Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CÁC VỊ "ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ" - Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.

Collapse
X

CÁC VỊ "ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ" - Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • CÁC VỊ "ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ" - Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.


    Tôi mạn phép chia sẻ loạt bài viết: “Anh hùng tử, khí hùng bất tử”. Phần 1.

    Chúng ta cùng nhau hướng về quê hương, thắp nén nhang dâng Ông Bà để tưởng nhớ công ơn Tổ Tiên.
    Cầu khấn anh linh những vị trung quân tiết nghĩa đã tuẫn tiết vì quê hương, mong chư liệt vị an nhiên thanh nhàn nơi cõi vĩnh hằng.
    Xin ơn Trên phù hộ cho đất nước đau khổ của chúng ta sớm thoát khỏi hiểm họa Tàu phương bắc.
    Cảm ơn Admins duyệt, cảm ơn quý anh chị em ghé đọc bài tôi viết.
    Chúc Ban Quản Trị, thành viên và gia đình dồi dào sức khỏe, bình yên, vui tươi, như ý nhé.
    Quý mến.
    Hoài Hương.
    * * *

    CÁC VỊ "ANH HÙNG TỬ, KHÍ HÙNG BẤT TỬ"
    Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.
    Phần 1

    Tình Hoài Hương.
    *

    Khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn… lo bôn tẩu ra ngoại quốc..
    (như tôi đã ghi ở phần trước).

    Thì những người trung liệt bất khuất rất đáng được tôn kính ngàn đời, lưu danh thơm thiên cổ ấy là những vị "anh hùng tử khí hùng bất tử", những vị "sinh vi tướng tử vi thần" mà sử sách đã vĩnh viễn ghi sau:

    1. Thiếu tướng Phạm Văn Phú (sanh 16-10-1928).

    Chức vụ cuối cùng: Tư lệnh Quân đoàn II, Quân khu II (vùng II Chiến Thuật tại Pleiku).

    Ngày10-3-1975, lúc trận chiến Ban Mê Thuột bùng nổ dữ dội, thì ngày 14/3/1975, có cuộc họp đặc biệt tại Cam Ranh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu muốn giữ vùng duyên hải, ông đã ra lịnh cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú triệt thoái toàn bộ Quân Đoàn 2 ra khỏi Pleiku.

    Tướng Phú rất uất ức đau buồn về cuộc triệt thoái Quân Khu 2 mà ông không hề mong muốn, khiến đồng bào bỏ tất cả chạy thoát thân theo một quân đoàn hầu như sắp tan rã.

    - Ngày 2-4-1975, Quân khu Hai được lệnh sát nhập vô Quân khu Ba. Bấy giờ Thiếu tướng Phú đã có ý định tự tử để bảo toàn tiết tháo của mình, nhưng bất thành. Ngày 15-4, Tướng Phú lâm bệnh phải điều trị tại nhà thương. Sau đó ông về tư gia.
    Ngày 29/4/1975 Thiếu tướng Trần Văn Phú đã uống thuốc độc tự tử tại nhà riêng ở đường Gia Long. Thân nhân đưa ông vô nhà thương cấp cứu ở Sài Gòn, nhưng không thể cứu kịp.
    Ông đã tạ thế ngày 30-4-1975.

    ----*----

    2. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: (sanh ngày 23-9-1927).

    Chức vụ cuối cùng: Tư Lệnh Quân Ðoàn Bốn, Quân Khu Bốn.

    Ông nổi tiếng là chiến binh kiệt xuất, một quân nhân đức độ, hiền hòa giản dị, thẳng thắn không hề bị tai tiếng tham nhũng, ông thương yêu thuộc quyền như em, ông được hầu hết binh sĩ kính trọng yêu mến, ông thân thiện quý mến người dân.
    Thiếu tướng Nam không hề nhận được lệnh hành quân và phóng đồ bố trí chiến đấu chống quân xâm lăng bắc cộng. Khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng (do chính trị viên cộng sản Bùi Tùng viết, đưa cho ông Minh đọc trên đài phát thanh phát lúc 13:30.

    - Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu
    hàng không điều kiện, cho quân giải phóng Miền Nam Việt Nam.


    - Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn.

    - Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ cách mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam.”* - (* Lữ Giang ghi).

