Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Trận Đánh Cuối Cùng

Collapse
X

Trận Đánh Cuối Cùng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Trận Đánh Cuối Cùng

    TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
    (Friday, April 12, 2013 3:49:29 PM)
    Ðào Vũ Anh Hùng/Người Việt Utah

    Ngày 13 tháng 6, 1996, hãng thông tấn Reuter đánh đi một bản tin về Nguyễn Thành Trung, phi công A-37 của Không Lực VNCH đã lấy máy bay xạ kích dinh Ðộc Lập và hướng dẫn hai chiếc A-37 khác đánh phá phi trường Tân Sơn Nhất chiều ngày 24 tháng 4, 1975, ngày hấp hối của miền Nam Việt Nam.



    Di tản ngày 29 tháng 4, 1975, tấm hình tác giả chụp từ trên cockpit của chiếc trực thăng
    cảnh phu nhân tác giả đang bế cháu thứ nhì, Quỳnh Hà, 11 tháng tuổi
    cùng một vài bạn đồng đội chở ra đáp Ðệ Thất Hạm Ðội buổi trưa ngày 29 tháng 4.

    Bản tin cho biết, Nguyễn Thành Trung, phi công chiến đấu của KLVNCH được huấn luyện tại Hoa Kỳ từ năm 69 tới 72, là hoa tiêu trưởng phi cơ của Hàng Không Việt Cộng, năm 1995, đã lái chiếc Boeing 767 chở tên chủ tịch nhà nước Lê Ðức Anh qua New York dự ngày kỷ niệm thứ 50 của Liên Hiệp Quốc. Trả lời cuộc phỏng vấn của thông tín viên Reuter tại Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung kiêu hãnh nói, “Năm ngoái tôi bay trở lại Hoa Kỳ, đến Nữu Ước bằng chiếc phi cơ này, đáp tại phi trường Kennedy với máy bay riêng của chúng tôi, mang huy hiệu và sơn cờ riêng của chúng tôi, đến thẳng đất Mỹ!” (Last year, I flew back to America, to New York, in this aircraft, with our logo, with our flag, to the American land, he says proudly - Reuter).

    Nguyễn Thành Trung, tên Việt Cộng nằm vùng được địch gài trong hàng ngũ chúng ta. Trung đã góp phần gây hoang mang, làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của quân dân miền Nam, gián tiếp đầy đọa, giết hại anh em đồng đội trong các trại tù cải tạo để đổi lấy vinh thân, được Việt cộng tưởng thưởng công lao phản nghịch đó bằng địa vị hôm nay.

    Cuộc oanh kích dinh Ðộc Lập và sau đó, phi trường Tân Sơn Nhất chiều 28 tháng 4, 1975 của năm chiếc phi cơ A-37, đã được Việt cộng tuyên dương như một chiến tích anh hùng. Hàng năm, đến ngày 30 tháng 4, báo chí của chúng đều nhắc đến cái gọi là “thành tích lịch sử” của Phi Ðội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung dẫn đầu với một phi công A-37 khác của Không Lực VNCH là Trần Văn On, cùng bọn giặc lái Việt cộng Từ Ðể, Mai Vượng, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng. On và Xanh là hai phi công VNCH, tù binh bị Việt cộng bắt ở Ðà Nẵng, ép buộc phải thi hành công tác huấn luyện cấp tốc cho giặc lái MIG Việt cộng, để theo Nguyễn Thành Trung bay vào đánh Saigon.

    Bài tường thuật đăng trên tờ Lao Ðộng của Việt cộng xuất bản ngày 2 tháng 5, 1996 cho biết Phi Ðội Quyết Thắng do Nguyễn Thành Trung bay ở vị trí số một, vừa là chỉ huy “Biên đội” (Phi đội), vừa là người dẫn đường. Bay số hai là Từ Ðễ (con trai giáo sư Từ Giấy, Ðại học Tổng Hợp Hà Nội), hiện đeo quân hàm Ðại tá ở Bộ Tham Mưu Không Quân Cộng sản. Bay số ba là Nguyễn Văn Lục, Phó chỉ huy Biên đội. Số bốn là Hán Văn Quảng, hiện là Ðại tá Sư trưởng Sư đoàn Không Quân của chúng. Máy bay số năm có hai người: Mai Vượng, quê ở Diễn Châu, Nghệ An (đã chết năm 1976) và Trung úy phi công “Ngụy” Trần Văn On.

    Bọn giặc lái Việt cộng (Lục, Ðễ, Quảng, Vượng) từ trước đến nay chỉ quen với máy bay MIG-17 của Nga, chưa từng biết tới A-37 của Mỹ bao giờ. Giặc lái Việt cộng vào Ðà Nẵng từ ngày 22 tháng 4, 1975 để học lái A-37 cấp tốc trong vòng năm ngày. Nguyễn Văn Lục cho biết y chỉ bay tập được ba chuyến trong năm ngày đó. Lục nói, “Các bộ phận điều khiển của máy bay A-37 toàn là tiếng Anh, anh em chúng tôi nhờ người dịch ra tiếng Việt, rồi cắt giấy dán đè lên tiếng Anh để biết mà xử dụng...”

    Tư Lệnh Không Quân Việt cộng thời đó là Lê Văn Tri, thiếu tướng, đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho bọn Lục. Y khoe, “Sau chiến thắng trở về, đồng chí Ðinh Ðức Thiện gặp chúng tôi, nói rất vui, “Chúng mày rất giỏi. Lính tao chuyển loại xe ô-tô cũng phải mất năm ngày, huống gì là máy bay của chúng mày... Giỏi, giỏi lắm!”...

    Cái “giỏi lắm” của bọn giặc lái Việt cộng Từ Ðễ, Nguyễn Văn Lục, Hán Văn Quảng là cái giỏi... “nói phét”! Việt cộng tổ sư nói phét không biết ngượng là gì trong bất cứ ngành nghề, giai cấp nào của chúng. Tên tướng Không quân Việt cộng xuất thân từ giới lơ xe đò Ðinh Ðức Thiện khen ngợi bọn Lục “giỏi lắm” chỉ là thói quen “mèo khen mèo dài đuôi” của bọn “đỉnh cao trí tuệ” mà anh em tù cải tạo ai cũng biết. Việt cộng làm gì cũng tự cho là giỏi. Không thấy ai khen, chúng tự vỗ tay khen chính mình, khen líu lo nồng nhiệt không biết ngượng thì cái chuyện anh Thiện khen em Lục chẳng có gì là lạ!

    Ðể biết rõ cái “giỏi lắm” của những chiến sĩ “người lái anh hùng” nhãn hiệu Vi-Xi thế nào, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi đọc truyện ngắn “Trận Ðánh Cuối Cùng” của văn sĩ Hữu Mai viết ca tụng “anh hùng” Nguyễn Thành Trung và các đồng chí giặc lái Vi-Xi của y một cách trơ trẽn vô duyên trong tuyển tập “Văn 1957-1982” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số kỷ niệm lần thứ 25, xuất bản năm 82, để thấy trình độ nói phét của Vi-Xi nó “siêu” đến chừng nào mà cười đau khóc hận cho vận số hẩm hiu đất nước...
    ***
    Hữu Mai mở đầu “Trận Ðánh Cuối Cùng” bằng câu “Một ngày thật dài...” Y cho biết buổi sáng hôm đó còn ở Gia Lâm, có lệnh đi công tác ngay bằng chiếc IL-18. Ði người không và một giờ sau đáp phi trường Ðà Nẵng. Hữu Mai viết theo thể văn tự thuật, dùng chữ “chúng tôi” nên người ta có thể hiểu y chính là một trong những tên giặc lái Vi-Xi được cử vào Nam làm cái “Mission Impossible” này và viết bài tường thuật. IL-18 là phi cơ vận tải như C-47 của Không Quân miền Nam. Y nói “lần này chúng tôi đi công tác người không” - chắc là cho nhẹ, để chuyến về còn chở theo chiến lợi phẩm “hia” được của miền Nam “phồn vinh giả tạo.” Có lẽ bọn y không mang theo cả vỏ cau khô đánh răng, khăn mặt hay cơm nắm muối vừng làm chi cho nặng. Hữu Mai chắc ăn, không cần bắt chước đàn anh Khổng Văn Tuyết ngày xưa.. tay đôi không chiến với máy bay “Con Ma” (Phantom) hay “Thần Sấm” (Thunderbolt) của đế quốc Mỹ xâm lược. Anh hùng Khổng Văn Tuyết bay phi cơ MIG đem theo cơm nắm muối vừng, một ấm nước vối và cả cái điếu cầy lên trời, tắt máy phây phả nằm gác chân chữ ngũ mai phục trong mây, đợi từ sáng tới chiều cho khỏi tốn xăng, khi thấy phi cơ Mỹ tới là mở máy nhào xuống bắn hạ cái một...!

