Truyện ngắn Truơng Kim Báu

Collapse
X

Truyện ngắn Truơng Kim Báu

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts
  • Phòng Trực
    Super Member

    • Jul 2010
    • 1012

    #61
    THẦN TƯỢNG
    Trương kim Báu

    Tôi may mắn vào trung học Lê QĐôn, hiệu trưởng là Cung Giũ Nguyên được lưu giữ tên ở Hàn Lâm Viện của Pháp. Ngoài những môn học chính, chúng tôi còn học Đức dục giáo dục, nữ công gia chánh, làm vườn, thể dục thể thao và đi ngoại.

    Sáng thứ hai đến thứ sáu, Nữ sinh lớp 7 đến lớp 12 đều thể dục (7 – 8 am) trên bãi cỏ xanh của bờ biển NhaTrang, ngay góc đường Lê Thánh Tôn và Duy Tân. Cùng mặc đồng phục quần short, quần tây màu đen, áo sơ mi xanh da trời ngắn tay, nón kết và giày bata màu trắng.

    Nhà trên đường biển nên sáng sớm tôi đã có mặt ngay điểm tập trung. Tôi ảnh hưởng mẹ, bà thường dạo biển vào buổi sáng với bờ cát phẳng mịn giữa mông mênh mây trời thơ mộng. Mặt trời phản chiếu làn nước trong xanh dập dềnh chùm hoa sóng, mang nét quyến rũ thanh tao của biển vùng nhiệt đới đến ngỡ ngàng lãng mạn.

    Huấn luyện viên Thanh Hương hiện diện rồi, cô rất đẹp, khỏe thật tươi, cô là người đã đóng phim Cô Gái Việt, tôi thích gọi cô là cô Gái Việt. Khoác đồng phục như lớp đ thất chúng tôi, nhìn tôi chăm chú rồi nắm tay, hai thầy trò từng bước chậm trên bãi cát tinh sương, lòng tôi lâng lâng vui sướng khi nghe giọng Bắc nhẹ nhành ngọt lịm của dânthành. Ôi! Thần tượng của tôi!

    Chúng tôi cùng nhau tập những động tác về đầu, cổ, tay, chân, hít thở hòa nhập với thiên nhiên nước mây tĩnh lặng giữa trời biển dấu yêu...Nửa năm sau, cô bận đóng phim nên nghỉ dạy. Cô giáo trẻ săn chắc khác được thay vào, tánh tình vô cùng cởi mở của người Nam, cô dời địa điểm vào sân vận động và tập trung nhảy cao, nhảy dài, leo giây, chạy thi, vì những kỳ thi trung học, tài có điểm thể dục và thi những môn này.

    Thần tượng thứ hai là chị Ngọc Bích trên tôi nhiều lớp. Chị đẹp lắm nhưng rất dễ tin người, mái tóc thề ôm kín bờ vai tròn trịa, lời nói dịu dàng như ru lòng người trong bản tánh vô tư. Con trai trường tôi và các trường khác theo chị thật đông, chị thường đến nhà hòa đồng với tôi những trò chơi con nít. Nhưng từ ngày chị đính hôn cùng anh họ, bác sĩ quân y, chị không còn dành ngày giờ cho tôi nữa.

    Mỗi tuần 2 lần vào buổi chiều, tôi phải cùng anh tôi đến nhà hàng La Fregate sang trọng nhất Nhatrang, nơi đó chỉ có thực phẩm tây và khách đều là ngoại quốc. Người Việt đến đây phần đông là dân giàu hay nổi tiếng. Chủ restaurant bà con với chúng tôi, chồng bà là người Pháp chỉ biết nói vài câu tiếng Việt. Bà rất thương anh em chúng tôi nên ép chúng tôi thường đến cho có tình gia đình ấm áp vì ông bà không có con cái.

    Anh cả là giám đốc Ty y tế của chính phủ, có phòng mạch riêng, còn tôi là cô bé nhỏ. Những anh chị chính giữa chúng tôi đã đi học hay đi làm xa. Ba tôi mất để lại rất nhiều việc làm ăn bề bộn, mẹ và vú là 2 cánh cò, mỗi ngày phải soãi cánh bay từ cánh đồng này qua cánh đồng khác.
    Đàn cò vượt gió
    Đêm lấm bùn trăn trở

    Đất nghẹn ngào hơi thở
    Đợi thân gầy một sáng tinh khôi...

