BUỒN VUI ĐỜI LÍNH... VĂN PHÒNG (Phần 3)
Hồi ký
Nguyễn Hữu Thiện
Phần 3:
Hồi ký
Nguyễn Hữu Thiện

Phần 3:
“Một Ngày Không Quân - Một Đời Không Quân”
ĐÔI DÒNG PHI LỘ
Thiên hồi ký Buồn Vui Đời Lính Văn Phòng của tôi lúc ban đầu dự trù gồm hai phần, kết thúc với hồi tưởng việc đốt phá CCKQ Biên Hòa và cuộc di tản chiều 28, sáng 29/4/1975, nhưng nay nghĩ lại tôi thấy không thể không viết Phần 3, bởi vì “Một ngày Không Quân - Một đời Không Quân” (tựa đề một bài viết của một vị niên trưởng trong quân chủng).
Sau gần sáu năm trong ngục tù cộng sản, một năm sống ở trại tỵ nạn, từ khi định cư tại Úc cuối năm 1982, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp tục công việc của một người lính CTCT trong quân chủng Không Quân ngày trước, đáng kể nhất là việc được nằm trong Ban biên tập đặc san Lý Tưởng (Úc Châu), Ban biên soạn quyển Quân Sử Không Quân VNCH (2005), và cộng tác với Ban điều hành Hội Quán Phi Dũng.
Qua những công việc nói trên, tôi không chỉ liên lạc với cựu Chuẩn tướng Từ Văn Bê ở Hoa Kỳ mà còn may mắn được gặp gỡ, tiếp xúc (trực tiếp hoặc qua thư từ) với nhiều vị niên trưởng, từ hàng khai quốc công thần cho tới các vị chỉ huy thuộc thế hệ thứ hai trong quân chủng, như Nguyễn Xuân Vinh, Võ Dinh, Vũ Văn Ước, Vũ Thượng Văn, Trần Phước, Nguyễn Phúc Tửng, Phùng Văn Chiêu, Nguyễn Hồng Tuyền, Trần Phước Hội, Võ Văn Ân, Trần Bá Hợi, Lê Như Hoàn, Trần Mạnh Khôi, Nguyễn Thiện Ân (Hiệp sĩ mù), Đỗ Văn Hiếu, Võ Ý... Gần đây nhất là hai niên trưởng Nguyễn Văn Chín, nguyên Tham mưu phó Hành Quân SĐ4KQ, và niên trưởng Nguyễn Phú Chính, nguyên Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 237, SĐ3KQ.
Những buổi gặp gỡ, những dịp tiếp xúc ấy không chỉ giúp tôi có thêm kiến thức về ngành hàng không quân sự nói chung, về KLVNCH nói riêng, mà còn đem lại cho bản thân những niềm vui tinh thần tưởng như không bao giờ có thể có sau ngày nước mất nhà tan.
Vì thế, phần 3 của thiên hồi ký này xin được xem như nén hương lòng tưởng nhớ những vị đã vĩnh viễn ra đi, một bông hồng gửi tới những vị còn tại thế thay cho lời cám ơn về những ưu ái chiếu cố dành cho một tay sĩ quan CTCT Không Quân thuộc hàng hậu bối nhưng không bao giờ quên màu cờ sắc áo quân chủng.
* Những ngày cuối cùng ở Biên Hòa
Vào những tháng cuối năm 1974, những ai quan tâm tới tình hình chiến sự tại miền Nam VN đều nhận ra sự thật phũ phàng: phe cộng sản chỉ xem Hiệp Định Ba-lê 1973 như tờ giấy lộn, còn “đồng minh” Hoa Kỳ thì sau khi rút quân “trong danh dự” và tù binh Mỹ được cộng sản Bắc Việt trao trả đã phủi tay.
Không chỉ phủi tay, Hoa Kỳ còn nhắm mắt trước những vụ vi phạm trắng trợn của phe cộng sản. Được Quốc Hội Mỹ (do phe Dân Chủ phản chiến thao túng) ngầm cam kết sẽ không cho phép Không Lực Hoa Kỳ đưa B-52 trở lại chiến trường Việt Nam, các lực lượng chính quy của cộng sản Bắc Việt ở miền Nam (lẽ ra đã phải rút về Bắc theo Hiệp Định) đã mở những cuộc tấn công quy mô vào các vị trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tới cuối năm 1974 đầu năm 1975, để biết chắc chắn Hoa Kỳ đã phủi tay cũng như để thăm dò dư luận quốc tế trong đó có những quốc gia đặt bút ký vào Hiệp Định Ba-lê 1973, cộng sản xua quân đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long.
Kết quả, Hoa Kỳ ngoảnh mặt làm ngơ, cả “thế giới tự do” hoặc im lặng hoặc trở thành đồng lõa của cộng sản Bắc Việt.
Tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ, một bầu không khí căng thẳng bao phủ khắp miền Nam. Sau này nhìn lại, tôi tin chắc các nhà lãnh đạo miền Nam lúc đó đã biết trước kết cuộc bi thảm của chế độ VNCH, nhưng vẫn cố gắng còn nước còn tát!
Bộ Tư Lệnh Không Quân, trước việc bom đạn, nhiên liệu bị cắt giảm tối đa hẳn cũng biết điều đó; về phần các vị chỉ huy các đơn vị KQ có biết hay không, tôi không đoán được nhưng tới khi mất CCKQ Đà Nẵng thì chắc chắn phải biết.
* * *
Những trang sử đen tối của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào đêm 28 rạng 29 tháng 3 năm 1975 khi Sư Đoàn 1 KQ bỏ Đà Nẵng không một lời từ biệt.
Tôi viết "bỏ" Đà Nẵng vì không biết sử dụng chữ nào khác cho thích hợp. Viết là “tháo chạy” không đúng vì đâu có “đụng” địch (chỉ bị ăn pháo kích), viết là “di tản” lại càng không đúng vì đâu có lệnh lạc gì mà mạnh ai ấy chạy!
Vì sau này tại hải ngoại đã không có một vị sĩ quan cao cấp nào của SĐ1KQ viết đầy đủ về cuộc “bỏ Đà Nẵng” bi thảm ấy, tôi chỉ biết tìm hiểu qua những bài viết của các nhân chứng sống, gồm:
- Huế, Đà Nẵng Những Ngày Tàn Cuộc Chiến của KQ Phan Văn Phúc (chuyên mục Truyện VNAF, Hội Quán Phi Dũng)
- Những ngày cuối cùng tại phi trường Đà Nẵng của KQ Võ Văn Be (chuyên mục Truyện VNAF, Hội Quán Phi Dũng)
- ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG, trích nhật ký của Đại úy Lam Hà, Tùy viên Trung tướng Ngô Quang
https://dongsongcu.wordpress.com
ĐÔI DÒNG PHI LỘ
Thiên hồi ký Buồn Vui Đời Lính Văn Phòng của tôi lúc ban đầu dự trù gồm hai phần, kết thúc với hồi tưởng việc đốt phá CCKQ Biên Hòa và cuộc di tản chiều 28, sáng 29/4/1975, nhưng nay nghĩ lại tôi thấy không thể không viết Phần 3, bởi vì “Một ngày Không Quân - Một đời Không Quân” (tựa đề một bài viết của một vị niên trưởng trong quân chủng).
Sau gần sáu năm trong ngục tù cộng sản, một năm sống ở trại tỵ nạn, từ khi định cư tại Úc cuối năm 1982, tôi đã có nhiều cơ hội tiếp tục công việc của một người lính CTCT trong quân chủng Không Quân ngày trước, đáng kể nhất là việc được nằm trong Ban biên tập đặc san Lý Tưởng (Úc Châu), Ban biên soạn quyển Quân Sử Không Quân VNCH (2005), và cộng tác với Ban điều hành Hội Quán Phi Dũng.
