Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam

Collapse
X

Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam

    Last edited by daminh95; 05-07-2014, 05:56 AM.

  • #2
    ====30 Tháng 04 - Đập cổ kính ra tìm lấy bóng...====



    Nguoiduatin (Bạn đọc Danlambao) - Kính gởi các cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, những người Việt Nam tử tế, cùng tất cả những ai quan tâm đến ngày đau buồn 30 tháng tư, con xin một nén hương lòng tưởng niệm những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân và một chút tâm tình của tên du đảng hoàn lương gửi đến quý bác, cô chú và các anh chị.

    Người Miền Nam VN tôn vinh Tổng thống của họ vì họ tận mắt chứng kiến và trực tiếp hưởng lợi từ chính sách an sinh xã hội trong chính thể VNCH, không phân biệt Quân hay Dân. Và chính phủ không bắt buộc bất kỳ công dân nào phải tôn vinh Tổng thống. Thế mà người dân vẫn nhớ ơn, tự nguyện suy tôn các Tổng thống Đệ nhất và Đệ nhị VNCH, bất chấp những biến cố xảy ra, cho đến ngày mất nước 30.04.1975. Điều đó cho thấy người dân Miền Nam bằng lòng với chính phủ do chính họ lựa chọn, qua các kỳ phổ thông đầu phiếu công bằng và minh bạch. (1)

    Sự phát triển về kinh tế trong thời chiến, luôn có giá trị nhiều lần hơn trong thời bình. Lịch sử chứng minh từ cổ chí kim, bất kỳ nước nào có xảy ra chiến tranh, thường kéo theo nghèo đói và loạn lạc. Ngay như nước Nga (Liên Xô cũ) cường quốc cộng sản, trong thời chiến, dù là chiến tranh lạnh, chạy đua vũ khí với Mỹ, trong khi người dân Mỹ vẫn no đủ thì người dân LX thì phải gặm bánh mì đen, kết cục là LX tan rã vì không hợp lòng dân. Và điều đáng ghi nhận là nước Mỹ không có Trại Súc Vật (2). Người dân Mỹ đoàn kết chống lại sự bành trướng của CNCS. Người dân Mỹ không tiếp tay cho cộng sản Nga đánh phá quê hương của họ dù Hoa Kỳ là một Hiệp Chủng Quốc.

    Chính thể VNCH thì không may mắn như vậy. Họ vừa phải chống giặc ngoài CsBV tay sai QTcs (3) vừa phải chống chọi với thù trong VC nằm vùng (4). Nhưng có bói cũng không ra "Chính sách xóa đói giảm nghèo" mà đảng csVN vẫn liên tục áp dụng trong thời bình, dù rằng cuộc chiến tranh bom đạn đã chấm dứt 39 năm qua. (5) Tưởng cũng cần nhắc lại rằng cùng thời điểm VN rơi vào cuộc chiến tranh ý thức hệ (6) do CsBV vâng lệnh quan thày QTcs gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam VN (7), người dân Miền Nam cũng không đến nỗi phải để dành... cứt đổi gạo (8).
    Người dân Miền Nam trong chính thể Đệ nhất và Đệ nhị VNCH đã được hưởng một đời sống sung túc no ấm, mà người dân Miền Bắc XHCN cùng thời có nằm mơ cũng không thấy (9). Và công dân trong chính thể VNCH được hưởng một nền giáo dục chẳng thể nào quên (10). Đó là lý do vì sao không riêng gì các cựu quân nhân QLVNCH mà đồng bào Miền Nam cũng phải "Đập cổ kính ra tìm lấy bóng - Xếp tàn y lại để dành hơi" (11) đối với chánh thể VNCH và những người đã bỏ mình để bảo vệ một Miền Nam Tự do No ấm và Dân chủ đích thực.

    Chính thể VNCH đã thua và mất nước vào tay CsBV và QTcs, điều đó không có gì phải bàn cãi. Nhưng họ thua với tinh thần chiến đấu đến giờ phút cuối cùng như thế nào, mới là điều đáng nói/viết lại cho đúng với sự thật lịch sử, để các thế hệ tiếp nối nhìn đúng bản chất cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn có nguồn gốc từ đâu, rút ra bài học xương máu để đừng bao giờ xảy ra cảnh người Việt bắn giết người Việt chỉ vì phục vụ thứ chủ thuyết hoang tưởng như chính Lê Duẫn thú nhận (12). Hãy để lòng yêu nước của người Việt Nam, sẵn sàng xả thân vì Tổ Quốc trước kẻ thù truyền kiếp phương bắc đã và đang gặm nhấm bờ cõi giang sơn do các bậc tiền nhân để lại, không thể nhân danh bất kỳ chủ thuyết ngoại bang nào để gây ra cảnh nồi da xáo thịt, và sẽ là tội ác khó thể tha thứ khi xua trẻ em vào cuộc chiến tranh phi nghĩa (13).

    Điều đáng buồn là vào mỗi dịp 30.04, người cộng sản lại tự hào về thành tích khủng bố, giết người của họ. Có gì đáng tự hào khi người Việt tàn sát chính người Việt chỉ để thỏa mãn tính khát máu của CNCS. Mọi người hẳn chưa quên Giáo sư Nguyễn văn Bông, người Việt Nam đầu tiên có bằng Công Pháp Quốc tế, sắp làm Thủ tướng chính thể VNCH đã chết thảm thế nào dưới tay tên VC nằm vùng Vũ quang Hùng (14). Và tấm lòng vị tha của phu nhân Nguyễn Văn Bông đối với tên sát nhân Vũ quang Hùng thể hiện cho nền giáo dục nhân bản và khai phóng. Với người cộng sản hãy nhớ rằng: Giết một giáo sư đại học không phải là một hành động anh hùng (15). Tệ hại hơn nữa các em học sinh Trường tiểu học Cai Lậy có tội tình gì đâu, sao cộng sản lại nỡ giết các em ở tuổi chưa kịp trường thành? (16). Sao lại tự hào khi giết chính đồng bào ruột thịt, có gì để đáng tự hào với hành động khủng bố Nhà Hàng nổi Mỹ Cảnh? (17) Và người cộng sản có vui không khi ném lựu đạn vào sân vận động Quy Nhơn, chỉ để giết các em học sinh là chính? Xin hãy nghe người có mặt tại sân vận động Quy Nhơn thuật lại: Trích "Tôi là cựu học sinh Cường Để Quy Nhơn. Câu hỏi “Ai ném lựu đạn vào lửa trại?” Câu trả lời bà con sống ở Quy Nhơn ai cũng biết, chính là Vũ Hoàng Hà, ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Định. Thầy Tâm Hoàng khi còn sống đã khẳng định, vì sau khi ném lựu đạn ở sân vận động Quy Nhơn, Hà leo qua chùa Long Khánh ẩn rồi được cơ sở Cộng Sản đưa vào mật khu. Việc này được một số anh em cựu học sinh Cường Để ở Quy Nhơn biết. Mong việc này sớm sáng tỏ sau 35 năm tội ác xảy ra.” (Trang Nhân) (18).

    Liệu những kẻ thù ác kể trên, và Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v... trong thảm sát tại Huế có bao giờ nhỏ giọt nước mắt cuối đời cho những nạn nhân cộng sản, mà các ông là thủ phạm? (19).

    Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân

    Miền Nam VNCH một quốc gia có chủ quyền được Liên Hiệp Quốc công nhận (20). Song song với Miền Bắc XHCN không được như vậy, và hoàn toàn phụ thuộc vào QTcs. Sau khi xâm lược "thành công" Miền Nam VNCH. VNDCCH vẫn là kẻ xâm lược tồn tại ngoài vòng Công Pháp Quốc tế. Mãi đến 9 giờ sáng ngày 20 tháng 9 năm 1977 VNDCCH mới được LHQ thừa nhận cách miễn cưỡng (21). Gọi là miễn cưỡng bởi không ai muốn so sánh một Quốc Gia có chủ quyền độc lập với một thể chế xâm lược do QTcs dựng nên, cụ thể là Nga -Tàu thời CNCS còn tồn tại.

    Sơ lược về Lịch sử hình thành QLVNCH. Thời kỳ thành lập (1950-1952)

    Trích: "Ngày 11 tháng 5 năm 1950, thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Ðội Quốc Gia với lập trường chống Cộng, gia tăng quân số lên 60,000 người, do ngân sách quốc gia đài thọ 40%, phần còn lại do Pháp gánh chịu. Viện trợ Mỹ cũng bắt đầu giao thẳng cho các đơn vị Việt Nam, chứ không qua trung gian quân đội Pháp theo chương trình Viện Trợ Hỗ Tương Quốc Phòng MDAP (Mutual Defense Assistance Program). Trưởng phái bộ viện trợ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam là đại tướng O'Daniel. Các quân trường lớn được bắt đầu thành lập trong thời kỳ này gồm có: Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt, Trường Sĩ Quan Thủ Ðức và Nam Ðịnh. Trường Sĩ Quan Trừ Bị sau này được đổi tên là Trường Bộ Binh Thủ Ðức. Các trung tâm nhập ngũ dùng để huấn luyện binh sĩ quân dịch cũng được thành lập tại Quang Trung (Nam Việt), Phú Bài (Trung Việt) và Quảng Yên (Bắc Việt).

    Ðến năm 1951, sau khi bị thất bại nặng tại vùng Cao-Bắc-Lạng, Pháp muốn tăng cường Quân Ðội Quốc Gia Việt Nam để nhận lãnh trách nhiệm bình định và an ninh lãnh thổ. Do đó, tướng De Lattre de Tassigny đã đề nghị thành lập nhiều tiểu đoàn hoàn toàn Việt Nam do các sĩ quan người Việt chỉ huy.

    Ngày 5 tháng 5 năm 1951, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới thật sự thành hình, với những cơ cấu tổ chức đầu não như Bộ Tổng Tham Mưu, Nha Quân Pháp, Nha Thanh Tra, Tổng Nha Hành Chánh & Quân Lương, Nha Quân Cụ, Nha Quân Y, v.v... (22) Ngưng trích.


    Muốn trở thành một sĩ quan trong QLVNCH, nhất thiết phải qua trường lớp đào tạo chánh quy. Đối với quân nhân "rớt Tú Tài" đi lính thì có dành cả đời trong quân ngũ, có khi vẫn là hình ảnh ông Thượng sĩ già với thương tích đầy mình, dạn dày kinh nghiệm trận mạc. Những điều luật nghiêm khắc dựa trên nền tảng Quân Pháp Bất Vị Thân trong quân đội VNCH đã tạo nên những Anh Hùng đi vào huyền sử.

    Thà chết không đầu hàng - Những lời nói để đời... ghi nhớ mãi

    1. Tướng Lê Văn Hưng: "Tôi không bỏ các anh để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi cũng không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi tôi có rầy la. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm nếu có."

