Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Fort Rucker Reunion 2015

Collapse
X

Fort Rucker Reunion 2015

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 14

    Những Bài Toán Đố
    AC Trần Minh Tân (73F)


    Ngày xưa khi học ở bậc tiểu học, chúng ta được học các môn tập đọc, tập viết, chính tả, tập làm văn, sử, địa, khoa học thường thức, vệ sinh . ..nhưng môn học được cho là quan trọng nhất không chỉ ở bậc tiểu học mà ở cả trung học hay đại học vẫn là môn toán. Hình như bọn con trai chúng tôi đứa nào cũng thích môn này hơn, vì chỉ cần lắng nghe, cộng thêm chút đỉnh thông minh, và biết suy luận là giải toán nhanh như gió, và điều quan trọng là khiến cho lũ con gái phục lăn ( vì các cô nàng đa số chỉ giỏi các môn học bài, hay văn chương mà thôi).
    Cũng vậy, so với các môn hoá, lý, sinh ngữ thì Toán là môn học khá nhất của tôi, và cho dù các môn toán quỹ tích, hình học không gian, giải tích hay tân toán học gì gì đó cũng không sao làm khó tôi bằng những bài Toán Đố hồi học ở lớp Nhất ( bây giờ gọi là lớp Năm). Phải công nhận là lớp nhất có quá nhiều loại toán đố, và thật lòng mà nói, tuy giỏi toán nhưng bọn con trai chúng tôi không phải đứa nào cũng giỏi giống nhau mà có đứa giỏi những bài toán về động tử, có đứa lại giỏi về loại toán vòi nước chảy ra, vòi nước chảy vào, có đứa lại giỏi những bài toán “ vừa gà vừa chó, bó lại cho tròn vừa được trăm chân . . . ” mà ở cái lớp nhất sao mà có nhiều loại toán đố thế không biết, nhưng với tôi chỉ là chuyện nhỏ, chỉ có những bài toán “ vòi nước chảy vào, rồi đồng thời lại có cả vòi nước chảy ra là tôi cứ sợ sợ thế nào ấy, cho dù cũng không khó gì, và tôi vẫn giải ra như thường, và như một định mệnh, những bài toán đố cứ đeo đẳng theo tôi suốt một đời cho đến tận bây giờ, gần bước vào cái tuổi “thất thập cổ lại hy” mà tôi vẫn cứ phải loay hoay mãi hoài với những bài toán đố không lời giải đáp của đời mình.
    Thuở ấy, khi vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học thì cũng là lúc cuộc nội chiến của quê hương bắt đầu đi vào giai đoạn khốc liệt nhất kể từ ngày chia đôi đất nước. Sau cuộc chiến Mậu Thân không bao lâu thì Hạ Lào, tiếp theo Mùa Hè Đỏ Lửa nổ ra . . . Không khí như nóng lên từng ngày, cứ như một câu hát thời đó của Phạm Duy mà tôi vẫn còn nhớ đến tận bây giờ “ Ngày tháng hạ mênh mang buồn, lòng vắng vẻ như sân trường. Bầy phượng vỹ cũng khác thường, nhỏ tia máu trên con đường... ”. Thế nên chúng tôi, những đứa có trong lòng chút ít nghĩ suy về tương lai đất nước, cũng như nhìn thấy những bậc cha anh của mình hay thậm chí bạn bè cùng trang lứa đang từng ngày đổ mồ hôi và máu để bảo vệ cho sự an bình của đất nước thì không thể nào có thể an tâm ngồi lại giảng đường một cách an nhiên tự tại, Vậy là tôi và mấy thằng bạn cùng khoa rủ nhau gia nhập quân đội . . . Trong lúc chờ trình diện trường Võ Khoa Thủ Đức, thì một hôm mấy thằng bạn học cùng lớp đệ nhất ở trường cũ Nguyễn Công Trứ rủ đi xem film “Doctor Zivago” đang chiếu ở Rex; sau đó lại nghe tin thằng Tĩnh, bạn cũ vừa từ quân trường Thủ Đức được về phép thăm gia đình nên chúng tôi lên nhà thăm nó.
    Sau một hồi tán dóc, cả bọn kéo nhau về, tình cờ ngang qua cổng Phi Long, nhìn thấy tấm bande role với hàng chữ “ Chào Mừng Các Bạn Trẻ Gia Nhập Binh Chủng Không Quân” với “ khúc tình ca hàng hàng lớp lớp ” thanh niên đang chen lấn nhau để xin mẫu đơn tuyển mộ, bỗng dưng hình ảnh của anh Thặng ( Thặng Fulro), oai hùng trong bộ combinaison mà tôi có cơ hội gặp mỗi lần gia đình có đám giỗ ông bà ngoại, hiện ngay ra trong đầu tôi, thế là cả lũ rủ nhau ghi danh, bon chen mãi chúng tôi cũng xin và điền được tờ đơn gia nhập quân chủng hào hoa nhất nước thời bấý giờ . . .
    Sau khi điền và nộp đơn lại, bọn chúng tôi nhận được lịch khám sức khỏe vào những ngày khác nhau, ở Trung Tâm Y Khoa của BTL/KQ trong sân bay Tân Sơn Nhất. Khám sức khỏe của Không Quân có lẽ khó nhất là khoa mắt, tôi nhớ đứa nào cũng sợ khi gặp “hung thần Lữ ”, nhìn lạng quạng, trả lời ngập ngừng về những con chữ trên bảng là coi như nghiệp phi hành đành đóng cửa, còn tân tuyển như bọn chúng tôi thì coi như rớt là cái cẳng ( mà cũng phải thôi, phi công mà kém mắt thì nguy hiểm quá còn gì). Hồi đó nghe nói vấn đề răng bên KQ cũng khá là khó, vì nghe mấy người lớn trong nhà nói “ Không Quân đang lái máy bay mà nhức răng thì làm sao mà lái được”, thế nên bọn tôi cũng lo, vì hình như đa số dân Nam kỳ chúng tôi răng được coi là không tốt bằng người Bắc và người Trung vì chúng tôi thường hay uống trà đá khi ăn cơm . . . Tuy nhiên khi gặp nha sĩ Từ Hùng Bình thì coi như không có gì ghê gớm lắm, răng sâu thì chỉ việc trám là xong; tôi nghĩ chắc chỉ có thằng nào bị mất “hàng tiền đạo” thì mới “out” thôi. Còn về cân nặng và chiều cao thì không lo . . .50kg thì tôi vừa đạt, còn 1m60 thì tôi lại còn dư tới 15cm, thế nên tôi được lọt vào binh chủng Không Quân ngon ơ, cả đám hôm đó đi khám chỉ mình tôi đậu, thế nên khi có lệnh gọi là tôi âm thầm rời bỏ Sài Gòn, không cho đứa nào biết sợ bọn nó buồn.
    Tôi nhập ngũ ngày 15/3/1973. Vào trại 900 của thượng sĩ Tiến ở cổng Phi Long, nằm chờ ra Nha Trang, và mặc dù cùng khám sức khỏe một đợt với nhau, nhưng chuyển ra Nha Trang khác ngày nên mang tên khóa khác nhau, tôi rơi vào khóa 73F, khóa này coi vậy mà lại là khóa có đông tân khóa sinh nhất ( chắc vì vậy nên bọn chúng tôi cũng “nhiều chuyện” nhất thì phải).
    Khỏi nói thì chắc người nào cũng không quên ngày đầu tiên bước chân ra khỏi chiếc C130, chúng tôi đã được đàn anh đón tiếp như thế nào, chào Đại Bàng ra sao, và cả những ngày tháng huấn nhục, cùng với mùi mồ hôi đi vào tận giấc ngủ, cho đến ngày tắm suối tiên trong đêm lột xác, những ngày chống thế chờ ở phạn xá, những khi nuốt nhai ớt mà phải cố gắng tưởng tượng ra mùi thơm ngọt của trái chuối, cả những khi khát cháy họng phải uống cả nước tiểu của chính mình mà vẫn nghe ngon làm sao. Thế nhưng tất cả đều có thể quên và tan biến nhọc nhằn khi nhận thư người yêu . . .
    Tôi thì lại không có được cái may mắn đó, người tôi yêu là một cô tiểu thư học cùng lớp, là con một nên cá tính cũng rất khó chịu, và có lẽ cũng vì cái thằng tôi có quá nhiều mặc cảm, cũng như không có khả năng ăn nói lắm nên hai đứa mỗi lần gặp nhau chỉ nói được vài câu là có phong ba bão táp, và tôi luôn luôn là người “lãnh đạn” ( có lẽ đó cũng là một trong những lý do tôi không cho nàng biết tôi gia nhập Không Quân), hy vọng ngày nào đó, khi gắn Alfa, áo mão xênh xang về trình diện may ra nàng có “cảm động” mà yêu tôi thêm chút nào hay không . . . Thế nhưng mọi việc đều không như dự tính của tôi, khi gặp lại, nàng không trách móc gì chuyện tôi lặng lẽ “biến mất”, nhưng chỉ phán một câu : “Tui ghét Không Quân lắm, bay bướm tùm lum, tui chỉ thích Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù hay Biệt Động Quân thôi, ông có ngon thì đi lính tác chiến đó đi ”( có lẽ cô nàng không biết là lái Trực Thăng thì cũng đâu có kém hiểm nguy, nhưng tôi làm sao cãi lại nàng được). Thế nên có lẽ tôi là người ít có cơ hội nhận được thư tình nhất trong đám . Tuy nhiên tôi và Trung Sơn lại là hai thằng viết thư tình giùm cho mấy thằng bạn cùng khóa nhiều nhất, dù hai thằng tôi chẳng có thư của “bồ ruột” bao giờ ( thư tình dạng kết bạn bốn phương, em gái hậu phương đó mà). Thế nhưng nói gì thì nói, tôi vẫn cứ yêu mỗi mình nàng, cho dù nàng có trái tính trái nết cỡ nào tôi cũng vẫn thấy đáng yêu mới chết chứ.
    Sau khi gắn Alfa, chúng tôi được học anh văn giai đoạn một ở Nha Trang, sau đó chuyển về học ở trường Sinh ngữ Quân Đội Sài Gòn ( ở gần ngã ba chú Ía), lẽ ra chúng tôi sẽ được đi Lackland học tiếp sinh ngữ trước khi học bay ở Fort Rucker hay một nơi nào đó ở Hoa Kỳ thì đùng một cái, Mỹ cắt viện trợ, cả đám còn ở VN được đưa vào trường sĩ quan bộ binh Long Thành để học quân sự giai đoạn 2&3. Chúng tôi được vào Tiểu đoàn 3 khăn xanh gồm các Đại đội 31,32,33 và 34; Tiểu đoàn 4 khăn Vàng gồm các Đại đội 41,42,43 và 44. Các bạn ở Mỹ về vào Tiểu đoàn I khăn đỏ, gồm các Đại đội 11,12, 14 và 15 ( không có ĐĐ 13, vì trước đó đđ 13 bị vc đặt mìn claymore chết cả trung đội nên từ đó không có số 13 nữa). Đến đầu tháng Tư các anh em của Võ Bị Đà Lạt khóa 30/31 và 32 vừa mới gắn alfa cũng được chuyển về ở chung với chúng tôi. Khóa 28 và 29 được cho ra trường sớm.
    Vài ngày sau được lệnh di tản về trường BB Thủ Đức cũ ở Chợ Nhỏ ( hay còn gọi là đồi Tăng nhơn Phú). Anh em SVSQ/KQ chúng tôi được bố trí canh gác sát bờ rào phòng thủ của trường. Tôi ở đại đội 41, đóng chốt ở cổng số 9, là cổng sau của trường. Sáng 30/4/1975 chiếc xe tăng PT 76 của cộng quân lù lù từ cổng trước lao thẳng vào cổng sau của trường, vừa chạy vừa bắn như vãi trấu, bọn chúng tôi chỉ có M16, nhưng cũng cố chạy theo bắn, chiếc xe tăng như con trâu điên, ủi vào các ụ phòng thủ chạy tọt ra khỏi khuôn viên nhà trường. Ngay sau đó Bộ Chỉ Huy Liên đoàn Phòng Thủ cho mấy chiếc GMC lấp vào chỗ trống ở cổng 9, thế nhưng chỉ khoảng 15 phút sau, cái khối sắt điên đó lại ủi những chiếc GMC trở vào trường, chúng tôi lại bắn, nhưng M16 chẳng nhằm nhò gì, AC Bình già khóa 72F đã dùng cây M72 ( mỗi trung đội được trang bị hai cây M72) để nã vào khối sắt này. Anh Bình gìa khai hỏa lớ quớ sao để bàn tay trái sau ống phụt hậu nên bị đứt rời hết mấy ngón tay, nghe tiếng la đau đớn của Bình, bọn tôi chạy đến và tôi là người nhặt được những ngón tay của Bình.
    Khối sắt này sau cùng cũng bị những đàn anh có kinh nghiệm ( những anh này về học khóa Tham Mưu) bắn cho đứt xích, chiếc xe điên cuồng bắn loạn xạ vào các lô cốt phòng thủ, đây là lúc AC Trịnh văn Tá, khóa 73F hy sinh cùng với một vị trung tá của trường BB, chiếc xe tăng lúc đó cũng là điểm tác xạ của chúng tôi, nên cuối cùng nó cũng phải dơ cờ trắng đầu hàng . . . Không bỏ lỡ cơ hội rửa hận cho đồng đội. AC La văn Tường 73C (dân Fort Rucker về) rút chốt lựu đạn quăng vào con trâu sắt điên đó, và nó bốc cháy trong tiếng hò reo sung sướng của chúng tôi, nhưng niềm vui không kéo dài được lâu, tên hàng tướng big Minh đã kêu gọi chúng tôi buông súng vô điều kiện . . .
    Không ai nói với ai được lời nào, những giọt lệ nóng bỗng dưng trào ra trên khóe mắt của tất cả chúng tôi, cả đám ngơ ngác nhìn nhau như những đứa trẻ bỗng dưng bị cha mẹ đưa mình ra giữa chợ vứt bỏ. Chúng tôi bàng hoàng nhìn nhau trước khi tan hàng, im lặng nhìn nhau, không một lời nào được thốt lên trong giờ phút đó, kể cả lời nói từ biệt nhau ( cũng có một vài thằng con ông cháu cha được cha mẹ lo cho di tản trước đó, cùng với những quan chức đào ngũ, và bọn chúng cũng lặng câm không một lời từ giã, nhưng niềm đau uất hận như chúng tôi vào giờ phút đó chắc hẳn là bọn chúng chẳng bao giờ có được).
    Sau khi lão nhục tướng Minh cồ tuyên bố đầu hàng, lũ chúng tôi như đàn ong vỡ tổ, cứ thế lội bộ về Sài Gòn, đứa nào may mắn có gia đình ở Sài Gòn thì còn đỡ, những thằng ở tỉnh như bọn tôi thì phải ở ké nhà bạn và kiếm đường về miền Tây ( còn may hơn những thằng ở miền Trung và Cao Nguyên, vì không biết cha mẹ anh em mình còn hay mất), lương hai tháng rồi không được lĩnh, trên đường từ trường ra ngã tư Thủ Đức, chúng tôi chạy vào Cư Xá Kiến Thiết để đi tắt ra hãng bột giặt Viso, người dân thấy chúng tôi như thế thì có người chạy theo đưa cho cái áo, cái quần civil và dúi cho vài ngàn đi xe, nhưng làm gì có xe cộ, chúng tôi dắt díu nhau, nhắm mắt đi qua những xác người rải rác trên xa lộ, nhắm mắt lội qua cầu Rạch Chiếc, mà hai mắt nhòe nhạt vì thương xót cho thân phận, cho quê hương đất nước, và ngơ ngác tự hỏi tại sao lại như thế này . . . khi đi ngang cầu Rạch Chiếc, những thằng cơ hội, mà người Sài Gòn gọi là “cách mạng 30”, không biết súng ở đâu mà chúng khư khư trên tay, cùng với chiếc băng đỏ trên cánh tay, chĩa súng vào chúng tôi hạch hỏi:“giờ này mà còn mặc đồ này” bắt chúng tôi cởi quần, và bạn tôi, AC Qưới, khóa 73F phải mặc slip lội về tới Sài Gòn mới vào nhà bạn kiếm quần dài mặc vào.
    Thật lòng mà nói không phải bọn chúng tôi sợ hãi hay hèn nhát gì, nhưng tất cả mọi sự diễn ra quá nhanh chóng khiến chúng tôi bàng hoàng đến độ không thể nào thích nghi được, mà không chỉ chúng tôi mà đối với mọi người trong cả nước 30/4/1975 là một giấc mộng kinh mang, những kinh hãi trong cuộc đổi đời, những nỗi sợ không tên rình rập, những kẻ cơ hội đi hôi của, Commissary nằm cạnh cầu Sài Gòn bị đập phá và những thùng hàng hóa như các loại đồ hộp của Mỹ, đường sữa, bánh kẹo, thậm chí cả gạo cũng được kéo ra bày bán đầy trên những hè phố, có lẽ chỉ những người được coi là “kẻ thắng cuộc” chú tâm đến những “ chiến lợi phẩm”đó như những chiếc muỗng, nĩa, nhưng chiếc ca uống nước bằng Inox của Mỹ là được họ quan tâm, còn những người như chúng tôi thì lúc đó chỉ lo đem vứt bớt hay tẩu tản những thứ được gọi bằng cái tên dễ sợ là “ tàn dư Mỹ Ngụy” . . . Và trong lúc khó khăn đó thì Bài toán đố của đời tôi bỗng xuất hiện, tôi băn khoăn không biết phải làm gì trong những ngày tháng này, về quê là đương nhiên, thế nhưng tôi không thể naò không nghĩ đến nàng. Tôi tự hỏi , không hiểu sự đổi đời của cả nước như thế có phải là cơ hội cho chúng tôi đến gần nhau dễ dàng hơn hay không, những quan niệm về “ môn đăng hộ đối” chắc giờ này không còn là rào cản, nhưng thực ra, vấn đề không nằm nơi ba mẹ nàng, mà nằm ở nơi nàng thì phải, cuối cùng tôi về quê, cùng với hai đứa em gái và cả với nàng ( với sự cho phép của ba mẹ nàng). Gia đình tôi chào đón nàng với tất cả yêu thương trìu mến, và cho dù người miền tây chúng tôi không thích gả, hay cưới con cho người Bắc hay người Trung, nhưng gia đình tôi lại rất yêu thương nàng, nhất là ba tôi, ông đặc biệt yêu quý cô bắc kỳ nho nhỏ là nàng, cả chú Bảy , anh Ba và anh Năm, tôi những tưởng rồi chúng tôi sẽ là của nhau, thế nhưng, cuộc đời quả là khó đoán, cuối cùng thì chúng tôi cũng đành mất nhau, chẳng vì đâu . . .
    Cuối cùng tôi đã đánh đu cuộc đời mình với người phụ nữ khác, người mà trong một đêm bất chợt tỉnh dậy thấy nằng nặng ở ngực, cảm giác như bên cạnh mình có một thứ giống cái thì phải, mái tóc bết mồ hôi trong một đêm hè, con thú trong tôi bừng dậy và kết quả là một bào thai tượng hình, tôi đành phải nhắm mắt giải bài toán đố mà cuối cùng ra tới ba đáp số, nhưng dường như tất cả đều sai, tuy vậy tôi vẫn phải chịu vì không còn lời giải đáp nào. Người ta bảo, sống chung mãi rồi sẽ quen, sẽ có tình cảm, sẽ yêu thương, tôi công nhận một điều là cũng có, có vì cái con thú đực và cái trong chúng tôi cần phải có nhau, nhưng tình yêu thì dường như chẳng bao giờ có được. Tôi là thằng đàn ông khá là đơn giản, không đòi hỏi gì nhiều trong tình yêu, hay đời sống gia đình, miễn là đừng đòi hỏi gì quá đáng, bổn phận làm cha, làm chồng tôi vẫn chu toàn cho dù cuộc hôn nhân của tôi không có tờ giấy lận lưng, nhưng tôi vẫn làm tròn bổn phận, cho dù có nhiều lúc thấy quá cô đơn, phải đi tìm điều gì đó bên ngoài người được gọi tên là vợ, cuộc sống trong những tháng năm được gọi là “thời bao cấp” đã khiến nhiều lúc tôi chẳng còn nhớ gì đến ngày tháng cũ, nhưng dường như trong tôi vẫn có cái gì đó trống vắng, cái gì đó mà không thể nào có ai bù đắp được, và cuối cùng thì tôi mới hiểu cái mà không ai, không gì bù đắp được đó chính là “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” năm xửa năm xưa của mình, và đúng như bài thơ của một tác giả nữ, mà tôi tình cờ đọc ở đâu đó.
    Khi xa em
    anh thắp đuốc nghìn phương soi người đẹp
    những Tây Thi, Đắc Kỷ cũng dễ tìm
    duy chỉ có phiên bản của em là thất lạc
    Phiên bản của em
    người con gái đã đi qua đời anh
    long lanh biển mắt buổi đầu
    môi hôn thiết tha gặp lại
    tình yêu không hề nói
    vẫn đầy chật buồng tim
    Người ta có thể yêu nhiều lần từ lúc biết yêu
    cho đến khi không còn yêu được nữa
    ngày và đêm rồi cũng theo nhau
    những hạnh phúc trôi qua không ngừng lại
    ai chà đạp tình yêu
    thì hạnh phúc chẳng còn
    Khi anh không còn em
    Ngày và Đêm giống nhau hết sức
    ngày có lửa trời nóng nực
    đêm bén ngót đêm đen
    Chào em, hạnh phúc của anh
    phút thoảng qua đau nhói
    những ngày đêm héo mòn chờ đợi
    cuộc sống riêng tì vết của mỗi người
    những nỗi buồn chen lẫn niềm vui
    sự đổ vỡ bất ngờ đến thế ?
    Khi hạnh phúc bay đi lặng lẽ
    cái mắt của đời ngước mắt tráo trưng
    anh và em lẽ nào chỉ là những chứng nhân
    cái o ép của đời bắt ta quay mặt lại
    bên hông đời còn bày những con diều giấy
    những hình nhân biết múa biết cười
    những nông cạn bên trong
    những hào nhoáng bên ngoài