    Đàn cò sải cánh chiều loang
    Bay vào một cõi nhân gian vô tình...


    Anh có chiếc xe hơi mui trần, những chiều đi ăn, anh chở tôi chạy một vòng để tôi được ngắm phố và bin. Vì vậy, hôm nào đến nhà hàng đầu tóc tôi cũng rối bung, tôi chưa biết diện nên không đem theo chiếc lược chải tóc lại.

    Hồi đó cũng có người viết thư cho tôi, dù 16 tuổi nhưng tôi không hiểu thư nói gì từ đầu đến cuối vì tìm không ra chữ thương yêu, nhớ nhung hay hò hẹn, bởi người ta học cao quá, khoảng cách lại xa.

    Buổi chiều xe chạy dọc bờ biển, đi ăn như thường lệ. Đang lúc thú vị giữa thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ thì một người đàn bà mặc áo dài vàng úa, tóc búi như các bà mẹ Việt Nam, đang dắt tay một đứa con gái chừng 7, 8 tuổi muốn qua đường xuống bãi biển. Anh ngừng xe lại nhường đường, tim tôi như đứng lại người đàn bà đẹp tuyệt trần! Bà cười và chào anh, tôi ngẩn ngơ rồi hình ảnh mẹ chợt hiện ra, tôi nhớ mẹ đến không muốn cử động.
    Cánh cò mồ côi
    Mệt nhoài bay về chân trời xa tít
    Cơn giông mù mịt
    "Cái cò đi đón cơn mưa"

    Lặn lội sớm trưa
    Bến đò đầy sông sâu nước cả
    Làm sao cho khỏi ngã
    Giữa chênh vênh ghềnh thác cuộc đời?

    Cánh trắng chơi vơi
    Chở nắng, chở mưa, chở buồn, chở tủi
    Ôi cánh cò đắm đuối
    Thương đời một kiếp đa mang... *


    Vào bàn ăn, TaTa, người bà con, ngồi bên tôi thương yêu săn sóc.
    - Món này con thích, TaTa làm cho con.
    Tự nhiên tôi bật khóc, nước mắt chảy dài như một dòng suối, càng ghìm thì tiếng nấc càng to. Đối diện với đôi mắt hốt hong lo lắng của anh, tôi thương anh lắm nhưng làm sao đây, chính tôi cũng không biết tại sao mình khóc to như vậy, nhà hàng đầy khách, ai cũng nhìn bàn chúng tôi, bàn đặc biệt của gia đình chủ nhà, có nhiều người giàu muốn ngồi chung bàn đó như chỗ thân tình nhưng TaTa không muốn.

    Hôm sau đi học tôi kêu người nhà đừng đón ở trường. Được nghĩ 2 giờ nữ công, tôi định ra biển tìm người đàn bà đó thì một bạn học năn nỉ muốn đi chung một đoạn đường để bạn ghé nhà người chị trao món đồ, rồi ra biển cùng tôi.

    Chúng tôi đến đường Hoàng tử Cảnh, theo ngã sau tiến vào villa, phải lên mấy bậc tam cấp từ nhà mát. Một người đàn bà quay lưng đang xõa tóc dài đến gót chân, đẹp như huyền thoại. luồng 2 tay vào hong khô tóc trước gió thoảng hương hoa. Nghe tiếng động, người đó xoay lại. Trời! Đó là người mà tôi định ra biển kiếm tìm!

    Sau khi hỏi lý lịch tôi, mẹ chị và mẹ tôi ở cùng làng. Dù là họ hàng rất xa, tôi vai em, nhưng cũng làm cho tôi sung sướng vô biên. Sau đó tôi mới biết chị là một trong những người đẹp nhất Nhatrang, dáng dấp của những người Việt quí phái, luôn mặc áo dài màu sậm, tóc búi không bao giờ trang điểm, chỉ thoa màu son đậm làm nổi nước da trắng ngần tinh khiết. Rất nhiều dân giàu sang địa vị, ngay cả quân nhân hay học trò nam nữ lớn nhỏ đều mê chị, gọi cô Chiêu mẹ Việt Nam, vì bà con nên tôi gọi là chị Chín.

