây để quân Pháp dùng phương tiện chiến tranh vượt trội hơn cộng quân như không quân và pháo binh để "diệt gọn". Khi Đại Tướng Henri Navarre thay thế De Lattre, ông đã thực hiện kế hoạch xây dựng một tập đoàn cứ điểm tại lòng chảo Điện Biên Phủ với 2 mục tiêu: thứ nhứt, thu hút cộng quân đến chiến trường quân Pháp chọn sẵn như là giăng bẫy để dễ tiêu diệt. Mục tiêu 2 là giải tỏa được áp lực địch vì VMCS quyết đánh chiếm vùng Luang Prabang - Thủ Đô Lào và các tỉnh miền thượng du Bắc Việt. Đúng với tiên đoán của Pháp, quân VMCS lập tức bị thu hút, đưa đại quân đến bao bây khi cứ điểm chiến lược Điện Biên Phủ đang ồ ạt đưa quân tới bố phòng. Hướng Bắc với tiền đồn Gabrielle, hướng Nam - Isabelle, Tây Bắc - Anne Marie & Huguette, Đông Bắc - Beatrice & Dominique, Đông - Eliane, Tây - Francoise & Liliane, Tây Nam - Claudine & Junon , Bộ Chỉ Huy - PC ở Trung Tâm, cạnh bờ sông Nậm Rốn


                (H: phóng đồ phòng thủ của ĐBP với các tiền đồn và PC).

                Tại thung lũng Khe Sanh, CSBV có kế hoạch dùng nơinày thu hút sự chú ý của quân Mỹ khi cộng quân lợi dụng hưu chiến Tết Mậu Thân - năm 1968 mở chiến dịch Tổng Công Kích & Tổng Nổi Dậy Tết Mậu Thân - 1968 tại nhiều tỉnh thành quan trọng của VNCH. Vì vậy, cộng quân cũng đã chuẩn bị địa thế kỹ lưỡng vùng thung lũng Khe Sanh nhằm giấu ém quân, lương thực, vũ khí... chúng đã bí mật thực hiện trước vô số hầm hố, địa đạo trong rừng sâu, hóc núi mà chưa bị tình báo Mỹ khám phá. Nhờ thế cộng quân dù bị dội hàng trăm ngàn tấn bom và bị 158,000 quả đạn pháo mà chúng vẫn còn khả năng chiến đấu, dù có bị thiệt hại nặng, sẽ được bổ sung ngay, không bị tiêu diệt như 1 số cấp chỉ quân Mỹ tiên đoán. Quấy phá và đánh chiếm cứ điểm Khe Sanh với bất cứ giá nào vì chúng có kế hoạch dương đông kích tây, yễm trợ cho các đơn vị trong chiến dịch Tổng Tấn Công và Tổng Nổi Dậy đánh vào hơn 100 thành phố, tỉnh lỵ, quận lỵ trên khắp Miền Nam VN... vào dịp hưu chiến Tết Mậu Thân 1968. Với mục đích chính trị, chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, CSBV còn đánh động tâm lý phản chiến của nhiều người dân Mỹ tại chính quốc. CSBV dùng chiến thuật dương đông kích Tây nhằm thu hút các giới chức cao cấp Mỹ và VNCH chú tâm vào mục tiêu Khe Sanh, mà sao lãng phòng vệ ở vùng khác, nhứt là nội thành. Không những mở mặt trận đánh lớn ở Khe Sanh, CSBV cùng lúc còn đánh nhiều nơi ở Vùng I, nhiều tiền đồn, thị xã của Kontum, Pleiku ở Vùng II Chiến Thuật, kể cả Bình Long, Phước Long của Vùng III và vùng biên giới Việt Miên của Vùng IV Chiến Thuật. Hơn nữa, cứ điểm chiến lược Khe Sanh được thiết lập, quân Mỹ cũng nhằm đương đầu với kế sách CSBV tấn chiếm các tiền đồn vùng địa đầu giới tuyến và đưa quân xâm nhập đánh chiếm các chiến trường khác. CSBV chuẩn bị kỹ càng địa thế vùng thung lũng Khe Sanh trước khi quân Mỹ đến.


                (H: Tướng De Castries và tất cả Bộ Chi Huy đầu hàng và bị bắt làm tù binh).