    Những người lính ôm lấy lá cờ vàng và cây súng thân thương vào lòng khóc nức nở. Họ biết giây phút vĩnh biệt người chủ tướng đã điểm. Chuẩn Tướng Hưng cố xô đẩy đuổi mọi người ra ngoài, bình thản đóng kín cửa văn phòng lại. Có tiếng súng nổ chát chúa từ bên trong vọng ra. Bà Hưng và các chiến hữu phá cửa xông vào. Chuẩn Tướng Hưng nằm ngã người tựa vào giường nửa trên nửa dưới, hai cánh tay dang ra và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn, đôi mắt còn mở to uất hờn. Người đã bắn vào tim để tỏ rõ tiết tháo một người Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Máu từ trong tim người thấm ướt mảng áo ngực và loang ra đỏ thắm tấm drap trắng. Thời điểm người anh hùng thăng thiên đúng 8 giờ 45 tối ngày 30.04.1975. Khoảng 11 giờ khuya, Thiếu Tướng Nam gọi điện qua chia buồn. Bà Thiếu Tướng Hưng nghe rõ tiếng thở dài của người Tư Lệnh phía bên kia đầu dây (23).

    2. Tướng Nguyễn Khoa Nam: "Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy bạn phải hy sinh, tội quá. Vợ con họ ở nhà chắc đau khổ lắm. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ."

    Thiếu Tướng tự sát vào khoảng nửa đêm 30-4-75 rạng 1-5-75. Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặc quân phục đại lễ với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngã sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40.000 đồng tiền Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số chiến hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975 (24).

    3. Những Ngày Cuối Cùng của Tướng Phạm Văn Phú: "Anh Chung, anh từng hành quân với tôi đã lâu..." Nói đến đây Thiếu Tướng Phú ôm tôi và khóc tiếp với giọng nghẹn ngào, tức tối: ...mà đêm qua, Tổng Thống Thiệu lên đài nói chuyện và đổ tội cho các tướng lãnh là hèn nhát bỏ chạy. Anh cứ về hỏi Trung Tướng Trưởng xem, trong buổi họp hôm trước, có cả Trung Tướng của anh nữa đấy, tôi đã xin Tổng Thống cho tôi giữ Pleiku bằng mọi giá, Tổng Thống không chịu, bắt tôi phải rút... có cả Đại Tướng Viên và Đại Tướng Khiêm nghe nữa mà bây giờ Tổng Thống nói chuyện với toàn dân đổ tội cho chúng tôi, thật cái nhục này tôi không biết tỏ cùng ai, không biết đồng bào có hiểu không, chỉ có cách chết mới hết nhục".

    Tôi (Đại Tá Chung) không khỏi ngậm ngùi thương xót chia xẻ nỗi oan ức của một vị đàn anh đáng kính như Thiếu Tướng Phú, nên tôi hết lời an ủi và khuyên Thiếu Tướng hãy bình tỉnh và nên tĩnh dưỡng.

    - Đó là lần cuối cùng Đại Tá Chung gặp Tướng Phú. Sáng ngày 29 tháng 4/1975, tại căn nhà riêng ở đường Gia Long, chờ khi vợ và các con rời nhà để đi về phía Trường Đua Phú Thọ tìm cách di tản, Tướng Phú đã uống một liều thuốc cực mạnh tự tử.

    - Tướng Dương Văn Minh ra lệnh Quân đội bỏ súng đầu hàng, và Cộng sản đã vào tới Sài Gòn! Nghe xong Tướng Phú nhắm mắt lại và "ra đi". (25)

    4. Tướng Trần Văn Hai: Trong ngày cuối cùng 30.4.1975 vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục quân đội Việt Nam Cộng Hòa ngồi trong văn phòng tư lệnh bình tĩnh chờ quân địch đến. Trước đó, sau khi nghe Tướng Dương Văn Minh đọc hàng lệnh trên đài phát thanh, người đã ôn tồn khuyên bảo sĩ quan và chiến sĩ thuộc cấp, cho phép họ được buông súng trở về gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho và bố trí chiến đấu. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao Đồng Tâm cho giặc, hoặc nếu người có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ những mảnh đất của tổ quốc hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho giặc một cách dễ dàng. Chúng muốn lấy thì chúng phải trả một cái giá nào đó.

    Chuẩn tướng Hai bất thần rút súng lục ra nổ mấy phát vào tên sư trưởng địch. Với khoảng cách rất gần đó, người có thể giết chết gã dễ dàng, nhưng người chỉ bắn gã bị thương nhẹ. Người sư trưởng địch cùng mấy cận vệ lần nữa rút chạy ra ngoài. Lính Sư Đoàn 7 Bộ Binh giương súng lên sẵn sàng tử chiến và bảo vệ Tư Lệnh của mình.

    Viên đạn cuối cùng của vị Tướng Việt Nam Cộng Hòa và lòng vị tha dành cho người sư trưởng địch đã nói lên được hai điều. Thứ nhất, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là một quân đội khiếp nhược. Thứ hai, người lính Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ căm thù những người đồng bào cùng sinh ra trên mảnh đất Việt Nam, khi cuộc chiến tàn, tất cả chỉ còn lại thuần túy là người Việt Nam (26).

    5. Tướng Lê Nguyên Vỹ lưu tiếng ngàn thu: Sáng ngày 30.4.1975 họp Tham Mưu Sư Ðoàn xong. Chuẩn Tướng Vỹ và toàn Ban Sĩ Quan ngồi bên chiếc Radio chờ nghe Tướng Dương Văn Minh đọc diễn văn quan trọng. Ðúng 10 giờ, có tiếng của Tướng Minh. Tưởng là diễn văn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, hay tổ chức di tản về miền Tây tiếp tục cố thủ. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan và nhục nhã kêu gọi Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu ở đó và chờ binh đội cộng quân đến bàn giao. Tiếp theo là lời kêu gọi buông súng của Tướng Nguyễn hữu Hạnh, Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Vận nước đã đến hồi cáo chung, Chuẩn Tướng Vỹ, một Chiến Sĩ tuân thủ nghiêm nhặt Kỷ Luật Quân Ðội, u buồn bảo các thuộc cấp: "Từ nay tôi không còn là người chỉ huy nữa, vậy các anh hãy tự lo liệu lấy". Nhưng trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các Sĩ Quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Sau đó... ông bình tĩnh bước ra sân nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, tự sát bằng chính khẩu súng chỉ huy của mình (27).

    Những vị Tướng Anh Hùng của QLVNCH đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất mẹ, bảo toàn danh dự cho toàn thể QN QLVNCH. Họ đã đền xong nợ nước, dù nước mất nhà tan. Nhưng với họ, tin rằng họ đang mĩm cười mãn nguyện vì "Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo".

    Saigon ngày 26 tháng 04 Năm 2014. 39 Năm Quốc Hận của QLVNCH.


    Nguoiduatin
    danlambaovn.blogspot.com
    Last edited by khongquan2; 04-28-2014, 11:36 AM.

    Comment


    • #3
      Tài liệu tham khảo: (1).......(27)

      http://danlambaovn.blogspot.com/2014...-lay-bong.html
      Last edited by khongquan2; 04-28-2014, 11:24 AM.

      Comment


      • #4
        ===Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 trước nhà hát Lớn Sài Gòn===
        Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng (Danlambao)

        CTV Danlambao - Sáng 28/4/2014, bà con dân oan các tỉnh miền Nam đã tổ chức biểu tình, tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận 30-4 ngay trước cửa nhà hát Lớn Sài Gòn - nơi trước năm 1975 từng là tòa nhà quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

        Đoạn video về cuộc biểu tình đã được tác giả Nguyễn Hùng viết phụ đề tiếng Anh và phổ biến trên youtube. Ước tính, có khoảng 20 dân oan đã tập trung căng biểu ngữ ngay tại khu vực trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này bị đổi tên thành Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.

        Hai tấm biểu ngữ nền vàng, chữ xanh được giăng ngang với các khẩu hiệu:

        "Hãy thực thi 14 điều cam kết về Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc và Công Ước Chống Tra Tấn"

        "Hãy trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân"

        Khu vực xung quanh nhà hát Lớn Sài Gòn tập trung nhiều khách sạn sang trọng và có nhiều du khách quốc tế qua lại. Video cho thấy hình ảnh một số nhân viên mặc áo thanh niên xung phong, quản lý đô thị, công an thường phục và sắc phục... xuất hiện chung quanh.

        Bà con dân oan cho biết cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm 39 năm Quốc Hận 30-4-1975, ngày mà chế độ cộng sản đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, áp bức nhân dân, cướp nhà cướp đất khiến người dân phải ra đường khiếu kiện.

        Comment


        • #5
          ===440 thương phế binh VNCH dự “Tri ân” ở Sài Gòn ===
          SÀI GÒN (NV) .- Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần thứ hai vừa diễn ra ở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

          Sân Hiệp Nhất của Tu viên Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn trong buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”. (Hình: website chuacuuthe.com)

          Đây là hoạt động do Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tổ chức, theo sáng kiến của Thượng tọa Thích Không Tánh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất). Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, diễn ra hồi tháng 8 năm ngoái.

          Năm ngoái, khi tổ chức “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, Ban Tổ chức giải thích, thương phế binh và tử sĩ Việt Nam Cộng hòa cũng cần được tri ân và tưởng nhớ giống như ngày 27 tháng 7 hàng năm, nhà cầm quyền CSVN tổ chức các hoạt động “nhớ ơn” những thương binh, liệt sĩ đã hy sinh tính mạng, xương máu của họ cho việc áp đặt chính thể cộng sản trên toàn cõi Việt Nam.

          Năm ngoái, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự “tri ân” chỉ có hơn 100 vị. Năm nay, do tài chính eo hẹp, Ban Tổ chức dự tính chỉ nhận 200 thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự. Nhưng giờ chót, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh lên đến hơn 400 vị. May mắn là giờ chót, nhiều ân nhân ở cả trong và ngoài Việt Nam nhiệt tình tiếp sức nên Ban Tổ chức không phải từ chối vị nào.

          Có 60 tình nguyện viên là thanh niên, sinh viên của một số tổ chức tôn giáo, dân sự ở Sài Gòn đã ghi danh hỗ trợ Ban Tổ chức phục vụ các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Một thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cho biết, gần 40 năm qua, ông và bạn bè sống bên lề xã hội, ông không ngờ sẽ có ngày được giúp đỡ để hội ngộ với nhau, Không ngờ sự hy sinh của mình sẽ còn được nhắc đến, chứ không bị lãng quên.

          Tình nguyện viên giúp đỡ các vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa đến dự buổi “tri ân”. (Hình: website chuacuuthe.com)

          Ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cựu tù chính trị vừa được trả tự do, tâm tình, ông bị “cải tạo” 5 năm, ở tù thêm 32 năm nữa. Đôi khi ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn mà ông phải gánh chịu rất lớn lao nhưng khi biết đến những cay đắng, tủi nhục, gian khổ mà các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gánh chịu gần 40 năm qua, ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn của ông chẳng đáng gì. Đặc biệt là dù tàn phế, kiếm sống khó khăn nhưng những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa vẫn ngẩng mặt, can đảm để sống phần đời còn lại của mình.

