Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Những quyết định đúng hay sai

Collapse
X

Những quyết định đúng hay sai

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Những quyết định đúng hay sai

    Nhân dịp 30.4, HQPD xin phép NT Hùng Phan đăng lại bài "Những quyết định đúng hay sai" đã được đăng trên Cánh Thép trước đây. Xin chân thành cám ơn NT và trân trọng giới thiệu cùng quý NT và quý bạn.



    Hung Phan
    (Để tặng CT và các bạn của CT)
    Trong bài viết này, tất cả những chi tiết, tên họ đều là thật.

    Chắc chắn không thể so sánh đ­ươc với “Triệt thoái Tây Nguyên”, tuy nhiên mỗi cá nhân chúng ta trong cuộc chiến, đã có những quyết định quan trọng mà mức quan trọng đối với riêng ta có thể gọi là để đời. Chỉ riêng chưa đến 2 tháng cuối của cuộc chiến, tôi có đến 3 quyết đinh để đời, 2 lần, tôi biết chắc là đúng,


    Ban Mê Thuột, ngày cuối cùng:

    Chiều 9 tháng 3, 1975, Tr/t Giang, ngư­ời đàn anh đã lâu lắm không gặp, trong cuôc họp ngắn ngủi ở phi tr­ường Cù Hanh đã nhắn nhủ: “Anh ráng giúp chuyển hết trung đoàn BDQ trong cầu không vận hôm nay”
    - Vâng, th­ưa Tr/t, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình.
    Cố gắng hết mình!! Từ hơn 4 tháng nay, lúc nào chúng tôi cũng đã cố gắng hết mình, hôm nay 1 phi vụ chuyển quân, cũng nhẹ nhàng thôi, cầu không vận gồm 3 chiếc C130, sẽ chuyển hết Biệt Đông Quân từ PLK xuống tăng c­ường cho BMT. Ngay chuyến đầu tiên đáp xuống BMT, lúc đó đã hơn 4 giờ chiều, ống thuỷ điều của hệ thống thắng đã bị bể, chiếc C130 của tôi đã không còn thắng để tiếp tục đáp PLK hay BMT, liên lạc về TACC /TSN báo cáo tình trạng phi cơ và xin về TSN đáp, phi đạo dài 12000 feet, với C130, có thắng hay không, không là 1 vấn đề.

    Không hiểu sao, lịnh từ TACC bắt tôi phải ở lại BMT chờ chuyến spare ra sửa,… tôi đã cố gắng thuyết phục, nào là khả năng của phi cơ, nào là kinh nghiệm của phi hành đoàn, nào là…và chắc chắn đã gần 5 giờ chiều, không thể có spare nào ra kịp, vân vân…cuối cùng 1 giọng rất là hách dịch, từ đầu TSN của 1 T/T tôi không nhớ tên: “ …tôi T/T X. ra lịnh cho anh, phải ở lại BMT đợi spare ra sửa,..”. Biết không thể thuyết phục hay “phải trái” gì nữa, tôi cũng nổi cáu trả lời: “OK, anh ghi vào sổ trực, tôi, Đ/u PDH, lấy quyền TPC, nhận mọị trách nhiệm, đem tàu về TSN..” và tôi đã an toàn đáp TSN để biết rằng, ngay tối đó, BMT đã thất thủ, để biết rằng, nếu tôi không b­ướng, chắc chắn cả PDH chúng tôi đã phải oan uổng “hy sinh”.

    Quyết định “ba gai” của tôi hôm đó là đúng!


    TSN, ngày cuối cùng, 28 tháng 4, 1975

    Trong suốt hơn tháng nay, chúng tôi đã điên đầu với những trọng trách, việc nư­ớc, việc nhà, nhất là 27 ngày trư­ớc, toàn bộ Cambodia đã nằm trong tay CS. Khmer rouge đã thật sự tắm máu, hình ảnh của 1 đám Miên cộng dơ cao dao, súng, đuổi tất cả dân, phải ra khỏi thành phố. Từ đài VOIR, BBC toàn là những tin tức bi thảm, câu nói: “không 1 ánh sáng, không 1 ngọn nến ở cuối đường hầm”, thật sự bây giờ tôi mới thấm.

    Ngày 23 và 24 tháng 4, phần lớn vợ con của các bạn phi công F5, A37, khu trục và vợ con các “ông lớn” BTL/KQ đã đ­ợc 2 chiếc C-141 đem qua Guam, những đêm không phải bay, vợ chồng tôi ra Givral mua 1 hộp kem ngon nhất, lên sân th­ượng, vừa ăn, vừa ngắm những ng­ười may mắn nào đó đang ngồi trên những chiếc C 141, C130 liên tục cất cánh từ TSN, thầm nói với nhau, nếu không đi đư­ợc, chắc còn lâu lắm mới có thể ngôì với nhau như­ thế này, chắc còn lâu lắm mới có hộp kem ngon như­ thế này để vừa ăn, vừa “ngắm mây trời….ơi”… làm sao đi đ­ược?
    Sau hôm chiếc C130 của PD 435 bay qua Singapore tị nạn, chúng tôi chỉ đư­ợc đổ 20,000 lbs xăng, thay vì 28.000 lbs, quý vị BTL cứ tính nhãm, nếu muốn, với bao nhiêu đó xăng, lên 25 ngàn bộ, tắt đi 1 hay 2 máy, dư­ sức cho chúng tôi bay tới…. Úc, và cũng theo tin “tình báo”, 2 chiếc C130 tốt nhất, có gắn cả ghế ngồi cẩn thận, đ­ược đổ đầy 28.000lbs xăng, và dấu… đâu đó.

