Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cựu Thủ Tướng Khiêm: Niềm Vui Đức Tin

Collapse
X

Cựu Thủ Tướng Khiêm: Niềm Vui Đức Tin

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cựu Thủ Tướng Khiêm: Niềm Vui Đức Tin

    Ngô Đình Diệm Foundation

    BBT: Cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm vừa từ trần ngày hôm qua 24 tháng 6 năm 2021, hưởng thọ 96 tuổi. Trước cái chết của ông, nhiều người bảo rằng "nghĩa tử là nghĩa tận" xí xóa hết cho những sai trái quá khứ của ông, cũng có người vẫn hằn học sao ông ấy được sống thọ khi đã nhúng tay kết liễu cuộc đời sớm sủa của hai ông Diệm Nhu, trời đất không công bằng, nhưng cũng có người nghĩ rằng cần phải sống lâu để có đủ thời gian ăn năn cho những tội lỗi mình đã phạm.
    Tuy nhiên chỉ có trời đất và Đấng Tối Cao mới phán xét và đánh giá đúng với những chuỗi ngày của ông Khiêm thôi.

    Xin mời đọc bài viết dưới đây về cuộc đời tĩnh tâm của ông Khiêm sau khi đã theo đạo Công Giáo và được sống với nội tâm an bình trong sự khoan dung của Thiên Chúa. Cũng đừng quên đọc những ý kiến của độc giả để biết được những gì người khác nghĩ về ông Trần Thiện Khiêm.


    Cựu Thủ Tướng Khiêm: Niềm Vui Đức Tin



    Tác giả : Trần Hiếu Nguồn: Giáo Phận Vinh Ngày đăng: 2021-06-25

    “Lạy Chúa, dù qua thung lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.” TV 23:4

    Từ khi lãnh nhận bí tích Rửa tội để trở thành con cái Chúa cách đây hơn một năm, ông Trần Thiện Khiêm, nguyên Thủ tướng VNCH, 94 tuổi, bây giờ trở nên khác trước. Ông nói, cảm nghiệm “Thiên Chúa ở cùng” làm ông luôn cảm thấy an tâm, thư thái và vui vẻ.

    Dù đã an dưỡng tuổi già từ lâu, ông vẫn hay cảm thấy căng thẳng, tâm hồn nặng trĩu những lo lắng, ưu tư. Anh Bá, người cháu gọi ông bằng chú, nói rằng từ khi theo đạo, ông vui vẻ hẳn lên, điều gì ông cũng nói “Chúa sẽ lo liệu”.

    Mỗi sáng sớm ông bắt đầu một ngày với làm dấu thánh giá và đọc những câu kinh quen, kinh Lạy Cha, kinh về Đức Mẹ, và suy niệm. Mỗi tối ông cũng làm như vậy. Vào mỗi Chúa Nhật, vì sức khỏe kém không thể đến nhà thờ, ông dự lễ qua màn ảnh Tivi.

    Ông nói, “Đức tin tôi còn yếu kém, nhưng tôi cảm nhận được Thiên Chúa thứ tha, được Ngài gánh mọi tội lỗi của mình, được Ngài thương cứu mình, và không để mình hư mất”. Với tư tưởng Thiên Chúa hiện diện nơi mình, ông sẵn sàng để Chúa dẫn dắt và quên đi chính mình: “Khi thấy Chúa vì mình mà khổ đau, tôi cũng học chấp nhận những hiểu lầm và tổn thương nên cảm thấy nhẹ lòng.

    Đầu năm 2018, khi đang nằm điều trị tại dưỡng đường Mission De La Casa, San Jose, của Bác sĩ Ngãi, do bị gãy xương chân, ông Khiêm hỏi chị Mai, một người thân quen giúp chăm sóc ông, “Chị có biết ông linh mục nào ở gần đây không, tôi muốn gặp?” Lúc ấy, thấy cha Justin Lê Trung Tướng đang viếng thăm cụ thân sinh của cha dưỡng bệnh ở phòng bên cạnh, chị Mai liền mời đến gặp ông Khiêm.



    Ông Trần Thiện Khiêm và Linh Mục Lê Trung Tướng


    Khi ông Khiêm ngỏ lời muốn theo đạo, cha chỉ hỏi ông một số điều cần tin trong kinh Tin Kính, rồi sắp xếp lễ rửa tội cho ông. Thông thường, một người muốn theo đạo cần được hướng dẫn giáo lý một thời gian, nhưng với ông Khiêm, đức tin dường như đã có đó, nên cha thấy không cần phải qua các thủ tục thông thường.