                Cộng sản chuyển quân và tiếp liệu bằng xe molotova qua Nam Lào đến đường số 9 và len lỏi vào rừng núi di chuyển quân đến thung lũng Khe Sanh vừa nhanh vừa gần. Chúng ta còn nhớ, chiến trường Điện Biên Phủ, cộng quân đã phải sử dụng đến 230,000 dân công dùng xe đạp thồ thay cho ô tô, vận chuyển mọi tiếp liệu từ xa đến qua các đèo núi chập chùng...

                * - Trấn giữ Điện Biên Phủ, quân Pháp sử dụng 16,200 quân, hơn gấp đôi số quân của Mỹ phòng thủ cứ điểm Khe Sanh, với 6 ngàn quân tinh nhuệ của Sư Đoàn 3 TQLC Mỹ. Tại lũng Khe Sanh còn có xã Khe Sanh, chỉ cách có 3 cây số, thuộc quận Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị có đầy đủ cơ sở chánh quyền. Ngoài ra, vùng này còn có 1 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân QLVNCH, 1 Trại LLĐB lớn với hàng ngàn quân (CIDG). Xa hơn 1 chút có Trại LLĐB Lang Vei cũng là một tiền đồn lớn. Gần Lang Vei và ở đường số 9 Nam Lào có căn cứ quân sự lớn và Trại LLĐB Ban Houei Sane của quân Hoàng Gia Lào, thường cùng phốí hợp bảo vệ an ninh vùng cứ điểm chiến lược Khe Sanh. Cấp chi huy cao nhứt ở Điện Biên Phủ là Đại Tá Chistian de Castries và 5 Trung Tá: André Trancart - Tiles Gucher - Pierre Langlais - André Lalande - Charles Piroth... Bên phiá Việt minh cộng sản với Võ Nguyên Giáp - Hoàng Văn Thái - Lê Trọng Tấn - Chu Huy Mân - Vương Thừa Vũ - Hoàng Minh Thảo - Lê Quảng Ba - Song Hào... Khi cộng quân siết chặt vòng vây, pháo kích ngày đêm làm cho 2 sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm gần như bất khiển dụng. Để kích động tinh thần cấp chỉ huy và quân nhân các cấp đang chiến đấu gian khổ tại mặt trận Điện Biên Phủ, gần như tất cả chiến sĩ đều được thăng 1 cấp. Đại Tá De Castries được vinh thăng tại mặt trận lên Thiếu Tướng mà phải thả dù "lon" 1 cặp 2 sao xuống (Pháp không có tướng 1 sao như Mỹ) và quyết định thăng thưởng của De Castries cũng như 5 Trung Tá lên Đại Tá và nhiều cấp khác... Ngoài ra, quân Pháp còn thả dù thức ăn, rượu sâm banh để tổ chức rửa lon và tiệc ăn mừng thăng cấp. Địa thế Điện Biện Phủ là một khu lòng chảo, tương đối bằng phẳng có dân cư sinh sống, dài 15 cây số, ngang 5 cây số, có 2 sân bay và có con sông Nậm Rốn chạy giữa thung lũng suốt chiều dọc. Pháp bố trí 5 khu phòng thủ Đông Tây Nam Bắc và khu Trung tâm (PC) - Bộ Chỉ Huy của cứ điểm Điện Biên Phủ ở khu trung tâm, có 1 đại độ xe tăng 18 tấn - Chaffee của Mỹ và thiết giáp. Một đội máy bay 14 chiếc (7 khu trục, 6 liên lạc L.19 và 1 trực thăng), 1 đội xe vận tải 200 xe 10 bánh GMC và các loại xe nhỏ khác... Ngoài ra, cứ điểm Điện Biên Phủ có 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu và có thêm 4 khẩu 155 ly), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn quân y...Trong khi đó cứ điểm chiến lược Khe Sanh nằm trên đồi, địa thế chật hẹp, dài chừng vài cây số và chiều ngang còn hẹp hơn, chỉ có 1 phi trường Ta Con và có nhiều tiền đồn, các Trạị Lực Lượng Đặc Biệt ở ngoại vi, gần cứ điểm Khe Sanh. Quân Pháp sử dụng chưa tới 5,000 tấn bom với các phi cơ cánh quạt cổ lổ xỉ của thế chiến 2 do Mỹ viện trợ. Tại Khe Sanh, Mỹ sử dụng trên 1 trăm ngàn tấn bom với các pháo đài bay khổng lồ chiến lược xuất phát từ các căn cứ không quân chiến lược: Guam - Okinawa - Thái Lan. Được biết, lúc bấy giờ, sau Đệ Nhị Thế Chiến, quân và dân Pháp còn nghèo vì nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, cho nên hầu hết quân trang, quân dụng, vũ khí, đạn dược, máy bay, chiến xa, chiến hạm kể cả tiền bạc, quân Pháp phải xin Hoa Kỳ cung cấp, viện trợ khoảng 80% chiến phí. Trong chiến trường Điện Biên Phủ có sự tiếp giúp của 37 phi công Mỹ và có 2 phi công Mỹ hy sinh. Bên đối phương, CSBV (hay VMCS) cũng có nhiều cố vấn Tàu cộng và Liên Sô đến trợ chiến.