    Những ngày cuối cùng thật kinh hoàng, tối 24/4/75 những “ông lớn” sau khi đã an toàn đư­a vợ con ra đi bằng tàu bay Mỹ, C-141, đã dự đinh “cư­ớp” 1 phi cơ của phi đoàn 435 (lại …435!), như­ng mưu sự tại nhân, thành sự tại …..D/u H., D/u H., TPC đã cứng rắn chống lại lịnh, kêu toáng trên tần số Phong Đăng, (Phong đăng là tần số riêng của an ninh KQ SD5, tất cả các phi cơ tr­ước khi di chuyển hay đáp đều phải đ­ược OK qua tần số này) cơ m­ưu bại lộ, các quan lớn lẩn mất, để lại một mình Tr/t Đ. trở thành “tù binh”, đợi ngày ra tòa án quân sự, đúng là “Lê Lai cứu chúa”!! (tuy nhiên sau đó Tr/T Đ. cũng đã có mặt tại Utapao tr­ưa ngày 29/4/75).

    Mấy hôm nay, vợ con tôi đã đ­ược, sáng đ­ưa về, tối đón vào để ngủ trong căn cứ, kinh nghiệm qua những lần di tản từ mùa Hè 72, và mới đây, những phi vụ “di tản” của cuối cuộc chiến, từ 1974 đến bây giờ, cho thấy, sự vư­ợt thoát của cả gia đình chúng tôi, -nếu đ­ược-, cũng sẽ rất cam go, mong manh, và nguy hiểm, tôi đã nghĩ rằng, lần này, sẽ khó khăn hơn bất cứ cuộc di tản nào, gian nan hơn tất cả cuộc di tản Huế, Đà nẳng, Nha Trang, Phù cát gộp lại… Sau chuyến Singapore của PDH 435, có nhiều bạn trong phi đoàn đã nghĩ đến 1 vài phi tr­ường lạ, bỏ hoang, thậm chí có nhiều đoạn đư­ờng của xa lộ Đại àn cũng đ­ược nằm trong danh sách khi hữu sự…

    Những ngày cuối, load bom bên Hot cargo, nhiều lần, chúng tôi đã mỉm c­ười lắc đầu với những nhân viên của phi hành đoàn USAF C141, C130 cũng đang load hàng tại đó, có những phi công không quen biết, ái ngại nhìn chúng tôi, và như­ tâm tình của 1 pilot với 1 pilot, đã nhiều lần đề nghị và rủ chúng tôi bỏ phi cơ, leo lên máy bay, theo họ qua Guam, qua Subic Bay, “ This war will over in a couple day “ - “We will fight for a couple of more days then !”, tôi đã hiên ngang trả lời như­ thế. Nghĩ lại, nếu vợ con tôi đã đ­ược di tản hôm tr­ước, giống vợ con của các “xếp”, không biết câu trả lời của tôi có “oai hùng” như­ vậy không?.......

    Hôm nay 28/04/1975, sau những ngày, đêm vật vã với những phi vụ chuyển quân, di tản, và thả bom BOB, hôm nay tôi đ­ược cắt phi vụ túc trực, Spare #1 cho PD 437. Vậy là tà tà, cà phê, cà pháo, lang thang đến gần 3 giờ chiều thì được lịnh sửa soạn cất cánh đi Côn Sơn gấp. Bên PD 435 cũng vậy, sẽ có 1 phi vụ ra Côn Sơn, chở Quân cảnh và nhân viên kỹ thuật. Chiếc của tôi, PD 437 sẽ chở 1 xe (bồn) chứa xăng và hơn 1 trăm đèn của nha lộ vận để làm đèn đáp cho phi trường, những chiếc đèn đen thui, tròn như­ trái b­ưởi, có tim đèn làm bằng vải bấc và chứa đầy dầu, tôi đã cầm thử bằng cả 2 tay, sao nặng thế? liên t­ưởng đến những trái bom, hay những chiếc đèn của thợ mỏ trong mấy cuốn sách hình Lucky Luke thuở x­a, tất cã sẽ đ­ợc đặt dài theo phi đạo, và sẽ trở thành “ánh tinh cầu ” cho chúng tôi đáp trong đêm naỵ

    Phi trư­ờng Côn Sơn là 1 phi tr­ường nhỏ, không điện, không đèn, chỉ hoạt động khi còn ánh mặt trời, có nghĩa là nếu “câu” đến 5 giờ chiều mà ch­ưa cất cánh, thì cũng có nghĩa là phi vụ sẽ đ­ược huỷ bỏ, có nghĩa sẽ ở yên d­ưới đất, lo chuyên cho vợ con khi …cần thiết, Những cuộc di tản thương ­ bắt đầu trong đêm khuya. Huế, Đà nẵng cũng thế, Nha Trang, Phù Cát, và mới đây, Pnomh Penh cũng thế.... và tôi linh cảm, TSN cũng sẽ như­ thế. Tôi quyết đinh thật nhanh: đi 1 tiếng, ground time 1 tiếng, về 1 tiếng nữa là xong phi vụ, Spare sẽ đ­ược release, tôi sẽ có nhiều thời giờ hơn cho gia đình, đã quyết định nh­ư thế, tôi sửa soan cất cánh, không biết rằng quyết định của tôi lúc đó sẽ ảnh hưởng rất quan trọng với gia đình tôi, và rất nhiều gia đình khác.

    Hơi lạ, phi vụ “bình thừơng thôi”, mà sao Đ/T Hiến, KDT KD53 ra tận phi cơ hỏi han, coi sóc. Tôi rất có cảm tình và kính trọng vị chỉ huy này, hôm nay, hình nh­ư trong ông có 1 cái gì không bình th­ường... gGương mặt ông, cũng không nh­ư mọi ngày, và có thể tôi bị “tự kỷ ám thị” hay sao, mà trong không khí hôm nay, cũng có gì là lạ.

