Thông báo

Collapse
No announcement yet.

40 năm sau ngày 30-4-75

Collapse
X

40 năm sau ngày 30-4-75

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • 40 năm sau ngày 30-4-75

    Vượt biển, Vượt biên. 40 năm sau.

    Sơn Dương 08



    Chủ đề của bài viết này là: Vượt biển, Vượt biên. Xưa và nay.

    Xưa và nay? Xa xưa 40 năm về trước dân VN thì không ai xa lạ với chuyện vượt biển vượt biên. Nhưng ngày nay là thế nào? Nay đã là năm 2015 rồi, đã 40 năm rồi.
    Năm nay 2015, cả 2 bên thắng và thua trận vào năm 1975 đều kỷ niệm 1 cách đặc biệt 40 năm ngày Giải phóng miền Nam / Nam VN sa vào tay của CS, mở đầu cho cuộc đào thoát khỏi VN để đi tìm tự do. Những cuộc đào thoát bắt đầu từ thời điểm 30-4-75. Tiếp theo đó là những năm vượt biển (bằng thuyền) hay vượt biên (đường bộ) ra khắp vùng Đông Nam Á của người miền Nam và có 1 số ít hơn dân miền Bắc. Hình ảnh của những chiếc ghe nhỏ mong manh hay những chiếc tàu sông nhưng ngu ngơ đi ra biển sau khi đã giao nạp cho chính quyền CSVN trung bình cả chục cây vàng cho 1 đầu người đã đánh thức lương tâm của cả thế giới, đặc biệt những giống người mê muội trước đây phải tỉnh ngủ,ví dụ như JP Sartre, Joan Baez, vv…

    Hậu quả trước mặt của những năm vượt biên đều có lợi cho cả 2 phía. Phia vượt biên ‘được tiếng’ là: tuyền là những phần tử phản quốc, cặn bã xã hội, thành phần đĩ điếm ôm chân đế quốc Mỹ. Tiếng thì ‘xấu xa’như thế, nhưng họ đã đổi mạng sống để được 1 cuộc đời thăng hoa trong tự do dân chủ nơi xứ người. Phia cầm quyền thì được cả chì lẫn chài: được tiếng là ‘khôn ngoan’ (hay mọi rợ) tống khứ được những rác rưới ‘không xứng đáng với tổ quốc XHCN’. Nhẹ đầu và rảnh tay, đồng thời cũng thu hoạch không biết cơ man nào là vật chất: vàng bạc và nhà của tài sản của những chuyến vượt biên bán chính thức của người Việt gốc Hoa. Vàng bạc của những chuyện vượt biên ‘chui’ dùng để ‘mua bãi’.
    Những người vượt bien càng chậm chân trong khoảng cuối thập niên 80 đã phải trăm cay nghìn đắng, liều mạng vượt biên chống chọi với giông bảo và hải tặc xong, lại phải vượt qua được cửa ải của những màn thanh lọc ở các trại tị nạn để đích xác được đến bên bờ tự do Tây phương cực lạc. Không qua được ải trại tị nạn, thì lại phải hồi hương trở về VN. Phong trào vượt biên tàn lụi dần theo năm tháng, và cũng theo sự an bài của các quốc gia ở phương Tây. Những cuộc vượt biên không còn được nghe nói đến từ sau khoang 1990. Nhất là sau thời gian VN đuoc rêu rao đã mở cửa.

    Nhưng không nghe nói đến, thì có thực sự là dân VN không còn vượt biên. Bây giờ CHXHVN đã mở cửa, đã ‘tư bản’, đã ‘thị trường’ , thành phố nguy nga, Honda đây đường. VN giờ đây ‘gì cũng có’, thì còn lý do gì để người dân còn nghĩ đến chuyến vượt biển vượt biên?
    Theo tôi, thì các cuộc vượt biên vẫn tiếp diễn. Tiếp diễn đều đặn, và tiếp diễn theo nhịp đó gia tăng theo thời gian, càng ngày càng gia tăng. Lẻ tẻ có, chậm rãi có, và ổ ạt cũng có. Tùy theo nhiều hoàn cảnh và thời gian, khả năng tài chánh của người vượt biên.

