​​​​​​​DIỄN TIẾN CUỘC THƯƠNG HẢI BIẾN VI TANG ĐIỀN - Phần 1:

Collapse
X

​​​​​​​DIỄN TIẾN CUỘC THƯƠNG HẢI BIẾN VI TANG ĐIỀN - Phần 1:

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts
  • Tinh Hoai Huong
    Senior Member

    • May 2009
    • 929

    ​​​​​​​DIỄN TIẾN CUỘC THƯƠNG HẢI BIẾN VI TANG ĐIỀN - Phần 1:


    DIỄN TIẾN CUỘC THƯƠNG HẢI BIẾN VI TANG ĐIỀN
    Phần 1:

    (kể từ ngày 21 tháng 7 năm 1954).

    Tình Hoài Hương.
    *

    Thật tình tôi không thể nào hiểu nổi tại sao vận mệnh nước Việt Nam của chúng ta lại trở nên quá đen tối sau khi Hiệp Định Genève được ký kết ngày 21-07-1954.
    Thành phần tham dự hiệp nghị: Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Ai Lao, Cam Bốt, Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Phía Quốc Gia Việt Nam ban đầu do ông Nguyễn Quốc Định làm Trưởng đoàn. Sau, ông Trần Văn Đỗ thay thế.

    - Đáng chú ý: ông Trần Văn Đỗ, Trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam đã lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước Việt Nam.
    Chính phủ Quốc Gia Việt Nam (Miền Nam Việt Nam) không ký Hiệp Định.
    Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn.
    Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp Định Genève.

    - Kể từ ngày 21-7-1954: khi Miền Bắc Việt Nam ký Hiệp Định Genève xé đôi lãnh thổ Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương Bến Hải làm ranh giới, để chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam, thì:

    - Ngày 11-11-1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi, cùng Trung tá Vương Văn Đông ở Liên đoàn Dù, Thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng, và Đại úy Phan Lạc Tuyên: tổ chức đảo chánh nền Đệ Nhứt Cộng Hòa của Tổng Thống Ngô Định Diệm.
    Nhưng cuộc đảo chánh thất bại. Từ đây bắt đầu một cuộc chiến tranh nội bộ quyết liệt, bùng nổ liên miên trong chánh phủ Miền Nam.

    Từ xưa tới nay lòng tham đất đai, quyền lực vinh hoa là những tham vọng quyến rũ khổng lồ. Nước càng trong thì không có cá. Dù lòng người đơn giản, lý tưởng trong sáng cao cả đến đâu, nhưng một khi chân đã bước vào dòng xoáy tranh đấu của chánh trị, thì không dễ gì rứt ra được.
    Tiền tài là vật ngoài thân, đi lại về, về rồi lại đi. Nhưng địa vị và danh vọng một khi đã mất rồi, tất nhiên chẳng mấy ai dễ dàng tìm lại được. Có uy quyền địa vị và thế lực trong tay, thì không ai có thể chèn ép khiến ta nao núng, nhưng mọi thứ quyền thế đều là con dao hai lưỡi có thể quay lại hại chết mình. Quyền lực giống một tòa lâu đài sang trọng rộng lớn ở trên cao, ta phải biết cách xây dựng kiên cố, bảo tồn cho vững bền. Nếu để bức tường rạn nứt, ắt có ngày không xa tòa nhà ấy sẽ sụp đổ.

    - Ngày27-2-1962: dội bom dinh Độc Lập, do Trung úy Phạm Phú Quốc và Thiếu úy Nguyễn văn Cử lái hai chiếc khu trục cơ A1 Skyraider ném bom dinh Độc Lập. Nhưng phi cơ của Phạm Phú Quốc bị bắn rớt trên sông Sài Gòn, tất cả bom đạn còn nguyên, nghĩa là ông Quốc chưa kịp thả trái bom nào. Còn ông Cử đào thoát bay qua hướng Nam Vang, dân chúng bàn tán ông bị chính phủ Cam Bốt bắt giữ nhốt vô tù.

    - Sau biến cố 2-11-1963: Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị thảm sát. Trải qua bao thăng trầm chính trị sục sôi tiếp diễn... thì nền Đệ Nhứt Cộng Hòa chấm dứt.

    - Ngày 8-3-1965: Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ khoảng 3.500 người rầm rộ đổ bộ lên đất liền tại Đà Nẵng, Mỹ viện cớ muốn giữ “an ninh cứ địa”, đã cử tướng Maxwell Taylor làm đại sứ tại Sài Gòn. Ông nầy dẫn đầu một cuộc phô trương cường quốc Mỹ, để thị oai với các nước tụt hậu, chậm tiến, đang có chiến tranh.

    - Ngày 16-8-1965: chính phủ Nguyễn Khánh chủ trương thành lập Hiến Chương Vũng Tàu. Trong nước loạn xạ bởi nhiều phe phái chính trị phản đối chính quyền đương nhiệm đã hoạt động ráo riết. Sau nhiều bất đồng ý kiến, các đảng phái, sinh viên lục đục nội bộ, tan đàn rã đám. Hội đồng Quân lực Cách mạng truất phế Nguyễn Khánh, cho ông Khánh lưu vong ra ngoại quốc làm đại sứ.

