Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

Collapse
X

Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc Hành Quân Lam Sơn 719

    Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
    Hành Quân Lam Sơn 719

    MX Kiều Công Cự



    Khởi đi từ một email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết. Nhưng những người trong cuộc, cùng trang lứa với cụ thì cảm động lắm, có người rơi nước mắt.

    Đúng vậy, hồi đó, khoảng 47 năm về trước, có một anh chàng trẻ tuổi, tên Nguyễn Văn Niêm, có cái nick name là “Niêm tóc đỏ”, quê tận Ba Tri, Bến Tre, từ giã xứ dừa lên Cao Nguyên Lâm Viên, vào tận ngọn đồi 1515 để đăng lính. Sau hai năm ca bài “Ta đoàn Sinh Viên Võ bị VN..” nhuần nhuyễn, được sư phụ cho xuống núi. Cũng cái tính ham đất lạ đường xa, nên hăng hái đầu quân vào Sư Đoàn Giới Tuyến, rồi miệt mài chiến trận và bây giờ retired nhàn nhã, nhớ lại chiến trường xưa, lần đổ quân vào tận Tchepone trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Việt Cộng chẳng làm gì được ta mà bị anh chàng “đồng minh”, đổ lửa lên đầu. Cụ kể lại rằng:

    _ Thiếu tá Huỳnh Bá An, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 2, Sư đoàn 1, chỉ huy Đại Đội 2 của Tr/U Nguyễn Văn Niệm và ĐĐ1 của Đ/U Triển trực thăng vận đợt đầu xuống bãi đáp Sophia, cách Tchepone 4 cây số về phía Tây Nam.

    Cánh A của Tiểu đoàn trưởng Th/tá Lê Văn Định gồm ĐĐ Chỉ huy + ĐĐ3 Tr/U Lê Châu Nghiêm ( G22 ) + ĐĐ4 ( Tr/U Phước) đổ tiếp theo sau đó.
    Sau không biết mấy phi tuần B52, chúng tôi được bốc lên khoảng 30 trực thăng UH, từ trên máy bay nhìn xuống đoạn đường từ biên giới tới Tchepone, không biết bao nhiêu là hố bom đỏ như màu đất đỏ ấp Thái Phiên, phải nói là trùng trùng điệp điệp như cái rổ sảo khổng lồ, đạn phòng không của địch quân bắn lên đan tréo đỏ cả bầu trời, tôi thấy cái chết rình rập có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không biết những chiến hữu của tôi có xin ơn trên cứu độ kkông, tôi không biết, riêng tôi thấy khiếp quá nên cứ niệm Phật liên hồi. Hình như là 4 chiếc trực thăng võ trang Cobra nhào xuống bắn bấy nhầy bãi đáp Sophia rôì chúng tôi nhảy xuống từ độ cao khoảng hơn 1m giữa vùng cát bụi mịt mùng. Đại đội tôi bung rộng ra và chiếm cao điểm 768, ĐĐ3 của Đ/U Triển bung rộng về phía sông Xê Pôn. Tr/ Tá Vĩnh Giác (K16 ĐL ) Trung Đoàn Phó vào hệ thống nội bộ của tôi theo dõi, nghe báo chiếm được đồi 768 thì ông cho lệnh bốc ngay cánh A của TĐ.

    Ngay lúc đó, bất ngờ một phi tuần của không lực Mỹ thả một quả bom Napalm xuống ngay trên đầu đại đội của tôi. Tôi, anh An và khoảng 30 anh em khác bị đốt cháy, lăn lộn, quần áo cháy tả tơi, phỏng phù lên cùng mình, chúng tôi được băng bó tạm thời và có lịnh chờ trực thăng đổ quân bốc về Khe Sanh rồi tiếp tục tản thương bốc về bịnh viện dã chiến Mỹ tại căn cứ Ái Tử .

    Trong khi chờ bốc về Khe Sanh thì một thảm nạn nữa xảy ra trong đợt đổ quân tiếp theo. Tôi thấy 1chiếc trực thăng chở cánh A bị trúng đạn phòng không của địch, bốc cháy nhào đầu xuống cuối bãi đáp. Sau mới biết đó là chiếc UH chở Th/Tá Tiểu đoàn trưởng. Anh Định, Ban Tham mưu và phi hành đoàn Mỹ chết hết. Tất cả đều được lấy xác mang về. Tôi chỉ biết tới đó thôi, cho đến khi được đưa lên trực thăng tản thương. Sau thời gian chửa trị, tôi xuất viện, và lần này được người bạn cùng khóa, cùng đại đội (Bùi Quý – G22) hoán đổi. Tôi về SĐ7/BB, chiến đấu ngay trên phần đất quê hương mình, không biết vui hay buồn, nhưng ở đâu cũng đều chiến đấu cho đất nước tôi.

    ***
    Đó là thời điểm quyết liệt nhất và cũng là mục tiêu sau cùng hiểm hóc nhất, tàn bạo nhất của cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719, xảy ra từ ngày 8/2 và chấm dứt ngày 6/4/1971 với biết bao xương máu của người Việt trên 2 miền đất nước.

    Cuộc hành quân được xác định thời gian rõ ràng, qua 4 giai đoạn, với mục đích là phá hủy những kho tàng tiếp liệu và cắt đứt những con đường tiếp vận của Cộng sản Bắc việt (CSBV) tại căn cứ 604 (Tchepone) và căn cứ 611 (Tây Nam Khe Sanh, bên kia biên giới Lào). Thành phần tham dự được phân nhiệm như sau :
    - SĐ1/BB: Gồm có Trung Đoàn 1 và 3, mở những cuộc hành quân tảo thanh căn cứ 611 và tiến song song về Tchepone. Trung Đoàn 2 trừ bị ở phía Nam vùng phi quân sự, Trung Đoàn 54 bảo vệ phía Tây thành phố Huế.
    - SĐ/Dù: Gồm Lữ đoàn 1 (TĐ1+8+9 + ĐĐ1TS) phối hợp với Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh (Thiết đoàn 11 và Thiết đoàn 17) tiến vào Bản Đông, vừa sửa chữa con đường số 9 vừa thiết lập căn cứ A Lưới. Lữ đoàn 3 (TĐ 2 + 3 + 6 + ĐĐ3TS) thiết lập căn cứ 30 và 31 phía Bắc và Đông Bắc A Lưới). Lữ đoàn 2 (TĐ5 +7 + 11 + ĐĐ2TS) túc trực tại Làng Vei, sẵn sàng tiến chiếm Tchepone khi các căn cứ phía Bắc và Nam đường 9 đã ổn định.
    - SĐ/TQLC: trừ bị cho Quân đoàn I
    - Liên đoàn 1/BĐQ: gồm BCH/LĐ và TĐ37 tại căn cứ Phú Lộc, hai TĐ39 và 21 được trực thăng vận vào 2 căn cứ BĐQ Bắc và BĐQ Nam, bảo vệ an ninh và làm tiền đồn phía Bắc.
    - Quân đoàn 24/ HK: thiết lập và yểm trợ toàn bộ hỏa lực, chuyển quân, tiếp tế, tản thương cho cuộc HQ. Tuy nhiên các Cố vấn Mỹ của các đơn vị tham chiến không được phép bước vào lãnh thổ Lào.

    Trong giai đoạn đầu của cuộc hành quân, ta hãy đọc một Email của Võ Văn Đức (B22) có nick name là Đức Cồ, kể lại cuộc chuyển quân đầu tiên. Hai TĐ1 và 8 Dù cùng với hai Thiết đoàn 11 và 17, vượt biên giới tiến dọc theo đường số 9 về bản Đông. Hai ngày sau, các đơn vị này bắt tay được với TĐ9 Dù đã được trực thăng vận vào thiết lập CCHL A Lưới (10/2/71) :

    Các bạn thân mến.
    Tôi muốn quên hết những trận chiến đẫm máu của đồng đội và kẻ thù trên chiến trường năm xưa, dồn nổ lực góp phần nhỏ nhoi còn lại của đời mình tại hải ngoại vào cuộc đấu tranh chung với toàn dân chống lại và lật đổ bọn csvn buôn dân bán nước. Nhưng theo lời kêu gọi một số bạn K22 và đặc biệt đọc lại vài đoạn hồi ký của các bạn NIÊM, ÚT, NHÂN, CỰ, NHẠC về Lam Sơn 719 HẠ LÀO tôi cảm thấy mùi thuốc súng bốc lên và nhớ lại chiến trường xưa ngày nào....

    ...Riêng trận HẠ LÀO tôi có vài kỷ niệm buồn vui kể lại để chia sẻ đóng góp cùng với các bạn. Trước hết tôi cám ơn bạn NHẠC đã còn nhớ nhiều chi tiết về cuộc hành quân này và đã làm sáng tỏ lời kể của NIÊM tóc đỏ cũng như cho tôi những địa danh mà tôi đã quên. Tiểu đoàn 1 ND có thiết giáp tăng cường vượt biên giới LÀO VIỆT theo quốc lộ 9 hành quân vùng BẢN ĐÔNG tiến đến căn cứ A LƯỚI (tên gọi trên phóng đồ). Đại đội 14 tao ngộ chiến với địch giết chết sư đoàn trưởng tên VŨ XUÂN RỤC tư lệnh vùng . Lấy được quyển nhật ký trên người của y và chúng ta cũng biết được ý định hành quân của địch. Chúng rút hết lực lương để chúng ta vào sâu trong nội địa Lào rồi khóa đít đánh bọc hậu. ĐĐ11 của tôi di chuyển với thiết giáp của bạn Trần Cảnh A22 mặt đỏ vào sâu khoảng 10 km, chúng tôi gặp một dãy đồi chắn ngang, tôi cho hành quân lục soát tìm thấy rất nhiều giao thông hào hầm hố chằng chịt. Tôi báo cáo và được lệnh đóng quân tại chỗ. Tối hôm ấy địch điều quân tấn công. Chúng tấn công nhiều đợt nhưng bị đẩy lui và bỏ lại khoảng 30 xác chết. Trong trận này ĐĐ tôi tổn thất nhẹ, có lẽ nhờ CẢNH yểm trợ hỏa lực cạnh sườn đồi rất hiệu quả (không biết tôi nói có đúng không nhờ CẢNH lên tiếng). Sau đó ĐĐ tôi tiếp tục mở đường về hướng Tây núi đồi rậm rạp (sau này được thiết lập căn cứ hỏa lực gọi là A LƯỚI như đã nói trên). Đơn vị tôi di chuyển được vài cây số thì gặp một con suối sâu có nước cạn, bên kia con suối địch đào hầm hố còn mới tinh và có dấu vết rút về hướng Bắc. Tôi tưởng tượng nếu địch còn đóng quân chắn chắn ĐĐ tôi phải trả giá rất nặng nề mới qua được bờ suối bên kia. Cũng chính chỗ này, lúc rút quân Th/tá Nguyễn Xuân Phan TĐT/ TĐ1ND đã bị VC phục kích bằng B40 trúng thùng xăng bốc cháy, Đ/U Nguyễn Văn Triệu (K19) ĐĐT/ĐĐ/CH. Th/tá Phan bị phỏng nặng không qua khỏi còn NT Triệu thì bị co các ngón tay, mà NT NHỎ K19 ban 3 TĐ gọi đùa là “Triệu Cháy”. Từ đây ĐĐ tôi di chuyển về hướng Bắc sát nhập với TĐ hành quân lục soát, tôi và CẢNH chia tay từ đó.