    Lấy ví dụ như trong thập niên 2000, người Việt ở Úc còn nhớ đến con tàu Hào Kiệt đã cặp bến (Xmas Island) mang theo (40 thuyền nhân) và sau đó, trên (30 người) đã được cấp Visa tị nạn. Gần đây hơn là những boat people cũng cặp bến (Norfolk & Xmas Islands) song song với các chuyên tàu của dân Một Răng Một Rắc (Iran Iraq,…) Afhghan. Ngay thời điểm 2015 nầy, 1 số khá đông người Việt đã được cấp Visa tạm để ra ngoài tạm sống đời bình thường ở các vùng khác nhau của đất Uc, ở Melbourne thì các vùng Springvale, Frankston và các vùng Footscray, St Albans, vv…
    Trong năm 2012, chỉ 50 thuyền nhân Việt cập bến bờ Úc. Nhưng 6 tháng đầu năm 2013, con số này vượt quá 700 bao gồm 498 đàn ông, 96 phụ nữ và 106 trẻ em. Gần đây nhất, giữa tháng 4/2015, vừa có khoảng 50 thuyền nhân VN bị trả lại cho VN.

    Nhưng đây chỉ là những con số nhỏ thuyền nhân vượt biển. Chủ đề của bài viết này là ‘vuợt biên’ và những đoàn người vượt biên vượt biển được đề cập đến là những nhóm người rời bỏ VN theo con đường chính thức bằng phi cơ, để vượt biên giới sang các quốc gia Á châu, Âu châu, Mỹ châu trong thập niên gần đây. Ho gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, đi ồ ạt hơn, đi từng chuyến phi cơ, đi theo kế hoạch, lớp lang, tổ chức ngăn nắp, trật tự, sang trọng hơn, va rủng rỉnh tiền bạc hơn. Họ được nhà nước cấp giấy tờ hẳn hoi, để đến những quốc gia tùy họ lựa chọn trước khi ra đi.

    Đó là các các cô dâu VN theo những người chồng Đài loan, Đại hàn, Trung cộng sang VN để ‘mua’ các cô gái VN? Nghèo khổ thì phải ra đi, viec đương nhiên, nhưng số không nhiều bằng số người ‘vượt biên’ đặc biệt của 1 giai cấp có học, hiểu biết và có khả năng tài chính. Đó là những đoàn sinh viên du học/du học sinh từ VN sang du học ở các nước Tây phương và cả các nước không Tây phương.
    Bài viết cũng không đồng hoá tất cả các sinh viên đi du hoc đều… vượt biên. Bài viết nêu ra cụ thể những con số đáng kể trong tổng số du học sinh đến học xong các chương trình tay nghề, cử nhân, thạc sĩ, vv… và sau đó không hồi hương trở về sinh sống, làm việc ở VN. Hoặc, không trở về cho đến khi họ mang quốc tịch của quốc gia như Úc Pháp, Mỹ.


    Bạn sẽ bảo: đâu phải muốn ở lại tại các xứ Tây phương là chuyện đương nhiên/ dễ dàng. Dĩ nhiên là không dễ. Nhưng ‘vấn để mấu chốt là có bao nhiêu du học sinh sau khi tốt nghiệp đã trở về để phục vụ cho quê hương đất nước XHCN VN? Nhiều yếu tố đưa đến việc không trở về. Trước tiên, ‘đất nước ta giàu có và dân tộc ta anh hùng’ chỉ là mớ chiêu bài lải nhải cho trẻ em trung tiểu học. Du học sinh sang đây ở vào tuổi nhận thức và tìm hiểu, thấy rõ được đâu là ‘phồn vinh giả tạo’ và đâu là ‘giả bộ phồn vinh’ nên nhận thức trở về hay không, họ có thể thấy rất rõ. Trừ phi người du học sinh đã có sẵn những vị trí chức vụ của gia đình, cha mẹ anh em đầy chức tước, quyền thế. ‘Giờ nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ. Trí tuệ không biết được xếp ở chỗ nào’.

