Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức mạnh bom bay có cánh của Không quân Mỹ

Collapse
X

Sức mạnh bom bay có cánh của Không quân Mỹ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức mạnh bom bay có cánh của Không quân Mỹ

    (Phunutoday) - Không quân Mỹ vừa hoàn thành thử nghiệm vòng đầu tiên của loại bom bay có cánh JDAM-ER có thể tấn công ngoài tầm phòng không của đối phương.



    Công ty Boeing của Mỹ vừa hoàn thành giai đoạn 1 thử nghiệm biến thể mới của bom có điều khiển JDAM. Biến thể này có tên JDAM-ER (JDAM Extended Range, tức JDAM tăng tầm) có cánh cánh nâng gấp, nhỏ, cho phép phi công tiêu diệt mục tiêu từ cự ly gần 65 km so với máy bay mang.



    Một quả bom JDAM cỡ 500 bảng (226 kg) nay có thể tiêu diệt mục tiêu mà máy bay mang không phải bay vào khu vực sát thương của phòng không lục quân. Bộ khí tài bom JDAM-ER, ngoài cánh nâng, còn có các sensor laser cho phép dẫn bom theo tia laser.



    Trước những hạn chế của các loại bom không điều khiển (mà nhược điểm lớn nhất là độ chính xác kém) được sử dụng trong các thời kỳ chiến tranh, Mỹ đã nghiên cứu và cho ra đời bom JDAM, loại vũ khí có thể đáp ứng được tất cả những điều kiện trong một cuộc chiến tranh với độ chính xác cao.



    Về bản chất, JDAM không phải là vũ khí mới nhưng là loại bom câm "thông minh" hơn. JDAM mang những đặc điểm của một loại bom tiêu chuẩn, sử dụng những cánh vây điều khiển và hệ thống định vị GPS để tấn công mục tiêu chính xác với sai số vòng tròn bán kính 13m. Ngoài ra, giá của bom khá rẻ, khoảng 27.000 USD một đơn vị. Vì vậy, bom JDAM được sản xuất lên tới con số 238.000 quả và được quân đội của 26 nước khác nhau sử dụng.



    Tuy nhiên, bom JDAM còn nhược điểm chưa loại bỏ hoàn toàn khả năng chống nhiễu, đặc biệt là nhiễu GPS làm cho nó bị chệch hướng mục tiêu.

    Điểm khác biệt giữa biến thể mới JDAM-ER và JDAM tiêu chuẩn là nó có cánh mở rộng và cho phép bay lượn tăng gấp 3 lần tầm bay ban đầu, từ 15 hải lý (28 km) tới 40 hải lý (64,73 km).

    Do đó, không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu và có thể thả bom từ¬ độ cao an toàn, ngoài tầm bắn của hầu hết các loại tên lửa phòng không hiện nay.

    Thiết kế theo kiểu module của JDAM-ER cho phép dễ dàng nâng cấp công nghệ và các tùy chọn như cải tiến cảm biến laser, khả năng miễn dịch với nhiễu GPS và một cảm cảm biến radar khí tượng cũng có thể được bổ sung vào bên trong.



    JDAM-ER được Mỹ phát triển cùng với đối tác Australia, kit bom có cánh JDAM-ER đã hoàn thành vòng kiểm tra đầu tiên trong đường hầm gió ở Mỹ và là một bước tiến gần hơn để sản xuất và đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).

    "Bằng cách chuyển tiếp công nghệ từ nguyên mẫu sang sản xuất, Quân đội Australia sẽ có thể tiếp tục làm giảm nguy cơ cho các nhân viên của họ trong các hoạt động, cho phép phi công RAAF tham gia tấn công các mục tiêu của họ từ ngoài tầm hệ thống phòng không của đối phương", ông Jason Clarem, trưởng ban trang bị quốc phòng Australia nói.



    Những kit bom JDAM-ER đầu tiên được lên kế hoạch bàn giao cho Không quân Australia vào đầu năm 2015.



    (trích http://www.baomoi.com/Suc-manh-bom-b...19/9272689.epi)
    ----------------
    Chương trình nâng cấp tầm xa cho bom JDAM

    Năm 2006, Cơ quan khoa học và kỹ thuật bộ Quốc phòng Úc Đại Lợi kết hợp với Boeing Australia thành công khi làm một cuộc thử nghiệm nâng cấp tầm xa cho bom JDAM tại bãi thử Woomera.

    Năm 2009, Hãng Boeing tuyên bố sẽ kết hợp với Đại Hàn để nâng cấp tầm xa cho loại bom JDAM-ER. Bộ lái cải tiến sẽ nâng tầm xa lên gấp 3 lần tới 80 km với độ chính xác tương đương, và sẽ có giá $10.000 một bộ. Những bộ lái mẫu đầu tiên sẽ được sản xuất vào năm 2010 hoặc 2011.

    Những bộ cánh bom JDAM-ER của Úc sẽ do hãng Ferra Engineering sản xuất. Những đợt thử nghiệm đầu tiên sẽ tiến hành vào năm 2013 và đưa vào sản xuất năm 2015

    (http://en.wikipedia.org/wiki/Joint_D...ttack_Munition)

    Với loại bom JDAM-ER tầm xa này, các loại chiến đấu cơ siêu âm có thể dể dàng tấn công các mục tiêu cố định như cái phi trường dài 2 km ở đảo Phú Lâm hoặc cái dàn khoan khổng lồ trị giá tới 1 tỷ đô-la của Trung Cộng đang dàn giá trong lãnh hải Việt Nam mà không bị radar phòng không của đối phương phát hiện.



    Vị trí dàn khoan DH-981 ở phía Nam đảo Tri Tôn:

    Last edited by TH-72G; 05-12-2014, 08:09 AM.

  • #2
    Toss bombing

    http://en.wikipedia.org/wiki/Toss_bombing

    Toss bombing (sometimes known as loft bombing, and by the U.S. Air Force as the Low Altitude Bombing System, LABS) is a method of bombing where the attacking aircraft pulls upward when releasing its bomb load, giving the bomb additional time of flight by starting its ballistic path with an upward vector.

    The purpose of toss bombing is to compensate for the gravity drop of the bomb in flight, and allow an aircraft to bomb a target without flying directly over it. This is in order to avoid overflying a heavily defended target, or in order to distance the attacking aircraft from the blast effects of a nuclear (or conventional) bomb.[1]



    Pop-up

    In pop-up bombing, the pilot approaches from low altitude in level flight, and on cues from the computer pulls up at the last moment to release the bomb. Release usually occurs between 20° and 75° above the horizontal, causing the bomb to be tossed upward and forward, much like an underarm throw of a ball.



    Level toss

    Although "pop-up" bombing is generally characterized by its low-level approach, the same technique of a toss starting from level flight can be used at any altitude when it is not desirable to overfly the target. Additional altitude at release gives the bomb additional time of flight and range, at the cost (in the case of unguided munitions) of accuracy due to windage and the increased effect of a slight deviation in flight path.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X