    Bọn giặc lái Vi-Xi hạ cánh xuống phi trường Ðà Nẵng sau một giờ bay. Sân bay Ðà Nẵng “rộng và dài hun hút” được Hữu Mai mô tả là “siêu cấp,” hơn gấp bội phi trường Gia Lâm của miền Bắc anh hùng. Cái phi trường Gia Lâm của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ðộc Lập Tự Do Hạnh Phúc, theo lời cậu Trác “Thuốc Lào” phi công C-130 kẹt lại, đã từng bay chở cán bộ, bộ đội Vi-Xi từ Bắc vào Nam công tác và chở đồ thổ phỉ gồm cả kẽm gai, tôn gỗ và... ghế đá công viên từ Nam ra Bắc; sau còn được trưng dụng dạy bay và dạy Ðịa huấn cho bọn giặc lái Việt cộng trước khi “thầy” bị cho đi tù cải tạo. Hồi vượt biển qua Mỹ, cậu Trác đã kể lại với kẻ hèn này rằng:
    - Phi trường Gia Lâm vắng như nghĩa địa bỏ hoang, cỏ tranh mọc cỡ đầu người... Tớ đáp xuống, thấy bộ đội lũ lượt từng đoàn vác liềm vào cắt cỏ tranh rồi gồng gánh đi ra... Sau đó lại một bầy dân chúng kéo vào mót những đám tranh còn sót lại! Phi trường này cũng như phi trường Bạch Mai không có đài Kiểm soát Không Lưu. Mỗi lần có máy bay ngoại quốc đến, chúng nó mướn một thằng Air Traffic Control người Nhật nói tiếng Anh vào hướng dẫn cho phi cơ đáp hoặc cất cánh xong rồi về.

    Nên chi nhìn thấy phi trường “siêu cấp” Ðà Nẵng, bọn pilot Việt cộng cứ nghệt mặt ra. Hữu Mai cho biết, “Ngay sau khi đáp xuống Ðà Nẵng, có đồng chí tham mưu trưởng đứng đợi bên chiếc A-37 sơn màu vằn vện, hình thù dữ dội, giống như một con thú rừng chưa thuần hóa.” Ðàn anh ra lệnh cho các đàn em tập buồng máy ngay, “chỉ có từ ba đến năm ngày chuẩn bị.”

    Màn tập tành “ba đến năm ngày” này quả là chuyện phong thần. Nhưng ai không làm được chứ Vi-Xi cái gì mà làm không được? Không làm được bằng chân tay, trí óc, các con làm bằngà mồm! Hữu Mai viết, “Nếu trước đây có ai nói như vậy thì đó là nói đùa. Trong chiến tranh, những lần chuyển loại máy bay gấp gáp nhất cũng phải mất ba tháng. Không thể đùa với máy bay. Ở trên không, không có điều kiện để rút kinh nghiệm cho những sai lầm...”

    Nói vậy cho nổi bật cái khả năng thần thánh của con người cộng sản ”siêu cấp” và để bọn Ngụy nghe mà sợ chơi. Câu nói trên là áp dụng cho việc chuyển loại phi cơ cộng sản thôi đấy, mà cũng cần tới ba tháng là tối thiểu. Vậy mà các “đỉnh cao trí tuệ” chỉ cần từ ba tới năm ngày, nghe phát rét. Huống hồ bọn giặc lái Vi-Xi tiếng Anh tiếng U không biết một mẩu, ngoài ba tiếng “oẳn tù tì“à! Hữu Mai viết, “Mỗi feet bằng bao nhiêu đơn vị đo lường của ta nhỉ? Làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái để khỏi phải nhớ các công-tắc, các đồng hồ bằng vị trí của chúng?...”

    Cái này phải hỏi cậu Trác Thuốc Lào, tự nhà văn KQ Trác Vũ. Cậu Trác Thuốc Lào một lần chịu không nổi những quả... ngu của lũ giặc lái con cháu lão Hồ, đã buột miệng chửi thề, xém bị mất cái chỗ đội mũ vì lỡ “hỗn,” lỡ coi thường các đấng đỉnh cao trí tuệ. Cậu Trác kể:

    - Phi công Việt cộng, chúng nó từng qua Nga học bay MIG. Nhiều đứa ở Nga đến 6, 7 năm mà khi về nước vưỡn đếch biết nói tiếng Nga La Tư mới tếu! Bọn chúng nó đi học, có thông dịch viên đi kèm theo để theo dõi, kiểm soát... Trong lớp thầy dạy gì, kệ bố thầy, chúng không cần nghe vì khi về phòng có thằng thông dịch lại... Tớ bỏ công dịch tất cả sách kỹ thuật tiếng Anh ra tiếng Việt, dạy chúng nó hoàn toàn bằng tiếng Việt. Thế mà mình đọc, chúng không hiểu. Ðánh vần đi đánh vần lại từng chữ như dạy trẻ con i-tờ-rít, chúng nó vẫn không biết viết ra làm sao. Tớ lập đi lập lại, bọn chúng vẫn ngớ ra như chúa tàu nghe kèn, mặt đần độn trông phát giận... Một lần, nhịn không được, tớ buột miệng chửi thề, “ÐM, sao các anh ăn gì mà ngu quá vậy?” Mình quen mồm như trước đây đùa giỡn với bạn bè... Chúng nó sừng sộ hỏi tội làm tớ xanh mặt.

    Kẻ hèn này hồi đó nghe cứ tưởng cậu Trác bôi bác Vi-Xi, không tin nổi, nghĩ rằng cậu phịa ra để tếu chơi. Lạ gì cái giống Không Quân, bạn bè gặp nhau, đúng tần số là tha hồ đấu hót vung vít, hư thực khó lường... nên bèn hỏi đểu một câu:

    - Thế hả? Thì ra chúng nó là bọn ngu cả lũ. Nhưng “ngu” mà chúng nó bay MIG, dám chơi “dog fight” tay đôi với pilot Mỹ? Cậu Trác nói vậy thì chúng tôi biết vậy...

    “Dog fight” có nghĩa là “không chiến,” là vác máy bay uýnh lộn trên mây, giữa từng trời. Cậu Trác Thuốc Lào được coi là một pilot vận tải hiền nhất nước Không quân, thật thà như đếm. Nghe kẻ hèn này nói câu móc lò, cậu chỉ cười cười, phô hai hàm răng đầy nhựa thuốc lào, kể tiếp:

    - Ðằng ấy tưởng chúng nó bay MIG thật đấy hả? Mình lầm hết. Mấy cậu Mẽo đồng minh mặc cảm, sợ quốc tế chê cười nên nhiệt liệt thổi phồng pilot Vi-Xi là ghê gớm để tăng giá trị của mình và để khỏi mang tiếng người nhớn bắt nạt ranh con. Chúng nó có đi Nga thật, học tới sáu, bẩy năm lận. Nhưng chúng chỉ lo buôn lậu “quần bò” đem về nước bán kiếm lời, bay với bổng mẹ gì. Toàn là bọn con ông cháu cha hay thành phần chăn trâu gánh nước có thành tích đấu tranh giai cấp tích cực, đấu cha, tố mẹ, dò la hàng xóm, được phong làm “anh hùng,” cho đi học lái nhưng chữ nghĩa đâu mà học?à Các cuộc không chiến với phi cơ Mỹ đều do pilot Bắc Hàn hay Trung cộng lái. Pilot Vi-Xi được cho đi theo, nhiều đứa thú thật với tớ chỉ là... “thợ vịn”! Ngoài Bắc chúng gọi bằng danh từ rất kêu, là “tháp tùng tử”!

    “Người lái” kiêm nhà văn Hữu Mai, hôm đầu tiên khi từ Bắc vô Nam tay không (cầm bó rau), mô tả rằng bọn y đêm đó lo cóc ngủ nghê gì được. Phần vì cấp trên giao phó cho nhiệm vụ học bay A-37 chỉ trong vài ngày - với sức các cậu - “sỏi đá làm thành cơm” tương đối dễ ợt, chứ bay bổng loạng quạng là tan nát đời huê ngay. Cậu tả oán, lý do mất ngủ thứ hai là do... không khí. Mùi máy lạnh và vì cái nệm mút dầy êm quá, các cậu ngủ không quen... “Không khí hơi ngột ngạt. Chắc là còn phải một thời gian mới quen được với cái mùi nhân tạo của máy điều hòa nhiệt độ. Một mùi hăng hắc, nồng nồng. Mùi gì vậy?... Ngoài kia, ở thành phố đang tỏa một vùng ánh sáng xanh trong lên bầu trời đêm, chắc còn nhiều thứ chúng tôi còn phải lạ lắm!”

    Ðúng dzậy! Các con sẽ còn thấy nhiều thứ “lọa” hơn nữa ở miền Nam. Cái mùi đó là mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc, khi đã quen rồi, các con sẽ ghiền và khi ghiền tới độ nặng là các con sẽ chết không kịp ngáp đấy. Mất ngủ, suy nghĩ đến gần phát hoảng, Hữu Mai dẹp tự ái “đỉnh cao trí tuệ,” ao ước, “Giá có mấy anh nhân viên lái cũ của Ngụy ở gần đây để yêu cầu họ ghi lại cho những hàng chữ Anh ở trong buồng lái thì hay quá. Mỗi tối trước khi ngủ say sẽ in luôn nó vào trí nhớ...”

    Mẹ kiếp, khi tỉnh học còn cóc vô, học theo lối “ngủ say” thì học với hành thế chó nào được? Mà chỉ có từ ba tới năm ngày để bay cho được chiếc A-37. Ngụy chúng nó trước khi học lái, phải tới Lackland trụ trì ít nhất vài tháng học Anh ngữ. Hữu Mai sau đó kể rằng y và đồng bọn được hai “nhân viên lái” mới được lựa chọn từ trại tập trung về kèm cho các cậu học Anh văn và học bay. “Cả hai đều gầy nhom. Người cao để râu tên là Xanh, người Quảng Bình, theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Người thấp nhỏ là On, quê ở Gò Công. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy chúng tôi không hỏi đến vấn đề cơ bản, không hỏi về cách xử trí trong trường hợp máy móc hỏng hóc, mà hỏi ngay vào công-tắc điều khiển những đồng hồ bay...”