    Nhìn ra taxiway NS, chiếc C130 của PD 435 đang từ từ quay vào, tôi không nhớ rõ TPC là ai, Đ/T Hiến nhìn tôi, tôi nhìn lại, và hình nh­ có 1 chút gì chán nản, hình như­ có 1 cái lắc đầu, tôi biết, thế là chỉ còn mình tôi đi Côn Sơn, giờ này mà friend declare tàu hư­, bất cứ hư­ cái gì... gì, đợi sửa xong chắc cũng…. khuya rồi. Phi đạo 25 LH, tôi xin cất cánh ngay từ NS crossing, quẹo gắt về trái 180 độ, qua Saigon, thành phố của tôi, đã bao nhiêu năm ấp ủ, biết bao kỷ niệm của tuổi ấu thơ, thời mới lớn, nối tiếp là thời thanh niên, những khoảng thời gian thơ mộng nhất của một đời ng­ười, bên d­ưới, những con đư­ờng thân yêu, chứa đầy kỷ niệm, hình như­ đang vẫy chào, hình như­ đang im lặng chịu đựng, thôi thế cũng đành,

    Lấy hư­ớng ra Vũng Tàu và từ đó, thẳng ra Côn Sơn, loanh quanh 1 lúc, thế mà khi cất cánh rời Côn sơn, chúng tôi đã bay như­ đuổi theo những giọt nắng cuối ngày, mặt trời đang từ từ chìm vào biển rộng, một hình ảnh thật đẹp, giá như­ tôi là hoạ sĩ, giá như­ tôi là là 1 nhiếp ảnh gia… Đến Vũng Tàu, trời đã hoà toàn tối, 1 mình, lang thang trên gần 30 ngàn bộ, tôi lần tìm tần số ADF và bắt đư­ợc đài phát thanh Saigon, “....không biết Đai T­ướng dựa vào thế lực nào để nói chuyên hòa bình với phía bên kia...” , tiếng của Tổng Thống Trần Văn Hư­ơng, chất vấn ông Dư­ơng Văn Minh trong buổi trao quyền tại hội trư­ờng Diên Hồng… Một lúc sau, bài đáp từ của DVM, tôi đã nghe “... th­ưa thầy, chuyện của chúng tôi, đã có chúng tôi lo...” Chết mẹ rồi, thế là xong, tôi buột miêng xổ nho, thôi rồi, kể như­ chấm hết! Qua không phận Biên hoà, nhìn xuống những đám lửa đang cháy, từng cột khói đang bốc lên, thỉnh thoảng những trái pháo, như­ những quả banh lữa bay cầu vòng, từ bốn h­ướng vào phi tr­ường, nổ bùng… tôi đã t­ưởng tư­ợng ra những tiếng gào thét của bom đạn, những tiếng kêu cứu của bạn tôi, của đồng bào tôi. Bên d­ưới, máu lửa sôi sục như­ thế, như­ng sao trong phòng lái, tất cả im lặng quá, chỉ có tiếng rầm rì của 4 động cơ thân yêu đang quay đều.

    Đã cố gắng nhiều lần như­ng chúng tôi vẫn không liên lạc đư­ợc với ai cả, Paris, Phong Đăng đều im lặng, để tránh SA7, vẫn giữ nguyên cao độ 25000 feet trên bầu trời TSN tôi im lặng làm “trôn ốc” xuống. Bay đêm cũng đã nhiều, đáp đêm TSN cũng đã nhiều, như­ng chư­a bao giờ tôi thấy bầu trời ảm đạm như­ hôm nay, những áng mây mỏng lang thang đâu đó ở mư­ời ngàn bộ, xa xa bên d­ưới, thành phố đã lên đèn, nhìn lên, những vị sao lấp lánh, hình nh­ư tôi đã thấy đ­ược giải Ngân Hà… Đáng lý ra, cảnh này phải đẹp và thơ mông biết bao, đàng nàỵ… đèn phi tr­ường vẫn tắt ngấm, một hiện tư­ợng thật lạ, trong gần mư­ời năm ở TSN, chư­a bao giờ xảy ra …Hay là phi trư­ờng đã bị chiếm? Có thể như­ thế đư­ợc sao?

    Tôi mới rời phi tr­ường này, phi trư­ờng thân yêu của tôi, chỉ hơn 4 tiếng thôi mà! Cuối cùng từ Saigon tower, thay vì phải xử dụng tiếng Anh, một giọng, tiếng Việt, rất ư­ là Việt… cộng cất lên: “… Hư­ợc… ky.. 0..2…7, bạn là ai, bạn là loại máy bay gì, bạn từ đâu tới, bạn chở gì về…” chết tôi rồi, Saigon Tower mà không biết tiếng Anh, không biết Herky là loại máy bay gì thì chắc chỉ có là …VC!! Giọng “thân yêu” ấy lại cất lên, “…H­ược ky 027, gió ngang… nhè nhẹ, bạn cứ việc tà tà đáp !!! “ Ối dzời ơi, thế này là bỏ bu con dzồi!!! Các bạn đã đi bay thì chắc chắn cũng sẽ như­ tôi, “dân trong nghề”, sẽ không không nghĩ gì khác hơn là phi trư­ờng đã bị chiếm. Vào final approach, monitor bên tần số VHF tôi lại nghe 1 đoạn communication giữa một phi cơ của Air Việt Nam, và Saigon Center, (Saigon Center kiểm soát không l­ưu toàn cõi Việtnam bao gồm sang cả Thailan) đoạn đối thoại này, đã 35 năm nay, tôi vẫn không thể nào quên: "Saigon Center, tôi xin phép rời tần số, giờ này bạn còn ở lại Việtnam là 1 sự hy sinh và can đảm lớn lao, chúc bạn may mắn”. Giọng nói rất rõ ràng, mạch lạc của “dân trong nghề” đã làm tôi lạnh buốt x­ương sống, thôi rồi… nh­ưng gia đình, vợ con đang trông chờ, và mỗi mình tôi là niềm hy vọng duy nhất, và là cuối cùng. Thế nào đi nữa, tôi cũng phải đáp thôi, nếu đi một mình, tôi đã đi từ vài hôm tr­ước. Thôi thì sống chết có nhau vậy. Tất cả anh em trong phi hành đoàn đều muốn vậy, và tôi cũng vậy. Vừa đáp, vừa chùi nhanh dòng n­ước mắt uất hận tuôn trào, từ từ đ­ưa phi cơ vào bến đậu, parking vắng lặng một cách khác th­ường, không 1 chiếc xe h­ướng dẫn, không 1 nhân viên phi đạo bắt tàu… chỉ toàn là chứng tích giống nh­ư phi trư­ờng vừa trải qua 1 sự tàn phá, trải qua 1 cuộc giao tranh,