Qua những công việc nói trên, tôi không chỉ liên lạc với cựu Chuẩn tướng Từ Văn Bê ở Hoa Kỳ mà còn may mắn được gặp gỡ, tiếp xúc (trực tiếp hoặc qua thư từ) với nhiều vị niên trưởng, từ hàng khai quốc công thần cho tới các vị chỉ huy thuộc thế hệ thứ hai trong quân chủng, như Nguyễn Xuân Vinh, Võ Dinh, Vũ Văn Ước, Vũ Thượng Văn, Trần Phước, Nguyễn Phúc Tửng, Phùng Văn Chiêu, Nguyễn Hồng Tuyền, Trần Phước Hội, Võ Văn Ân, Trần Bá Hợi, Lê Như Hoàn, Trần Mạnh Khôi, Nguyễn Thiện Ân (Hiệp sĩ mù), Đỗ Văn Hiếu, Võ Ý... Gần đây nhất là hai niên trưởng Nguyễn Văn Chín, nguyên Tham mưu phó Hành Quân SĐ4KQ, và niên trưởng Nguyễn Phú Chính, nguyên Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 237, SĐ3KQ.
Những buổi gặp gỡ, những dịp tiếp xúc ấy không chỉ giúp tôi có thêm kiến thức về ngành hàng không quân sự nói chung, về KLVNCH nói riêng, mà còn đem lại cho bản thân những niềm vui tinh thần tưởng như không bao giờ có thể có sau ngày nước mất nhà tan.
Vì thế, phần 3 của thiên hồi ký này xin được xem như nén hương lòng tưởng nhớ những vị đã vĩnh viễn ra đi, một bông hồng gửi tới những vị còn tại thế thay cho lời cám ơn về những ưu ái chiếu cố dành cho một tay sĩ quan CTCT Không Quân thuộc hàng hậu bối nhưng không bao giờ quên màu cờ sắc áo quân chủng.
* Những ngày cuối cùng ở Biên Hòa
Vào những tháng cuối năm 1974, những ai quan tâm tới tình hình chiến sự tại miền Nam VN đều nhận ra sự thật phũ phàng: phe cộng sản chỉ xem Hiệp Định Ba-lê 1973 như tờ giấy lộn, còn “đồng minh” Hoa Kỳ thì sau khi rút quân “trong danh dự” và tù binh Mỹ được cộng sản Bắc Việt trao trả đã phủi tay.
Không chỉ phủi tay, Hoa Kỳ còn nhắm mắt trước những vụ vi phạm trắng trợn của phe cộng sản. Được Quốc Hội Mỹ (do phe Dân Chủ phản chiến thao túng) ngầm cam kết sẽ không cho phép Không Lực Hoa Kỳ đưa B-52 trở lại chiến trường Việt Nam, các lực lượng chính quy của cộng sản Bắc Việt ở miền Nam (lẽ ra đã phải rút về Bắc theo Hiệp Định) đã mở những cuộc tấn công quy mô vào các vị trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tới cuối năm 1974 đầu năm 1975, để biết chắc chắn Hoa Kỳ đã phủi tay cũng như để thăm dò dư luận quốc tế trong đó có những quốc gia đặt bút ký vào Hiệp Định Ba-lê 1973, cộng sản xua quân đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long.
Kết quả, Hoa Kỳ ngoảnh mặt làm ngơ, cả “thế giới tự do” hoặc im lặng hoặc trở thành đồng lõa của cộng sản Bắc Việt.
Tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ, một bầu không khí căng thẳng bao phủ khắp miền Nam. Sau này nhìn lại, tôi tin chắc các nhà lãnh đạo miền Nam lúc đó đã biết trước kết cuộc bi thảm của chế độ VNCH, nhưng vẫn cố gắng còn nước còn tát!
Bộ Tư Lệnh Không Quân, trước việc bom đạn, nhiên liệu bị cắt giảm tối đa hẳn cũng biết điều đó; về phần các vị chỉ huy các đơn vị KQ có biết hay không, tôi không đoán được nhưng tới khi mất CCKQ Đà Nẵng thì chắc chắn phải biết.
* * *
Những trang sử đen tối của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa bắt đầu vào đêm 28 rạng 29 tháng 3 năm 1975 khi Sư Đoàn 1 KQ bỏ Đà Nẵng không một lời từ biệt.
Tôi viết "bỏ" Đà Nẵng vì không biết sử dụng chữ nào khác cho thích hợp. Viết là “tháo chạy” không đúng vì đâu có “đụng” địch (chỉ bị ăn pháo kích), viết là “di tản” lại càng không đúng vì đâu có lệnh lạc gì mà mạnh ai ấy chạy!
Vì sau này tại hải ngoại đã không có một vị sĩ quan cao cấp nào của SĐ1KQ viết đầy đủ về cuộc “bỏ Đà Nẵng” bi thảm ấy, tôi chỉ biết tìm hiểu qua những bài viết của các nhân chứng sống, gồm:
- Huế, Đà Nẵng Những Ngày Tàn Cuộc Chiến của KQ Phan Văn Phúc (chuyên mục Truyện VNAF, Hội Quán Phi Dũng)
- Những ngày cuối cùng tại phi trường Đà Nẵng của KQ Võ Văn Be (chuyên mục Truyện VNAF, Hội Quán Phi Dũng)
- ĐÀ NẴNG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG, trích nhật ký của Đại úy Lam Hà, Tùy viên Trung tướng Ngô Quang
https://dongsongcu.wordpress.com
và lời thuật lại của một người bạn hoa tiêu quan sát phục vụ tại Phi Đoàn 110 cất cánh vào giờ thứ 25 , tôi mới biết nguyên nhân chính là quân cộng sản được các nhà sư nằm vùng hướng dẫn (?) đã chiếm Huế và tiến về Đà Nẵng quá nhanh khiến mọi người không kịp trở tay.
Riêng bên Không Quân, nhờ Thiếu tướng Tư lệnh phó Võ Xuân Lành, trước đó mấy ngày đã chỉ thị và đích thân đôn đốc việc sử dụng C-130 di tản gia đình quân nhân KQ về Tân Sơn Nhất, đã có một số người may mắn rời Đà Nẵng một cách an toàn.
Đêm 28/3/1975, quân cộng sản gia tăng pháo kích dữ dội. Không nhận được bất cứ lệnh lạc nào của thượng cấp, nhiều hoa tiêu đang có mặt trong phi trường đã quyết định cất cánh bay về phương nam...
Người ta không biết Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, rời phi trường vào lúc nào, bằng phương tiện gì, chỉ biết ông đã tới "lánh nạn" ở Đài kiểm báo Sơn Chà. Nhật Ký của Đại úy Lam Hà, Tùy viên của Trung tướng Ngô Quang Truởng, viết:
...Hôm nay, ngày 23 tháng 10, năm 2010, tôi đi dự lễ tiễn đưa Đại tá Đặng Văn Phước về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông là Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51, và chính ông là người đã nhận tín hiệu của tôi qua cái đèn bấm và cái Samsonite, ông đã can đảm đáp xuống cột cờ Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải để cứu Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lịnh Quân Đoàn I và tôi, ra khỏi vùng nguy hiểm vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Sau đó chúng tôi ghé núi Sơn Chà bốc Chuẩn Tướng Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân, rồi trực chỉ phi trường Non Nước để nhập cùng anh em Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam... (ngưng trích)
Chính vì chẳng có lệnh lạc gì, Đại tá Nguyễn Bình Trứ, Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, mới bị kẹt lại.
KQ Võ Văn Be viết:
...Khoảng 4, 5 giờ sáng, tiếng pháo kích bớt dần, không biết VC hết đạn hay chỉ nghỉ mệt? Tôi thấy Đại tá Nguyễn Bình Trứ, Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, mặc đồ trận màu xanh lái chiếc xe jeep đậu trước xưởng chúng tôi, đối diện xưởng là văn phòng của Liên Đoàn Bảo Trì Cấp Căn Cứ, tôi chạy lại chào và hỏi “Thưa Đại tá tình trạng của tụi em làm sao?”. Đại tá không nói, hỏi lại tôi “Anh có gặp Thiếu tá Cừ không?”. Tôi thưa “Không”. (Thiếu tá Nguyễn Văn Cừ là LĐT Liên Đoàn Bảo Trì Cấp Căn Cứ)
Sau này được biết Đại tá Nguyễn Bình Trứ bị rớt trực thăng và đã mất. Riêng Thiếu tá Cừ thì lên được một chiếc C-7 Caribou; sau đó tôi đã gặp lại ông ở hậu cứ SĐ1KQ ở Tân Sơn Nhất... (ngưng trích)
* * *
Việc mạnh ai nấy bỏ chạy tại phi trường Đà Nẵng, trong đó có những hoa tiêu tử nạn khi cất cánh vì pháo kích, trên đường đi vì cạn nhiên liệu, vì hỏa lực địch hay hỏa lực “bạn”, hoặc bị kẹt lại và lọt vào tay quân địch, đã gây chấn động trong Không Quân, và dĩ nhiên Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, bị quy trách “bỏ mặc đàn em để thoát thân”. Nghe nói sau đó BTKL/KQ đã phải tìm một nơi trú ngụ "an toàn" cho ông trong căn cứ TSN.
