Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Con Cháu Tiên Rồng

Collapse
X

Con Cháu Tiên Rồng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Con Cháu Tiên Rồng

    Con Cháu Tiên Rồng





    Phạm Văn Bản

    Một khiếm khuyết trong lịch sử văn học Việt Nam, là xưa nay chúng ta chưa có người viết bài nói về dòng giống Tiên Rồng của mình đang thể hiện ra theo văn hóa Mẫu Hệ (lấy mẹ làm gốc), như ghi nhận trên các biểu tượng của trống đồng Ngọc Lữ hay thạp đồng Đào Thịnh.

    Nguồn gốc trống và thạp đồng này đã trải qua hơn bốn ngàn năm, tiềm tàng biểu tượng Tiên Rồng, nguyên lý song hiệp, sinh thức đồng bào hay quân bình định lượng tỷ lệ/ không theo phẩm hay lượng mà tính theo tác nhân, như “50 con theo Tiên lên núi – 50 con thuộc Rồng xuống biển, hoặc biểu trưng “Mặt Trời 14 Tia” diễn tả “chữ Đức” để giải thích về Đạo Đức Tiên Rồng, và quan niệm sống Phúc Đức trong thể chế Mẫu Hệ của Tộc Việt.






    Bằng ngược lại, chúng ta đã chỉ được nghe và học hỏi về văn hóa Phụ Hệ (lấy cha làm gốc) của Tộc Hán như những danh nhân, những điển tích, những sáo ngữ sao chép trong văn chương thi phú... từ “Truyện Hồng Bàng” của Trần Thế Pháp... cho đến “Thanh Tâm Tài Nhân Thi Tập” hay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chính Phụ Ngâm Khúc” của Đặng Trần Côn, “Cung Oán Ngâm Khúc” của Nguyễn Gia Thiều... và truyền thông văn học trải dài cho tới thời đại ngày nay – xin hỏi có tác phẩm nào mà không viết bằng Hán ngữ? Hay không dùng điển tích Hoa tộc, không dùng sáo ngữ Phụ hệ của Trung Nam Hải?

    Tiếp đến là chế độ thi cử khoa bảng của chúng ta, lại đã thường dùng văn chương Cửa Khổng Sân Trình, hay sách báo Tộc Hán làm tư tưởng, làm nền tảng, làm căn bản mà diễn giải, mà nghiên cứu, mà học hỏi… Nhìn chung công cuộc giáo dục đã gây ra phiền toái nhiêu khê.

    Nói thẳng và nói thật là giặc đã không muốn chúng ta nhớ đến đồng bào tính, nhớ đến cội nguồn dòng giống Tiên Rồng, nhớ đến nguyên lý Song Hiệp ưu việt của mình, mà luôn có một nhận thức duy nhất về danh nhân, khoa bảng, tài năng Trung Quốc.

    Thực ra, từ ngày dựng nước Tộc Việt đã được gọi là dòng giống Tiên Rồng – và là Con Cháu Tiên Rồng, để từ đó mà chúng ta căn cứ vào cội nguồn mà cảm thấy mình khác biệt hay trổi vượt hơn những người dân khác, chẳng hạn Tộc Hoa. Qua suốt giòng lịch sử, Chính Thuyết Tiên Rồng đã trở thành nền tảng tâm linh sâu vững trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mọi người Việt Nam chúng ta, và biểu hiệu danh xưng “Đồng Bào.”

    Có nghĩa chúng ta là anh em ruột thịt với nhau trong gia đình, trong gia tộc, và trong dân tộc như danh từ rút tỉa từ “Một Bọc Trăm Con” của Mẹ Tiên Cha Rồng. Một là trăm – trăm là một, mình sống vì mọi người và mọi người sống vì mỗi người thể hiện theo nguyên lý “Thân Thương và Bình Đẳng Tột Cùng!”

    Đang khi đại chúng Tộc Việt hãnh diện và phát huy sinh thức Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì lớp người trí thức, bằng cấp, quan quyền được cho là có ăn có học, có đọc sách vở Thánh Hiền, có mặt tại cửa Khổng sân Trình... đều tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc/ về truyền thuyết Việt Tộc mình?