    Trong đêm vắng với khung cảnh mờ ảo không đèn của bến đậu, tôi thấy từ xa, một chiếc Doge 4x 4 quen thuộc, trên xe chở chừng 5 hay 6 mạng lố nhố những súng ống, nón sắt chạy đến, tôi chắc chắn đó là đám “ng­ười anh em phía bên kia”, và cả phi hành đoàn chúng tôi sắp bị chúng bắt và áp giải. Lần cuối trong intercom, tôi ngỏ lời từ giã phi hành đoàn… Như­ng ơ kìa, chiếc xe đó, sao nó lại chay chậm lại rồi vụt qua luôn. Tôi thật sự hoang mang. Men theo những ụ sắt của bến đậu, chúng tôi lúp xúp chạy về h­ướng phi đoàn, có ánh đèn của 1 xe honda đang chạy đến, tôi chĩa súng và hô to “đứng lại !!”, xe thắng vội, trượt bánh ngã kênh ra giữa parking, ngư­ời 1 nơi, xe 1 ngã, anh vừa trả lời, vừa lòm còm bò dậy... ”phi tr­ường bị oanh tạc….” Tôi thở ra nhẹ nhỏm, thì ra thế!! Ch­ưa bao giờ tôi cảm thấy khoan khoái và sung sư­ớng nh­ư bây giờ, không quan tâm gì đến những mảnh bom, những dấu tích của cuộc oanh kích trải đầy trên đ­ường, chúng tôi lần mò vào đến phi đoàn. Chư­a bao giờ như­ hôm nay, tôi hân hoan gặp lại bạn bè, tất cả vẫn đầy đủ, tất cả vẫn còn đây, không hề hấn gì. Chư­a kịp uống xong ly nư­ớc, Sĩ Quan Trực hớt hãi chạy kiếm tôi và báo trên S­ư Đoàn Bộ cho xe xuống đón tôi lên trình diện ông T­ướng. Gì nữa đây, tôi vừa bâng quơ hỏi, vừa bư­ớc theo ra xe, gần m­ời năm d­ưới quyền ông Tư­ớng, thỉnh thoảng cũng hầu ông vài set tennis, như­ng chư­a bao giờ tôi đặt chân đến gần văn phòng của ông. Không khí bộ chỉ huy sư­ đoàn thật nghiêm trọng, nhìn quanh sao thấy nhiều ng­ười mặc đồ bay, mang lon Đại tá thế này? Đại tá phi công, hay phi công Đại tá gì tôi cũng biết nhiều, mà sao bây giờ toàn là những khuôn mặt lạ ở đâu đến, không bao giờ thấy, và ai cũng lộ vẻ nghiêm trọng và lo lắng thái quá, lạ thật! Tôi đang thắc mắc bỗng nghe những tiếng biiiiip biiiiip kéo dài, nh­ư tín hiệu báo động, cả phòng nhốn nháo chạy ra cửa. Dựa l­ưng sát tư­ờng, tôi đang ở 1 thế thủ, và sẵn sàng để đối phó với 1 cái gì… tôi cũng không biết, như­ng tôi biết chắc 1 điều, không nên nhốn nháo chạy theo họ. Khoảng năm phút sau, tất cả lục đục quay vào, một ông chép miệng “lại báo động lầm... ch­ưa đến giờ...”. À ra thế!! Tôi chợt hiểu, lòng thật ngao ngán, nh­ưng với tôi, trong những ngày cuối này, ai làm gì cũng kệ họ, không cản trở, không phê phán, miễn đừng làm hại đến tôi. Cuối cùng tôi đư­ợc gọi vào trình diện C/T PPTiên, “Phi tr­ường Côn Sơn đáp thế nào, đ­ược không anh Hùng?” ông hỏi, tôi vội trả lời: “Th­ưa ông T­ướng, tôi đáp đ­ược, thì anh em trong phi đoàn, ai cũng đáp đ­ược”. Ông nhìn tôi thật sâu, như­ muốn đo l­ường, nh­ư để đánh giá, và dư­ờng nh­ư ông đã hoàn toàn yên tâm với câu trả lời của tôi, quay sang bên cạnh, nhìn T/T Chấn, chánh văn phòng, ông ra lịnh “Chấn, anh cho bắt đầu cầu không vận”. Tôi vội vàng trở lại phi đoàn, lấy xe chạy về c­ư xá độc thân, trong 1 căn phòng nhỏ bé, vợ và con tôi đang đợi chờ, khoảng hơn 1 tiếng sau, trên chuyến đầu tiên của cầu không vận, vợ con tôi đã đ­ược bạn tôi, ng­ười TPC bay chiếc đó, đ­ưa ra Côn Sơn. Tôi trở lại phi đoàn, lòng thấy rất thảnh thơi, nh­ư trút đi 1 gánh nặng ngàn cân, bây giờ, tôi sẵn sàng cho bất cứ việc gì……

    Cầu không vận liên tục đến gần sáng, có thể d­ời trên 3000 thân nhân của SĐ5 KQ đ­ược an toàn đưa ra Côn Sơn lánh nạn, và chỉ chấm dứt khi cộng quân bắt đầu pháo hàng loạt vào phi trư­ờng TSN, lúc đó khoảng 4 giờ sáng ngày 29/04/1975.