                * - Tính từ ngày chiến trường Điện Biên Phủ bùng nổ, 13.3.54 đến 7.5.1954 là ngày Điện Biện Phủ kéo cờ trắng đầu hàng, quân Pháp còn sống sót 11,721 (kể cả thương binh) và toàn thể Bộ Chỉ Huy của Tướng Đe Castries đều bị bắt làm tù binh, trong đó có gần 1 ngàn chiến sĩ Quân Đội Quốc Gia VN cùng chung số phận. Về tổn thất nhân mạng, quân Pháp chết trên dưới 2 ngàn, gần 2 ngàn quân mất tích, khoảng 6 ngàn thương binh. Quân CSBV chết trên dưới 8 ngàn khoảng 15 ngàn bị thương... (H: Việt Minh cộng sản - VMCS chiếm Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954). Còn cứ điểm chiến lược Khe Sanh, quân Mỹ chết 1,500 quân và 8 ngàn bị thương...Di tản chiến thuật bằng máy bay an toàn thoát ra khỏi địa ngục trần gian Khe Sanh.

                NHẬN ĐỊNH CHUNG:

                Trước ngày 21.1.1968, nhiều sư đoàn quân chánh quy CSBV (từ 2 đến 3 sư đoàn) lần lần xuất hiện quanh cứ điểm chiến lược Khe Sanh dù quân Mỹ tung ra nhiều cuộc hành quân tìm và diệt địch ở vùng thung lũng Khe Sanh với ý đồ thiết lập cứ điểm chiến lược nơi đây. Quân Mỹ còn mở cuộc hành quân không tập quy mô Niagara phải sử dụng không tập bằng hàng chục pháo đài bay chiến lược B52 từ căn cứ xa như Guam hoặc Okinawa hay Thái Lan bay đến oanh kích dữ dội. B52 trải thảm bom xuống các vùng rừng núi kế cận vây quanh cứ điểm chiến lược Khe Sanh trước khi cộng quân siết chặt vòng vây "nhốt" 6 ngàn quân tinh nhuệ TQLC Mỹ trong cứ điểm này. Đến ngày 9.7.1968 cộng quân hoàn toàn làm chủ căn cứ chiến lược Khe Sanh. Quân trú phòng đã di tản chiến thuật, rút hết ra khỏi Khe Sanh từ ngày 5.7, ngày 9.7.1968, cộng quân dựng cờ tại sân bay Ta Con (Khe Sanh).

                Với trận đánh khốc liệt dai dẳng trên dưới 6 tháng và số tử vong cao nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam mà quân Mỹ đã gặp phải tại Khe Sanh Combat Base: 1,500 chết và hơn 8 ngàn bị thương. Quân Mỹ tham chiến tại chiến trường Khe Sanh lên đến 45 ngàn quân (theo Wikipedia) với các đơn vị thiện chiến sừng sõ Sư Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 1 Không Kỵ, đơn vị 7 Không Quân (US Seventh Air Force), đại đơn vị III US Marine Amphibiouys Force... Các nhà báo và các nhà quan sát thời cuộc so sánh trận chiến khốc liệt tại Cứ Điểm chiến lược Khe Sanh - Khe Sanh Combat Base, như là một Điện Biên Phủ thứ 2. Việt Minh (CSBV) đã chiến thắng quân viễn chinh Pháp năm 1954 tại lòng chảo Điện Biên Phủ, đi đến ký kết Hiệp Ước Đình Chiến Quốc Tế tại Genève-Thụy Sĩ ngày 20.7.1954, kết thúc chiến tranh Đông Dương (Việt - Miên - Lào). Căn cứ chiến lược Khe Sanh, năm 1968, không bị thất thủ như căn cứ chiến lược ở khu lòng chảo Điện Biên Phủ, năm 1954. Vì không lực của Quân đội Mỹ là một không lực hùng mạnh vĩ đại nhứt thế giới, ngăn chặn được chiến thuật biển người cố hữu của quân cộng sản ở mọi nơi như trận chiến Cao Ly , năm 1950 - 1953, trận Điện Biên Phủ năm 1954...Nhưng, CSBV cũng đạt được quyết tâm chiếm được Khe Sanh dù phải trả giá đắt. Và quân Mỹ sử dụng kế hoạch di tản chiến thuật thành công, không bị thất thủ nhục nhã như quân Pháp năm 1954. Từ sự bỏ ngõ Căn Cứ Khe Sanh, Mỹ cũng kết thúc chiến tranh Việt Nam bằng Hiệp Định Quốc Tế Paris ký ngày 27.1.1973. Sau đó quân CSBV không thi hành, không tôn trọng chữ ký của họ, CSBV xé bỏ Hiệp Định Paris 1973, đưa róc toàn thể lực lượng quân chánh quy của chúng vào xâm lược Miền Nam VN, chính thể và lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa bị CSBV cưỡng chiếm từ ngày 30.4.1975.