    những sâu thẳm chỉ đời biết được . . .
    Tưởng như mình kết thúc
    ngỡ mình sẽ nguội lòng yêu
    lẽ đâu dễ dàng như thế
    nên hoài hoài nhớ nhau
    người ta có thể yêu nhiều lần từ lúc biết yêu
    cho đến khi không còn yêu được nữa
    có ai tan vỡ chẳng buồn ?
    Chính là anh đã mất em
    chính là anh đã mất
    phiên bản thứ hai của em không bao giờ anh còn bắt gặp
    dẫu trên đời vẫn có những Tây Thi
    những sắc đẹp và những con người mới
    anh sẽ còn ôm đến cuối đời
    phiên bản tình yêu em chẳng bao giờ gặp lại
    dẫu cho anh thắp đuốc đi tìm . . .
    Và như thế
    đời bình yên hay đời sóng gió
    hạnh phúc tầm thường hay hạnh phúc cao sang
    những gặt hái trong đời anh nếu mai này tính lại
    có lẽ nào không có mối tình em
    ( thơ Phạm thị Ngọc Liên)

    Những tưởng thế là yên mãi một phận đời, dù thi thoảng có nhớ đến nàng nhưng cũng chỉ là nhớ thế thôi, tôi cũng chẳng hy vọng gặp lại nàng, vì tôi định cư ở Sài Gòn cả mấy chục năm nay, nếu nàng còn ở VN, có lẽ nào chúng tôi chẳng một lần gặp mặt dù tình cờ . . . Nhưng dường như những oan nghiệt cuộc đời vẫn luôn đeo đẳng, thế nên khi tôi dự định an phận thủ thường với những gì thượng đế đã an bài, khi tôi dự định chôn hẳn cái quá khứ vàng son một thời theo một nghĩa nào đó thì “cô Bắc Kỳ nho nhỏ” bằng xương bằng thịt lại hiện về, bài toán đố nữa lại xuất hiện, và lần này, bài toán đố nhất định phải có lời giải đáp, và cho dù ngoài kia có là phong ba bão táp đi nữa thì tôi vẫn phải giải cho xong bài toán đố này. Tôi phải mở to mắt mà bước đi, tôi có cảm tưởng lần này mới là bài toán đố đích thực của đời tôi, nếu không giải chính xác thì chắc là có chết tôi cũng không tài nào nhắm được mắt.
    AC Trần Minh Tân (73F)



    Truyện cười ngắn

    Nhà xác..
    Cháy lớn tại bệnh viện. Sau khi dập tắt đám cháy một lính cứu hỏa báo cáo với chỉ huy:
    - Lửa đã bị dập tắt hoàn toàn! Tại tầng hầm chúng tôi cứu được 9 nạn nhân. Đã làm hồi tỉnh được 4, còn 5 người kia rất tiếc đã chết.
    Viên chỉ huy nghe xong liền ngất đi. Một lúc sau, tỉnh lại ông ta mới thều thào nói:
    - Chúa ơi! Dưới tầng hầm là cái nhà xác của bệnh viện mà.

    Comment


    • #47
      Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 15

      Đời Phi Công
      và Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh



      Dường như nhiều người ở cùng độ tuổi với chúng ta, nghĩa là U 70 và U 60, và nhất là những chàng trai yêu nghiệp bay bổng năm xưa, rất ít người không biết đến tên tuổi của nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với tập truyện “Đời phi Công ”của ông, và dĩ nhiên tôi cũng không phải là một ngoại lệ.
      Tôi “biết” ông từ những ngày còn bé, khi mới bước chân vào lớp đệ thất của một trường Soeur. Tôi dùng chữ biết trong ngoặc kép bởi vì một con nhóc như tôi thì làm sao biết được ông, tôi biết là biết tác phẩm “ Đời Phi Công” của ông thì đúng hơn, ngày ấy tôi rất may mắn có được ông thày dạy môn Việt Văn là thày Vũ linh Châu, chương trình của chúng tôi học có phần truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn văn Ngọc, giờ học nào chúng tôi cũng được nghe đọc truyện, và thày tôi dường như thấy còn nhiều giờ trống nên thày hay đọc cho chúng tôi nghe nhiều tác phẩm khác, trong đó có hai tác giả mà tôi yêu thích và nhớ mãi cho đến giờ là nhà thơ Nhất Tuấn với tác phẩm “Truyện Chúng Mình” và nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với “Đời Phi Công”, và mặc dù còn bé, và là dân kẹp tóc, tôi cũng bắt đầu thấy yêu thích cuộc sống như những cánh chim bằng . . . Những lá thư viết cho cô Phượng, kể về hành trình qua những phi trường xa xôi như Marakech . . . đã làm cho đầu óc chúng tôi đôi lúc cũng mơ mộng đến những chân trời xa lăng lắc đó, và những chàng trai yêu nghiệp bay bổng thuộc Không Lực VNCH chắc hẳn đã đọc qua tác phẩm này hoặc chí ít cũng có nghe tên tác giả và tác phẩm, cũng như đôi điều về sự nghiệp của ông, cũng như tôi ngày còn bé, dù chưa một lần gặp ông, chưa một lần biết ông nhưng luôn tự hào và hãnh diện về ông, một người VN đang làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ trong lĩnh vực không gian.
      Ba chữ “ Đời Phi Công”, luôn gợi cho ta trí tưởng tượng về những chân trời xa xôi, những chuyến bay đêm trên bầu trời đầy sao với ánh trăng huyền ảo, cho dù chưa đọc được nội dung cuốn sách
      Đặc san “ Fort Rucker Ngày Về” hân hạnh được in lại một đoạn ngắn trong tác phẩm “Đời Phi Công” của Nhà Văn Không Quân Việt Nam Toàn Phong được dịch sang tiếng Anh cũng như được vinh dự đón tiếp ông bà trong ngày hội ngộ bên bờ Tholocco
      Chân thành cám ơn và chúc sức khỏe nhà văn
      Thay mặt Ban Biên Tập
      Phạm Thiên Thu



      The Eagle's Wings
      by Toan Phong



      Toan Phong is the pen name of Dr. Nguyen Xuan Vinh, Commander of the South Vietnamese Air Force from 1958 until 1962 when he resigned and came to the United States. In 1965 he received his doctorate, the first Ph.D. degree in Aerospace Engineering Sciences conferred by the University of Colorado. In 1972 he was awarded a national doctorate in Mathematics by the University of Paris, France. He joined the University of Michigan in 1968 as an associate professor of Aerospace Engineering and was promoted to the rank of professor in 1972. As a scientist and educator, he has published three books and more than 100 papers in mathematics, astronautics and trajectory optimization. In 1994, he was given the Mechanics and Control of Flight Award by the American Institute of Aeronautics and Astronautics. In 2006, he won the Dirk Brouwer Award, awarded by the American Astronautical Society, for outstanding lifetime achievement in the Field of space flight mechanics and astrodynamics. He is a member of the International Academy of Astronautics and a foreign member of the French National Academy of Air and Space.
      In 1960, to promote a cadet recruitment program for the newly created Air Force Academy in Vietnam, he wrote a novel: Pilot's Life. The novel became a best seller (now in its sixth printing) and the author was awarded Vietnam's National Literature Prize. The novel is in the form of a series of letters written by a pilot to his sweetheart. The Eagle's Wings is a translation of one such letter. It was originally published in Empire Magazine with the illustration by Oliphant, a cartoonist winner of a Pulitzer prize.
      Nha Trang Air Base:

      Dear Phuong:
      Do you remember that day in August, just before the Autumn Festival, when we went window shopping in Hanoi? You were attracted by a beautiful Japanese doll on display among other colorful toys inside a shop window. I remember you suddenly exclaimed, "What a beautiful doll!"
      Yes, the doll was beautiful. I can still see her dressed in her Japanese kimono, with high-combed dark hair holding in her hand a light green umbrella decorated with small, pink cherry blossoms. With her fair complexion, and her dark eyes wide open, she looked like you. She was beautiful!
      I can still see you standing there, hypnotized. I knew you wanted to have the doll, and a vague sadness made my heart sink. I knew that you realized I was just a 14-year-old student from a family of modest means, looking at my future as through a layer of morning fog. After a moment of hesitation, you pulled my hand and said, "Let us go home."
      We went home silently, deep in meditation, not talking to each other the rest of the day. You were sad, not getting what you wanted, and I was tormented by a multitude of empty thoughts.
      It's hard to believe that it has been 10 years since that day. You are now a college student, full of bright promise for the future. And, through several turns of destiny I have become a military pilot spending day after day in my flight cabin, floating along different sky routes, above white cotton clouds.
      For the past six months I haven't flown those long-range routes; it's almost like being grounded. Last December, I was appointed as an instructor pilot at this flight training base. It is true that in my profession I am happy with any flight assignment; but after many years of flying distant routes to new and exciting horizons, I cannot chase away some vague, sad feeling when I sit here looking through the window at the antics of students pilots practicing landings on the runway. They are like young birds flapping their wings when the sun rises, learning to fly by little hops, maybe wandering a little farther each flight into the valley, but they always hurry back and land at this base, which is nestled in the forest near a beautiful resort beach. In spite of this, my life seems empty here.
      Yesterday, I received a little box sent from Japan by a pilot friend. I opened the box and found a small Japanese doll with a little note: "A souvenir from Tokyo". I smiled, thinking of the thoughtfulness of my friend, and instantly there came into my mind the memory of our stroll that day in autumn.
      Time passed and we grew up. Our wishes and also things which were dear to us have all changed with time. The Japanese doll may be just a child wish to you, but it is still dear to me. It reminds me of my first flight to Tokyo.
      Saigon-Tokyo is just one route among others, but it is the one that impresses me the most because it is the route to the North. A century ago, when Vietnamese foot soldiers were sent to outposts far North along the Chinese border, they carried a spear, and a pack on their backs. They walked north along dirty roads, through the valleys and through the jungles, for several days before reaching their destination. Their wives were left behind. The husbands would come back after three or four years. There were those who never came back. On their way to the frontier they would sing the popular song:
      "My dears, who want to go with me
      To these isolated outposts?..."
      Now we share their feelings each time we fly north. High above the ocean, above the cotton clouds, we see nothing. But we know that somewhere to our left, there are the Vietnamese Sierra, and through them there are dirt roads leading from South to North. Farther north, it is dark, and there are 45 million other Vietnamese living painfully behind the bamboo curtain. There is nothing we can do for them except give them our prayers.
      I could feel it, flying on a moonless night. Outside the plane there was a multitude of stars in the deep ocean of nocturnal sky. The most beautiful place in the world is our homeland, you used to tell me each time I came to bid you farewell for a new trip to a far horizon. In flight my world was reduced to my flight cabin and also my homeland sank into it. Already I could feel the emptiness outside as the oncoming night spread beneath the wings of my airplane. I certainly had no impression of time, and for a moment as I shut my eyes I could hear the propellers cutting into the wind, lifting the airplane up and away into the golden silence of the night.
      In the dark I could see my crew passing around their last cigarette. I could see its luminous point glow in the darkness, move to another place and finally stay in the hand of the mechanic meditating in a corner. He always meditated in flight. In another corner, in the yellow light of a tiny lamp, my navigator was working on his map. He scribbled a note and handed the piece of paper to me-Route 025. I gave him a smile nodding and at the same time banked the airplane to the right, leaving the Vietnamese shoreline. We'd arrive in Hong Kong at four o'clock in the morning, and then on to Tokyo. The radio operator was sending a message in code to Hong Kong control. At that time you were sound asleep. Did you have a dream, I wondered? I had a dream that night. I had a vision of a day when I could bank to the left and land in the peace of a fresh morning on an airfield somewhere in the North, a North Vietnam free of oppression. But that night we were floating above the clouds in the dark of the night, and we were steering toward the high seas and away from home.
      I had supper in a small restaurant in Tokyo the next evening with my crew. Like a group of nomads we had wandered through the crowded streets of the city all that afternoon. It was a routine flight, the night before. It was as if we had flown on a night of full moon with its faint glow over the banks of fog below. Memory of the flight had vanished, and gone too was my dream of last night. Like somnambulists, we walked through the streets of Tokyo and did some shopping. Our mechanic, who was meditating last night, was at the airport supervising the refueling of the airplane for the next flight. He was always alert while on the ground.
      Dear Phuong, my friend bought me the Japanese doll on an afternoon such as I just described. She is now standing on my desk, starring at me with her wide-open eyes while I am writing. I hope that your busy life in the city hasn't changed you much, because even though we pilots have flown to many new horizons, we cherish the dream that we will return to the homeland and find it as beautiful as before.
      If you still want to have the doll of your dream when you were a little girl, I will send her to you.