          Ngoài việc nghe chia sẻ tâm tình tri ân vì đã đóng góp xương máu cho dân tộc và xứ sở, xem văn nghệ, dùng cơm và hàn huyên với nhau, mỗi vị trong 440 vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa được tặng một phần quà trị giá một triệu đồng. Sự hỗ trợ của các ân nhân còn đủ để hỗ trợ một phần chi phí di chuyển cho những vị ở xa.

          Giờ chót có hai nhân viên của Văn phòng Caritas thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn tìm đến, thông báo, Văn phòng có nhã ý ráp chân giả miễn phí cho những quý ông là TPB thương phế binh Việt Nam Cộng hòa có nhu cầu.

          Theo tường thuật của truyền thông Dòng Chúa Cứu thế, có một vài trường hợp không phải là thương phế binh nhưng vẫn đòi tham dự “tri ân” và bộ phận tiếp tân đã giải thích cặn kẽ để từ chối đón tiếp. (G.Đ)

          04-28-2014 4:00:49 PM

          Comment


          • #6
            ===DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước===


            - Thiếu tá Đặng Sỹ Vinh BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

            DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước.

            Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

            1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
            2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
            3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
            4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
            5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
            6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

            7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
            8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang).30/4/1975
            9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
            10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
            11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
            12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
            13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
            14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
            15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
            16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
            17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
            18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
            19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
            20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
            21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
            22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
            23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
            24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
            25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
            26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
            27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
            28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
            29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
            30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
            31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
            32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
            33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
            34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
            35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
            36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
            37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
            38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
            39- …………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

            *****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.
            Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

            Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

            Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

            Anh hùng có tử...nhưng khí hùng nào bất tử.
            Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.
            ================================================== ================================
            -CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT Đặng Sỹ Vinh,
            Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
            Last edited by khongquan2; 04-29-2014, 06:00 AM.

            Comment


            • #7
              ===DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước===


              - Thiếu tá Đặng Sỹ Vinh BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

              DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước.

              Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

              1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
              2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
              3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
              4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
              5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
              6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

              7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
              8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang).30/4/1975
              9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
              10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
              11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
              12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
              13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
              14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
              15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
              16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
              17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
              18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
              19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
              20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
              21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
              22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
              23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
              24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
              25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
              26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
              27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
              28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
              29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
              30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
              31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
              32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
              33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
              34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
              35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
              36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
              37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
              38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
              39- …………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

              *****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.
              Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

              Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

              Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

              Anh hùng có tử...nhưng khí hùng nào bất tử.
              Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.
              ================================================== ================================
              -CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT Đặng Sỹ Vinh,
              Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

              Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

              Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

              Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

              Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

              Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

              Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.

              Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.
              (E.M. from Tuấn Phan)

              Comment


              • #8
                Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam

                Huỳnh Công Thuận -
                Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.

                Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.

                Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.


                Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…

                Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…



                Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam

                Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)

                Kính thưa Tư lệnh,

                Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.

                Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".

                Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.

                Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.

                Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.

                Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.


                HUỲNH CÔNG THUẬN

                * Tin mới:

                Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai, sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:

                - Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.

                - Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô lận đó.

                - Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...

                Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !

                Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!

                Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.

                Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!


                *

                Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:













                ( http://danlambaovn.blogspot.de/2014/...iem-tuong.html )

                Comment


                • #9
                  ===Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 (cập nhật)===

                  Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao) - Trong hai ngày 28 và 29 tháng tư vừa qua, hàng trăm dân oan từ nhiều tỉnh thành đã tập trung về Sài Gòn, đồng loạt xuống đường đả đảo chế độ cộng sản lừa bịp cả dân tộc Việt Nam về ý nghĩa cao cả của phong trào giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc, để xây dựng một nước Việt Nam Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường nhưng thực chất là xâm lược Miền Nam, cướp quyền lãnh đạo đất nước của chính phủ Quốc Gia rồi tiến hành xây dựng một thể chế độc tài toàn trị, tước đoạt hết mọi quyền tự do, dân chủ và quyền làm người của mọi người dân, vơ vét của cải tài sản, đất đai ruộng vườn của những người dân thấp cổ bé họng, để tư sản hóa những quan chức cộng sản vốn là những kẻ vô sản, cùng đinh, gia tài sản nghiệp chỉ có chiếc quần nylon dầu và cây súng AK.

                  Hàng trăm người dân oan đã tuần hành qua nhiều đường phố và đồng loạt kéo đến trước Tòa Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để tố giác tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam, đã lạ dụng xương máu và lòng yêu nước của nhiều thế hệ trẻ Việt Nam để thâu tóm quyền lực cai trị đất nước trên tinh thần hèn với giặc, ác với dân.









                  Các lực lượng an ninh, công an, cảnh sát và côn đồ XHCN có những đe dọa bắt bớ và đàn áp dã man, nhưng tất cả mọi người dân oan đều vượt qua hết mọi nỗi sợ hãi, tiếp tục xuống đường, tiếp tục hô vang những khẩu hiệu chống cộng sản độc tài đảng trị. Tinh thần bất khuất và ý chí quật cường của những người dân oan thể hiện trong suốt hai ngày qua là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho hàng triệu người dân Việt Nam thấp cổ bé họng đang rên siết dưới ách thống trị sắt máu của chế độ cộng sản, với một hứa hẹn ngày 30 tháng tư tới đây một cuộc xuống đường với quy mô lớn hơn sẽ tiếp tục bùng nổ không riêng tại Sài gòn mà sẽ lan rộng đến nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

                  Ngày 29 tháng Tư năm 2014

                  Tổng Hợp và tường trình


                  Nguyễn Thu Trâm
                  danlambaovn.blogspot.com

                  Comment


                  • #10
                    ===DÂN OAN VIỆT NAM TẬP TRUNG VỀ SÀI GÒN ĐẢ ĐẢO LÊN ÁN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN NGÀY QUỐC HẬN 30/4===

                    Triệu Vy-DLB

                    Comment


                    • #11
                      =======Tôi không chết đâu (1975)======


                      Ghi chú: Sau đây là một phần trích trong truyện ngắn "Tôi không chết đâu" trong tuyển tập truyện ngắn "Lửa cháy trong mưa", do Cao-Đắc Tuấn viết và Hellgate Press, Oregon, U.S.A. xuất bản. Văn bản có bản quyền tác giả. Tác giả có sự chấp thuận của nhà xuất bản cho gởi đăng đoạn trích này trên trang mạng Dân Làm Báo (danlambao). Phiên bản tiếng Việt được dịch từ nguyên tác tiếng Anh, "Fire in the Rain" và có thêm phần chú thích về chính tả (thí dụ như xụp đổ/ sụp đổ, dòng/ giòng, lập lại/ lặp lại) và đường lối dịch của người dịch và cũng là tác giả.

                      *
                      Cao-Đắc Tuấn
                      Cần Thơ, ngày 30 tháng 4, năm 1975

                      Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, bốn mươi hai tuổi, ngồi lặng lẽ phía sau bàn làm việc trong văn phòng ông, mắt ông dán vào tường. Bản thông báo truyền thanh ngắn gọn của Tổng thống Dương Văn Minh vang lên trong óc ông:

                      "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn."

                      Trước đó, vào 10:24 sáng, ông đã nghe thông báo của Minh qua đài phát thanh kêu gọi tất cả các bên ngừng chiến để chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam, hoặc Việt Cộng (VC). Ông đã tan nát sau cái thông báo buổi sáng đó. Mặc dù không phải là một ngạc nhiên, cái thực tế về sự xụp đổ miền Nam Việt Nam bắt đầu thấm. Bây giờ, bốn giờ sau đó, lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh đã đẩy cảm giác đó tới điểm thấp nhất.

                      Thế là hết rồi.
                      Trước tin phát thanh sáng của Minh, ông đã dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Nhưng ông cũng không đến nỗi đau khổ khủng khiếp. Thật ra, ông lại còn nhiệt tình. Ông và chỉ huy cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Khu (QK) IV, đã thảo ra một kế hoạch phản công chống lại quân cộng sản. Mã hóa Nối Tay, kế hoạch bí mật sẽ cung cấp cho một cuộc tái chuyển quân quy củ cho tất cả các đơn vị chiến đấu dưới sự chỉ huy của họ vào rừng và vùng đồng bằng trong QK IV. Từ đó, họ sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy để tổ chức lại quân đội và chiến đấu chống lại cộng quân. Với ít nhất mười ngàn lính, họ sẽ có thể duy trì một cuộc nổi dậy kéo dài và dần dần xây dựng sức mạnh. Kế hoạch này đã được vẽ với bản đồ chi tiết và các tuyến đường rút lui, và nhân viên giao trách nhiệm cho vận chuyển đạn dược và vật liệu. Tất cả chỉ huy ở cấp đại đội trưởng đã được thông báo về kế hoạch. Họ chỉ cần nhận được những chỉ thị chi tiết cuối cùng về vị trí và các tuyến đường rút lui.

                      Kế hoạch sẽ là một thành công hoàn hảo nếu viên Đại Tá có trách nhiệm phối hợp tất cả các đơn vị đã thực hiện nhiệm vụ của mình. Vào phút chót, Hưng khám phá ra viên Đại tá đã rời bỏ đơn vị với gia đình vội vàng chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam với các sĩ quan khác. Một đại úy giao cho nhiệm vụ này cũng đã bỏ đi.

                      Kế hoạch bị tiêu tan. Các chỉ huy trưởng không nhận được chỉ thị và bản đồ. Viên đại tá mang theo nguyên bộ kế hoạch hậu cần. Không nhận được lệnh, các chỉ huy trưởng nhầm lẫn, tưởng là kế hoạch đã bị hủy bỏ. Thông tin qua đài phát thanh của Minh ra lệnh ngừng bắn càng làm vấn đề thêm rắc rối. Cho tới khi ông liên lạc các chỉ huy trưởng, họ đã cho binh sĩ về.

                      Nam và ông nổi điên lên sau khi phát hiện sự thất bại kế hoạch. Họ an ủi nhau và hy vọng một phép lạ sẽ cứu miền Nam Việt Nam. Hy vọng đó đã bị tan vỡ bởi bản thông tin phát thanh ngừng bắn của Minh. Và bây giờ, không còn gì cho Nam Việt Nam sau lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh.

                      Rõ ràng là bây giờ ông chỉ còn một lựa chọn.
                      Mấy ngày trước đó, viên liên lạc Mỹ của họ kêu gọi Nam và ông di tản với người Mỹ và các sĩ quan Nam Việt Nam qua sông Cửu Long ra biển, nhưng Nam và ông đã thẳng thừng từ chối.

                      "Chúng tôi không thể bỏ rơi lính chúng tôi," ông nói với viên liên lạc. "Chúng tôi là tướng chỉ huy họ. Chúng tôi sẽ ở lại và chiến đấu cùng với họ cho đến khi chết."

                      Sau nhiều lời kêu gọi lập đi lập lại, người liên lạc Mỹ phải bỏ và miễn cưỡng rời mà không có họ.