    Trong bài giảng lễ, cha nói, “Bản thân cụ khi chưa là tín hữu Công Giáo đã xác tín mình là con Chúa. Bây giờ, trở nên tín hữu là dịp để tạ ơn Chúa. Cụ xác tín Chúa yêu thương và sắp xếp mọi việc tốt đẹp theo thánh ý Ngài… Được rửa tội là được sinh ra trong ơn nghĩa Chúa hôm nay và mãi mãi. Chọn Chúa là xin Chúa dẫn đến quê trời với sự sống đời đời.



    Linh mục Lê Trung Tướng làm phép rửa tôi cho ông TrầnThiện Khiêm vào ngày 25/3/2018


    Ông Khiêm sinh ngày 15/12/1925 tại Châu Thành, Long An. Với phép rửa tội, ngày 25/3/2018 là ngày sinh nhật mới của ông, được sinh ra trong đức tin. Ông nói, ông theo đạo là do ý muốn của mình, không có gì ràng buộc hoặc ai thúc ép gì cả.

    Ông kể, lúc còn niên thiếu 9, 10 tuổi, sống ở xóm gần nhà thờ Huyện Sĩ, Sài Gòn, ông sinh hoạt với các bạn cùng trang lứa trong đoàn Hùng Tâm Dũng Chí, rồi được học trường đạo nên hiểu biết ít nhiều câu kinh và lẽ đạo. Khi ở trong quân đội, nhiều bạn Mỹ vẫn hay gọi ông là “Catholic Khiêm.” Ông chẳng đính chính, “vì thấy mình cũng như là người có đạo, mặc dầu chưa được rửa tội.

    Trong gia đình dòng tộc của ông đã có nhiều người theo đạo, gồm cả cô em gái, những đứa cháu, người anh em họ là cụ Nguyễn Văn Huyền, Chủ tịch Thượng Viện VNCH… Nhưng khi ông muốn chính thức là tín hữu Công Giáo, con đường dẫn đến đức tin cũng không khỏi gập ghềnh.

    Cách đây năm năm, qua sự sắp xếp của Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và vài người bạn trong Phong trào Cursillo Việt Nam tại San Jose, ông đã gặp và trò chuyện lâu giờ với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, một người ông có mối đồng cảm sâu đậm. Cuộc gặp gỡ nhằm trao đổi nhiều vấn đề, và họ không quên nói đến vấn đề tâm linh. Sau cuộc gặp tại San Jose nầy, ý định chịu phép rửa tội càng thôi thúc ông. Từ đó, các bạn chuẩn bị các bước cho ông vào đạo, và ông ước mong được dịp Đức Cha Hợp ban phép rửa tội cho.



    Đức cha Nguyễn Thái Hợp (trái) và ông Trần Thiện Khiêm


    Nhưng điều ông mong muốn đã không xảy ra. Khi trở về nhà tại San Diego, ông đã bị té và việc học đạo để lãnh nhận bí tích bị gián đoạn. Những ngày đầu năm dương lịch 2018, sau khi sức khỏe được phục hồi, ông lại lên San Jose gặp gỡ bạn bè và tham dự một buổi tiệc của đồng hương Miền Nam. Sau buổi tiệc, ông lại bị té, và phải vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi vết thương thuyên giảm, ông được đưa vào tĩnh dưỡng ở dưỡng đường. Ông nói, lúc nầy cảm thấy buồn, cô đơn và cũng là lúc mà tia sáng đức tin hiện đến, tâm hồn ước mong vươn ra xa cái hạn hẹp của cuộc sống hằng ngày.

    Khi chọn tên thánh rửa tội, ông phân vân giữa Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, một người chối Chúa, một người bách hại đạo Chúa, nhưng cả hai đều thay đổi, trở nên những môn đệ mến Chúa hết lòng. Cuối cùng, ông chọn tên thánh Phaolô, một người đã té ngã và được Chúa cho trỗi dậy.

    Hồi tưởng lại quá khứ, ông nói, người ảnh hưởng sâu xa trong việc theo đạo của ông là là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Khi lưu vong, ông được Tổng Thống Thiệu mời về nước, và người hay tới thăm và an ủi nhiều là Đức Cha Thuận (cháu gọi TT Ngô Đình Diệm bằng cậu). Chính thái độ và tấm lòng bao dung của Đức Cha đã làm ông hết sức cảm động và nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa hiện diện.

    Theo đạo, ông cảm thấy mình không hết khó khăn và thử thách, nhưng không thấy cô đơn. Ngoài việc đọc kinh mỗi ngày, ông còn đọc Thánh Kinh, nghe nhạc đạo, theo dõi các diễn biến thời sự, trò chuyện với bạn bè. Ông còn quen thêm các bạn mới trong đạo. Gặp gỡ bạn bè giúp ông tìm thấy niềm vui mỗi ngày.