    Nhiều người còn ngổ nghịch phá hoại, phủ nhận và mạt sát Chính Thuyết Tiên Rồng của dân tộc ta không tiếc lời! Phải chăng đã tới thời điểm “cuồng Trung/ phò Tàu” nếu như chúng ta không ý thức, không học hỏi, không thông toàn về những truyện tích dân tộc của mình từ khởi đầu Dựng Nước cho tới Thời Đại Tín Liệu ngày nay theo nhu cầu con người đòi hỏi kiến thức và thông toàn.

    Việt Nam trong suốt bao ngàn năm văn hiến, trải qua bao triều đại, trải qua bao thế hệ, trải qua bao biến cố thăng trầm... đã khiến cho sử gia Tộc Hoa cũng như văn nhân thi sĩ Tộc Việt, dù vô tình hay cố ý đã dùng tài chép sử bất lương, dùng luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, và dùng mọi phương cách vu khống đánh phá Chính Thuyết Tiên Rồng hầu mong hủy diệt Đồng Bào Tính của mình.

    Nhìn thẳng vào lịch sử xưa nay, chúng ta thấy rằng đã có bao lớp người không biết chính mình, không hiểu chính mình, không nhận ra mình là con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt, để từ đó mà học hỏi, mà bàn luận, mà tham khảo để có thể viết bài truyền đạt mà giúp cho con cháu và thế hệ trẻ nhận thực chương trình Giúp Dân Dựng Nước. Trái lại đã chỉ khoa trương những ý tưởng nông cạn, hời hợt, chia rẽ từ ngoại nhân hay ngoại bang như trong lịch sử nhìn thấy vừa qua.

    Bởi thế ngày nay chúng ta cần học hỏi, cần tìm hiểu, cần xác tín Chính Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên là một hệ thống tư tưởng căn bản làm nền tảng trong công cuộc xây dựng, tổ chức, và lãnh đạo chính trị ở kỷ nguyên mới, thời đại mới, xã hội mới của loài người sắp tới.

    Người viết Phạm Văn Bản hôm nay tạm thời đề nghị, tạm thời trình bày, tạm thời đề ra chín bài học gọi là Huấn Ca Tiên Rồng bao gồm Tiên Rồng, Trầu Cau, Chử Đồng, Tiết Liêu, An Tiêm, Vọng Phu, Trương Chi, Mỵ Châu và Phù Đổng, mà người viết đã sáng tác ra một ngàn câu thơ lục bát từ những truyện trích trong lòng dân tộc của Tổ Việt.

    Tiếp đến, người viết cũng phê bình nhà văn Trần Thế Pháp, là người đã viết “Truyện Hồng Bàng” in trong sách “Lĩnh Nam Chích Quái” xuất bản vào năm 1370 – 1400. Tác giả này tuy có giải thích về nguồn gốc dân tộc, nhưng lại nhằm mục đích làm lung lạc tinh thần dân tộc, bôi nhọ Chính Thuyết Tiên Rồng của ông bà Tộc Việt, và vướng mắc vào tội “cuồng Trung/ phò Tàu!”

    Trước hết, Trần Thế Pháp đã cố ý gán ghép truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam – Tiên và Rồng là hai biểu tượng linh thiêng, diễn tả về “Tiên: Vật Chất – Rồng: Tinh Thần” song hiệp trong Con Người Tiên Rồng. Đồng thời Tiên Rồng còn là tượng trưng cho hai ông bà Khởi Tổ/ Tộc Tổ được phúc lộc Trời ban cho và sinh ra cả một dân tộc với bao thế hệ mà chúng ta hãnh diện là Con Cháu Tiên Rồng.

    Tác giả kể lai kể lịch về gốc gác Tộc Việt và làm sai lạc truyền thuyết của dân tộc ta, như theo kiểu nói thêm một hoặc bớt một của ngành tình báo/ phản gián Hoa Nam. Với mưu đồ của tác giả là đem nguồn gốc Tộc Việt gắn vào Tộc Hoa nhằm đánh phá tinh thần Đồng Bào và xã hội Bọc Mẹ Trăm Con.

    Truyện Hồng Bàng đề cao người đẹp họ Âu (Âu Cơ) thành ra tên bà tổ của Tộc Việt. Theo khảo cổ học thì vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, khoảng 2300 năm có sắc dân Âu Việt tràn vào vùng đất Lạc Việt mà thành lập ra nước Âu Lạc.

    Bởi thế câu truyện ghép chữ cho hai họ Lạc Việt và Âu Việt thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân - Âu Cơ để đặt làm tộc tổ của Trăm Việt.