                      Bây giờ, chiến sĩ ông đã bỏ vũ khí theo lệnh người chỉ huy tối cao, Tổng thống và Tướng Minh. Nam và ông không còn lính chiến đấu.

                      Thật ra, vẫn không quá muộn để rời khỏi miền Nam Việt Nam. QK IV vẫn yên tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi sự xụp đổ của QK I, II và III và Sài Gòn. Mức độ VC rất thấp và lính BV không thâm nhập vào vùng. Tuy nhiên, rời khỏi miền Nam Việt Nam chưa bao giờ là một lựa chọn cho ông.

                      Ông nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đã tối. Buổi tối đã rơi xuống Cần Thơ. Một ngày phẳng lặng đáng kể sau sự xụp đổ chính thức của Sài Gòn.

                      Ông nuốt ực. Sao mà chuyện lại có thể đến nông nỗi này? Làm sao mà QK I, II, và III xụp đổ trong vòng vài tuần, gần như không có một cuộc giao tranh, ngoại trừ trận kiêu hùng Xuân Lộc?
                      Ông nghĩ ngày ông tại An Lộc vào năm 1972, trận dữ dội nhất trong binh nghiệp ông. Trong gần hai tháng, dưới đạn pháo kích liên tục của đối phương, thị trấn nhỏ An Lộc đã đẩy lui cuộc tấn công lớn của quân BV. Trong cuộc bao vây, có nhiều lần tuyệt vọng ông nghĩ mạng ông chấm dứt, nhưng không bao giờ ông nghĩ đến chuyện rời bỏ lính ông hoặc đầu hàng kẻ thù. Ở trong quân đội hai mươi năm, bây giờ là tư lệnh phó toàn bộ QK IV, bao gồm cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, đời ông đã liên tục dành cho chiến đấu chống cộng. Làm sao ông có thể rời bỏ lính ông? Làm sao ông có thể đầu hàng kẻ thù vô điều kiện? Tuy nhiên, là một chỉ huy quân sự, ông biết quy luật nghiêm ngặt trong quân đội: theo lệnh người chỉ huy cấp trên. Tổng thống Dương Văn Minh là người chỉ huy tối cao quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị chiến đấu đầu hàng.

                      Chẳng qua chỉ vì lệnh di tản chiến thuật ngu ngốc của Thiệu. Vị cựu Tổng thống miền Nam Việt Nam tuyên bố từ chức trên truyền hình vào ngày 21 tháng 4 với lời hứa ở lại chiến đấu như một người lính, chỉ để chạy trốn khỏi đất nước một vài ngày sau bài diễn văn từ chức của ông. Đáng thương thay cho Thiệu. Ông ta khóc như một đứa bé trên truyền hình, thừa nhận rằng ông đã bị Mỹ lừa.
                      Ông mỉm cười khinh bỉ khi nghĩ đến người Mỹ. Họ không thể tin cậy được. Bất kể Nixon và Kissinger có tô điểm bao nhiêu những thành tựu của họ với Hiệp định Hòa bình Paris, Mỹ là thủ phạm chính cho sự xụp đổ miền Nam Việt Nam. Hòa bình trong danh dự. Thật là một trò cười! Đơn phương rút quân trong một cuộc chiến là một hành động thừa nhận thua trận, không phải là hòa bình. Bỏ rơi đồng minh ngay trong cuộc chiến là một ô nhục, không phải là danh dự. Để đồng minh chiến đấu với đạn dược và vật liệu suy giảm chống lại kẻ thù có viện trợ leo thang từ hai siêu cường quân sự là một hành động độc ác. Tuy nhiên, Mỹ đã không bao giờ đối xử miền Nam Việt Nam là đồng minh họ. Tướng Mỹ luôn luôn coi quân đội miền Nam Việt Nam như là một phần thêm của lực lượng họ, và phải phụ thuộc vào họ. Đối với họ, những người bé nhỏ không biết chiến đấu. Tệ hơn nữa, nhiều sĩ quan Mỹ tin rằng quân Nam Việt Nam không có tinh thần chiến đấu. Người Mỹ biết gì về các vấn đề hậu cần của di chuyển quân, cái nhược điểm của một vành đai phòng thủ quá mở rộng, vấn đề khó khăn bảo vệ thường dân khỏi các cuộc tấn công của đối phương, và những lo lắng về gia đình riêng của họ? Người Mỹ chỉ tin người Mỹ. Quốc hội Mỹ lắng nghe Tướng họ trong khi bị ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông đầy mánh khoé, xâm nhập bởi đám phản chiến hèn nhát, và sợ hãi thành viên bầu cử ngu dốt và thông tin sai lạc. Họ chẳng thèm lo gì cho đồng minh Nam Việt Nam của họ.

                      Nhưng vào lúc này, mọi chuyện đã trở thành không cần thiết nữa.

                      Ông nhìn đăm đăm vào những chữ Danh Dự - Tổ quốc - Trách Nhiệm dưới con đại bàng đang nắm hai thanh kiếm trong móng vuốt trên biểu ngữ phục vụ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, treo trên tường. Những chữ đó đã ăn sâu trong tâm trí ông quá lâu đến nỗi những chữ ấy đã trở thành một phần cuộc sống ông. Ông đã tuyên bố sẽ thực hiện theo các chữ đó từ ngày ông bước vào cuộc sống quân ngũ. Nhưng bây giờ, ông không thể giữ cả ba. Tổ quốc ông đã bị mất cho kẻ thù. Trách nhiệm ông đã bị tước và lấy đi theo lệnh đầu hàng vô điều kiện của Minh. Ông bây giờ chỉ còn có danh dự.

                      Danh Dự. Cái danh dự thật sự.

                      Nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Một số thậm chí gọi hành động một người giữ danh dự là hành động ngu xuẩn. Những người khác lạm dụng nó. Như hòa bình với danh dự của Nixon.
                      Một tiếng gõ cửa gián đoạn ý nghĩ ông.

                      "Vào đi," ông nói.

                      Hoàng, vợ ông, bước vào.

                      "Mọi chuyện ra sao rồi, anh?" cô hỏi.

                      Ông dừng lại và tự hỏi ông có nên nói với cô những gì đã xảy ra. Đâu có lợi gì? Nhưng cô là vợ ông và cô cần biết. Hơn nữa, có một sự thay đổi trong kế hoạch của ông với cô và các con. Ông phải nói với cô. Ông phải thuyết phục cô.

                      Với sự bình tĩnh tự chủ, ông bắt đầu nói với cô về kế hoạch không thành công và tình hình hiện tại. Cô lắng nghe chăm chú, như mọi khi. Khi ông nói xong, Hoàng ứa nước mắt nhìn ông. Họ đã nói về dự tính họ, các chuyện bất ngờ, và việc chết cùng với các con họ. Để giữ danh dự.

                      Ông hít một hơi dài, và mắt ông sáng lên. "Em phải sống để chăm sóc các con."

                      "Tại sao?" cô hỏi, ngạc nhiên. "Sao anh đổi ý?"

                      Ông thở dài chịu đựng. "Con mình vô tội. Anh không thể để tụi nó chết."

                      Cô bật khóc. "Anh biết mình không thể để các con mình sống dưới cộng sản. Như vậy giống như tụi nó bị tra tấn. Hãy để mấy đứa chết với em một cách thanh bình, trong giấc ngủ. Các con và em sẽ chết cùng với nhau."
                      "Không," ông nói, giọng rắn rỏi. "Cha mẹ không thể giết chết con cái. Anh van xin em. Chịu nhục để sống. Ở lại trong cương vị anh và dậy dỗ chúng nên người. Coi chừng sự giàu có, vinh quang và danh vọng. Đó là những điều có thể làm mờ lương tâm con người. Hãy nhớ rằng, quê hương chúng ta là quan trọng nhất. Ráng hạ mình và chịu đựng sự nhục nhã để nuôi dạy các con chúng ta và ghi sâu trong các con ý chí khôi phục lại danh dự cho quê hương chúng ta."

                      Cô nức nở. "Nếu anh không muốn các con chết, sao anh không chạy trốn như những người khác?"

                      Ông quắc mắt lên với cô. "Em là vợ anh. Sao em có thể hỏi anh một câu hỏi như vậy?"

                      Cô run rẩy. "Tha thứ cho em. Đó là vì em yêu anh rất nhiều."

                      Ông nhìn cô đăm đăm. Trong khoảnh khắc, cảm xúc khống chế ông.

                      "Nghe này," ông nói. "Những người khác có thể chạy trốn, nhưng anh không thể được. Anh phục vụ với hàng ngàn binh sĩ, sống với họ qua những giây phút sống chết. Làm sao anh có thể bỏ rơi họ? Anh sẽ không đầu hàng. Bọn Việt cộng đang đến. Anh biết khi anh đối diện chúng, anh sẽ không tự chủ và sẽ bắn chúng. Nhưng chuyện đó sẽ gây ra đổ máu và dân và lính sẽ càng chết nhiều hơn."

                      "Em biết, nhưng em nên làm gì?"

                      Ông xiết chặt tay cô. "Mình hiểu rõ nhau. Anh biết em có thể chất mảnh mai nhưng ý chí em như sắt đá. Chịu đựng mọi sỉ nhục. Cải trang, thay đổi chính mình. Anh tin ở em. Vì anh, vì các con chúng ta, vì quê hương chúng ta. Em có thể làm chuyện đó. Xin nghe lời anh. Anh van em. Anh van em."

                      Nước mắt rơi xuống trên mặt cô. "Vâng, em sẽ làm chuyện đó."

                      "Hứa với anh. Hứa với anh."
                      "Vâng, em hứa."

                      Ông mỉm cười.

                      8:45 tối, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, 42 tuổi, người hùng An Lộc, tự bắn mình trong phòng khóa sau khi nói lời từ biệt với gia đình và các sĩ quan ông, để lại vợ và hai con, lứa tuổi năm và hai.

                      Chưa đầy một ngày sau đó, cấp trên ông, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, 47 tuổi, tự bắn vào lúc 7:30 sáng, ngày 1 tháng 5 năm 1975.

                      Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không phải là hai sĩ quan duy nhất đã tự tử.