    Tiểu đoàn vào căn cứ của địch và chạm địch ác liệt trên nhiều ngọn đồi và bị cầm chân nhiều ngày.Có một quả đồi, mặc dù đã sử dụng nhiều trăm quả pháo binh đồi đã bị cháy nhưng địch vẫn cố bám. ĐĐ tôi bị tổn thất sau nhiều đợt tấn công, cuối cùng tôi quyết định chọn một tiểu đội gồm các quân nhân xuất sắc tấn chiếm mục tiêu do tôi trực tiếp chỉ huy. Tiểu đội chia làm 2 cánh dưới chân đồi bò lên bắn yểm trợ không cho địch ngóc đầu ra khỏi hầm, riêng tôi ném 3 nón sắt lựu đạn khoảng 30 quả vào các hầm của địch quân, có nhiều quả lọt vào hầm, VC bị thương bỏ lại nhiều súng các loại và nhiều vết máu rút chạy về phía bên kia chân đồi.Trong lúc tôi ném lựu đạn M26 thì địch cũng ném nhiều lựu đạn chày về phía chúng tôi. Chúng tôi phải lăn lộn tránh né, anh mang máy cho tôi không may bị một mảnh xuyên tim và hy sinh tại chỗ.

    Chuyện tôi tả giống như trong ciné nhưng là sự thật. Việc này có lẽ TĐT, NT Nhỏ, NT Triệu bên kia đồi cũng nhìn thấy rõ. TĐ trừ di chuyển qua đóng quân đêm trên ngọn đồi này. Sáng hôm sau VC lại tấn công chúng tôi như mưa bằng súng thượng liên, B40, B41 từ dưới chân đồi. Một quả B40 rơi cách tôi 3 mét không nổ, nếu nổ thì không biết tôi sẽ ra sao vì lúc ấy đang ở ngoài tuyến với anh em binh sĩ. Chiều hôm sau TĐ được tiếp tế lương thực và đạn dược. TĐ bị pháo kích, tôi và nhiều anh em bị thương. Sáng hôm sau bác sĩ tiểu đoàn khâu hai vết thương sau lưng của tôi tại chỗ. Ngày kế tiếp tôi cảm thấy đau đớn khó chịu và xin tản thương.

    Trong thời gian này một sự kiện quan trọng không ngờ đã xẩy ra đối với Sư đoàn ND là căn cứ hỏa lực 31 của LĐ3 Dù, bị địch tràn ngập với hỏa tiễn, xe tăng và bộ binh. Đại tá THỌ bi bắt và Đ/U ĐƯƠNG Pháo đội trưởng tự vận không để địch bắt. NHẬT TRƯỜNG Trần Thiện Thanh thương tiếc anh đã viết bài “ANH KHÔNG CHẾT ĐÂU ANH, người anh hùng mũ đỏ tên ĐƯƠNG….”

    Trở về đơn vị cũ trong chiến trường HẠ LÀO với nỗi xót xa. Trước khi về TĐ1 dù, tôi được trực thăng thả xuống căn cứ hỏa lực A LƯỚI và cũng là BCH LĐ1 Dù. Căn cứ bị pháo kích tan tành, khói lửa vẫn còn âm ỉ và thỉnh thoảng VC gởi vài quả 130 hoặc hỏa tiễn làm quà. Có vài khẩu pháo binh vẫn còn nằm trơ gọng trên đồi, tôi vào BCH/ pháo đội nghe được tiếng nói của DŨNG TÂY LAI tiền sát viên từ mặt trận gọi về và sau đó vài ngày thì nghe nói DŨNG bị thương rồi bỏ xác tại chiến trường. LĐ báo với TĐ1 cho người đón tôi, B3 TĐ bảo đến điểm hẹn sẽ gặp bạn, nhưng chẳng thấy ai. Từ LĐ đến TĐ khoảng chừng 2 cây số đường hoang vắng đầy hầm hố, vài chiếc trực thăng hư hỏng với hàm răng cá mập nằm chơ vơ chắc là của người bạn HOA KỲ. Tôi balô trên vai và khẩu COLT54 cầm tay lầm lủi tiến bước về TĐ. Lòng dặn lòng nếu xui gặp mấy thằng vc giữa đường thì chơi luôn chứ không để chúng bắt.

    Đến BCH/TĐ trình diện và TĐT cho giữ chức vụ “TƯ LỆNH KHÔNG QUÂN”. Nằm suy nghĩ: BUỒN và ngán ngẩm TÌNH ĐỜI, rồi tự an ủi mình bằng câu chuyện TÁI ÔNG MẤT NGỰA. Tôi lang thang gặp HOÀNG CƠ THỤY HẠNH (con của Ông Hoàng Cơ Thụy đại sứ tại LÀO) vừa về đơn vị sau khi nghỉ phép thường niên thăm gia đình tại VIENTIANE. Hạnh cho tôi biết tin DŨNG đã bị thương rồi tử thương và không lấy được xác. HẠNH, DŨNG, NGÀ, HẢI và tôi thường đi chơi với nhau lúc đơn vị trở về hậu cứ SAIGON cho nên rất thân tình.

    Sau đó mấy ngày thì TĐ được lệnh tùng thiết rút quân qua con đường căn cứ hỏa lực A LƯỚI trở về hướng đông trên QL9 và dừng lại bên con suối cạn mà tôi đã đề cập lúc tiến quân vào. VC phát giác việc rút quân và pháo kích dữ dội. Đoàn xe đang dừng trên bờ suối, đột nhiên chiếc xe M113 chở Th/tá PHAN và Đ/u TRIỆU lao về phía suối thì tôi nghe tiếng súng AK, B40, B41 nổ, biết rằng bị phục kích tôi bảo tài xế xe tôi đang chạy theo dừng lại và tôi phóng xuống xe, đồng thời kêu chiếc xe M113 có HẠNH chạy trước tôi stop, nhưng đã quá muộn, xe bị trúng đạn B40, lao vào hố bom B52 và bốc cháy. Chiếc xe cùa TT Phan và Đ/u TRIỆU tuy bị B40 nhưng vẫn thoát được về phía bên kia bờ và hậu quả như tôi đã kể trên, TT PHAN phỏng nặng qua đời, NT TRIỆU bị phỏng nhẹ ở mặt và hai bàn tay. Sau khi thanh toán ổ phục kich của địch, tôi cố gắng tìm xác HẠNH nhưng không thấy. TĐ1ND, Thiết Giáp,cùng toàn bộ Sư Đoàn Dù tiếp tục rút qua biên giới LÀO VIỆT.

    Trên đường rút quân, địch phục kích nhiều chốt trên QL9 gần con sông Lao Bão, nhưng đoàn quân mở con đường khác trở về ĐÔNG HÀ. Qua khỏi vùng Lao Bão đổ nát hoang tàn, VC phục kích một lần nữa trên đường 9 đánh đoàn quân thiết giáp bộ binh MỸ đang mở đường cho đoàn quân VN rút quân. Tôi thấy nhiều binh sĩ MỸ tử thương còn nằm rãi rác bên lề đường. Các binh sĩ Mỹ trên các chiếc M113 đang nhả đạn về phía địch và các trực thăng võ trang cũng đang khai hỏa để yểm trợ đoàn xe thiết vận xa VN chở đầy binh sĩ vượt qua. Tôi xúc động vô cùng trước sự hy sinh của họ.

    Xin cám ơn những người bạn MỸ. ĐÔNG HÀ mây mù gió lạnh, những người lính Dù buồn vui lẫn lộn, vui vì còn sống được trở về và buồn vì nhớ đến những đồng đội và bạn bè đã vĩnh viễn ra đi. Nơi đây tôi được chuyển sang TĐ8 Dù, làm ĐĐT /ĐĐ83. Môt năm sau, tình cờ tôi được chuyển về PHÒNG 3 BTL/SĐ chứ không có chạy chọt gì cả.Tôi hoán đổi với Tr/u VĂN, có quen biết với Th tá /Đào Thiện Tuyển (K14) TĐP, anh ta muốn về ĐĐ cho có chức vụ để lên Đ/U và không may cho anh đã hy sinh trong trận AN LỘC. Một lần nữa vì cảm thấy không khí P3 HQ không thích hợp, tôi tình nguyện ra ĐĐ1 Trinh sát trong lúc mặt trận QUẢNG TRỊ đang sôi động và cuối cùng là Tiểu đoàn/TĐ18 ND tân lập đánh trận cuối cùng tại ngã tư BẢY HIỀN Sài Gòn vào ngày 30/4/1975. Đời lính Dù của tôi là thế.

    Để tiện việc theo dõi toàn bộ cuộc HQ/LS719, tôi, KCC đã thực hiện một phóng đồ dựa theo phần nào dữ kiện những bài viết của các Bạn K22 :



    Cũng trong một Email khác có sự tham dự của một người bạn K22, Binh chủng Thiết Giáp thuộc Lữ Đoàn 1 Kỵ binh dưới sự chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Trọng Luật :

    “Tôi là TRẦN CẢNH (A22), thuộc binh chủng Thiết Giáp, nguyên Chi đoàn trưởng Chi đoàn 2/17 Thiết kỵ, Thiết đoàn 17 kỵ binh. Hưởng ứng đề nghị của vài bạn kể lại kỷ niệm bản thân về trận Hạ Lào - Hành quân Lam Sơn 719 , tôi xin sơ lược ít điều để cùng ôn lại những “oai hùng lẫn khắc khoải” của lớp thanh niên nói chung, của Khoá 22 chúng ta nói riêng, bỏ hết thời trai cho tự do của quê hương, cho sinh tồn của Dân tộc.

    Sau ngày mãn khoá, tôi “may mắn” được bổ sung về Thiết đoàn 17 Kỵ Binh, trực thuộc Lữ Đoàn I Kỵ Binh, trách nhiệm vùng I chiến thuật, trong vai trò tổng trừ bị, đơn vị tôi, ngoài những cuộc hành quân tảo thanh bình định, được tăng phái cho các tiểu khu thường được đặt dưới quyền điều động của Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân …nhờ đó , tôi được có mặt hầu hết các trận chiến nặng nề của vùng hoả tuyến , trong đó có trận Hạ Lào, Lam Sơn 719, tăng phái cho Sư đoàn Nhảy Dù, tiến vào đất Lào theo trục quốc lộ 9 .

    Tháng 5/1970, đơn vị đầu tiên của tôi là Chi đoàn 3/17 Thiết kỵ đồn trú tại Cẩm Hà, Hội An, với chức vụ Chi đội trưởng, Chi đội 2, thường hành quân tảo thanh bình định vùng Quế Sơn, Đại lộc, Duy Xuyên, Hiếu Đức, Thăng Bình..vv..thuộc tỉnh Quảng Nam. Thời gian nầy vài lần hành quân chung với các bạn Lê Khả Trính (G22), Lê Tấn Đức (C22), thuộc tiểu đoàn 37 hoặc 21/ BĐQ. Lê Khả Trính tử trận 1970 trong cuộc hành quân Dương Sơn 3 tại quận Thăng Bình, Quảng Tín. Lê Tấn Đức tử trận tại Quảng Trị khoảng năm 1972 -1973 (?). Chỉ vài tháng sau, tháng 11/70, Chi đoàn 2/17 TK đồn trú tại Yến Nê, Đà Nẵng cần một Sĩ quan Chi đoàn phó nên tôi đã được bổ nhiệm vào chức vụ nầy , dù đang là thiếu úy , trong khi có vài trung úy đang “lông ngông” phụ tá các ban tham mưu thiết đoàn. Do vậy, tôi tham dự hành quân Lam Sơn 719 trong chức vụ Chi đoàn phó Chi đoàn 2/17 TK.