Các quân nhân SĐ1KQ bên cạnh một trong hai chiếc Boeing 727 của World Airways
được chính phủ Mỹ mướn để di tản nhân viên (hình chụp ngày 25/3/1975)
Về số phận của Đại tá Nguyễn Bình Trứ, mấy chục năm sau tại hải ngoại, một vị sĩ quan thuộc SĐ1KQ đã bỏ công tìm gặp các nhân chứng, ở hải ngoại trong cũng như trong nước, xác định được vị trí chiếc trực thăng bị bắn rơi tại bờ biển, và nơi dân chúng chôn cất ông; hiền nội của vị Đại tá vắn số đã từ Úc về VN tìm được vị trí và cải táng di cốt của chồng.
Còn trong suốt mấy chục năm trước đó, mọi người trong đó có Chuẩn tướng Từ Văn Bê vẫn nuôi hy vọng ông Nguyễn Bình Trứ bị quân cộng sản bắt sống.
* * *
Ngày ấy, việc vị Đại tá Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếu Liệu bị mất tích khi rời bỏ Đà Nẵng đã khiến ông sếp của tôi, Chuẩn tướng Từ Văn Bê, bị sốc nặng.
Bởi vì trong thời gian phục vụ dưới trướng của ông, tôi được biết hai người bạn thân nhất của ông trong quân chủng chính là hai cựu “đồng môn” Salon-de-Provence: Đại tá Nguyễn Quang Tri và Đại tá Nguyễn Bình Trứ.
Trước hết viết về Đại tá Nguyễn Quang Tri, ông là một trong những phi công khu trục đầu tiên của KQVN tốt nghiệp tại Pháp, cùng thời với các ông Nguyễn Ngọc Loan, Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức nhưng về nước sau vì phải ở lại học thêm một khóa hoa tiêu phản lực (theo lời Đại tá Tri, ông Nguyễn Ngọc Loan cũng học khóa này nhưng chưa xong thì bị triệu hồi về nước vì lúc đó KQVN rất thiếu cấp chỉ huy).
Năm 1960, NT Nguyễn Quang Tri cũng là một trong sáu phi công khu trục đầu tiên được chọn sang Hoa Kỳ xuyên huấn A-1 Skyraider.
Ông là vị chỉ huy trưởng đời thư tư của Phi Đoàn 1 Khu Trục (tiền thân của Phi Đoàn 514), sau các ông Huỳnh Hữu Hiền, Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức, và cũng là người giữ chức vụ này lâu nhất (1960-1963).
Sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963, Thiếu tá Nguyễn Quang Tri được lệnh bàn giao chức vụ cho Thiếu tá Võ Xuân Lành; đường công danh sự nghiệp của ông tới đây coi như chấm dứt.
Sau này dù có “bò” lên tới cấp bậc đại tá, chức vụ của ông Nguyễn Quang Tri chỉ là Phụ tá Phòng Không tại BTL/KQ, một chức vụ hữu danh vô thực vì miền Nam VN lúc đó không có nhu cầu và cũng chẳng có một lực lượng “phòng không” đúng nghĩa.
Ngồi chơi xơi nước ở TSN, Đại tá Nguyễn Quang Tri thường điện thoại về Biên Hòa trò chuyện với ông Từ Văn Bê; có lần tôi có mặt ở văn phòng đã... hết hồn khi nghe hai ông Đại tá “mày tao” với nhau; sau này ra hải ngoại nghe Đại tá Tri kể chuyện, tôi mới biết hai ông là bạn thân từ hồi trung học, “mày tao” với nhau cho tới cuối đời.
Còn Đại tá Nguyễn Bình Trứ thì vào trường Võ Bị Không Quân Pháp Salon-de-Provence sau ông Bê và ông Tri một năm (1954), tức là cùng năm với Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ. Từ trường Salon-de-Provence, ông Nguyễn Bình Trứ cũng nối gót ông Từ Văn Bê tới Rochefort và tốt nghiệp Kỹ sư Hàng không.
Tôi không được biết ông Từ Văn Bê và ông Nguyễn Bình Trứ xưng hô với nhau ra sao, chỉ biết trong số sáu ông Không đoàn trưởng Không Đoàn Bảo Trì & Tiếp Liệu ở sáu Sư Đoàn Không Quân, ông Bê thân thiết, mến phục ông Trứ nhất. Một phần vì là “đồng môn” Salon-de-Provence / Rochefort, một phần vì (theo lời ông Bê) ông Trứ khi làm việc thì hết mình và khi chơi cũng... tận mạng!
Cựu Đại tá Nguyễn Quang Tri và phu nhân cố Đại tá Nguyễn Bình Trứ
trong một buổi hội ngộ "cựu Salon-de-Provence" tại Hoa Kỳ
Trở lại với cuộc bỏ chạy hỗn loạn (và bi thảm) tại phi trường Đà Nẵng vào cuối tháng 3/1975. Tin tức được loan truyền đã gây xôn xao, chấn động trong Không Quân, và phần lớn dư luận đã quy trách cho Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, tội “bỏ mặc đàn em để thoát thân”.
Trước tình hình ấy, để trấn an tinh thần quân nhân các cấp, BTL/KQ đã cho phổ biến rộng rãi một nhật lệnh khẩn tới các đơn vị KQ theo đó tất các sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy phải có mặt 24/24 tại đơn vị, và trong trường hợp di tản sẽ là người sau cùng rời đơn vị.
Giữa tháng 4/1975, Việt Cộng gia tăng pháo kích phi trường Biên Hòa, không chỉ bằng hỏa tiễn 122 ly mà còn có cả đại bác 130 ly; khu gia binh sĩ quan thưa vắng dần, nhưng cũng phải đợi tới tuần lễ sau cùng, khi tất cả phi cơ “fixed wing” (khu trục, quan sát) đã được đưa về Tân Sơn Nhứt hoặc Bình Thủy, vợ tôi mới chịu đưa hai con về Sài Gòn.
Như sau này mọi người đều biết, khi ký Hiệp Định Ba-lê 1973 người Mỹ đã quyết định bỏ miền Nam VN, chính vì thế lúc đầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhất quyết không ký, cho dù bị tay cáo già Henry Kissinger ra sức gây áp lực.
[Henry Kissinger là Trưởng phái đoàn Mỹ tại hòa đàm Ba-lê, lúc đó đang giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Nixon. Sau khi ông Nixon đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào cuối năm 1973, Kissinger kiêm thêm chức Ngoại trưởng]
Chỉ tới khi TT Nixon cho bà Anna Chennault, vợ góa của cố Trung tướng Không Quân Claire Chennault, phụ nữ gốc Hoa chống cộng có thế lực nhất trên chính trường Mỹ lúc bấy giờ, tới Sài Gòn khuyến dụ TT Thiệu, ông mới chịu ký. (xem Phụ Lục)
Cũng mãi sau này người ta mới được biết ngày ấy bà Anna Chennault đã bị TT Nixon lợi dụng để lừa gạt TT Thiệu: nói rằng nếu ông Thiệu chịu ký, người Mỹ chỉ rời bỏ (leave) chứ không bỏ rơi (abandon) miền Nam VN, nhưng trên thực tế, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, ông Nixon đã lạnh lùng bỏ rơi VNCH.
Sau khi khoanh tay nhìn quân cộng sản trắng trợn vi phạm Hiệp Định Ba-lê đánh chiếm tỉnh ly Phước Long của VNCH vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, người Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch di tản công dân Mỹ tại Việt Nam.