                      Ngày 30 tháng 4 năm 1975 và 1 tháng 5 năm 1975, một số sĩ quan quân sự và cảnh sát quốc gia của nước Việt Nam Cộng Hòa thà chết còn hơn nhìn thấy lá cờ cộng sản bay trên miền Nam Việt Nam. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, 41 tuổi, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 bộ binh tự bắn vào lúc 11:00 sáng tại Lai Khê. Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, 49 tuổi, Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh tự tử bằng thuốc độc tại trung tâm Đồng Tâm. Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, 46 tuổi, Tư lệnh QK II, tự tử bằng thuốc độc tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Đặng Sĩ Vinh, cảnh sát quốc gia, bắn ông, vợ ông, và bảy đứa con của họ tại 2:00 chiều tại nhà ông ở Sài Gòn. Trung tá Nguyễn Văn Long, Cảnh sát Quốc gia, tự bắn trước tượng Thủy Quân Lục Chiến lúc 11:00 sáng tại Sài Gòn. Trung úy Không quân Nguyễn Thanh Quan tự bắn vào lúc 3:15 chiều tại nhà anh. Thượng sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, 21 tuổi, tự bắn lúc 10:25 sáng ngày 01 tháng 5, 1975 tại sân bay Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường. Binh nhất Hồ Chí Tâm, Tiểu đoàn 490 Địa phương quân, tự bắn bằng M-16 tại Đầm Cún, Cà Mau.
                      Danh sách tiếp tục. Trung tá Vũ Đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn, Trung tá Nguyễn Đình Chi, Trung tá Hà Ngọc Lương, Trung tá Phạm Đức Lợi, Trung tá Nguyễn Xuân Trân, Trung tá Phạm Thế Phiệt, Thiếu tá Không quân Nguyễn Gia Tập, Thiếu tá Lương Bông, Thiếu tá Mã Thành Liên, Thiếu tá Nguyễn Văn Phúc, Thiếu tá Hải quân Lê Anh Tuấn, Thiếu tá Đỗ văn Phát, Thiếu Tá Trần Thế Anh, Đại úy Vũ Khắc Cần, Đại úy Tạ Hữu Di, Đại úy Nguyễn Văn Hữu, Đại úy Nguyễn Hòa Dương, Trung úy Đặng Trần Vinh, Trung úy Nghiêm Viết Thảo, Trung úy Nguyễn Văn Cảnh, Thiếu úy Nguyễn Phụng, Thiếu úy dù Hoàng Văn Thái và bảy người đồng đội, Chuẩn úy Đỗ Công Chính, Thượng sĩ Phạm Xuân Thanh, Thượng sĩ Bùi Quang Bộ, Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, Luật sư Trần Chánh Thành.

                      Một số không rõ sĩ quan, chiến sĩ, quan chức chính phủ, và công dân Việt Nam Cộng Hòa tự tử sau sự xụp đổ của miền Nam Việt Nam vào ngày 30 Tháng Tư, 1975.

                      Cần Thơ, ngày 14 tháng 8, năm 1975

                      Chúng không bịt mắt người tù vì chúng muốn ông phải đối mặt với dân chúng và khẩu súng sẽ lấy mạng ông. Cùng với các tù nhân khác, ông bị Toà án nhân dân kết án tử hình. Cuộc hành quyết ông được tổ chức tại sân vận động Cần Thơ và mở cho công chúng. Kẻ thù ông không chỉ muốn ông chết. Chúng muốn hạ nhục ông công khai và chúng muốn dùng cái chết ông để cảnh cáo người khác. Khán giả, những người đàn ông và phụ nữ, đến nhìn ông lần chót. Tội ông được tả một cách mơ hồ, nhưng dính líu đến sự chiến đấu ngoan cố của ông khi lệnh đầu hàng được công bố. Ông và lính ông chiến đấu cho đến khi họ dùng viên đạn cuối cùng, một ngày sau khi Sài Gòn xụp đổ. Không giống như những người khác, ông không tự tử do đức tin Công giáo của ông.

                      Ông mặc bộ áo màu đen. Tay bị trói sau lưng và vào một cột gỗ cao. Ông trông bình tĩnh và đầy tư cách.

                      "Anh muốn nói gì trước khi chết không?" Tên chỉ huy toán hành quyết hỏi.

                      Người tù nhìn trừng trừng vào tên chỉ huy toán hành quyết. "Tôi không đầu hàng. Tôi chỉ muốn mặc quân phục tôi và chào lá cờ Việt Nam Cộng Hòa."

                      "Chuyện đó không có được," tên toán trưởng hét vào mặt ông. Mặt hắn đỏ lên.

                      Người tù mỉm cười. Ông đã đoán trước phản ứng kẻ bắt ông. Ông nhìn khán giả, nhìn những ông và phụ nữ với khuôn mặt căng thẳng. Một số cúi đầu và chắp tay cầu nguyện. Một số lau nước mắt. Tim ông thắt lại khi ông nhận ra những khuôn mặt quen thuộc của những người dân trong tỉnh ông. Ông nghĩ về cuộc đời binh nghiệp ông hơn hai mươi năm, về các chiến hữu ngã gục, những lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc trên chiến trường, và trận chiến cuối cùng. Gia đình ông. Tổ quốc ông.

                      Mặt ông đanh lại.

                      "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm! Đả đảo Cộng Sản," người tù hét lên.

                      Mắt tên toán trưởng mở rộng trong kinh ngạc. "Bắn nó," hắn hét lên.

                      Các khán giả há miệng. Một số nhắm mắt.

                      Tên hành quyết, mặc bộ áo đen với khăn quàng cổ ca rô đen trắng, chỉa khẩu súng vào thái dương người tù rồi bóp cò.

                      Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện bị xử tử bởi Cộng sản vào ngày 14 tháng 8, 1975. Sĩ quan cấp dưới của ông, gồm có Thiếu tá Trịnh Tấn Tiếp, Quận Trưởng quận Kiến Thiện, Trung Tá Võ Văn Đường, cảnh sát trưởng Chương Thiện, và Đại úy Phạm Văn Bé, chỉ huy trưởng đại đội trinh sát, cũng bị hành quyết sau khi bị bắt. Phụ tá của Đại Tá Cẩn, Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, đã bị hành quyết vào ngày 1 tháng Năm năm 1975 ngay sau khi ông và Đại Tá Cẩn bị bắt làm tù binh. Hàng trăm chiến sĩ khác của Việt Nam Cộng Hòa đã không đầu hàng và đánh cộng sản cho đến viên đạn cuối cùng. Nhiều người bị xử tử tại chỗ sau khi bị bắt. Đó là trường hợp của Thiếu tá Trần Đình Tự, 32 tuổi, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 38 BĐQ, và lính ông, những người bị xử tử một cách tàn nhẫn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

                      Tin cuộc hành quyết lan rộng cả thành phố.
                      Bầu trời đầy mây sau cơn mưa nhẹ. Mặt trời đã xuống. Buổi tối bắt đầu rơi vào Cần Thơ.

                      Người thiếu nữ trẻ mặc toàn màu trắng. Lúc đầu, mọi người không chú ý đến cô. Họ đi ngang qua cô, liếc nhìn cô, rồi bỏ đi. Nhưng khi cô lấy ra một bó nhang, thắp nhang, và quỳ xuống trong một tư thế cầu nguyện, người ta bắt đầu tụ tập quanh cô.

                      Cô nhắm mắt lại, lễ lạy ba lần và đặt cây nhang đang cháy trong bình nhang.

                      Cô đứng lên và bước đi, bỏ qua tia nhìn tò mò của những người xung quanh và người qua đường.

                      Có người thông báo sự việc lạ lùng đó với cảnh sát nhân dân. Ngay sau đó, hai nhân viên an ninh đến.

                      Trên vỉa hè, hương đã đốt cháy nửa chừng. Một mảnh giấy gấp lại bị mắc kẹt bên dưới bình nhang. Một trong hai nhân viên an ninh rút tờ giấy. Anh mở ra.

                      Trên tờ giấy, những dòng sau đây được viết gọn gàng:

                      Cho những người lính đã ngã gục, những người nam nữ Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu cho tự do và dân chủ.

                      Anh hùng tử, khí hùng bất tử

                      Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi.
                      Vì tôi không ngủ, đã đi rồi.
                      Tôi là ngàn gió bay thoang thoảng,
                      Là kim cương trên tuyết sáng ngời.
                      Tôi là thái dương trên hạt chín.
                      Là giọt mưa thu đọng nhẹ nhàng.
                      Khi người thức giấc mai bịn rịn,
                      tôi như cơn lốc bốc huy hoàng
                      của đàn chim bay quanh lặng lẽ.
                      Tôi là sao đêm ánh dịu màu.
                      Đừng đứng bên mộ tôi rơi lệ.
                      Tôi không ở đó; tôi không chết đâu.

                      Do not stand at my grave and weep,
                      I am not there; I do not sleep.
                      I am a thousand winds that blow,
                      I am the diamond glints on snow,
                      I am the sun on ripened grain,
                      I am the gentle autumn rain.
                      When you awaken in the morning’s hush
                      I am the swift uplifting rush
                      Of quiet birds in circling flight.
                      I am the soft starlight at night.
                      Do not stand at my grave and cry,
                      I am not there; I did not die.

                      Mary Elizabeth Frye, 1932

                      *

                      GHI CHÚ LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

                      TÔI KHÔNG CHẾT ĐÂU (1975)
                      ...

                      Các tướng lãnh và sĩ quan Quân Lực VNCH trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam:
                      tôi như cơn lốc bốc huy hoàng
                      của đàn chim bay quanh lặng lẽ.
                      Tôi là sao đêm ánh dịu màu.
                      Đừng đứng bên mộ tôi rơi lệ.
                      Tôi không ở đó; tôi không chết đâu.

                      Do not stand at my grave and weep,
                      I am not there; I do not sleep.
                      I am a thousand winds that blow,
                      I am the diamond glints on snow,
                      I am the sun on ripened grain,
                      I am the gentle autumn rain.
                      When you awaken in the morning’s hush
                      I am the swift uplifting rush
                      Of quiet birds in circling flight.
                      I am the soft starlight at night.
                      Do not stand at my grave and cry,
                      I am not there; I did not die.

                      Mary Elizabeth Frye, 1932

                      *

                      GHI CHÚ LỊCH SỬ VÀ SỰ KIỆN

                      TÔI KHÔNG CHẾT ĐÂU (1975)
                      ...

                      Các tướng lãnh và sĩ quan Quân Lực VNCH trong những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam:
                      Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng được coi là chống Mỹ (Andrade 2001, 351). Tuy nhiên, bình luận này có vẻ hướng về phương pháp đánh trận của ông, và không nhất thiết là thái độ ông đối với quân Mỹ. Parker, một nhân viên CIA, mô tả ông là người nồng nhiệt và thân thiện (Parker 2000, 246, 250). Mối liên hệ giữa Hưng và cố vấn Mỹ của ông, Đại tá Miller, trong cuộc tấn công mùa hè năm 1972, ban đầu thì tốt đẹp nhưng trở nên tệ hơn khi cuộc chiến kéo dài. Năm 1971, khi Hưng là tư lệnh Sư Đoàn 5, Miller báo cáo rằng Hưng cho thấy một tài lãnh đạo xuất sắc, tích cực, có tổ chức, và cứng rắn (Andradé 2001, 351). Nhưng trong trận An Lộc vào năm 1972, Miller bực tức bởi sự thiếu kiểm soát và do dự của Hưng (Andradé 2001, 399; Lam 2009, 53). So với Đại tá Trần Văn Nhựt, tỉnh trưởng Bình Long, trong trận An Lộc, Hưng có vẻ yếu kém và thiếu quyết đoán (Andradé 2001, 454). Đại tá Ulmer, người thay thế Miller, có cái nhìn khác. Theo ông, Hưng dường như mệt mỏi và thận trọng, mất bình tĩnh vài lần, nhưng ông rõ ràng nắm quyền chỉ huy và không bao giờ vấp (Andradé 2001, 430-431). Lời phê của Miller về Hưng cũng bị các nguồn khác bác bỏ (Lam 2009, 209-210).