    Chi đoàn 2/17 Thiết kỵ có lệnh rời vùng đang hành quân, tăng phái cho chi khu Hiếu Đức Quảng Nam, khi không khí tết Nguyên Đán như còn vương trên những hàng me cằn cổi, những ngọn đồi trọc, những đường thông thủy lúp xúp từng đám cây gai chằng chịt …cách quận lỵ Hiếu Đức 6 cây số về hướng Tây .

    Gom “con cái” về hậu cứ (Yến Nê, Đà Nẵng), có một ngày chuẩn bị, mọi M113 đầy xăng, mọi loại súng đầy đạn, mọi người lính đầy lương thực …ngoài ra, 2 xe Cargo M548, 2 GMC, 2 Dogde cơ hữu chất đầy xăng và đạn …như một “đơn vị di cư”, sẵn sàng lên đường khi có lệnh. Khởi hành đi Quảng Trị lúc 10 giờ đêm, cứ chạy 4 tiếng, nghỉ 1/2 tiếng giải lao và kiểm soát máy móc, đến Đông Hà vào một chiều mưa phùn vừa lạnh vừa buồn.

    Sau vài ngày, vừa để tránh “lính phá phách” dân chúng, vừa để đánh lạc hướng địch, Chi đoàn 2/17 TK được lệnh hành quân lục soát vùng đồi trọc cách khoảng 5 - 6 Km phía Bắc thị xã Đông Hà –vô sự. Lệnh trở về bố trí dọc QL9 khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu. Riêng ngành TG, đơn vị tôi hành quân trong khuôn khổ Lữ đoàn I kỵ binh, gồm cả các chi đoàn tăng phái của Thiết đoàn 11 Kỵ binh ( trực thuộc Sư Đoàn 1BB) và Thiết đoàn 4 Kỵ binh (trực thuộc Sư đoàn 2 BB), đi chung với các tiểu đoàn 1Dù, cứ “theo thầy” trên QL9 thôi.

    Vượt điểm móc biên giới Lào-Việt khoảng 3 giờ chiều ngày hôm sau, có tấm bảng nhỏ bằng ván ép ghi 2 dòng chữ Việt và Mỹ: QUÂN NHÂN HOA KỲ KHÔNG ĐƯỢC VƯỢT QUA RANH GIỚI NẦY , “Thằng” Th/Sĩ Mỹ cố vấn (không nhớ tên) trên xe tôi, đã có lệnh trước nên nhanh chóng ôm ba lô nhảy khỏi chiếc Thiết vận Xa chỉ huy, ném lại cho tôi 2 cây pallmall, cười: bye, good luck! và được một xe quân cảnh Mỹ chở về .

    Ghi chú: Mỗi chi đoàn Thiết Kỵ hoặc Chiến Xa có 2 cố vấn Mỹ, 1 Sĩ quan (thường cấp đại úy) khi hành quân đi chung TVX chỉ huy với vị Chi đoàn trưởng, 1 Hạ sĩ quan (thường trung sĩ hoặc thượng sĩ ) khi hành quân đi chung TVX chỉ huy với vị Chi đoàn phó.

    Qua khỏi Căn cứ A Lưới (đang thiết lập) trên phóng đồ hành quân, cánh TG do thiết đoàn 17/KB (Trung Tá Nguyễn Xuân Dung) dẩn đầu, bắt đầu rẽ phải tại một ngã 3 đất đỏ trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, cùng với tiểu đoàn 8 Dù (hình như vậy)) tiến theo hướng Bắc- Tây Bắc. Có lẽ địch có kế hoạch nhử ta vào sâu trong đất Lào, với vùng chiến trường đã được chúng chuẩn bị trước, nên mấy ngày đầu bình yên, dù chiến xa M41 và M113 rất khó khăn nguy hiểm để vượt qua những đường đất nhỏ hẹp khúc khủyu, độc đạo, một bên là núi cao rậm rạp, một bên là vực sâu thăm thẳm. Với địa thế như vậy, xạ trường cho TG hoàn toàn bị giới hạn, lại thêm chiến trường lạ, chúng ta nhận rõ ưu thế chủ động và yếu tố bất ngờ hoàn toàn thuộc về đối phương. Để cảnh giác đối phó, cánh quân tiến tới với chiến thuật: Nhảy Dù tùng thiết lục soát cách đường vài chục mét, phía bờ cao, luôn đi trước Thiết Giáp từ 50 đến 100 mét và TG chỉ tác xạ khi có lệnh của đơn vị Dù .

    Khoảng 5 ngày, bắt đầu có những ổ phục kích bắn tỉa của Việt Cộng, phe ta không có thiệt hại gì , phe địch cũng chỉ quậy phá rồi “chém vè”. Lần chạm địch đầu tiên tại một ngọn đồi (có lẽ là trận do bạn Đức cồ đã nói), Chi đoàn 2/17 TK cùng một đại đội Dù tấn công chiếm mục tiêu khá dễ dàng, địch chỉ bắn trả lúc đầu rồi rút chạy, đó là một kho đạn, rất nhiều vỏ đạn đồng 122 ly còn mới, một số súng AK, đạn B40, B41 ..vv..Có lệnh phá huỷ rồi tiếp tục tiến quân. Mấy ngày sau, dù không chạm súng, nhưng không hiểu sao địch đã bỏ lại bên đường một CX T54 vẫn còn trong tình trạng tốt, bên trong còn cả những áo giáp của Liên Sô, những thùng lương khô của Trung Quốc, tôi nghe nói lệnh thượng cấp cho kéo về Khe Sanh, nhưng với tình hình chiến trường sau đó, không biết lệnh nầy có thi hành được không.

    ***
    BCH/Liên đoàn 1/BĐQ dưới quyền chỉ huy của Đ/tá Nguyễn Văn Hiệp và LĐ phó là Tr/tá Lê Bảo Toàn cùng với TĐ37 (Th/tá Trần Văn Nghênh/ Đ/U Lại Thế Thiết), TĐ64/PB thiết lập căn cứ Phú Lộc. TĐ 21 (Th/tá Nguyễn Hiệp/ Đ/U Quách Thưởng) được trực thăng vận đến bãi đáp BĐQ Nam, cách CCHL 30 khoảng 5 Km về hướng Tây Bắc. Ba ngày sau, TĐ 39/BĐQ (Th/tá Vũ Đình Khang / Đ/U Đổ Đức Chiến) được trực thăng vận đến bãi đổ BĐQ Bắc ở cao độ 500m. Hai vị trí này được xem là hai tiền đồn phía Bắc, với mục đích quan sát những hoạt động chuyển quân của VC, đồng thời trì hoãn các cuộc tấn công của địch vào trục tiến quân chính của ta.
    Tại phía Bắc QL9, LĐ3 Dù đổ quân thiết lập hai căn cứ 30 và 31.
    Các Trung Đoàn 1 và 3 của SĐ1/BB cũng được đổ quân vào các bãi Hotel, Don, Delta, ở phía Nam đường 9 và Đông Nam CCHL A Lưới, lục soát vùng hậu cần 611.

    Tiếp tục trục tiến quân của LĐ1/Dù và LĐ1/KB, mời các Bạn đọc một Email theo lời kể của Trần Cao Khoan (G22), biệt danh Tây Nhà Đèn.

    Lúc đó tôi là ĐĐT82, ngày N-1, TĐ8 (Tr/tá Văn Bá Ninh/Th/tá Trần Hữu Phú) tập trung ở Lao Bảo, chờ sáng hôm sau xuất phát thì bị một phi tuần sky pot của Hoa Kỳ đánh lầm vào BCHTĐ, TĐP Th/tá Đào Thiện-Tuyển (K14VB) bị thương nặng, tản thương và Th/tá Phú về thay.

    Ngày N (8-2-1971) vượt biên giới với một Chi đoàn M113, tao không nhớ chi đoàn nào, hình như là 1 hay 2/17 gì đó, vì dùng ám hiệu truyền tin nên không biết Trần Cảnh K22 có mặt trong lúc này. TĐ8ND tiến quân dọc theo con đường 9 về phiá Bắc khoảng từ 500 mét đến một cây số và TĐ1, cùng với LĐI (Đ/tá Lê Quang Lưỡng / Tr/tá Lê Văn Ngọc ) trên đường 9.

    Ngày 9/2, TĐ9( Tr/tá Trần Ngọc Trí/ Th/tá Võ Thanh Đồng) được trực thăng vận vào Bản Đông, xa ở phía Bắc là TĐ2 trực thăng vận xuống CCHL 30, BCH/LĐIII, TS3, TĐ3 xuống CCHL 31...như vậy là ĐĐ82 của tôi và 84 của Vân Đen tiến quân giữa hai trục tiến quân chính. Vài ba ngày đầu với hỏa lực Phi Pháo tối đa, ta chỉ chạm địch cấp tiểu đội, hình như là các đơn vị hậu cần, khám phá và tịch thu quân trang, quân dụng, thực phẩm không biết bao nhiêu mà kể, báo cáo qua loa còn phải tiếp tục "Đi Nữa".

    Ngày N+4 bắt đầu vào giai đoạn sang bang sất bất, SĐ308 bắt đầu tấn công biển người từ hướng Bắc, trước mặt là hướng Tây chạm trán với SĐ304 CSBV, ngày không ăn, đêm không ngủ, chỉ ôm cái ống liên hợp gào thét hết pháo rồi đến phi, có khi kéo lại gần cận phòng gần cháy mặt. Lúc đó tôi nghĩ chắc là Thánh Tử Vì Đạo rồi. Khổ nỗi, địch quân tránh phi pháo của mình nên nó bám sát mình như đĩa. Tình trạng như trộn trấu, hỏa lực của thiết giáp không dám yểm trợ gần, mà tác xạ xa thì bắn vào đâu? Lệnh trên bằng mọi giá TĐ8 bôn tập về hướng Tây để giữ cạnh sườn cho LĐI và TĐ1, TĐ1PB cũng cố CC A Lưới. Cũng may là SĐ304 chỉ nhữ quân ta vào sâu, để SĐ308 khóa đít.

    Ngày N+11, cuối cùng tôi với Vân Đen (82 và 84) cũng đến được Hương Lộ 92 cách A Lưới khoảng 1 cây số về hướng Bắc để tùng thiết với Chi Đoàn 2/17, theo hương lộ 92 tiến lên hướng Tây Bắc để tiếp cứu LĐ3 và TĐ3, ĐĐ3TS ở CCHL 31...Nhưng đã quá trễ vì địa thế khó di chuyển của thiết giáp, nên ngày N+16 thì nghe tin CC31 thất thủ, dĩ nhiên là phải đến số phận của TĐ8.

