Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nguyễn Thiện Tơ

Collapse
X

Nguyễn Thiện Tơ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyễn Thiện Tơ


    TRẦN GIA HẢI NGOẠI


    Cập nhật thông tin: Vừa nhận được tin nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã qua đời năm 2022 hưởng thọ 101 tuổi. Vô cùng thương tiếc và xin tri ân những đóng góp của nhạc sĩ vào kho tàng âm nhạc Việt Nam. Là tác giả của một số ca khúc nổi tiếng, Nguyễn Thiện Tơ sinh tại Hà Nội năm 1921. Những nhạc phẩm tiêu biểu của ông như "Giáo đường im bóng”, “Qua bến năm xưa”, “Nhắn gió chiều”, “Trên đường về”… Từ khi còn nhỏ, ông được thầy Trần Đình Khuê dạy Guitar Hawaii. Ông có khả năng thiên phú về âm nhạc, nên chỉ cần 3 tháng đã có thể cùng thầy trình diễn trên đài phát thanh Pháp. Nguyễn Thiện Tơ ra biểu diễn ở các phòng trà, và bắt đầu con đường sáng tác âm nhạc. Năm 1938, nhóm Myosotics được thành lập, trong đó có Nguyễn Thiện Tơ và những nhạc sĩ khác như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh… Cũng trong năm này, Nguyễn Thiện Tơ dù chỉ mới 17 tuổi, đã sáng tác nhạc phẩm đầu tiên của mình là bài "Giáo đường im bóng". Ông đã kể lại cảm hứng khi sáng tác ca khúc này như sau: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938, năm ấy tôi còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội. Tôi được mời tham gia biểu diễn Guitar ở Nam Định. Tình cờ tôi đã làm quen với cô nữ sinh tên Hà Tiên, cũng đến đây đóng góp tiếng hát của cô. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Vì nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên tôi mới viết nhạc phẩm “Giáo đường im bóng” trong giai đoạn ấy". Được sự giúp đỡ của người bạn thân là thi sĩ Phi Yến, "Giáo đường im bóng" hoàn thiện và được phát hành. Nhạc phẩm nói lên một tình yêu bị ngăn trở bởi sự khắt khe của xã hội thời đó, vì khác biệt tín ngưỡng. "Giáo đường im bóng" được phổ biến, nhưng Nguyễn Thiện Tơ cũng không dám gửi tặng người ông yêu. Mối tình của hai người diễn ra trong thầm lặng, vì ông biết gia đình người con gái ấy không thể nào chấp nhận ông. Ngoài lý do khác tôn giáo, ông cũng chỉ là một nhạc sĩ không công danh, sự nghiệp… Trong những ngày tháng buồn nhớ người yêu, đã gợi cho ông nhiều cảm xúc và ông sáng tác thêm những ca khúc như "Nhắn gió chiều", "Trên đường về", "Đêm trăng xưa", "Ngày vui đã qua", "Cung đàn xuân xưa"… Nhưng mối tình thầm lặng của ông đã có được một kết cuộc tốt đẹp. Nhờ nàng cố gắng thuyết phục, gia đình nàng cuối cùng cũng chấp thuận cho kết duyên cùng chàng nhạc sĩ. Sau khi kết hôn, Nguyễn Thiện Tơ vẫn tiếp tục sự nghiệp phát triển âm nhạc. Ông dạy đàn cho các thế hệ sau. Từ sự đào tạo của ông, làng âm nhạc Việt Nam đã có những người rất nổi tiếng sau này như Đoàn Chuẩn. Sau khi người Pháp rút lui, Nguyễn Thiện Tơ thổi sáo trong dàn nhạc của đài “Tiếng Nói Việt Nam”. Năm 1959 ông làm việc với dàn nhạc Giao Hưởng. Năm 1965, ông chuyển sang làm việc với hãng “Phim Truyện Việt Nam”. Những năm đầu thập niên 2000, Nguyễn Thiện Tơ và vợ vẫn còn sống mạnh khỏe tại ngôi nhà 22 phố Mai Hắc Đế, Hà Nội. Tình yêu của họ vẫn còn thắm thiết qua những kỷ niệm như thư từ, hình ảnh ngày xa xưa vẫn còn được lưu giữ, nhắc nhớ… Tuy tuổi đã già, nhưng khi tâm hồn rung động, ông vẫn dùng cây đàn Guitare cũ kỹ gảy lên những nốt nhạc ngày nào: Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng Đắm đuối trên làn sóng, mắt nàng huyền mơ…



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X