    Từ câu truyện Tiên Rồng truyền miệng của dân tộc ta đang trải qua bao thế hệ cha truyền con nối, thì Truyện Hồng Bàng của Trần Thế Pháp cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt, nhưng lại cho đó là thuộc quyền cai trị của Vua Hán đã có từ bao ngàn năm trước. Truyện gán ghép nguồn gốc người Hoa cho thành ra tổ của người Việt, tác giả muốn đánh lận vùng đất ngàn năm mà người Việt sinh trưởng, thành ra đất của người Hoa.

    Tác giả hành nghề “cò đất” theo hạng tư bản đỏ thời nay, nhằm buôn bán đất nước cho ngoại bang Trung Quốc chăng?

    Ông Pháp mô tả rằng Sùng Lãm gốc Hoa, nhưng là người gian manh háo sắc vô lương tâm, dùng thủ đoạn chiếm đoạt vợ của người anh chú bác ruột của mình... rồi khi hắn có gia đình lại bỏ bê trách nhiệm nuôi nấng chăm sóc vợ con. Mặt khác, Âu Cơ cũng thế, tuy là dân Hoa nhưng có sẵn tính tình lăng loàn mất nết, trốn chồng theo trai.

    Ông Pháp dùng hình ảnh hai vị khởi tổ của Tộc Việt nhằm mục đích bài bác và gán ghép trở thành người khiếm khuyết đạo đức. Tác giả đã tạo ra những thế hệ con cháu tiếp nối chỉ biết sống vô ơn bạc nghĩa, lấy vật chất đo lường giá trị con người... mà quên tình nghĩa đồng bào ruột thịt, quên quê hương dân tộc, quên Chính Thuyết Tiên Rồng, quên luôn một điều kiện sống, là chúng ta phải nhận diện con người, và lấy con người làm tiêu chuẩn căn bản trong đời sống của mình.

    Có nghĩa là muốn sống với nhau, chúng ta phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền như trong chuyện tích Tiên Dung – Chử Đồng là đừng để ngoại vật lụa là vàng ngọc che phủ con người.

    Và theo Ông Pháp, toàn thể dân Việt lại chỉ nhận biết mình thuộc dòng giõi người Hoa, muốn theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc quốc. Nhưng về không được nên mới ở lại nước Nam. Đang khi vua nước Nam đã nhẫm tâm mà bỏ nước về thủy phủ, phó mặc cho mẹ con nàng Âu chia nhau cai trị dân Nam.

    Tác giả xuyên tạc truyền thuyết Tộc Việt, đánh cướp đất nước Việt, và nặng lời nhục mạ dân Việt. Đây chính là nhát búa bổ vào đầu chúng ta, mỗi khi đọc Truyện Hồng Bàng, thế mà sử gia Hà Nội thời nay đã không xét đến những vấn đề sai trái của nhà văn Trần Thế Pháp, mà vẫn ngang nhiên viết bài tán tụng và xem ông như một bậc kỳ tài!

    Bao trăm năm qua, đã biết bao nhiêu thế hệ cha anh khoa bảng nhân tài nhưng chưa thấy ai biết suy nghĩ, tổng hợp, chỉ dẫn cho chúng ta về bài học làm người trong Chính Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên Tiền Nhân, và chưa thấy ai phê bình hay đặt vấn đề sai trái của nhà văn Trần Thế Pháp... Nhất là chúng ta lại bị người Việt như Trần Thế Pháp dùng bút chép sử nối giáo cho giặc, đâm trúng trái tim Đồng Bào của chúng ta, vậy có nỗi đau thương khốn khổ nào... hơn chăng?

    Khởi Truyện Hồng Bàng là Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục được Đế Minh cho làm vua. Vùng đất nước này là phía hướng đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.

    Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng tác gỉa thời sau, như Học Giả Trần Trọng Kim vì xấu hổ nên đã sửa đổi lại Âu Cơ con Đế Lai, thay vì là vợ của Đế Lai.

    Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại. Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Trăm Việt (Bách Việt).

    Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì Sùng Lãm và Âu Cơ sinh ra 100 đứa con trai trở thành thủy tổ của sắc dân Trăm Việt trong đó có dân tộc Việt Nam. Bà nội của Sùng Lãm có tên là Vụ Tiên sinh sống ở vùng núi Ngũ Lĩnh.

    Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (nàng họ Long) là con của vua Động Đình dưới thủy phủ. Ông tổ, ông nội, ông cha của Sùng Lãm đều là người thuộc giống dòng Tộc Hoa, và Sùng Lãm lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân.

    Âu Cơ (nàng họ Âu) cũng là người Tộc Hán, vợ của Đế Lai, cho nên Âu Cơ muốn dẫn trăm con về Bắc Quốc mà không thành. Trong số 100 con trai lại được chia đôi: 50 theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước mà cai trị.

    Dưới sự cai trị của người thuộc dòng dõi Tộc Hoa đó, đại chúng Việt chỉ là đám dân đen nghèo khổ, ngoan ngoãn phục vụ thiên triều Trung Quốc và bị vua quan hành hạ, áp bức, bóc lột.

    Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh. Vùng đất này thuộc quyền của vua Tộc Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục nên mới trở thành miền đất của Tộc Việt.

    Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể người dân Việt từ bao ngàn năm trước, nhưng mô tả thêm lai lịch của các nhân vật theo óc suy luận thuần túy “duy vật biện chứng” của Ông Pháp để trở thành phiếm luận!

    Từ ngàn xưa, dân tộc ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng, thì Truyện Hồng Bàng cũng phải xác nhận điều này, nhưng tác giả chế tạo thêm ra bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ (rồng theo giọng Tộc Hoa phát âm ra long).

    Dân tộc ta tin rằng mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh thuộc Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng cũng đã xác nhận là quê hương của Vụ Tiên và của Long Nữ.
    Dân tộc ta tuyên xưng là họ Lạc (Mẹ Tiên) thì Truyện Hồng Bàng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân (Cha Rồng), để đem chế độ mẫu hệ của Tộc Việt nhằm gán ghép trở lại thành phụ hệ của Tộc Hoa.

    Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp tiên nữ,” nên Đế Lai cũng đi theo và như vậy Âu Cơ đã không thể là tiên.

    Dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng cũng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.

    Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Trăm Việt (Bách Việt).

    Câu Cha Rồng dặn: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của truyền thuyết Việt. Truyện Hồng Bàng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.

    Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời.

    Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải liên kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”

    Như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.

    Xét về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay.

    Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.
    Tham khảo sách sử trong Thư Viện Hoa Kỳ ngày nay, chúng ta nhận ra rằng mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những xã hội Tộc Việt đã phát triển ổn định và thịnh vượng về dân số, mà còn mở rộng vùng địa bàn sinh sống, đặc biệt dân ta đã có nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp hiện đại.

    Chớ nào cần phải có Truyện Hồng Bàng dẫn giải nguồn gốc, hay quan lại Trung Quốc trong Truyện Sĩ Nhiếp sang đô hộ và dạy dỗ dân ta cách thức làm nông nghiệp hay bắt ốc mò cua?

    Xã hội Việt đã tiến triển và trổi vượt về Nếp Sống Việt và Văn Hóa Việt, được ghi nhận và lưu truyền qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay thạp đồng Đào Thịnh hay trống đồng Ngọc Lữ của Việt Nam vẫn là những tuyệt tác vô song!

    Bởi thế giờ chúng ta có dịp bình tâm ngồi ôn lại dĩ vãng của dân tộc mình, mở tâm thưa chuyện với các Đức Thánh Vương Quốc Tổ, Thần Linh Sông Núi và Hồn Thiêng Dân Tộc đã trải qua bao ngàn năm văn hiến kể từ ngày dựng nước, thành tâm lấy những câu truyện truyền khẩu của dân tộc hình thành như sau:

    (1) Bộ Ba Nền Tảng: Tiên Rồng, Chử Đồng, Trầu Cau
    (2) Bộ Bốn Sống Thực: Tiết Liêu, An Tiêm, Vọng Phu, Trương Chi
    (3) Bộ Hai Phục Hưng: Mỵ Châu, Phù Đổng.

    Ngược lại Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm thêu dệt khác biệt, nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc ta. Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên có Cha là Rồng.

    Truyện Hồng Bàng lại chép rằng, cha là Sùng Lãm mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của nhân vật Sùng Lãm là người Hoa, và phía Âu Cơ cũng thuộc Tộc Hoa. Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên Tiên (Vụ Tiên). Như vậy thì không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.

    Bởi vì biết dân Việt chú trọng phía họ mẹ (mẫu hệ), thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên, rồi để tạo ra chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa. Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía họ cha (phụ hệ), gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu là Lạc Long Quân; đang khi mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với truyền thuyết Tiên Rồng.