    Đúng như những dự tính, ngày N+17, sau khi ĐĐ của tôi đón đưọc khoảng 50 người thoát ra từ CC31, trong đó có xác của ĐU Nguyễn-Chí-Thanh ĐĐT ĐĐ3TS, thì cơn bão táp ập tới, trên hệ thống truyền tin lộn xà ngầu, VC dùng PRC25 của mình vào tần số nội bộ cấp ĐĐ, tôi bẻ cổ vịt thì nó cũng đi theo, mã hóa tần số thì nó cũng biết, chỉ nhận được chỉ thị ngắn là rút về hướng Đông Nam gặp đường 9...thế là mạnh thằng nào nấy "Zọt”. SĐ304 và SĐ308 nhập cuộc, Zọt bốn phương tám hướng chỗ nào cũng gặp tụi nó. "Zọt" kiểu nào đến nỗi ông Chi Đoàn Trưởng Thiết Giáp "không biết mình ở đâu”. Cũng may tôi mò về được tới TĐ với cái quần te tua như cái quần xà lỏn cùng phân nửa quân số. Cũng may LĐI cùng 3 TĐ cơ hữu (1,8,9) về được đến Lao Bảo.

    ***
    Theo kế hoạch hành quân, SĐ/Dù và SĐ1/BB cùng tiến về phía Tây. Mỗi bước tiến về phía trước phải được củng cố neo chắc trên một căn cứ hỏa lực (CCHL). Những người thiết lập kế hoạch HQ/ LS 719 đã tỏ ra tin tưởng rằng chiến thuật này, phối hợp với sự yểm trợ hỏa lực tối đa của Không Quân Mỹ và VN, sẽ hoàn thành nhiệm vụ với sự thiệt hại tối thiểu. Cho nên hai Tr/Đoàn 1 và 3 của SĐ1 vẫn tiếp tục tiến và Lữ Đoàn 2 Dù (đang có mặt tại Lang Vei) sẵn sàng để được trực thăng vận vào chiếm Tchepone.

    Nhưng những biến cố xảy ra sau đó đã thay đổi tình hình một cách mau chóng. Cộng quân đâu có thể để cho cái yết hầu của mình bị cắt đứt và bằng mọi giá chúng phải giữ chặt vì đó là sự sống còn của chế độ CSBV và chiến lược nhuộm đỏ thế giới của Đệ tam quốc tế. Cho nên chúng đã điều động một khối lượng quân số đông đảo chưa từng thấy và mở ra nhiều trận tấn công biển người vào các lực lượng của ta.

    Chúng đã thành lập Binh đoàn B70 gồm các Sư đoàn 304 +308 + 320 ở phía đông. Tăng cường cho Binh Đoàn Trường Sơn (Đoàn 559 + 8 Binh trạm ) quân số lên tới 64.000 người gồm bộ đội, dân công và thanh niên xung phong. Ngoài ra Binh đoàn còn được tăng cường SĐ 968 và SĐ2 thuộc Mặt trận B5, hiện đang chịu trách nhiệm vùng Atropeu và toàn bộ vùng Hạ Lào. Ở phía Nam có SĐ 324 thuộc Quân Khu Trị Thiên với các Binh Trạm 41, 32 và 33 trực tiếp đối đầu với LĐ147 và 258/TQLC. Nên nhớ mỗi binh trạm là một đơn vị chiến đấu độc lập của VC.

    Ngày 18/2, những trận tấn công của địch bắt đầu với TĐ 39/BĐQ ở phía Bắc. Địch điều động Trung đoàn 102 thuộc SĐ320, tấn công áp đảo, nhưng TĐ39 vẫn bảo vệ được vị trí. Pháo binh từ căn cứ Phú Lộc đã yểm trợ một cách tích cực. Ngày hôm sau thời tiết xấu và phòng không của địch quá mạnh, khiến không quân của ta không can thiệp hữu hiệu được. Đến chiều ngày 20/2, liên lạc truyền tin với TĐ39 bị cắt; Th/tá Vũ Đình Khang bị bắt, Đ/U Đỗ Đức Chiến tổ chức và đưa 199 quân nhân trong tổng số 430 người còn khả năng chiến đấu mở đường máu về TĐ21/BĐQ. Ngày 21/2, vị trí này đã bị pháo 130 ly của địch dập nát. Ba ngày sau đó, (24/2), TĐ21 nhận được lịnh rút về CCHL 30, rồi từ đây họ được trực thăng vận về Phú Lộc. (Rất tiếc, không có Bạn nào K22 ở hai TĐ/BĐQ kể trên xác nhận ).

    Bây giờ địch tập trung lực lượng vào CCHL 31, bản doanh của BCH/LĐ3 (Đ/tá Nguyễn Văn Thọ / Tr/tá Phạm Hy Mai ) + BCH/TĐ3 (Tr/tá Lê Văn Phát/ Th/tá Trần Văn Sơn) + BCH/TĐ3/PB (Tr/tá Lê Văn Châu) và ĐĐ31. Bên ngoài căn cứ còn có ĐĐ3 Trinh sát bố trí trên một ngọn đồi phía Tây. Và ba ĐĐ 34, 33 và 32 đã mở rộng hành quân quanh vùng núi Tây Bắc và Đông Nam, tuy nhiên cộng quân đã dồn mọi áp lực về đây. Để tăng cường an ninh cho CCHL 31, một kế hoạch tăng viện nhằm trực thăng vận TĐ6 Dù (Tr/tá Trương Vĩnh Phước / Th/tá Nguyễn Thanh Tùng) vào một sườn núi phía Tây Bắc của căn cứ trong ngày 13/2. Sườn này kiểm soát được thung lũng chạy theo hướng Đông Nam của căn cứ và là nơi phát xuất những đợt pháo kích của địch vào quân bạn. Mặc dầu nhiều đợt B52 đã trải thảm để dọn bãi đáp và những đường tiến sát, đoàn trực thăng chở ĐĐ đầu tiên của TĐ6 bị pháo kích dữ dội ngay khi vừa đáp xuống bãi. Những ĐĐ khác phải đáp xuống những bãi không được dự trù trước ở kế bên. Khi vừa chạm đất họ phải tản rộng ra trong vòng một cây số nhưng pháo địch vẫn bám theo. TĐ bị tan nát và phải lui về phía Nam để đến gần căn cứ 31. Từ đó cho đến ngày nhận được lịnh lui binh, TĐ6 không thể nhận được một nhiệm vụ nào.


    Cũng để tăng cường cho Căn cứ 31, TĐ7 Dù (Th/tá Lê Minh Ngọc/Th/tá Trần Đăng Khôi) cũng nhận được lịnh trong ngày 20/2, rời khu vực Hương Hóa, di chuyển bằng xe đến Làng Vei, theo QL 9 mà tiến về Bản Đông. TĐ đã đến căn cứ A Lưới 3 ngày sau đó.

    Trong đêm 23/2, một toán đặc công đã xâm nhập vào căn cứ từ phía Tây. Địch tiếp tục pháo kích và không cho trực thăng đến gần để yểm trợ. Nhiều quân nhân tử thương và bị thương vẫn còn giữ lại căn cứ 3, 4 ngày vì không thể tản thương.

    Lúc 1100G ngày 25/2, căn cứ “nhận được” một khối lượng pháo các loại đổ xuống. Hai giờ sau đó, hỏa lực của các loại súng nhỏ từ mọi hướng đồng loạt nổ lên và tăng địch xuất hiện ở phía Nam và sau đó căn cứ đã bị tràn ngập. Trung đoàn 64 thuộc SĐ 320 là đơn vị chính tràn vào căn cứ. Một số Dù đã tìm cách để thoát ra khỏi căn cứ nhưng một số đã bị bắt trong đó có Đ/tá Nguyễn Văn Thọ LĐT/LĐ3 và Tr/tá Lê Văn Châu TĐT/TĐ3/PB. Riêng Đ/U Nguyễn Văn Đương PĐT/Dù đã tự sát. Tr/tá Lê Văn Phát đã thoát được ra ngoài.

    Xin đọc một đoạn Email sau đây của Phạm Xuân Thiếp (G22), ĐĐT/ĐĐ 32 kể lại. Thiếp cùng với gia đình hiện định cư tại thành phố Krefeld, Đức quốc ( Germany ):

    Kính Làng 22, bạn Đức thân,

    Thấy bạn Đức nhắc tên, đành phải dơ tay đứng dậy... Trước thăm các bạn trong làng ta và gia quyến Vui, Khỏe, sau xin thông cảm nếu có gì sơ xuất.

    Vâng bạn Đức Cồ ơi, chức vụ cao nhất cuả anh em mình lúc đó ở Dù chỉ là Đại đội trưởng, tôi cũng thế, được xử lý ĐĐ trưởng khi đơn vị vào Lưỡi Câu. Đến Hạ Lào với Tiểu Đoàn 3, các ĐĐT tác chiến lúc đó Đại úy Ngô Tùng Châu (K18), Đại úy Lê Thành Bôn (K19), Đại úy Trương Văn Vân (K20) và tôi là Trung úy ĐĐT/ĐĐ 32( K22 ). Có lẽ trên thương nên được đẩy ra dã ngoại, cùng Tiểu đoàn vào thiết lập căn cứ 31. Khi đổ quân, 1 trực thăng bị bắn rơi, có một trung đội trưởng và 8 binh sĩ cùng phi hành đoàn ghi nhận mất tích. ĐĐ2 và ĐĐ4, kẻ Tây Bắc, người Đông Nam bung ra lục soát, ĐĐ2 phát giác địch, nổ súng, VC chạy mất, để lại 1 địa bàn Trung cộng!. Sáng hôm sau, trực chỉ mục tiêu"X" (không nhớ rõ tọa độ), nửa đường đổi lệnh kéo sang tăng cường ĐĐ4 đang chạm địch nặng, nhường X cho ĐĐ3(NT Lê Thành Bôn đã tử trận tại mục tiêu này). Mục tiêu X được 2 ĐĐ của Tiểu đoàn 6 sau đó trực thăng vận, quân đổ đến đâu bị pháo dập đến đó, phần sống sót chạy về CCHL 31. ĐĐ1 cũng rút về phòng thủ. ĐĐ2 và ĐĐ4 ( đại úy Châu) tiếp tục lục soát vùng tây bắc CC. ĐĐ 4 đốt kho gạo, dầu và tịch thu 12 khẩu 82, ĐĐ2 chỉ chạm nhẹ, bắt 1 tù binh xin hồi chánh, tịch thu vài súng cá nhân.

    Tuần lễ đầu, ngoài mục tiêu X không chiếm được, căn cứ chỉ bị pháo cầm chừng, sang tuần thứ 2, địch tấn công thăm dò các tiền đồn và gia tăng pháo kích, càng ngày càng khốc liệt, đồng thời bám sát, bao vây và trực xạ vào căn cứ; tiếp tế và tản thương gần như bế tắc!

    Ngày 24/2 địch mở màn tấn công bằng thiết giáp, bộ binh, nhưng chỉ chiếm được tiền đồn và bị đẩy lui. Ngày 25/2 tôi đến điểm hẹn để bắt tay với đơn vị tăng cường CC3 gồm 2 chi đoàn TG + 2 đại đội Tiểu đoàn 8, họ đến không kịp vì trở ngại...!!!