    Ông nói, “Thật cảm động, sau khi tôi theo đạo vài tháng, Đức Cha Hợp sang Hoa Kỳ thăm tôi. Tôi cũng có dịp gặp lại cha Tướng, người đã ban phép rửa tội cho tôi, các cha và nhiều người bạn ở San Jose”.

    Với ân sủng đức tin, ông thấy không còn ước ao gì nữa, chỉ mong đến ngày được về với Chúa trong an bình.


    Trong nhiều bản thánh ca ưa thích, ông thích nhất bài “Năm xưa trên cây sồi”, là bài ông nghe mỗi ngày, vì bài ca phản ảnh tâm tư của ông. Bài ca cũng nguyện cầu cho đất nước và dân tộc mà ông hằng yêu mến, “Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, con vâng nghe Mẹ rồi, sớm chiều từ nay thống hối; Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ôi, xin Mẹ đoái thương nhậm lời, cho nước Việt xinh tươi, đức tin sáng ngời…”

    *Trần Hiếu, giáo dân Giáo xứ Việt Nam Đức Mẹ La Vang, tốt nghiệp Học Viện Lãnh Đạo Mục Vụ, Giáo Phận San Jose, khóa năm 2001.



    Ý kiến độc giả:

    Xem ra cũng lạ. Sau khi phản bội và hạ sát Ngô Tổng Thống, lương tâm ông ấy vẫn an lành !

    Ai đã tổ chức đảo chính năm 1963 và sát hại Ngô Tổng Thống? Tội giết người Chúa không tha được, nếu chưa được nạn nhân tha thứ.
    Phản bội và sát hại rồi làm thinh là cái gì thế ? Làm cả một dân tộc dân tộc bị điêu linh.
    Phải nói sự thật.
    Hồng Lĩnh (Michel Genève)
    ----------
    Tôi đồng ý với comment của bác Hồng Lĩnh, mấy ngày nay tôi đã đọc tin này. Với lương tâm của một người Công Giáo, tôi rất phân vân không biết phải viết thế nào cho phải lẽ đây!
    Nhưng sự thật 100% đó là ông cựu Thủ Tướng Khiêm có tên trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, để sau đó đưa đến cuộc thảm sát Chí Sĩ Ngô Đình Diệm và bào đệ của cụ Diệm.
    Tôi không dám phê phán hay kết tội bất cứ ai, nhưng tôi luôn tin vào sự công bằng của Thiên Chúa.
    Trung Linh
    --------------
    Đã là người tin Chúa thì cần phải hiểu quyền phép của Ngài lên sự sống chết của mỗi con người chúng ta và giá trị của từng cuộc sống và cái chết ra sao. Thứ đến là hiểu thế nào là lòng thương xót của Chúa đối với người tội lỗi, như một chủ chăn bỏ đàn chiên để lặn lội đi tìm một con chiên thất lạc và vui mừng khi tìm được nó. Cuối cùng là hiểu biết về sự công bằng của Ngài, dù là con cưng, nhưng phạm lỗi thì cũng phải công khai nhận lỗi thì mới được tha thứ chứ không phải dùng quyền để lấn át luật lệ. Trong Phúc âm Matthew, Chúa Giêsu đã dạy rằng : "Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng." (Mt 5: 23-26)
    Cái dại của Ông Trần Thiện Khiêm khi theo chân Chúa là không hiểu điều kiện để đưọc tha thứ là gì, đó là phải công khai xin lỗi những nạn nhân của ông thì mới được Thiên Chúa lắng nghe và giảm thi hành luật nhân quả lên ông, vì luật này không thiên vị, hễ làm hại người khác nặng nề thì mình sẽ lãnh hình phạt tương xứng. Đã tin theo Chúa thì ắt được hưởng sự sống vĩnh cửu trong vinh hiển sau khi đã trả hết nợ đời, ngay trong cuộc sống trần gian hay ở chốn luyện ngục, rồi sẽ được siêu thoát chứ không mãi lẫn quẫn trong luân hồi của vay trả / trả vay qua muôn kiếp tái sinh để phải lập lại tội ác rồi phải đền tội.
    Hiếm có người chân thành hối cải, phần đông đều ỷ lại vào tình thương của Chúa để gian lận với sự công bằng, họ vẫn dấu diếm tội lỗi của họ và không thèm xin lỗi nạn nhân của họ dù xin lỗi là hành động tối thiểu và dễ dàng nhất để được tha thứ !
    JB Trường Sơn
    Last edited by Nguyen Huu Thien; 06-27-2021, 10:31 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X