Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hội-Ngộ KQ VNCH Phi-Đoàn 431 Phượng Long

Collapse
X

Hội-Ngộ KQ VNCH Phi-Đoàn 431 Phượng Long

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hội-Ngộ KQ VNCH Phi-Đoàn 431 Phượng Long

    HÌNH ẢNH VÀ SINH HOẠT
    HỘI-NGỘ KHÔNG QUÂN VNCH
    PHI-ĐOÀN 431
    PHƯỢNG-LONG
    VẬN TẢI CƠ C-7A CARIBOU



    Gia đình Không Quân VNCH, Phi-đoàn 431, Phượng Long, C-7A Caribou đã tổ chức cuộc Hội-Ngộ Kỳ 2, ngày 22, 23 và 24 tháng năm, 2015, tại Santa Cruz, bắc California. Đây là cuộc họp mặt với tính cách gia đình Phi đoàn 431, cùng nhân viên Phi Đạo 431 và một số thân hữu Không Quân bạn.

    Buổi họp mặt bao gồm cả hai thành phần: nhân viên phi hành của Phi đoàn 431 và Phi đạo 431 gồm các chuyên viên kỹ thuật, sửa chữa và bảo trì phi cơ C-7A Caribou thuộc phi đoàn 431.



    HÌNH ẢNH: Các cựu nhân viên phi hành của phi đoàn 431, cựu Trung tá NGUYỄN VIẾT XƯƠNG, phi đoàn trưởng phi đoàn Phượng-Long (mặc quân phục phi hành, áo lạnh KQ, đứng phía sau bên phải cựu Thiếu tá NGUYỄN THÀNH CƯ (người ngồi xe lăn). Cựu Thiếu tá NGUYỄN VĂN SÁU (Trưởng ban tổ chức, mặc áo Vest cà vạt, đứng bên phải Thiếu tá Cư). Nửa bên phải là các cựu nhân viên phi hành và kỹ thuật của Phi đoàn 431. Bên trái là các phu nhân của các nhân viên Phi đoàn 431. Cựu Th/s Châu (người thứ tư bên phải) Trưởng toán kỹ thuật phi-đạo 431.

    Thành Giang tác giả bức tranh C-7A Caribou, danh hiệu Papa Kilo 384, đây là chiếc phi cơ kỷ niệm của Chiến tranh Việt nam, Chuyến bay cuối cùng của cựu Đại úy VÕ THÀNH ÚT, cựu Thiếu úy NGUYỄN VĂN BỘ và cựu Cơ phi THÀNH GIANG đã bay chiếc phi cơ PK 384 ra khỏi nước Việt nam, ngày 29-4-1975. Chiếc phi cơ này đã được nhắc nhở trong các bài sử liệu “Sài Gòn Giẫy Chết, hay Saigon Death Struggle” của Thành Giang, McBlan Lee, đã được đăng tải năm 2001, và đã được đăng trên các Diễn đàn và youtube. Chiếc phi cơ C-7A Caribou PK-384 của bức tranh, chiều dài 5 mét, đã bay từ Thành phố Houston, đến Santa Cruz, California, được trưng bày trong ngày HỘI NGỘ Kỳ II của PHI ĐOÀN 431, PHƯỢNG-LONG, C-7A CARIBOU.



    HÌNH ẢNH: (từ trái sang phải) cựu Thiếu úy Lê Quang Hồng, cựu Trung tá Nguyễn Viết Xương, cựu Thiếu úy Phạm Trung Vân, cựu Trung úy Đổ Hội An, và cựu Cơ phi Vận tải C-7A Caribou Thành Giang.





    HÌNH ẢNH: Huy hiệu của 3 phi đoàn vận tải cơ C-7A Caribou




    HÌNH ẢNH: Đoàn phụ nữ “Lái Phi Công C-7A Caribou” của phi-đoàn 431, Phượng Long. Chụp ảnh lưu niệm với chiếc C-7A Caribou.

    THÀNH LẬP CÁC PHI ĐOÀN C-7A CARIBOU.