    Cũng trưa ngày này, địch bắt đầu tấn công CC3, tất cả 3 lần, lần 2, một thiết giáp địch đã tới hầm chỉ huy Lữ Đoàn 3, nhưng không có bộ binh, lại tụt xuống (chi tiết này do 1 binh sĩ ĐĐ2 leo cây quan sát). Sau đợt này 1 chiếc Phantom yểm trợ bị phòng không địch bắn rơi, phi công nhảy dù ra và các T T võ trang quay đi tiếp cứu. Không còn sự yểm trợ không quân. Lợi dụng tình hình này, địch mở đợt tấn công lần 3 và căn cứ đã bị tràn ngập! Những liên lạc sau cùng tôi nghe được:

    -Hệ thống Tiểu đoàn:Trung tá Phát: chạy về hướng Hồng Thiếp( ĐĐ2).
    -Hệ thống Tiền sát viên: Đại úy Đương thì thầm với Tiền sát viên đại đội: “Tao chỉ còn 1 quả Lựu đạn! Sau đó là im lặng vô tuyến. Tôi vội cho lệnh đổi ngay vị trí, chỉ để lại 1 chốt để hy vọng đón người thất lạc.

    Ngày hôm sau, nhận chỉ thị vào hệ thống Tiểu đoàn 8: hai đại đội còn lại của Tiểu đoàn 3 tái chiếm đồi 3. Chúng tôi mới chiếm được tiền đồn (cách c/c 31 khoảng 600 mét) sau khi chạm nhẹ. Quan sát mục tiêu khá rõ, người lên xuống giao thông hào lố nhố, mặc đồ nhảy dù! Xin tác xạ không được vì sợ còn phe ta! Chỉ đóng quân qua đêm chờ lệnh, đêm đó đón được 3 lính phe ta. Sáng sau đươc phép tác xạ để tấn công, vừa 1 quả chưa kịp điều chỉnh, địch ồ ạt trận địa pháo lên đầu 2 đại đội, trên căn cứ, địch vừa 60, 61, 81, 82 vừa hàng ngang tràn xuống. Tôi phải bỏ hầm chạy ra tuyến, chưa kịp ngóc đầu, thiết giáp địch từ phía sau xuất hiện, cách tuyến chưa đầy 50 thước, cũng may khẩu đại bác chưa kịp quay thẳng góc! Một chiếc khu trục đã kịp thời tặng chúng 1 bom lửa.

    Lệnh của TĐ 8 cho chúng tôi bằng mọi cách phải rút về bắt tay với đơn vị bạn (cách khoảng 2 cây số). Chúng tôi đã rút thành công, nhưng đau lòng với gần 30 anh em tử thương nằm lại. Riêng đại đội tôi có 11 người.

    Ngày hôm nay nhớ để mà viết lại, trong tâm trạng sám hối của cấp chỉ huy trực tiếp không làm tròn trách nhiệm vì lực bất tòng tâm.

    ***
    Trong khoảng thời gian sau ngày 25/2, trên đường đi giải vây cho CC31, một Lực lượng đặc nhiệm gồm Thiết đoàn 17, TĐ8 Dù trong đó có “ông tây nhà đèn” Trần Cao Khoan (G22) hiện giờ đang định cư tại Pháp và thành phần còn lại của TĐ3ND kể trên đã chận đánh địch trong một trận giao tranh khốc liệt, chiến thắng thuộc về ta và đã gây được một cái hào khí mới trong cuộc chiến. Chúng ta hãy nghe Trần Cảnh (A22) TG kể lại trong một đoạn Email :

    Các cụ khóa 22,

    Sau đây tôi bắt đầu thuật lại những trận đánh đầy kịch tính (mà tôi còn nhớ) của cánh quân gồm Lữ đoàn I KB và các đơn vị Nhảy Dù từ lúc cố gắng tiến về CC 31 để “cứu vớt” những quân nhân bị tan tác trên căn cứ nầy, đến khi cùng “tan tác” có lệnh rút quân về Lao Bão, Quảng Trị. Theo trí nhớ của tôi, trên trục tiến của cánh quân nầy trước khi CC31 thất thủ, địch vẫn im lặng ém đại quân, có lẽ vừa để nhử ta tiến sâu hơn vào trận địa của chúng, vừa có thời gian điều quân “khóa” đường rút về độc đạo của ta khi chúng dồn lực lượng phản công.

    1. Trận đánh chiến xa đầu tiên:

    Địa thế là một đồi trọc hình yên ngựa, chỉ cách CC31 đã thất thủ khoảng 3,4 cây số đường chim bay, bên ta gồm BTL/HQ /LĐIKB Đaị Tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy tổng quá , tiểu đoàn 8 Dù, bố trí mặt mõm, qua một triền thấp, mõm bên kia do một trung đội Dù làm tiền đồn .Vì khu đồi trọc nên xạ trường khá trống trải, trận chiến bắt đầu khoảng gần trưa, trời Lào đang nắng gắt, khi tiền đồn phát hiện nhiều địch xuất hiện ở bìa rừng kế đó, có cả tiếng xe tăng. Khoảng 1 tiếng đầu, chỉ bộ binh địch xuất hiện, chúng tiến men theo 2 bên triền và tất nhiên là những mục tiêu tốt cho các thiên thần Mũ Đỏ và những nòng đại liên 50, 30 của M113. Sau đó, chiến xa chúng tràn vào, có 4 chiếc xuất hiện ở mõm đất yên ngựa bên kia, là cấp chỉ huy một đơn vị Thiết Gíáp, nhưng lần đầu tiên đối đầu với chiến xa địch, tôi thấy những điều lạ: thứ nhất là dù đang tiến vào mục tiêu, trên mỗi CX địch đều có cắm một lá cờ đỏ khá lớn bay phất phới theo tốc độ xe, thứ 2, chúng vào mục tiêu với đội hình hàng dọc (theo chiến thuật của ta, thường thì dù bộ binh hay cơ giới cũng tiến chiếm mục tiêu theo nhiều đội hình hàng ngang). Sợ quân nhân nao núng, Đại Tá Luật, với súng colt trên tay như một anh hùng, chạy từ xe nầy qua xe khác, ra lệnh lính TG lên xe, lính Nhảy Dù không được rời hố chiến đấu. Tôi cho lệnh chiến xa M41 (của thiết đoàn 11 tăng phái) bắn cháy chiếc sau cùng, khi cột khói đen bốc lên, 3 chiếc còn lại vội quay đầu , nhưng không kịp với 5 nòng 76 ly cùng nhả đạn, 4 khối lửa với khói đen che kín cả ngọn đồi …trong tiếng reo hò của quân ta, tinh thần vững vàng dù những quả 122 ly bắt đầu rơi quanh vị trí, Đại Tá Nguyễn Trọng Luật xui xẻo bị thương ngay quả pháo 122 ly đầu tiên rơi vào vị trí, phải dùng M113 đưa về sau để máy bay tản thương. Gần chiều, Trung Tá Nguyễn Xuân Dung thay quyền chỉ huy đã cho lệnh chuyển vị trí vì địch bắt đầu tập trung pháo.
    Xem như trận đụng độ chiến xa đầu tiên trên đất Lào TA đã thắng ĐỊCH.

    ***
    Ở phía Nam đường 9, mục tiêu của địch là bao vây CCHL Hồng Hà 2 (Hotel 2), 7 km Tây Nam của bãi đáp Don, nơi mà hai TĐ2/3 và 3/3 đang mở những cuộc hành quân dọc theo đường 92 gần đó, lục soát căn cứ 611 tồn trử tiếp liệu của địch.

    Tuy nhiên tình hình nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng trong khu vực HQ. Những đoàn xe tiếp tế bị tấn công thường xuyên trên đường 9 bên lãnh thổ Lào cũng như bên VNCH, SĐ Dù bắt buộc phải thành lập thêm hai CCHL mới là Alpha (A) do TĐ5 (Tr/tá Nguyễn Chí Hiếu/ Th/tá Nguyễn Văn Đỉnh) trấn giữ, và Bravo (B) với sự hiện diện của TĐ 11 (Tr/tá Ngô Lê Tĩnh / Th/tá La Trịnh Tường) ở khoảng giữa căn cứ A Lưới ( Bản Đông ) và biên giới Lào - Việt. Như vậy SĐ/Dù đã sử dụng hết 9 TĐ tác chiến của mình.

    Ở thời điểm này BTL/QĐI nhận được một quân lịnh trực tiếp từ TT Thiệu cho SĐ/TQLC thay thế SĐ/Dù. Sự thay quân trong điều kiện đang tác chiến trên chiến trường như thế này sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên SĐ/Dù vẫn còn là một đơn vị hùng mạnh, những sự mất mát vừa qua không đến nỗi nghiêm trọng và sự lựa chọn SĐ/TQLC thay thế là một điều không thích hợp vì SĐ này chỉ tăng phái cho QĐI hai Lữ Đoàn và chưa bao giờ được điều động nguyên vẹn một SĐ và BTL/SĐ hiện đang ở Sài Gòn.

    Có lẽ vì những lo lắng này mà ngay buổi chiều 28/2, Tr/Tướng Hoàng Xuân Lãm đã bay vào Sài Gòn để trình bày với TT Thiệu. Trong suốt buổi họp, có sự tham dự của Đ/Tướng Cao Văn Viên và Tr/Tướng Đặng Văn Quang, Cố Vấn quân sự cho TT Thiệu, kế hoạch đã được chấp thuận. Thay vì sử dụng SĐ/TQLC, thì dùng SĐ1/BB với 3 Trung đoàn hiện đang có mặt tại vùng hành quân được lịnh tiếp tục tiến về phía Tây Bắc, đánh chiếm Thị trấn Tchepone, SĐ/Dù cung cấp, bảo vệ sườn phía Bắc và an ninh tại đường 9. SĐ/TQLC được lịnh khai triển 2 Lữ Đoàn sẵn sàng tiếp ứng phía sau, còn một Lữ Đoàn làm thành phần trừ bị cho Quân đoàn I.

    Tchepone là một thị trấn nhỏ mà những người Lào ở đây đã bỏ đi từ lâu, bây giờ chỉ còn lại cảnh hoang tàn đổ nát. Nhưng chính lúc này nó trở nên một biểu tượng về chính trị và tâm lý hơn là một mục tiêu có giá trị về quân sự. Tuy nhiên những trang bị tiếp liệu và những sản phẩm chiến tranh được cất giấu trong những hầm trong rừng và những hang động trên núi. Những tuyến đường giao thông được xây dựng chằng chịt ở phía Đông và phía Tây bên ngoài Tchepone. Mặc dù vậy, những con đường dẫn đến Tchepone đều nằm gần khu trung tâm của những hoạt động tiếp liệu ở vùng lòng chảo của Lào. Và cũng thật dễ hiểu khi nó trở thành một biểu tượng hết sức quan trọng, những cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đều cho rằng Tchepone là một nơi mà QL/VNCH bằng mọi giá phải đặt chân đến đây hơn là tìm cách phá hủy hệ thống tiếp vận của quân đội BV. Đó mới chính là mục tiêu thật sự của cuộc tấn công.