    Cái này phải xét lại ạ. “Những vấn đề cơ bản” nghĩa là cần điều khiển phi cơ, là những nút bấm, nút bật để mở máy, để chỉnh động cơ, để điều khiển bánh đáp, góc dựng cánh lái đuôi, v.v... các con không cần hỏi tới thì bay cái củ gì? Các con muốn chứng tỏ ta đã rành nghề, đâu cần biết tới vài ba cái lẻ tẻ, hay hỏi những cái “cơ bản” sợ quê xệ với bọn giặc lái Ngụy? Bọn giặc lái Ngụy, phi công phản lực A-37 bị các con khi dễ, chê là “gầy nhom,” đâu phải vì miền Nam đói khổ, thiếu dinh dưỡng? Mà vì họ mới được móc từ trong “tù cộng sản” ra đấy!

    Cậu Trác Thuốc Lào kể chuyện hồi đó trong chuyến bay chở đồ thổ phỉ ra Bắc, có một thằng đại tá Không quân Việt cộng đi theo, đòi lên phòng lái ngồi ghế copil thay thằng công an “bảo vệ” như thường lệ. Trên đường bay, trời êm ả, cậu Trác lên cơn ghiền, móc cái điếu cầy ra, rít một bi thuốc lào. Ðang phê phê khoái tỉ thì anh đại tá Không quân Nhân dân tò mò hỏi chàng giặc lái miền Nam:

    - Cái đồng hồ này là đồng hồ gì, có mỗi một cánh tay?

    - Dạ, nó là cái đồng hồ “ây-đi-ép” (ADF), dùng để bay phi cụ khi trời xấu không thấy đường, từ điểm này tới vị trí khác. Có nó mới lấy đúng hướng được, không sợ phi cơ mất hướng, bay lạc...

    ADF là “Automatic Directional Finding.” Tên đại tá Vi-Xi nhìn cậu Trác Thuốc Lào với vẻ nghi hoặc kỳ cục:

    - Anh nói thật chứ? Ðề nghị anh giải thích thêm cho tôi được đả thông. Tôi không hiểu sao lại có thứ đồng hồ gì lạ như vậy?

    Cậu Trác nhà ta cũng nhìn tên đại tá bằng vẻ nghi hoặc kỳ cục không kém:

    - Phi cơ có ba cái đồng hồ phi cụ căn bản là đồng hồ chỉ cao độ, vận tốc và đồng hồ chỉ hướng, hay la bàn. ADF là đồng hồ tìm hướng khác, dùng tần số đài phát tuyến cố định dưới đất.

    Khi thấy thằng cha đại tá hỏi, tớ tưởng nó muốn thử, muốn khảo sát trình độ và khả năng của mình, nên tớ ậm ừ không nói. Nhưng sau thấy nó có vẻ không biết thật ông ạ. Nó đưa tay sờ sờ cái đồng hồ, trầm ngâm nghĩ ngợi rồi hỏi nữa, “Anh nói bị mất hướng, dùng đồng hồ này lấy lại được đúng hướng à?” Nó bảo tớ biểu diễn thử, lúc bấy giờ tớ mới tin là nó không biết thật! Tớ cho phi cơ vòng trái vòng phải, nhào lên chúi xuống, quẹo tới quẹo lui, tăng giảm cao độ lung tung xong mới đem về bình phi, lấy cao độ cũ và chỉnh mũi phi cơ bay theo đúng hướng cũ của đồng hồ ADF. Thằng đại tá ngồi bên bị vertigo, mặt cứ thộn ra. Mãi nó mới hoàn hồn, tấm tắc:

    - Hiện đại thật...! Ðúng là Mỹ có khác!

    Pilot C-130 Trác Thuốc Lào sau đó mới cảm thấy tự nhiên, thấy hân hoan vì mình “nhớn” hơn anh Ðại tá Vi-Xi nhiều - ở tài bay và kiến thức phi hành. Trác Thuốc Lào từ hôm đó mới biết rõ:

    - Mất miền Nam đau quá. Chúng nó ngu hơn chó chứ tài giỏi gì. Chúng chỉ giỏi lừa bịp và nói phét! Trình độ một thằng đại tá, khả năng và kiến thức không bằng một thiếu úy của mình. Tớ có hỏi nó, ở ngoài Bắc phi cơ của các ông không có đồng hồ giống như ADF của chúng tôi, làm sao mà bay từ tỉnh này tới tỉnh kia khi thời tiết xấu hay bay đêm được?

    Xin bà con Không Quân lắng nghe câu trả lời của cậu đại tá Không quân Hà Nội rất đáng đồng tiền bát gạo như thế này:

    - Ngoài Bắc chúng tôi dứt khoát không bay đêm. Chúng tôi có khẩu hiệu “Tự Ði, Tự Ðến, Tự Về.” Nghĩa là khi nhìn thấy rõ đường đất làng mạc bên dưới thì người lái cứ việc tự mình bay theo con đường lúc đi và khi về cũng bay theo đường cũ mà về, vừa an toàn mà vừa không cần có người dưới đất điều hành chỉ đạo đường bay như các anh!

    - Hèn chi, cậu Trác nói, có lần tớ để cho một thằng giặc lái Vi-Xi lái từ Hà Nội đi Tuyên Quang. Nó bay như thằng say rượu, bay rất thấp dưới mây và cứ lò dò bay theo đường lộ. Buổi chiều, theo lời dặn, bốn giờ rưỡi phải trở về Hà Nội, tớ ra mở máy... Ðang loay hoay check máy thì ba thằng Vi-Xi xách súng AK chĩa vào tớ quát tớ tắt máy đi xuống...

    Lúc đó trời mưa lâm râm. Thằng cán bộ xếp sòng sừng sộ hỏi Trác:

    - Ði đâu? Ai cho anh mở máy?

    Trác phân bua:

    - Cán bộ bảo bốn rưỡi về mà?

    - Không về. Trời mưa. Ở lại đây tối nay.

    - Nhưng mưa nhỏ... Mưa phùn bay đâu có sao?

    Y trợn mắt nhìn Trác:

    - Anh không biết bay trong mưa nguy hiểm sao? Tôi nói ở lại hôm nay!

    Khả năng của cậu đại tá Không quân ngành bay Việt cộng là như thế. Hữu Mai cấp bậc gì, y không giới thiệu, nhưng khả năng chắc cũng chẳng khá hơn đàn anh đại tá với tiết lộ về khẩu hiệu “tự đi, tự đến, tự về” làm té ngửa bà con Không Quân Ngụy, thoạt nghe tưởng phi cơ được trang bị hệ thống ô-tô-pai-lốt “hiện đại,” tự nổ máy, tự cất cánh, tự bình phi, tự tìm lấy đường về căn cứ, tự hạ cánh, tự lồm cồm bò đi đổ xăng, và tự di chuyển vào bãi đậu...!

    Ðêm đầu tiên không ngủ. Ðêm sau bớt lo vì đã có hai anh giặc lái Ngụy tên Xanh và On đến giúp nhưng cũng khó ngủ vì cái mùi “hăm-bơ-gơ” của đế quốc nó ám ảnh quá trời trời. Hữu Mai thuật lại rằng, Xanh và On đã rụt rè hỏi chúng tôi, “Chúng em muốn đề nghị các anh cho đi theo trong trận đánh được không? Chúng em sẽ không phụ lòng tin cậy của các anh...” Mẹ kiếp, toàn dân Không Quân chúng ta có ai tin được không, cái giọng “điếu đóm” sặc mùi Vi-Xi nghe hèn không tả được. Pilot Không Lực Việt Nam Cộng Hòa làm gì có thói quen xưng hô “anh, em” với cấp trên và cấp trên “mày, tao” với cấp dưới như anh tướng lơ xe Ðinh Ðức Thiện của quân đội Vi-Xi? Nhờ các cậu một tí. Viết gì thì viết nhưng cũng phải gần với sự thật người ta mới tin. Ðem bôi bác địch kiểu đó chỉ làm cho địch nó cười!

    Sau đó Hữu Mai tường thuật đến kế hoạch dùng phi cơ A-37 của VNCH để tấn công bất ngờ phi trường Tân Sơn Nhất nhằm gây chấn động tâm lý và hoang mang quần chúng, đẩy nhanh đà di tản của Mỹ. Y nói đến những mối lo, cốt tăng phần nghiêm trọng cho phi vụ “Biên đội không có máy bay tiêm kích đi kèm để bảo vệ. Nếu kẻ địch phát hiện máy bay lạ từ phía Bắc bay xuống, chắc chắn chúng sẽ dùng bọn F-5 để ngăn chặn...” Và “Làm thế nào để lọt qua mạng lưới ra-đa tối tân của địch trên suốt chặng đường dài từ nơi máy bay cất cánh đến Tân Sơn Nhất? Lần này lại không có đài dẫn đường, chúng tôi đều chưa thuộc địa hình, làm sao bay đến đúng mục tiêu?”

