Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cái Hèn Của Giới Lãnh Đạo Miền Bắc

Collapse
X

Cái Hèn Của Giới Lãnh Đạo Miền Bắc

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cái Hèn Của Giới Lãnh Đạo Miền Bắc

    Cái Hèn Của Giới Lãnh Đạo Miền Bắc

    Tướng Lãnh phương Tây
    Lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt muốn tô điểm cho con đường cách mạng của họ bằng những danh từ hoa mỹ. Họ gọi cuộc kháng chiến chống Pháp là chống Thực dân để giành độc lập, cuộc chiến tranh với Mỹ là chống Mỹ cứu nước, thống nhất nước nhà.

    Người dân đều biết cuối cùng nó chỉ là phong trào CS, tay sai cho CS quốc tế. CSVN phỉ báng thực dân, đế quốc là xâm lược, bóc lột nhưng nhìn cho kỹ ta mới thấy bộ mặt thực của họ như thế nào.

    Trước hết chúng ta đề cập Đại Tướng De Lattre mà Việt Minh thù ghét. De Lattre sinh năm 1889 mất đầu năm 1952 tại Pháp. Ông là sĩ quan từ Thế chiến thứ nhất và anh hùng thời Thế Chiến Thứ Hai.

    Khoảng cuối năm 1950 ông được Chính Phủ Pháp đưa sang Đông Dương nhằm đảo ngược tình thế, De Lattre vừa là Cao Ủy Đông Dương kiêm Tư lệnh Quân đoàn Viễn chinh. Năm 1951 ông ông đánh thắng Việt Minh nhiều trận quan trọng, sau bị ung thư nặng phải về Pháp chữa trị và mất đầu năm 1952. Ông được làm lễ Quốc táng và vinh thăng Thống Chế.

    Mặc dù là một Đại Tướng có uy quyền, De Lattre coi trọng danh dự và coi nhẹ tình nhà, ông đã đưa người con một duy nhất Bernard ra mặt trận, cuối cùng tử trận lúc mới 23 tuổi.

    Cuối tháng 5/1951, Bernard de Lattre đang nghỉ phép tại Hà Nội được tin tiểu đoàn của anh được lệnh tái chiếm Ninh Bình, tới nơi anh và đại đội đóng ở một ngôi đền lưng chừng núi Thúy. Việt Minh đánh Ninh Bình lúc 2 giờ sáng và pháo kích dữ dội, Bernard trúng pháo kích gục xuống chết ngay, Việt Minh leo lên đồi, đại đội Pháp trong khu đền chống cự không chịu đầu hàng.

    Đến 7 giờ, máy bay Pháp lên yểm trợ chỉ cứu được một vài người lính sống sót, De Lattre đưa xác con và xác vài người bạn chiến hữu về Pháp, nhiều người nghẹn ngào đưa tiễn một thanh niên mới 23 tuổi, con trai một Đại Tướng có uy quyền.

    Sau chuyện Đại Tướng De Lattre và con trai trẻ tuổi, chúng ta đề cập một Phi công thuộc Hải Quân Mỹ sau này trở thành chính trị gia nổi tiếng John McCain. Cũng như Bernard De Lattre, McCain thuộc gia đình giòng dõi, ông nội, cha của McCain đều là các vị Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ. McCain tốt nghiệp học viện Hải Quân năm 1958, trở thành phi công chiến đấu từ Hàng Không Mẫu Hạm.

    Ông nội của McCain là Đô Đốc John S. McCain, Sr (1884-1945), đã giữ nhiều chức vụ lớn trong chiến dịch tại Thái Dình Dương thời Thế chiến thứ II. John Sidney “Jack” McCain Jr là cha ruột của McCain, ông cũng là Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, đã phục vụ trong Hải Quân Mỹ từ Thế Chiến II cho tới hết Chiến tranh VN.

    Thiếu Tá John McCain khi tham gia kế hoạch Rolling Thuder tại Hà Nội tháng 10/1967 bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch. Ông bị thương nặng và giam ở Hỏa Lò từ 26/10/1967, bị tra tấn dã man. McCain tù 5 năm rưỡi, được thả ngày 14/3/1973 cùng 103 người khác.