    Anh biết tôi thường ghé nhà chị. Anh chỉ cười và không nói gì. Đôi khi tôi đến chỉ để nhìn chị và nghe giọng chị nói chuyện với chồng con, giọng nói Nhatrang lai Huế thật nhẹ, thật hiền. Hôm biết được chị sắp m ruột dư mà người bác sĩ m lại là anh, tôi về năn nỉ anh cho tôi vào phòng m để nhìn chị tôi sợ chị chết. Đúng luật anh không bằng lòng cho người vô phận sự bước vào phòng m, nhưng tôi muốn khóc nên anh bằng lòng.
    Rồi chị cũng phải từ giã Nhatrang để vào Sài Gòn cho tiện việc học của con gái. Tôi cũng lớn dần.

    Tháng 3 năm 1975 tôi theo ngân hàng vào Sài Gòn. Tất cả chi nhánh miền Trung di tản vào đều tạm làm việc ở lầu 9 Việt Nam Thương Tín, Trung Ương đường Hàm Nghi Chợ Cũ.

    Biết tin tức về gia đình tôi nên chị đến thăm xin giám đốc cho tôi ra ngoài đi ăn. Thật ngạc nhiên khi ông cho tôi nghĩ luôn buổi chiều.

    Sau 30 tháng 4 chị đến chào giã biệt tôi để đưa gia đình về lại Nhatrang sống. Tôi hỏi chị sao không đi vì tôi cũng biết chị được rất nhiều người mời di tản, và gia đình chị lại có người anh trong Hải Quân, chị cười không trả lời, sau đó chị dặn tôi.

    - Em được nhận việc làm trở lại. Công việc của em giúp được rất nhiều người, em hãy giúp mọi người đến nhờ em bằng tất cả tấm lòng không v lợi, ai cho quà hay cho tiền nhất định không nhận. Chế độ này khác hẳn ngày trước, đừng nghĩ đến họ phải trả ơn hay mang ơn em, món quà nhỏ cũng không nhận, có như thế em mới ở được chỗ này lâu dài mà giúp được nhiều người.

    Tôi thương chị và hứa nghe lời chị.

    Trong thời gian ở Sài Gòn tôi tình cờ gặp lại chị Ngọc Bích, thần tượng thứ hai của tôi. Chị vẫn đẹp nhưng bây giờ không còn tóc thề ôm kín bờ vai thon thả, tánh tình vẫn vui v ngây thơ, lạc quan, dù anh họ tôi là chồng chị cũng đi tù ci tạo, giang sơn dễ đổi nhưng bản tánh khó dời!

    Tôi làm ở lầu 4 cùng với Dung phụ tá cho ông phó giám đốc, bây giờ đổi lại là ngân hàng thành phố. Dung rất giỏi về tốc ký và sinh ngữ Anh, Pháp nên nhận những đơn xin rút tiền từ các cơ sở.

    Tôi coi phòng họp, đưa khách đến các ngân hàng người Pháp cho mở tủ sắt cá nhân, tóm tắt các giấy tờ gởi đến, đưa giấy tờ từ phòng phó giám đốc đến các phòng khác, luôn việc pha trà rót nước, nấu mì gói cho ông phó mà chúng tôi đều phải kêu là chú xưng con.

    Chỗ chúng tôi làm việc là một nửa tng lầu 4, kế bên là phòng hp rất lớn với bàn dài rộng đẹp 41 chỗ ngồi. Rồi tới phòng nhỏ để máy móc, micro, thâu băng và điều khiển âm thanh cho phòng họp. Đối diện là 3 phòng sát nhau có cửa thông qua. Phòng thứ nhất Dung và tôi ngồi, phòng thứ 2 là ông phó giám đốc. Phòng thứ 3 bỏ trống vì dành cho Thống Đốc của Ngân hàng Quốc Gia ngồi mỗi khi đến. Phòng bàn làm việc rất to, mặt bàn bằng vàng 24, ghế bằng da voi, kế bộ salon cũng bằng da voi. Bàn salon là loại gỗ quí rất sang, ở vạch tường có một kệ dài trên đó chưng toàn chén, tô, bình...các loại đồ cổ đời Khang Hy và lâu hơn, phòng có nhà vệ sinh, phòng tắm.

