Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chiến Tranh Thời Đại

Collapse
X

Chiến Tranh Thời Đại

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chiến Tranh Thời Đại

    Chiến Tranh Thời Đại



    Phạm Văn Bản

    I. Xung Đột Nông Nghiệp – Công Nghiệp

    Mở trang sử Nội Chiến Hoa Kỳ (American Civil War, 1861-1865)
    Chúng ta được biết rằng, Đảng Cộng Hòa đã tổ chức và lãnh đạo 25 tiểu bang với 20 triệu công dân trong Liên Bang Miền Bắc (Union) chủ trương xây dựng và phát triển Thời Đại Công Nghiệp (Industrial Age), đồng thời thực hiện chương trình Tư Bản Chủ Nghĩa (Capitalism) nhằm canh tân cải tiến chính trị quốc phòng, kinh tế xã hội, và dẫn đưa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ bước vào kỷ nguyên mới với dân chủ tự do, cạnh tranh khai thác, giầu sang thịnh vượng được xếp hạng nhất thế giới.

    Vào giữa thế kỷ 19, Đảng Dân Chủ cùng với 11 tiểu bang, gồm có 9 triệu người da trắng và 4 triệu người da đen lại muốn duy trì và bảo vệ Thời Đại Nông Nghiệp (Agricultural Age) với Chế Độ Nô Lệ (Slavery) đang có sẵn từ thời Washington lập quốc ngày 4 tháng 7 năm 1776.

    1. Nguyên Nhân

    Lãnh thổ Hoa Kỳ thời bấy giờ gồm có 36 tiểu bang, chia thành hai miền Nam Bắc:

    a. Miền Bắc phát triển thời đại công nghiệp và tư bản chủ nghĩa, kinh tế bao gồm trại chủ nhỏ, dựa theo chăn nuôi và sản xuất lúa mì.

    b. Miền Nam chủ trương kinh tế nông nghiệp với hệ thống đồn điền trang trại, trọng yếu là trồng bông vải và dựa trên sự bóc lột công sức lao động của người da đen mà giầu có, được gọi là chế độ nô lệ.

    c. Chế Độ Nô Lệ này lại bị các nhà tư bản công nghiệp miền Bắc coi là vật cản trở kinh tế phát triển, bởi vì lao động nô lệ người da đen không được tự do, không trực tiếp tham gia sản xuất, không đóng tài lực, thuế khóa vào trong hãng xưởng, cơ sở, xí nghiệp, nhà máy của Thời Đại Công Nghiệp.

    Tiếp đến là nhờ vào sự dồi dào của nhân công nô lệ, bóc lột với giá lương trả rẻ, khiến cho các điền chủ của trang trại miền Nam không cần mua sắm, hay không cần dùng tới những sản phẩm, vật liệu, máy móc, xăng dầu của những nhà đầu tư công nghiệp miền Bắc. Bởi thế các lãnh chúa và trại chủ da trắng miền Nam kiên quyết phải duy trì chế độ nô lệ nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giới nhà giàu trọc phú này.

    2. Nội Chiến

    Cũng vào giữa thế kỷ 19, Hoa Kỳ bành trướng lãnh thổ sang miền Tây, là vùng đất rộng lớn bao la với nhiều khoáng sản, và trù phú phì nhiêu để phát triển kinh tế quốc gia. Cho nên cả hai miền Nam và Bắc đều coi miền Tây như kho hàng dự trữ riêng biệt, và vùng này cũng phát triển theo hai hướng khác nhau: (1) tư bản công nghiệp, và (2) địa chủ nông nghiệp.

    a. Mâu Thuẫn củadân chúnghai miền Nam Bắc, sống trong vùng miền Tây này càng ngày càng thúc đẩy, gây đối kháng chống chọi nhau mãnh liệt, và tranh tới một mức cao thì đấu! Nếu trước kia, thời kỳ mâu thuẫn chưa gay gắt thì hai miền còn thỏa hiệp với nhau trong Thỏa Ước Misouri, ký kết vào năm 1850, cho phép miền Nam có một số tiểu bang nông nghiệp được duy trì chế độ nô lệ, và miền Bắc thì tự do công nghiệp không có nô lệ để phát triển hãng xưởng máy móc, nhưng sự thỏa hiệp này đã không kéo dài lâu.

    b. Nội Chiến cũng phản ảnh sự mâu thuẫn về Chế Độ Tập Quyền (Centralized Mode) là quyền hành tập trung ở chính quyền liên bang do Đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại miền Bắc. Trong khi Đảng Dân Chủ ủng hộ Chế Độ Phân Quyền (Decentralized Mode) tức quyền hành được chia cho các tiểu bang ở miền Nam.

    Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ nội chiến là cuộc Bầu Cử Tổng Thống vào năm 1860. Trong cuộc bầu cử này, Đảng Cộng Hòa được giới lãnh đạo tư sản công nghiệp hậu thuẫn, yểm trợ cho ứng cử viên Luật Sư Abraham Lincoln đắc cử và nhận chức Tổng Thống Hoa Kỳ.

    Những thắng lợi của Đảng Cộng hòa cùng với chủ trương bãi bỏ chế độ nô lệ, đã làm cho các lãnh chúa và địa chủ của người da trắng trong các tiểu bang nông nghiệp miền Nam bất bình, tuyên bố ly khai với Chính Quyền Liên Bang (Federal Government) và thành lập Liên Minh Miền Nam (Confederate States). Nguyên nhân sâu xa hơn để dẫn đến cuộc nội chiến, là nhu cầu hủy bỏ nền kinh tế địa chủ thời đại nông nghiệp của liên minh miền Nam, nhằm mở đường cho toàn quốc xây dựng và phát triển tư bản chủ nghĩa.

    II. Xung Khắc Công Nghiệp và Tín Nghiệp

    Ngày hôm nay, lại một lần nữa chúng ta chiêm ngắm lịch sử Hoa Kỳ, trước hết chuyện xảy ra vào khoảng thập niên 1953, Hoa Kỳ phát minh ra Máy Điện Toán (Computer) và Liên Thị Tín Liệu (Internet), đã giúp cho nhân loại có được phương tiện vận tốc cực nhanh và làm thay đổi đời sống xã hội như siêu tốc, siêu âm, siêu sóng, siêu sáng để hình thành một làn sóng văn minh thứ ba được gọi là Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age). Bởi thế nhu cầu con người sống trong thời đại mới này đòi hỏi cần có “Kiến Thức & Thông Toàn (Knowledge & Wisdom.”

    Nhìn lại Xã Hội Hoa Kỳ, chúng ta phải thừa nhận rằng nhờ có Đảng Cộng Hòa vào năm 1865 đã biến cải sách lược chính trị với mọi phương diện của toàn dân sau cuộc nội chiến, cho nên dẫn đưa liên bang trở thành một quốc gia công nghiệp xử dụng hệ thống khoa học kỹ thuật tân tiến nhất như ngày nay. Bởi vì khi nền công nghiệp phát triển thì xã hội sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, nhiều ngành nghề, nhiều cơ sở, nhiều dịch vụ và mỗi ngành nghề lại có những hệ thống tổ chức sinh hoạt riêng biệt.

    Các hệ thống độc lập khuyếch trương này mang đến đời sống văn minh, tinh thần dân chủ, tương thân tương ái vì những người cấp trưởng trong các ngành nghề đã biết tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau cộng tác, phục vụ cho nhân quần xã hội. Sự ràng buộc này tạo ra Đức Tính Liên Thuộc (Interpersonal) của những nhà tổ chức, lãnh đạo, quản trị, điều hành, để từ đó mà thể chế Dân Chủ ra đời và thịnh hành như chúng ta đang được hưởng thụ cho tới ngày nay.

    Nhờ có kỹ thuật cao, trí tuệ nhân tạo, phương tiện không người lái thì con người đã biến các thị trấn thành những đô thị hay đại đô thị với vận tốc di chuyển thuận lợi và nhanh chóng. Từ đó nguyên liệu, đất đai, sức lao động, vốn liếng tài chính đã trở thành những yếu tố quan trọng của thời đại công nghiệp cùng với những mục tiêu vận hành và phát triển kinh tế quốc gia.

    Nếu như trước đây làn sóng văn minh thứ hai (the Second Wave) của thời đại công nghiệp do đảng Cộng Hòa lãnh đạo đã chiến thắng nền nông nghiệp cơ năng một cách vẻ vang. Sức mạnh cơ giới đã phát triển và mở mang đô thị, đường xá cầu cống, hãng xưởng sản xuất hàng loạt, vận tốc nhanh chóng, giáo dục phổ thông... thì ngày nay làn sóng thứ ba (the Third Wave) cũng đang nhen nhúm và bắt nguồn từ Hoa Kỳ, từ khi phát minh ra Máy Điện Toán (Computer) và Liên Thị Tín Liệu (Information).

    a. Máy Điện Toán

    Nếu như Máy Hơi Nước đã mở ra thời đại công nghiệp do Đảng Cộng Hòa chủ trương, thì ngày nay Máy Điện Toán lại đang tiếp tục khai triển một Thời Đại Tín Nghiệp (Information Age) do Đảng Dân Chủ may mắn có duyên thủ đắc. Bởi thế câu danh ngôn truyền cảm bất hủ của Tổng Thống Barack Obama:“Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.” Đọc sách là một việc làm rất cần thiết đối với mọi người chúng ta.

    Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau như ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, hay ấn loát trên gỗ, trên giấy như chúng ta đang có hiện nay. Nhưng tất cả cùng có mục đích là lưu giữ và phổ biến kiến thức cho nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý, thời đại… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới trong các lãnh vực của đời sống con người.

    Thực tế không chỉ dừng lại ở việc nhận thức, hay nâng cao kiến thức mà còn dinh dưỡng tư tưởng, phát huy trưởng thành trong tình cảm cao đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt trong nếp sống tự do của mỗi cá nhân. Sách cũng giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng, trí nhớ và sáng tạo.

    Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta rèn luyện khả năng ngôn ngữ như Việt ngữ hay ngoại ngữ. Nhờ đọc những cuốn sách ấy mà chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát, lịch sự hơn.

    Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn chúng ta cách sống cao quý, lành mạnh, tốt đẹp và biết cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với trình độ nhận thức của mình, và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy, bất nhân, vô nghĩa.

    Như một bạn trẻ đang sống ở trong nước đã khẳng định với tôi rằng: “Sách dày hay mỏng không quan trọng bằng việc đọc sách đúng cách. Tôi xin được giới thiệu tác phẩm đầu tay “Con Người Thời Đại” của tác giả Phạm Văn Bản, hiện đang làm việc cho hãng Boeing ở Hoa Kỳ. Cuốn sách này dày 506 trang, gồm có 14 chương và được in ấn, trình bày rất công phu, nghệ thuật và trang trọng.

    Đây là cuốn sách dày nhất mà từ nhỏ đến lớn tôi đọc hết trọn vẹn. Cảm giác thật sung sướng khi bản thân vượt qua thử thách đọc của chính mình. Con Người Thời Đại giúp tôi dám nghĩ, dám nói, dám làm... khi đối diện thực tại cuộc sống. Càng đọc, tôi thấy mình trưởng thành hơn và có niềm tin dân tộc Việt Nam, sẽ có cơ hội vươn vai trở thành Phù Đổng trong thời đại mới.” (Nguyễn Nam Long).

    c. Nghiên Cứu

    Những học giả điều tra nguyên nhân cuộc nội chiến xưa nay tập trung vào 2 lý thuyết đối nghịch “tham lam và bất bình: greed versus grievance.” Từ đó nguyên nhân xung đột thời đại của những người theo khái niệm về sắc tộc, tôn giáo, hay các mối quan hệ xã hội khác, hoặc xung đột bắt đầu do sức hấp dẫn kinh tế thời đại của những cá nhân trong hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ tiến hành xung đột nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi... Phân tích học thuật kết luận rằng các yếu tố cấu trúc và kinh tế đóng vai trò quan trọng hơn những yếu tố nhận diện trong việc dự đoán sự kiện xảy ra nội chiến.

    Những nghiên cứu toàn diện về nội chiến này do nhóm Ngân Hàng Thế Giới thực hiện vào đầu thế kỷ 21, và đưa khuôn mẫu nghiên cứu này thành mô hình được gọi là CollierHoeffler Model. Nghiên cứu chi 78 khoản thời gian 5 năm liên tiếp khi cuộc nội chiến bắt đầu, và 1167 khoản thời gian 5 năm sau nội chiến để so sánh và đưa ra kết luận và nguyên tắc giải quyết chiến tranh cho những chính quyền tương lai kế tiếp, nhằm đạt mục tiêu kiến thức và thông toàn.

    Lưỡng đảng Hoa Kỳ ngày nay rút kinh nghiệm cuộc nội chiến và mô hình giải quyết Collier Hoeffler nên đã tránh bớt được nhiều bất bình và căng thẳng trong thời gian qua. Hy vọng Tổng Thống Joe Biden và Đảng Dân Chủ sẽ dẫn đưa Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ bước sang kỷ nguyên mới nhằm xây dựng và phát triển thời đại tín nghiệp cho cả loài người.


    Phạm Văn Bản



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X