Lúc ban đầu, họ dự đoán quân cộng sản sẽ chiếm Sài Gòn vào giữa tháng 5, kịp ăn mừng ngày sinh nhật (tưởng tượng) 19/5 của Hồ Chí Minh, nhưng sau khi quân đội VNCH bỏ Vùng 1 Chiến Thuật, rồi phòng tuyến Phan Rang tan vỡ, họ sợ không di tản kịp nên đã trao cho Không Quân VNCH ngòi nổ để thả một trái bom CBU-55 xuống mặt trận Xuân Lộc vào ngày 12/4/1975 để làm chậm sức tiến quân của CSBV. (Chú thích 1)
Sự kiện này (thả bom CBU), cùng với tinh thần chiến đấu của binh sĩ Sư Đoàn 18 BB, Lữ Đoàn I Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân... tại mặt trận Long Khánh đã khiến nhiều người lạc quan, trong đó có bản thân tôi, hy vọng quân ta sẽ giữ được Vùng 3 và Vùng 4.
Vì thế, khi thằng em trai kế chở mẹ tôi vào phi trường Biên Hòa thuyết phục tôi cùng gia đình chạy ra Phú Quốc, tôi đã nổi nóng nặng lời với bà để rồi sau này phải ân hận suốt đời.
Nguyên mẹ tôi tuy sinh trưởng ở một làng quê nhưng là người có học (bà giáo) và hiểu biết, lại quen nhiều “đấng bậc” trong giáo quyền cho nên ngay sau khi mất Phước Long, bà đã được một vị linh mục cho biết sớm muộn miền Nam cũng sẽ mất về tay cộng sản!
Sau mấy tuần chờ đợi mà không có tin tức gì về thằng con trai thứ ba phục tại Quân Đoàn II bị mất tích trong cuộc di tản trên liên tỉnh lộ 7, mẹ tôi quyết định đưa cả gia đình ra đảo Phú Quốc lánh nạn, để trong trường hợp tệ hại nhất, toàn bộ miền Nam lọt vào tay cộng sản, thì cũng còn hy vọng tàu bè của Thế Giới tự Do sẽ vào đảo đưa đi di cư như ở miền Bắc năm 1954, cho dù không biết sẽ được đưa đi đâu?!
Dĩ nhiên, “cả gia đình” có nghĩa là phải có gia đình tôi vì tôi là trưởng nam.
Trong lòng đang hy vọng quân ta sẽ giữ được Vùng 3 và Vùng 4, nghe mẹ tôi đưa ra kế hoạch “bỏ chạy”, tôi lớn tiếng:
- Ai nói với mẹ như vậy?! Mẹ muốn đi đâu thì đi, con nhất định ở lại. Quân ta còn đang chiến đấu để giữ Long Khánh, con là sĩ quan CTCT lại bỏ chạy thì còn ra thể thống gì nữa!
Sau đó tôi còn nói những gì trong cơn tức giận, tôi không thể nhớ. Chỉ biết sau này vợ tôi thường kể lại nàng không bao giờ có thể quên được nét mặt sững sờ, ánh mắt tuyệt vọng của mẹ tôi trước sự chống đối kịch liệt của gã trưởng nam.
Vợ tôi còn trách tôi đã tỏ ra tàn nhẫn tới mức hỗn hào với mẹ của mình. Nàng nhìn bà lủi thủi ra về mà ứa nước mắt!
(Còn tiếp)
PHỤ LỤC:
“Hương-Mai Long-Nữ” ANNA CHENNAULT
Anna Chennault, tên con gái Chen Xiangmei (Trần Hương-Mai), là người vợ gốc Hoa của Thiếu tướng Không Quân Mỹ Claire Chennault (1890-1958), nguyên Tư lệnh Thập Tứ Không Lực Hoa Kỳ (14th Air Force) đóng ở Côn Minh trong Đệ nhị Thế chiến, và cũng là người thành lập các phi đội cảm tử Phi Hổ (Flying Tigers) lừng danh, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc thành lập Không Lực Trung Hoa Dân Quốc, một nhân vật nổi tiếng mà ngày ấy Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để được “ra mắt”!
Trần Hương-Mai ra chào đời tại Bắc Kinh năm 1923 (giấy tờ ghi năm 1925), là con gái lớn của một viên chức ngoại giao của Cộng Hòa Trung Hoa (tức Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch).
Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng Hoa Lục, mặc dù sống thiếu thốn cơ cực ở “vùng tự do” (do quân của Tưởng Giới Thạch kiểm soát) Hương-Mai cũng lấy được bằng Cử nhân Hoa ngữ vào năm 1944 tại Đại học Lĩnh Nam (Lingnan University, từ Hương Cảng di tản về “vùng tự do”).
Sau đó, Hương-Mai trở thành phóng viên chiến trường của Trung ương Thông tấn xã (Central News Agency) của chính phủ Dân Quốc.
Năm 1946, Hương-Mai được cử tới Côn Minh để phỏng vấn Thiếu tướng Claire Chennault và cả hai đã bị... tiếng sét ái tình, mặc dù lúc đó vị thiếu tướng đã có vợ + 8 con và hơn Hương-Mai 30 tuổi!
Qua năm sau, Claire Chennault ly dị vợ và cưới Hương-Mai. Hai người có với nhau hai con gái.
Sau khi lấy tướng Chennault (lúc đó đã về hưu), Hương-Mai đã trở thành cánh tay mặt của ông trong việc thành lập, điều hành, quản trị công ty hàng không dân sự CAT (Civil Air Transport) do ông thành lập cho chính phủ Dân Quốc; phi công đa số là các cựu “Phi Hổ” trước kia phục vụ dưới quyền ông.
Năm 1950, sau khi quân cộng sản của Mao Trạch Đông chiếm Hoa Lục, chính phủ Dân Quốc của Tướng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, CAT được bán lại cho Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), vợ chồng Chennault vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn hàng không cho Thống chế Tưởng Giới Thạch.
[CAT được CIA sử dụng trong những công tác bí mật tại vùng Đông Nam Á; tới năm 1959, được đổi tên thành Air America, hoạt động cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, giải thể vào giữa năm 1976.
Phi cơ của Air America thường được sơn màu trắng hoặc màu nhôm bạc và không có cờ, phù hiệu gì cả. Tháng 4/1975, trong những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn, nhiếp ảnh gia người Hòa-lan Hubrt van Es đã chụp được một tấm hình để đời: một chiếc trực thăng UH-1 của Air America đáp xuống sân thượng ngôi nhà số 22 đường Gia Long để bốc các nhân viên CIA và USAID còn lại, nhưng đã bị một đoàn người Việt Nam tràn lên. Tấm hình này về sau đã bị những người thiếu hiểu biết chú thích sai là “trên sân thượng Tòa đại sứ Mỹ ở Đại lộ Thống Nhất”]
Trong những năm tháng nói trên, gia đình Chennault chia đôi thời gian, vừa ở Louisiana, quê của chồng, vừa ở Đài Bắc.
Năm 1958, sau khi Claire Chennault qua đời vì ung thư, Trần Hương-Mai đưa hai con gái về Mỹ sống ở thủ đô Washington, ngụ tại một apartment rộng lớn ở tầng trên cùng khách sạn Wartergate (là nơi sau này sẽ xảy ra vụ xì-căng-đan nghe lén “Watergate” dẫn đưa tới việc TT Nixon phải từ nhiệm).
Là góa phụ của một vị tướng nổi tiếng, lại là một phụ nữ gốc Hoa xinh đẹp, tài giỏi, thông thạo tiếng Anh, với lý lịch chống Cộng triệt để, Trần Mai-Hương – mà từ đây ta gọi bằng tên Mỹ Anna Chennault – mau chóng trở thành một nhân vật quen thuộc trong giới “tinh hoa chọn lọc” ở thủ đô Washington, nhất là với các chính khách thuộc đảng Cộng Hoà.
Năm 1960, khi ông Richard Nixon ra tranh cử tổng thống lần đầu, Anna Chennault đã vận động giúp ông lấy được nhiều phiếu của cử tri gốc Hoa. Tuy lần đó Nixon thua Kennedy nhưng ông vẫn không quên công lao của vị mệnh phụ gốc Hoa mà ông tặng biệt danh “Dragon Lady” (Long-Nữ).
Để rồi 8 năm sau, “Mai-Hương Long-Nữ” trở lại và giúp ông Nixon đắc cử tổng thống với số phiếu sát nút (hơn nhau 0.7%)!
Nguyên vào năm 1968, sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân, Tổng thống Johnson của đảng Dân Chủ đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến Việt Nam nên quyết định không tái tranh cử, nhường chỗ cho Phó tổng thống Hubert Humphrey đương đầu với ông Nixon của đảng Cộng Hòa (ra tranh cử lần thứ hai).