    Thực tế cả những đảng viên quan chức, tỉnh ủy, huyện ủy, những người có chức tước quyền bính trong tay, một khi con em của họ đã sang đến đây du học, thì nhà cửa, đất đai hay những cơ hội để rửa tiền, đã được thực hiện dưới nhiều hình thức. Đề ngày mai đây, có ‘binh biến’ thì vợ con, gia đình họ cũng đã thường trú hay quốc tịch, Úc Pháp Mỹ, vv… và đã có nhà cứa cơ sở làm căn cứ an toàn.
    Theo Wikipedia, ‘Vượt biên’ thường được dùng để chỉ phương thức vượt biên giới của những người Việt đã dùng thuyền để vượt biển sang nước khác (thuyền nhân) hoặc vượt biên bằng đường bộ qua Thái Lan, Campuchia để xin tị nạn, sau biến cố 1975.

    Trong khung cánh của Úc Đại Lợi,
    Theo thống kê, hiện tại: có khoảng hơn 25.000 du học sinh Việt Nam đang du học tại Úc. Cho đến nay, đã có khoảng 40.000 du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp từ các trường đại học của Úc, trong đó có hơn 4.000 người đã nhận được học bổng của Úc.
    Câu hỏi được đặt ra trong số đó bao nhiêu sẽ ở lại chính thức tại Úc? Bao nhiêu sẽ ở lại ‘không chính thức’? Chưa nói đến Phap/US/ Canada, vv …..
    Một phúc trình cho biết số sinh viên Việt Nam hiện theo học ở Mỹ là 16.098 người trong niên khóa 2012-2013. Con số đó đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ 8 trong số các quốc gia có đông sinh viên hiện du học ở Mỹ va số sinh viên Việt Nam học tập và nghiên cứu tại Mỹ đứng đầu con số sinh viên nước ngoài từ khu vực Đông Nam Á.
    Theo Radio VOV (Voice of Vietnam), Bộ giáo dục và Đào tạo công bố con số sinh viên Việt Nam đi du học trong năm 2013 là 125.000, tăng 15% so với năm 2012. Va theo bài phân tích trên Monitor.Icef.com, hơn 90% sinh viên du học quốc tịch Việt Nam đều đi bằng con đường tự túc, khiến tổng số chi phí du học chiếm tới 1% GDP trong năm 2013.

    Top 10 điểm đến du học cho sinh viên Việt Nam trong năm 2013:
    1. Úc: 26.015 sinh viên (tăng 15.3% so với năm 2012)
    2. Mỹ: 19.591 sinh viên (tăng 25.8% so với năm 2012) (16098: 2012-13) – (16579 - 2013-14)
    3. Nhật: 13.328 sinh viên
    4. Trung Quốc: 13.000 sinh viên
    5. Singapore: 10.000 sinh viên
    6. Pháp: 6.700 sinh viên
    7. Đài Loan: 6.000 sinh viên
    8. Anh quốc: 5.118 sinh viên
    9. Nga: 5.000 sinh viên
    10. Đức: 4.600 sinh viên

    Đấy cũng là 1 điểm lý thú, vì tại Úc, trong khi Nam Hàn là quốc gia phồn thịnh đứng hàng thứ 12 trên thế giới với thu hoạch đầu người là 26 ngàn Mỹ kim, so sánh Việt Nam chỉ có 2 ngàn Mỹ kim, thì VN lại chiêm hạng 3 trong số các quốc gia có số du học sinh cao nhất ở Úc (từ Trung học cho đến Đại Học, hậu Đại học). Nam Hàn chỉ chiếm hạng 4.