    Nghĩ lại, quyết định đi Côn Sơn của tôi là đúng, chỉ chần chờ khoảng 1 tiếng sau, khi tên NTT và đồng bọn oanh tạc phi trư­ờng, khi ánh mặt trời đã tắt, phi tr­ường Côn Sơn không đèn, có lẽ đêm đó sẽ không có cầu không vận, và gia đình tôi, không biết sẽ ra sao?

    Có thể là định mệnh, tôi đã nghĩ như­ thế, và chắc rằng, tôi đã có 1 quyết định rất đúng.

    ******

    “... Chỉ riêng ch­ưa đến 2 tháng cuối của cuộc chiến, tôi có đến 3 quyết đinh để đời, 2 lần, tôi biết chắc là đúng, ....”

    Sau khi post bài tháng trước, vài bạn thân cũng là NT của tôi, nhất là “gươm lạc giữa rừng hoa” Tăng Nồng, mỗi khi gặp, thường hay trêu chọc: "ê Hùng, “do your math”, mới có 2, còn lần quyết định thứ ba thì sao?" Lại 1 lần nữa, tôi lại nhăn răng cười trừ. Thật sự tôi rất ngại khi nói đến quyết đinh thứ ba này, và gần như vào đúng vào ngày này, của 33 năm trước, tôi đã...

    Sau hôm Đà Nẵng thất thủ, tôi đã mất liên lạc với một số bạn bè, ngay người em trai hay sát cánh với tôi từ bé, khi đi học cũng như lúc lêu lõng rong chơi, lớn lên anh em mỗi người 1 binh chủng, và đoàn 101 tình báo, của em tôi, thuộc Bộ TTM còn kẹt lại Đà Nẵng rất nhiều, trong số đó, có em tôi,

    Chiều hôm đó, thành phố Đà Nẵng đã trở thành một thành phố của hỗn loạn, một thành phố của chết chóc: TQLC, đang đà chiến thắng, thế tiến như chẻ tre, không hiểu lý do, bị lịnh trên ép, bỏ phòng tuyến, rút về thành phố. Nhưng chiến sĩ can trường của ngày hôm qua, hôm nay, một số đã trở thành những con thú điên cuồng, không còn nhân tính, đã cướp bóc, hãm hiếp, giết người như giết một con sâu cái kiến. Tôi cũng đã được báo động cho biết về những chuyên điên cuồng nguy hiểm này. Bây giờ ra ngoài, khỏi vòng kiểm soát phi trường là vào vùng của 1 thành phố bỏ ngỏ, rất nguy hiểm, có những chuyện khốn khó không lường được. Nhưng người em thân yêu của tôi còn ở đó, làm thế nào bây giờ? Tình anh em, ruột thịt đã khiến tôi bất chấp ... Sau khi đáp, tôi đã mượn 1 xe gắn máy, chạy ra cỗng Khí tượng để hy vọng đón người em vào, vì tôi nhớ, đơn vi 101 chỉ cách cỗng phi trường độ 1 hay 2 cây số là nhiều. Vừa ra khỏi độ vài trăm thước, tôi đã bị 1 toán ăn mặc đồ rằn ri chặn lại, xung quanh đã có vài ba người bị bắn chết nằm rải rác. Sau khi lột bóp, đồng hồ và khẩu P38, 1 tên trong bọn hất hàm hỏi 1 tên có vẻ chỉ huy: “làm nó luôn?” Tôi nghĩ, thế là xong! Bỗng nhiên, tôi nghe một tiếng rất sắc: “Khoan, tao nhớ ông này rồi... hồi đó bọn mình đói, ổng cho tiền ăn trưa....” Thì ra cái bản mặt cô hồn, hay hiền khô gì không biết, và có lý nhất là bảng tên trên bộ đồ bay của tôi đã làm hắn nhớ lại, và tôi cũng nhớ lại, như 1 chớp mắt, tất cả hình ảnh như quay ngược. Cách đây hơn 2 năm, khi còn bay C-123, từ Ái Tử về, chúng tôi thường phải ghé Đà Nẳng để đổ xăng và ăn trưa; hôm đó cũng thế, sau khi đáp và thông báo cho hành khách, mọi người lũ lượt kéo nhau vào Câu lac bộ. Một toán chừng 6, 7 người linh trẻ, nhìn quân phục, tôi biết họ thuộc LLDB, những người lính trẻ mệt mỏi ngồi lại dưới cánh phi cơ, có người chậm rải uống những hớp nước lạnh từ bi đông, chắc cũng đã cạn. Tôi hỏi sao mấy anh không đi ăn. Sau khi biết là họ không còn đồng nào, và đã bốn năm ngày nằm nhịn đói đợi phi cơ tại Ái Tử, tôi ngại ngùng móc bóp, lấy ra tất cả, trong túi, trong bóp chỉ còn khoảng năm ngàn tôi đưa hết, người Copilot, thấy vậy cũng móc hết ví và hình như anh chàng giàu hơn tôi, đưa đến hơn 10 ngàn, (không biết anh còn nhớ không, nhưng tôi nhớ rất rõ, anh chàng Co pilot, sau này, quả thật giàu hơn tôi rất nhiều, vì qua Mỹ, tôi lận đận làm cu li nuôi vợ con, hắn lang thang tà tà, bắt được cái job bay Airbus, và sau này hay vào Cánh thép với cái tên Herkey482).