                      Về kế hoạch "Nối Tay" của hai tướng Hưng và Nam trong tháng 4 năm 1975 tái điều động quân ở QK IV chống lại cộng sản, không rõ việc này có phải là một kế hoạch thực tế. Theo như Parker (2000, 281), Hưng nói với ông vào ngày 15 tháng 4 năm 1975 rằng miền Nam Việt Nam không thể bảo vệ vùng đồng bằng vì họ không có các nguồn cung cấp đúng và cảm thấy họ đã bị bỏ rơi. Nếu kế hoạch "Nối Tay" là kế hoạch nghiêm trọng của Hưng, ta chỉ có thể phỏng đoán rằng ông đã không nói với Parker sự thật vì ông muốn giữ bí mật.

                      Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được biết là "người lính trong năm" của Quân Lực VNCH cho chí khí anh hùng của ông trong các trận đánh. Parker nhận xét rằng ông là lính của lính, dũng cảm và liêm khiết (sđd., 250; tên ông Cẩn đánh vần sai là Cảnh). Chuẩn Tướng Hưng và Đại Tá Cẩn được coi là những người ái quốc của miền Nam Việt Nam (sđd., 248).
                      Các vụ tự tử của các Tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, và các sĩ quan cảnh sát quốc gia và Quân Lực VNCH và sự hành quyết của Đại tá Hồ Ngọc Cẩn được báo cáo trong nhiều bài đăng trên Internet, trang web (xem, thí dụ như, Vnafmamn), và một số sách (Parker 2000, 327-328; Butler 1985, 507; Lam 2009, 238-241; Veith 2012, 495-496; Võ 2004, 18-21; Duong 2008, 220). Đặc biệt, bà góa phụ của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Phạm Thị Kim Hoàng, kể lại ngày cuối cùng của chồng mình rất chi tiết (Phạm 2003; Parker 2000, 327-328). Câu chuyện Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và một tấm ảnh của cuộc hành quyết ông (trong bộ áo đen bị một tên VC mặc áo đen và khăn ca rô quàng cổ chỉa khẩu súng lục vào thái dương ông) được đăng trên các trang web khác nhau (QLVNCH 2012). Một bản tin trên mạng đăng năm 2013 bởi Công Lý, một cơ quan tin tức của chính phủ CHXHCNVN của "tòa án nhân dân tối cao," kể lạ̣i phiên tòa và cuộc xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn xảy ra vào tháng 7 năm 1975 (Công Lý 2013). Theo bản tin đó, "tội ác" Đại tá Cẩn là sự ngoan cố của ông "tử thủ đến cùng" bất kể lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh.

                      Một trang Web cung cấp danh sách các tướng và sĩ quan Quân Lực VNCH tự tử vào ngày 30 tháng 4 và ngày 1 tháng 5 năm 1975 (Tranhung 2010).

                      Bài thơ "Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi":

                      Mary Elizabeth Frye (1905-2004) được xác định trong năm 1998 là tác giả của bài thơ, "Do not stand at my grave and weep" ("Xin đừng đứng khóc bên mộ tôi") (Wikipedia-Frye 2013). Bà viết bài thơ vào năm 1932 nhưng không xuất bản, hoặc giữ quyền tác giả, và bài thơ được gán cho một tác giả vô danh trong hơn sáu mươi năm (xem, thí dụ, Parker 2000, 329). Bài thơ nói với người đọc / khán giả qua tiếng nói của một người đã qua đời, gợi lên hình ảnh tinh thần (Wikipedia-Frye 2013). Bản dịch bài thơ tiếng Việt của tôi không dịch bài thơ từng chữ một vì tôi muốn diễn tả bài thơ theo kiểu thơ Việt Nam bằng cách dùng kiểu hỗn hợp của bài thơ 4-câu theo vần điệu tiêu chuẩn và xen kẽ. Bản dịch tiếng Việt của tôi diễn tả cùng một ý nghĩa như trong bài thơ nguyên tác tiếng Anh.

                      DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

                      (Edited for this excerpt.)
                      Andradé, Dale. 2001. America’s Last Vietnam Battle, Halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive, University Press of Kansas, Kansas, U.S.A.

                      Butler, David. 1985. The Fall of Saigon: Scenes from the Sudden End of a Long War, Dell Publishing, New York, U.S.A.

                      Duong, Van Nguyen. 2008. The Tragedy of the Vietnam War – A South Vietnamese Officer’s Analysis. McFarland & Company, Inc., North Carolina, U.S.A.

                      Lam Quang Thi. 2009. Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle that Saved South Vietnam, University of North Texas Press, Texas, U.S.A.

                      Parker, James E., Jr. 2000. Last Man Out, A Personal Account of the Vietnam War, Ballantine Book, New York, U.S.A.

                      Veith, George J. 2012. Black April - The Fall of South Vietnam, 1973-1975. Encounter Books, New York, U.S.A.

                      Vo, Nghia M.. 2004. The Bamboo Gulag: Political Imprisonment in Communist Vietnam, McFarland & Co Inc, North Carolina, U.S.A.

                      NGUỒN INTERNET

                      Cần lưu ý rằng nguồn Internet có thể không vĩnh viễn. Một blog có thể gỡ bỏ bởi tác giả, một bài báo có thể bị xóa, hoặc một Website có thể bị đóng cửa.

                      Công Lý. 2013. Phiên tòa đầu tiên ở Cần Thơ sau ngày giải phóng (The first court trial in Cần Thơ after liberation). Đăng 1-9-2013. http://congly.com.vn/phap-dinh/phien...ong-29260.html (truy cập 11-10-2013).
                      Phạm Thị Kim Hoàng. Không rõ năm. Hồi ký của bà Lê Văn Hưng (Memoir of Madame Lê Văn Hưng). http://www.nguyenkhoanam.com/tam_tu3.html (truy cập 29-9-2013).

                      Phạm Thị Kim Hoàng. 2003. The Final Day of My Husband's Life, Tran Thi My Ngoc và Larry Engelmann dịch. 19-10-2003, http://lde421.blogspot.com/2012_10_01_archive.html (truy cập 29-9-2013).

                      QLVNCH. 2012. Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn Là Biểu tượng cho Danh dự và Uy dũng của QLVNCH (Colonel Hồ Ngọc Cẩn represents the honor and valor of ARVN). Đăng 10-1-2012. http://lhccshtd.org/LHCCSHTD_LS/QLVN..._2012JAN10.htm (truy cập 29-9-2013).

                      Tranhung. 2010. DANH SÁCH CHIẾN SĨ VNCH TỰ SÁT NGÀY 30/4/1975 (List of ARVN soldiers who committed suicide on April 30, 1975). Đăng 15-4-2010. http://www.haisystem.com/webportal/h...ewtopic&p=1768 (truy cập 30-9-2013).

                      Vnafmamn. Không rõ năm. Untold Story Section. http://www.vnafmamn.com/black_april.html (truy cập 30-9-2013).

                      Wikipedia-Frye. 2013. Do not stand at my grave and weep. Thay đổi chót vào 16-9-2013. http://en.wikipedia.org/wiki/Do_not_...grave_and_weep (truy cập 30-9-2013).



                      Cao-Đắc Tuấn
                      danlambaovn.blogspot.com
                      Last edited by daminh95; 04-30-2014, 09:47 AM.

                      Comment


                      • #12
                        ===Sài Gòn: Dân oan biểu tình, tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 bị CA đàn áp dã man===

                        Dân oan Hồ Giang Mỹ Lệ bị CA quật ngã, sau đó bị cưỡng chế lên xe Facebook chị Trần Ngọc Anh vừa đăng thông báo của "Phong trào Liên đới Dân Oan tranh đấu" cho biết:

                        Cuộc biểu tình sáng nay 30-4-2014 do Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu tổ chức tại Sài Gòn, khởi hành từ công viên Lê Văn Tám đi hết đường Hai Bà Trưng thì đoàn Dân Oan bắt đầu bị côn an an ninh hành hung rồi cưỡng chế lên xe chở đi.

                        Trong lúc Dân Oan bị đàn áp, có cô Hồ Giang Mỹ Lệ là dân oan quận Tư Sài Gòn, đặc biệt bị côn an an ninh bạo hành hung tợn hơn cả, cô Lệ (mặc quần hoa áo trắng) bị xô ngã bệt xuống đất rồi sau đó bị vật ngửa cưỡng chế lên xe.

                        Trần Ngọc Anh thấy cô Lệ bị bạo hành quá hung tợn bèn giơ máy chụp ghi lại những hình ảnh đó thì năm sáu tên côn an ào tới miệng nói “đập chết mẹ con Ngọc Anh này đi” rồi xông vào co giò đạp Ngọc Anh té nhủi, sau lại đá đạp bồi thêm vào mạng sườn vào thắt lưng Ngọc Anh nữa, rồi cưỡng chế lên xe. Những chỗ bị đạp đá trên cơ thể Ngọc Anh đó giờ đang xưng tấy đau đớn, riêng thương tích tại lưng đau đớn khiến Ngọc Anh không thể đứng thẳng người lên được...

                        Xe chở số Dân Oan bị cưỡng chế tổng cộng gần 20 người, trong lúc trời đang đổ mưa tầm tã, khi xe chạy gần tới đường Hồ Học Lãm thì côn an cho dừng xe lại, yêu cầu ai là Dân Oan ở Sài Gòn và các tỉnh khác thì xuống xe, những Dân Oan còn lại thì xe sẽ chở thẳng xuống Long An với Tiền Giang. Tại đây, cô Hồ Giang Mỹ Lệ lại bị 6 tên côn an, 1 gái với 5 trai xúm vào túm tóc đấm đá túi bụi, rồi khiêng cô Lệ lên xe chở về quận Tư - Sài Gòn.

                        Ngoài các Dân Oan nạn nhân trên, còn có 4 Dân Oan tỉnh Long An là Phùng Thị Ly, Mai Thị Kim Hương, Nguyễn Mai Trung Tuấn và Mai Thị Nguyệt bị chặn xe trên đường đi Sài Gòn để tham gia biểu tình.

                        Dân oan Nguyễn Mai Trung Tuấn, 14 tuổi, bị côn an điểm huyệt vào vai khiến Tuấn ngất xỉu, hiện vai của Tuấn bị bầm tím đau đớn.

                        Dân oan Mai Thị Hương bị một côn an cái cào trầy mặt.

                        Dân oan Mai Thị Nguyệt xông vào kéo em Tuấn đang điểm huyệt đến ngất xỉu ra thì bị một côn an đạp vào mặt ngã chúi, chân cẳng của bà Nguyệt hiện đang bị sưng vù lên.