    Phi đoàn Phượng Long 431, C-7A Caribou đã được thành lập vào tháng 6, năm 1972, tại Căn cứ Phù Cát. Ban Tham Mưu phi đoàn đã chọn ngày 1 tháng 7, 1972 làm ngày sinh nhật của phi đoàn 431, trùng với ngày sinh nhật của Không Lực VNCH vào ngày 1 tháng 7 hàng năm.

    Cả 3 phi đoàn C-7A Caribou, đều được Không quân Hoa kỳ bàn giao phi cơ và thành lập tại Căn cứ Phù Cát, tỉnh Bình Định là: Phi đoàn Thần-Long 427, được thành lập vào tháng 2, năm 1972. Do Thiếu tá Cung Thăng An làm phi đoàn trưởng, thiếu tá Nguyễn Viết Xương, phi đoàn phó, Đại úy Phạm Văn Cần Trưởng phòng hành quân. Danh hiệu phi đoàn là THẦN-LONG 427, danh hiệu phi cơ Y, Yankee.
    Tháng Tư, 1972. Phi đoàn C-7A Caribou thứ hai, Sơn-Long 429 được thành lập, Tr/t An Phi đoàn trưởng, Tr/t Xương Phi đoàn phó. Danh hiệu phi cơ G, Golf.

    Th/t Cần đảm trách Phi đoàn trưởng phi đoàn Thần Long 427, Th/t Đạm PĐP. Vào tháng 6, 1972, phi đoàn Thần Long 427 di chuyển ra Đà Nẳng, đảm trách việc tiếp tế tiền đồn của Vùng I Chiến Thuật. Th/t Cần được vinh thăng Trung tá.
    Đến tháng Sáu, 1972. Phi đoàn Phượng Long 431 được thành lập, do Tr/t Nguyễn Viết Xương làm PĐT, Th/t Huỳnh Ngọc Nghiã PĐP, Th/t Nguyễn Đình Thảo TPHQ. Tháng 11, năm 1972, phi đoàn 431 Phượng-Long rời Căn cứ Phù Cát, về đồn trú tại Căn cứ Tân Sơn Nhứt. Thuộc Không đoàn 33 Chiến Thuật, Phi đoàn 431 toạ lạc nơi văn phòng cũ của phi đoàn 415, Thanh Long, C-47 đã giải tán cuối năm 1972. Sáu tháng, sau khi Phi đoàn Phượng-Long 431 rời Căn Cứ Phù Cát, phi đoàn Sơn Long 429 cũng di chuyển về và đóng tại Căn cứ Tân Sơn nhứt, Sài gòn. Cùng trực thuộc Không đoàn 33 Chiến Thuật. Ban Tham Mưu phi đoàn Sơn-Long là: Trung tá Cung Thăng An, phi đoàn trưởng, Thiếu tá Kiểm phi đoàn phó và Thiếu tá Thái TPHQ.

    NHỮNG TỔN THẤT CỦA CÁC PHI ĐOÀN C-7A CARIBOU, THUỘC KL VNCH

    Trong ba năm các phi đoàn Vận tải cơ C-7A, Caribou của KL VNCH: Thần-Long 427, Sơn-Long 429 và Phượng-Long 431, cùng hoạt động và đã thực hiện rất nhiều phi vụ: tiếp tế chiến cụ, quân trang quân dụng, thực phẩm, thuốc men cho hơn 100 tiển đồn của QL VNCH dọc theo biên giới Việt nam và các nước láng giềng, những căn cứ hiểm hóc, nằm trong rừng sâu hay những đồi núi hẻo lánh. Ngoài các nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường. 3 phi đoàn vận tải cơ C-7A Caribou còn phải thực hiện nhiều phi vụ tải thương, di tản, thả dù, đổ quân và nhiều nhiều phi vụ bình thường, chuyên chở hành khách quân đội và dân sự trên toàn cõi nước Việt Nam Cộng Hòa.