    - Ngày 9-5-1969:Henry Kissinger, từ một tên hạ sĩ đi lính trong Đệ Nhị Thế Chiến, đã lên làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Richard Nixon. Thời gian trôi qua thăng lên tiến sĩ, Henry Kissinger khai mạc Hòa đàm Ba Lê (không có chính phủ Miền Nam, hay quân lực Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa). Suốt thời gian hòa đàm dưới sự giám sát của Nixon, thì ngoại trưởng Kissinger lén ráo riết “đi đêm” với cộng sản Bắc Việt.

    Từ thành đến tỉnh, đâu đâu tôi cũng nghe người ta bàn tán xì xào chuyện chính trị và chiến tranh, (mà tôi rất ghét). Người dân luôn dán mắt dòm đăm đăm vô ti-vi trắng đen, theo dõi công ty Pecten Việt Nam (là chi nhánh của Shell) đã sản xuất khoảng 1.500 thùng dầu thô/ngày, trong giếng dầu mang tên Pioncer sâu 4.500 feet dưới lòng biển của Miền Nam Việt Nam. Hoan hô Miền Nam đại thắng!

    Một phái đoàn Mỹ có tên Project Concern, và phái đoàn Thanh Thương Hội Việt Nam do ông Lê Bá Công làm hội trưởng, ông hướng dẫn phái đoàn đi săn sóc y tế cho đồng bào Thượng tại Miền Nam Việt Nam. Phái đoàn được đồng bào kính trọng hoan hô nồng nhiệt.

    - Ngày 27-1-1973: sau nhiều năm hội nghị, Hiệp Định Ba Lê đã ký kết đình chiến. Ấy thế mà ngày 9 Tháng Ba năm 1974 Việt cộng câu súng 81ly bắn vào trường Tiểu học Nhị Quý, Cai Lậy, tỉnh Định Tường, giết chết 32 học sinh nhỏ, hơn 50 em khác đã bị trọng thương. Các em nằm la liệt trên vũng máu. Chúng đã giết hại trẻ em Miền Nam một cách dã man vô nhân tính.
    Ngày 11-3-1975: mất Ban Mê Thuột. Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn Hai Quân khu Hai, ra lịnh quân đội triệt thoái khỏi Pleiku – Kontum (do chỉ thị của TT Nguyễn Văn Thiệu).

    - Ngày 13-3-1975:Miền Trung di tản.
    - Ngày 14-3-1975: Cao Nguyên di tản.
    - Ngày 15-3-1975: mất Khánh Dương.
    - Ngày 16-3-1975: quân đoàn Hai triệt thoái.
    - Ngày 17-3-1975: mất Tuy Hòa
    - Ngày 18-3-1975: mất Phú Yên.
    - Ngày 18-3-1975: tại quận Định Quán (thuộc Tiểu Khu Long Khánh, Quân Khu 3) thất thủ.
    - Ngày 19-3-1975: một Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 Bộ binh, đóng chốt phòng ngự tại Định Quán quanh vùng phụ cận núi Chứa Chan. Gia Rai, đã anh dũng đánh trả đối phương rất phi thường.
    - Ngày21-3-1975: mất đèo Hải Vân.
    ngày 21-3-1975 lực lượng Quân-đoàn II triệt thoái khỏi Cao Nguyên.
    - Ngày 22-3-1975: tỉnh Quảng Đức thất thủ.
    - Ngày 23-3-1975: Công-binh VNCH làm xong chiếc cầu dã chiến. Lực lượng Quân đoàn 2 cuối cùng vượt qua sông Ba, triệt thoái về Phú Yên.
    - Ngày 25-3-1975: Các đơn vị Quân đoàn I - Quân khu 1 VNCH triệt thoái ra khỏi Huế.
    - Ngày 26-3-1975: Huế đã thất thủ. Kế đến là Đà Nẵng.
    - Đêm 28-3-1975: Lực Lượng hùng hậu của Quân đoàn Một do tướng Ngô Quang Trưởng lãnh đạo, đã triệt thoái khỏi Đà Nẵng.
    - Ngày: 29-3-1975: mất Lâm Đồng.
    - Ngày 30-3-1975: mất Quy Nhơn.
    - Ngày 31-3-1975: mất Bình Định.
    - Ngày 11-3-1975 mất Ban Mê Thuột.

    Nghe đồn rằng đến đây Miền Nam chia ra ba thành phần:

    Từ vĩ tuyến 13 đến Cà Mau: thuộc chính phủ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
    Người ta bàn tán Việt Nam sẽ trung lập.
    Sẽ có chiến tranh tương tàn khốc liệt.
    Sẽ độc lập hòa bình...

    Đó là tiếng pháo bông nổ lớn trong đêm trừ tịch tối đen mừng ngày đất nước thanh bình, hay báo nguy lầm than, cơ cực, nghèo đói, chia ly, và sẽ thanh trừng "người thua cuộc" tràn ngập trên đất Việt Nam vào một ngày không thể ngờ tới!
    Làm sao biết được ngày mai!
    *
    Tình Hoài Hương.

    Còn tiếp...

    Phần 2: Tháng Tư Thương Hải Biến Vi Tang Điền.

    Hình mượn trên internet, xin miễn thứ bản quyền.
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...