Lúc đầu, ông Nixon ra vẻ được nhiều người ủng hộ nhưng rồi càng ngày càng bị thất thế trước sự lớn mạnh của phong trào phản chiến và các nỗ lực chấm dứt chiến tranh của đảng Dân Chủ, trong đó có các cuộc đi đêm của Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Johnson, vận động cho một cuộc hòa đàm tại Ba-lê đã đạt kết quả quan: không chỉ có các nước Tây Âu mà cả chế độ cộng sản Liên Xô cũng ủng hộ giải pháp hòa đàm, VNCH thì dĩ nhiên phải ủng hộ lập trường của đàn anh Hoa Kỳ, chỉ có Trung Cộng chống lại, riêng đàn em Cộng Sản Bắc Việt thì theo lập trường của Trung Cộng vì bị áp lực của “bá quyền phương Bắc”.
Lúc đó, CSBV đang lâm vào tình trạng cực kỳ bi đát do cuộc oanh tạc dữ dội chưa từng thấy trong suốt chiều dài cuộc chiến - có tên Chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền) - do Hoa Kỳ thực hiện để trả đũa việc Việt Cộng vi phạm lệnh ngưng bắn, mở cuộc tổng tấn công trên toàn cõi miền Nam trong Tết Mậu Thân.
Vì thế, vào cuối tháng 10 năm 1968, sau khi được Thủ tướng Liên Xô Kosygin thuyết phục, bảo đảm nếu Hà Nội chịu ngồi vào bàn hòa đàm, Hoa Kỳ sẽ ngưng toàn bộ mọi cuộc oanh tạc trên lãnh thổ miền Bắc, các lãnh tụ CSBV đã đồng ý tham dự hòa đàm bất chấp sự “bực bội” của đàn anh Trung Cộng.
[Sở dĩ Thủ tướng Kosygin “sốt sắng” với TT Johnson như thế là vì xưa nay cộng sản Liên Xô luôn luôn muốn đảng Dân Chủ, vốn có truyền thống “bồ câu”, nắm quyền ở Hoa Kỳ]
Sau khi được Thủ tướng Kosygin thông báo kết quả, Tổng thống Johnson lập tức ra lệnh ngưng oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt vào ngày 2/11/1968.
Nhưng trong khi ở miền Bắc dứt tiếng bom thì trong Nam lại phát nổ một trái bom tấn: Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Chính phủ của ông sẽ không tham gia cuộc hòa đàm Ba-lê, viện lý do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là công cụ của CSBV trong cuộc xâm lược miền Nam, và cái gọi là “Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN” của Huỳnh Tấn Phát không đủ tư cách pháp nhân để nói chuyện với phía VNCH.
Trong thời gian vỏn vẹn ba ngày trước khi cử tri Mỹ đi bầu tổng thống, ông Nixon đã lợi dụng cơ hội bằng vàng này để chứng minh cho người dân Mỹ thấy đảng Dân Chủ không có khả năng kết thúc cuộc chiến.
Ba ngày sau, ông đắc cử tổng thống Mỹ!
Chỉ tới khi các hồ sơ được giải mật 30 năm sau đó, người ta mới biết ngày ấy không phải tự ý ông Thiệu bác bỏ việc tham dự hòa đàm Ba-lê mà chính ông Nixon đã nhờ bà Anna Chennault thông qua Đại sứ Bùi Diễm thuyết phục vị Tổng thống VNCH tuyên bố tẩy chay cuộc hòa đàm này để phá phe Dân Chủ!
Để rồi sau khi ông Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, VNCH đã tham gia hòa đàm Ba-lê!
Sở dĩ Tổng thống Thiệu nhận lời giúp ông Nixon là vì lời khuyến dụ của Anna Chennault, theo đó nếu ông Nixon thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ tìm cách kết thúc cuộc chiến một cách “có lợi” cho VNCH hơn là đảng Dân Chủ.
Tổng thống Nixon có giữ lời hay không, câu trả lời tùy nhận định của mỗi người, ở đây chúng tôi chỉ muốn nêu ra một thực tế phũ phàng là nếu vào năm 1968, Anna Chennault ra sức thuyết phục TT Thiệu tẩy chay hòa đàm Ba-lê thì tới năm 1973, “Hương-Mai Long-Nữ” lại sang tận Sài Gòn thuyết phục ông ký vào bản Hiệp Định “khai tử VNCH”!
Tiểu sử của Anna Chennault trên Wikipedia có đoạn viết:
“Ngày 21/4/1975, trước sự suy sụp của miền Nam VN, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan. Ít lâu sau đó, Anna Chennault tới thăm và cho ông biết Tổng thống Mỹ Gerald Ford muốn cho gia đình ông tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, trừ bản thân ông vì việc này có thể sẽ gây ra tranh luận. Ông Thiệu từ chối và nói với bà Chennault: “Làm kẻ thù của Hoa Kỳ thì rất dễ, nhưng làm bạn của họ thật khó”.
Không hiểu ông Thiệu thốt ra câu này từ những suy nghĩ trong đầu mình hay là ông nhớ lại lời tuyên bố "bất hủ" của bà Cố vấn Ngô Đình Nhu với truyền thông Mỹ sau khi chính phủ Kennedy chủ mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa tới cái chết bi thảm của ba anh em Ngô Đình dưới bàn tay đám phản tướng:
"Whoever has the Americans as allies does not need any enemies"
CHÚ THÍCH:
(1) Cho tới những năm gần đây những bài viết về việc Không Quân VNCH thả bom CBU xuống mặt trận Xuân Lộc vào tháng 4/1975 vẫn có một số chi tiết không thống nhất, thậm chí thêu dệt một cách vô lý... Cho nên, loại CBU nào đã được sử dụng, có mấy trái đã được thả xuống Xuân Lộc, ai đã ra lệnh thả... vẫn tiếp tục là những câu hỏi đối với nhiều người.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết mới nhất - Trái Bom CBU Được Dùng Tại Mặt Trận Xuân Lộc - của tác giả KHIẾT NGUYỄN, phổ biến cuối năm 2023 mà chúng tôi cho là xác thực nhất, bởi những gì được trình bày đều “nói có sách mách có chứng”.
https://hoiquanphidung.com/echo/van-...c-khi-t-nguy-n
Riêng bên Không Quân, nhờ Thiếu tướng Tư lệnh phó Võ Xuân Lành, trước đó mấy ngày đã chỉ thị và đích thân đôn đốc việc sử dụng C-130 di tản gia đình quân nhân KQ về Tân Sơn Nhất, đã có một số người may mắn rời Đà Nẵng một cách an toàn.
Đêm 28/3/1975, quân cộng sản gia tăng pháo kích dữ dội. Không nhận được bất cứ lệnh lạc nào của thượng cấp, nhiều hoa tiêu đang có mặt trong phi trường đã quyết định cất cánh bay về phương nam...
Người ta không biết Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, rời phi trường vào lúc nào, bằng phương tiện gì, chỉ biết ông đã tới "lánh nạn" ở Đài kiểm báo Sơn Chà. Nhật Ký của Đại úy Lam Hà, Tùy viên của Trung tướng Ngô Quang Truởng, viết:
...Hôm nay, ngày 23 tháng 10, năm 2010, tôi đi dự lễ tiễn đưa Đại tá Đặng Văn Phước về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông là Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 51, và chính ông là người đã nhận tín hiệu của tôi qua cái đèn bấm và cái Samsonite, ông đã can đảm đáp xuống cột cờ Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải để cứu Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lịnh Quân Đoàn I và tôi, ra khỏi vùng nguy hiểm vào khoảng 2 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975.
Sau đó chúng tôi ghé núi Sơn Chà bốc Chuẩn Tướng Khánh, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân, rồi trực chỉ phi trường Non Nước để nhập cùng anh em Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam... (ngưng trích)
Chính vì chẳng có lệnh lạc gì, Đại tá Nguyễn Bình Trứ, Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, mới bị kẹt lại.