    Dung để bàn sát cửa, người nộp đơn bao giờ cũng vây quanh kín mịt, tôi muốn ra ngoài đưa giấy tờ cũng không được nên tôi phải đi ra từ phòng số ba nhè nhẹ, và bao giờ cũng phải khóa cửa lại. Hôm đó tôi vừa khóa cửa xong đang tính đi thì một người đứng chn ngang. Ô! Thần tượng thứ nhất của tôi! Cô dạy th dc, người đóng phim Cô Gái Việt, cô vẫn đẹp và chỉ già dặn hơn một chút. Tôi cho cô biết tôi là học trò của cô nhưng không tiện đứng đây, mời cô hãy đi cùng tôi lên lầu 10 nơi đó là phòng ăn của ngân hàng, có hồ cá cây cảnh đẹp, mình giả bộ ngắm cảnh để hàn huyên.

    Cô đến dặn người đi cùng hãy chờ cô, đó là người ngoại quốc. Cô làm cho tòa đại sứ Pháp, họ muốn xin rút một số tiền lớn để trả tiền thâm niên cho nhân viên, cô và người Pháp đến 1 tuần rồi mà không làm sao nạp đơn được, may mắn thay gặp tôi xin nhờ giúp.

    Tôi làm hết lòng và từ đó cô nhờ tôi giúp nhiều hãng hay cơ sở người Pháp. Nhớ lời thần tượng thứ 3 là chị Chín nên tôi không nhận bất cứ quà cáp gì. Thật lòng tôi rất muốn gặp cô để đi dạo cùng cô như thời thơ ấu ngày nào ở bãi biển Nhatrang quyến rũ diệu kỳ.

    Một buổi chiều tan sở, vừa ra khỏi ngân hàng, cô đến ôm chặt lấy tôi, hôn lên trán rồi từ giã để ngày mai lên đường sang Pháp.
    Mỗi ngày từ phòng số 3 đi ra để đưa giấy tờ, nơi bàn của Dung nhận đơncả một sự hỗn loạn chen ln không lường. Người đàn ông hơi lớn tuổi v nghệ sĩ rất hiền, và ca sĩ Thái Thanh cùng nhạc sĩ Hoài Bắc, 3 người này cứ đứng ngẩn ngơ im lặng nhìn thiên hạ xua nhau.

    Hôm sau tôi cũng thấy họ đứng nhìn đám người nộp đơn và không dám chen chân. Lúc ấy tôi mới bước đến hỏi han để giúp họ. Người đàn ông nghệ sĩ là Trần văn Tây, họa sĩ ni tiếng ở Pháp với nhiều cuộc triển lãm tranh những bức vẽ được người Pháp yêu thích. Ông về đây để tìm cảm hứng với cảnh thôn quê cò bay thẳng cánh trên những góc rạ trắng đồng. Cô Thái Thanh không trang điểm lại thấy trẻ hơn lúc trên sân khấu, cô có giọng nói mềm và ngọt để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đối diện.

    Thái Thanh cùng nhạc sĩ Hoài Bắc tìm tôi mấy lần có ý trả ơn. Khi biết tôi mê tiếng hát của cô, cô hẹn tôi đến nhà để cô hát cho nghe nhưng tôi không dám đến. Cuối cùng tôi mở phòng họp trong đó có đủ micro, biết được chồng tôi đang đi tù miền Bắc nên hát bài Nghìn Trùng Xa Cách tặng tôi, một trong những kỷ niệm đẹp đi sâu vào ký ức trong thời gian tôi làm ngân hàng.

    Bây giờ tóc tôi đã bạc như mây trắng giữa trời bay, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, tôi không hiểu tại sao ngày xưa mình có nhiều thần tượng để mà yêu như vậy. Hay vì sống xa mẹ nên hình ảnh người đàn bà đẹp có nét hiền thục làm tôi nhớ mẹ nhiều, bởi mẹ tôi đẹp lắm!

