Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kinh nghiệm cho VN từ Ukaraina

Collapse
X

Kinh nghiệm cho VN từ Ukaraina

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kinh nghiệm cho VN từ Ukaraina

    “người dân Hà Nội còn kháo tin về một làn sóng quan chức thủ đô vội vã gom góp của cải để bay ra nước ngoài khi cái tin Yanukovych bị lật đổ được chính thức xác nhận”

    Trong mấy tuần nay, biến cố Ukraina tiếp tục thu hút sự quan tâm đặc biệt của tòan thế giới khi cuộc nổi dậy của người dân Ukraina đã lật đổ nhà độc tài tham nhũng Yanukovych quy lụy xứ đàn anh khổng lồ Liên bang Nga bên cạnh, khiến Điện Kremlin, cũng nhiều thành tích bành trướng như Bắc Kinh, can thiệp quân sự để gọi là “bảo vệ người dân Nga ở lãnh thổ thuộc Ukraina”.

    Bất an

    Qua bài “Cách mạng Ukraine và kịch bản VN”, blogger Phạm Chí Dũng từ Saigòn mô tả rằng “ Khi mùa xuân năm nay ùa về, cơn cuồng phong cực kỳ mau lẹ ập đến Ukraina chắc chắn đã làm nên một ‘Mùa xuân Ả rập’ thứ hai, với chu kỳ ba năm lặp lại. Nếu lịch sử tái hiện, liệu ‘Mùa xuân Ukraina’ có tràn sang Belarus của Lukashenko và nước Nga của Putin hay không ? Và liệu sau ba năm nữa, tức vào năm 2017, liệu một mùa xuân khác có nở hoa trên khu rừng Đông Dương ? Mong nguyện nở hoa đó là có thật”.

    TS Phạm Chí Dũng nhân tiện khẳng định rằng “Ukraine chính là một bài học mới mẻ và có vẻ kỳ diệu nhất cho người dân Việt về một sự thay đổi hết sức chóng vánh, dù phải đổ máu”. Nhận thấy giới lãnh đạo VN hẳn đã “ thấm nhuần” những bài học lịch sự về “sự phân rã đột ngột” của CS Liên Xô, Đông Âu, rồi sự sụp đổ bức tường Berlin hay “cuộc cách mạng êm đềm” ở Tiệp Khắc, TS Phạm Chí Dũng tin chắn rằng não trạng giới lãnh đạo Việt Nam không khỏi trĩu nặng về biến động Ukraine như một cơn “sóng triều cập nhật nhất nhấn sâu hơn hình ảnh con thuyền bươm nát của những chế độ độc tài còn sót lại”.

    Theo TS Phạm Chí Dũng thì “người dân Hà Nội còn kháo tin về một làn sóng quan chức thủ đô vội vã gom góp của nả để bay ra nước ngoài khi cái tin Yanukovych bị lật đổ được chính thức xác nhận”, hay “chuyện ít nhất vài quan chức nào đó đã bị lên huyết áp đến mức phải cấp tốc nhập viện khi lệnh truy nã Yanukovych được ban hành”, hoặc “thái độ trở nên ôn hòa hẳn” của một số quan chức công an VN trước hình ảnh hàng trăm cảnh sát Ukraina quỳ gối xin người dân tha thứ cho việc các đồng nghiệp của họ đã sát hại cả trăm đồng bào biểu tình. Blogger Phạm Chí Dũng không quên mô tả cảnh “ bạn dân” ở VN “đang trong cơn rùng mình chua xót và hổ thẹn về nhận thức lại đối với tương lai của mình” để rồi “ bất an và tự suy ngẫm về đường công danh, mối tư lợi hay số phận bất trắc đính kèm của anh ta, chính vào lúc xảy ra cái chết cực kỳ bất bình thường ngay trong nội bộ ngành: Thượng tướng, thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ”. Sau khi nhắc tới “ cơn chấn động” biểu tình quy mô vừa qua ở xứ Chùa Tháp, TS Phạm Chí Dũng cảnh báo:

    Tương lai đó tất yếu sẽ xảy ra, nếu như các chế độ chính trị cầm quyền ở Đông Dương không tự chuyển mình, hoặc hơn nữa là tự thay máu mình. Quá nhiều bức xúc và phẫn nộ xã hội luôn có thể làm nên một thùng thuốc súng có sức công phá không kém thua những gì đã công hiệu trong lịch sử dày đặc biến loạn của dân tộc Việt. Nhưng khác hẳn với biến động có xu hướng ôn hòa ở châu Âu, thật khó có thể hy vọng kịch bản ở Campuchia và Việt Nam tránh thoát được cơn bạo lực “hồi tố” từ phía người dân, đặc biệt từ những nạn nhân của chế độ.

    Và blogger Phạm Chí Dũng lưu ý, “Hãy nhìn và hãy chiêm nghiệm số phận của Yanukovych: nếu sắp tới, ông ta không thể có chỗ trú thân ở bất cứ nơi nào trên lục địa châu Âu, kể cả Moscow, làm sao những quan chức có bề dày thành tích ngược chiều với các quyền con người ở Việt Nam lại có thể đào thoát khỏi khu vực Đông Dương?”

    Quá nhiều bức xúc và phẫn nộ xã hội luôn có thể làm nên một thùng thuốc súng có sức công phá không kém thua những gì đã công hiệu trong lịch sử dày đặc biến loạn của dân tộc Việt.
    - TS Phạm Chí Dũng
    Trong khi đó, blogger Nguyễn Hưng Quốc từ Úc “Nhìn Ukraina, nghĩ về VN”, đặc biệt quan tâm đến yếu tố địa chính trị trong biến cố Ukraina hiện giờ. GS Nguyễn Hưng Quốc nhấn mạnh:

    Về phương diện địa chính trị, Việt Nam rất giống Ukraine. Cũng chia sẻ một biên giới với một quốc gia lớn và đầy tham vọng: Trung Quốc. Năm 1949, vừa mới giành chính quyền ở lục địa, Trung Quốc đã quyết định giúp đỡ Việt Minh trong chiến tranh chống Pháp không hẳn vì vấn đề ý thức hệ mà chủ yếu là vì yếu tố địa chính trị: Dùng Việt Nam như một hàng rào tốt để phòng thủ ở biên giới phía Nam nước họ. Sau năm 1975, Trung Quốc xúi Khmer Đỏ tấn công Việt Nam cũng vì lý do địa chính trị. Năm 1979, họ tấn công Việt Nam cũng lại vì lý do địa chính trị. Để tự bảo vệ mình, những gì Trung Quốc cần ở Việt Nam, theo ưu tiên là: Một, sự lệ thuộc; hai, nghèo; và ba, độc tài. Mọi nỗ lực phá vỡ ba yếu tố trên đều trở thành một thách thức đối với Trung Quốc. Và mọi thách thức đối với Trung Quốc đều là một thử thách gay gắt đối với Việt Nam.

    Hãy cảnh giác


    Nhà hoạt động chính trị, đồng thời là cựu cảnh sát Abner Afuang chuẩn bị đốt cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước tòa nhà câu lạc bộ báo chí quốc gia tại Manila vào ngày 6 tháng 2 năm 2014. AFP photo
    Blogger Lê Anh Hùng tại Hà Nội đưa ra “lời cảnh báo nóng hổi” từ Ukraina, báo động về “Hiểm họa TQ và bài học từ Tiệp Khắc, Ukraina”. Theo blogger Lê Anh Hùng thì việc Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định đưa quân vào Ukraina để “bảo vệ người dân Nga” khiến nhiều người Việt Nam phải “giật mình” ! Tại sao ? Bởi vì, nhà báo Lê Anh Hùng nhấn mạnh, “Trung Quốc cũng hoàn toàn có thể làm điều tương tự với Việt Nam”.