      Truyện cười ngắn


      Trốn trại…
      John vừa nhập ngũ, trong lòng tràn đầy hứng khởi.
      Ngày đầu tiên họ phát cho anh cái lược, ngày hôm sau họ lôi anh ra cạo trọc đầu.

      Ngày thứ 3 họ phát cho anh tuýp thuốc đánh răng, ngày thứ tư họ nho răng của anh.
      Ngày thứ năm họ phát cho anh cái quần, ngày thứ sáu anh trốn trại ...
      Last edited by giaohan; 12-12-2015, 08:26 PM.

      Comment


      • #48
        Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 16





        (Nguồn: Bài đăng trong nguyệt san KBC số tháng 8/2015)
        Last edited by giaohan; 12-18-2015, 02:19 PM.

        Comment


        • #49
          Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 17

          Còn rất nhiều điều để nhớ
          Phạm Thiên Thu


          Anh yêu dấu tháng tư về rồi đó
          Màu phượng xưa như máu đỏ sân trường
          Tháng tư về ta mất nhau từ độ
          Loạn binh đao - Đất Nước phủ màu tang
          1.
          Vạt nắng cuối tháng tư vẫn còn vương vất khoảng sân trước nhà có dàn hoa Sử quân tử cho dù trời đã trở màu chiều khiến không khí dường như ngột ngạt hơn, không khí khó chịu này làm Quỳnh bất chợt nhớ đến những ngày tháng tư của khoảng bốn mươi năm trước, ngày mà Quỳnh đang ở vào cái tuổi “Bẻ gãy sừng trâu”…
          - Chị Quỳnh có điện thoại nè, tiếng cô em gái làm Quỳnh trở lại thực tại.
          - Ai vậy Như.
          - Hình như là chị Phúc, em không chắc lắm, nghe giọng hơi lạ một chút, chị nghe đi.
          - Alo, Quỳnh nghe đây, ai vậy?
          - Tao nè nhỏ, mày làm gì đó, có rảnh nói chuyện nhiều được không?
          - Cứ nói.
          - À, tao đang tính vô trong đó thăm mày đây.
          - Sao hên vậy, ai coi mấy đứa cháu cho mà đi?
          - Thì khi cần cũng phải đi chứ, con chúng nó thì chúng nó coi chứ cứ làm Oshin hoài sao đặng, bộ mày không muốn gặp tao sao mà nói cái giọng đó.
          - Ừ, thì hỏi thế thôi chứ sao không muốn gặp.
          - Xí quên, kỳ này tao không đi một mình đâu ạ! Ở lại nhà mày được chứ?
          - Không một mình thì mấy mình cũng được mà, muốn ở bao lâu thì ở, chỉ sợ mày ở chưa nóng đít đã đòi về thì có.
          - Có cơm nuôi tao không?
          - Dư sức qua cầu, cứ việc vô mấy mình thì vô, mà đi với ai vậy?
          - Thì bồ tao chứ ai.
          - Cái gì, bồ nào???
          - Nói giỡn chơi chứ tao đi với ông Tới, mày nhớ ông Tới phi đoàn 114, bồ bà Loan lớp mình hồi đó chứ.
          - Ông Tới lái máy bay bà già đó hả?
          - Cái con khỉ nhỏ này, máy bay quan sát L 19 của người ta mà suốt ngày gọi là bà già, sao mày giống mấy thằng “vẹm” vậy.
          - Nè, cấm nói tao giống mấy thằng khỉ trong rừng đó nghen, cắt đứt giây chuông à nghen, mà sao mày đi với bồ bà Loan.
          - Bồ bả ngày xưa còn bé, bây giờ bồ tao được không? nói giỡn chơi chứ mày quên là tao với ông Tới là bà con cô cậu sao.
          - Ừa há, tao chờ mày với ổng đó nha.
          - Ừ, tao sẽ vô sớm đó, bye nha.
          - Ừa, bye.
          2.
          Đang thắp nhang trên bàn thờ Ba và Quân thì có tiếng chuông gọi cửa, Quỳnh vội vã bước ra cổng thì thấy ngay Phúc đang tay xách nách mang cùng một người đàn ông mái đầu bạc trắng nhưng khuôn mặt trông còn khá phong độ, đúng gốc Pilot, Quỳnh vồn vã chào:
          - Anh Tới phải không? Hai anh em làm gì mà tay xách nách mang dữ vậy? Đưa tao xách phụ cho.
          Phúc vừa bước vào nhà, vừa trả lời:
          - Thì tao mang bánh tráng Bình Định cho mày đây, còn nem chả, chả cá nữa.
          - Bánh tráng thì OK còn nem chả trong này thiếu giống gì mà đem cho nó nặng, để sức cho nó khỏe, tao có ăn đâu mà mày mua.
          - Mày tức cười thiệt, bộ mình mày ăn sao, tao mua nem chợ Huyện chứ có mua nem chua Thủ Đức đâu mà mày la, với lại tao mua cho con Như em mày, tao mà không mua có mà chết với nó . . . bỏ vô tủ lạnh ba cái chả đi, còn nem để ngoài cũng được. Tao đi tắm cái đã, nóng muốn chết đây.
          - Mày vô phòng tao, còn đưa anh Tới lên phòng trên lầu.

          3.
          Cơm nước xong, mấy anh em kéo nhau lên sân thượng ngồi uống trà, anh Tới hỏi:
          - Sao cô Quỳnh nhận ra anh hay thế, mấy chục năm rồi còn gì.
          - Con nhỏ này có trí nhớ tốt lắm chứ không như em đâu, Phúc nói:
          - Tốt gì đâu, chẳng qua nó báo là vào với anh nên em nhận ra ngay chứ gặp ngoài đường chắc gì em biết là anh.
          - Cô nói cũng phải, anh già nhiều phải không?
          - Thì tụi em cũng có trẻ gì đâu, có điều anh cũng không thay đổi là bao, chỉ có tóc là bạc thôi chứ vóc dáng cũng còn được, chỉ hơi bệ vệ một chút chứ đám bạn em đứa nào cũng có cái thùng nước lèo, có đứa bự tới nhìn không ra luôn.
          - Tại anh bị diabetes nên lúc sau này ăn kiêng, gạo lứt muối mè hết một dạo khá lâu chứ không thì cũng không thua ai đâu, chán thiệt, sao mình già là cái bụng cứ mập ra trước thế không biết.
          - Thì đàn bà tụi em cũng vậy, mấy ông thì còn đổ thừa bia bọt chứ mấy bà có rượu chè gì đâu mà bụng cũng bự thâý ớn, chỉ có mấy bà mình hạc xương mai, hay mấy cô nàng “thủy chung như nhất” thì mới có cái bụng người mẫu mà thôi.
          - Lâu lắm anh mới về VN, ra Qui Nhơn thấy lạ quá chừng luôn, đi lang thang qua trường cũ của các cô, thấy nhớ ngày xưa quá.
          - Em nhớ hồi đó, phi đoàn 114 của anh biệt phái ra QN có ba chiếc xe Jeep, chiều nào mấy ông cũng chất nhau lên xe đi tán gái, Quỳnh nói:
          - Ừ, mấy ông Pilot có tiếng là bay bướm mà, Phúc tiếp lời:
          - Bay bướm vậy mà có thằng nào cua được hai cô đâu, nhất là cô Quỳnh, ngày xưa cô là kiêu lắm đó, bọn chúng nó đánh cuộc xem thằng nào cua được cô là mấy thằng kia phải chung mấy chầu đó.
          - Ấy, anh nói sai rồi nghen, tại hồi đó nó chê mấy ông lái máy bay bà già, nó có mấy thằng bạn lái A 37 hay F5 gì gì đó, mà con nhỏ này cũng ngộ nghen, nó chỉ làm bạn chứ không có bồ ông nào hết nha, Phúc chêm vào:
          - Đâu có, con này nói bậy; hồi đó em không dám quen Không Quân vì sợ Bay Bướm, bướm bay nên em cứ phải “Kính nhi viễn chi” thế thôi chứ ai chê ai đâu, hồi đó em xấu xí thí mồ, mấy ông toàn khoái mấy cô nàng đẹp gái, biết nhảy đầm, ví dụ như anh hồi đó quen chị Loan chứ tụi em anh nào có thèm mà nói.
          - Anh đâu có biết, chỉ nghe mấy thằng cùng biệt phái kháo nhau có cô bé tóc dài nhất trường Trinh Vương dễ thương nhưng kiêu kỳ lắm.
          - Mấy ông đó ba xạo thì có, em nhớ hồi đó phi đoàn 114 có ba chiếc jeep, ba số cuối là 079, 080, 081 chiều nào mấy ổng cũng cày nát cái thành phố bé bằng cái lỗ mũi của tụi em để cua gái, em sợ mấy ổng còn hơn sợ cọp.
          - Đúng là Quỳnh có trí nhớ tốt nghen, hồi đó phi đoàn anh biệt phái ra QN chỉ có vỏn vẹn ba chiếc Jeep mang ba số cuối y chang em nhớ đó.
          - Con này nó ghét pilot cũng phải, em nhớ ngày xưa có lần bọn em đi tắm biển ở tận bãi gần MACV cho nó vắng mà hôm đó lại bị mấy ông trực thăng quậy cho một trận, anh Tới nhớ hồi đó thỉnh thoảng mấy ông trực thăng cứ lái thấp gần mặt biển đó, rồi cái bãi chỗ MACV cũng trống, có thể đáp xuống được, hôm đó con Quỳnh đang cởi váy xuống tắm thì không biết ông nào lái ngay trên đầu nó, cánh quạt làm bay vèo cái váy, may mà em chạy chụp lại kịp chứ không thì bay xuống nước luôn, Phúc tiếp lời:
          - Ừ, lần đó là vào mùa hè đỏ lửa, không biết anh Tới có nhớ không, trước đó tụi em chỉ biết có PĐ 114 của anh, mãi sau này thỉnh thoảng thấy một vài ông PĐ 215 thì phải, xuất hiện trên xe của PĐ 114. Mùa hè đỏ lửa thì em đã vào đại học rồi, hè mới ra QN chơi em thường tắm biển buổi sáng, hôm đó sáng dậy trễ nên chiều hai đứa em đi ra bãi mới gặp cái anh chàng nghịch ngợm đó, tuy nhiên em cũng thông cảm, vì có lẽ lúc đó ổng đang nhớ tới bài thơ “chiều trên Phá Tam Giang” của Tô Thùy Yên “chiếc trực thăng bay là mặt nước. Như cơn mộng nhanh...” nên ổng chọc tụi em cho dzui, mà Phúc nó cứ nói thế chứ em nào có ghét Không Quân bao giờ, thật ra là chỉ sợ cái tính bay bướm mà thôi.
          - Bây giờ già hết cả với nhau rồi em nói thật, hồi đó em khá là lãng mạn nên em rất yêu binh chủng Không Quân, yêu cái hào hùng “... đi không ai tìm xác rơi” của các anh, mà đã yêu thì đâu có chọn lựa, yêu vô điều kiện mà, ai mà tính F5 hay A 37 hay Trực Thăng hay L19 gì đâu, chẳng qua là không phải duyên của mình thì không đậu lại.
          - Em cũng công nhận là hồi đó tụi bạn lớp em khoái mấy ông khu trục hay F gì gì đó vì cứ nghĩ mấy ổng giỏi hơn vì đi học ở Mỹ, còn cũng có hơi chê L19 hay trực thăng, nhưng em nghe anh chàng Paul, bạn ông thiếu tá Bé nói Trực Thăng mới giỏi đó, theo KQ Mỹ thì khi họp là Trực Thăng luôn được xếp vào ngồi vị trí số một đó. Mà anh Khiêm em cũng nói Trinh sát mấy ảnh cũng nhờ sự can trường của Trực Thăng nhiều lắm, có những khi đụng trận mà tụi vẹm đông, bắn rát quá, các anh Trực Thăng mà không can đảm thì BB các anh ấy nguy to. Anh Khiêm em còn nói KQ còn có khẩu hiệu “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè” phải không anh.
          - Anh nghĩ binh chủng nào của Quân Lực VNCH cũng vậy, Trinh Sát cũng có bao giờ bỏ lại đồng đội đâu, có điều là Không Quân tụi anh điều này nổi bật hơn mà thôi, giống như một Slogan phải thuộc nằm lòng.
          - Quỳnh vào Sài Gòn học đại học nên đâu có biết mấy phi đoàn trực thăng ở Phù Cát, và cuộc đổ bộ bằng Trực Thăng của các Phi đoàn: 243, 229, 235, 219, 215 đâu nhỉ, cuộc đổ bộ này được coi như trận “Normandie thu nhỏ” của Đồng Minh trong Đệ Nhị Thế Chiến đó, khoảng tháng tám năm 1972, trong chiến dịch Bắc Bình Vương của Trung đoàn 40 Sư Đoàn 22 Bộ Binh tái chiếm Bồng Sơn và Tam Quan.
          - Em không biết gì nhiều dù tin tức chiến sự thì ngày nào cũng nghe, nhưng em không nhớ nhiều vì em cũng chỉ là sinh viên, theo dõi chiến sự qua radio mà thôi, có lo lắng cho bạn bè, người yêu ngoài chiến trường, hồi hộp chờ thư, ngày nào cũng ngóng ông đưa thư thôi...
          - Vậy mà cô Quỳnh cũng biết nhiều chuyện của KQ lắm phải không, anh nghe Phúc nói.
          - Em có biết gì nhiều đâu, nghe kể thì biết thế thôi, ví dụ như anh Trần Thế Vinh là bạn học của ông anh con bác em, nhà ở Tam Hà với nhau, em cũng có để ý gì đâu, nhưng khi anh ấy rớt máy bay và được hát “Này mặt trời nhỏ bé phương nam, mặt trời từng sưởi ấm cô đơn... cho quê hương yên vui ngày loạn... này mặt trời hãy khóc đi thôi, vì người tình của nắng lên ngôi, con chim xanh bao la tình người... thành vị thần Trần Thế Vinh quang” thì tự nhiên có nhiều chuyện về anh ấy được nghe kể và mình đâm ra thương ổng quá chừng.
          - Hay thật, Quỳnh còn nhớ cả bài hát này sao, vậy mà hồi đó không chịu làm người yêu Pilot thì kể cũng lạ.
          - Em đã nói với anh là em sợ cái mác bay bướm đó của mấy ổng, ngay cả anh cũng vậy, hồi đó em nghe Phúc kể bà Loan rủ nó đi kiếm anh hoài đó, hồi tụi em ra Nha Trang vô không đoàn 62 kiếm anh, em thấy cả mấy bà kiếm anh một lúc, em thấy không cũng đủ chết khiếp nói chi đến chuyện yêu.
          - Thì ra tại em nhát phải không? nói vậy chứ bọn anh thằng nào cũng “có hiếu với bồ” lắm ạ.
          - Để em xin keo lại đã.
          - Thiệt mà, ví dụ như anh đây...à, mà lúc này Quỳnh làm gì, còn đi dạy không?
          - Em chỉ còn dạy ít thôi, già rồi nên cũng mệt mỏi, đi dạy cho vui, cho thấy mình còn có ích cho đời đôi chút, còn anh thì sao?
          - Anh retired rồi nên mới có giờ về VN, cũng định không bao giờ trở về chốn xưa, vì có quá nhiều chuyện không còn nhớ hay chính xác là không muốn nhớ tới nữa, nhưng cuối cùng rồi cũng về, chẳng hiểu nổi mình ra sao nữa.
          - Em nghe nói những người đi khỏi VN vào những ngày tháng Tư năm 1975 thường không muốn về vì họ quen với cuộc sống phương tây rồi nên sợ từ cái nóng nắng cho đến cái bụi bặm của đất nước mình...
          Cuộc sống tiện nghi cũng làm họ sợ nhiều thứ lạc hậu còn sót lại ở VN. Còn những người đi sau này thì cũng không muốn về vì nhiều lý do khác nhau, mà em thấy họ suy nghĩ cũng không sai, về làm gì cái xứ sở đã đọa đày mình, coi mình như kẻ thù đến độ biết rằng có khi phải bỏ xác ngoài khơi mà cũng phải đi, em thấy họ cũng có cái lý của họ khi không trở về…
          - Cô Quỳnh cũng “máu lửa” ghê nhỉ, vậy mà cô dạy trường Quân Y thì sao?
          - Em dạy để có dịp nói chuyện đất nước, quá khứ và tương lai, ngoài chuyên môn ra em còn mong mình có thể thổi vào tâm hồn những người trẻ hôm nay một chút gì đó của Bà Trưng, bà Triệu, của Hưng Đạo Đại Vương, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, và cả những tư tưởng đạo đức phải có trong môi trường sư phạm.
          - Con này nó cứ như vậy nên không dạy trường nào được lâu, Phúc chen vào, em có cảm tưởng nó đang lội ngược dòng.
          - Tao hỏi mày chẳng lẽ thiên hạ đục thì mình cũng phải đục theo hay sao.
          - Cả cái xã hội này nó như thế, mày làm sao thay đổi được.
          - Tao nghĩ rằng thà thắp lên một ngọn đèn còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối, vả lại đâu phải lúc nào đám đông cũng đều đúng.
          - Tao biết như thế, nhưng mày thấy có cuộc đấu tranh nào thành công đâu, mày thấy thằng cháu mày, thằng Trần Vũ An Bình đó, có làm khỉ gì ngoài mấy cái bài hát mà cũng bị 6 năm tù đó, thời này đâu phải thời xưa mà tầm vông đánh tây, giờ lại thêm chiêu bài hòa giải hòa hợp, thêm cái truy điệu các liệt sĩ chống bọn tàu phù ở Hoàng Sa, truy điệu cả chiến sĩ VNCH của HQ 10 tuẫn tiết năm 1974...
          - Đã gọi là chiêu bài mà nhiều ngưởi VN còn ngây thơ tin... tao đồng ý điều đó không những nên làm mà cần phải làm để anh linh những người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa được mỉm cười ở trên cao, nhưng tin chúng thật tâm thì quá ngây thơ, ngay cả những bà vợ của các người này có người cũng tin sái cổ, cả cái ông bác sĩ Trần Thành Trai cũng tuyên bố vung vít trên báo về cái chuyện này, tao không tin, tao không thích cái đám tướng bỏ quân lại để trốn ra nước ngoài, tao cũng không thích lão Khiêm lão Thiệu nhưng tao phải công nhận lão Thiệu nói một câu không hề sai : “đừng NGHE những gì... NÓI mà hãy nhìn những gì... LÀM” rõ ràng cả bao nhiêu sĩ quan bị lừa vào cái trại tù khổng lồ. Tao cũng ghét thằng Mỹ, ghét cái lão Kissinger luôn.
          - Con này nó khùng, cộng sản thì ghét mà Mỹ cũng không ưa, mày ưa ai?
          - Tao không ưa vì sự bỏ rơi đồng minh của Mỹ, cái thằng Kissinger đểu cáng đó đã gọi các chiến sĩ của mình là “lũ chó” khi nó nói chuyện với thằng Lê đức Thọ khi thấy quân dân miền nam vẫn anh dũng chống trả lại dù mỗi người lính chỉ còn mấy viên đạn, CS thì tao ghét là lẽ đương nhiên, không phải vì việc tan cửa nát nhà của riêng gia đình tao mà tao ghét , nhưng cả mấy chục triệu dân VN đang ở trong cái nhà tù khổng lồ, bộ mày không thấy sao. Tao không ưa chúng vì lẽ đó thôi.
          - Con nhỏ này nóng lên là vung vít gọi thằng này thằng kia tùm lum, cô giáo gì mà dữ như bà chằng.
          - Có những lúc cần phải mặc cà sa, cũng như khi đi với lũ ma, quỷ thì phải mặc áo giấy, có cần thiết phải lịch sự với những kẻ giày xéo quê hương mình không???
          - Vậy mà mày vẫn trụ được ở cái trường Quân Y đó hơn chục năm còn gì.
          - Tao trụ ở đó, sống cho sinh viên nó thấy nhân cách của một người thày được giáo dục trong môi trường nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa khác với người thày được đào tạo trong môi trường đỏ của chúng nó, mày thấy đồng lương chết đói đó có đáng cho tao trụ lại đó không... nhưng tao vẫn cố ở lại để cho học trò thấy được sự khác biệt giữa con người của hai chế độ, bằng chứng là bao nhiêu sinh viên ra trường, đến giờ này vẫn còn trở lại thăm tao, ngay cả những đứa con ông cháu cha, cha mẹ chúng là đảng viên, là cán bự đó, phải sống với sói mới cảm hóa được chúng, tao không có tham vọng thay đổi thế giới, tao chỉ cố sống sao cho bọn con cái chúng nhận ra sự khác biệt mà thôi.
          - Thôi đi hai cô, nói chuyện có lạc đề không đó...
          - Con khỉ nhỏ này vẫn vậy anh ạ, lúc nào cũng lý tưởng hóa cuộc đời, em nghĩ ngày xưa nó nên học luật hay làm chính trị thì đúng hơn là làm thày giáo, Phúc nói:
          - Thì ngày xưa tao cũng nghĩ như vậy, và tao đâu có học sư phạm. Làm thày là do hoàn cảnh đẩy đưa, nhưng bây giờ tao thấy làm thày mới đúng đó mày... mày nghĩ coi, làm bác sĩ mà ngu dốt hay thiếu lương tâm, coi lương tháng trọng hơn lương tâm thì cùng lắm chết một hay vài bệnh nhân, làm tướng mà dốt thì thiêu đốt vài sư đoàn là hết cỡ, nhưng làm một “thằng thày”, có nghĩa là một người thày thiếu nhân cách, một người thày chỉ biết có đồng tiền như những người thày của cái xã hội này thì làm hư biết bao nhiêu thế hệ mày có biết không???
          - Thôi, cắt, cắt, đi ngủ thôi, sáng mai còn bao nhiêu việc phải làm nữa.
          - Thôi thì đi ngủ, chắc hai anh em cũng mệt lắm rồi phải không?
          - Chúc hai cô ngủ ngon nha.
          - Chúc anh ngủ mơ thấy phi đoàn 114 ngày xưa nghen.
          - Cám ơn Quỳnh.
          Lên giường thật lâu mà Quỳnh vẫn trằn trọc vì những điều mấy anh em trao đổi với nhau lúc chiều, thật ra cũng không có gì nhiều, nhưng vì đã lâu Quỳnh đã tập tịnh khẩu, chỉ thỉnh thoảng nói xã giao dăm ba câu với đồng nghiệp nên cứ nghĩ chẳng có gì để nói, chẳng có gì để nhớ, nhưng hôm nay, khi gặp lại cô bạn cũ và nhất là ông anh Không Quân xưa thì quả thật thấy là có nhiều điều để nhớ, để thương và để ngậm ngùi, ngậm ngùi thương nhớ cho một quá khứ vàng son đã bị bức tử một cách oan uổng... Ôi Việt Nam Cộng Hòa của tôi, ôi Màu Cờ Vàng yêu dấu!!!
          Phạm Thiên Thu