                KẾT LUẬN

                Năm 1954, quân viễn chinh Pháp để thất thủ cứ điểm chiến lược Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954 lúc Hội Nghị Quốc Tế Genève tại nước Thụy Sĩ đang bàn bạc sôi nổi "cò kè bớt 1 thêm 2" đến hồi phải kết thúc hội nghị về chiến tranh Đông Dương mà quân Pháp đang sa lầy. Nếu quân Pháp thắng Việt minh cộng sản ở lòng chảo Điện Biên Phủ, Pháp còn ở thế thượng phong đòi hỏi cho mình nhiều điều lợi hơn. Pháp còn sức để giải quyết các cuộc trường kỳ kháng chiến dành độc lập của các nước Bắc Phi: Algérie - Maroc - Tunisie cũng đến hồi quyết liệt. Các nước thuộc địa khác của Pháp ở Phi Châu cũng đang học bài học Đông Dương, rục rịch dương cao ngọn cờ đòi chủ quyền độc lập. Đến năm 1960 Pháp phải rút lui trao trả độc lập cho 17 nước Phi Châu và năm 1967 Pháp trả độc lập cho tất cả các nước thuộc địa còn lại.
                Nếu VMCS thắng, tất nhiên họ chủ động giành phần thắng cho phe mình, Pháp phải chấp nhận những điều thua thiệt ký nhanh. Vì đã để thất thủ cứ điểm chiến lược Điện Biên Phủ, Pháp phải giải quyết cho xong vấn đề Đông Dương nên Pháp đã đặt bút ký vào Hiệp Định Quốc Tế Genève ngày 20.7.1954. Và chia đôi đất nước Việt Nam tại vỹ tuyến 17, lấy dòng sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị làm cái mốc chia cắt hai miền đất nước Việt Nam thành 2 vùng đất nước có chủ quyền, chính thể Quốc Gia và cộng sản hoàn toàn khác biệt. Thực dân Pháp qua Hiệp Định Genève phải rút toàn thể quân viễn chinh về mẫu quốc để kịp đối phó với chiến trường Bắc Phi đang quyết liệt. VMCS đang trên đà chiến thắng ở Miền Bắc, nhưng không thể chiến thắng nhanh được các chiến trường miền Nam, nên CSBV ký ngay với âm mưu và có kế hoạch sẽ thôn tính Miền Nam sau. CSBV đã tọai nguyện vào ngày 30.4.1975 đã chiếm toàn thể lãnh thổ Miền Nam Việt Nam.
                Quân Mỹ để mất cứ điểm chiến lược Khe Sanh 1968 cũng giống như Pháp thất thủ Điện Biên Phủ 1954, Mỹ cũng đạt được ký kết Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973 "phủi tay" trách nhiệm ở chiến trường Việt Nam, rút hết quân về nước trong danh dự và nhận lại tất cả tù binh Mỹ bị CSBV bắt giữ. CSBV sớm muộn gì cũng sẽ chiến thắng vì quân Mỹ rút hết ra khỏi VN và cắt đứt mọi viện trợ cho VNCH thì chắc chắn chính thể VNCH phải "tắt thở" một ngày nào đó và ngày đó là ngày 30.4.1975. @

                Người viết: Trần Văn Ngà

                Comment



                Hội Quán Phi Dũng ©
                Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                website hit counter

                Working...
                X