    Ngồi đây đếm tuổi đời mình, bỗng thương nhớ những lời xưa khuyên nhủ với tình ý tuyệt vời mênh mông nhân nghĩa. Danh lợi rồi cũng như phù hoa bèo bọt bấp bênh, cuối đời cũng là sóng nước dập duềnh tan mất. Vạn nẽo qua cầu có biết bao gió giông bão tố, bình minh chỉ ló dạng khi tâm biết trở về cõi tịnh mới thật sự bước qua sông mê, biết sống từng phút giây thực tại trong trí tuệ từ bi mới là một gia tài vô giá của kẻ lữ hành muôn dặm trường giữa trần gian chập chùng bản ngã.

    Comment

    • Phòng Trực
      Super Member

      • Jul 2010
      • 1012

      #62
      Tìm Về Nguồn
      Trương kim Báu

      Ngồi trong lớp suốt 2 giờ toán chăm chú học, trống trường vừa báo hiệu ra chơi, tôi và Thảo muốn vận động cho đầu óc thanh thản nên chơi trò mèo bắt chuột. Vì chạy nhanh quá nên Thảo va phải một người đang đi đến, lỡ trớn tôi không dừng lại được, 2 đứa té nằm dài trên đất, còn người đó thì sách vỡ rơi tung tóe. Vừa mắc cở vừa biết lỗi mình, hai đứa lật đật ngồi dậy luôn miệng xin lỗi và thu nhặt phụ sách vỡ cho anh ta.
      Tôi lễ phép đưa hai tay trao trả lại những gì lượm được, miệng nở nụ cười cầu hòa. Không biết lúc ấy mặt mũi tôi ra sao và nụ cười như thế nào, mà anh kia lại khen tôi cười có duyên với má lúm hai đồng tiền.
      Tan trường, anh cứ đạp xe theo sau chúng tôi. Ngày nào Thảo cũng phải đưa tôi về tận nhà rồi mới quay lại nhà mình, Thảo nói: “Hai đứa mình giả bệnh để được nghĩ học”. Tôi không dám giả bệnh, vì lúc trước có một lần cô thư ký ở phòng mạch của anh tôi nghĩ việc nên tôi ra thay thế 1 ngày, chỉ tìm hồ sơ bệnh nhân cũ, và lập hồ sơ cho bệnh nhân mới đến lần đầu. Ngồi đó, nghe những người bệnh bàn chuyện cùng nhau, triệu chứng nào của họ tôi cũng vướng hết. Chiều về, tôi cảm nhận dường như mình bệnh nặng lắm, ăn cơm không được, chỉ muốn nằm thôi. Khi anh tôi biết nội vụ, anh cười và nói: “May quá! Các chứng bệnh em có, ở phòng mạch anh mới có loại thuốc từ Pháp gởi về, chích một mũi là hết, nếu không hết ngày hôm sau chích 2 mũi, không hết nữa thì ngày thứ ba chích 3 mũi là hết ngay, mai em ra phòng mạch, cô y tá sẽ chích cho em”.
      Ngày mai tôi ra với điệu bộ người bệnh nặng lắm, như đã được dặn trước, cô y tá vui vẻ và cứ nhìn tôi cười hoài. Cô kêu tôi nằm xuống và chích vào mông tôi. Khi mũi kim vào mông đã thấy đau rồi, nhưng khi cô bôm thuốc vào, từng thớ thịt như bị xé rời, tôi hét to: “Em hết bệnh rồi!”
      Anh biết tôi bị bệnh tưởng tượng nên trị bằng cách đó, giờ thì tôi tởn luôn, không dám khai bệnh để nghĩ học đâu.
      Thảo dặn tôi đừng cười với con trai, gặp họ thì lúc nào cũng phải mặt nghiêm và buồn, chính vì nụ cười làm cho chúng tôi thật sự mệt mỏi. Chiều nào tan học cũng có người đạp xe lẽo đẽo theo sau, dù không nói tiếng nào.
      Thường ngày, tan trường là chúng tôi ghé ăn một ly chè đậu đỏ, hay uống ly nước mía, có hôm hai đứa ăn bò khô. Là khách hàng quen của xe bò khô ở bãi biển, nên thấy 2 đứa vừa rè lại là chú Tư làm ngay 2 đĩa đu đủ bào, bỏ đầy những lát bò khô được cắt nhỏ thêm ít rau răm, đậu phộng rang và nước mắm rưới lên, tuy có màu đỏ tươi nhưng không cay lắm, vị chua mà lại ngọt. Ăn rồi còn thêm một chén đậu hủ nước đường. Đậu hủ ở đây nổi tiếng với nước đường thật kẹo, mùi gừng thơm ngát, hai đứa có khiếu …. thưởng thức những thú ăn hàng của con gái. Bây giờ thì như con chim lúc nào cũng lo sợ thợ săn. Chiều nay Thảo nói: “Bạn ráng đạp xe về nhà một mình, Thảo thấy hơi nhức đầu, không đưa bạn về nhà được”.
      Còn một mình, tôi đạp xe như lúc trường tổ chức cho thi đua xe đạp vậy. Vì đạp quá nhanh, gió mạnh lật nón lá ra sau, dây quai nón làm tôi ngộp thở. Tôi với tay lấy nón, định mốc ở gidong xe nhưng gió mạnh quá làm bay nón nhưng tôi vẫn không dám ngừng xe. Sao đường về nhà xa quá! Ồ, đã thấy hàng rào nhà rồi! Vì xe chạy nhanh nên khi nhảy xuống chân bị đau, tôi không thể vừa đi vừa nhảy nữa . Anh tôi hay nói con gái lớn nên đi đứng nhẹ nhàng, em vừa đi vừa nhảy như con sáo.
      Chiều nay sao anh tôi về sớm vậy? Thấy anh, tự nhiên tôi tủi thân, cảm thấy nhớ mẹ tôi kinh khủng. Chắc anh cũng nhìn thấy vẻ xơ xác của con chim sáo, tiếng mà anh ưa gọi đùa tôi vì lúc nào tôi cũng hát, dù là hát rất dở! (?)
      Vừa đến bực tam cấp, anh vỗ vỗ đầu tôi, tiếng khóc bật ra như bị ai bắt nạt, anh nói: “Em vào sửa soạn mình cùng về thăm mẹ, lâu rồi anh chưa gặp mẹ”.
      Ta nhớ mẹ quá chiều ơi!
      Giọt rơi ướt má giọt bời ướt tim!