                        Riêng bà Phùng Thị Ly, côn an bịa đặt cớ bắt bà là “có một người xem trên mạng rồi tố cáo rằng, ngày hôm qua bà đi biểu tình nói xấu đảng và nhà nước nên bây giờ côn an phải bắt giam bà để điều tra”. Trong giỏ xách của bà Ly lúc đó, côn an lục xét thấy có một cái áo tang kẻ hàng chữ “30-4 NGÀY TANG CỦA DÂN TỘC” mà Trần Ngọc Anh đã mặc đi biểu tình hôm qua 29-4-2014, côn an hạch hỏi bà Ly “áo này của ai?” thì bà Ly trả lời “áo của Ngọc Anh”. Hiện giờ Dân oan Phùng Thị Ly đang bị côn an tỉnh Long An giam giữ chỉ vì một lý cớ rất vu vơ khôi hài như vậy.

                        PHONG TRÀO LIÊN ĐỚI DÂN OAN TRANH ĐẤU trân trọng thông báo với công luận trong và ngoài nước sự việc như trên. Thỉnh cầu qúy Đồng bào tại Việt Nam và Đồng hương trên khắp năm châu lưu tâm và dùng khả năng của mình bênh vực cho Dân Oan chúng tôi.

                        Facebook Trần Ngọc Anh

                        Comment


                        • #13
                          ===Đừng tin những gì “Việt kiều yêu nước” nói.?===


                          Nguyễn Bá Chổi (D.L.B) - Nếu như những người yêu chuộng sự thật luôn cảnh giác “đừng nghe những gì CS nói, nhưng hãy nhìn những việc CS làm”, thì những người CS cũng chớ dại dột cả tin đám “Việt Kiều yêu nước” về Việt Nam nói chuyện“hòa hợp hòa giải” với nhà cầm quyền từng khiến họ chạy bán sống bán chết trốn khỏi quê cha đất tổ để xin tỵ nạn khắp năm châu.

                          Lý do đừng tin vào những người gọi là Việt Kiều Yêu Nước (VKYN) kia cũng đơn giản và dễ hiểu thôi: Nếu họ thật lòng với những gì họ nói, họ khóc hu hu, người mếu máo, kẻ sụt sùi thì họ đã ở lại VN luôn chứ ai lại quay về lại chốn đất khách quê người.

                          Mới hôm rồi, nhân dịp Kách Mạng ăn mừng kỷ niệm lần thứ 39 Ngày Phỏng hai hòn Miền Nam, ngài Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đặc trách công tác hòa hợp hòa giải theo Nghị Quyết 36, gọi túm gọn theo “văn hóa mới xhcn” hôm nay là công tác giao hợp “kiểu” 36, đã chiêu đãi một lô “việt kiều yêu nước” gốc “Ngụy” một chuyến về VN đi thăm Trường Sa cầu siêu cho bộ đội Hải quân CHXHCNCC đã hy sinh không được nổ súng để bảo vệ hải đảo tổ quốc, cùng cầu cho hải quân VNCH đã được lệnh trên bắn chìm tàu giặc trước khi bị giặc giết hại, và đến Nghĩa Trang Quân Đội ở Biên Hòa nay được “cách mạng hóa tên” là Nghĩa trang Nhân dân Bình An.

                          Nhìn tấm ảnh ngài Thứ Trưởng “Cô Sông” chụp với mấy VKYN được “36 kiểu” ưu ái một cách đặc biệt với vẻ mặt hớn hở mà tội nghiệp cho cậu ấy.

                          Gọi ngài Thứ trưởng là “cậu” vì “so bề tài sắc” với mấy “nhà lão thành VKYN” Lý Kiến Trúc, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập… cỡ Nguyễn Thanh Sơn giỏi lắm cũng chỉ xứng hàng em út.

                          Chỉ cần dẫn chứng siêu kỳ tích theo lý lịch tự khai (1) của một Nguyễn Phương Hùng, như tốt nghiệp Khóa 27 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức ngày 1/8/1968 với cấp bậc Chuẩn Úy; bị thương (30/11/1968) và giải ngũ ngày 27/5/1969; thời gian ông phục vụ chỉ vỏn vẹn 4 tháng mà ông Hùng đã lên tới cấp bậc Đại Úy, trong khi đồng môn với ông Hùng ra trường cũng bị thương tại trận tiền như người mổ (keyboard) bài này vẫn phải đợi đúng 18 tháng “Chuẩn bị Sợ” (Chuẩn úy) mới được lên cấp “Sợ Thiếu” (Thiếu Úy).
                          Chuyện “thần phong” như vậy mà VKYN Nguyễn Phương Hùng còn làm được thì huống hồ chi chuyện ông ấy giả đò khóc hu hu ra vẻ ăn năn hối hận “Biệt Động Quân Sát” Kách Mạng trước 1975 để được hàng chóp bu của một nước 90 triệu dân từng đánh bại những tên thực dân đế quốc sừng sỏ nhất thế giới kim cổ phải trầm trồ mua chuộc khen thưởng nuông chiều đủ trò; màn nào cũng chẳng những được free tức miễn phí mà còn tí tẹo quà cáp mang về... Mỹ. Chứ ở Mỹ ai coi ra gì nữa.

                          Ở Mỹ chẳng được ai coi ra gì nữa nhưng vẫn không hề xin ở lại luôn VN để ăn khế ngọt dài dài là đủ biết Việt Kiều Yêu Nước Việt Cộng là yêu dỏm đấy, vì họ thừa biết “khế ngọt” lo ăn xong là dọt lẹ chứ nằm lâu dưới gốc sẽ lãnh toàn khế chua.

                          Còn như hai ông Trúc và Lập thì cũng thế thôi. Họ đã có khả năng hơn cột đèn là đi được nên đã “khôn hồn” chạy bán sống bán chết để xin tỵ nạn CS, nay đã quen lối sống bên Mỹ là “không có gì quý hơn được free tức miễn phí”, nay nghe Kách Mạng chơi đẹp bao trọn gói một chuyến về ăn khế ngọt lại được khen thưởng trên đài, tội gì không đi. Chỉ cần chịu khó đội cái nón cối trên đầu trong giây lát và tuyên bố vung vít lung tung xòe, mà nón cối thì nhẹ tưng so với nón sắt hồi xưa. Điều quan trọng là không quên chuyến bay, giờ bay và hãng máy bay để khỏi lỡ ngày giờ trở lại đất tỵ nạn CS, nhất là những ai ăn trợ cấp xã hội của bọn đế quốc.

                          Còn chuyện Sơn bày trò dắt đám VKYN này lên Nghĩa trang Quân đội Thủ Đức nay bị đổi tên là Nghĩa trang Nhân dân Bình an để làm công tác “hòa hợp hòa giải” lại càng phi hòa giải, vì nội cái tên gọi mới này đã gây ngay “phản cảm” với họ.

                          “Phản cảm” vì họ là những người có trình độ kiến thức ít ra cũng Tú Tài mà bằng cấp VNCH không có thể là thứ chạy chọt hoặc mua bán “đại trà” như dưới thời CHXHCN hôm nay, nếu nhà nước có thực tâm tâm hòa hợp hòa giải sao lại phải đổi tên Nghĩa trang Quân đội thành Nghĩa trang Nhân dân, và họ thừa biết, trừ phái đoàn ông Sơn ra, bất cứ ai đến viếng thăm nơi này đều phải trình thẻ CMND cho mấy người Công an túc trực hang ngày tại cổng vào …

                          Và còn...đâu rồi bức tượng người lính trận ngồi ngậm ngùi Thương Tiếc đồng đội đã nằm xuống?
                          Sỏi đá mà “ngày sau… vẫn cần có nhau”, huống chi là con người.

                          Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Lý Kiến Trúc cũng là con người nên chịu đấm ăn… khế ngọt xong, rồi lại lo dọt lẹ qua Mỹ ; chứ có ai ngỏ lời xin Sơn cho tôi ở lại VN luôn đâu…

                          Cứ thế mà suy thì nếu còn sống đến hôm nay, ông Tổng Thống Thiệu hẳn còn phải nói thêm câu:

                          “Đừng tin những gì “Việt kiều yêu nước” nói, mà hãy nhìn chúng nói xong là cút về nước chúng xin được phép tỵ nạn CS, thay vì ở lại VN”.
                          NGC(DLB)

                          Comment


                          • #14
                            ===Blogger Huỳnh Công Thuận phát biểu về Tự Do & vượt lên sự sợ hãi===

                            -Về 3 ngày sôi động từ 30/4 đến 2/5/2014-
                            Huỳnh Công Thuận - Chỉ mới có 3 ngày từ 30/4 – 1/5 và nay 2/5/2014 mà có quá nhiều chuyện mắt thấy tai nghe trái khoáy, mà chuyện nào cũng cảm thấy quan trọng cần phải lên tiếng…

                            Ngày 30/4/2014 đi An Hữu, Tiền Giang với chief bằng xe ôtô. 7g vào bãi lấy xe, ra khỏi Sài Gòn lúc 9g sáng bắt đầu đi vào đường cao tốc Trung Lương nhưng phải 2g30 mới đến nơi. Đoạn đường cao tốc 70Km đi chỉ khoảng 1g đồng hồ nhưng thời gian ở 2 trạm đầu và cuối chờ vào và chờ ra thật khủng khiếp. 7g30 đưa xe về thì anh bảo vệ kều lại nói nhỏ “hồi sáng lúc ông vừa đi có mấy tên đến đây tìm ông…”

                            Ngày 1/5/2014 sáng lấy xe đi, trưa về anh bảo vệ lại khều vai dẫn đến chỗ kín nói nhỏ bí mật “tụi đến tìm ông xưng là hình sự, ông làm gì mà tụi nó tìm bắt ông vậy, thôi ông hãy trốn đi…”

                            Nói chung là hơi hài hước nhưng để nói sau!
                            ============================================
                            Chiều 1/5/2014 tham gia “Hội thảo Tự do Thông Tin: Gây ý thức và vượt lên sự sợ hãi để thực thi quyền của chính mình” tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.

                            Cuối buổi hội thảo, các tham dự viên bao gồm 10 tổ chia nhau thảo luận với một câu hỏi duy nhất: “Làm thế nào để mỗi công dân Việt Nam có thể thực thi quyền tự do thông tin của mình”

                            Trong phần trao đổi thảo luận, tổ trưởng đưa ý kiến:

                            - Điều 25 hiến pháp hiện hành quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” nhưng muốn biểu tình phải xin phép, muốn lập hội phải xin phép.

                            - Một sinh viên trẻ bày tỏ quan điểm nhiều sinh viên e ngại bàn đến “quyền tự do” vì sợ bị làm khó dễ.

                            - Chi Oanh đưa ý kiến: vì chị có con là SV nên chị có kinh nghiệm cách thuyết phục tuổi trẻ làm theo lương tâm con người nhất là người công giáo.