    Theo truyền thuyết của dân tộc ta, thì toàn thể mọi người trong nước là Đồng Bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – cùng do Một Bọc Trăm Con, Cha Rồng Mẹ Tiên sinh ra. Truyện Hồng Bàng lại có một trăm đứa con của Sùng Lãm đã thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông người Hoa tiếp nối nhau làm vua, và chia nước mà cai trị.

    Đây chính là biểu trưng của nhóm đặc quyền như trong chế độ tư bản hay tư bản đỏ thời nay, chớ đâu phải là “tinh thần đồng bào” ghi trong Chính Thuyết của dân tộc Việt Nam?

    Truyện Hồng Bàng cho dù có kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì câu truyện này ghi nhận rằng quanh Sùng Lãm đã có dân chúng của Tộc Việt sống đông đúc và xây dựng thành một quốc gia độc lập và rộng lớn.
    Như thế, thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm, lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ.

    Cũng theo chính tác giả thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất. Vậy làm sao còn đủ 100 con để gọi là tổ cho Bách Việt hay Trăm Việt?

    Từ khởi thủy cho tới thời điểm hai ngàn năm cách nay, xã hội Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên họ mẹ làm chính. Không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng của mẫu quyền.

    Trong sách “Hậu Hán Thư” của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt vào thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ, có nhiều Nữ Tướng và đội nữ binh.

    Ví dụ điển hình Hai Bà Trưng rồi tới năm 544 thời Triệu Nữ Vương, và sau 300 năm dân ta mới ghi nhận có nam nhân làm thủ lãnh là Lý Nam Đế.

    Trái lại, Truyện Hồng Bàng kể dòng họ của cha là chính. Tất cả dòng bên nội được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng, tên hiệu từng người.

    Đang khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, dòng họ bên ngoại, cũng không có tên riêng của mẹ.

    Theo mẫu hệ thì gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa “phụ hệ” của Trung Quốc, và đi ngược với truyền thống ‘mẫu hệ” của dân tộc Việt Nam.

    Về phần quốc hiệu, dân ta xưng là Lạc Việt. Ví du: vua, quan, dân, ruộng đều ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền.

    Vì vậy, theo quan niệm mẫu hệ thì Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên, của chim Lạc trên Trống Đồng Ngọc Lũ.

    Bởi thế, đúng đắn nhất chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng Lạc Cơ và Long Quân – cơ là văn, quân là võ, hay đơn giản hơn là Mẹ Tiên Cha Rồng.

    Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, tác giả lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, Âu Cơ!

    Chẳng những đã xuyên tạc nguồn gốc, Truyện Hồng Bàng lại còn xuyên tạc về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì tác giả cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.

    Nhưng ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có liên hệ tới truyền thuyết, thì tất cả dòng họ nội ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.

    Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.

    Sự hoán chuyển của Trần Thế Pháp rất thâm độc, vì không chấp nhận mang họ mẹ thì dân Việt sẽ lần lượt bớt chú tâm tới “yếu tố mẹ” mà xa lìa nguồn mất gốc. Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ.

    Đất Tổ của Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi góp phần quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực được gọi là Chính Thuyết Tiên Rồng, một sinh thức, một đồng thuận, một tổ chức chính trị đồng bào và là đồng trụ của dân tộc Việt Nam, mà thời nay chúng ta gọi là Hoa Tiên Rồng Mở Hội!

    Theo khảo cổ học, Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

    Địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.

    Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của Trung Quốc.

    Lưu vực sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển rộng ra Lĩnh Nam, và dân Việt đã sinh sống tại đây suốt mấy ngàn năm trước khi người Hoa được biết tới.

    Vậy mà Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa, rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt. Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và có hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau.

    Để phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt tất nhiên đã biết cách tổ chức vững mạnh về mọi phương diện từ chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng. Vì sống dọc theo bờ Biển Nam nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp.

    Với ưu thế địa dư và sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, với kết hợp núi non hiểm trở bao quanh đã tăng phần bảo vệ cho tiểu quốc Việt sống tự cường tự lập và thoát khỏi sự thống trị cường quyền của Trung Quốc.