          My fishing club at Fort Rucker



          Trong chín tháng thụ huấn phi hành tại Fort Rucker. Ngoài những kỷ niệm bay bổng bao năm vẫn còn ghi dấu trong tâm hồn còn có những bạn bè đã cùng nhau chia sẻ những niềm vui trong sinh hoạt thường nhật mà cho đến nay đã hơn 40 năm tôi vẫn không thể nào quên. Ở Fort Rucker cũng có một mess hall tương tự như Lackland. Chỉ khác một điều, tại Lackland mình trả tiền cho bữa ăn ngay khi bước vào cửa rồi có thể get line lấy thức ăn mấy lần cũng được. Có khi một người ăn tới ba phần cho một bữa. Nhưng ở Fort Rucker không được như vậy. Ngay đầu chỗ xếp hàng để lấy thức ăn là quầy tính tiền. Ai còn đói muốn ăn thêm cũng không sao nhưng phải trả thêm tiền lần nữa !!
          Chắc anh em ai cũng biết đồ ăn của Mỹ nhiều chất béo, ăn vào là no ngay. Nhưng ra khỏi nhà ăn về tới phòng là lại thấy đói bụng. SVSQ thời đó lãnh được 270USD/tháng. Trả tiền phòng hết 30USD còn lại hơn hai trăm mà phải ăn uống chi tiêu làm sao để mỗi tháng có thể dư ra chút đỉnh để dành sau này về nước còn có vốn để... mua xe, lấy vợ nữa. Ít có chàng nào dám ăn chơi xả láng. Vả lại, ăn uống ở mess hall cũng chán ngấy chả kém gì cơm Đàm chí Hùng ở tent city mà lại hao tốn. Cho nên khi đến Fort Rucker được vài tuần, ai cũng lo tìm bạn bè hợp tính tình sở thích để cùng nhập vào một băng "góp gạo nấu cơm chung" với nhau cho vui. BOQ ở Fort Rucker nhiều phòng có bếp nấu ăn riêng khá thuận tiện. Do đó, tôi và ba đứa bạn kết thành một nhóm hùn tiền đi chợ hàng tuần. Rồi chia phiên nhau nấu nướng tùy theo thời khóa của từng người sao cho thuận tiện. Riêng tôi, không có khiếu nồi chảo nên giữ chân rửa chén cho cả bọn.
          Một hôm nhân dịp cuối tuần, một đứa trong nhóm đề nghị đón taxi đi hồ Tholocco chơi. Đến nơi thấy có nhiều người câu cá quanh hồ. Bọn tôi chợt nảy ra ý nghĩ sao mình không câu cá để kiếm thêm khẩu vị cho bữa ăn cần kiệm hàng ngày của mình. Thế là bọn tôi hỏi thăm chỗ mua giấy phép câu cá, cần câu và mồi. Cái shop này nằm bên bờ tây của hồ nên chúng tôi thuê một cái xuồng nhôm nhỏ có gắn máy để qua bên kia. Nhân tiện chạy vòng vòng quanh mặt hồ và câu cá luôn thể. Ngay lần hành nghề đầu tiên chúng tôi câu được khá nhiều. Lúc trả xuồng, anh chàng Mỹ là nhân viên trông coi việc cho thuê mấy chiếc xuồng và chăm sóc khu vực có mấy cầu tàu bên mạn đông trầm trồ thán phục khi thấy giỏ cá của bọn tôi. Chúng tôi hỏi anh ta có thích ăn cá không và cho anh ta vài con cá khiến anh chàng thích quá. Những lần sau khi bọn tôi đến mướn xuồng. Anh chàng vui vẻ trò chuyện với bọn tôi. Dặn dò không nên cho xuồng chạy đến khu vực nào trên hồ vì không an toàn. Chúng tôi lại cho anh chàng một ít cá khi trả xuồng vào buổi chiều. Những lần sau đó anh này cho biết tiền cho thuê xuồng hàng ngày anh ta nộp cho cơ quan quản lý hồ nên từ rày về sau anh sẽ không lấy tiền thuê xuồng của bọn tôi nữa. Miễn là chúng tôi cho anh ta cá mang về ăn là được rồi. Vừa cười anh vừa nháy mắt với bọn tôi và đưa cho chúng tôi bình xăng để đổ vào máy. Từ đó, những bữa cơm của chúng tôi trở nên ngon lành hơn khi có những con cá chiên dòn. Mỗi tội không có nước mắm để chấm.
          Một hôm vừa lúc chúng tôi chuẩn bị ăn cơm thì có tiếng gõ cửa. Đó chính là **"cù lũ" Hưng!! Ông ta muốn gặp thằng Hùng đầu bò (cũng là đầu bếp chính) trong bọn tôi có chuyện cần. Nhân bữa cơm nên nó mời ông ta dùng bữa luôn với chúng tôi. Thấy cơm nước cũng khá hấp dẫn và chúng tôi mời thật tình nên ông ngồi ăn với chúng tôi. Trong bữa ăn ông hỏi cá ở đâu mà nhiều vậy. Chúng tôi nói là tự câu lấy ở hồ Tholocco. Ông nói mình cũng đi câu hàng tuần và đề nghị cuối tuần sẽ lái xe đón chúng tôi đi câu cho vui. Từ đó "cù lũ" nhập băng ăn cơm chung với chúng tôi. Cả bọn cũng khoái vì ông có chiếc xe cà tàng nhưng rất thuận tiện cho việc đi chợ và đi câu hàng tuần của chúng tôi. Bọn tôi chi tiền xăng còn cù lũ làm tài xế khỏi mướn taxi nữa.
          Vì có nhiều kinh nghiệm hơn bọn tôi nên ông bảo không cần mướn xuồng đi câu nữa. Nếu vào buổi sớm, ông đưa chúng tôi đến cái đập ở cuối mạn nam hồ Tholocco. Nếu chiều tối thì câu ở những cầu tàu cạnh nơi chúng tôi mướn xuồng. Nhờ vậy chúng tôi câu được khá hơn và thêm nhiều loại cá. Chính vào một buổi tối đi câu đã xảy ra một chuyện khá thú vị mà hồi đó chỉ có chúng tôi biết với nhau thôi. Tối đó tôi phải ôn bài vì sắp có một cuộc thi quan trọng không tham dự mà chỉ nghe bạn bè kể lại. Cầu tàu nơi bọn tôi thường câu có rất nhiều người nhưng cá ít cắn câu. Vì câu cơm gạo nên một đứa trong bọn đề nghị chuyển địa điểm qua cái cầu tàu cũ cách đó một quãng về hướng bắc. Cầu tàu đó cũng có đèn rọi sáng mặt hồ nhưng không có ai ngồi câu. Quả nhiên cá ở chỗ đó khá nhiều, tha hồ giật mệt nghỉ. Đang say sưa hí hửng với chỗ câu mới. Bỗng đèn pha chiếu sáng cả bọn từ một chiếc xe cảnh sát. Một chàng police bước ra yêu cầu tất cả lên bờ. Thấy chúng tôi là khóa sinh ngoại quốc. Anh chàng giận dữ hỏi ai cho các anh câu ở đây?? Các anh có thấy cái bảng cấm kia không?? Vừa nói anh vừa chỉ vào tấm bảng để ngay trước cầu tàu. Dĩ nhiên, khi bước lên cầu tàu ai cũng thấy cả nhưng cho rằng tối rồi chả ai trông coi nên mình làm đại. Anh còn nói sẽ gọi cho sĩ quan liên lạc đến ngay để xử lý chuyện phạm pháp của bọn tôi. Nghe chàng ta nói vậy cả bọn bấm bụng không dám cười vì anh ta vừa nói xong thì cũng là lúc nhận ra cù lũ của bọn tôi vừa thu dọn đồ nghề bước lên sau chót. Anh ta ngạc nhiên thốt lên, sao colonel lại câu ở đây?? Chỗ này có bảng cấm câu mà. Cù lũ giả bộ ngạc nhiên và nói: - Ủa vậy sao?? Hồi nãy tối quá chúng tôi không để ý thấy. Chỉ thấy có đèn như những chỗ kia nên đâu biết có bảng cấm. Mà tại sao lại cấm câu ở một chỗ câu tốt như vậy? Chắc anh chàng police cũng hiểu ông già vờ nhưng không lẽ lại làm căng với xếp nên phân bua rằng vì cầu tàu này đã cũ. Có chỗ ván và chân cầu đã bị mục nên vì lý do an toàn nên cơ quan quản lý hồ đã đặt bảng cấm mấy tháng nay. Anh yêu cầu từ giờ trở đi chúng tôi không nên câu ở đây nữa.
          Câu mãi luẩn quẩn quanh hồ cũng chán. Một hôm chính cù lũ đề nghị tuần này sẽ đi câu xa. Ông sẽ đưa chúng tôi xuống bờ biển Panama City để câu ở đó. Từ Fort Rucker đi xuống đến nơi mất khoảng bốn giờ lái xe. Bọn tôi chuẩn bị từ tờ mờ sáng. Cù lũ lái xe đến là chất đồ nghề lên chạy đi đổ xăng rồi thẳng tiến hướng Nam. Thật là không có gì tả nổi niềm vui của bọn tôi khi được đi câu ở đây. Trên bãi biển có những bờ đá được xây từ trong bờ ra mãi ngoài xa cho mọi người ngồi câu. Phải nói rằng câu cá biển đã thật vì cứ quăng ra kéo vào là có cá. Thậm chí một giây cột hai lưỡi câu lúc kéo vào dính đủ hai con cá chim hay bạc má thiệt bự. Ngoài ra còn câu được nhiều loại cá khác nhau nữa. Chẳng hạn như cá mòi, chúng bơi dưới biển trông như đang có mưa rào trên mặt nước. Cột một chùm ba lưỡi câu ba ngạnh chờ thấy đàn cá quăng câu ngay chỗ đó rồi kéo vào chứ không cần mồi. Không lần nào không dính. Có khi còn dính hai ba con một lúc. Loại cá mòi nhỏ này có thể làm mồi sống câu cá lớn hơn. Hoặc chiên dòn nguyên con chấm nước mắm (cũng là nhờ cù lũ chở đi chợ mãi bên thành phố Atlanta, GA. mới mua được một chai bé tí) ăn cũng rất hao cơm. Những con cá ngừ to bằng bắp chân. Một khi câu được phải chiến đấu cả nửa tiếng để đưa nó lên bờ. Chỉ có ai đã từng câu mới biết. Không như cá nước ngọt, cá biển chúng chống cự rất mạnh mẽ khi bị dính câu. Ở dưới biển chúng mạnh không thể tả nhưng một khi bị kéo lên khỏi mặt nước lại chết mau hơn cá nước ngọt. Thường chúng tôi câu từ lúc đến cho tới chiều muộn mới về. Thùng đá đựng cá mang theo lúc nào cũng đầy ắp. Vì số lượng chúng tôi câu quá nhiều. Ăn không hết nên chúng tôi chia cho bạn bè. Mỗi chiều tối thứ bảy thấy xe của bọn tôi về là anh em chờ sẵn để được chia cá.
          Vì một mình cù lũ có bằng lái xe nên dù đi về cả tám tiếng, ông cũng phải ráng. Một vài lần do quá mệt, có lúc ông loạng quạng suýt đâm vào lề. Sau một lần như vậy, ông nói lần sau chắc phải rút về sớm vì lái xe đường xa ban đêm trong lúc mệt mỏi không được an toàn. Từ việc này, tôi bỗng nảy ra ý nghĩ là tìm chỗ ngủ lại qua đêm. Tài chánh của bọn tôi không cho phép mướn khách sạn. Do đó tôi đề nghị chui xuống một gầm cầu mà tôi đã thấy trên đường về những lần trước. Ngay lần sau đó chúng tôi dừng lạ̣i tìm đường xuống chân cầu. Không ngờ đó thật là một chỗ dừng chân lý tưởng để ngủ qua đêm. Vì dưới gầ̀m cầu có thể đậu xe thoải mái. Và nhất là chúng tôi còn khám phá ra đó là một chỗ câu ghẹ thật tuyệt vời. Khi thấy một vài người đàn ông da đen câu ghẹ dưới gầm cầu. Chúng tôi thấy rất dễ dàng. Chỉ với một miếng thịt gà cột trong một cái giỏ lưới hay cái lồng nhựa. Quăng bẫy xuống dưới giòng sông cho nó chìm xuống đáy một vài phút rồi kéo lên. Con ghẹ khi đã say mồi nhất định bám cứng miếng mồi lúc bị kéo lên cho đến khi nằm trên mặt đất mới bỏ chạy nhưng quá muộn. Thế là bọn tôi quay trở lại phố tìm mua giỏ lưới, thùng đựng ghẹ và đèn pin để có thể hành nghề ngay đêm đó. Mồi để câu là những đầu cá vừa câu ngoài biển. Cù lũ cứ việc nằm trên xe ngủ thoải mái. Còn bọn tôi chia làm hai ca. Mỗi ca hai đứa phụ nhau câu ghẹ. Đến sáng là vừa một thùng đầy. Tuần đó chúng tôi lần đầu tiên từ ngày sống ở Mỹ được nhậu một chầu ghẹ thoải mái nhớ đời.
          Sau này có lần chúng tôi còn đi câu trong một khu nghỉ mát giành cho nhân viên của Fort Rucker ở Choctaw Beach, Florida trong một dịp long weekend. Hoặc cùng cù lũ đi câu ngoài khơi vịnh Pensacola do trường tổ chức và đài thọ. Tàu có máy dò cá họ chở khách trong bờ ra tít ngoài khơi xa. Khi dò ra khu vực nào có cá họ chạy đến đó cho mọi người câu. Cần câu và mồi do tàu cung cấp và mỗi người khách có một số riêng. Cá người nào câu được họ sẽ bỏ vào ngăn lạnh có số người đó. Khi tàu dừng, mình có thể thấy rõ đàn cá đang bơi bên dưới và thả mồi xuống câu. Lần đó, tôi là người câu được con cá mú to nhất tàu. Nhưng cũng là lần đầu tiên trong đời nếm mùi say sóng khủng khiếp. Vì gặp ngày biển động, khi tàu dừng lại bị nhồi lên hụp xuống liên tục. Chỉ chịu đựng được khoảng nửa tiếng tôi và nhiều người khách bắt đầu say sóng. Thả mồi xuống câu mới được một hai con cá là phải vội vàng chạy vào trong để ói. Rồi nằm vật ra trên một tấm phản cho bớt choáng váng. Cứ như vậy, ói đến không còn thứ gì trong bụng nhưng vẫn phải nôn ra không kềm chế được. Thật là kinh hoàng!!
          Những kỉ niệm này trong thời gian sống ở Fort Rucker tôi chẳng thể nào quên. Giờ đây chuẩn bị trở về lại chốn xưa. Đã hơn 40 năm, tôi chưa gặp lại một ai trong số bạn câu cá của tôi ngày ấy. Riêng cù lũ Hưng sau một lần gặp ở phi trường TSN khi đón một người bạn khóa sau. Ông cũng vừa hết nhiệm kỳ sĩ quan liên lạc để về nước. Tôi còn gặp lại ông một lần nữa khi tôi lang thang ở ngã tư Phan đình Phùng - Lê văn Duyệt để kiếm mua một chiếc xe đạp làm cẳng sau ngày 30- 4 đổi đời của miền Nam. Tôi chỉ chào hỏi ông một vài câu rồi chia tay nhau. Chắc rằng sau đó ông cũng như tôi sẽ phải trải qua những năm tháng trong trại tù CS. Không biết giờ đây ông có còn sống hay không vì lâu nay tôi dù để tâm dò hỏi tin tức của ông mỗi lần Không quân họp mặt nhưng vẫn chưa biết được gì.