    Hữu Mai còn nói đến nguy hiểm thời tiết, mưa bất ngờ và kể ra nào hệ thống cao xạ phòng không của cả hai phía nhắm bắn vì không biết phi cơ phe nào. Y kể ra một lô những trở ngại nhưng sau đó kết luận, “Mọi trở ngại đều được lần lượt giải quyết (?).”

    Vai trò của Nguyễn Thành Trung bấy giờ mới được nói đến, “Ðồng chí Nguyễn Thành Trung bảo đảm sẽ đưa toàn Biên đội đến mục tiêu. Anh là người của ta hoạt động trong hàng ngũ Không Quân Ngụy, mới từ bên kia chiến tuyến trở về sau khi đã trút hai trái bom xuống dinh Ðộc Lập. Ta sẽ cố tránh các trận địa cao xạ cả của ta và của địch được chừng nào hay chừng ấy... Chúng tôi sẽ cố giáng cho kẻ địch một đòn thật bất ngờ...”

    Nguyễn Thành Trung dẫn đầu Biên đội tới mục tiêu, với On được tham gia trận đánh. Trung là kẻ đã tích cực đóng góp ý kiến vào kế hoạch đánh Tân Sơn Nhất bởi tên phi công phản quốc này nằm vùng, nắm rất rõ tình hình và địa hình cùng các yếu tố quan trọng khác. Chúng dùng phi cơ A-37 phát xuất từ phi trường “siêu cấp” Phan Rang, sân bay Thành Sơn. Theo kế hoạch, Trung sẽ xuống đầu tiên “cắt” bốn lần bốn trái bom thành một vệt dài làm chuẩn cho những máy bay sau oanh kích.

    Dù có khả năng siêu việt “tự đi, tự đến, tự về” nhưng bọn giặc lái Vi-Xi cũng thập phần vất vả từ Phan Rang bay vào vì.... trời mưa! Ðể chứng tỏ trời mưa nguy hiểm đến độ phi công Ngụy cũng teo bu-gi cho đỡ mất mặt bầu cua, Hữu Mai viết, “Sau này, đồng chí Nguyễn Thành Trung nói lại với chúng tôi, trên đường bay có lúc anh nẩy sinh ra ý nghĩ đưa Biên đội quay trở về vì thấy thời tiết quá xấu.” Y mô tả cảnh rùng rợn, khi chiếc A-37 dẫn đầu của Nguyễn Thành Trung chui vào mây, các anh con giặc lái Vi-Xi tí nữa thì... són đái, thần kinh căng thẳng, bởi như anh đại tá Vi-Xi đã nói, “Ngoài Bắc trời mưa, chúng tôi không bay!”

    Cũng may cơn mưa nhẹ hều và cục mưa bé tí xíu nên chưa đầy ba mươi giây đồng hồ bọn không tặc Vi-Xi đã bay ra vùng trời sáng rỡ... “Chúng tôi đã ra khỏi mây. Không phải mất nhiều công tìm kiếm, lại nhìn thấy máy bay của Biên đội trưởng...”

    Hú vía. Vừa thoát nạn là các con lại yên tâm nói phét ngay. Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Mai Vượng viết thế này, “Chúng tôi nhìn xuống mặt đất. Phía trước không xa, hai dãy nhà thấp cao lố nhố nằm dọc theo một trục đường.

    Ðúng là một thị trấn. Bà Rịa đây rồi! Người bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Ðồng bào đi lại rất đông trên mặt đường. Ðột nhiên những đám người đông đặc ấy vỡ ra, tóe sang hai bên đường và bỗng chốc quang hẳn đi. Chúng tôi hiểu ngay... Ðồng bào tưởng nhầm chúng tôi là những máy bay từ Saigon đến oanh tạc. Lòng chúng tôi se lại với ý nghĩ có hàng ngàn cặp mắt đang ném về phía mình những cái nhìn căm ghét và sợ hãi...”

    Nhờ cậu tí. Saigon ở hướng Nam của Bà Rịa, phi cơ các cậu bay từ hướng Bắc xuống, đồng bào “tưởng nhầm” thế quái nào được? Ðoàn người xuôi Nam để chạy các cậu đấy, sợ các cậu đấy, căm ghét các cậu đấy. Không Quân miền Nam, trong chiến tranh, đôi khi xảy ra chuyện “ném chuột vỡ đồ,” đồng bào có thể lâm vào cảnh tên bay đạn lạc nhưng con số thật ít nhưng không ai thù ghét Không Quân bằng thù ghét cái bọn đi đến đâu là đem tang tóc điêu linh đến đó như lũ cha con đồng chí của các cậu. Vụ chôn sống mười ngàn người hồi Tết Mậu Thân 68 ở Huế mới khiến đồng bào giẫm đạp lên nhau mà chạy, gây nên thảm trạng “Ðại Lộ Kinh Hoàng” hồi mùa hè đỏ lửa 72 và cảnh di tản “Con Ðường Máu” từ Pleiku về Tuy Hòa tháng 3, năm 1975...

    Hữu Mai lòng thòng kể chi tiết “Trận Ðánh Cuối Cùng” vào Tân Sơn Nhất với đầy đủ tính chất ly kỳ gay cấn và đầy phét lác kiểu Vẹm ăn không nói có cực kỳ trơ trẽn và nham nhở, ba xạo không thể tả. Chẳng hạn bay hành quân đột kích Tân Sơn Nhất “hoàn toàn bí mật và bất ngờ” nhưng lại dùng tần số hành quân của Không Quân VNCH để nói chuyện với nhau và nghe được “một giọng thất thanh, một giọng nói bằng tiếng Bắc”:

    - Số Bốn đi đâu thế kia? Sao lại thế kia? Nhảy dù đi chứ?

    Trái tim chúng tôi thắt lại. Có lẽ nào chưa kịp làm nhiệm vụ mà một người trong chúng tôi đã phải nhảy dù? Nhưng nhìn nhau, vẫn thấy đủ năm chiếc A-37 trên một đường bay ổn định.

    Cái giọng Bắc ban nãy thét to:

    - Cháy rồi...! Số Bốn nhảy dù đi!

    Nhìn lại hai tên địch (?), chúng tôi chợt hiểu ra. Một chiếc AD-6 đang bùng cháy. Chắc nó trúng đạn của bộ đội ta tại nơi nó tới oanh kích, cố lê về đến đây, nhưng nó vẫn không thoát. Tên lái chiếc AD-6 này không nhảy dù. Chiếc máy bay lao xuống đất...

    Bố khỉ. Cứ như trong xi-nê-ma! Phải có những chi tiết gay cấn ấy mới nổi bật chiến công vĩ đại của bọn Hữu Mai. Rồi cảnh đánh phá Tân Sơn Nhất cũng được mô tả y hệt cảnh những người hùng trong phim “Bla Bla Black Ship” vừa bay bỏ bom, bắn cà nông, vừa cười vui vẻ ra cái điều ngon lành dũng cảm. Nguyễn Thành Trung đánh trước, bom không ra, làm vòng tiếp. Ðại đội phó Từ Ðễ theo sau Trung, nhắm hangar A-37 nhưng bom rơi mẹ nó sát chiếc C-130 vừa hạ cánh ở tuốt luốt bên này bãi đậu Whiskey Five (W-5). Rồi Ðại đội trưởng Lục thả bốn trái nhưng lóng ngóng chỉ rơi có hai. Sau đó là Vượng và On, nhắm vào hangar A-37 nhưng đều trật lất!

    Hữu Mai viết, “Những việc trên đã diễn ra hết sức nhanh chóng.” Chúng ta hãy đọc tiếp những đoạn văn dưới đây để xét giá trị toàn bộ bài viết “Trận Ðánh Cuối Cùng”...

    Ðến lúc đó mới nghe thấy tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên:

    - Tân Sơn Nhất bị pháo kích...!

    Một tên khác, nghe giọng nói có vẻ là một tên chỉ huy, lập lại:

    - Tân Sơn Nhất bị pháo kích! Rồi hắn hỏi tiếp ố A-37 của Phi Ðoàn nào, xin cho biết tên?

    Giữa lúc đó, Biên đội trưởng đã lao xuống sân bay lần thứ hai. Nhưng rồi thấy anh kéo lên, tiếp tục lượn vòng. Những trái bom vẫn chưa chịu ra.

    Một giọng nói khác bằng tiếng Anh, chắc là của một tên Mỹ, lập lại câu hỏi của viên sĩ quan trước đó:

    - A-37 của phi đoàn nào?

    Giọng nói có vẻ hách dịch của tên Mỹ đã làm cho Ðại đội phó Từ Ðễ nổi nóng. Anh quát to:

    - Phi đoàn A-Mê-Ri-Ca đây!

    Mẹ kiếp, thối không ngửi được. Ðang bay trên trời, trong phòng lái kín mít, lo bỏ bom, nhắm bắn mục tiêu mà có “thiên lý nhĩ,” nghe được cả “tiếng tên trực ở sân bay bắt đầu kêu lên...” thì quả là con đẻ của Tề Thiên Ðại Thánh! Rồi đang từ một thằng “người lái” mới vài hôm trước không biết nổi “mỗi feet là bao nhiêu đơn vị đo lường của ta” và “làm thế nào hiểu được hết những tiếng Anh trong buồng lái...” vậy mà hôm sau đã nghe rành rọt “giọng một tên Mỹ,” hiểu được nó nói gì và tên Mỹ còn biết “lập lại,” dịch ngay tại chỗ ra tiếng Anh câu hỏi của viên sĩ quan Việt, mới ly kỳ! Tên giặc lái Từ Ðễ còn biểu diễn màn Tarzan nổi giận, quát to lên cho thằng Mỹ sợ vãi đái! Ghê thiệt..!