    CSBV thường chỉ trích Thực dân Đế quốc đi xâm lược lấy của cải của đất nước ta đem về nhưng sự thực họ có tư cách hơn các lãnh đạo miền Bắc nhiều. Họ trọng danh dự, không vì tình riêng, họ đã đưa con trai ra trận, sông pha mũi tên hòn đạn, sẵn sàng bỏ xác chốn sa trường.

    Các nhà lãnh đạo miền Bắc
    Trái ngược với các Đại Tướng, Đô Đốc Pháp, Mỹ kể trên, các Tổng Bí Thư, Đại Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội CSBV… không hề có người nào cho con ra trận.


    Từ trái qua: Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn. Ảnh Internet


    ​​​​​​​Lê Duẩn hai vợ, vợ trước có con trai làm Đại tá, Cục trưởng, Tư Lệnh lực lượng bảo vệ Lăng Bác, ba người con gái lấy chồng làm Cán bộ lãnh đạo Bộ Công nghiệp, lấy chồng làm GS TS, hoặc lấy chồng làm Phó GS, TS…, toàn là những người ăn trên ngồi chốc, chẳng đóng góp gì cho công cuộc chống Mỹ cứu nước cả.

    Vợ sau có con gái lớn du học Nga, lấy chồng GS toán người Nga, con trai kế là Kỹ sư hàng không, Phó Tiến sĩ, hiện là đại gia, Chủ tịch HĐQT các Ngân hàng , Công Ty…, người con trai kế Cục trưởng Hải Quan Saigon, hiện làm Thiếu Tướng, Phó Tổng cục Trưởng an ninh.

    Võ Nguyên Giáp cũng hai vợ, bà trước có con gái là GS TS Toán Lý. Bà vợ lớn mất năm 1946.

    Hai năm sau, ông tái giá với bà Đặng Bích Hà, con gái GS Đăng Thái Mai, có bốn người con, hai trai, hai gái. Con gái là Ủy Viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT. Hai con trai đều làm Giám đốc công ty Cổ phần.

    Trường Chinh, vợ là người cùng làng Hành Thiện. Ông có 4 người con:
    - Con trai lớn Ủy viên Bộ chính trị Trung ương , khóa 6 và 7, giữ chức Giám đốc.
    - Con gái TS, Kiến trúc sư (Đặng Việt Nga) du học tại Trung Quốc thủa nhỏ, lớn lên du học Liên Xô.
    - Con gái, PGS, TS, hiện là Ủy viên HĐQT một công ty.
    - Con trai, sinh năm 1950.

    Bản tin trên TV, báo chí có nói ông Võ Nguyên Giáp có con rể là người giầu phú gia địch quốc, các ông Tổng bí thư, Đại Tướng, Chủ tịch Quốc Hội nêu trên có các cô, cậu du học Liên Xô khi có chữ nghĩa. Những cô cậu không được du học đều có chức vụ lớn, người thì Đại Tá, Thiếu Tướng, người làm Giám đốc Công ty Cổ phần… và không nghe nói ai trong số này tham gia chiến trận chống Pháp, Chống Mỹ.

    Nhìn chung ta thấy các lãnh đạo CSBV cho con cái du học, hoặc làm chức lớn béo bở để tiếp tục cái nghề ăn trên ngồi chốc như họ. Giới lãnh đạo BV đẩy con cái bần cố nông vào tử địa hàng loạt hết đợt này đến đợt khác. Khi nghe nói Chiến Thắng Điện Biên, người ta tưởng như một chiến công hoa mỹ to tát và làm vẻ vang dân tộc nhưng sự thật chỉ là một cái núi xương sông máu của những thanh niên yêu nước. Một người sĩ quan của QĐ Nhân Dân nhận xét ông Võ Nguyên Giáp đánh thắng Điện Biên Phủ chỉ là do lấy thịt đè người. Phía Pháp có hơn 2,000 người chết, phía Việt Minh khoảng 8,000 người tử trận, gấp 4 lần Pháp.

    Sau này trong cuộc chiến chống Mỹ những năm từ 1965 tới 1968 và 1972… họ thí quân kinh hoàng, riêng trận Mậu Thân chỉ trong hai tháng họ nướng gần 60 ngàn quân, năm 1972 CSBV thí quân hàng trăm nghìn người để đẩy mạnh phong trào phản chiến.

