Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thời Đại Con Người

Collapse
X

Thời Đại Con Người

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thời Đại Con Người

    Thời Đại Con Người

    Phạm Văn Bản



    Khảo cổ học và nhân chủng học ngày nay đã căn cứ vào những bộ xương mà phân loại giống người của những đợt sóng văn minh từ thời đại săn hái, nông nghiệp, kỹ nghệ đến tín liệu ngày nay. Họ đối chiếu với những loại vũ khí, dụng cụ sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng của con người đang sống trong thời đại đó mà đặt tên.

    Khác biệt với thế kỷ 19 vừa qua, khoa học chỉ căn cứ vào phương tiện sản xuất và vũ khí cá nhân của người xưa, mà phân loại và đặt tên thời đại như đồ đất, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Họ lý luận rằng kinh tế là yếu tố quan trọng của tiến trình văn minh nhân loại, bởi vì ảnh hưởng vật chất, như năng lượng hay kỹ thuật sản xuất là yếu tố tiến hóa và thúc đẩy xã hội con người phát triển.

    Những kỹ thuật đồ đất, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt đã làm phát triển kinh tế, cải tiến xã hội, tạo giúp cho con người có phương tiện sống chung. Đời sống hàng ngày hội nhập từ gia đình, gia tộc, sắc tộc, dân tộc dẫn tới những việc thành lập cộng đồng xã hội rộng lớn hơn.

    Xã hội rộng lớn lại đòi hỏi con người phải ra sức sáng tạo, canh tân cải tiến, đáp ứng nhu cầu về mọi phương diện của đời sống, đặc biệt đời sống chính trị gồm có tổ chức và lãnh đạo. Thí dụ: “Chính trị là đạo cả ‘Khổng Tử’,” “Chính trị là khoa học tổng thể ‘Aristole’,” vì rằng chính trị quyết định môi trường sống mà mỗi người sẽ phải tổ chức cuộc sống riêng của mình.

    Nhưng sự đặt tên thời đồ đất, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt lại chỉ mang khái niệm đơn thuần về vật chất, đang khi phần tinh thần, siêu linh, tinh anh, vô hình lại không được đề cập tới trong từng thời đại. Bởi thế mỗi khi nhắc tới thời đại đồ đất, đồ đá, đồ đồng, đồ sắt thì chúng ta khó mà phân biệt được khả năng của con người sống trong thời đại ấy là như thế nào, đặc biệt khả năng Tổ Chức Lãnh Đạo, là điều kiện cốt cán trong việc xây dựng và phát triển thời đại văn minh nhân loại.

    I. Nguồn Gốc Con Người

    Và các nhà khoa học đồng ý rằng, loài người xuất hiện trên trái đất vào khoảng 15 triệu năm, nhưng 5 triệu năm sau mới ghi nhận có giống người tiền sử mang tên Austra-lopithecus. 3 triệu năm tiếp theo giống người tiền sử này lại biến mất, rồi thời gian sau đó khoa học lại phát hiện giống người khéo chân tay Homo habilis.

    Tiếp đến là giống người đứng thẳng Homo erectus, có thể giống người đứng thẳng này là tổ tiên gần gũi nhân loại thời nay. Giống người Homo erectus biết kiểm soát lửa, phát triển tiếng nói, cư trú hang động vào thời kỳ hoang sơ ấy.

    500 ngàn năm gần đây, giống người thông minh Homo sapiens, có bộ óc lớn hơn và họ đã biết mài bén một bên lưỡi đá dùng làm vũ khí, dao chặt cây, cạo râu hay thái thịt. Con người đã phải tiến hóa trong bao triệu năm mới tiến bộ, khám phá và xử dụng đồ đá. Ở thời kỳ này, con người mới chỉ biết mài đá một bên, nếu họ mài hai bên lưỡi đá thì có nhiều hữu dụng hơn.

    Theo giòng thời gian, con người biết dùng vỏ cây làm áo quần che thân, tìm hang động làm nơi trú ẩn, đánh bẫy thú vật làm thức ăn. Thời ấy, dù chỉ có vài cục đá, gậy đá, dao đá nhưng người ta đã đánh bắt được nhiều con thú khổng lồ, có tiệc rượu thịnh soạn và mời trai thanh gái lịch trong xóm làng tới dự.