          Bentonville, AR 09- 02- 15
          CanhBang Purple hat 74- 30
          **"Cù lũ" một cách binh bài xập xám. Cũng là tiếng lóng để gọi các xếp lớn. Ở đây ám chỉ trung tá Phạm lương Hưng theo cách gọi của khóa sinh Fort Rucker thời đó.


          Thơ Trần Thanh Quang

          Chân dung
          Ta thân ngựa một đời rong ruổi phố
          móng khua vang đánh thức mấy con đường
          máu luân lạc trong trái tim loang lổ
          cõi ta bà sao cứ mãi vấn vương
          ta thân ngựa một đời mơ bóng núi
          bóng mù xa mà bóng lại gần
          chân rời rã lòng còn ôm gối mộng
          ở nơi nào ta vét chút tình thân
          ta thân ngựa một đời mơ về biển
          mộng phù du in dấu cát phiêu bồng
          chân nghiệt ngã trước hồn nhiên của sóng
          hạt muối nào mặn chát giữa hư không
          ta thân ngựa một đời làm thân ngựa
          bờm rụng rơi theo gió thốc của đời
          cỏ rũ mục trên thảo nguyên xa tít
          biết khi nào ta ngã ngựa em ơi !

          Hành Trình
          Những chuyến xe đời long lóc đi qua
          để lại khói đen bùn nhơ và cỏ rác
          dăm nụ cười khan vài lời thô thốc
          rớt xuống ta nỗi chết muôn trùng

          buổi sáng hoàng hôn rớt trên mặt người dưng
          bình minh trong ta nói lời hoan hỉ
          những khúc thức trường canh giai điệu
          biến tấu ca từ xô lệch nhân gian

          chốn xa xăm em ngân khúc thiên đàng
          em tránh nỗi đau né lời rao giảng
          ta ngập ngụa trong thánh kinh xa lạ
          đạo đức giải lên ngôi xé toạc tim người

          đôi khi thấy đời như một cuộc chơi
          sinh – tử – thiệt – hơn vờn trên sân bóng
          kẻ thủng lưới chưa hẳn người chiến bại
          bục vinh quang đừng thắm máu con người.
          Last edited by thien ly; 12-29-2015, 02:52 AM.