    Thiếu tướng Nam buồn rầu đi tới Quân Y Viện Phan Thanh Giản ở Cần Thơ, ông ân cần thăm các chiến hữu thương bệnh binh, tới từng giường ân cần hỏi thăm từng người, ông ngậm ngùi an ủi san sẻ nỗi đau với họ lần cuối cùng.
    Sau đó Thiếu tướng Nam trở về bộ Tư Lệnh ở Cái Khế. Anh em sĩ quan tháp tùng thấy gương mặt ông rất buồn và phẫn uất, họ liền chạy về trước để giấu hết súng. Họ xoi một lỗ nhỏ để dòm vô phòng của Thiếu tướng Nam. Nhưng không ai ngờ trong ngăn kéo của Thiếu tướng Nam còn cây súng nhỏ.

    Lúc 7:00 sáng ngày 1-5-1975, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam mặc bộ lễ phục trắng mang gù vai có dây biểu chương, nhiều
    huy chương gắn ở ngực áo, điềm nhiên ngồi trên chiếc ghế sau bàn tư lệnh, ông đưa khẩu Browning lên bắn vô màng tang, đầu Tướng Nam gục xuống về phía trái.

    Các sĩ quan trân trọng kính cẩn nghiêm chào thi thể ông, họ cấp tốc lo mọi thủ tục cần thiết. Lúc đó việt cộng vô Cần Thơ, nhưng quân nhân VNCH đã chu toàn chôn cất thi thể Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đàng hoàng tử tế tại nghĩa trang Quân Đội Cần Thơ.

    Anh Phong kể về sự nhân đức của Tướng Nam như sau:

    - Lúc viên Tướng Trương Dành Oai đem theo mấy người ở Cần Thơ đi xuống tàu, thì Tướng Nam ra lịnh:

    - Phải quay tàu trở lại. Nếu không sẽ bị pháo dập.

    Tất cả anh em trên bờ chờ lệnh của Tướng Nam. Khi con tàu sắp vượt ra cửa biển, Tướng Nam buồn bã nói:

    - Để cho họ đi...

    Tướng Nam lặng lẽ buông điện thoại xuống.

    Đại úy Không quân Trần Văn Phúc có kỷ niệm khó quên với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
    Năm giờ sáng ngày 11/4/75, Phúc nhấc điện thoại nghe từ đầu dây:

    - Tôi, Tướng Nam Tư lệnh Quân Đoàn Bốn, cho tôi gặp Phi tuần Trưởng phi vụ Phi Long 71.

    Đang mớ ngủ, nhưng hồn phi phách tán, Phúc vội trả lời.

    - Dạ thưa Thiếu tướng, là tôi…

    - Anh cho tôi biết tên tuổi, cấp bậc, số quân?

    Phúc thầm nghĩ: bụng làm dạ chịu, phen nầy chắc chắn ta "ngồi trong hộp" ít nhứt 30 ngày như số tử vi đã nói. Chẳng lẽ đêm hôm ấy ta thả bom lầm vô quân bạn sao? Lạy trời đừng chết ai nhen.
    Ngừng giây lát, ông Tư Lệnh Quân Đoàn Bốn hỏi thêm tên phi hành đoàn, và phi hành đoàn bay trước đó. Phúc gọi anh em dậy, suy nghĩ:

    Ui! Có đại sự gì đây? Không lẽ cả hai phi tuần đều ném bom lầm vô quân bạn hay sao? Chắc phen nầy to chuyện rồi! Không, lẽ... không đâu”.

    Cuối cùng Thiếu tướng Nam nhân danh Tư lệnh Quân Đoàn Bốn tuyên dương công trạng năm anh em có tên trước Quân
    Đoàn, với ngôi sao vàng. Thay mặt đồng bào thị xã Cần Thơ, ông Tướng Tư Lệnh cảm tạ "chúng tôi" đã lấy lại hai khẩu đại bác 105 ly (bị mất ở quận Bình Minh), thì dân Cần Thơ đã tránh được một cuộc đổ máu.

    Nghe xong, lòng mọi người nhẹ lâng lâng như muốn bay lên trời. May quá, suýt chút xíu nữa thì Phúc vọt miệng thưa:

    - Dạ thưa Thiếu tướng "rượu đậu nành" thả bom, chớ không phải do tôi.