                            Quan điểm riêng của cá nhân tôi là người dân chỉ làm theo luật chứ không làm theo lệnh và càng không thể làm cam kết bất kỳ điều gì:

                            - Chúng ta phải tìm hiểu biết rỏ quy định pháp luật và chỉ làm theo pháp luật chứ dứt khoát không làm theo (lời) công an. Hiến pháp cho phép công dân biểu tình, trong khi chưa và không có luật biểu tình thì không phải xin phép ai cả.

                            Tôi đã nhiều lần nói thẳng với công an: các anh muốn làm theo lệnh của ai là việc của anh còn tôi chỉ làm theo luật, về việc bắt làm cam kết như cam kết không biểu tình, cam kết không chụp hình đối với tôi càng không thể bởi vì một khi đã vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, không việc gì phải cam kết, cụ thể như “không lẽ người nào cam kết không biểu tình thì không được biểu tình, còn người nào không cam kết thì được à?”

                            Một thí dụ khác như quy định đèn đỏ: dừng, đèn xanh: đi, bắt người ta cam kết đèn xanh không đi thì đứng luôn một chỗ muôn năm à?

                            Tất cả mọi người đều phải "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật"

                            (Tất cả mọi người ở đây là kể cả cán bộ, công an, bộ đội lẫn người dân)
                            Sau đó bắt đầu trở vào phòng nhưng thời gian thuyết trình quá ngắn và tôi thuộc tổ 10 là thuyết trình viên cuối cùng lại còn bị ngắt quãng vì những tràng vỗ tay khích lệ…

                            Cuối cùng tôi chỉ nhắn nhủ với các bạn trẻ là các bạn rất may mắn vì đã sống trong thời đại đa truyền thông, nhà cầm quyền không thể nào bưng bít thông tin và hơn nữa đã có những người đi trước hy sinh như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, nếu như 5 – 3 năm trước chúng ta cùng nhau thảo luận như thế này là bị hốt hết rồi.

                            Cho đến nay các phong trào đấu tranh đã vượt ra qua sự sợ hãi, tuy nhiên vẫn có một số người viện lý do thay đổi sẽ đổ máu. Nhưng không có hạnh phúc nào là miễn phí cả, Thiên An Môn 5.000 sinh mạng không làm sụp đổ TQ, đến Rumania chỉ 800 người đã xóa sổ tên nước CHXHCN Rumania, Tuynisia chỉ khoảng 200 người... Còn ở Việt Nam, tôi dám nói chỉ cần 50 mạng là chế độ này sụp đổ rồi. Và tôi sẵn sàng làm người đầu tiên!

                            Huỳnh Công Thuận

                            Comment


                            • #15
                              ===Dân biểu Lowenthal: Chúng tôi sẽ tranh đấu không ngưng nghỉ cho đến khi toàn dân Việt được tự do===
                              Việt-Long, RFA-2014-05-03

                              DB Liên bang Alan Lowenthal: Nay là thời điểm thiết yếu để tiến bước vì nhân quyền cho Việt Nam-RFA photo
                              Chiều thứ sáu, 2 tháng 5, 2014, Đài Á Châu Tự do tiếp đón dân biểu liên bang Alan Lowenthal, đại diện cử tri khu vực 47 ở California, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình tại đài. Ông là người bảo trợ cho người bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung vừa được trả tự do. Trả lời đài Á Châu Tự do, ông giải thích vì sao đây là thời điểm trọng yếu để tranh đấu cho tự do, dân chủ của người dân Việt Nam trong nước.
                              VIỆT LONG: Cảm tưởng của ông ra sao khi người bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung được trả tự do?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Tôi cảm thấy rất vui lòng khi Trung được trả tự do nhưng thực ra vẫn còn rất nhiều người giống như anh đang ngồi tù một cách bất công, không được xét xử, chỉ vì nói lên ý kiến của mình. Khi tất cả những người như vậy chưa được tự do thì tôi vẫn phải duy trì áp lực thúc đẩy cho việc đó, với tư cách thành viên Ủy hội nhân quyền Tom Lantos của quốc hội Hoa Kỳ. Trung là người mà tôi bảo trợ đầu tiên, và nay tôi đang tiến hành việc bảo trợ một người tù nhân lương tâm thứ nhì ở Việt Nam.
                              VIỆT LONG: Ông nói đang chuẩn bị bảo trợ một người nữa?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Vâng. Chúng tôi đang thảo luận với nhiều người... Tôi là đại diện của đông đảo người Mỹ gốc Việt trong khu vực cử tri 47, cả một vùng rộng lớn của Little Saigon, tôi nói chuyện với nhiều nhà hoạt động trong khu vực này, có đề cập đến một tu sĩ đã bị giam cầm nhiều năm, và sẽ sớm công bố danh tính tù nhân lương tâm thứ nhì được bảo trợ.
                              VIỆT LONG: Trong khu vực cử tri 47 của California, người Mỹ gốc châu Á chiếm 21%, người Mỹ gốc Việt chiếm một phần đáng kể trong tỉ lệ 21% dân Á Châu trên tổng số 723 ngàn công dân Mỹ. Làm sao mà bên cạnh bao nhiêu công việc bận rộn cho toàn thể khu vực, ông có thể có thời gian để lập kế hoạch hoạt động cho vấn đề nhân quyền và dân chủ của người Việt Nam ở trong nước?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Tôi lấy làm vinh dự và cảm thấy có đặc ân được đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở vùng Little Saigon, được lên tiếng tại quốc hội Hoa Kỳ để tranh đấu cho nhân quyền của người Việt Nam. Đó đã là một tiến trình học hỏi tuyệt vời đối với tôi, học hỏi về sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, họ tha thiết muốn người đại diện của họ tại quốc hội lên tiếng về những vụ xâm phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam. Tôi cảm thấy vinh dự được làm điều đó, cũng như làm việc với các vị dân cử Hoa Kỳ trong quốc hội mà đã đi trước tôi trong công việc này, như cùng dân biểu Chris Smith tiến hành nghị quyết quốc hội về nhân quyền Việt Nam, tuy rằng Thượng Viện chưa thông qua nghị quyết đó, do tôi đồng bảo trợ và là người đi hàng đầu thúc đẩy biện pháp ấy. Nay còn có Chủ tịch Ủy ban ngoại giao Hạ viện, dân biểu Ed Royce, nêu ra dự luật cấm vận Việt Nam, mà tôi cũng là người đồng bảo trợ. Như vậy, tôi đã cùng nhiều đồng viện trong quốc hội cùng lên tiếng để nói với Việt Nam rằng họ phải thay đổi hành động; nếu họ muốn có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ thì phải biết kính trọng, tôn quý các công dân của họ, để có những cuộc đối thoại về quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... Tôi hoạt động cho những người mà tôi đại diện bất kể họ chiếm bao nhiêu trong tỉ lệ cử tri, nhưng phải nói 21% cũng là một tỉ lệ khá lớn. Tôi sẽ tiếp tục đi đầu trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam.
                              VIỆT LONG: Nhà nước Việt Nam hiện tỏ ra nhẹ tay với một số người bất đồng chính kiến nhưng dùng bàn tay sắt với những người khác từng hoạt động mạnh mẽ và bị coi là nguy hiểm hơn. Nhà cầm quyền cũng vẫn tiếp tục chiếm đất chiếm nhà của các công dân Việt Nam. Ông nghĩ Hoa Kỳ có thể làm được gì để đưa Hà Nội vào con đường biết chăm lo cho nhân quyền của người dân Việt?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Đây là một thời điểm thiết yếu cho mối quan hệ Mỹ-Việt. Nay là lúc Hoa Kỳ có thể tác động rất nhiều ảnh hưởng. Việt Nam đang muốn phát triển nền kinh tế để thoát khỏi suy trầm cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Muốn thoát suy trầm, Việt Nam cần được tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, để thay đổi chính sách thương mại song phương với Hoa Kỳ, là chính sách đem lại rất nhiều quyền lợi cho Việt Nam. Đây là lúc quốc hội chúng tôi lên tiếng với Việt Nam rằng nếu Việt Nam muốn có một quan hệ thương mại gần gũi tốt đêp hơn với người Mỹ thì bắt buộc phải thay đổi vị trí thứ hạng về nhân quyền, phải cho người dân Việt quyền tự do tiến đến dân chủ, được tự do chỉ trích chính quyền nếu họ muốn. Đó là lý do để chúng tôi chủ trương rằng một trong những phương cách để nói lên điều đó là phải qua đài Á Châu Tự Do. Chúng ta phải gia tăng thời lượng phát thanh trên làn sóng ngắn về Việt Nam trong thời điểm trọng yếu này. Chúng tôi đã nêu dự luật cấm vận Việt Nam do dân biểu Ed Royce khởi xướng, Thượng Viện chưa thông qua nhưng qua đó Việt Nam phải hiểu rằng họ phải hoàn thiện điều kiện nhân quyền trong nước. Việt Nam muốn tăng tiến thương mại, thì Hoa Kỳ cũng muốn một vài điều từ Việt Nam, đó là đồng thời cũng tăng tiến dân chủ, với các quyền tự do ngôn luận, hội họp, vân vân, và chỉ nhờ đài Á Châu Tự Do mà cuộc thảo luận về đề tài nhân quyền mới đến với Việt Nam.
                              VIỆT LONG: Tiện đây xin hỏi ông nghĩ sao về yếu tố Trung Quốc trong quan hệ Việt-Mỹ?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Trung Quốc muốn chiếm hữu biển đảo ở biển Đông, và đó chính là yếu tố khiến Việt Nam cần tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ. Khi Hoa Kỳ muốn một nước có quan hệ gần gũi hơn thì cũng muốn nước đó đừng đàn áp người dân của họ. Nhà nước Việt Nam muốn có độc lập đối với Trung Quốc thì họ không thể đàn áp người dân, từ chối công lý cho người dân Việt. Vì thế nên đây mới là thời điểm trọng yếu nhất cho mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ, là lúc chúng ta cần tiến mạnh lên cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.
                              VIỆT LONG: Sau cùng, ông muốn nói điều gì với người Việt Nam trong và ngoài nước Việt về cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ cho người dân Việt?
                              DÂN BIỂU LOWENTHAL: Tôi muốn nói với mọi người dân Việt là tôi vẫn tiếp tục tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, tự do của họ. Như người Việt nói "Hãy lên tiếng..." thì đây là lúc mọi người Việt cùng đứng lên, cùng nói lên mạnh mẽ tiếng nói cho dân chủ, tự do. Chúng tôi ở xứ sở Hoa Kỳ đều hiểu rằng quý vị bị từ chối những quyền ấy, và chúng tôi sẽ tranh đấu cho quý vị, tranh đấu cho quyền tự do thông tin, tự do báo chí của quý vị nữa. Đó là lý do tôi có mặt ở nơi đây, ủng hộ đài Á Châu Tự Do để quý vị có thể nghe được rằng mọi người đều đang lắng nghe quý vị. Và còn những nhà hoạt động từng lên tiếng vì tự do mà bị bắt giữ, thì chúng tôi sẽ tranh đấu không ngưng nghỉ cho đến khi toàn dân Việt được tự do.

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X