          Comment


          • #50
            Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 18

            Dòng Đời
            Hải Ngữ

            Thời gian ở Mỹ không biết có phải bị ma đuổi hay không mà nó cắm đầu chạy một mạch, không nghỉ, không ngơi, không thèm chờ đợi ai cả. Cứ cuối tuần rồi lại cuối tuần như bóng câu qua cửa sổ. Qua năm mươi hai cái cuối tuần là thấy mình già thêm đi một tuổi. Nhiều khi ngẫm lại Huân không ngờ chàng qua Mỹ đã gần mười năm. Cái nhịp độ sống vẫn trôi đi vội vã, nhiều khi Huân chạy theo muốn hụt hơi. Cứ chạy theo nó kiểu này có ngày sẽ kiệt lực mà chết như chơi. Nói có sách mách có chứng. Báo đăng tin người chết tai nạn trên xa lộ chỉ vì thiếu ngủ. Nếu cứ ngủ đẫy giấc đi thì lấy gì mà ngủ gục khi lái xe. Nhưng làm còn không đủ giờ nữa thì lấy đâu mà ngủ với nghỉ. Dân Mít tị nạn dần dần cũng thay đổi cho phù hợp với cuộc sống vội vàng. Cũng hùng hục làm việc. Cũng xả láng ăn chơi. Thế rồi tâm tính cũng dần dần thay đổi luôn. Biến chất. Cái chết người ở chỗ nó thay đổi lúc nào mình không hay. Có người chẳng nhận ra sự đổi thay đấy. Có kẻ may ra cảm nhận được thì lại cho là thức thời. Nhập gia tùy tục. Không adapt thì chết sao! Không chết mỏi mòn vì cô đơn thì cũng sống chán chường vì lạc lõng.
            Huân cũng nằm trong cái chu kỳ đổi thay đấy. Chỉ khác là chàng thay đổi từ tốn, chậm rãi như bò ợ cỏ lên nhai lại. Cũng vì sự thay đổi mà thiếu gì chuyện kỳ cục xảy ra trong cộng đồng người Việt mình. Con người có những phản ứng khác thường và cử chỉ dị biệt. Cả quan niệm về cuộc sống cũng đổi thay luôn. Chàng ngẫm nghĩ đến cái thời tiết khắc nghiệt. Nóng lạnh bất thường. Có thể khí hậu cũng ảnh hưởng đến tâm tính của con người lắm chứ. Mắt thấy tai nghe, chàng mục kích không biết bao nhiêu là cái đổi thay. Nhiều khi chàng cũng nằm lẫn lộn trong đám người đấy mà không hay chăng? Có ai nhận thấy mùi hôi của mình đâu! Ngửi hằng ngày nên quen bố nó mất rồi. Như có lần chàng ngồi ở quán ăn trông ra thấy người đàn ông từ đàng xa đi lại, vừa đi vừa nhảy lâng câng. Thỉnh thoảng hắn dừng lại nhìn vào một vật gì cầm ở tay rồi lại nhảy cẫng lên, cười một mình thích thú. Chàng đánh cuộc với chính mình, đoán xem hắn cầm vật gì trong tay. Có thể hắn mắc bệnh táo bón tình dục đang thưởng thức một bức hình khích dâm nào đó chăng? Mãi đến khi hắn tiến lại gần, chàng mới nhận ra vật hắn cầm trong tay là... cuốn sổ trương mục ngân hàng. Chỉ có mấy con số ở trương mục mà hắn sướng đến vậy sao? Mà có sướng thì cũng sướng từ từ, về đến nhà rồi sướng có muộn gì lắm đâu! Có đâu mà nhảy cẫng lên ngoài đường cứ như bị ai thọc vào huyệt... sướng vậy. Cứ mỗi lần nghĩ đến chàng không khỏi buồn cười. Như hôm nay lúc sắp hàng ở chợ chờ tính tiền chàng mải nghĩ đến hắn, mãi đến khi có tiếng ai hỏi đàng sau chàng mới giật mình quay lại:
            - Ồ! Xin lỗi, cô hỏi gì?
            - Tôi hỏi anh cũng thích đậu phụ à?
            Huân nghiêng hẳn người về phía sau để nhận rõ mặt người con gái. Chàng đưa tấm đậu phụ đang cầm ở tay lên:
            - Thì lâu lâu cũng đổi món vậy mà. Tôi rất hảo món này. Còn cô thì sao?
            Nàng vuốt tóc trong một cử chỉ làm dáng:
            - Tôi cũng vậy. Nhưng anh có nhìn thấy là tiệm này bán đậu phụ ngon nhất không? Tôi đã mua không biết bao nhiêu tiệm. Chỉ có tiệm này. Miếng đậu trắng tinh. Chắc, không vữa. Chứ nhiều tiệm bán miếng đậu không thể nấu nướng gì được. Chán hết sức. Còn ở đây, ngậm vào miệng đã thấy vị ngon ở đầu lưỡi.
            Người con gái liến thoắng một thôi về miếng đậu phụ đến nỗi Huân có cảm giác nàng có phần hùn vào cửa tiệm. Chàng là người nói nhiều, gặp nàng chàng thấy mình thuộc loại tịnh khẩu. Mặc cho nàng nói, Huân mới có dịp quan sát kỹ hơn. Trông nàng ngổ ngáo với mái tóc tém. Thường thì tóc tém cắt cũng ngắn vừa vừa, đằng này tóc nàng lại ngắn quá khổ, ngắn cũn cỡn như chiếc váy màu mỡ gà nàng đang mặc trên người để lộ cặp đùi thuôn thuôn, dài ngoẵng. Một cái váy quá ngắn đang cố che phủ đôi chân quá dài trông tương phản một cách quyến rũ chết người. Đôi guốc cao gót cũng màu mỡ gà ôm gọn lấy đôi bàn chân thon thon, mềm mại. Nàng đứng bằng một chân thẳng như cái thước đo, còn chân kia hững hờ đong đưa theo một điệu nhạc vô hình nào đó. Khuôn mặt trái xoan điểm đôi mắt đen láy như hạt nhãn. Miệng nàng rộng và đôi mắt nàng ăn ý khi nàng nói, để lộ đôi hàm răng trắng đều như bắp non. Đôi mắt thật linh động kèm theo lối ăn nói duyên dáng của nàng làm cho người nghe cảm thấy hứng thú trong câu chuyện. Không cần nói, chỉ nghe thôi Huân đã có cảm tình nhiều với cô gái đang đứng trước mặt chàng. Nếu người nào không thích đậu phụ, chỉ nghe nàng nói về đậu phụ có lẽ sẽ xuống tóc nương thân nơi cửa thiền để chỉ được ăn... đậu phụ cả đời. Thế mới biết lối nói chuyện của nàng mới quyến rũ làm sao! Huân nghĩ thầm, số mình đi mua đậu phụ lại hên gặp được người tha thiết với đậu phụ. Chàng tự nhủ từ giờ về sau có lẽ chàng sẽ chỉ ăn đậu phụ để kỷ niệm buổi gặp gỡ hôm nay. Biết đâu từ miếng đậu phụ tầm thường để đi đến mối tình phi thường giữa Huân và Nàng. Mối tình Tô-Fù. Nghe hết sức là... đậu phụ, lại mang vẻ thiền nữa. Huân cứ để cho trí tưởng tưởng đi thật xa và chàng chợt nhớ rằng muốn trở thành mối tình chân thì ít nhất phải biết tên nàng đã chứ.
            Vừa tỉnh cơn mơ thì Huân nghe tiếng nàng hỏi dồn bên tai:
            - Anh làm sao vậy? Anh có nghe tôi nói không?
            Huân vội vã:
            - Có chứ! Cô nói đậu phụ ở đây ngon hơn các nơi khác. Tôi đồng ý với cô. Tôi đã mua nhiều nơi nhưng chỉ chỗ này là tôi thích nhất.
            Điểm này thì Huân nói phét. Chàng tiện đâu mua đấy không nhất thiết phải đến đây để mua đậu phụ. Cuộc đời chàng vướng nhiều tục lụy nên không xem đậu phụ là món ăn chính như những kẻ tu hành. Huân chỉ đổi món cho đỡ nhạt miệng vậy thôi. Rồi chàng đổi đề tài:
            - Theo ý cô thì kho hay rán là ngon nhất? À! Cô... gì nhỉ?
            - Chi! Còn anh?
            - Huân. Sao? Chi cho tôi biết ý kiến đi chứ! Kho hay rán?
            - Chi không biết ý anh thế nào chứ Chi tùy bữa. Kho hay rán Chi đều ăn hết. Lâu lâu nhồi thịt cũng ngon chán.
            Thường thường xếp hàng chờ tính tiền ở chợ sốt cả ruột nhưng hôm nay Huân lại mong cho cái hàng kéo dài ra để còn thì giờ nói chuyện với Chi. Tính tiền xong, Huân đứng chờ nàng ở cửa và chàng tự nhiên đỡ lấy bọc đồ ở trên tay Chi:
            - Chi đưa đây tôi. Xe Chi đậu ở đâu?
            - Ơ bên hông chợ. Phiền anh một tay.
            Cả hai bước song song ra đến bãi đậu xe. Con đường từ chợ đến bãi đậu xe hôm nay sao ngắn quá. Thoáng đã đến bên xe Chi. Chàng lên tiếng:
            - Chi ở gần đây không?
            Chi chuyển cái xắc tay sang bên kia để mở cửa xe:
            - Không! Nhân tiện đi shopping rồi ghé đây đi chợ luôn. Anh có rảnh đi với Chi một lúc được không?
            Ôi chao ơi! Ở trên đời đâu có những cái hên lạ lùng như thế này! Huân không biết làm thế nào để kéo dài buổi gặp gỡ thì Chi lại đề nghị đi với nàng. Rảnh quá đi chứ! Không rảnh cũng phải rảnh. Huân hít một hơi dài nén nỗi vui mừng xuống. Chàng làm ra vẻ tự nhiên:
            - Đi đâu vậy Chi?
            Lại phải hỏi đi đâu! Hỏi cho có lệ chứ Huân nào cần biết đi đâu. Giờ này nếu Chi có bảo Huân đi ăn cướp thì có lẽ chàng sẽ đọc kinh... sám hối trước khi lên đường với Chi.
            - Anh bỏ xe đấy. Lên xe với Chi.
            Nàng phóng xe ra khỏi bãi đậu. Chiếc Toyota Supra chồm lên phía trước như con ngựa bất kham. Chi gài số thuần thục. Nàng nhấn ga, sang lane. Thoáng có tiếng chưởi của tài xế chiếc xe bên hông vì nàng lách sát đầu mũi xe. Chi thản nhiên như không có gì xảy ra. Nàng điềm tĩnh cầm vô-lăng bằng một tay:
            - Lái như rùa bò.
            Huân làm ra vẻ tự nhiên nhưng thật sự chàng có đôi chút hồi hộp. Hồi hộp vì không biết Chi chở chàng đi đâu hay vì lối lái xe bạt mạng của nàng thì Huân không xác định được. Huân quay sang Chi, cố lấy giọng thản nhiên:
            - Bây giờ chúng mình đi đâu đây?
            - Chi đưa anh đi ăn cho vui. Chi rất ghét ăn một mình. Hơn nữa, ở đây có món đậu phụ ngon lắm. Chả biết nó kho thế nào mà ăn xong cứ nhớ mãi. Chi cố bắt chước mà không được.
            Nàng trở lại với lối nói chuyện liến thoắng. Ông bà cụ thường mỉa mai những người đàn bà miệng rộng và môi mỏng, cho là ăn nói không kịp kéo da non với ngụ ý chê trách. Chàng nghĩ các cụ quá khắt khe hoặc chưa gặp những người miệng rộng và môi mỏng như Chi. Bảo đảm nghe nàng nói chuyện là các cụ phải thay đổi quan niệm liền. Như Huân đây, càng nghe càng thích ở gần Chi để chuyện vãn với nàng. Đến khi nghe nói là đi ăn, Huân đưa đẩy:
            - Tôi cũng vậy. Ăn một mình chán chết.
            Điểm này thì Huân thành thật. Độc thân như chàng quanh năm suốt tháng chỉ độc thực và độc ẩm. Nhiều bữa đi làm về quá mệt, chàng nấu mì gói lên ăn cho qua bữa. Nếp sống độc thân chán như cơm nếp nát, lâu lâu mới có những hứng khởi bất ngờ như hôm nay. Chi đưa Huân đến một tiệm ăn tương đối bình dân. Và quả thật món đậu phụ kho thật tuyệt vời. Cả đĩa đậu phụ rán nữa. Miếng đậu phụ mềm, vàng lưỡm ôm gọn lấy nhúm thịt băm được xếp đều đặn trên đĩa rau xanh ngát toả ra hình cánh hoa, chung quanh điểm vài lát cà-chua đỏ loét. Canh đậu phụ nấu với hẹ thơm, hơi bốc lên ngào ngạt. Huân gắp một miếng đậu, chấm đẫm vào bát nước mắm chanh ớt tỏi, bỏ vào miệng. Chàng nhắm mắt lại, nhai nhè nhẹ để thưởng thức cho trọn vẹn miếng đậu phụ trong một bữa cơm đầu tiên có Chi, người con gái với cuộc gặp gỡ kỳ lạ. Huân nghĩ đến những bất ngờ tình tứ mà chàng may mắn đang hưởng thụ và cầu mong sẽ có hoài để còn thấy cuộc đời này rất đáng sống. Huân cố dành trả tiền khi cả hai sửa soạn ra về. Chi nghiêm mặt:
            - Chi mời anh thì để Chi trả. Còn nhiều dịp khác để anh trả kia mà. Giành giật với nhau làm gì!
            Chi đưa chàng trở lại bãi đậu xe. Khi Huân xin số điện thoại của Chi thì nàng cười cười:
            - Thôi! Anh cho Chi số phôn của anh đi. Cuối tuần rảnh Chi gọi cho anh.
            Huân nghĩ thầm. Nếu Chi đã không muốn cho số phôn thì cho dù chàng nài nỉ thế nào cũng bằng thừa. Chàng đã thấy sự dứt khoát của Chi khi chàng dành trả tiền ở nhà hàng. Đưa số phôn cho Chi chẳng mất mát gì mà may ra nàng còn chút gì để nhớ thì đỡ cho Huân biết bao. Chi đã lên xe đi rồi mà Huân vẫn còn tiếc nuối trông theo, cứ ngỡ như chàng mới từ Thiên Thai về trần.
            Huân tư lự cả mấy ngày nay. Ngồi trong sở cứ thẫn thờ nghĩ đến cuộc gặp gỡ kỳ thú vừa qua. Thường thì đi làm về chàng lang thang vào các tiệm mua những đồ lặt vặt, nhưng độ rày Huân siêng ở nhà hơn. Ra sở là chàng chạy vội về nhà ngay để đợi... phôn. Huân tự trách mình ngu quá quên không đưa số điện thoại ở sở cho Chi. Vừa nghe Chi hỏi là chàng đã quýnh lên rồi, vội vàng viết ngay số phôn ở nhà. Không biết viết có đúng hay không nữa? Viết lộn thì bố ai mà mò cho ra! Mỗi lần cứ nghe tiếng chuông điện thoại reo là Huân giật bắn người. Và chàng hồi hộp bốc phôn để rồi thất vọng não nề. Biết bao nhiêu câu hỏi xoay vần trong đầu Huân. Có lẽ Chi làm mất số phôn của chàng chăng? Hoặc nàng đã quên tiệt phút đầu gặp nhau, tinh tú quay cuồng? Trong những buổi mỏi mòn đợi chờ, Huân nhận được cú phôn từ một người mà chàng không chờ đợi:
            - Hello! Khoẻ không? Chiến đây!
            Huân ngờ ngợ một giây, rồi chàng chợt nhớ ra:
            - Khoẻ! Vẫn làm ăn phát tài hả ông?
            Có tiếng tặc lưỡi trên phôn:
            - Gọi là phát tài thì không dám. Nhờ Việt kiều đổ về nước như đi chợ nên văn phòng tôi làm ăn tương đối khá.
            Và Huân nhớ hẳn đến Chiến. Một người mà chàng tình cờ gặp lại vài tuần trước đây trong một buổi tiệc cưới. Bảy tám năm về trước, Huân và gã có học chung một vài lớp Anh văn. Chỉ biết nhau qua những giờ nghỉ ngồi uống cà phê tán gẫu. Gã rất khéo mồm. Nói ngọt lọt đến xương là một trong những sở trường của Chiến. Buổi tiệc cưới hôm đấy, nhà trai xếp Huân và Chiến ngồi chung với bốn cặp vợ chồng khác. Hai thằng độc thân ngồi lạc lõng giữa hạnh phúc của nhiều người. Đi đám cưới là một cực hình đối với Huân, phần vì lễ nghi, phần ngồi vào chỗ với những người không quen, chả biết nói chuyện gì. Nhưng quan trọng nhất là thấy phận mình cô đơn, hẩm hiu như cơm thiu. Mẹ kiếp! Bạn bè chúng nó cứ cưới hỏi ào ào. Có nhiều thằng Huân cứ nghĩ chỉ có ở vậy nuôi con... rơi chứ không thể có em nào lại dại dột đi nâng khăn sửa túi cho chúng. Vừa xấu người mà lại cả đẫn nữa. Như Huân vừa nhanh nhẹn, vừa tháo vát mà cũng chỉ ngồi bên bờ sông ngong ngóng nuốt nước miếng thèm thuồng thì huống gì thân phận những thằng đó. Thế mà chúng nó vẫn lần lượt lên xe bông về nhà vợ mới oái oăm chứ! Mỗi lần nhận thiệp cưới là thêm một vết thương trong lòng, não nề. Riêng Chiến thì chẳng có vết thương lòng nào cả, mặc dù gã vẫn còn độc thân như chàng. Gã vui vẻ phải nói là quá trớn trong buổi tiệc. Theo lời kể của gã, gã là chủ nhân của một văn phòng du lịch. Chỉ với dịch vụ lo liệu giấy tờ cho Việt kiều về thăm nhà là gã đã hốt bạc vì số người về nước ngày càng đông. Nghe đâu gã còn đầu tư vào thị trường ở quê nhà nữa kia. Chiến ba hoa về một Việt Nam nay đã cởi mở về kinh tế(?), tư tưởng(?) và tỏ ý khâm phục những thành quả xây dựng ở quê nhà. Khi nghe Huân nói có ý định sẽ về Việt Nam thăm người mẹ già thì gã xoắn lấy chàng:
            - Ông đến văn phòng tôi đi. Discount cho ông.
            Rồi gã nói nhỏ vào tai chàng:
            - Để tôi cho ông một số điạ chỉ nhé! Về Sàigòn, đến khách sạn Bồng Lai thì đòi cho được em Phượng. Còn ở Thiên Thai thì em Nhàn. Đi nhậu thì phải đến ở quán Thanh đường Bùi Viện là nhất. Không thì ông xuống ngã ba ông Tạ mà nhậu thịt chó cũng thú. Món rựa mận ở đấy vẫn còn đậm đà hương vị lắm.
            Huân ậm ừ cho qua chuyện. Chiến trao cho Huân tấm danh thiếp, nói là gọi tôi bất cứ khi nào cần. Huân nghĩ ngợi đến một số người đại loại như Chiến. Về nước chỉ sành sõi toàn những chuyện ăn và chơi bời. Ra khỏi buổi tiệc, tiện tay chàng vò tấm danh thiếp của Chiến và vứt vào thùng rác ở ngay cửa ra vào. Mãi đến hôm nay thì gã lại gọi đến:
            - Này! Khi nào ông tính về. Nhớ đến văn phòng tôi nhé!
            Lại cũng chỉ vì cái vé về quê. Lòng Huân nào có thiết tha gì vì chàng đang mong tin của Chi:
            - Ừ! Hôm nào về tôi sẽ gọi ông ngay.
            Rồi chàng cúp điện thoại. Bẵng đi hơn tuần, Huân nghĩ nên quên Chi đi thì hơn. Dù sao chàng cũng đã có những giây phút thú vị bên Chi. Vào những lúc chàng gần như quên hẳn thì chuông điện thoại reo. Chàng bốc lên hờ hững:
            - Hello!
            - Anh Huân đấy hả? Chi đây! Anh rảnh không? Chi đến anh bây giờ đấy.
            Huân gần như rú lên vui mừng. Lại rảnh hay không rảnh. Lúc nào Chi cũng mở đầu bằng câu ấy, mặc dù nàng biết tỏng là người đối diện phải rảnh. Chỉ đường cho Chi xong, Huân dọn dẹp sơ sơ lại căn nhà. Chàng ở tương đối ngăn nắp nên cũng không tốn nhiều thì giờ. Huân nghe tiếng chuông cửa khi vừa dọn xong. Và Chi xuất hiện trước khung cửa nõn nà và mời gọi như một đóa hoa thơm. Nàng mặc đồ thể thao, loại đi đánh quần vợt. Huân nghĩ nếu nàng cứ ăn mặc ngắn cũn cỡn như thế này thì cuộc đời cô trọc của chàng chẳng mấy chốc mà ngắn theo. Chàng sẵn sàng xin ngắn hẳn đi cho trọn tình trọn nghĩa với nàng. Chi vẫn dựa người ở khung cửa, kéo thấp đôi kính nhâm xuống, nheo mắt:
            - Mời Chi vào nhà đi chứ!
            Huân nuốt nước bọt đánh ực:
            - Chi... Chi vào nhà!
            Chi đi thẳng vào nhà bếp:
            - Hôm nay Chi trổ tài nấu món đậu phụ hôm trước chúng mình đi ăn đấy. Anh nhớ không? Chi vừa ghé ngang chợ mua bọc đậu phụ này đây.
            Ăn với không ăn, Huân nào có thiết tha gì! Bụng đói mà nhìn Chi cũng thấy no. Cho dù cơm hẩm với dưa muối mà có Chi bên cạnh còn hơn nem rồng chả phượng mà lại ăn uống có một mình. Chi thoăn thoắt bày biện mọi thứ ra bàn để chuẩn bị món đậu kho. Huân đứng bên cạnh để nàng sai vặt. Chàng không ngờ một buổi trưa có Chi ở trong căn nhà chật hẹp, đảm đang như một người vợ hiền lành. Hạnh phúc cứ tưởng đâu xa vời chứ nhiều khi thật đơn giản không ngờ. Một mái ấm, một người đàn bà, một bữa cơm. Chẳng phải là niềm mơ ước của chàng từ bấy lâu nay sao? Khi mở cửa tủ lạnh để lấy chai nước, chàng quay lại tình cờ đứng ngay phía sau Chi. Bộ đồ thể thao thật vừa vặn ôm gọn lấy Chi. Huân tiến lên một bước để nhìn rõ cái gáy thanh thanh của Chi. Ôi! Cái trũng gáy sâu sâu thật gợi cảm! Chàng nhìn thấy rõ những sợi lông măng chạy đều dọc theo trũng gáy. Huân bồi hồi hôn nhẹ lên gáy Chi thật nhẹ nhàng. Chi hơi rụt cổ lại vì nhột. Vẫn không quay lại, nàng cười khanh khách:
            - Anh bạo ghê! Chồng em mà thấy được thì anh chết!
            Đang ngường ngượng vì hôn lén Chi, Huân giật bắn người, suýt làm rơi chai nước:
            - Cái gì! Chồng Chi???
            Chi vẫn chú tâm vào nồi đậu phụ, giọng bỡn cợt:
            - Chứ sao! Không lý là chồng anh!
            Huân vòng ra phía trước để nhìn rõ khuôn mặt Chi. Chàng nhìn thẳng vào mắt nàng:
            - Chi không đùa đấy chứ? Chi nói cho anh rõ được không?
            Chi ngẩng lên, khuôn mặt thật ngây thơ. Nàng chồm người lên phía trước, tát nhẹ vào má Huân, giọng vui vẻ:
            - Gì mà mặt thộn ra vậy?
            - Chi vẫn chưa trả lời câu hỏi của anh.
            - Chả có gì đáng nói cả. Chồng Chi hay ghen, thế thôi. Nhưng đấy là trước đây kia. Chứ bây giờ thì Chi vẫn còn độc thân như anh vậy. Thế nào? Yên tâm chưa?
            Huân vẫn chưa thỏa mãn lắm với câu trả lời của Chi. Không lý tự nhiên Chi đem chồng ra để dọa chàng? Mà chuyện đâu phải đùa. Nếu Chi đang có chồng thì dĩ nhiên chồng nàng có toàn quyền để tóm cổ Huân và cho chàng một trận nên thân vì tội tán tỉnh vợ người ta. Và quả thật chàng không muốn dây dưa vào những chuyện rắc rối. Huân có quan niệm thật tự nhiên về chuyện yêu đương nếu không nói là rất cởi mở nhưng chuyện gì vẫn có giới hạn của nó. Trai chưa vợ, gái chưa chồng thì có gì mà ngại ngùng? Chàng không dám nghĩ đến một hôm đang đi chơi với Chi thì bỗng nhiên có thằng đàn ông cha căng chú kiết nào đó chận lại tự xưng là chồng nàng rồi cho chàng một quả đấm và kết tội chàng về tội quyến rũ vợ nó. Chưa kể nó kiện ra tòa thì cứ lấy rổ mà úp vào mặt. Người đời sẽ rủa Huân là hết người hay sao mà rúc đầu vào chỗ vợ chồng người ta đang hạnh phúc. Nhưng Huân lại nghĩ chuyện không hẳn như vậy vì nếu Chi có chồng thì làm sao lúc nào nàng cũng đi chơi một mình thoải mái đến thế. Vợ chồng đi đâu phải có đôi chứ. Có lẽ Chi chỉ đùa nghịch vậy thôi. Và Huân yên tâm ngay với sự suy đoán của mình.
            - Sao? Suy nghĩ đủ chưa? Tin Chi chưa?
            Năm ngón tay Chi thoăn thoắt xáo nồi đậu kho, miệng cười cười hỏi chàng một cách trêu chọc. Ôi! Khuôn mặt ngây thơ như thế kia thì làm sao mà không tin cơ chứ? Huân lại có tật hay tin đàn bà con gái, nhất là đàn bà đẹp. Vì thế Huân vội vàng:
            - Tin quá đi chứ! Chi nói thì anh phải tin.
            Từ hôm ấy, Huân và Chi thật sự yêu nhau. Quen nhau chỉ là tình cờ vì Huân xuất hành trúng giờ "hoàng đạo", nhưng yêu nhau thì không thể gọi là tình cờ nữa. Huân yêu Chi vì đó là một sự lựa chọn của trái tim còn Chi chấp nhận với sự lựa chọn đó của chàng. Còn gì đẹp hơn khoảng thời gian yêu nhau. Bạn bè đã có thằng khen Huân tốt số. Huân cười cười cố che dấu niềm hãnh diện trong lòng. Mãi đến một hôm, Huân lại tình cờ gặp Chiến ở một quán ăn khi đi ăn trưa với mấy người bạn. Cái lạ là độ rày gã đâm bổ vào đời sống của chàng nhiều quá kể từ lần gặp lại ở buổi tiệc cưới chết tiệt kia. Mới đầu, chàng đã muốn tránh. Gặp những người như Chiến thật sự chả có chuyện gì để nói, cũng như không có chuyện gì đáng nói, chưa kể đến việc phải nghe những chuyện bực mình. Mãi đến lúc gần quay đi, gã mở miệng hỏi Huân một câu làm chàng khựng bước.
            - Hôm trước, tôi gặp ông hình như đi với con nhỏ Chi phải không?
            Huân giật mình:
            - Ủa! Ông quen Chi à?
            Gã cười cười, giọng chợt nhả:
            - Hơn cả quen. Con nhỏ Chi mả lắm đấy!
            Khi nói, Chiến nheo nheo mắt, giọng úp úp mở mở. Ra cái điều mình biết rất nhiều chuyện nhưng không tiện nói ra ở chốn đông người. Chiến bỏ nhỏ một câu về Chi để cho Huân muốn hiểu sao thì hiểu. Cái chữ "mả" thường thường được hiểu theo nghĩa xấu. Riêng Huân, chàng nghe vậy thôi chứ chẳng hề một chút bận tâm vì chàng không mấy tin về con người của Chiến. Chàng buông thõng:
            - Mả hay không đối với tôi chả ăn nhậu gì!
            Gã bồi thêm:
            - Đã khối thằng chết dở vì nó đấy. Ông coi chừng!
            Huân cười khẩy, ra vẻ bất cần:
            - Cám ơn ông. Tôi sẽ coi chừng!
            Rồi chàng bỏ đi. Vậy mà câu nói của Chiến cứ vương vấn mãi trong tâm trí của chàng. Huân định bụng sẽ hỏi Chi về Chiến cho rõ, vì chàng không nghĩ con người như Chi mà lại có dan díu gì với gã, nhất là dan díu về tình cảm. Dĩ nhiên chuyện dan díu trước khi quen Huân thì chả ăn nhậu gì với chàng cả. Đúng ra là Huân không có quyền thắc mắc về đời tư của Chi trước đây nhưng chàng vẫn cứ ray rứt khó chịu. Nó vương vướng thế nào ấy. Huân dứt khoát là hỏi cho ra lẽ, chứ để bụng nó anh ách trông khuôn mặt táo bón không thể tả. Mãi cho đến hôm đưa Chi đi nghe nhạc, Huân khéo léo đưa đẩy câu chuyện:
            - Anh tính có dịp sẽ về thăm mẹ anh một chuyến.
            Chi xoay xoay ly nước trong tay:
            - Mẹ anh bệnh hay sao vậy?
            - Bệnh thì ai đến tuổi già mà không bệnh. Nhưng lâu quá anh muốn về thăm lại gia đình. Thế Chi đã bao giờ về thăm hai bác chưa?
            Chi im lặng một lúc rồi cúi mặt, thở dài:
            - Năm ngoái Chi có về một lần để thăm nhà, nhân tiện giải quyết vấn đề tình cảm luôn. Nhưng thôi, bỏ qua đi. Câu chuyện của Chi thật sự dài dòng lắm.
            Huân đánh hơi là mình đã hỏi đúng chỗ, chàng hỏi tới nhưng làm ra vẻ không quan trọng:
            - Có gì đâu mà dài dòng! Nếu không có gì bất tiện thì kể cho anh nghe, có sao đâu.
            Chi ngồi yên bất động. Hình như Chi đang cố nén xúc động đang dồn ứ ở phía trong. Câu nói của Huân gần như vô tình khơi lại một dĩ vãng đau thương nào đó mà Chi đang cố quên. Huân không muốn làm cho Chi buồn mặc dù trong thâm tâm chàng muốn biết rõ thêm chút nữa, may ra giải đáp cho Huân cái thắc mắc bấy lâu. Yên lặng một lúc, bỗng nhiên Chi đứng dậy, giọng sũng buồn:
            - Về thôi anh.
            Huân không ngờ một đêm tươi mát bên Chi lại kết thúc đột ngột như vậy. Chàng cũng không ngờ chỉ vì một câu hỏi mà gợi lại cho Chi những cảm xúc mãnh liệt trong quá khứ. Khuôn mặt của Chi buồn hẳn. Buồn thiu như thế kia thì dù có ngồi lại cũng chẳng còn hứng thú gì. Huân đứng lên dìu Chi ra xe không nói một câu nào. Chàng suy nghĩ mông lung không biết cái quá khứ nghiệt ngã kia ra thế nào mà Chi lại đau khổ đến thế kia chứ? Chàng tự trách mình là vô tình khơi lại đống tro tàn để gây buồn phiền cho Chi và phí mất một buổi tối gần như trọn vẹn bên nàng. Huân phải đưa Chi về nhà chàng vì lúc nào hẹn đi chơi Chi cũng lái xe đến nhà Huân, để xe lại đó rồi cả hai đi chung xe của chàng. Mãi đến bây giờ mà Huân cũng chẳng biết Chi ở đâu, ngoài cái số phôn mà nàng cho hơn tháng trước. Ban đầu, Huân cũng thắc mắc về việc Chi giữ kín chỗ ở của nàng, vì nàng chẳng bao giờ đả động đến nơi ăn chốn ở cả. Hỏi đến thì Chi cho là không tiện, nhà Chi luộm thuộm lắm, chứ không ngăn nắp được như anh. Hơn nữa, Chi cũng không muốn cho ai thấy mặt trái của Chi. Chàng nói với Chi là anh có bao giờ để ý đến những tiểu tiết đâu. Đối với Huân, duyên dáng và xinh xắn của Chi đã đánh át đi những cái nhỏ nhặt khác. Vài ba cái lẻ tẻ đó thì sá gì cơ chứ? Nhưng cho dù nói thế nào Chi vẫn khư khư giữ ý định của mình. Nàng giải thích quen nhau như thế này chưa đủ sao? Lúc nào anh cần thì Chi đến ngay! Còn gì anh hỏi mà Chi không chiều anh? Nghe Chi giải thích xong, Huân bỗng thấy mình "cả gan" đòi hỏi quá nhiều. Từ đó, chàng chẳng bao giờ thắc mắc về chỗ ở của Chi nữa. Cứ hẹn Chi ở nhà chàng và mỗi lần chia tay là mỗi lần bịn rịn, bồi hồi...
            Chi ngồi trầm ngâm, tư lự trên suốt đoạn đường. Vừa bước vào nhà là Chi ngồi vật xuống sofa, dáng điệu mệt mỏi. Nàng gần như không còn sức lực để bước nữa, như một lực sĩ đến đích sau một cuộc thi việt dã. Huân ngồi xuống bên Chi, lấy chiếc gối nhỏ kê lưng cho nàng:
            - Để anh lấy cho Chi ly nước cam.
            Khi trở lại, Huân thấy khuôn mặt Chi đã nhạt nhoè nước mắt. Nàng đỡ lấy mảnh tissue từ tay Huân để chậm nước mắt. Huân ngồi xuống bên cạnh Chi, vuốt ve mái tóc nàng:
            - Anh xin lỗi Chi vì đã gợi lại chuyện buồn.
            Chi nhỏ nhẹ:
            - Không! Anh không có lỗi gì cả. Chỉ tại Chi mau nước mắt.
            - Anh không ngờ Chi lại có một quá khứ buồn như vậy.
            - Trong đời ai mà không có chuyện buồn, nhưng chuyện buồn này nó đến đột ngột quá. Nhiều khi nghĩ lại Chi vẫn không ngờ hạnh phúc ngắn ngủi đến thế vì nó chết tức tưởi chỉ qua một chuyến đi.
            Rồi Chi chậm rãi kể cho Huân nghe cuộc tình của nàng. Tình yêu thứ nhất trong đời đã chuốc lấy thương đau chỉ vì một chuyến thăm nhà của chồng Chi, Trung. Đang sống đầm ấm với nhau thì Trung bỗng giở chứng đòi về Việt Nam một chuyến, mặc dầu chả có chuyện gì đáng về cả. Chuyến đi về nước gần tháng của Trung không ngờ đã đạp cuộc sống của gia đình Chi vào ngõ cụt khi tình cờ nàng đọc được lá thư của một người con gái gởi cho Trung với địa chỉ ở quê nhà. Trong thơ, Hân -tên người con gái- ngoài vấn đề hỏi thăm sức khoẻ còn nói đến cái thai đang lớn dần trong bụng và hỏi Trung gởi thêm tiền bạc để chi phí trong khi nằm chỗ. Hân còn hỏi giấy tờ bảo lãnh mẹ con em đến đâu rồi? Khi nào thì vợ chồng mình đoàn tụ? Lại còn thêm vài ba câu như em mong cho con nó giống anh cơ chứ giống em xấu lắm! Con chúng ta phải điềm đạm và trung tín như anh kia! Những câu nói thành thật của người đàn bà nhẹ dạ càng làm cho Chi ghê tởm thằng chồng khốn nạn, đã lừa dối một lúc hai người đàn bà. Chuyện không thể tha thứ được vì một trong hai người đàn bà ấy là Chi. Nàng âm thầm để bụng chẳng hỏi han gì. Hơn tháng sau, Chi lấy phép về thăm nhà nhưng thật sự là điều tra hư thực thế nào. Tìm đến địa chỉ của Hân, Chi nói rõ sự thật và tặng cho hai mẹ con một số tiền. Khi trở lại Mỹ, nàng đâm đơn xin ly dị sau khi nói thẳng vào mặt Trung mục đích chuyến đi của nàng. Hơn năm nay, Chi đã gần như nguôi ngoai nhưng mỗi lần nhớ lại nàng vẫn cảm thấy nhức nhối, tổn thương. Sự chu toàn bổn phận và tình yêu đầy ắp của những người vợ trong gia đình vẫn không giữ được những người đàn ông cơm no bò cưỡi ở phía bên này của luân thường đạo lý. Từ đó, Chi thường có thành kiến với những người đàn ông về thăm quê nhà, nhất là những kẻ có gia đình mà đi về một mình. Nàng thổ lộ:
            - Chi không dám nghĩ anh về thăm nhà để rồi như chồng Chi, nhưng Chi vẫn mang một cảm giác bất an về chuyến đi của anh.
            Huân vội xua tay lia lịa:
            - Không! Không! Anh tính vậy thôi, chứ đã về đâu. Mà có về thì anh tin chắc rằng tình cảm của anh và Chi vẫn không thay đổi khi anh trở lại.
            Chi cựa mình cho đỡ mỏi, thở dài:
            - Anh nói thì Chi tin vậy, nhưng khó biết trước tương lai lắm anh ơi!
            Lần này thì Huân gào lên:
            - Thôi! thôi! Anh không về nữa! Chi bằng lòng chưa nào?
            - Cám ơn anh! Nhưng chuyện của anh Chi cản thế nào được. Nếu cần, anh cứ việc về thăm nhà. Đau khổ mãi rồi Chi cũng phải quen đi chứ!
            Huân cầm lấy tay Chi, ân cần:
            - Thôi bỏ qua chuyện đó đi! Nếu có về thì anh cũng báo cho Chi biết. Buổi tối nay buồn thế là đủ rồi. Nghe anh đây này. Khi đăng ký về, có phải Chi đến văn phòng của thằng Chiến phải không?
            Chi quay lại nhìn Huân, đôi mắt mở lớn:
            - Ủa! Sao anh biết? Bộ anh quen anh chàng đó hở?
            - Thì cũng quen sơ sơ. Nó cứ mời anh đến đăng ký ở văn phòng nó hoài đấy chứ! Nó nói có quen rất thân với Chi.
            Chi mỉm cười. Cả buổi chiều nay, Huân mới thấy nàng cười. Huân thấy lòng ấm hẳn lại khi nhìn thấy nụ cười xinh xắn của Chi.
            - Thân cái gì! Thưở Chi đến làm giấy tờ để về thăm nhà, mặc dù biết Chi đang có chồng, hắn vẫn giở giọng tán tỉnh. Đã chán chồng, Chi càng chán đàn ông thêm. Đến khi Chi trở lại, không biết sao mà hắn lại biết Chi ly dị nên lại gọi phôn tiếp tục cái trò bẩn thỉu ấy. Sau Chi nói thẳng vào mặt cho một lần. Rồi từ đó chả thấy mặt mũi hắn đâu nữa. Thế hắn nói gì về Chi?
            Huân thấy lòng nhẹ hẳn:
            - Ồ! Hắn nói nửa nạc nửa mỡ chả ra làm sao cả. Tin gì thứ ấy.
            Huân ôm lấy Chi, hôn vào môi nàng và lòng tự nhủ sẽ không bao giờ để Chi buồn nữa. Hạnh phúc mà chàng mong đợi bấy lâu ở ngay trong vòng tay chứ xa xôi gì. Chàng phóng dự định đi thật xa. Niềm mơ ước về một mái nhà bên Chi dần dần hiện ra rõ nét trong trí chàng...
            Vậy mà cả tuần nay Huân bặt tin Chi. Thường thường chỉ vài ngày không Chi thì chàng đã gọi nhau ơi ới. Yêu nhau thì phải xoắn lấy nhau chứ. Biết bao nhiêu hỏi han, biết bao nhiêu lần đi chơi ngoài, không nhà hàng, không sắm sửa thì kéo nhau vào rạp xinê cũng thú chán. Có tuần nào mà chẳng thấy mặt nhau. Xa nhau mới vài ngày người đã lờ đờ cứ như bị ma ám. Thế mà gần tuần rồi chẳng nghe giọng nói ngọt ngào của Chi thì Huân làm sao không bấn lên cơ chứ! Chàng phôn đến nhà chả thấy ai trả lời cả, chỉ nghe tiếng chuông reo. Chàng cứ sợ Chi đau ốm nằm liệt giường ở nhà không ai chăm sóc. Hay là nàng bị tai nạn xe cộ nhưng chẳng có thân nhân. Huân gọi đến ty cảnh sát, phòng cấp cứu ở bệnh viện nhưng không có tên Chi nào cả. Chàng thở phào yên tâm được một phần. Đến hơn tuần thì chỉ nghe giọng nói trong máy của hãng điện thoại báo tin chủ nhà đã cắt số phôn. Bằng một giọng đau khổ, Huân gọi đến sở điện thoại phân trần tình cảnh của chàng nhưng cô trực tổng đài vẫn khăng khăng một mực không cho số mới, viện lẽ vì yêu cầu của khách hàng. Huân cuống lên, không biết phải làm thế nào để gặp lại Chi. Có ngờ đâu lần vỗ về Chi là lần cuối gặp nhau. Huân có cảm giác Chi vẫn còn ở trong thành phố này nhưng cố tránh mặt chàng. Nàng như con chim bị tên, mang một thành kiến quá nặng về những người đàn ông về nước thăm quê hương. Sự đổ vỡ của tình yêu đầu đời đã hằn những đường nét sâu đậm trong tâm khảm Chi, và hầu như không thể nào gột rửa đi được. Nó tồn tại như một căn bệnh trầm kha không thuốc chữa. Ôi! Cầu trời cho gặp lại nàng để Huân thề sống thề chết là sẽ không "dại dột" về thăm nhà nữa. Chàng len lỏi ở những quầy bán hàng, tiệm ăn với hi vọng thật mong manh. Cả tháng Huân thẫn thờ như người mất hồn. Cuộc đời còn ý nghĩa gì nữa khi thiếu Chi bên cạnh. Tâm trạng chàng lại háo hức chờ đợi điện thoại reo như thưở mới quen Chi. Rồi một hôm, trong khi chờ đợi tin Chi, Huân lại bất ngờ nhận được cú phôn của Chiến, giọng gã vui vẻ:
            - Ê! Huân! Lấy giấy viết ra ghi thêm địa chỉ này đi. Mới toanh. Bảo đảm còn thơm lắm. Đến khách sạn Tiên Cảnh trong Chợ-Lớn thì ông cố đòi cho được em Wòng nhé!

