Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn: Người mẹ của đất Nam Kỳ

Collapse
X

Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn: Người mẹ của đất Nam Kỳ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn: Người mẹ của đất Nam Kỳ

    Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn: Người mẹ của đất Nam Kỳ


    (nguồn: FB Sơn H Cao)

    Người có công với đất nước chúng không thờ lại đi nhận giặc làm cha. Đúng là bọn mất dạy.


    Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Vạn (阮福玉萬) là con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

    Năm 1620 Vua xứ Chân Lạp Chey Chetta II trước sự uy hiếp của người Xiêm, ông đã cho xây cung điện nguy nga tại kinh đô Oudong rồi cho sứ giả qua Phú Xuân cầu hôn con gái chúa Sãi.

    Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả bà Ngọc Vạn cho Chey Chetta II.

    Bà Ngọc Vạn đẹp nổi tiếng,lại muốn dựa Việt Nam nên vua Chân Lạp liền phong cho bà làm“Đệ nhứt Hoàng Hậu” tước hiệu “Somdach Prea Peaccac Vodey Prea Voreac Khsattrey”. Hoàng gia Chân Lạp gọi bà là Hoàng hậu Ang Cuv.

    Theo ký của giáo sĩ Chistofo Borri thì chúa Nguyễn đã viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để làm của hồi môn bảo vệ con gái mình, chống lại quân Xiêm, quân Việt Nam đưa công chúa Ngọc Vạn về Oudong như sau:

    “Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị võ khí và bày trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh đô Oudong, thì dân chúng Khmer, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh.”


    Cố đô Oudong ngày nay

    Hai năm sau khi Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu Chân Lạp, năm 1623, chúa Nguyễn sai phái bộ tới Oudong yêu cầu vua Chey Chetta II cho chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé).

    Vua Chey Chetta II chấp thuận, chúa Nguyễn khuyến khích người Việt di cư đến đây làm ăn, rồi lấy cớ giúp chánh quyền Chân Lạp giữ gìn trật tự, còn phái một tướng lãnh đến đóng ở Prey Nokor nữa.

    Khi Chey Chetta II mất, vùng đất từ Prey Nokor trở ra tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa đã có nhiều người Việt đến ở, định cư.

    Sau khi vua Chey Chetta II mất thì trào đình Chân Lạp bắt đầu sóng gió, chém giết nhau giành quyền lực. Ông anh qua Xiêm rước quân về, ông em thì cầu cứu thái hậu Ngọc Vạn. Chân Lạp cứ từ từ cắt đất trao Việt Nam và Xiêm La.

    Thái hậu Ngọc Vạn dầu chồng chết, con còn nhỏ, nhưng nhờ có đội binh riêng nên không vương tướng Chân Lạp nào dám đụng tới cung của bà, bản thân bà cũng sống những ngày đầy biến động.

    Trong hơn 50 năm sống trong chốn đẫm máu tại hoàng cung Chân Lạp, những năm cuối khốc liệt tới mức ná thở, Thái hậu Ngọc Vạn đã theo con trai là Nặc Ông Nộn về Sài Gòn, rồi lui về sống ẩn tu ở Bà Rịa, chùa Gia Lào (núi Chứa Chan).

    Những năm cuối đời bà quay về Huế và mất tại làng Dã Lê Thượng.

    Sau đó bà được vua Khải Định phong làm ”Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng tôn thần” hay “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”.

    Bà Nguyễn Phúc Ngọc Vạn được xưng là 宋山郡主 Tống Sơn quận chúa, được phối tự tại chùa Linh Sơn làng Dã Lê Thượng.

    Trước đây ít ai biết bà Nguyễn Phúc Ngọc Vạn do chánh sử nhà Nguyễn không chép, giấu kín.

    Chỉ có Phan Khoang trong”Việt sử xứ Đàng Trong” là chép tới. Dần dà ngày nay sáng tỏ lần hồi, tới hôm nay biết chính xác mộ bà tại Dã Lê Thượng (Hình đính kèm)



    Người dân Nam Kỳ lục tỉnh gồm :
    - Gia Định 嘉定
    - Biên Hòa 边和
    - Định Tường 定祥
    - Vĩnh Long 永隆
    - An Giang 安江
    - Hà Tiên 河仙

    Tất cả đều phải ghi nhớ và tri ơn với Tống Sơn quận chúa Nguyễn Phúc Ngọc Vạn.

    Vai trò của bà Ngọc Vạn thật to lớn không hề thua kém Huyền Trân Công Chúa, vì bà chứng kiến, tham gia vào tất cả những biến động trong chánh trường Chân Lạp thời đó.

    Sau này phải có một đại lộ mang tên và lập đền thờ Tống Sơn quận chúa Nguyễn Phúc Ngọc Vạn ngay trên đất Nam Kỳ này để tri ân bà .


    BỔ TÚC:

    Chúa Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên gả quận chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetha II, nhằm xin triều đình Chân Lạp cho phép người dân Việt buôn bán tại vùng Morea (tức Bà Rịa) và Prei Nokor (tức Sài Gòn), và được mở trạm thâu thuế.

    Sau khi Chey Chetha II từ trần, những vùng đất Prei Nokor, Morea, Do Nai (Đồng Nai), đã có nhiều quân dân Việt đến ở. Sau đó dần dần thuộc quyền kiểm soát của chúa Nguyễn như: Kampong Srakartrey (Biên Hòa) vào năm 1651; Prah Suakea hay Morea (Bà Rịa) vào năm 1651 và Kampong Krabey Prei Nokor (Sài Gòn) vào năm 1696.

    Tóm lại năm 1679, các tướng quân thuộc lực lượng “Kháng Thanh Phục Minh” mang 3000 di thần, di dân nhà Minh di tản trên 50-60 chiến thuyền tới các cửa tại Thuận An xin tị nạn, thì ông phó vương Miên trấn thủ vùng Thủy Chân Lạp là Nặc Ông Nộn, đang có kinh thành tại Prei Nokor (Sài Gòn), lại là con ruột của công chúa Ngọc Vạn. Chúa Hiền liền viết thư cho Nặc Ông Nộn, yêu cầu chia cấp đất cho 3000 di dân Minh Hương làm ăn sinh sống quanh vùng Prei Nokor, Nặc Ông Nộn đồng ý.

    Như vậy, coi như đã sáng tỏ việc tại sao, Dương Ngạn Địch đã được phép triều đình Huế đem thuyền chở người đến vùng đất Peam Mesar (Mỹ Tho) và Trần Thượng Xuyên đem thuyền chở người vào cửa Cần Giờ (Bến Nghé).

    (Huỳnh Thị Mỹ Nhàn)
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 09-13-2023, 03:20 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X