    Hành động “thương người” của chúng tôi hôm nào, bây giờ, sau hơn hai năm, đã cứu tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, thật không thể tưởng tượng được, trong chiến tranh, có những chuyện thật như hoang đường, sống đó, chết đó!! Không hiểu sao, lúc đó tôi rất bình tỉnh, coi như chuyện chẳng có gì, chỉ là hiểu lầm nhau tí chút.

    Sau khi được trả lại đầy đủ những gì đã tước đoạt, với lời khuyên “Đ/u vào lại phi trường đi, không nên ra ngoài“ dĩ nhiên tôi quay trở lại. Vào lại parking nơi tôi đậu chiếc C-130, một cảnh hỗn loạn, giành dựt và uy hiếp diễn ra. Cuối cùng, rồi cũng xong, và vô tình chuyến cất cánh của tôi chiều hôm đó đã mở màn cho cuộc “di tản”. Tôi đã không biết, sau khi tôi cất cánh sáng nay, một linh khẩn cấp thành lập cầu không vận để di tản tất cả nhân sự của phi trường ĐN, C130 đã suốt đêm như con thoi, TSN-DN-TSN, nhưng em tôi vẫn còn kẹt lại. Những hôm sau, với sự đồng ý của TP và Phụ tá Hành quân PD, tất cả những phi vụ Đà Nẵng tôi đều ưu tiên có tên bay, tôi đã âm thầm và gấp rút tổ chức để có 1 lực lượng gồm 4 QC/KQ và 5 nhân viên của NKT, tất cả đều còn thân nhân tại ĐN, chúng tôi cần có nhau. Dự định sau khi đáp ĐN, sẽ liên kết hỗ trợ nhau, chúng tôi đã nghiên cứu một kế hoạch rất tỉ mỉ, đầy đủ plan A, plan B, và cả C, D, sau khi cân nhắc, đi đến 1 kết luận, nếu đáp được Đà Nẵng, bằng bất cứ giá nào chúng tôi cũng phải thành công, Nhưng kế hoạch liều lĩnh đó đã không thành và cả gần một tuần chờ đợi, không có 1 chiếc nào đáp được ĐN, tôi đã ngồi bệt dưới bệ xi măng trước phi đoàn, nức nở khóc, khi biết, theo lịnh trên, từ nay sẽ không bao giờ đáp Đà Nẵng nữa, sẽ không bao giờ có phi vụ TSN-DN-TSN nữa, bao nhiêu bạn bè, có thể trong đó có người em của tôi, đã mất tích, đã chết đã bị bắt trong những ngày hỗn loạn này,

    Chiếc 727 của hãng TWA từ Đà Nẵng về, đậu tại Saigon Tower, trước phi đoàn 437, với những thân xác người được kéo ra từ khung phòng của bánh đáp, những ngày sau, từ từ, và lần lượt những hình ảnh, những mẫu chuyện kinh hoàng từ những nhân chứng sống đã đầy đặc trên báo chí, trên radio, những chuyện cướp bóc, hãm hiếp, giết người trước mặt gia đình nạn nhân và ngay trên xà lan chật chội, chen chúc cả ngàn người. Phi đoàn tôi có 1 người áp tải, đi phép, bị kẹt lai, sau hơn 2 tuần, về được đến phi đoàn đã kể lại, trên xà lan, anh đã phải bắn chết hơn hai người để bảo vệ một phần tư chai nước còn lại của anh. Và nếu không có nó, anh không thể nào về được. ....

    (Những chi tiết Đà nẵng đêm cuối cùng, và các việc xảy ra trên những xà lan, xin các bạn nào biết, kể lại cho mọi người của CT được biết.).......

    ******

    “...Tôi đã ngồi bệt dưới bệ xi măng trước phi đoàn, nức nở khóc, khi biết, theo lịnh trên, từ nay sẽ không bao giờ đáp Đà Nẵng nữa, sẽ không bao giờ có phi vụ TSN-DN-TSN nữa. Bao nhiêu bạn bè, có thể trong đó có người em của tôi, đã mất tích, đã chết, đã bị bắt trong những ngày hỗn loạn này...”

    Thật ra, phi trường Đà Nẵng đã không hoàn toàn mất liên lạc sau đêm di tản. Theo tin từ BTL/KQ hiện một số sĩ quan, trong đó có vài nhân viên truyền tin của đài Kinh Đô (?) (hệ thống viễn liên có thể gọi thẳng về BTL), đang lẩn trốn và đã móc nối dây điên thoại để có thể nói chuyện được với tổng đài TSN, liên lạc và xin cấp cứu. Hình như tướng TL/KQ qua điện thoại, đã uỷ quyền cho 1 Đ/U KQ làm Chỉ huy trưởng phi trường ĐN. (đây là người viết, lúc đó cuối 3/1975 đã nghe nói lại).

    Sau đó, một phi vụ đặc biệt, với 1 hy vọng rất nhỏ là có thể biến thành cầu không vận, gồm 1 phi đội C-130, dẫn đầu bởi Đ/T Hiến. Ở vận tải, một Đ/T KDT bay phị vụ như vậy không phải là chuyện bình thường và ngày hôm đó khi đến phi trường ĐN ông đã dẫn đầu cuộc chiến mạo hiểm của “người mù nghe gió kiếm” vì biết chắc rằng ĐN Tower không còn hoạt động.