    Hơn 3 năm hoạt động không vận trong chiến tranh Việt nam 1972-1975. Với kết quả của những tổn thất nhân mạng và phi cơ của 3 phi đoàn C-7A Caribou, KL VNCH như sau:

    I. PHI ĐOÀN THẦN-LONG 427:

    1. Một phi hành đoàn Mất tích, Tr/u Phạm Tường Phương TPC và 4 nhân viên phi hành đã bị mất tích, không tìm thấy xác nhân viên và phi cơ.
    2. Một phi cơ bị trúng đạn phòng không 12.7 ly, phi cơ hư hại, đáp an toàn xuống Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cơ phi Đoàn Hữu Hiền bị trọng thương và giải ngũ.

    II. PHI ĐOÀN SƠN-LONG 429:

    1. Tr/u Hùng TPC: bay VIP, chuyên chở phái đoàn của tướng Phong, cất cánh ở phi trường Tuy Hoà trong thời tiết xấu, cánh phi cơ tán vào đọt dừa, làm crash, Tướng Phong, Tr/u Hùng và cơ phi Tuấn tử thương. Chiếc phi cơ này đã mượn của phi đoàn 431.
    2. Tr/u Đoàn Thế Hảo TPC: cất cánh phi trường An Thới, đảo Phú Quốc. Trong tình trạng một động cơ hư hỏng, tắt một máy lúc cất cánh, phi cơ rơi xuống bờ biển nước cạn. Tr/u Hảo và vài hành khách tử thương.
    3. Tr/u Mậu TPC: chở hòm, cất cánh gió ngang ở phi trường Qui Nhơn, phi cơ bị gió tạt, chạy ra ngoài phi đạo lúc cất cánh, phi cơ hư hại, nhân viên phi hành bình an.
    4. Tru/úy Toản TPC: Phi vụ tiếp tế tiền đồn, đáp phi trường Hà Thanh, làm crash, phi hành đoàn bình an, phi cơ bị phá hủy.
    5. Trung úy BẢO RÂU TPC: đáp bụng, không bánh đáp ở phi trường Bình Thủy, phi hành đoàn và hành khách vô sự.
    6. Đại úy Trọng TPC: phi vụ cầu không vận đổ biệt kích quân, đêm khuya, trong trận đánh Ban Mê Thuột, đã đáp trên phi đạo tiền đồn Nhơn Cơ, Ban Mê Thuột, không đèn. Giới hữu trách đã sáng chế, dùng đèn của hai chiếc xe jeep rọi mặt phi đạo, phi cơ làm crash trên ngọn đồi thông, 4 nhân viên phi hành và 25 biệt kích quân thiện chiến của Sư đoàn 23 Bộ binh đều tử vong.

    III. PHI ĐOÀN PHƯƠNG-LONG 431:

    1. Trung úy Đỗ Hội An TPC, biệt đội C-7A Caribou, biệt phái Bình Thủy, Vùng IV Chiến thuật, cất cánh ở Vĩnh Bình, phi cơ bị bắn trúng 21 viên đạn, động cơ phải trúng đạn, chảy dầu, hoa tiêu xuôi cờ bay một máy, lết về và đáp an toàn ở phi trường Bình Thủy, hành khách và phi hành đoàn bình an.

    2. Tr/u Lê Văn Thanh TPC: Cất cánh một động cơ trong ngày di tản tại phi trường Tân Sơn Nhứt, phi cơ không thể đề nổ máy thứ hai. Phi trường bị pháo kích. Tr/u Thanh phải cất cánh di tản một động cơ, đông đảo hành khách. Phi cơ không thể bay lên không được, phi công thắng gấp, phi cơ chạy quá đà đâm đầu vào hàng rào phi trường Tân Sơn Nhựt, Tr/u Thanh và vài hành khách bị thương nhẹ.



    PHI ĐOÀN PHƯỢNG LONG 431 GHI ƠN CÁC CỰU CHIẾN SĨ PHI-ĐẠO 431.