KQ Võ Văn Be viết:
...Khoảng 4, 5 giờ sáng, tiếng pháo kích bớt dần, không biết VC hết đạn hay chỉ nghỉ mệt? Tôi thấy Đại tá Nguyễn Bình Trứ, Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếp Liệu, mặc đồ trận màu xanh lái chiếc xe jeep đậu trước xưởng chúng tôi, đối diện xưởng là văn phòng của Liên Đoàn Bảo Trì Cấp Căn Cứ, tôi chạy lại chào và hỏi “Thưa Đại tá tình trạng của tụi em làm sao?”. Đại tá không nói, hỏi lại tôi “Anh có gặp Thiếu tá Cừ không?”. Tôi thưa “Không”. (Thiếu tá Nguyễn Văn Cừ là LĐT Liên Đoàn Bảo Trì Cấp Căn Cứ)
Sau này được biết Đại tá Nguyễn Bình Trứ bị rớt trực thăng và đã mất. Riêng Thiếu tá Cừ thì lên được một chiếc C-7 Caribou; sau đó tôi đã gặp lại ông ở hậu cứ SĐ1KQ ở Tân Sơn Nhất... (ngưng trích)
* * *
Việc mạnh ai nấy bỏ chạy tại phi trường Đà Nẵng, trong đó có những hoa tiêu tử nạn khi cất cánh vì pháo kích, trên đường đi vì cạn nhiên liệu, vì hỏa lực địch hay hỏa lực “bạn”, hoặc bị kẹt lại và lọt vào tay quân địch, đã gây chấn động trong Không Quân, và dĩ nhiên Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, bị quy trách “bỏ mặc đàn em để thoát thân”. Nghe nói sau đó BTKL/KQ đã phải tìm một nơi trú ngụ "an toàn" cho ông trong căn cứ TSN.

được chính phủ Mỹ mướn để di tản nhân viên (hình chụp ngày 25/3/1975)

Xác người lính SĐ1KQ bị kẹp chết trong hệ thống bánh đáp của chiếc Boeing 727
(hình chụp ngày 29/3/1975)
(hình chụp ngày 29/3/1975)
Về số phận của Đại tá Nguyễn Bình Trứ, mấy chục năm sau tại hải ngoại, một vị sĩ quan thuộc SĐ1KQ đã bỏ công tìm gặp các nhân chứng, ở hải ngoại trong cũng như trong nước, xác định được vị trí chiếc trực thăng bị bắn rơi tại bờ biển, và nơi dân chúng chôn cất ông; hiền nội của vị Đại tá vắn số đã từ Úc về VN tìm được vị trí và cải táng di cốt của chồng.
Còn trong suốt mấy chục năm trước đó, mọi người trong đó có Chuẩn tướng Từ Văn Bê vẫn nuôi hy vọng ông Nguyễn Bình Trứ bị quân cộng sản bắt sống.
* * *
Ngày ấy, việc vị Đại tá Không đoàn trưởng Không Đoàn 10 Bảo Trì & Tiếu Liệu bị mất tích khi rời bỏ Đà Nẵng đã khiến ông sếp của tôi, Chuẩn tướng Từ Văn Bê, bị sốc nặng.
Bởi vì trong thời gian phục vụ dưới trướng của ông, tôi được biết hai người bạn thân nhất của ông trong quân chủng chính là hai cựu “đồng môn” Salon-de-Provence: Đại tá Nguyễn Quang Tri và Đại tá Nguyễn Bình Trứ.
Trước hết viết về Đại tá Nguyễn Quang Tri, ông là một trong những phi công khu trục đầu tiên của KQVN tốt nghiệp tại Pháp, cùng thời với các ông Nguyễn Ngọc Loan, Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức nhưng về nước sau vì phải ở lại học thêm một khóa hoa tiêu phản lực (theo lời Đại tá Tri, ông Nguyễn Ngọc Loan cũng học khóa này nhưng chưa xong thì bị triệu hồi về nước vì lúc đó KQVN rất thiếu cấp chỉ huy).
Năm 1960, NT Nguyễn Quang Tri cũng là một trong sáu phi công khu trục đầu tiên được chọn sang Hoa Kỳ xuyên huấn A-1 Skyraider.
Ông là vị chỉ huy trưởng đời thư tư của Phi Đoàn 1 Khu Trục (tiền thân của Phi Đoàn 514), sau các ông Huỳnh Hữu Hiền, Hà Xuân Vịnh, Lưu Văn Đức, và cũng là người giữ chức vụ này lâu nhất (1960-1963).

Trung úy Nguyễn Quang Tri, thứ hai từ phải, trong một chuyến thăm Hoa Kỳ vào năm 1959
Sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963, Thiếu tá Nguyễn Quang Tri được lệnh bàn giao chức vụ cho Thiếu tá Võ Xuân Lành; đường công danh sự nghiệp của ông tới đây coi như chấm dứt.
Sau này dù có “bò” lên tới cấp bậc đại tá, chức vụ của ông Nguyễn Quang Tri chỉ là Phụ tá Phòng Không tại BTL/KQ, một chức vụ hữu danh vô thực vì miền Nam VN lúc đó không có nhu cầu và cũng chẳng có một lực lượng “phòng không” đúng nghĩa.
Ngồi chơi xơi nước ở TSN, Đại tá Nguyễn Quang Tri thường điện thoại về Biên Hòa trò chuyện với ông Từ Văn Bê; có lần tôi có mặt ở văn phòng đã... hết hồn khi nghe hai ông Đại tá “mày tao” với nhau; sau này ra hải ngoại nghe Đại tá Tri kể chuyện, tôi mới biết hai ông là bạn thân từ hồi trung học, “mày tao” với nhau cho tới cuối đời.
Còn Đại tá Nguyễn Bình Trứ thì vào trường Võ Bị Không Quân Pháp Salon-de-Provence sau ông Bê và ông Tri một năm (1954), tức là cùng năm với Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ. Từ trường Salon-de-Provence, ông Nguyễn Bình Trứ cũng nối gót ông Từ Văn Bê tới Rochefort và tốt nghiệp Kỹ sư Hàng không.
Tôi không được biết ông Từ Văn Bê và ông Nguyễn Bình Trứ xưng hô với nhau ra sao, chỉ biết trong số sáu ông Không đoàn trưởng Không Đoàn Bảo Trì & Tiếp Liệu ở sáu Sư Đoàn Không Quân, ông Bê thân thiết, mến phục ông Trứ nhất. Một phần vì là “đồng môn” Salon-de-Provence / Rochefort, một phần vì (theo lời ông Bê) ông Trứ khi làm việc thì hết mình và khi chơi cũng... tận mạng!

Đại tá Nguyễn Bình Trứ ngày còn mang cấp bậc Thiếu tá, với anh em kỹ thuật
trong một buổi party Việt-Mỹ tại Đà Nẵng
trong một buổi party Việt-Mỹ tại Đà Nẵng
trong một buổi hội ngộ "cựu Salon-de-Provence" tại Hoa Kỳ
Trở lại với cuộc bỏ chạy hỗn loạn (và bi thảm) tại phi trường Đà Nẵng vào cuối tháng 3/1975. Tin tức được loan truyền đã gây xôn xao, chấn động trong Không Quân, và phần lớn dư luận đã quy trách cho Chuẩn tướng Nguyễn Đức Khánh, Tư lệnh SĐ1KQ, tội “bỏ mặc đàn em để thoát thân”.
Trước tình hình ấy, để trấn an tinh thần quân nhân các cấp, BTL/KQ đã cho phổ biến rộng rãi một nhật lệnh khẩn tới các đơn vị KQ theo đó tất các sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy phải có mặt 24/24 tại đơn vị, và trong trường hợp di tản sẽ là người sau cùng rời đơn vị.
Giữa tháng 4/1975, Việt Cộng gia tăng pháo kích phi trường Biên Hòa, không chỉ bằng hỏa tiễn 122 ly mà còn có cả đại bác 130 ly; khu gia binh sĩ quan thưa vắng dần, nhưng cũng phải đợi tới tuần lễ sau cùng, khi tất cả phi cơ “fixed wing” (khu trục, quan sát) đã được đưa về Tân Sơn Nhứt hoặc Bình Thủy, vợ tôi mới chịu đưa hai con về Sài Gòn.
Như sau này mọi người đều biết, khi ký Hiệp Định Ba-lê 1973 người Mỹ đã quyết định bỏ miền Nam VN, chính vì thế lúc đầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhất quyết không ký, cho dù bị tay cáo già Henry Kissinger ra sức gây áp lực.