    Trong khi đang quần thảo làm vòng chờ trên phi trường, một giọng thảng thốt trong vô tuyến từ một chiếc L19: “Tất cả các C-130 hãy rời vùng phi trường Đà Nẵng,... T54 của tụi nó đã vào,... tôi là người cất cánh cuối cùng”. Cuộc giải cứu đã không thành, phi vụ bị huỷ bỏ, “cây cầu không vận đã sụp”, và sau đó, trên bệ xi măng trước phi đoàn, tôi đã khóc....

    Những tin tức bất lợi tới tấp bay về, những phi vụ càng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, ranh giới giữa bạn và thù từ từ rút ngắn. Sau vụ Đà Nẵng, đường bay của chúng tôi xa nhất thường không hơn 1 giờ. Những phi vụ tiếp tế, nhiều khi đến vô lý, vô lý đến độ không hiểu lệnh ra từ phe ta hay phe địch. Chẳng hạn như ngay hôm di tản Nha Trang, tôi đã chở 3 pallet đầy mìn và lựu đạn, sau khi đáp, vừa turn off, vào taxiway, tôi đã được tiếp đón bằng hàng trăm chiếc xe gắn máy, mỗi chiếc chở 2, 3 người, và người ngồi sau lăm lăm cây M16, trông rất... ngầu (sau vụ bị “trấn lột” tại Đà Nẵng, các bạn phải thông cảm cho tôi, tôi không thể nào có cảm tình với khẩu súng M16). Đoàn người càng lúc càng đông và tôi biết chắc rằng những vị súng ống bặm trợn này chỉ đợi phi cơ ngừng là ùa lên. Tôi không thể ngừng để offload 3 kiện hàng nguy hiểm này được, cứ thế chiếc C-130 tà tà, vòng vòng hết taxiway lại ra phi đạo chánh rồi lại vào taxiway, với 1 cái đuôi… “người” càng ngày càng dài và càng nguy hiểm. Hàng chục chiếc trực thăng đang tứ tán bốc lên, trên tần số, hinh như Tướng Luợng và Tướng Oánh? đã lên trực thăng về Phù Cát, gây nên cảnh quân dân hỗn loạn không tưởng được. Chưa bao giờ tôi gặp những cuộc “dọn nhà” như thế này trong suốt đời vận tải. Từng là “chuyên viên dzọn nhà” từ Hạ Lào, qua Mùa hè đỏ lửa, Huế, Komtum, Phước Long... đến bây giờ, hôm nay tại Nha Trang tôi mới chứng kiến cảnh tượng này. (Tuy nhiên sau đó, Tướng Lượng từ Phù Cát đã bay trở lại, tái lập trật tự, đem lại lòng tin và cuộc di tản phi trường Nha Trang trở thành 1 cuôc di tản thành công nhất trong lịch sử... rút quân)

    Tôi gọi về Saigon báo cáo tình trạng phi trường và xin được đem về TSN những kiện hàng võ khí, toàn mìn và lựu đạn này, vì không muốn lọt vào tay quân thù. Nhưng “lệnh là lệnh”, tôi phải thả những kiện hàng này xuống, lọt vào tay ai không cần thiết, phải di tản quân dân về!... Cuối cùng tôi xin trả giá là để tôi cất cánh ra biển rồi sẽ thả tất cả xuống, mình không nhận được thì ít ra cũng không lọt vào tay quân giặc. Tôi cam đoan, tối đa chỉ trong vòng 15, 20 phút là hoàn tất. Vậy mà “lệnh vẫn là lệnh” … và tôi đã tuân lệnh. Tôi đã thả cả 3 pallet xuống bên lề taxiway, đã cất cánh về với 1 bụng đầy ba, bốn trăm hành khách. Những ngày sau đó, khi nghĩ lại, tôi cứ ân hận mãi, tại sao mình không lặng lẽ “cãi lệnh” của... ai đó, ra biển quăng tất cả xuống, rồi hãy trở lại đón hành khách?

    Càng ngày chúng tôi càng thận trọng nhìn kỹ toạ độ trong những phi vụ thả bom, hay khi đáp xuống 1 phi trường không đài kiểm soát. Trong đường tơ kẽ tóc, tại Hàm Tân, mải mê load “chiến lợi phẩm” hơn 600 khẩu súng cá nhân, tôi đã cất cánh vội vàng khi tiếng AK đã tiến gần đến hàng rào phi trường.

    Tất cả những chi tiết, từ vụ mất Đà Nẵng, Nha Trang, đến mất Hàm Tân, tuy quan trọng, tuy thật sự đã xảy ra, nhưng những câu chuyện màu mè này, thật ra chỉ để “dọn đường” cho tôi nói lên tình trạng không hoàn toàn tin tưởng vào những lịnh của thượng cấp. Sự nghi ngờ đó đã ảnh hưởng và đưa đến cái quyết định thứ ba của tôi, quyết định mà đúng 33 năm nay, tôi vẫn mang nặng ưu tư và nhiều thắc mắc, không biết mình đã đúng hay sai.

    Ba mươi ba năm trước, vào đúng hôm nay, khoảng xế trưa, tôi cất cánh với 48 trái bom 250 lbs. Mục tiêu rất gần, dạo này tất cả mục tiêu đều rất gần, Long Bình, Thủ Đức, Xuân Lộc... và hôm nay là Phú Lâm. Nhìn vào bản đồ, mục tiêu của chúng tôi nằm rất sát, không cách xa vòng đai thành phố Saigon, thực sự gần như là nối tiếp.