    Ngày 25/2, QĐ24/HK đã ra lịnh cho SĐ101 Dù chuẩn bị gởi Lữ đoàn 3 Dù đến vùng phi quân sự. Ngày 29/2, Lữ đoàn 11/HK thuộc SĐ 23/BB/HK đã rút khỏi vùng phía Nam của đèo Hải Vân để được gởi tăng cường cho mặt trận phía Bắc.

    Nhiều đơn vị QL/VNCH đã được điều động, BTL/SĐ/TQLC và LĐ369/TQLC đã được không vận từ Sài Gòn đến vùng HQ ngày 1/3, Thiết Đoàn 4 và 7 cơ hữu của SĐ1 và SĐ2 đã được đưa đến vùng biên giới, TĐ 77/BĐQ Biên Phòng từ Quảng Tín được không vận đến bảo vệ căn cứ Hàm Nghi.

    Trung Đoàn 2 thuộc SĐ1/BB đã sẵn sàng. Trung đoàn này có 5 Tiểu đoàn tác chiến, TĐ1 (Th/tá Trương Thành Hưng) ứng chiến tại Khe Sanh, còn 4 TĐ kia được lịnh khai triển trong ngày 28/2. BCH/Trung đoàn (Đ/tá Ngô Văn Chung) cũng hiện diện tại đây.(Đ/tá Chung, sau này là TM trưởng, rồi TL Phó SĐ3 Tân lập cho Tướng Giai, rồi tướng Hinh, ông đã chết trong trại tù Suối Máu, Tân Hiệp, Biên Hòa).

    Trong khi đó ngày 3/3, tại vùng hành quân, phía Tây Nam căn cứ 31 đã bị thất thủ, LLĐN gồm Thiết đoàn 17 Kỵ binh và TĐ8 Dù và hai ĐĐ của TĐ3 Dù đã đánh một trận để đời, gây được một hào khí mới cho quân bạn, Email của Trần Cảnh viết tiếp:

    2/ Trận biển người :

    Trận địa là 2 ngọn đồi cách nhau khoảng 300 -400 mét, giữa là khu rừng non có những dãy chuồng heo làm bằng cây rừng, mái lợp tranh dọc theo 2 bên bờ con suối nhỏ, là khu chăn nuôi của Việt Cộng, dấu chân và phân heo còn mới nhưng chúng đã vừa chuyển đi hoặc thả heo ra rừng. Đồi bên nầy là vị trí chính, gồm BTL/LĐ1KB, Thiết đoàn 17 KB, TĐ8 Dù, toán Công Binh với 2 xe ủi lớn, đồi bên kia là trung đội Dù tiền đồn.

    Khoảng 3 giờ chiều, địch xuất hiện, rút tiền đồn , 2 bên bắt đầu nổ súng, từng tốp địch lao vào như con thiêu thân, hỏa lực chúng ta quá mạnh, bọn chúng gục từng lớp nhưng vẫn cứ “ngang nhiên” lao vào. Trong viển vọng kính chiến xa, phóng đại lớn hơn ống nhòm thường, tôi có thể thấy rõ từng khuôn mặt của địch quân. Chúng chỉ dùng súng nhỏ nên hầu hết quân nhân ta bị thương hay chết đều do đạn pháo. Gần hoàng hôn, chúng vẫn tiếp tục tiến vào, vài quả bêta đã có thể ném vào phòng tuyến, Nhảy Dù và chiến xa M41 sắp hết đạn, một số đại liên 50 và 30 trên M113 không còn tác xạ chính xác (đỏ nòng)…Trước tình hình nầy, Tr/tá Thiết đoàn trưởng TĐ17 quyền chỉ huy, quyết định dùng đến 2 chiến xa phun lửa cơ hữu (hình như 4000 galon hợp chất napal mỗi chiếc?) tạo màn lửa phủ đầy thung lũng để tiêu diệt những tên địch đã bám được phòng tuyến và tạo thời gian cho cuộc rút quân .

    Bây giờ tôi không nhớ rõ tiểu đoàn Dù lui quân bằng cách nào (tôi không nhớ chắc họ có lên theo thiết giáp không, nếu có bạn Dù nào có mặt ở trận nầy xin lên tiếng) . Bóng tối với núi rừng trùng điệp như đồng lỏa với kẻ thù, khi xe phun lửa đã tạo màn lửa rực trời, tôi được lệnh Tr/tá Thiết đoàn trưởng dẫn đầu rời vị trí, tôi ước tính địch có lực lượng phục kích, nhưng số đạn đã giới hạn, tôi cho lệnh mỗi xe chỉ tác xạ một khẩu đại liên 30 phía bờ cao, đồng thời cố gắng băng bờ chạy trên địa thế, không theo đường do công binh mở khi tiến quân để tránh phục kích …Tuy nhiên chúng cũng bám theo, 2 chiếc M113 bị B40 nhưng may mắn chỉ đứt xích, nhân viên chạy qua xe khác, thật tình bây giờ tôi không còn nhớ tổn thất của chúng ta (thiết giáp và nhảy dù) trong trận nầy.

    ***
    Tuy nhiên CCHL 30 và TĐ2 Dù vẫn ở trong một tình trạng bị bao vây. Một trận kịch chiến đã xảy ra ở đây từ 0100G ngày 3/3. Sau những đợt pháo kích nặng nề, bộ binh địch được tăng yểm trợ đã tiến sát hàng rào phòng thủ. Căn cứ được thiết lập trên một ngọn đồi cao (727m) đất thoai thoải và tăng địch chỉ sử dụng để yểm trợ bằng đạn đạo thẳng. Những chiếc C130 võ trang và hai chiếc oanh tạc cơ thay nhau trút bom cho đến giờ phút chót đã giúp cho TĐ2 Dù giữ vững được căn cứ. Khi những đợt oanh kích chấm dứt người ta thấy hơn 100 xác địch rãi rác quanh căn cứ. Tuy nhiên địch đã nhiều đợt thay quân và tấn công liên tục trong những ngày kế tiếp. Buổi chiều ngày 5/3, TĐ2 Dù được lịnh phá bỏ vị trí phòng thủ và thực hiện một cuộc hành quân lưu động. Những khẩu pháo được lịnh phá hủy trước khi TĐ rời nơi đây.

    Ta hãy đọc một đoạn mà anh bạn Lê Thơm ( G22) đã kể lại cho Trương Văn Út (E22 ), ĐĐT/ĐĐ2 TS Dù, qua điện thoại và Út đã ghi lại trên Email dưới đây. Cũng xin được nói thêm một điều là sau cơn bạo bệnh, Lê Thơm phải ngồi xe lăn, tay chân không hoạt động được bình thường, nhưng trí nhớ thì rất minh mẫn và giọng nói vẫn còn sang sảng cùng giọng cười khinh mạn như thuở nào. Hiện Thơm đang cùng gia đình định cư tại San Jose, bắc Cali :

    ***
    "ĐĐ23 của tôi xuống bãi đáp an toàn, sau đó cả TĐ cũng xuống cùng bãi đáp, rồi sáu khẩu 105 PBND cũng đến cùng trong ngày với hai xe ủi đất Công Binh ND. CCHL 30 cấp tốc hoàn thành trong thời gian kỷ lục 24 tiếng đồng hồ. ĐĐ của tôi (23) và ĐĐ 21 dưới quyền chỉ huy của Th/tá Lê-Văn-Mạnh (TĐPhó) bắt đầu bung rộng về hướng Nam, vì hướng bắc CC đã có hai TĐ/BĐQ. Chỉ mới tiến khoảng gần một cây số về hướng Nam, thì bị tấn công tới tấp của K2, K3, K9 của SĐ320. Lúc này nhờ Pháo binh của SĐI/BB từ bên kia biên giới và trực thăng võ trang VN yểm trợ nên chưa bị tan hàng mà còn lấy được trên hai trăm súng đủ loại, Tao bị một mảnh pháo vào thái dương, và hằng chục mảnh vào ngực và bụng, máu nhầy nhụa đẫm ướt cả mặt, được trực thăng tản thương về Khe Sanh, hôm sau về BV Đổ Vinh (SàiGòn).

    Tưởng nặng nhưng hóa ra nhẹ vì các mảnh 130 ly không vào óc hay lục phủ ngũ tạng.Mười ngày sau, tôi xin trở ra hành quân, Trung Tá Trần Kim Thạch TĐT/ TĐ2ND bị thương đang ở Khe Sanh, TĐ39 và 21 BĐQ tan hàng chạy ngược về CC 30, được bốc về bên kia biên giới với quân số trên dưới trăm người, TĐT/TĐ39 BĐQ (Th/tá Vũ Đình Khang) bị bắt, TĐT21BĐQ (Th/tá Nguyễn Hiệp) bị thương nặng, CC31 như bị xóa tên trên bản đồ hành quân, CC 30 bị tràn ngập tháo chạy bỏ lại sáu khẩu 105 M2 của ND, tôi theo chuyến trực thăng tiếp tế trở lại TĐ2 thì TĐ lúc này đặt dưới quyền chỉ huy của LĐIND, vì LĐIIIND đã xem như xóa sổ. Cũng may vì Đ/tá Lê Quang Lưỡng LĐT/LĐIND là người thành lập TĐ2ND cho nên ra lệnh cho TĐ2ND "chém dè" rút dần về con đường số 9 chỉ còn khoảng 150 binh lính. Bị thương nặng nhẹ được trực thăng tản thương được thằng nào hay thằng đó, chết thì gói poncho để đó, thân tôi không biết ra sao thì tôi còn nghĩ gì nữa, trong khi địch quân đang tấn công trước sau trái phải, trong khi các vết thương trên người chưa lành...cho đến ngày QLVNCH triệt thoái toàn bộ ra khỏi lãnh thổ Vương Quốc Lào ngày 23-3-1971. Khi về tới Đông Hà, tôi có hỏi thăm tin tức về thằng Thiếp, thằng Khoan Tây Nhà Đèn, thằng Đức Cồ, nhất là mầy vì tao nghe tin tức ĐĐ3TSND chỉ về được có 17 người với thiếu úy Nguyễn-Viết-Hoạch TĐT Trung Đội Viễn Thám, tôi mừng thầm...không có thằng K 22 nào nằm lại Hạ Lào"

    ***
    BTL/SĐ/TQLC đã được lịnh của Bộ TTM không vận ra Khe Sanh để trực tiếp điều động hai Lữ Đoàn 147 và 258 tiến vào vùng hành quân và Lữ đoàn thứ ba là LĐ369, giữ nhiệm vụ trừ bị cho QĐI, cũng hiện diện tại phía Nam căn cứ Hàm Nghi .

    Đầu tiên, ngày 2/3, Lữ đoàn 147/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ2/PB + TĐ7 (có Lê Tấn Phương C22) + ĐĐ A Viễn thám (Tr/U Trần Văn Hiển) được trực thăng vận đến CCHL Đống Đa (Delta – 550m). TĐ2 (có Bùi Ngọc Dũng E22 và Kiều Công Cự D22) và TĐ4 (Ngô Hữu Đức A22) cũng được trực thăng vận tiếp theo. Cuộc đổ quân diễn ra vô sự. Hai TĐ bung ra hoạt động về hướng Bắc và hướng Nam. Ngày hôm sau, Lữ đoàn 258/TQLC gồm BCH/LĐ + TĐ3/PB + TĐ8 + ĐĐC Viễn Thám cũng được trực thăng vận đến CCHL Hồng Hà (Hotel) ngay trên đỉnh Co Roc (600m) là đỉnh núi cao nhất tại biên giới Lào- Việt. TĐ1 (có Vàng Huy Liễu H22 ) và TĐ3 ( có Giang Văn Nhân D22 + Nguyễn Kim Chung H22 ), cũng được trực thăng vận và hoạt động trong vùng khu vực mục tiêu Bravo.