    Lê Duẩn người lãnh đạo cuộc chiến miền Nam từ đầu thập niên 60 tới đầu tập niên 70 đã chấp nhận hy sinh 10 hoặc 20 bộ đội để giết một tên lính Mỹ ngõ hầu đẩy mạnh phong trào phản chiến. Những người thanh niên lên đường vào Nam cầm chắc cái chết trong tay nhưng họ không còn con đường nào khác. Mười người bộ đội vào Nam chỉ có một người trở về, toàn là con cái xuất thân gia đình Tam đại bần cố. Chính CSBV đã nhìn nhận năm 1995 khi tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày 30/4: Đã có hàng triệu người hy sinh cho công cuộc giải phóng miền Nam.

    BV thắng là nhờ phong trào Phản chiến từ phía Mỹ, nếu không có phong trào này dù Lê Duẩn có hy sinh thêm một triệu quân cũng chỉ làm mồi cho B-52 một cách vô ích.

    Kết Luận
    Người Tây Phương tự trọng đặt quyền lợi chung lên trên tình nhà, sinh ra trong các gia đình quyền quí nhưng họ vẫn đặt trách nhiệm danh dự lên trên hết trái ngược với các gia đình lãnh đạo CSVN.

    Nay họ công khai nhìn nhận cái quyền cha truyền con nối, từ cấp Trung ương trở xuống huyện xã, họ gần như công khai đưa con cháu vào làm việc tại cơ quan công quyền. Con các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… đều được du học Liên Xô hay giữ những chức vụ béo bở hái ra tiền. Chúng ta không thấy ai xông pha trận mạc vì đã có các cậu bần cố nông chết thay cho họ.

    Giới lãnh đạo này đã thực hiện một giai cấp ăn trên ngồi chốc từ đời cha đến đời con, đời cháu. Người CS thường nói Đảng của ta là Đảng của giai cấp công nhân, nhưng nay đảng ta gồm toàn những tay vơ vét, đớp hít của nhân dân, của giai cấp công nhân, giai cấp ba đời bần cố.

    Theo lời những người ngoài Bắc vào Sài Gòn kể lại sau 1975 thì mười người bộ đội vào Nam chỉ có một người sống sót trở về, số người chết vì đói khát, bệnh tật, chết vì bom đạn... khắp nơi. Theo ước lượng của Ngũ Giác Đài có vào khoảng 1 triệu cán binh BV và một trăm ngàn quân lính của Mặt Trận giải phóng tử trận, gấp năm lần tổn thất của VNCH và gấp hơn mười bẩy (17) lần tổn thất của Mỹ. Giới Lãnh đạo chỉ khoa trương Chiến thắng, rất ít khi họ nói tổn thất mà chỉ long trọng làm lễ ăn mừng ngày Giải Phóng.

    Để giải phóng giải đất này, đã có biết bao thanh niên ngã gục trên đường đi tới mục tiêu. Họ giải phóng cho ai? họ đổ xương máu cho ai? cho một bọn ăn trên ngồi chốc, thừa hưởng mọi vinh hoa phú quí trên xác chết của họ. Những người cầm đầu cuộc chiến chỉ giỏi đẩy các con cái bần cố nông vào nơi tử địa đầy mũi tên hòn đạn. Báo đài CS ca ngợi những anh bộ đội hăm hở lên đường vào Nam để cứu giúp đồng bào đang rên xiết dưới xiềng xích nô lệ của bọn Mỹ Ngụy. Nhưng các chiến sĩ cách mạng cầm súng ra đi mà lòng đau buồn khôn xiết, cái khốn nạn cuộc đời CS là nhiều người cầm chắc cái chết trong tay mà vẫn phải đành lòng cất bước ra đi.

    Những người khốn khổ trốn về vùng Quốc gia theo chính sách Chiêu hồi thì gia đình họ ở miền Bắc bị xỉ vả, trả thù vì có con đầu hàng phản bội, tuy vậy hàng nghìn, hàng vạn người vẫn trở về với chính nghĩa Quốc gia hàng ngày, hàng tháng.

    Những kẻ đã đẩy hàng triệu thanh niên vào tử địa để thừa hưởng thành quả trên xương máu của họ, những kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn, núi xương sông máu để được ăn trên ngồi chốc… sẽ phải đời đời đắc tội trước Non sông và Lịch sử.

    Trọng Đạt


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X