    Có thể vị Tư Lệnh Quân Đoàn Bốn đã tiên đoán vận mệnh Miền Nam Việt Nam sẽ đi về đâu, nên ông Tướng khả kính quý trọng dường bao của chúng ta mới phá lệ gắn huy chương qua điện thoại chăng?

    --- * ---


    3. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng (27-3-1933, Hốc Môn).

    Chức vụ cuối cùng: Tư Lệnh Phó Quân đoàn Bốn, Quân khu Bốn.

    Chuẩn Tướng Hưng là con mãnh hổ dũng cảm của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ông nổi tiếng là người tử thủ An Lộc, vẻ vang dũng cảm đánh thắng bốn sư đoàn địch, ông đã lừng danh quân sử Việt Nam và chiến sử thế giới.

    Khi nghe Dương Văn Minh tuyên bố nhiều câu nhục nhã, trước toàn quân nhân, Chuẩn Tướng Hưng nói:

    - Tôi không bỏ anh em để đưa vợ con ra ngoại quốc. Tôi không thể chịu nhục đầu hàng. Các anh em từng cộng tác với tôi, nếu anh em lầm lỗi, tôi có rầy la. Nay tôi xin anh em tha thứ.

    Dương Văn Minh tuyên bố những điều ô nhục kia, và nghe Chuẩn Tướng Lê Hưng gởi gắm tâm tình đó, họ đã khóc nức nở. Chuẩn Tướng Hưng bình thản vô đóng kín cửa văn phòng, chỉ một lát sau họ nghe tiếng súng nổ chát chúa.

    Các chiến hữu phá cửa cùng bà Hưng chạy vô. Chuẩn tướng Hưng đã rệu xuống. Ông tự sát trong văn phòng Tư lệnh Phó tại Trại Lê Lợi, Cần Thơ lúc 8:45 tối 30-04-1975.

    Anh Ó Đen: lúc ở tù "cải tạo", tôi nằm sát bên Trung tá Trưởng phòng 2, Quân đoàn Bốn, đã nghe anh Nguyễn Đạt Phong kể:

    - Lúc nghe phu nhân của Tướng Lê Văn Hưng gọi, anh em tham mưu Quân đoàn chạy qua, thấy hai ông bà Hưng nằm dưới nền nhà đầy máu, ai nấy tưởng vợ chồng Tướng Hưng đã chết. Nhưng phu nhân chỉ ôm Tướng Hưng khóc nức nở, bà yêu cầu anh em chôn cất tướng Hưng theo lễ nghi quân cách.

    ---*---

    4. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ sanh ngày 22-8-1933, Sơn Tây).

    Chức vụ cuối cùng: Tư lệnh Sư đoàn Năm Bộ binh.

    Biết bao lần cộng quân phía ở đông bắc không thể vượt qua căn cứ Lai Khê, mặc dù lực lượng chúng đông gấp bội, do Chuẩn tướng Vỹ tận tâm làm việc, lo xây dựng tu bổ, nên hệ thống phòng thủ kiên cố.
    Chuẩn tướng Vỹ là một sĩ quan mẫn cán, quả cảm, có tài tham mưu, nhiệt tâm huấn luyện binh sĩ, một cấp chỉ huy thanh liêm, nổi tiếng về tinh thần dũng cảm, cương quyết chống cộng, bài trừ tham nhũng.

    Ngày 30-4-1975 khi nghe "Tổng thống ba ngày Dương Văn Minh" ra lệnh:

    - "Quân đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng đầu hàng".

    Chuẩn tướng Vỹ cho binh sĩ treo cờ trắng trên hành dinh, triệu tập sĩ quan và binh sĩ dưới quyền, Chuẩn tướng Vỹ dõng dạc
    tuyên bố:

    - “Tôi không thể thi hành lệnh này. Tôi cần chọn riêng cho tôi con đường phải đi".
    Oai dũng bình tĩnh nghiêm trang đứng dưới cột cờ của Bộ Tư Lệnh, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ rút khẩu súng beretta 6.35 giơ lên tự bắn vô đầu, tuẫn tiết vì quê hương.

    Ông tự sát lúc 11 giờ, ngày 30.04.75 tại Tổng hành dinh Lai Khê.
    Thi thể Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ an táng trong rừng cao su (gần doanh trại Bộ Tư Lệnh). Sau nầy thân nhân cải táng ông về ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

    ----*----

    5. Chuẩn tướng Trần Văn Hai sanh năm 1929, Cần Thơ.

    Chức vụ cuối cùng: Tư Lệnh Sư Ðoàn Bảy Bộ binh.