    Ngay tự ngàn xưa, đối với người Hoa, luôn luôn gọi dân Việt là “Nam man,” trong nhóm người man, ri, mọi, rợ. Tiếng “Nam man” là chỉ sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía Nam, đặc biệt từ Nam sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam, Lĩnh Nam (Việt Nam).

    Sử Trung Quốc cũng luôn coi đó là sự kiện hiển nhiên. Các thái thú và thứ sử người Hoa thống trị, bao giờ cũng coi dân “Nam man” là ngoại tộc, không phải người Hoa.

    Trong suốt mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.

    Các sắc dân ở vùng phía nam sông Dương Tử, vẫn còn có tên chỉ nguồn gốc là nhánh Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt.

    Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, người dân trong vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân, chớ không phải Hoa nhân.

    Trăm Việt dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt (Bách Việt) phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Trăm Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp Biển Nam (tức là Biển Đông của Trung Quốc) và giúp cho chúng ta lấy lại những gì đã mất.

    Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, ghi nhận có các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam.

    Các quốc gia này nằm kế tiếp nhau, từ miền nam sông Dương Tử qua lưu vực sông Hồng, rồi xuống tận bình nguyên sông Mã.

    Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Quốc, và chưa tổ chức thành quốc gia mà người Hoa gọi là dân Bách Bộc.

    Khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Quốc và những lãnh thổ của miền nam sông Dương Tử, các tiểu quốc Trăm Việt lần lượt bị xâm chiếm, và chỉ có Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt còn là những quốc gia tự trị.

    Tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Quốc.

    Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Trăm Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc ngày nay, nền văn hóa văn minh Trăm Việt và Chính Thuyết Tiên Rồng của Trăm Việt đã bị đồng hóa thành Tộc Hoa.

    Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học cho thấy người Trăm Việt đã vượt sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Trăm Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc.

    Vào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành mà thời trung học chúng ta mộng tưởng và đem ép vào trong tim… Vào năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến, tự xưng là Đại Việt rồi sau này đổi tên là Nam Hán.

    Nhìn chung, Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài đã sống vào thời khuyết sử, không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.

    Tuy nhiên, với thời gian theo dòng đời Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp.

    Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó, đã âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng mình là con cháu Việt hoặc là Con Cháu Tiên Rồng.

    Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt, địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.

    Tóm lại, tác giả Trần Thế Pháp dùng ngòi bút chép sử thêu dệt và làm lung lạc tinh thần, trách nhiệm Giúp Dân Cứu Nước của bao lớp thanh niên thời đại, nhằm thực hiện âm mưu đồng hóa, hợp thức hóa cho các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, và thực thi chính sách mượn đất vốn sẵn có từ thời Hán Vũ Đế.

    Ngày nay chính quyền Trung Quốc khai triển và thực hành tiếp nối “chính sách mượn đất” bằng phương châm “Nhất đái nhất lộ” (Sáng kiến một vành đai một con đường – Belt and Road Initiative).

    Bởi thế, chúng ta cần tìm hiểu, học hỏi về Chính Thuyết Tiên Rồng trong tinh thần của người con cháu Việt hiếu thảo, biết ơn và khâm phục Tổ Tiên, mà còn đặt trọn niềm tin tự hào về quá khứ, hăng say xây dựng trong hiện tại, và hiên ngang bước vào đại cuộc Giúp Dân Cứu Nước để tổ chức, để lãnh đạo, để thực thi sứ mệnh và mở ra trang sử huy hoàng cho Dân Nước Việt Nam thịnh vượng và phú cường.



    “Con không chê cha mẹ khó"… chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng và kiến thiết một đất nước Việt Nam tuyệt đẹp, tuyệt vời và tuyệt trần vì chúng ta có đủ điều kiện hoàn cảnh phương tiện mới, ý thức mới, trách nhiệm mới của những con người mới, thời đại mới được gọi là Thời Đại Tín Liệu (Information Age) như đã trình bày trong tác phẩm đầu tay “Con Người Thời Đại: Đi Tìm Mùa Xuân cho Dân Nước Việt Nam” của Phạm Văn Bản sáng tác và phát hành, dày 422 trang do nhà in Hoa Kỳ Lulu ấn loát vào năm 2022 – Con Cháu Tiên Rồng xuất bản và giữ bản quyền.




    Kết luận: “Ngày nay mà mình không giải cứu được dân nước thề không xứng đáng làm người!”


    Phạm Văn Bản
    Last edited by Phạm Văn Bản; 10-09-2022, 04:55 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X