    Hữu Mai sau đó, được thể, cương thêm:

    Bây giờ từ sân bay mới vang lên những tiếng hoảng hốt:

    - Bốn A-37 ném bom Tân Sơn Nhất... Ðề nghị các máy bay hãy tránh xa!

    Cái vụ “nghe thấy tên trực sân bay” ở đoạn trên có thể tạm hiểu là đương sự nghe trên tần số hành quân của bọn Ngụy cũng được đi. Nhưng việc “từ sân bay bấy giờ mới vang lên những tiếng hoảng hốt” thì đúng là... “bu-siệt”! Không Quân Miền Nam đâu có lối nói lịch sự kiểu Vi-Xi “đề nghị”? Người miền Nam nói “yêu cầu tránh xa” chứ trong trường hợp bấn xúc xích đó, làm quái gì có mục “đề nghị tránh xa”?

    Văn nô Hữu Mai vớt vát thể diện cho Biên đội trưởng Nguyễn Thành Trung và bọn thợ gắn bom mà bom không nhả (có thể lính của ta bị ép buộc trang bị bom đạn cho Vi-Xi đã cố tình chơi đểu (?)...“Chiếc máy bay của biên đội trưởng đã giận dữ lao xuống lần thứ ba. Lần này, bốn trái bom của anh cùng rơi một lúc. Một đám cháy mới bùng lên tại khu vực tập trung máy bay tiêm kích F-5...” Xạo ke! Tân Sơn Nhất làm chó gì có khu vực nào tập trung F-5?
    Từ đầu đến cuối toàn nói phét. Nói phét lộ liễu trắng trợn và bất chấp sự hợp lý của sự kiện. Cậu văn nô liên tục nói phét với mục đích đáng bóng thành tích với những chi tiết chỉ có thể đánh lừa được bọn lãnh đạo già nua ngớ ngẩn của các cậu, đánh lừa đám dân miền Bắc đã được họ Hồ làm cho ngu từ năm 1954... Còn đối với nhân dân miền Nam, nhất là với “bọn giặc lái Ngụy,” thì chỉ tổ làm trò cười rẻ tiền như cái phét vĩ đại trong bài “Trận Ðánh Cuối Cùng,” khi Hữu Mai viết về chuyến bay trở về của đám không tặc Vi-Xi.

    Từ Ðễ gần hết xăng khi về gần căn cứ xuất phát nhưng y biểu diễn màn “người hùng” cải lương không chịu được. Y không báo cáo sắp hết xăng, không chuẩn bị nhảy dù và quyết định khi hết xăng sẽ dùng “tốc độ thừa” để chiếc A-37 tắt máy, thành máy lượn, đáp êm ru bà rù cho thiên hạ sợ chơi. Y học bay A-37 trong vòng từ ba tới năm ngày, khoe chỉ mới bay thử có một lần là ra trận!

    Vụ cạn xăng chỉ là bịa đặt, tạo nỗi lo sợ cho có vẻ hồi hộp bà con chơi thôi. Ðồng chí Ðại đội phó đã nhìn thấy phi trường! Nguyễn Thành Trung bay sau cùng, nhắc “số Hai” Từ Ðễ nhớ bật đèn đáp trước khi hạ cánh.

    Ðồng chí đại đội phó nhìn những núm nút trước mặt mình. Anh không tìm thấy công-tắc đèn pha ở đâu. Nhưng không sao, trời tuy gần tối, nhưng anh vẫn cảm thấy thời tiết ở đây tốt lắm vì anh vẫn còn nhìn thấy đường băng.

    Anh tự bảo, mình chỉ cần giữ sao cho mọi động tác thật chính xác. Chiếc máy bay chiếu hướng đường băng hạ dần độ cao. Ðài chỉ huy sân bay đã đồng ý cho Ðễ hạ cánh trực tiếp.

    - Số Hai bật đèn pha! Biên đội trưởng nhắc một lần nữa vì tưởng đồng chí Ðại đội phó quên.

    - Rõ! Ðễ đáp gọn.

    Anh không trả lời biên đội trưởng được nhiều hơn vì đang phải dồn toàn bộ tinh lực vào việc tiếp đất.

    Hai bánh xe phía trước đã chạm mặt đường băng. Thế là xong. Chiếc máy bay theo đà tiếp tục lướt về cuối sân. Nó nằm ịch lại không chịu sự điều khiển của anh nữa. Anh không biết dầu của mình đã hết tự lúc nào. Có thể là từ khi máy bay chưa tiếp đất và anh đã hạ cánh bằng tốc độ thừa...

    Ðộc giả từ bao nhiêu năm sống trong xã hội ưu việt miền Bắc chắc chắn sẽ tin lắm, phục lắm, vì dân trí được Bác và Ðảng dạy dỗ phải tin những gì Bác và Ðảng muốn dân nghe và tin. Như trước đây phải nghe và tin máy bay Mỹ Ngụy làm bằng giấy và dân quân miền Bắc lấy sào tre... thoọc phi cơ “Con Ma, Thần Sấm” rớt như sung rụng chẳng hạn.

    Nhưng cái bọn nhân dân ngoan cố miền Nam thì phải xét lại ạ. Nhất là bọn giặc lái Ngụy thì dù ngu si cách mấy cũng bật cười phì khi đọc sáng tác “Trận Ðánh Cuối Cùng” của Hữu Mai trong tuyển tập Văn 1957-1982 của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Ðội Việt Cộng. Trong đó, những “người lái anh hùng” mang nhãn hiệu Vi-Xi đã học Anh văn và học bay phản lực cơ chiến đấu A-37 trong vòng năm ngày, có đứa chỉ bay thử có một phùa là bay vung vít, đánh đấm vung vít, nói tiếng Anh vung vít. Cả bầy bay hồ hởi tới lúc sắp cạn xăng (chúng gọi là dầu) cũng cóc biết. Không biết cả tới cái công-tắc bật đèn pha nằm ở chỗ nào và đáp mò, đáp không đèn ở một phi trường nhỏ và xa lạ, khi phi cơ đã tắt máy và đáp như để...!

    Cậu Pilot Trác Thuốc Lào nghe chuyện chỉ cười khinh khỉnh ra cái điều “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”... Hữu Mai kết luận rất dzui thế này:

    - Mọi người cười ầm lên. Khi trận đánh đã hoàn thành, khó khăn đã qua rồi, thì những chuyện như vậy lúc này đều có thể trở thành chuyện vui...

    Ðúng như dzậy. Dzui dễ sợ. Cũng may Hữu Mai, có lẽ là tên giặc lái Vi-Xi Mai Vượng đã “hy sinh,” ngỏm củ tỉ trong trận đánh nhau với thằng đàn anh Trung Quốc, bị mấy mụ xẩm du kích Tầu phù cầm sào tre thoọc rớt, chết lăn cù đèo, nếu không, bây giờ độc giả còn được thưởng thức nhiều sáng tác dzui hơn nữa. Như chuyện “người lái anh hùng” Hiệp Sĩ Mù của đảng cướp Vi-Xi đáp phi trường Ngã Năm Chuồng Chó chẳng hạn - và đáp không đèn. Thật đáng tiếc!
    Last edited by chimtroi; 04-18-2013, 02:23 AM.

  • #2
    Mic ta phục kích trên mây



    (Nguồn: Danlambao)
    Last edited by TH-72G; 04-19-2013, 12:09 AM.

    Comment


    • #3
      Tặng bạn hiền Ps72G một câu chuyện vui:

      _ Chuyện xưa kể rằng...
      Ngày 12-22-72, chiếc Blue 1 B52D No. 55-0050 Cất cánh từ U-Tapao Rớt tại Bach Mai Phi hành đoàn:
      LtCol John Yuill Pilot RR
      Capt Dave Drummond Co-Pilot RR
      LtCol Lou Bernasconi R/Nav RR
      1stLt William Mayall Nav RR
      LtCol William Conlee EWO RR
      E5 Gary Morgan Gunner RR (Returnee; bị bắt làm tù binh và đã được trao trả)



      _ Chuyện nay kể rằng...
      Ngày 26 - 12-1972, - Hà Nội chiến thắng oanh liệt: chỉ trong 18 phút bắn rơi 5 B52, nhiều chiếc rơi tại chỗ, nhiều giặc lái bị bắt ngay trong thành phố. Một B52 rơi ở Tương Mai lúc 22 giờ 30 phút. 1 chiếc rơi ở Định Công. Một tên giặc lái rơi xuống ao cạnh bãi chiếu bóng Khương Thượng, bị tóm cổ trên đường Tàu bay, nay là phố Trường Chinh (khối 60, khu phố Đống Đa). Một giặc lái bị chết xác rơi xuống cánh đồng hợp tác xã Trần Phú (Thanh Trì).
      - Báo Nhân Dân viết xã luận “Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người” đã kết luận: “Một Thủ đô bao giờ cũng có một trọng lượng nhất định đối với đời sống một dân tộc. Người Hà Nội nhận thức rõ điều đó”.
      - Trong xã luận “Khí phách Thủ đô”, báo Hà Nội mới viết: “Đỉnh cao của sự tàn bạo Mỹ ở Việt Nam đã bị khí phách ngất trời của Hà Nội anh hùng quật cho tơi tả”.
      - Bộ Tổng Tư lệnh gửi điện khen: “Hà Nội lại đánh một trận tiêu diệt rất xuất sắc”.
      - Hà Nội bắn rơi 4 B52 và 2F4. 22 giờ 45 phút lần đầu không quân ta bắn rơi B52 tại chỗ. Chiến sĩ lái Phạm Tuân đã bắn tan xác 1 B52 do trung tá Mỹ Giôn Hari Iumin, chỉ huy tốp bay 3 chiếc B52, cầm lái. Y nhảy dù ra và bị bắt sống.

      http://ttvnol.com/gdqp/1310750/page-30

      _ Ngày 23/1/1973, John Hari, giặc lái Mỹ, điều khiển pháo đài bay B-52 bị bắn đêm 27/12/1972, được gặp phi công Phạm Tuân, sau nhiều lần đề nghị.