    40 ngàn năm thì nền văn minh nhân loại khởi đầu với giống người thông minh hơn Homo sapiens sapiens, thuộc chi nhánh của Homo sapiens, xuất hiện cùng một lúc một thời ở khắp các châu Á, Âu, Phi, Mỹ. Con người ghi lại nhiều hình ảnh tranh vẽ điêu khắc trên những vách đá hang động, biết liên lạc với nhau bằng tiếng nói, chữa bệnh cho nhau bằng cỏ cây, giúp nhau phát triển như làm đồ gốm, làm trống đồng, xây nhà dựng làng, trao đổi buôn bán bằng vật dụng dọc theo các trục giao thông đường bộ cũng như đường biển, gọi là con đường tơ lụa…

    II. Phát Triển Con Người

    Ba triệu năm trước, bộ óc em bé sơ sinh đo được khoảng 350 phân khối, người lớn tăng gấp đôi là 700 phân khối, và như thế bộ óc con người phát triển 100%. Ngày nay bộ óc trẻ em bằng 25% người lớn, và bộ óc của em bé phát triển 300% theo thể tích, từ lúc mới sinh ra cho tới ngày trưởng thành.

    Bộ óc người lớn thời nay cũng tăng gấp đôi so với con người của thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Thể tích trung bình của bộ óc con người có khoảng 1400 phân khối với thời gian phát triển từ sơ sinh tới lúc khôn lớn.

    Hoàn cảnh và điều kiện sinh hoạt cũng ảnh hưởng trong việc tăng trưởng hệ thống thần kinh của con người. Nếu thời thơ ấu của em bé thiếu dinh dưỡng, sống trong một gia đình nghèo khổ, và trong một xã hội độc tài, chậm tiến, lạc hậu thì bộ óc cùa bé ấy không thể phát triển bằng những người bình thường của xã hội dân chủ, giàu có, tân tiến.

    Đây là nỗi bất hạnh cho những dân tộc nghèo khổ sống mãi trong quốc gia nghèo đói chậm tiến, trong chính quyền độc tài tham nhũng, trong xã hội áp bức bất công chẳng khác gì những thổ dân mà chúng ta thường thấy ở nước Tây phương. Vì con người thiếu thốn dinh dưỡng, thiếu thốn giáo dục, thiếu thốn tình thương yêu gia đình cho nên con em của họ bị khuyết tật, thiếu óc minh mẫn, thiếu óc sáng tạo mà chỉ tài lanh, ma le, bắt chước… là nỗi hổ thẹn, quốc nhục!

    Nếu chúng ta đem so sánh bộ óc của loài khỉ Chimpanzee, là một giống khỉ thông minh nhất, nhưng thể tích bộ óc khỉ mới sinh chỉ đạt 65% khỉ mẹ, có nghĩa rằng bộ óc khỉ mới chỉ phát triển được một phần ba, từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành.

    Đang khi sức tăng trưởng về bộ óc của con người, thì sức nặng cũng tăng gấp đôi, chiều cao tăng khoảng 30%, và tuổi thọ cũng tăng hơn nhiều lần. Sự khắc phục thiên nhiên đã làm cho con người ngày một linh động hơn bất cứ các động vật nào khác, từ đó con người phát triển được nhiều khả năng, tính khí nảy sinh, sáng tạo nhiều phương tiện phục vụ đời sống con người và cộng đồng xã hội.

    III. Đặc Tính Loài Người

    Loài người có khả năng đem suy tư vào trí nhớ, vào tiềm thức, vào sinh hoạt đời sống, bởi thế đã đặt ra được những chương trình phát triển, kế hoạch sáng tạo, biến cải thiên nhiên, truyền đạt kinh nghiệm, hệ thống tổ chức, liên lạc xã hội cho thế hệ con người tiếp nối. Với tinh thần cầu tiến con người vận động tâm trí sáng tạo, phát minh dụng cụ, khoa học cải tiến và tạo ra nhiều phương tiện sản xuất.

    Qua mỗi thời đại cải tiến cuộc sống, gia tăng nhân số, thu hẹp đất đai thì con người phải biến cải các cơ cấu tổ chức từ chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự... Đến nay loài người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng và thay đổi toàn diện để có cuộc sống mới, đáp ứng nhu cầu tổ chức và lãnh đạo chính trị tân tiến nhằm ổn định trong việc điều hòa, an ninh, thịnh vượng xã hội.

    350 ngàn năm, nhân loại đã biết thực hiện những chương trình kế họach như săn thú, giữ lửa, dệt vải, sắp xếp nghi thức chôn người chết. Những chứng tích của tôn giáo đã ghi lại các biến cố quan trọng, và nghệ thuật sống của con người có từ 30 đến 40 ngàn năm nay trong việc xử dụng ngôn ngữ, luân lý, luật lệ xã hội của các nhóm người xuất hiện trong cùng thời đại.