    (Ông từng là Tư lệnh Phó Quân đoàn Hai, Quân khu Hai,. Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia).

    Chuẩn tướng Hai là một sĩ quan trong sạch, dũng cảm, đúng tư cách một quân nhân, ông nổi tiếng thanh liêm, thanh đạm, ông không có của cải gì, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho.

    Trước khi đi Pleiku làm Tư lệnh Phó Quân đoàn Hai (tháng 5-72) Tướng Hai đặt điều kiện với Tổng thống Thiệu:

    - "Khi nào giải tỏa núi Chu Pao, và ba quận phía bắc Bình Định xong. Tôi sẽ rời khỏi chức vụ".

    Khoảng ba tháng sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông về làm Tư lệnh Sư đoàn Bảy Bộ binh. Sau khi nhậm chức, ông không ở Pleiku, mà đặt bộ chỉ huy tham mưu tiền phương tại Plei Mrong, xa khoảng 10 dặm tây bắc Pleiku, cùng với Liên đoàn Biệt Động Quân.

    - Trong thời gian làm Tỉnh trưởng Phú Yên, Tướng Hai đã đối xử với tất cả công dân rất tốt, ông được người dân vô cùng quý trọng, (khi Đại tá Hai tuy giữ chức vụ cao cấp nhứt trong ngành cảnh sát, ông vẫn thường ghé thăm các thuộc cấp cũ trong Biệt Động Quân, một điều mà những ai ở vào địa vị của ông, rất ít khi làm).

    Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Phú Yên. Trong thời gian tại chức, ông chỉ huy các lực lượng Quân Cán Chính trong tỉnh, ông bẻ gãy những cuộc tấn công của việt cộng xuất phát từ mật khu Vũng Rô. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần tổ chức hành quân vô tận sào huyệt cộng phỉ.
    (trích dẫn từ Wikipedia).
    *
    Đầu năm 1966, phu nhân Thiếu tướng Vĩnh Lộc, Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu Hai (ca sĩ Minh Hiếu) tới Phú Yên có việc
    riêng, tướng Vĩnh Lộc ra lệnh:

    - "Phải đón tiếp bà chu đáo".

    Lúc đó ông Trần Văn Hai đã thăng cấp Trung tá, ông quyết định "dùng tiền riêng của mình, thuê xe dân sự đưa đón , thay vì dùng công xa".

    Vì chuyện nầy, mà Trung tá Hai bị mất chức Tỉnh trưởng, với lý do:

    - "Không hoàn tất chu đáo nhiệm vụ". (!)

    Năm 1969, Đại tá Hai trở lại Phú Yên đem theo rất nhiều quà biếu tặng dân chúng, quân dân tiếp đón ông trịnh trọng mà thân tình như một thượng khách cao quý. Khiến một trong những người tháp tùng Tướng Hai, lúc đó là Trung tá Lê Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đặc Biệt Khu 2 rất ngạc nhiên. Sau này Trung tá Nhuận có thuật lại trong cuốn hồi ký "Cảnh Sát Hóa, Quốc Sách Yếu Tử của Việt Nam Cộng Hòa" rằng:

    - "Chắc hẳn là trong thời gian làm Tỉnh trưởng Phú Yên, Tướng Hai đã đối xử với dân chúng tốt hết mực, nên ông mới được người dân quý trọng làm vậy".


    Ngày Tướng Hai đi đáo nhậm đơn vị mới, quân, dân, cán chính đã đi ra phi trường tiễn đưa Chuẩn tướng Hai rất đông, không ít người nhỏ lệ.
    (trích nguyên văn dẫn từ Wikipedia).

    Tối 30 tháng 4 năm 1975, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai ngồi trong văn phòng đóng kín cửa, ông đã uống thuốc độc tuẫn tiết.

    * * *
    Tình Hoài Hương.

    Còn tiếp...

    Mời đọc: "Các Vị Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử",
    Phần 2
    Hình mượn trên internet, xin miễn thứ bản quyền.




    Tất cả cảm xúc:
    57Pei Hoh, Hoang Cofi và 55 người khác
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X