    Về nguy cơ này, blogger Phạm Đình Trọng lưu ý:

    Đây là điều mà tất cả các nước lớn muốn xâm lược nước nhỏ đều viện cớ như vậy. Thí dụ như nhà Minh đưa quân sang đánh VN, hay nhà Thanh sang VN cũng viện cớ là do yêu cầu của nhà Lê – luận điệu của những kẻ xâm lược. Hoàn cảnh của Ukraina và hòan cảnh của VN rất tương tự bởi vì lịch sử cho thấy người Nga ở Ukraina cũng như người TQ ở VN có hòan cảnh tương tự như thế. Việc Nga mà đưa quân sang Ukraina như hiện nay thì hành động này, lịch sử cho thấy đã có nhiều tiền lệ rồi. Nhưng vấn đề là, liên quan trường hợp VN, những người lãnh đạo CS không học thuộc lịch sử, cho nên họ vẫn coi thường nguy cơ này !

    Qua bài “ Hiểm họa TQ và bài học Tiệp Khắc, Ukraina”, nhà báo Lê Anh Hùng báo động về “ những đội quan trá hình TQ”, cùng “cơ sở kinh tế” của họ trên quê hương VN hiện nay, sẽ là “lý do chính đáng” để Trung Nam Hải kiếm cớ lại xua quân nhằm “ bảo vệ người Hoa và cơ sở kinh tế TQ” một khi chiến cuộc nổ ra, chẳng hạn như tại biển Đông ! Blogger Lê Anh Hùng phân tích với những bằng chứng cụ thể đáng ngại:

    Trên Biển Đông, cửa ngõ của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21, Bắc Kinh vẫn kiên trì với yêu sách chủ quyền chiếm tới 80% diện tích toàn bộ vùng biển. Họ đang âm mưu lấn chiếm các hòn đảo mà Việt Nam nắm giữ ở Trường Sa, và đã nhiều lần đe doạ tấn công quân sự để độc chiếm quần đảo này, từ đó khống chế hoàn toàn Biển Đông.

    Hoàn cảnh của Ukraina và hòan cảnh của VN rất tương tự bởi vì lịch sử cho thấy người Nga ở Ukraina cũng như người TQ ở VN có hòan cảnh tương tự như thế.
    - Blogger Phạm Đình Trọng
    Trên đất liền, nhờ sự “đạo diễn” của ngài Phó Thủ tướng Tàu Hoàng Trung Hải mà trong những năm qua, thông qua các dự án kinh tế với nhiều hình thức khác nhau, người Trung Quốc đã “lập xóm, lập phố” ở nhiều địa phương trên khắp dải đất hình chữ S này, từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Đặc biệt, nhờ tài “phù phép” của ngài PTT Tàu này mà Trung Quốc hiện đã và đang chiếm lĩnh được những vị trí hiểm yếu về an ninh - quốc phòng ở Việt Nam…

    Cũng về hiểm họa phương Bắc, MS Nguyễn Trung Tôn nhận xét:

    Vấn đề TQ lấy cớ bảo vệ công dân họ để đem quân sang đánh chiếm VN nhằm thực hiện mưu đồ của họ đã có từ hàng nghìn năm trước. Đây là mối hiểm họa rất cận kề đối với người dân Việt. Cảnh tượng hiện đang diễn ra tại Ukraina cũng rất có thể sẽ xảy ra ở VN trong tương lai. Là người VN, chúng tôi rất lo lắng cho vận mệnh của đất nước, nhưng cũng thấy rất xấu hỗ và đau lòng khi mà những nhà lãnh đạo CSVN rất ủng hộ việc Nga đưa quân sang đánh chiếm đất nước Ukraina. Tức vấn đề này cũng thể hiện cái thái độ là những nhà lãnh đạo của đảng CSVN cũng sẵn sàng theo tấm gương Lê Chiêu Thống - khi đất nước VN có biến cố thì chắc chắn họ cũng theo chiêu bài của Lê Chiêu Thống trước đây để rồi rước giặc Tàu trở về xâm lược VN.