[Henry Kissinger là Trưởng phái đoàn Mỹ tại hòa đàm Ba-lê, lúc đó đang giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Nixon. Sau khi ông Nixon đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào cuối năm 1973, Kissinger kiêm thêm chức Ngoại trưởng]
Chỉ tới khi TT Nixon cho bà Anna Chennault, vợ góa của cố Trung tướng Không Quân Claire Chennault, phụ nữ gốc Hoa chống cộng có thế lực nhất trên chính trường Mỹ lúc bấy giờ, tới Sài Gòn khuyến dụ TT Thiệu, ông mới chịu ký. (xem Phụ Lục)
Cũng mãi sau này người ta mới được biết ngày ấy bà Anna Chennault đã bị TT Nixon lợi dụng để lừa gạt TT Thiệu: nói rằng nếu ông Thiệu chịu ký, người Mỹ chỉ rời bỏ (leave) chứ không bỏ rơi (abandon) miền Nam VN, nhưng trên thực tế, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, ông Nixon đã lạnh lùng bỏ rơi VNCH.
Sau khi khoanh tay nhìn quân cộng sản trắng trợn vi phạm Hiệp Định Ba-lê đánh chiếm tỉnh ly Phước Long của VNCH vào cuối năm 1974 đầu năm 1975, người Mỹ đã chuẩn bị kế hoạch di tản công dân Mỹ tại Việt Nam.
Lúc ban đầu, họ dự đoán quân cộng sản sẽ chiếm Sài Gòn vào giữa tháng 5, kịp ăn mừng ngày sinh nhật (tưởng tượng) 19/5 của Hồ Chí Minh, nhưng sau khi quân đội VNCH bỏ Vùng 1 Chiến Thuật, rồi phòng tuyến Phan Rang tan vỡ, họ sợ không di tản kịp nên đã trao cho Không Quân VNCH ngòi nổ để thả một trái bom CBU-55 xuống mặt trận Xuân Lộc vào ngày 12/4/1975 để làm chậm sức tiến quân của CSBV. (Chú thích 1)
Sự kiện này (thả bom CBU), cùng với tinh thần chiến đấu của binh sĩ Sư Đoàn 18 BB, Lữ Đoàn I Nhảy Dù, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân... tại mặt trận Long Khánh đã khiến nhiều người lạc quan, trong đó có bản thân tôi, hy vọng quân ta sẽ giữ được Vùng 3 và Vùng 4.
Vì thế, khi thằng em trai kế chở mẹ tôi vào phi trường Biên Hòa thuyết phục tôi cùng gia đình chạy ra Phú Quốc, tôi đã nổi nóng nặng lời với bà để rồi sau này phải ân hận suốt đời.
Nguyên mẹ tôi tuy sinh trưởng ở một làng quê nhưng là người có học (bà giáo) và hiểu biết, lại quen nhiều “đấng bậc” trong giáo quyền cho nên ngay sau khi mất Phước Long, bà đã được một vị linh mục cho biết sớm muộn miền Nam cũng sẽ mất về tay cộng sản!
Sau mấy tuần chờ đợi mà không có tin tức gì về thằng con trai thứ ba phục tại Quân Đoàn II bị mất tích trong cuộc di tản trên liên tỉnh lộ 7, mẹ tôi quyết định đưa cả gia đình ra đảo Phú Quốc lánh nạn, để trong trường hợp tệ hại nhất, toàn bộ miền Nam lọt vào tay cộng sản, thì cũng còn hy vọng tàu bè của Thế Giới tự Do sẽ vào đảo đưa đi di cư như ở miền Bắc năm 1954, cho dù không biết sẽ được đưa đi đâu?!
Dĩ nhiên, “cả gia đình” có nghĩa là phải có gia đình tôi vì tôi là trưởng nam.
Trong lòng đang hy vọng quân ta sẽ giữ được Vùng 3 và Vùng 4, nghe mẹ tôi đưa ra kế hoạch “bỏ chạy”, tôi lớn tiếng:
- Ai nói với mẹ như vậy?! Mẹ muốn đi đâu thì đi, con nhất định ở lại. Quân ta còn đang chiến đấu để giữ Long Khánh, con là sĩ quan CTCT lại bỏ chạy thì còn ra thể thống gì nữa!
Sau đó tôi còn nói những gì trong cơn tức giận, tôi không thể nhớ. Chỉ biết sau này vợ tôi thường kể lại nàng không bao giờ có thể quên được nét mặt sững sờ, ánh mắt tuyệt vọng của mẹ tôi trước sự chống đối kịch liệt của gã trưởng nam.
Vợ tôi còn trách tôi đã tỏ ra tàn nhẫn tới mức hỗn hào với mẹ của mình. Nàng nhìn bà lủi thủi ra về mà ứa nước mắt!
(Còn tiếp)
PHỤ LỤC:
“Hương-Mai Long-Nữ” ANNA CHENNAULT
Anna Chennault, tên con gái Chen Xiangmei (Trần Hương-Mai), là người vợ gốc Hoa của Thiếu tướng Không Quân Mỹ Claire Chennault (1890-1958), nguyên Tư lệnh Thập Tứ Không Lực Hoa Kỳ (14th Air Force) đóng ở Côn Minh trong Đệ nhị Thế chiến, và cũng là người thành lập các phi đội cảm tử Phi Hổ (Flying Tigers) lừng danh, đồng thời góp phần không nhỏ vào việc thành lập Không Lực Trung Hoa Dân Quốc, một nhân vật nổi tiếng mà ngày ấy Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để được “ra mắt”!
Trần Hương-Mai ra chào đời tại Bắc Kinh năm 1923 (giấy tờ ghi năm 1925), là con gái lớn của một viên chức ngoại giao của Cộng Hòa Trung Hoa (tức Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch).
Trong thời gian quân Nhật chiếm đóng Hoa Lục, mặc dù sống thiếu thốn cơ cực ở “vùng tự do” (do quân của Tưởng Giới Thạch kiểm soát) Hương-Mai cũng lấy được bằng Cử nhân Hoa ngữ vào năm 1944 tại Đại học Lĩnh Nam (Lingnan University, từ Hương Cảng di tản về “vùng tự do”).
Sau đó, Hương-Mai trở thành phóng viên chiến trường của Trung ương Thông tấn xã (Central News Agency) của chính phủ Dân Quốc.
Năm 1946, Hương-Mai được cử tới Côn Minh để phỏng vấn Thiếu tướng Claire Chennault và cả hai đã bị... tiếng sét ái tình, mặc dù lúc đó vị thiếu tướng đã có vợ + 8 con và hơn Hương-Mai 30 tuổi!
Qua năm sau, Claire Chennault ly dị vợ và cưới Hương-Mai. Hai người có với nhau hai con gái.

Vợ chồng Chennault và hai con
Sau khi lấy tướng Chennault (lúc đó đã về hưu), Hương-Mai đã trở thành cánh tay mặt của ông trong việc thành lập, điều hành, quản trị công ty hàng không dân sự CAT (Civil Air Transport) do ông thành lập cho chính phủ Dân Quốc; phi công đa số là các cựu “Phi Hổ” trước kia phục vụ dưới quyền ông.
Năm 1950, sau khi quân cộng sản của Mao Trạch Đông chiếm Hoa Lục, chính phủ Dân Quốc của Tướng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan, CAT được bán lại cho Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), vợ chồng Chennault vẫn tiếp tục giữ vai trò cố vấn hàng không cho Thống chế Tưởng Giới Thạch.
[CAT được CIA sử dụng trong những công tác bí mật tại vùng Đông Nam Á; tới năm 1959, được đổi tên thành Air America, hoạt động cho tới khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, giải thể vào giữa năm 1976.
Phi cơ của Air America thường được sơn màu trắng hoặc màu nhôm bạc và không có cờ, phù hiệu gì cả. Tháng 4/1975, trong những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn, nhiếp ảnh gia người Hòa-lan Hubrt van Es đã chụp được một tấm hình để đời: một chiếc trực thăng UH-1 của Air America đáp xuống sân thượng ngôi nhà số 22 đường Gia Long để bốc các nhân viên CIA và USAID còn lại, nhưng đã bị một đoàn người Việt Nam tràn lên. Tấm hình này về sau đã bị những người thiếu hiểu biết chú thích sai là “trên sân thượng Tòa đại sứ Mỹ ở Đại lộ Thống Nhất”]

Trong những năm tháng nói trên, gia đình Chennault chia đôi thời gian, vừa ở Louisiana, quê của chồng, vừa ở Đài Bắc.