            Hải Ngữ

            Tình Theo Vận Nước
            Kính tặng ca sĩ Thùy Dương, giọng ca tôi rất ái mộ.
            Từ Trường


            Anh đã đến với tình em như mộng
            Những tưởng cùng dệt mộng tơ duyên
            Miền thùy dương một thuở yêu đương
            Tình yêu nào chả đẹp tựa thiên đường

            Cuối tuần ngày phép nói được bao lời
            Giấu trong tim bao điều nguyện ước
            Anh yêu em tựa cánh thép yêu mây trời
            Bao đường bay rồi cũng “hồi cố quận” (1)

            Cầu xóm Bóng mấy nhịp chia cách đôi ta
            Em ở lại dõi bóng chân trời xa
            Nguyện cho người đi chí Kinh Kha
            Mộng mây trời vạn sự được bình yên

            Thùy dương buồn ngả bóng theo thời gian
            Tuổi thanh xuân em rồi cũng phai tàn
            Anh rong ruổi khắp nẻo quan san
            Lấy không gian là nhà, bay bổng là nghiệp

            Em vẫn biết yêu anh là thua thiệt
            Mối chân tình nào ai toan tính cho cam
            Rồi một ngày tai họa giáng xuống trời Nam
            Con Tạo xoay vần, tình ta cũng ly tan

            Theo vận nước anh ra đi trong uất nghẹn
            Bước chân đi nào ai có hẹn ngày về
            Em cũng đành ôm mối sầu chất ngất
            Xá gì tình ta khi nước mất nhà tan

            (1)“về chốn cũ”: ý nói quen nhiều người nhưng vẫn chung tình với người cũ

            Truyện cười ngắn
            Tự tay giết nó!
            Binh nhì Ivan gọi điện về nhà cho mẹ, giọng uất ức:
            - Mẹ mua ngay cho con một con lợn!
            - Được rồi, mẹ sẽ mua.
            - Mẹ đặt tên cho nó là Gienia.
            - Mẹ chưa hiểu...
            - Đó là tên thằng trung đội trưởng của con.
            - Trời ơi! Để làm gì hở con?
            - Khi nào về phép, con sẽ tự tay giết nó!


            Định Mệnh
            ( Nhân đọc lại bài “ Những Tháng Ngày Định Mệnh” của Phạm Thiên Thu)

            1.
            Ta từ hoang lạnh tiêu sơ
            Em trong nguồn cội bơ vơ quạnh buồn
            Khởi hành từ nhánh cô đơn
            Hợp nhau giữa sóng trùng dương vô tình
            Một con thuyền bé mong manh
            Trôi theo định mệnh bập bềnh phong ba
            Thuyền nan sao vượt trường xa
            Đâu là bờ bến thiết tha mộng đời
            Dập vùi đôi cánh hoa tươi
            Bên nhau giây phút xa rời trăm năm

            2.
            Tình xưa nguyên thủy bẽ bàng
            Tình xuân chung thủy bàng hoàng bao năm
            Dư âm từ cõi xa xăm
            Dư hương từ thuở ái ân mịt mù
            Mắt môi ngọt lịm thiên thu
            Đôi tay quấn quýt giã từ muôn phương
            Hồn trinh mang nặng vết thương
            Nghe tim nhức buốt đêm trường ai hay
            Người đi mỏi cánh chim bay
            Người chờ mỏi mắt mơ say hão huyền
            Khóc thầm hội ngộ vô duyên
            Người đi như đã lạc thiên thai rồi

            3.
            Trả thời mông muội đã qua
            Trả ngày chưa đến đóa hoa muộn màng
            Trả người xưa tuổi hồng hoang
            Trả cho tình sử những trang diễm buồn
            Xin thời hoa mộng sân trường
            Xin tà áo trắng rập rờn nắng trưa
            Cám ơn cánh phượng ngày xưa
            Cám ơn mưa nắng hai mùa có nhau
            Nâng niu ngày tháng thương đau
            Nâng niu vóc dáng xanh xao lạc loài
            Thương ta cho mắt u hoài
            Yêu em ta mãi loay hoay một đời
            Trần Minh Khuông

            Nắng Mùa Xuân Cũ
            Nguyễn Vũ Phúc


            Hình như nắng của mùa xuân cũ
            Lay hồn ta thức giữa tàn đông
            Vườn xuân đó mầm xanh hé nụ
            Sao đời ta mãi mãi hư không
            Em có bao giờ đau với tuổi
            Khi một mình bên giọt đông phai
            Hay mai rũ tóc nhìn xuân mới
            Em chợt vui cười với bóng soi
            Bao mùa xuân đi qua trên đời
            Sao em hờ hững để xuân trôi
            Sao em nỡ để phai màu tóc
            Bướm của thời lá biếc đâu ơi
            Mùa xuân lại một lần mực thắm
            Thêm một lần lửa ấm trên môi
            Thôi em đừng thắp hòai điệu cũ
            Em hãy vui lên với cuộc đời
            Last edited by thien ly; 12-29-2015, 02:51 AM.

            Comment


            • #51
              Đặc San Hội Ngộ Fort Rucker Phần 19 (Đoạn Cuối)

              Đây là phần cuối của đặc san hội ngộ Fort Rucker 2015.
              Một lần nữa xin thành thật tri ân và cám ơn tất cả các niên trưởng, chiến hữu và thân hữu đã tham dự, tài trợ để cuộc hội ngộ được hoàn thành tốt đẹp.
              Xin chúc các niên trưởng, chiến hữu, và thân hữu một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và mọi sự như ý.

              Thay mặt ban tổ chức,

              Hán Ngọc Giao

              Như một lời tri ân


              Những tưởng Hội Ngộ trở về trường cũ Fort Rucker sẽ bị chung số phận “ Cùng một lứa bên trời lận đận” giống như đại hội Trực Thăng của Không Lực VNCH lần đầu tiên định tổ chức vào tháng Tám năm 2003, phải hủy bỏ vì những trục trặc nhân sự của BTC.
              Thật rủi vì có quá nhiều trục trặc trong BTC, nhưng cũng lại thật may, vì như sự bù trừ mà thượng đế dành cho loài người, nên trong cái rủi đó lại có cái MAY là Ba anh đại diện BTC là DO, Long và Dũng đã đến trường liên lạc và được những người chịu trách nhiệm của trường vui mừng đón tiếp, và chúc mừng cho ý định trở lại thăm trường của anh em chúng ta, nói “RỦI” là vì phía trường đã đồng ý, mà lúc đó anh em trong BTC lại bất đồng ý kiến với nhau, bất đồng đến độ đa số đã rút hẳn ra khỏi BTC. Nhưng cái rủi đó lại trở thành cái “MAY” vì ngoài số người quyết định rút lui, thì lại cũng có những người quyết định ở lại, quyết định phải thực hiện cho được chuyến trở về vì danh dự riêng của Không Quân, Quân Lực VNCH, và vì danh dự chung của người Việt Nam nên đã quyết định giữ cho bằng được chữ Tín... Chữ Tín chính là cái điều sống còn của những người tuy phải sống lưu vong, tuy đã bị đánh mất quê hương nhưng không thể đánh mất chữ TÍN, đánh mất Danh Dự của Người Việt Nam, không để ai có thể cười chê mình, và vì “ Nhất Ngôn ký xuất ,tứ mã nan truy” của người Quân Tử, thế nên ngày hôm nay anh chị em chúng ta mới cùng hội ngộ bên hồ Tholocco đây.
              Sau những khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, và đã có lúc chúng tôi muốn buông xuôi tất cả, nhưng rồi anh em lại cố gắng khích lệ nhau vượt qua . . .
              Cuối cùng thì cái ngày đợi mong cũng đã đến với tất cả anh chị em và thân hữu chúng ta. Ngày trở về ngôi trường Fort Rucker thân yêu, cái nôi đào tạo Phi công trực thăng của Hoa Kỳ và cũng là cái nôi của rất nhiều sinh viên sĩ quan quân đội của nhiều nước... Sở dĩ tôi dùng chữ “VỀ” chứ không dùng chữ “ Đến” hay “Tham Dự ”như những cuộc Hội Ngộ khác của chúng ta, vì chúng ta không phải chỉ đến để hàn huyên, ăn nhậu, hát hò, gặp mặt nhau cho thỏa lòng mong nhớ mà tôi dùng chữ “VỀ” vì thực sự đây là một chuyến trở về đúng nghĩa, về để tỏ lòng biết ơn đối với các thày đã từng huấn luyện cho chúng ta, cho dù bây giờ không còn đông đủ các thày cũ, thậm chí chỉ còn hiếm hoi vài thày già chăng nữa, và cũng trở về để tưởng niệm và cám ơn những chàng trai cũng một thời tuổi trẻ giống chúng ta, họ đã đến để cùng chúng ta bảo vệ cho lý tưởng tự do, và đã hy sinh mạng sống mình cho quê hương đất nước chúng ta. Và cũng để tưởng nhớ các anh em Trực Thăng của Không Lực chúng ta nói riêng và tất cả các anh em của ngành Không Quân, Quân Lực VNCH đã hy sinh cho khát vọng bình yên của đất nước và dân tộc nói chung.
              Thử tưởng tượng gần năm ngàn nấm mộ, gần năm ngàn vành khăn sô trên mái đầu hay trong lòng những người vợ, những người yêu trẻ, và cả những em bé thơ, những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn ra từ khóe mặt người cha người mẹ già khi nghe tin con trai mình đã hy sinh ở một đất nước xa xăm nào đó trong trí tưởng của họ. Sự trở về của chúng ta thật là một việc làm vô cùng ý nghĩa và đầy tính nhân văn, hợp với văn hóa “uống nước nhớ nguồn” là lòng biết ơn của người Việt Nam chúng ta, chúng ta đã trở về, mang theo mỗi người một tâm tình trong chuyến trở về, và ngay cả với những “phu nhân” hay bạn hữu chúng ta mới lần đầu biết đến Fort Rucker, nhưng tôi tin rằng ai cũng đều mang trong lòng mình tâm tình “ Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ” dù trí nhớ có nhạt nhòa vì năm tháng nhưng chắc chắn cảnh cũ trường xưa cũng vẫn làm lòng ta bùi ngùi thương nhớ một thời tuổi trẻ, nhớ tiếng cánh quạt trực thăng nơi chiến trường xưa, trong những chuyến tải thương hay đổ quân cho các đơn vị bạn...
              Cám ơn các bạn, cám ơn tất cả chúng ta đã cùng cố gắng trở về bên nhau trong ba ngày ngắn ngủi bên hồ Tholocco này, và cám ơn tất cả các bạn bè, chiến hữu của tôi, những người đã vất và lo toan cho chuyến trở về này, những hy sinh công sức, tài chánh một cách thầm lặng của các bạn chúng tôi vô cùng trân quý và sẽ còn nhớ mãi đến sau này.
              Không như tên của một bài hát nào đó, “ như một lời chia tay”, mà ở đây tôi muốn gửi đến tất cả chúng ta, những người hiện diện hôm nay một lời cảm ơn chân thành vì đại hôi này có được là vì sự hiện diện của tất cả chúng ta, dù cho không đông đúc như những đại hội trước đây và sau này, nhưng đại hội của chúng ta, xứng đáng được nhớ đến trong tâm tư của tất cả chúng ta, bởi chúng ta đã làm hết sức mình một cách chân tình, vô vị lợi, và đã làm trong tình yêu thương giữa con người với con người, với mong muốn đó xin gửi đến tất cả đoản văn ngắn này “Như Một Lời Tri Ân”.
              Thay mặt tất cả anh chị em trong BTC,
              Hán Ngọc Giao





              Cùng Cực*
              Từ Trường

              San Jose vào Hạ 2015
              Cảm khái khi thấy bên đường có một phụ nữ không nhà, mang bầu tên Melody đứng xin tiền với xe đạp khung ngang dựng kế bên.
              The poor long for riches, the rich long for heaven, but the wise long for a state of tranquility. **
              Swami Rama


              Nàng đứng đó bên đường nắng Cali.
              Với đứa bé còn tượng hình trong dạ.
              Có ai hiểu cho nàng “Melody”?
              Bé đâu biết mẹ con kiếp không nhà.

              Bên dòng đời người người tiếp bước qua.
              Có mấy ai động lòng trắc ẩn?
              Mở rộng từ tâm ân cần chia sẻ.
              Của bố thí sao trải mỗi ngày qua?

              “Khúc Nhạc Êm Đềm” nghe sao buồn tủi.
              Tên đẹp nàng mang sao nghe ngang trái!
              Nuốt lệ sầu tâm hồn được yên ủi?
              Đường đời còn dài biết đâu phải trái.

              Viễn ảnh đường trần con thơ dai.
              Biết về đâu tìm mái ấm nghỉ chân?
              Kẻ chốn chương đài nệm êm rộng trải.
              Người lữ thứ đêm về dạ tủi ngả đâu là nhà?
              Tạm dịch:
              * Hai nghĩa: tận cùng sự khổ và cùng chia sẻ nỗi khổ.
              **Kẻ nghèo mong được giầu có, người giầu mong được vào thiên đường, nhưng kẻ khôn ngoan mong ước sự. an nhiên



              Mưa tháng Chạp
              Nguyễn Thanh Huy

              Mưa tháng chạp, mưa hoài không ngớt hột
              Lạnh quê người lạnh buốt cả xương da
              Ngày cuối năm, ngày buồn hiu hắt nhớ
              Tết quê người tết chẳng giống quê ta

              Đêm giao thừa đêm chờ xuân chẳng đến
              Ngồi một mình, ngồi uống cạn bơ vơ
              Ta mới thấy ta một đời lận đận
              Vẫn theo ta vẫn trĩu nặng đợi chờ

              Em phương đó em có còn góp nhặt !
              Những ngày xuân những hẹn ước chia xa
              Buồn đưa tiễn, buồn trông ngày tháng rộng
              Theo đời trôi, theo với những phôi pha

              Đêm thao thức, đêm về từ buổi trước
              Trời cuối năm, trời vẫn phủ mây sầu
              Ta vẫn biết, ta một đời dong ruổi
              Còn chút tình còn giữ mãi cho nhau

              Thôi em nhé, thôi một lần lỡ hẹn
              Là trăm năm, là trọn kiếp xuôi giòng
              Nợ sông núi, nợ tang bồng vẫn giữ
              Hẹn tao phùng, hẹn trả với non sông

              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X