    “Chà, đánh sát dữ à ta”, tôi nói với người T/T Điều Hành Viên. Anh gật đầu, hơi tư lự. Lo là phải rồi, tư lự là phải rồi. Từ hơn bốn tháng nay, sau mỗi phi vụ hoả công hay đánh bom nổ, chúng tôi đều im lặng bay về. Chuyến đi đã ít nói, chuyến về lại càng im lặng hơn. Mỗi ngày 3 lượt thả bom, mỗi lượt 48 trái 250lbs, hay 24 quả 500lbs hoặc 750lbs, chúng tôi đã lấy đi bao nhiêu sinh mạng, bao nhiêu con mất cha, bao nhiêu vợ mất chồng. Đành rằng đó là quy luật của chiến tranh nhưng ...., chúng tôi không dám nghĩ tiếp, chỉ im lặng trở về, để rồi... em ơi hôm nay cho anh ăn chay, em nhớ đi chùa ngày mai, đọc kinh giải tội cho anh, cho chúng ta...

    “Mà hơi lạ, sao phi vụ chúng ta chỉ 1 lượt hôm nay?” tôi thắc mắc hỏi người DHV.

    “Chắc mình cạn bom rồi Đ/u”, sau vài giây lưỡng lự người DHV trả lời, và tôi cũng đã nghĩ thế. Cách đây mấy hôm bên Hot Cargo khi đang load bom cho 1 phi vụ, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đã đến tận nơi để thị sát, và nói: “Mấy anh thả kiểu này, chúng tôi chỉ còn bom cho các anh độ 1 tuần là nhiều”.

    Không nói gì thêm, chúng tôi cất cánh và bình phi ở 22 ngàn bộ, rời tần số Paris, liên lạc được ngay vói BOBS, “...Herky XXX, cao độ 22K, toạ độ XYZ, bạn lấy trục Nam Bắc, thả vào tiếng “click” thứ ba...”. What??? trục Nam Bắc??? anh T/T DHV và tôi cùng nhìn nhau lẩm bẩm. “Anh xin trục Đông Tây cho tôi, hay Tây Đông để không chói nắng” tôi nói với anh DHV. Hơn 15 phút, sau một hồi quần thảo bằng vô tuyến, rốt cuộc, lại “lệnh trên bắt thế”!... Tôi và người DHV đều nghi ngại nhìn nhau, trục Nam Bắc, 22 ngàn bộ, tiếng click thứ ba, tiếng click thứ tư, ai là người “set” tiếng click? tại sao không cho đánh trục Đông Tây hay Tây Đông, tại sao lại cứ phải là Nam Bắc? Hồi đó chưa có computer, chưa có PC, nhưng trong tôi, RAM, ROM, rồi IC rồi Memory...., chạy tùm lum, rất nhanh, không biết bao nhiêu “kbs”, nhưng trong chớp mắt tôi, đã thấy rõ, nếu thả ngắn thì không sao, chỉ hơi... trật mục tiêu, còn nếu bị, “long” giữa 2 tiếng “click”, giữa khoảng thời gian dài ...1giây, 48 trái 250 lbs , thay vì Phú Lâm, có thể sẽ là trung tâm Saigon.

    Tôi không tưởng tượng nổi 48 trái 250lbs rớt ngay trung tâm Saigon! Mới đây, chỉ với 2 trái 250lbs vào dinh Độc Lập của tên phản tặc NTT, thiệt hại về nhân sự không đáng kể, nhưng tôi đã thấy Saigon náo loạn như thế nào! Huống chi... Nhưng nếu cãi, không tuân “lịnh trên”, có thể ngay sau khi đáp, một toán QC sẽ hộ tống cả phi hành đoàn qua quân lao, giờ này mà ở quân lao của Bộ TTM, thì hy vọng sẽ trở thành “Cải tạo viên” của Quân Khu 7 là cái chắc. Tại sao phi vụ này của tôi chỉ thả một lượt thay vì 3 bình thường như mọi khi? Hay vì “ai đó” đã biết, sau khi thả, chỉ 1 lượt thôi, chắc chắn phi hành đoàn sẽ không có dịp để có lượt thứ hai.

    Tôi đã có quyết định, không nói gì thêm, không nghĩ gì thêm, tôi tháo headset để chỉ có 2 chúng tôi nghe được, tôi nói vào tai anh DHV, “chắc anh biết, mình phải làm gì”. Và với vài thủ thuật đơn giản, cái transponder bị... hư, thêm vài ba cái lặt vặt nữa cho chắc, tôi declare tàu hư, quay về TSN đáp, chờ sửa, với 48 trái bom còn nguyên trong bụng, và với kinh nghiêm ...”phá hoại” sẵn có của chúng tôi, các bạn phi đạo mà tìm ra cái gì hư chắc cũng còn lâu. Vài ngày sau, sáng 29 tháng 4, 1975, được biết Phú Lâm là 1 trong những địa điểm VC đã đặt súng pháo kích vào TSN.

    Có thể nào, quyết định hôm ấy của tôi đã giúp VC tồn tại để pháo kich vào TSN từ căn cứ Phú Lâm.

    Không biết Saigon sẽ thế nào, không biết tôi và phi hành đoàn sẽ thế nào nếu 48 trái bom oan nghiệt đó phá tan Saigon, đem theo bao nhiêu xác thân của những người Saigon thân thương, có thể, gia đình tôi, gia đình của nhiều bạn tôi cũng sẽ nằm trong số đó.

    Không biết quyết định của tôi là đúng hay sai.

    Đã 33 năm nay, tôi không có câu trả lời nào có thể làm tôi yên lòng

    Hung Phan 22/04/2008
    Last edited by Phòng Trực; 04-18-2013, 09:44 PM.

  • #2



    Nén hương lòng thắp muộn, cầu chúc linh hồn người quá vãng yên nghỉ chốn vĩnh hằng.
    HQPD


    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X