    Trong khi MS Nguyễn Trung Tôn thấy “xấu hỗ và đau lòng” về thái độ của những nhà lãnh đạo VN như vậy, thì blogger Cánh Cò cũng “tức giận” và “ đầy nỗi bất an” khi mở đầu bài blog “Chém gió hay chém Người ?”:

    Tôi đọc bài viết của Thiếu tướng Lê Văn Cương bàn về chính sự Ukraine mà cảm thấy băn khoăn không biết mình chậm hiểu hay có một lý do gì đó khiến cả buổi chiều đầy nỗi bất an…

    Theo blogger Cánh Cò, dù cảm kích trước những bài liên quan vấn đề Biển Đông và TQ của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược của Bộ Công an VN, nhưng blogger Cánh Cò không khỏi “ hụt hẫng, bực tức” và gần như thấy mình “bị phản bội” khi đọc bài của tướng Cương tựa đề “Tuyên bố của Obama và phương Tây chỉ là ‘chém gió’ ” đăng trên tờ Dân Việt cũng của tướng Lê Văn Cương. Qua đó, “Từ Trung Quốc ông lấn sang Nga đầy tự tin”, cho rằng việc Tổng thống Putin tiến quân vào Crimea là “một việc làm đúng đắn và hợp lẽ thường”; và “chúng ta phải hiểu rằng, mục đích của Nga khi triển khai quân là bảo vệ lợi ích của Nga, bao gồm về con người, kinh tế và an ninh quốc phòng, đặc biệt là căn cứ hải quân ở Sevastopol.” Blogger Cánh Cò phản ứng:

    Xin được hỏi ông, một quốc gia vì lợi ích của mình mà mang quân vào nước khác một cách ngang nhiên với chiêu bài bảo vệ lợi ích thì thế giới này đang ở vào thế kỷ nào? Cái lợi ích ấy nếu có, chỉ giá trị khi không vi phạm vào chủ quyền lãnh thổ hay quyền lợi chính đáng được quốc tế công nhận của một quốc gia khác. Ngoài ra, mọi chống chế ngụy biện đều vô ích trước công luận quốc tế.

    Ngòai chuyện đưa quân để bảo vệ “ lợi ích của Nga”, tướng Cương còn lập luận rằng việc Mascơva điều quân vào Crimea để “cảnh báo chính quyền Kiev” và “gieo lòng tin cho những người dân Nga ở Ukraina”. Lý lẽ đó khiến blogger Cánh Cò “ hụt hẫng”:

    Điều mà ông gọi là cảnh báo chính quyền Kiev làm tôi đau lòng không thể tả. Đâu đó cái câu “dạy cho Việt Nam một bài học” lại vang vang trong óc tôi khi Trung Quốc cũng kéo quân sang biên giới cảnh báo Việt Nam. Còn gieo lòng tin vào người dân nói tiếng Nga thì rất trùng hợp với lòng tin của nạn kiều nói tiếng Hoa vào thập niên 80 sau chiến tranh biên giới.

    Lập luận của tướng Cương về “Tình hình thực tế cho thấy rằng bài tóan kinh tế của Ukraina gắn chặt với Nga như ‘anh em sinh đôi’ ” khiến Cánh Cò liên tưởng tới chuyện “ VN-TQ là ‘anh em sinh đôi’ ” để rồi “ VN nợ TQ trong các dự án, bị nhập siêu hàng năm đã trở thành cái thước đo lòng trung thành của VN đối với mẫu quốc phương Bắc”.

    Về nhận xét của tướng Cương rằng “Còn việc quân đội Nga vẫn cứ hiện diện ở Crimea là chuyện hoàn toàn bình thường vì họ có quyền đó. Theo một Hiệp ước họ đã ký với Ukraina thì sự hiện diện này là hợp pháp cho đến khi thời hạn ký kết thúc vào năm 2042”, blogger Cánh Cò thắc mắc:

    Cái hiệp ước mà ông nói là Nga đã ký với Ukraine có tương tự với hiệp ước bí mật Hội nghị Thành Đô của Việt Nam với Trung Quốc hay không, thưa ông? Và nếu sự thật đúng như vậy thì còn gì phải bàn cãi khi Trung Quốc tiến vào Việt Nam, ở lại hợp pháp và bình thường cho đến cái thời hạn mà không một người dân Việt Nam nào biết?


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X