      Trong khi Phạm Tuân ba hoa chích choè thì Giôn Hari ngồi há hốc mồm nghĩ ngợi:
      _ Đù Mạ... Bọn này 'cưa bom' dữ quá. Mình bị SA-2 bắn hạ rồi bị bắt ngày 22/12. Mấy ngày nay đang nghỉ mát ở Hilton Hotel (Hoả Lò).Vậy mà Colonel Tomb nói là đã bắn hạ mình ngày 27/12. Y còn nói đã lái chiếc Mig-21 qua mặt đàn F-4 Phantom hộ tống, phóng vọt lên cao, rồi cắm xuống sau đuôi mình nhả đạn... Bộ y không thấy giàn đại liên 4 nòng có nhịp bắn 4000 viên/phút sau đuôi chiếc B-52 sao ta? Súng 23 ly có tầm bắn 1700 mét, Mig-21 làm sao chui vào lưới đạn 50 ly có tầm bắn 2500 mét mà không thủng như cái lọc cà phê?




      Thực ra thì trước đó Colonel Tomb đã bị chiếc F-4 của trung úy Randy Cunningham và RIO trung uý Willie Driscoll bắn hạ:
      Last edited by TH-72G; 04-20-2013, 11:16 PM.

      Comment


      • #4
        Láu cá chó

        Bất tài vô tướng nhưng láu cá chó thì không ai bằng. Mời các bạn HQPD nghe chuyện nội bộ của các "anh hùng Điện Biên Phủ trên không"
        --------------------
        Người đầu tiên bắn rơi B-52 là phi công Vũ Đình Rạng, đúng một năm trước cuộc chiến “Điện Biên Phủ trên không”

        Năm 1971, hạ gục B-52 là mục tiêu hàng đầu của Quân chủng Phòng không – Không quân nhằm ngăn chặn các bước leo thang của Mỹ khi sử dụng sức tàn phá ghê gớm của mẫu máy bay ném bom chiến lược này đổ vào tuyến đường huyết mạch Trường Sơn tại Quảng Bình, Vĩnh Linh…

        Chỉ riêng việc xuất kich trong đêm, lầm lũi bay tầm thấp trên địa hình rừng núi phức tạp, rồi quay về hạ cánh xuống những đường băng lỗ chỗ hố bom đã là một hành động phi thường.
        Ông Rạng vẫn nhớ như in ngày 20/11/1971, lần đầu tiên đối mặt với B-52. Rút kinh nghiệm từ lần tiếp cận B-52 vào tháng 10 trước đó, sở chỉ huy B8 đã đề ra chiến lược, đánh đêm và dùng một MIG 21 bay nghi binh ở độ cao 8.000-10.000m vòng quanh Tân Ấp, đèo Mụ Dạ rồi vòng về Nội Bài hạ cánh để đánh lừa radar của Hạm đội 7, tin rằng MIG của Bắc Việt không còn khả năng cất cánh. Quả nhiên, phi đội B-52 đã chủ quan, ung dung bay vào mà không sử dụng bất kỳ tín hiệu gây nhiễu nào.

        Khi chiếc MIG 21 nghi binh hạ cánh lúc 7 rưỡi tối, một tiếng sau, trạm radar 41 thông báo phát hiện một đội 3 chiếc bay B-52 theo đội hình “bàn tay xòe” ở Tây Savanakhet (Lào) khoảng 100km.

        9 giờ kém 15, Vũ Đình Rạng âm thầm cất cánh, bay từ Anh Sơn (Vinh) vào Tân Ấp (Hà Tĩnh) trong tầm thấp và tạm thời cắt đứt liên lạc với chỉ huy, không bật radar để tránh bị phát hiện. Bay thấp trong đêm, địa hình phức tạp lại không được bất kỳ trợ giúp nào từ sở chỉ huy đã là một hành động anh hùng của phi công trong đại đội đánh đêm ngày ấy và nhờ kỳ tích này mà Vũ Đình Rạng có thể tiếp cận được B-52.

        Khi còn cách máy bay địch khoảng 70km, lúc này sở chỉ huy mới nối liên lạc, chỉ đạo: bỏ thùng dầu phụ, tăng lực... Chiếc máy bay phóng vút lên, rút ngắn khoảng cách. 60km, 45km, 15km… 11km.

        “Bật radar” - sở chỉ huy lên tiếng. Sỹ quan dẫn chính lệnh cho phi công tăng tốc độ lên 1.400km/h. Do cao độ MIG 21 vẫn thấp hơn tốp bay của địch 500m, Vũ Đình Rạng quyết định kéo cao, lấy chiếc B-52 bay đầu tiên làm mục tiêu (cách 11km, chiếc cuối cách 6km). Ngay sau khi mục tiêu lọt cự ly 5km, Vũ Đình Rạng ấn nút bám sát, tiến vào vùng ngắm ổn định, cho phép phóng tên lửa.

        “Tên lửa bên trái đầu tiên rời bệ phóng, nổ trùm một bên động cơ B-52, ngay sau đó, tôi kéo cần lái bay lên cao, thoát ly chiến thuật” - ông Rạng kể lại. Khi vừa lên cao nhìn xuống, ông lại phát hiện ra một chiếc B-52 khác trên lưng vẫn còn có đèn nhấp nháy, liền lập tức bổ nhào phóng nốt quả tên lửa còn lại ở cự ly 2km, rồi yên tâm về hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Anh Sơn.

        Trong chiến tranh, khi ngồi vào buồng lái, ranh giới giữa sự sống cái chết là một vết cắt sắc ngọt nhưng trong đời thường, thì không phải cái gì cũng rõ ràng như vậy. Quả tên lửa bên trái của MIG 21 đã bắn trọng thương chiếc chiếc B-52H. Do mẫu máy bay được cải tiến đường dầu liệu riêng biệt cho 8 động cơ nên vẫn lết về đến được Đông Bắc Thái Lan rồi buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Nakhom-Phanom. Sau đó chết hẳn.



        Khổ một nỗi, trận đánh trong đêm ngày 20/11 đó, tin tức hoàn toàn không được đưa tin trên đài BBC và các đài “địch” khác như mọi khi, kết quả là thành tích này đến tận năm 1973 mới được ghi nhận “nhỏ giọt” qua tài liệu lấy lời khai của chính phi công Mỹ đã lái chiếc B-52H xấu số kia. Lúc này, người ta mới nhớ lại rằng sau trận đánh ấy, B-52 đã ngừng toàn bộ hoạt động suốt một thời gian, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho đường 559 vận chuyển an toàn.

        Ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt vét vào năm 2010 cho lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối.
        Về bản chất, chiếc B-52H kia cũng bị tính là “hạ gục”, nhưng nó thiếu mất hình ảnh một khối sắt bị bắn cháy bừng bừng trên bầu trời Việt gây hiệu ứng mạnh mẽ. Đấy là cái điều mà phi công Phạm Tuân đã có được một năm sau đó. Chưa hết, trong hoàn cảnh thông tin thiếu thốn và nhận thức có giới hạn, Vũ Đình Rạng còn suýt bị khai trừ khỏi Đảng trong đợt chỉnh đốn đầu năm 1972 với những lời truy kết “không hoàn thành nhiệm vụ”, “nhụt ý chiến đấu”, “tư cách đảng viên cần phải xét lại”!

        “Nếu có kinh nghiệm và bắn thêm một quả tên lửa vào chiếc máy bay đó, thì câu chuyện đã khác. Đến khi được công nhận kết quả, thì tôi vẫn được trao Huân chương chiến công hạng 3” - ông Rạng cười bình thản. “Dù vậy, ngay lúc đó, tôi vẫn tin mình đã làm hết sức, thậm chí đã làm đúng giáo trình chiến thuật nên chưa bao giờ thấy hối tiếc”. Giáo trình nào cũng đòi hỏi hạ được địch và bảo toàn mạng sống. Hy sinh không phải là điều được khuyến khích.

        Năm nay ông Vũ Đình Rạng đã 67 tuổi, sống đủ với đồng lương hưu thượng tá 8 năm nâng lương mà không được phong hàm đại tá và chút tiền cho thuê mặt trước căn nhà trên phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội) làm cửa hàng sửa chữa xe máy. “Hạnh phúc là đã sống sót, chiến công là của chung đồng đội và toàn dân tộc. Còn danh không toại cũng là chuyện xưa cũ rồi” - ông Rạng chia sẻ.