    Trong 3 năm cùng hoạt động, chuyển vận hàng không trong chiến tranh Việt nam của 3 phi đoàn như nhau. Phi đoàn Phương-Long 431 rất may mắn, đã có được ba yếu tố để tồn tại: Đã may mắn không bị cộng quân bắn trúng trên chiến trường, các hoa tiêu và phi hành đoàn bay an toàn và phải kể đến công trạng lớn lao nhứt của những anh em kỹ thuật của Phi đạo 431. Những người đã sửa chữa, bảo trì và chăm sóc các phi cơ Caribou rất kỹ lưỡng, đã giữ cho phi cơ trong tình trạng tốt, hai động cơ lúc nào cũng hoàn hảo. Đã nhiều lần các Phi hành đoàn của Phi đòan 431 đã bay trong các phi vụ hiểm nghèo, vào vùng đất chết như: Tống Lê Chân, Sông Bé, Đức Phong, Đồng Xoài... Các phi hành đoàn của phi đoàn 431, Phượng-Long đã trở về hậu cứ an toàn, dưới những làn mưa pháo tan tành của cộng quân. Họ đã may mắn có được 3 yếu tố cho sự tồn tại: Sự may mắn phi cơ không bị bắn trúng (người Không quân gọi là TRỜI CHE), Hoa tiêu và phi hành đoàn bay cẩn thận và tình trạng phi cơ hoàn hảo. Để trở thành một phi đoàn không có tang chế và nước mắt với quân số toàn vẹn 100% sau cuộc chiến.

    Cựu Trung tá Nguyễn Viêt Xương vô cùng xúc động đã ngỏ lời cám ơn Ban Tham Mưu và những nhân viên tài năng của Phi đạo 431, qua người đại diện là cựu Th/s Phạm Văn Châu, cư ngụ ở Houston, 73 tuổi, ông là người rất quen thuộc của phi đoàn 431, ông đã đích thân điều khiển và trông nom 22 chiếc vận tải cơ C-7A Caribou của Phi đoàn Phương-Long 431, ông đã hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp, lúc nào cũng đặt các phi cơ trong tình trạng hữu dụng và hoàn hảo, trong điều kiện bay an toàn.
    Các nhân viên phi hành của Phi Đoàn Phương-Long 431 đã di tản sáng ngày 29-4-1975. Không thể quên ơn Th/s Châu, người đã bảo trì và biết chắc chắn những chiếc phi cơ nào hữu dụng, bay được, an toàn để di tản, và rời khỏi nước Việt nam. Chính ông là người đã lái chiếc xe Honda, chạy một vòng trên phi đạo dưới làn mưa pháo, kêu gào và ra hiệu cho các phi hành đoàn những chiếc phi cơ khả dụng, đầy đủ xăng nhớt, bay được và an toàn. Nhờ vậy, những phi vụ di tản ngày 29-4-1975 của phi đoàn 431 bình an vô sự và họ may mắn sống hạnh phúc ở hải ngoại ngày hôm nay. Việc làm ngoại hạng của Th/s Châu cũng đã được tác giả Thành Giang nhắc nhở trong bài sử liệu Chiến tranh Việt nam Sài Gòn Giẫy Chết hay Saigon Death Struggle.
    Ngoài việc Th/s Châu đại diện Phi-đạo 431, ghi nhận lời tri ân của cựu Tr/t Xương, ông là người đã trực tiếp điều hành việc bảo trì phi cơ C-7A Caribou của phi đoàn 431. Phải kể đến những Nhân viên Tham mưu Phi Đạo 431 ưu tú khác. Những nhân viên tài năng, thâm niên trên 10 năm phục vụ cho KL VNCH, nhiều kinh nghiệm trong việc bảo trì phi cơ vận tải: Chuẩn uý Dương, Th/s I Khải... và đặt biệt phi đoàn 431 đã ghi ơn Tr/s I Lý Ứng,(Virgnia) một ông “vua” sửa chữa động cơ C-7A Caribou. Chính nhờ bàn tay khéo léo, nhiều tài năng của ông, Chưa có một chiếc phi cơ nào của phi đoàn Phượng Long 431 chết máy trên không.
    Toàn bộ Nhân Viên Phi Hành của Phi đoàn 431 chân thành cảm ơn sự đóng góp tài năng của toàn thể anh em kỹ thuật của Phi-đạo 431, đã phục vụ hoàn hảo cho phi đoàn 431 và đất nước Việt nam Cộng hoà trong thời gian Chiến tranh Việt nam khốc liệt.

    Thành Giang.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X