    2013 2014 Nhiều hơn năm trước (2013) Tỷ lệ phần trăm
    China 14,0992 152,898 8.4% 25.9%
    India 48,822 63,096 29.2% 10.7%
    VietNam 25,915 30,121 16.2% 5.1%
    Nam Han 27,440 28,016 2.1% 4.7%


    Trên thế giới, thì trong số các quốc gia có số SV du học cao nhất trên thế giới, VN chiếm hàng thứ 8. Đứng đầu là China

    Một nguyên nhân SV du học không trở về sau khi tốt nghiệp
    Xin đọc trích đoạn sau đây.
    Đa số sinh viên du học tự túc không muốn về Việt Nam làm việc bởi một lý do rất đơn giản: Họ đã bỏ ra hơn 100.000 USD (học phí và tiền ăn ở cho 1 năm, SV cần phải có ít ra 30 ngan$) để lấy xong cái bằng cử nhân ở nước ngoài thì họ phải làm việc ở những nơi có lương bổng cao để lấy lại được số tiền đó.
    …Về Việt Nam làm việc thì đồng lương của họ chỉ mua được chưa tới 3 con gà hay 10 lon Coca-Cola mỗi ngày, trong khi đó họ có thể mua gần 40 con gà hoặc 360 lon Coca-Cola mỗi ngày nếu họ làm việc tại Mỹ, hoặc ít hơn tại một số nước khác. Thử tưởng tượng, với một mức lương thấp như vậy tại Việt Nam thì làm sao một nhà khoa học có thể làm việc có hiệu quả được?
    Về hay ở - sự lựa chọn không dễ với sinh viên Việt.(RAVS)
    Tiêu biểu cho tiếng nói của SV du học là khi trở lại VN, công của của SV sẽ thành trở thành bụi.
    Tiến sĩ Nguyễn Cúc là một giảng viên tại Đại học Melbourne. Bà rời Việt Nam tới Úc cách đây 12 năm để thực hiện khóa Cao học và sau đó là chương trình Tiến sĩ. Với nhiều người như bà, việc thiếu cơ hội tại quê hương đã khiến bà quyết định ở lại Úc

    Các số liệu mới nhất cho thấy khoảng 70% những sinh viên Việt mới tốt nghiệp ở nước ngoài không quay trở về sau khi đã nhận bằng. Kinh nghiệm làm việc trong môi trường hiện đại đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao là hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh ở Việt Nam mọi thứ đang còn rất sơ khai.
    … Việc về hay ở của du học sinh phụ thuộc vào môi trường thể chế. Nếu có sự cải cách triệt để để tạo ra thể chế dung nạp thì tương lai của Việt Nam sẽ xán lạn. Ngược lại, nếu tính loại trừ hay bóc lột của hệ thống hiện tại tiếp tục được dung dưỡng thì tương lai của đất nước sẽ rất u ám.

    Hậu quả của những đợt ‘vượt biển cận đại’
    Nguyên nhân thực tế là như thế, cho nên trở về VN sau khi tốt nghiệp là chuyện càng ngày càng trở nên hiếm hoi, trừ khi SV thuộc dạng Con Ông Cháu Cha hay ‘Thần kinh Yêu nước’. Ngoại trừ số cán bộ nhà nước tìm cách ở lại vì tính chất công tác tình báo dài hạn, 1 người SV VN ở lại Úc, Pháp, Mỹ, là thêm 1 người Vượt Biên. 1 người nữa từ bỏ thiên đường Xao Hết Chỗ Nói (XHCN) của VN, dù 40 nam đã qua.

    Như thế, chẳng phải là cuộc Vượt biên vẫn tiếp diễn, và sẽ còn tiếp diện cho đến khi nào?Thế giới ngày nay làm gì còn có lý tưởng CS. Lý tưởng CS là gì, chưa chắc mấy ông ở ngoài hành tinh (Hà nội và Rạch Giá) còn nhớ chủ nghĩa CS là gì, XHCN là gì. Ngay từ định nghĩa vớ vẫn mơ hồ lý thuyết không tưởng các ông cũng chưa chắc gì còn nhớ. Các ông chỉ còn là bóng ma của CNCS. Rời bỏ rừng rú, tiến về SG là các ông đã rơi rớt gần hếtnhững lý thuyết về chủ nghĩa CS. Cho đến khi các ông ở thể bắt buộc phải mở cửa để xứ sở VN có thể tồn tại sinh sống, thì thực tế, các ông đã hoàn toàn biến dạng, đã bị con hổ ly tinh vật chất của Tư bản hốt trọn cả linh hồn lẫn thể xác rồi còn đâu.
    Tự hào, tự cao, tự tôn, các ông cứ bô bô cho rằng đương nhiên VN ‘tiền rừng bể bạc’, ngủ 1 đêm, sáng ra sẽ trở thành 1 con rồng Á châu khác. Rồng đâu không thấy, với khả năng mơ mộng không tưởng, 40 năm sau ngày 30/4/75, VN cũng vẫn còn là 1 con công xòe đuôi khoe khoang khoác lác. Một con công… đang ngủ.