        Được biết, ông Rạng cũng trong diện được phong anh hùng đợt cuối của lứa phi công anh hùng ngày ấy, nhưng ông đã từ chối. Nghe đâu vì chi phí ăn đứt cả năm tiền cho thuê cửa hàng. Dù sao, thêm một danh hiệu cũng chỉ là việc thêu hoa trên gấm. Trong cuộc chiến ấy, có người nào không phải là anh hùng?

        Khi người viết chia sẻ với ông nỗi sợ giữa thời bình ngày nay so với ngày đó vừa manh mún vừa… đa dạng biết bao. Từ vặt vãnh như sợ mất cắp, sợ dùng phải hàng Tàu, mắc bệnh ung thư đến sợ cả những thứ xa xôi ở tận ngoài biên giới hải đảo… “Còn người anh hùng Vũ Đình Rạng sợ cái gì nhất?! “Sợ lịch sử ghi không đúng người đúng việc” – ông nói. Để những sự sai trái đừng làm méo mó suy nghĩ của các thế hệ sau. Còn thế hệ sau đánh giá thế nào, đó là việc mà lớp đi trước không thể nào can thiệp.


        ( trích Minh Quốc/ Songmoi.vn)

        Comment


        • #5
          Cướp công liệt sĩ

          Đêm 27 rạng 28/12/1972, phi công Vũ Đình Thiều đâm chiếc Mig-21 vào B-52.
          Tin quân sự Mỹ ghi nhận đêm đó có mất một chiếc B-52 do Capt. Frank D. Lewis làm trưởng phi hành đoàn:
          B-52 D "Cobalt 01"
          7th BW, 43rd SW
          Mather AFB, CA; March AFB, CA; Andersen AFB, Guam

          POSITION NAME STATUS
          Pilot Capt. Frank D. Lewis POW
          Co-Pilot Capt. Samuel B. Cusimano POW
          Radar Navigator Major James C. Condon POW
          Navigator 1st Lt. Ben L. Fryer KIA
          EWO Major Allen L Johnson KIA
          Gunner MSgt. James C. Gough POW
          (http://www.nampows.org/B-52.html )

          Nhưng báo QĐND lại cho là Phạm Tuân đã bắn hạ chiếc B-52 đó, do Giôn Iuri nái. (Giôn bị bắn hạ hôm 22/12, đêm 27 đang ngồi gãi háng dái lăn tăn trong xà lim Hõa Lò).

          Thật hư như thế nào nên để cho những người "anh hùng Điện Biên Phủ trên không" kể lại.
          ----------------
          Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên?
          by vietsuky on 30/12/2012
          Ba Sàm

          Cho tới hôm nay, dù cả khối XHCN đã sụp đổ gần như hoàn toàn, nhưng khó có thể phủ nhận những tài năng của những người cộng sản, một thời đã giúp đem tới bao chiến thắng huy hoàng trong thế như “trứng chọi đá”.
          Một trong những tài năng đó là trình độ tuyên truyền, cổ võ tinh thần chiến đấu của dân chúng khiến họ dám lao vào cuộc chiến đánh nhau chí chết.

          Trong chính trị, nhất là giữa lúc chiến tranh ác liệt, tuyên truyền theo kiểu phóng đại, bịa đặt, hay che đậy để phục vụ mục tiêu cuối cùng là giành chiến thắng thì thời nào, phe nào cũng có. Thế nhưng, những người cộng sản xem ra táo gan hơn cả. Một cái “hơn” nữa của họ là quyết giữ bí mật cho những thủ thuật tuyên truyền quá độ đó đến bao giờ họ còn giữ được, đến … chết hoặc sụp đổ cả hệ thống, bất chấp đã có được chính quyền, cần giáo dục thế hệ sau phải trung thực, tôn trọng sự chân xác của lịch sử.
          Chiến dịch truyền thông rất rầm rộ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” làm say mê kẻ viết bài này, quyết lần lại quá khứ để hòng góp phần tô điểm thêm cho tài năng của các tiền bối cộng sản trong vụ bắn hạ B52 đầu tiên của Mỹ.

          Từ mấy năm trước đã nghe loáng thoáng những thông tin ngoài luồng không như chính thống, thế là phải lần tìm, trước hết lần tới một trong hai tác giả của một cuốn sách công phu có tên “Chúng tôi và Mig 17”. Cô cho biết:
          “Anh hùng Vũ Xuân Thiều, ngày 28 tháng 12 năm 1972 đã lái Mig 21, cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy – Thanh Hóa, được sở chỉ huy dẫn vòng phía sau đội hình máy bay địch đến vùng trời Sơn La, đã bắn trúng chiếc B52 của quân đội Mỹ bốc cháy. Trong cự ly quá gần, anh đã không kịp thoát ly và anh dũng hy sinh.”

          Không thỏa mãn thông tin trên, liền thử tìm trên trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, mục Phạm Tuân, có đoạn:
          “Vũ Xuân Thiều đã tiêu diệt máy bay B-52 của không quân Mỹ bằng cách đâm thẳng máy bay của mình vào đối phương.”
          Vậy là đã có sự khác nhau rồi, một đằng là bất khả kháng, một đằng có vẻ như chủ động “cảm tử”.
          Vụ này xảy ra ngay sau sự kiện Phạm Tuân được chính thức cho là người đầu tiên hạ B52 có một ngày, ngày 27-12-1972.

          Thế rồi mới đây, trên trang FaceBook của mình, sau khi công bố cuốn “Bên thắng cuộc”, Nhà báo Huy Đức đã có những bình luận như sau:
          “Những người chỉ huy cuộc chiến Giáng sinh 72’ tin rằng chỉ có phi công Vũ Xuân Thiều là hạ được B52 bằng cách đâm Mig vào B52 đêm 28-12-1972. Tài liệu phía Mỹ không ghi nhận mất B52 trong đêm 28-12. Có thể là do chênh lệch cách tính thời gian (đêm 27 VN bắn rơi 2 B52). Tuy nhiên, phi công Từ Để, người về sau là đại tá Cục phó Cục Tác chiến, nói ông trực tiếp tìm thấy mảnh Mig của ông Thiều dính vào mảnh B52 rơi ở Yên Bái. Quân đội còn tìm thấy đuôi của chiếc B52 được nói là do ông Thiều đâm vào. Sách của tôi không đề cập đến vụ Phạm Tuân (không bắn rơi B52). Nhưng trong hồi ký chưa xuất bản của một sỹ quan Không quân sẽ nói rõ chuyện Phạm Tuân có bắn rơi B52 hay không. Nhiều bạn trẻ shock, nhưng đó là chiến tranh, đó là thời mà ‘Máy bay đằng đông các cụ bắn đằng tây/ Ấy zô trên đất này có cụ già bắn rơi máy bay… hết xăng’.

          "Ông Phạm Tuân nên chọn thời điểm này để trút cái gánh vinh quang mà ông đã mang nặng trong suốt 40 năm qua bằng cách tuyên bố rằng, ông không hề bắn rơi B52. Nếu ông làm thế lịch sử sẽ công nhận ông thêm một lần anh hùng nữa.”
          Tiếp tục tìm trên Wikipedia, mục Vũ Xuân Thiều, có đoạn: “… ông đã phóng cả 2 quả đạn tên lửa nhưng chưa hạ được nó. Ông liền tăng tốc đâm thẳng vào chiếc B-52 còn mang đầy bom chưa ném. Cũng có tài liệu khác cho rằng do tấn công từ cự ly quá gần nên ông đã thiệt mạng do máy bay va vào mảnh vỡ của chiếc B-52 đang cháy.”

          Vậy là có 2 luồng thông tin khác nhau.
          Đáng chú ý, hôm qua, trong bản Tin thứ Bảy 29-12-2012, một độc giả có nickname “Bản Làng” đã phản hồi trên trang Ba Sàm:
          “Ngày chị Ngân, chị của anh hùng Vũ Xuân Thiều còn sống, có lần tôi đến chơi thăm gia đình và được nghe câu chuyện sau: Trong chuyến xuất kích trước, Vũ Xuân Thiều đã bắn B52, nhưng không kết quả. Thiều báo cáo lại và đề nghị cho phép dùng Mig lao thẳng vào B52 như một hành động cảm tử. Nhưng cấp trên không đồng ý, vì sợ các đồng đội khác sẽ theo gương.

          Lần xuất kích sau, khi phát hiện được B52, Xuân Thiều xin phép được tấn công, nhưng chỉ huy mặt đất không trả lời vì sợ Thiều sẽ lao máy bay [vào B52 địch]. Mặc dù không được lệnh, nhưng với lòng căm thù địch sâu sắc, với hành động anh hùng, Xuân Thiều đã dùng Mig lao thẳng vào B52. Xuân Thiều hy sinh, B52 bị tiêu diệt.

          Cùng thời điểm đó phi công Phạm Tuân cũng xuất kích, nhưng không bắn được B52. Cho nên chiến công của Xuân Thiều được gán cho Phạm Tuân, vì: – Có một B52 bị tiêu diệt và cần phải bí mật hành động của Xuân Thiều, vì sợ các phi công khác sẽ dũng cảm học tập tấm gương anh hùng của Xuân Thiều, tiếp tục lao máy bay. Vì bí mật nên nhiều năm sau Xuân Thiều không được nhắc đến. Mãi sau này mới được phong anh hùng, nhưng không nói rõ chiến công cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng từng đến gia đình anh, thông cảm về việc này.”
          Tìm hiểu thêm qua báo chí thì anh hùng Vũ Xuân Thiều đúng là có người chị tên là Vũ Thị Kim Ngân.