    10 ngàn năm, nhân loại có những sự thay đổi quan trọng hơn, con người chuyển sự phát triển văn minh từ vận tốc ốc bò của Thời Đại Săn Hái trong bao triệu năm, để bước vào thời đại mới với vận tốc rùa bò của làng xã nông nghiệp.

    Theo sự nhận diện về con người và cộng đồng xã hội, Tổ Tiên trong Chánh Thuyết Tiên Rồng nhận định rằng, Con Người là một hiệp thể tự tại và bất khả phân, bao gồm bốn sức sống thân lực, trí năng, tâm tình, và tuệ linh – Thân lực thực tại, Trí năng tinh biến, Tâm tình thông hiến, Tuệ linh vĩnh hiệp.

    Và theo giòng thời gian, để kiếm sống thì con người đã phát triển phần thân lực. Khi con người biết sống chung, thành lập gia đình ngay từ thời đại săn hái họ phát triển phần tâm linh. Tới khi thành lập làng nước nông nghiệp, con người lại phát triển thêm phần trí năng. Khi tiến sang thời đại quốc gia kỹ nghệ, tín liệu thì con người chú trọng đến phần giáo dục và phát triển kiến thức để mong đạt mức độ thông toàn.

    IV. Mô hình Loài Người

    Do phát hiện các tiềm năng con người, các nhà khoa học giáo dục khảo sát, nghiên cứu, phát triển đời sống giúp cho tương lai hệ thống giáo dục có thể thực hiện việc phát triển con người toàn diện, thông toàn. Ngày nay nhờ khoa học kỹ thuật chúng ta có thể đo lường được tám đặc tính con người:

    1. Sức mạnh bắp thịt/ hay cơ năng Physical)
    2. Trí tính toán, được gọi là chỉ số thông minh IQ (Intellegence Quotient)
    3. Bản tính (Intrapersonal)
    4. Cảm xúc (Kinesthetic)
    5. Mỹ thuật tính (Aethetic)
    6. Liên thuộc tính (Interpersonal)
    7. Không gian tính (Spatial)
    8. Sáng tạo tính (Creative)

    Do đó sức mạnh lực sĩ và trí tính toán được đo bằng những cách phổ thông. Các đặc tính khôn ngoan của con người cũng được khám phá, và còn nhiều khả năng tiềm ẩn khác nữa là điều mà các nhà khoa học đang tìm kiếm đo lường tiếp tục trong tương lai.

    V. Tiến Bộ Loài Người

    Loài người tiến bộ từng giờ từng phút, không tiến ắt lùi. Tổ Tiên thường nói, cái học như đi thuyền trên giòng nước ngược, không tiến ắt lùi, do đó chúng ta luôn cần học hỏi cho dù phải sống ở bất cứ hoàn cảnh và điều kiện nào.

    Trên mặt hành tinh địa cầu này đã trải qua bao lần tiến hóa, mọi sinh vật hay động vật nào không chịu tiến hóa ắt bị diệt vong. Những con khủng long của thời tiền sử vì không muốn biến thành cá sấu/ hay đại bàng mà chúng bị tiêu diệt, bị tuyệt chủng là vậy.

    Dân tộc nào lạc hậu chậm tiến, không theo kịp trào lưu tiến hóa chung của cộng đồng nhân loại, rồi lại rơi vào hoàn cảnh dân đói nước nghèo, dốt nát nhu nhược. Chính quyền thì hèn với giặc ác với dân, xã hội vô kỷ cương đạo lý, trở thành ác thú đấu tranh, cá lớn nuốt cá bé thì không lấy gì bảo đảm để dân tộc ấy tồn tại trên quả đất này trong tương lai gần.

    Bất cứ thời đại nào, con người cũng phải đem hết sức lực, trí lực, tâm lực, tuệ lực của mình để mà thực hiện và chu toàn chương trình dự tính sống chung. Thời nào, người thành công cũng được xem là người xuất chúng của thời ấy.

    Nếu lấy trình độ thời nay để nhìn về lịch sử mấy trăm năm thời trước, thì chúng ta thấy con người thời ấy đã đơn sơ yếu kém, nhưng thật ra họ đã phải cố gắng làm hết sức, hết tâm, hết trí, hết lực để trở thành bậc kiệt xuất của thời đó.
    Họ là những người thành công.

    Vì cấu trúc xã hội thay đổi cho nên gía trị cuộc sống của mỗi thời đại cũng thay đổi và khác biệt. Đức tính giết người ăn thịt của thời đại săn hái, lại trở thành tội ác của thời đại nông nghiệp, kỹ nghệ hay tín liệu.