    Ở phía Nam đường 9, những hoạt động đối đầu của địch gia tăng cường độ. Căn cứ Delta của LĐ 147 bị nhiều đạn pháo và bộ binh địch xâm nhập vào sát phòng tuyến để tránh những hỏa lực cận phòng của không yểm. Ta ghi nhận có khoảng 10 súng phòng không của địch bố trí trên những triền núi chung quanh căn cứ mà hỏa lực của ta không thể làm câm họng được. TĐ2 đang ở phía Tây Nam và TĐ4 đang ở phía Đông Bắc được lịnh kéo về gần căn cứ.

    Căn cứ Delta và TĐ7/TQLC (Th/tá Phạm Nhã) cũng bị pháo địch ghìm chặt. Những cuộc tấn công mới của địch có sự tham gia của các loại T54 và PT76 vào các TĐ2 ( Th/tá Nguyễn Xuân Phúc ) và TĐ4 (Th/tá Võ Kỉnh). Những hỏa tiển cầm tay M72 của ta không thể khắc chế T54 của địch. Hằng đêm khi không yểm không còn hoạt động thì những sự chuyển quân và tiếp liệu của địch rất là nhộn nhịp và công khai. Có nơi đèn pha soi sáng cả một vùng. Dĩ nhiên đây là vùng đất rất quen thuộc nhiều năm của chúng, còn những đơn vị của ta chỉ co cụm trong những vị trí phòng thủ. Nếu ta sử dụng pháo binh thì địch đáp trả ngay rất tận tình. Các Trung đoàn 29, 803 và 812 thuộc SĐ324 đã luân phiên mở những đợt tấn công vào các TĐ thuộc “Lữ đoàn Trâu điên Ngụy” . Ta hãy đọc một đoạn Email sau đây của Kiều Công Cự (D22):

    ***
    Các Bạn 22,
    _ Rất xúc động được đọc các Email mang cảm giác rất thật của các bạn Niêm, Đức, Nhạc, Thiếp, Khoan, Cảnh, Út, Nhân ..Bây giờ chắc sẽ có nhiều bạn tham dự vào “Hồi ký chiến trường” này mà GV Nhân đề nghị. Chắc có nhiều thú vị lắm, hởi những vị “lão tướng” đã một thời “oanh liệt”!
    _ Đã có sự xuất hiện của SĐ1/BB, SĐ/Dù, SĐ/TQLC, LĐ1/ KB, còn Liên Đoàn 1/BĐQ với các TĐ 21,37,39 thì sao?
    _ Riêng SĐ/TQLC là thành phần trừ bị của Quân Đoàn I, tham dự với 2 LĐ147 và 258, LĐ/369 thì trừ bị tại căn cứ Hàm Nghi.
    _ Diễn tiến của cuộc HQ chắc các bạn đã biết. Hai LĐ/TQLC là những đơn vị đoạn hậu nên chịu một áp lực hết sức nặng nề. pháo binh và phòng không của VC kiểm soát toàn vùng. Nhưng không quân Mỹ là những đơn vị can đảm và đáng khen.
    _ Mình nhớ lại trong những ngày mà TĐ2 bị tấn công liên tục nhưng vẫn bảo vệ được vị trí. Trong một ngày 4 Sĩ quan bị thương là NT Nguyễn Kim Thân (K21), Bùi Ngọc Dũng, KCC ( K22 ) và Trần Văn Loan (K23), tất cả đều do đạn pháo kích, trong đó Dũng bị nặng nhất, cả người của Dũng được quấn trong một cái mền mỏng (poncho light), đặt trên một cái băng ca. Khi trực thăng tải thương vừa đáp xuống thì pháo địch ồ ạt đến ngay, Dũng bị thương lần thứ hai, có lẽ lần này nặng hơn lần trước, phi công gồng mình chịu pháo, những thương binh cũng chấp nhận rủi ro và chiếc trực thăng đã can đảm bốc lên. Phòng không địch đâu chịu buông tha, chiếc trực thăng đảo qua đảo lại giữa lưới lửa dày đặc. Tôi ngồi bên người xạ thủ đại liên da đen, lấy tay ôm chặt eo ếch của anh. Có lẽ đây là lần thứ hai trong cuộc đời chiến trận, tôi cảm thấy cái chết đến thật gần mình. Nhưng cũng không thê thảm bằng, khi trực thăng qua khỏi đỉnh Co Roc, thì chiếc mền mỏng quấn quanh người Dũng đã bị gió cuốn đi, và Dũng nằm đó trần truồng, hai mắt nhắm nghiền, bất động trên chiếc băng ca. Nhìn bạn mà mình chảy nước mắt. Nhưng mà làm được gì hơn. Đến Khe Sanh tất cả thương binh đều được đưa vào bịnh viện dã chiến TQLC, còn Dũng được chuyển tiếp, nghe đâu ra Hạm đội 7 ngoài khơi và đã chết trên đường tản thương. Vợ Dũng đang có thai đứa con đầu lòng. Hiện giờ người con trai này đã lớn, đã có gia đình và cùng Mẹ sống tại một đồn điền cao su ở vùng biên giới Việt–Miên, một vài người bạn K22 đã đến thăm.
    _ Lê Tấn Phương (ĐĐT/ĐĐ1) bị thương ở cổ và bị bắt trước khi LĐ147 rút về biên giới phía Đông (24/3/71). Phương đã dùng những hạt muối ăn hằng ngày để chửa trị vết thương và đã gặp Trần Châu Giang (Thiết Giáp E22) và Phạm Đức Hùng (Nhảy Dù E 22) trên đường bị giải ra Bắc. Có cả NT Phạm Hiệp Sĩ (K19 ) và Tr/U Trần Văn Hiển (Viễn Thám A).
    _ Riêng KCC được tản thương về Bịnh viện/TQLC Lê Hữu Sanh và điều trị tại Tổng Y viện Cộng Hòa hơn 5 tháng. Những tưởng lần này sẽ " giã từ vũ khí", nhưng sau đó mang ba lô về TĐ9 tân lập để gặp Nguyễn Minh Trí ( D22 ) và Đoàn Văn Tịnh (F 22).
    Cám ơn các bạn đã đọc,

    ***
    Ngày 3/3, để thi hành kế hoạch tiến vào Tchepone, TĐ1 (Th/tá Phạm Văn Thoại, K12 TĐ) thuộc TrĐ1/SĐ1BB đã được trực thăng vận đến bãi đáp Lolo (723m) ở 13 cây số Đông Nam của Tchepone. Cuộc đổ quân đó đã gặp sự kháng cự hết sức mãnh liệt của địch và đã hoãn lại 2 lần để chuẩn bị những bãi đổ quân khác. Cuối cùng TĐ1/1 đã đáp xuống đất với cái giá của 11 trực thăng bị bắn hạ, 44 chiếc mang những dấu đạn phòng không và hai chiếc xe ủi đất ( bull- dozer ) bị hư hại nặng vì phải thả từ trên không.

    Ngày hôm sau, BCH/ Tr/đoàn + TĐ2/1(Th/tá Lê Khắc Kha, K19 ĐL) + một Pháo đội 105 đã đáp xuống Lolo và thiết lập căn cứ hỏa lực tại đây. Trong khi đó, TĐ4/1 (Tr/tá Lê Huấn, K18 ĐL) đã đáp xuống bãi đáp Liz (690m), 6 cây số Tây Bắc Lolo.

    Buổi sáng ngày 5/3, cuộc đổ quân của Trung đoàn 2 thuộc SĐ1/BB vào thị trấn Tchepone bắt đầu. Theo kế hoạch, TĐ5/2 (Th/tá Lê Văn Định K19 ĐL) sẽ đổ quân xuống bãi đáp Sophia, ở khoảng 4,5 cây số Tây Nam của Tchepone vào lúc 11 giờ sáng, nhưng thời tiết quá xấu nên cuộc đổ quân được hoãn lại đến 1320G, 25 chiếc trực thăng UH1H đã đáp xuống bãi. Phản ứng của địch bị các phi tuần phản lực và các trực thăng võ trang chế ngự. Tuy nhiên đã có một trái bom napalm thả lầm vào quân bạn làm bị thương một sĩ quan TĐ phó + một ĐĐ trưởng và 30 binh sĩ khác. Trong đợt chuyển quân thứ hai, cộng quân pháo kích vào bãi đáp và phòng không địch đã gây tử thương cho vị TĐ trưởng. Tuy nhiên đêm đó, căn cứ Sophia đã nhận được những khẩu pháo 105 ly để thành lập CCHL.

    Những diễn tiến kể trên đã được Tr/U Nguyễn Văn Niêm kể lại ở phần đầu và Tr/U Trương Thanh Nhạc, Trưởng ban 3/TĐ kiêm ĐĐ trưởng ĐĐCH kể lại trong một Email sau đây :

    “Chào các Bạn 22,
    Tôi và Th/tá Lê Văn Định (K.19) ở Tiểu Đoàn 4 TrĐ2/SĐ1BB. Anh Định sang làm TĐT/TĐ5 kéo mình theo luôn để giúp anh, giữ ĐĐT Đại đội Chỉ Huy kiêm Trưởng Ban 3/TĐ. Đơn vị mới quá, mình chỉ gặp Lê Châu Nghiêm (G22) ngày trước thì ngày sau nhảy vào Tchepone. Diễn tiến Hành quân của Tiểu Đoàn đúng như bạn nói. Mình nói thêm vài điều :

    Ngày 5/3, Tiểu Đoàn 5/2 trực thăng vận xuống bãi đáp được Không Quân Mỹ dọn trên 1 ngọn đồi cao 768m bạn Niệm đã nói, tôi không nhớ rõ, thiết lập CCHL Sophia làm bản doanh cho BCH Trung Đoàn 2/1BB. Căn cứ Sophia phía Đông Nam của Tchepone khoảng 4,5 km.

    Tiểu Đoàn 5/2, BCH nhẹ với 2 ĐĐ trực thăng vận trước từ Khe Sanh vào FB Sophia, khi Tiểu Đoàn nhảy vào thì thấy TĐP Thiếu tá Huỳnh Bá An khóa 20, ĐĐT Niệm với một số lính quấn đầy băng, không nói năng gì, ngồi một chỗ trên bãi chờ tản thương. Chao ôi! mới phút đầu sao mà thê lương quá! rồi trực thăng chở TĐT Thiếu tá Lê Văn Định khóa 19 lại bị bắn rơi, như quân không tướng, như rắn không đầu, lòng tê tái, núi rừng thêm buốt giá...