          Trên báo Quân đội ND, một bài viết của Đỗ Sâm có đoạn:
          “Anh em trong Trung đoàn, Sư đoàn, Binh chủng, Quân chủng xác định, sau khi phóng tên lửa, Vũ Xuân Thiều đã lao thẳng MIG của mình vào chiếc B-52 vừa bốc cháy. Cả hai chiếc máy bay đều đã bị rơi tại chỗ.”
          Như vậy, với từ “đã lao thẳng” trong bài trên, có thể xác định Vũ Xuân Thiều “chủ động” hoàn toàn để lao máy bay mình vào B52, chấp nhận hy sinh.

          Thế nhưng, cũng trên báo Quân đội ND, Trung tướng Trần Hanh kể, có đoạn:
          “…thật đau xót, lẫn trong xác B-52 là xác chiếc máy bay Mig-21 của Thiều.” Rồi khi được hỏi “Ta có phương án phi công quyết tử lao vào máy bay địch không? Thì ông trả lời: “Không có phương án ấy. Thiều biến máy bay của mình thành “quả tên lửa thứ 3″ tiêu diệt địch, theo chúng tôi là do hoàn cảnh khách quan không thể khác, ví dụ bám sát máy bay địch ở cự ly quá gần và không thể thoát ra được.”
          Thật khó hiểu khi một vấn đề hệ trọng là Vũ Xuân Thiều có chủ động lao vào B52 hay chỉ là bị động mà ông Trần Hanh lại trả lời theo kiểu ỡm ờ, như thể cho qua chuyện như vậy?

          Từ những khác biệt, mâu thuẫn trên, có thể tạm đặt ra vài dấu hỏi như sau:
          1- Nếu như Vũ Xuân Thiều hạ B52 rồi hy sinh, sau chiến công của Phạm Tuân 1 ngày, tại sao người ta lại không loan báo, ngợi ca không những chiến công của anh, nhất là cả sự hy sinh dũng cảm nữa, mà “cất” bỏ đi phí như vậy, giữa lúc rất cần có nhiều chiến công diệt B52 để động viên quân dân?
          2- Tại sao không làm rõ sự hy sinh đó là “chủ động” hay “bị động”, bởi nó vừa rất có ý nghĩa cho tuyên truyền, lại rất quan trọng trong kỹ chiến thuật cần rút kinh nghiệm và với kỷ luật quân đội cần được nêu cao?

          3- Nếu như sự hy sinh đó được xác định là “chủ động” thì tại sao không biểu dương, tuyên truyền thật mạnh, làm gương cho mọi cán bộ chiến sĩ giữa lúc cuộc chiến đang tới hồi quá quyết liệt, rất cần những cú “lên giây cót tinh thần”?
          4- Tại sao mãi đến năm 1994, nhà nước mới truy tặng anh danh hiệu Anh hùng?

          5- Việc truy tặng muộn màng đó có liên quan tới việc anh đã vi phạm kỷ luật quân đội, có ý định cố tình lao máy bay vào B52 trong khi không được phép hay không, hay nó liên quan tới một kiểu chiến công của “Thạch Sanh” đã được gán cho “Lý Thông”?
          Và xin đưa ra vài câu trả lời giả định:

          1- Đúng là Phạm Tuân có bắn rơi B52 ngày 27. Còn với Vũ Xuân Thiều, cũng hạ B52 vào hôm sau, nhưng lại có 1 trong 3 khả năng khác nhau:
          a. Cũng hạ được B52 rồi hy sinh do quá gần nên không tránh kịp.
          b. Hạ B52 bằng cách cố tình lao máy bay của mình vào.
          c. Không những cố tình, mà trước đó còn nung nấu ý định này, bất chấp lệnh cấm của cấp trên.

          2- Không có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52. Trong khi đó, Vũ Xuân Thiều đã hạ B52, cũng với 1 trong 3 khả năng khác nhau như nêu ở trên. Rồi người ta đã gán chiến công của Vũ Xuân Thiều cho Phạm Tuân, để “nhất cử lưỡng tiện”, vừa giấu được vụ hy sinh không như mong muốn của “trên” của Vũ Xuân Thiều, vừa không để “phí” một vụ rơi B52, một hình tượng anh hùng, thứ đang quá cần lúc đó để củng cố tinh thần. Việc chọn thời điểm “bắn rơi” B52 cho Phạm Tuân là vào ngày 27, trước chỉ một ngày Vũ Xuân Thiều thực sự hạ B52 đầu tiên là thuận lợi để đánh lừa tình báo Mỹ, do chênh lệch múi giờ Việt Nam, Mỹ.

          Cả 2 giả định trên kèm theo những giả định phụ, theo lẽ thông thường của lối tuyên truyền phục vụ chính trị, thì ngay trong lúc chiến tranh đang ác liệt sẽ đều không có lợi nếu nói lên sự thực Vũ Xuân Thiều đã phải “cảm tử”.
          Nếu gán cho Phạm Tuân chiến công không có thật của mình, trước tiên sẽ chứng tỏ không quân VN tài giỏi, sau là không thể để cho dư luận thấy phía ta bị thiệt hại nặng nề, lại trong tình huống bi thảm như vậy, sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu.
          Nếu Phạm Tuân có chiến công thật, thì nó sẽ bị lu mờ đi nếu như công bố thêm chiến công và sự hy sinh của Xuân Thiều không theo mệnh lệnh chỉ huy.
          Vương vấn những dấu hỏi trên, dù sao cũng làm cho bữa tiệc “Điện Biên Phủ trên không” kém đi phần thịnh soạn.

          Tại sao những người cộng sản thời nay không tiếp bước nổi cha ông về tài tuyên truyền “biến không thành có, biến khó thành dễ”, bằng cách cho công luận biết rõ hết, rằng ngày đó các bậc tiền bối đã chọn lựa một giải pháp hết sức tinh quái, cho liệt sĩ Vũ Xuân Thiều được “hy sinh” một lần nữa cái sinh mạng chính trị của anh, mới góp phần động viên tinh thần chiến đấu hơn, làm nên chiến thắng huy hoàng? Để rồi nhiều năm sau, khi mọi sự đã yên rồi, mới cho anh “phục sinh”. Thế có phải là vẹn toàn không?!

          Thử tưởng tượng trong buổi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” sáng qua, sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tướng Phạm Tuân sẽ bước lên tuyên bố một sự thực đã phải giấu kín suốt 40 năm qua … Cả nước sẽ nức nở về tài tuyên truyền khôn khéo của đảng, về tinh thần hy sinh dũng cảm của Vũ Xuân Thiều và cả người thân của anh đã nén đau thương, cay đắng cho lợi ích chung, về tinh thần minh bạch, hướng tới một tương lai văn minh tươi sáng hơn. Nức nở, ngợi khen, bàn luận … để rồi sẽ quên đi những khố khó trong đời sống hàng ngày, khi năm hết Tết đến, vợi đi nỗi bức xúc vì lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh đang xâm lăng ngoài biển đảo. Còn gì tuyệt hơn?!
          BS

          by basamnews on 31/12/2012
          - Hà Nội ôn lại chiến thắng chống Mỹ (BBC). - B52 và MIG 21 – Phạm Tuân và Xuân Thiều - (lạ là web Hiệu Minh hiền khô này cũng bị VNPT dựng tường lửa). “…Phạm Tuân phóng tên lửa cách mục tiêu 2KM nhưng chưa chắc đã diệt được máy bay, bởi lúc đó có tên lửa SAM2 bắn cháy một B52, nên phi công Phạm Tuân lầm tưởng mình đã bắn trúng.” Tiếp nối bài của Ba Sàm đã điểm sáng qua: 252. Phạm Tuân hay Xuân Thiều hạ B52 Mỹ đầu tiên? (Việt sử ký).

          Trong phần phản hồi của bài trên VSK có một chi tiết rất quan trọng, của độc giả Thái Kế Toại (tức Lê Hoài Nguyên, mà nhiều người đã biết về ông): “Tôi đã tham gia viết bộ KÝ SỰ LỊCH SỬ PHÒNG kHÔNG- KHÔNG QUÂN, có biết cả ta và giới khoa học quân sự Mỹ cho rằng lúc đó tên lửa của MIC 21 nhỏ, bắn theo nguồn nhiệt, theo vào đuôi B52, nổ xa B52 vì 4 ống xả của B52 rất lớn. Nên Mic21 không thể dùng tên lửa tiêm kích bắn được B52. Còn nếu bay vào sát B52 thì có 2 khả năng, đâm thẳng vào B52 hoặc có đưa được tên lửa vào B52 thì không thoát được quầng nổ của B52″ Chi tiết này cũng khớp với nội dung trong bài của Hiệu Minh: “… đọc lịch sử về chiến tranh, tài liệu của phía bên kia, thì thống kê về B52 bị bắn rơi, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ thừa nhận SAM2 bắn, không có chuyện MIG21 hạ pháo đài bay.”

          (trích http://tranhung09.blogspot.com/2012/...b52-my-au.html)
          Last edited by TH-72G; 04-22-2013, 03:03 AM.

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X