    Đức tính cưới nhiều vợ để sinh sản con cái đông đúc, có nhiều nội trợ để giúp việc trong nhà, và nhiều thương hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu nhân công trong thời đại nông nghiệp. Chế độ đa thê lại trở thành lập dị, lạc hậu, phản cảm, phản khoa học ở vai trò người lãnh đạo chính trị hay đại diện cho cả một dân tộc trong thời đại kỹ nghệ hay tín liệu này.

    Ví dụ những ai cưới nhiều vợ thời nay thường bị người đời chê trách, xem thường vì nhân cách bị khiếm khuyết và thiếu đạo đức. Vì rằng con người phải sống chung thủy, một vợ một chồng như Thánh Kinh đã dạy, hay thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, và điều này nói lên đức tính tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

    Tổ chức triều đình hàng dọc, trên bảo dưới nghe, trung thành với lãnh tụ, và chấp hành huấn lệnh của thời đại nông nghiệp. Nhưng nó lại trở thành độc tài, độc tôn, độc đoán và lỗi thời với chính quyền dân chủ của thời đại kỹ nghệ hay tín liệu.

    Bởi thế nhu cầu lãnh đạo chính trị của loài người và điều kiện sống đã tạo ra một bảng giá trị thời đại, và mọi người phải chấp nhận với tiêu chí đó, không có miễn trừ.

    V. Xã Hội Phát Triển

    Bộ mặt thế giới đang thay đổi theo sự phát triển của dân số, khoa học kỹ thuật, phương tiện vận chuyển của vận tốc thời đại. Phương tiện di chuyển theo vận tốc cũng đồng nghĩa với sự thu ngắn, thu bé, thu hẹp, thu nhỏ quả địa cầu này về mọi phương diện tổ chức, lãnh đạo, điều hành, quản trị.

    Nhân loại đã thay đổi theo vận tốc từ đi bộ, cỡi ngựa, chèo thuyền cho tới tốc độ nhanh hơn của xe lửa, xe hơi, tàu thủy, phi cơ, phi thuyền, rồi từ máy bay cánh quạt tới phản lực, vệ tinh, trạm không gian. Vì vậy vận tốc thời đại đã làm thay đổi bộ mặt của đời sống con người và xã hội.

    Chiến tranh xâm lăng xưa nay cũng tùy thuộc vào phương tiện di chuyển. Với tốc độ rùa bò của đôi bàn chân, chiến tranh chỉ xảy ra trong vùng bộ lạc với địa bàn nhỏ hẹp.

    Nhưng khi con người biết làm ra thuyền gỗ, biết nuôi ngựa nuôi voi thì tốc độ thỏ chạy tiến nhanh hơn. Chiến tranh mở rộng tới cấp quốc gia, đi xâm lăng và chinh phục các nước lân bang, thành lập đế quốc và mở rộng thị trường buôn bán hay khai thác hoặc chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên.

    Khi người Mông Cổ nuôi được giống ngựa quý, chạy nhanh chạy xa hơn các giống khác của những quốc gia đương thời, thì Thành Cát Tư Hãn điều binh khiển tướng đi gây chiến tranh khắp vùng lãnh thổ Châu Á tới Châu Âu. Đó là thời xả thân chiến trường và da ngựa bọc thây (mã cách khỏa thi).

    Khi người Châu Âu biết chế tạo tầu sắt, thì đã mang quân đi xâm lăng các nước Tây phương và tiến chiếm gần hết thế giới. Do đó vận tốc thời đại càng nhanh thì chiến tranh càng mạnh và tàn sát càng nhiều.

    Trong những thập niên tới nếu phương tiện di chuyển thông dụng đạt tới 25,000 cây số/ giờ, thì sự liên lạc qua hệ thống điện lưới toàn cầu, điện toán cá nhân chắc chắn sẽ đưa nhân loại tiến đến một thể chế chính trị dân chủ hoàn mỹ, gọi là Tân Dân Chủ (New Democracy).

    Luật lệ bang giao quốc tế, vai trò của Liên Hiệp Quốc từ đó cũng phải thay đổi để mở rộng ra trong nhiều lãnh vực khác nữa, cùng với sự hợp tác cải tiến và các tổ chức quốc tế mới sẽ được thành lập, để thay thế cho những cơ quan tổ chức đang có hiện nay. Thời đại mới đáp ứng tình hình biến chuyển của xã hội mới mang nhân bản tính Con Người, của Đồng Bào mang tinh thần Một Bọc Trăm Con như được ghi nhận trong Chánh Thuyết Tiên Rồng của Dân Tộc Việt Nam, một tuyệt tác chính trị của Tổ Tiên.


    Phạm Văn Bản
    Last edited by Phạm Văn Bản; 09-30-2021, 02:45 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X