Năm 1958, sau khi Claire Chennault qua đời vì ung thư, Trần Hương-Mai đưa hai con gái về Mỹ sống ở thủ đô Washington, ngụ tại một apartment rộng lớn ở tầng trên cùng khách sạn Wartergate (là nơi sau này sẽ xảy ra vụ xì-căng-đan nghe lén “Watergate” dẫn đưa tới việc TT Nixon phải từ nhiệm).
Là góa phụ của một vị tướng nổi tiếng, lại là một phụ nữ gốc Hoa xinh đẹp, tài giỏi, thông thạo tiếng Anh, với lý lịch chống Cộng triệt để, Trần Mai-Hương – mà từ đây ta gọi bằng tên Mỹ Anna Chennault – mau chóng trở thành một nhân vật quen thuộc trong giới “tinh hoa chọn lọc” ở thủ đô Washington, nhất là với các chính khách thuộc đảng Cộng Hoà.
Năm 1960, khi ông Richard Nixon ra tranh cử tổng thống lần đầu, Anna Chennault đã vận động giúp ông lấy được nhiều phiếu của cử tri gốc Hoa. Tuy lần đó Nixon thua Kennedy nhưng ông vẫn không quên công lao của vị mệnh phụ gốc Hoa mà ông tặng biệt danh “Dragon Lady” (Long-Nữ).
Để rồi 8 năm sau, “Mai-Hương Long-Nữ” trở lại và giúp ông Nixon đắc cử tổng thống với số phiếu sát nút (hơn nhau 0.7%)!
Nguyên vào năm 1968, sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân, Tổng thống Johnson của đảng Dân Chủ đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến Việt Nam nên quyết định không tái tranh cử, nhường chỗ cho Phó tổng thống Hubert Humphrey đương đầu với ông Nixon của đảng Cộng Hòa (ra tranh cử lần thứ hai).
Lúc đầu, ông Nixon ra vẻ được nhiều người ủng hộ nhưng rồi càng ngày càng bị thất thế trước sự lớn mạnh của phong trào phản chiến và các nỗ lực chấm dứt chiến tranh của đảng Dân Chủ, trong đó có các cuộc đi đêm của Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Johnson, vận động cho một cuộc hòa đàm tại Ba-lê đã đạt kết quả quan: không chỉ có các nước Tây Âu mà cả chế độ cộng sản Liên Xô cũng ủng hộ giải pháp hòa đàm, VNCH thì dĩ nhiên phải ủng hộ lập trường của đàn anh Hoa Kỳ, chỉ có Trung Cộng chống lại, riêng đàn em Cộng Sản Bắc Việt thì theo lập trường của Trung Cộng vì bị áp lực của “bá quyền phương Bắc”.
Lúc đó, CSBV đang lâm vào tình trạng cực kỳ bi đát do cuộc oanh tạc dữ dội chưa từng thấy trong suốt chiều dài cuộc chiến - có tên Chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền) - do Hoa Kỳ thực hiện để trả đũa việc Việt Cộng vi phạm lệnh ngưng bắn, mở cuộc tổng tấn công trên toàn cõi miền Nam trong Tết Mậu Thân.
Vì thế, vào cuối tháng 10 năm 1968, sau khi được Thủ tướng Liên Xô Kosygin thuyết phục, bảo đảm nếu Hà Nội chịu ngồi vào bàn hòa đàm, Hoa Kỳ sẽ ngưng toàn bộ mọi cuộc oanh tạc trên lãnh thổ miền Bắc, các lãnh tụ CSBV đã đồng ý tham dự hòa đàm bất chấp sự “bực bội” của đàn anh Trung Cộng.
[Sở dĩ Thủ tướng Kosygin “sốt sắng” với TT Johnson như thế là vì xưa nay cộng sản Liên Xô luôn luôn muốn đảng Dân Chủ, vốn có truyền thống “bồ câu”, nắm quyền ở Hoa Kỳ]
Sau khi được Thủ tướng Kosygin thông báo kết quả, Tổng thống Johnson lập tức ra lệnh ngưng oanh tạc lãnh thổ Bắc Việt vào ngày 2/11/1968.
Nhưng trong khi ở miền Bắc dứt tiếng bom thì trong Nam lại phát nổ một trái bom tấn: Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố Chính phủ của ông sẽ không tham gia cuộc hòa đàm Ba-lê, viện lý do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là công cụ của CSBV trong cuộc xâm lược miền Nam, và cái gọi là “Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN” của Huỳnh Tấn Phát không đủ tư cách pháp nhân để nói chuyện với phía VNCH.
Trong thời gian vỏn vẹn ba ngày trước khi cử tri Mỹ đi bầu tổng thống, ông Nixon đã lợi dụng cơ hội bằng vàng này để chứng minh cho người dân Mỹ thấy đảng Dân Chủ không có khả năng kết thúc cuộc chiến.
Ba ngày sau, ông đắc cử tổng thống Mỹ!
Chỉ tới khi các hồ sơ được giải mật 30 năm sau đó, người ta mới biết ngày ấy không phải tự ý ông Thiệu bác bỏ việc tham dự hòa đàm Ba-lê mà chính ông Nixon đã nhờ bà Anna Chennault thông qua Đại sứ Bùi Diễm thuyết phục vị Tổng thống VNCH tuyên bố tẩy chay cuộc hòa đàm này để phá phe Dân Chủ!
Để rồi sau khi ông Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, VNCH đã tham gia hòa đàm Ba-lê!
Sở dĩ Tổng thống Thiệu nhận lời giúp ông Nixon là vì lời khuyến dụ của Anna Chennault, theo đó nếu ông Nixon thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ tìm cách kết thúc cuộc chiến một cách “có lợi” cho VNCH hơn là đảng Dân Chủ.
Tổng thống Nixon có giữ lời hay không, câu trả lời tùy nhận định của mỗi người, ở đây chúng tôi chỉ muốn nêu ra một thực tế phũ phàng là nếu vào năm 1968, Anna Chennault ra sức thuyết phục TT Thiệu tẩy chay hòa đàm Ba-lê thì tới năm 1973, “Hương-Mai Long-Nữ” lại sang tận Sài Gòn thuyết phục ông ký vào bản Hiệp Định “khai tử VNCH”!

“Hương-Mai Long-Nữ” (áo dài vàng), Phu nhân PTT Nguyễn Cao Kỳ (ngồi ghế) trong một buổi gặp gỡ tại Sài Gòn
Tiểu sử của Anna Chennault trên Wikipedia có đoạn viết:
“Ngày 21/4/1975, trước sự suy sụp của miền Nam VN, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức và bay sang Đài Loan. Ít lâu sau đó, Anna Chennault tới thăm và cho ông biết Tổng thống Mỹ Gerald Ford muốn cho gia đình ông tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ, trừ bản thân ông vì việc này có thể sẽ gây ra tranh luận. Ông Thiệu từ chối và nói với bà Chennault: “Làm kẻ thù của Hoa Kỳ thì rất dễ, nhưng làm bạn của họ thật khó”.
Không hiểu ông Thiệu thốt ra câu này từ những suy nghĩ trong đầu mình hay là ông nhớ lại lời tuyên bố "bất hủ" của bà Cố vấn Ngô Đình Nhu với truyền thông Mỹ sau khi chính phủ Kennedy chủ mưu lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đưa tới cái chết bi thảm của ba anh em Ngô Đình dưới bàn tay đám phản tướng:
"Whoever has the Americans as allies does not need any enemies"
CHÚ THÍCH:
(1) Cho tới những năm gần đây những bài viết về việc Không Quân VNCH thả bom CBU xuống mặt trận Xuân Lộc vào tháng 4/1975 vẫn có một số chi tiết không thống nhất, thậm chí thêu dệt một cách vô lý... Cho nên, loại CBU nào đã được sử dụng, có mấy trái đã được thả xuống Xuân Lộc, ai đã ra lệnh thả... vẫn tiếp tục là những câu hỏi đối với nhiều người.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài viết mới nhất - Trái Bom CBU Được Dùng Tại Mặt Trận Xuân Lộc - của tác giả KHIẾT NGUYỄN, phổ biến cuối năm 2023 mà chúng tôi cho là xác thực nhất, bởi những gì được trình bày đều “nói có sách mách có chứng”.
https://hoiquanphidung.com/echo/van-...c-khi-t-nguy-n
Comment