    Báo cáo cấp trên sự việc giữa lúc còn biết bao việc phải làm, tôi bàng hoàng chỉ biết đợi mà không thấy nghe trả lời. Khoảng một, hai giờ sau, quan quân đi theo Thiếu tá TĐT và Pilot, hoa tiêu, xạ thủ trực thăng lò mò bò lên đủ hết mà không thấy Thiếu tá; lập tức tôi cho toán Quân báo Tiểu Đoàn xuống nơi Trực thăng rớt cháy, bung rộng tìm kiếm và đem được Thiếu tá lên. Nhìn Thiếu Tá, hỡi đất trời! Cả Tiểu Đoàn giao động xót thương, cỏ cây còn rơi lụy, hà đến huynh đệ, thầy trò bao năm gian nguy từng chia sẻ. Thiếu tá Định bị chết trong trực thăng, có lẽ trúng đạn phòng không địch, đã nhiều năm sống với Thiếu tá nên dù nhìn thân thể bị cháy không còn nguyên vẹn, tôi vẫn nhận ra Thiếu tá. Thi thể của Thiếu tá được bọc vải, gói ghém, làm Manifest xin tản thương nhưng không được vì ưu tiên cho người bị thương trước, đợi 2 ngày máy bay mới đưa Thiếu tá về được gia đình, cho vài anh lính bị thương theo đưa Thiếu tá.”

    ***
    Ngày được chọn để tiến vào mục tiêu Tchepone là ngày 6 tháng 3 năm 1971. Toàn bộ 120 trực thăng chở quân của Mỹ được tập trung để thực hiện cuộc đổ quân này. Cùng với B52 trải thảm, còn có những đợt không tập chiến thuật và những phi cơ bao vùng, liên tục thả những đợt bom cứ 10 phút. Những phi tuần của TĐ2/17 thuộc SĐ1 Không Kỵ HK canh chừng, theo dõi từng mục tiêu, chuẩn bị những bãi đổ quân. Thật là một cuộc trực thăng vận có một không hai trong lịch sử chiến tranh VN.

    Một cuộc pháo kích của địch vào căn cứ Khe Sanh làm cho cuộc tập họp vĩ đại của những trực thăng này bắt đầu sớm hơn dự trù 90 phút, cùng với sự chuẩn bị khá kỷ càng cho cuộc hành quân, đã mang TĐ2/2 (Th/tá Trần Ngọc Huế, K18 ĐL) vào bãi đáp Hope, ở 4 Km Đông Bắc Tchepone, với những đợt súng nhỏ của địch bắn lên. Lúc 14.30G, TĐ 3/2 (Th/tá Nguyễn Tri Tấn, K12 TĐ) đổ xuống phía Đông. Tiếp theo là TĐ4/2 (Th/tá Nguyễn Văn Thuần), đổ xuống phía Đông Nam của thị trấn Tchepone, nơi giao điểm của 2 con sông Xê-Pôn chạy theo hướng Tây Đông, dọc theo đường số 9 và sông Xepiang Hiang chạy theo hướng Nam Bắc, và bố trí an ninh sẵn sàng tại đây để đón TĐ2/2 và 3/2 từ phía Bắc xuống. Đây là cuộc đổ quân xa nhất kể từ biên giới Lào Việt (42 Km). BCH/Trung đoàn 2 (Đ/tá Ngô Văn Chung) và ĐĐ2 Trinh sát cũng được đổ xuống căn cứ Sophia. Tại bãi đổ Hope, hai TĐ mở rộng đội hình và bung ra lục soát tiến chiếm nhiều vị trí quan trọng trước khi hai cánh quân, cùng băng qua thị trấn Tchepone hoang tàn đổ nát vào ban đêm và cùng vượt qua bờ Nam của sông Xê Pôn, mùa này nước cạn và tiếp tục di chuyển về phía Đông Nam. Lúc 0900G ngày 9/3, hai TĐ đã về đến chân đồi của CCHL Sophia.

    Như vậy cuộc tiến quân vào Tchepone đã hoàn tất và mục tiêu đã đạt được, nhưng giai đoạn lui quân mới thật là khó khăn.
    Chúng ta hãy đọc tiếp một đoạn Email sau đây của Trương Thanh Nhạc (H22):

    ***
    Ngày 6/3 Tiểu đoàn 3/2 và 2/2 được trực thăng vận vào Tchepone, không xuống bãi đáp sẵn có tại Tchepone mà xuống bãi đáp phía Bắc thị trấn Tchepone mà không quân Mỹ đã dọn trước, bãi đáp dọn không sạch, cây trơ trọi đứng thẳng nghênh ngang như cọc chống, càng trực thăng có chiếc quấn vào dùng dằng không lên được, vài chiếc bị rơi trên bãi đáp, có lẽ là LZ Hope theo bản đồ ghi lại của phóng sự chiến trường. Tiểu đoàn 2/2 tiến chiếm Nhà Thờ tại Thị trấn Tchepone bỏ ngõ... 3 Tiểu Đoàn xuống được mục tiêu cuối cùng của cuộc hành quân mà chỉ chạm súng nhẹ với địch bởi có thể yếu tố địch đang chú trọng vào trục tiến quân chính trên đường 9 mà không đề phòng, cụ thể là các đơn vị chiếm đóng những vị trí chiến lược 2 cạnh sườn để yểm trợ lực lượng tiến quân trên đường 9 đều bị địch tấn công, cô lập, và cuộc hành quân khựng lại tại Bản Đông, đây cũng là yếu tố tận dụng đánh lạc hướng địch để nhảy vào Tchepone bất ngờ đã làm Việt cộng hoang mang không chống trả kịp. Nói lên điều nầy để thấy rằng, nhảy vào Tchepone lúc thời điểm mà lợi thế đang nghiêng về địch là một quyết định mạo hiểm, nhưng đã tiến được vào Tchepone như kế hoạch đã định, nơi đấu trường trọng tâm của trận địa địch chọn sẵn, là cũng đủ để trả cái giá thiệt hại phải trả, và nói với cả nước biết, nói với thế giới biết rằng, QL/VNCH Đã Vào Tchepone!.

    Tiểu Đoàn 2/2 của Thiếu tá Huế vượt sông Xê Pôn bắt tay Tiểu Đoàn 4/2 của Thiếu tá Thuần, rồi sau đó cùng theo BCH/Trung Đoàn và TĐ5/2 rút bộ đến LZ Liz lúc đó vào ngày 13/3 nhằm vào đêm trăng sáng, theo đường mòn mà đi, tình hình yên tĩnh, tạm vô sự nhưng cũng lắm xót xa. Những tử thi còn lại không thể đem theo xa được trong một tình thế cấp bách và bảo mật đành phải để lại trên những hốc đá, bụi rậm dọc đường! Một quân đội biết tuân thủ qui ước chiến tranh, tôn trọng tinh thần nhân bản, nhưng cũng không tránh khỏi điều xót xa trên, và có lẽ còn những xót xa ngoài ý muốn khác nữa. Tại LZ Liz trực thăng bốc về LZ Brown, LZ Brown bị pháo địch dữ dội. Tiểu Đoàn 4/2 của Th/Tá Thuần hành quân lên hướng Bắc (đồi Pouratan?) thì địch tung ra vây đánh, mấy ngày giao tranh, Tiểu Đoàn mất liên lạc. Được biết Tiểu Đoàn Trưởng, TĐPhó, ĐĐT, BTM Tiểu Đoàn 4 đều bị bắt, Đại úy ĐĐT Đại đội 1 Hoàng Đàn thoát khỏi, ngày tháng thoát hiểm mưu sinh rất gian nan. Tiểu Đoàn 2/2 tiến về hướng Nam, địch ém quân chờ sẵn chận đánh, chiến thuật nhử mồi và đánh úp như đánh Tiểu Đoàn 4/2, Tiểu Đoàn 2/2 thiệt hại nặng, TĐT Thiếu tá Trần Ngọc Huế bị thương và bị bắt, Đại úy TĐP Nguyễn Hữu Cước (K.21) dẫn Tiểu Đoàn còn lại rút về căn cứ Delta 1, nơi Tiểu Đoàn 4/3 (Th/tá Tôn Thất Việt) đang phòng thủ. Được biết Th/tá Huế, trước đây là Đại đội trưởng ĐĐ Hắc Báo nổi danh của SĐ1/BB.

    Cũng trong thời gian nầy, những ngày giữa tháng 3, Tiểu Đoàn 4/1 của Tr/Tá Lê Huấn (K18 ĐL) tại căn cứ Lolo bị địch quân vây chặt bám sát đánh, Tiểu Đoàn tử thủ cho đến người cuối cùng, tổn thất nặng nề, bị thương, tử thương, bị bắt và tan rã. TĐT Trung tá Lê Huấn, TĐP Đại úy Hồ Trọng Tọa (K.21 ĐL) tử thương.

    Trong đợt đổ quân chiếm Tchepone có Tiểu Đoàn 3/2 nhưng không rõ Tiểu Đoàn nầy về sau thế nào? Sau đó những đơn vị chiến đấu còn lại trong vùng đất địch tiếp tục rút về Lao Bão, Khe Sanh, lãnh thổ của Việt Nam. Có đơn vị theo đường bộ, có đơn vị theo trực thăng tôi không rõ; riêng Tiểu Đoàn tôi phục vụ và Trung Đoàn 2 được trực thăng bốc về Khe Sanh.

    ***
    Đoạn lui quân của Trung đoàn 2/1 đã được Trưong Thanh Nhạc ghi lại khá đầy đủ và rõ ràng. Kế hoạch lui binh toàn thể cũng được chính thức như sau: SĐ1/BB trước tiên rồi đến SĐ/Dù. Căn cứ Lolo đóng cửa rồi đến căn cứ Brick (một căn cứ mới lập gần đường 92 và cách Bản Đông khoảng 9 Km về hướng Nam). Những đơn vị của Tr/đoàn 2/1 đã được bốc đi ở nhiều nơi trong khu vực Sophia – Liz và những bãi xen kẻ ở phía Nam và phía Tây của căn cứ Brick kể cả TĐ 3/2 của Th/tá Nguyễn Tri Tấn. Tuy nhiên Tr/đoàn 3/1 cũng đã càn quét về hướng Tây Nam, phá hủy những cơ sở của Binh trạm 33 của VC và con đường 914, trước khi rút khỏi vùng Brown và căn cứ Delta 1. Căn cứ A Lưới đóng cửa và SĐ/Dù rút đi cùng với LĐ1 Kỵ Binh.

    LĐ147/TQLC rút khỏi căn cứ Delta, và cuối cùng là LĐ258/TQLC rút khỏi căn cứ Hồng Hà trong ngày 24/3/1971. Đó là những đơn vị đoạn hậu. LĐ 258/TQLC rút về đóng chốt tại Lao Bảo, không cho phép CSBV tràn vào lãnh thổ VNCH. LĐ đặt một ĐĐ/Viễn thám trên đỉnh Co Roc để làm điểm quan sát và báo động và đó là đơn vị duy nhất còn lại trên đất Lào.

    Tôi xin phép, không tiếp tục ghi thêm những giai đoạn tiếp nối vì đó không phải là nội dung của bài viết này và như thế cuộc Hành quân Lam Sơn 719 tại hạ Lào được phối hợp giữa QL/VNCH và quân đội HK được công bố kết thúc chính thức vào ngày 6/4/1971.

    Anaheim ngày 14/10/2012
    Kiều Công Cự
    Last edited by chieutim; 09-10-2013, 08:23 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X