    40 năm qua, khi các ông cán bộ quan chức đảng viên CS xuất ngoại du lịch hay công tác, họ có nhìn thấy đời sống các quốc gia như Tây phương, họ có so sánh, nhưng với đầu óc con người CSVN, thì kết luận của họ lạ lắm. Thay vì trở về xứ sở, để bắt tay vào việc 'cải tạo' xứ sở, xã hội, chính trị, kinh tế để nâng cao đời sống của người dân, thì các quan chức lại có quyết định không kém quan trọng (đối với họ): cho con cái xếp va li ‘vượt biên’ trước. Êm xuôi rồi, thì sau này bảo lãnh các quan chức sang an toàn khu Melbourne, Sydney, New York, Houston, Paris, vv và vv.. để chỉ có các ông có thể bắt kịp đời sống quốc gia Tây phương mà thôi. Kệ mẹ 80 triệu con dân VN còn lại.
    Không phải à ? Ông nào thuộc giai cấp Bộ chính trị, giai cấp Tỉnh Ủy, Huyện Ủy của cái đất nước VN hiện tại mà không có con cái, cháu chít đang du học ở Úc, My, Phap, v..v.. Ông nào hiện tại ở giai cấp thống trị có được tài sản cả triệu đô lamà không có được tài sản ở Úc, Mỹ, Pháp..v..v… thi xin… giơ tay lên. Giơ tay lên cho biết còn bao nhiêu thằng… ngu hơn mấy ông.

    Các ông đã biến thành những ‘con quỷ dữ tư bản’ mà các ông đã từng lớn tiếng đòi lật đổ, và đưa cả tài nguyên thanh niên trí tuệ của 2 miền Nam Bắc vào lò BBQ triền miên khói lửa. 40 năm sau ngày hết chiến tranh, các ông vẫn ù lì với tác phong dân tộc thiểu số.
    Nếu bây giờ, xử dụng đúng ngôn ngữ của các ông 40 năm trước: ‘gia đình thân nhân vợ con các ông đều là thành phần đĩ điếm rác rưởi của xã hội đang ôm chân đế quốc’, các ông nghĩ thế nào? Các ông nhìn lại xem có gia đình nào của các ông hiện không có người đang sinh sống ở xứ sở của đế quốc trong các chuyen vuot biển ‘có người lái’ là các ông? Ngày mai Tàu cộng nó vào, nó giải phóng mấy ông thì chí chết dân thôi. Các ông đã có con cháu quốc tịch ngoại quốc sẵn sàng để đón các ông. ‘CS Việt’ đi 'tị nạn CS Tàu'.

    Do đó cán cân con số người Việt trên đất Úc Pháp Mỹ,vv… trong 10 năm, 20 năm nữa sẽ chênh lệch giữa các thành phần vượt biên cũ và vượt biên mới. Con số này sẽ có những tác động truc tiếp vào các tổ chức sinh hoạt của người Việt. Điều mà phần đông các CQN không nhìn ra là đối đầu với những phương thức sinh hoạt, chống đối già nua, lỗi thời của các hội đoàn, những đám Vuot Bien’trẻ‘ hơn đã học hỏi được những kỹ năng hiện đại, thích nghi với phương tiện truyền thông tin hoc hiện đại.

    Sơn Dương 08


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X