      Tôi nghĩ anh lớn rồi cũng nhớ mẹ sao, Tôi cứ tưởng con gái và còn nhỏ mới nhớ mẹ.
      Hay cuộc đời và những mối tình làm anh mệt, anh cũng cần một nụ cười của mẹ, cũng cần một chỗ tựa lưng, một dòng suối mát để ngâm mình trong đó.
      Tôi không thích tánh quen nhiều người con gái của anh, nhưng không dám nói. Nhiều cô đến tìm anh, tôi hẹn các cô cùng ngày giờ để đến nhà một lượt. Anh tái mặt nhưng không biết anh nói gì mà tất cả các cô đều vui vẻ chuyện trò. Khi các cô ra về anh nói với tôi: “Chỉ có em mới dám làm việc đó, nếu ai mà chơi anh như vậy, anh không để yên đâu!” Rồi anh coi như chẳng có việc gì xảy ra.
      Thương mẹ quá! Ba mất rồi công việc làm ăn của ba, mẹ phải thay ba quản lý tất cả. Mẹ rất vất vả, phải di chuyển đủ nơi, tuỳ theo mùa, lúc xứ lạnh cao nguyên, đồng bằng, có khi vùng biển nắng cháy sạm da. Hồ Dzếnh đã xúc cảm dâng tràn nên những câu thơ trở thành bất hủ:
      Cô gái Việt Nam ơi
      Nếu chữ hy sinh có ở đời
      Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
      Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

      Thầy Nhất Hạnh thì ví mẹ là chuối ba hương, là xôi nếp một, là đường mía lau.
      Có người ví tình mẹ là đồng cỏ, ánh trăng, biển, núi, sông.
      Tình mẹ mênh mông nội cỏ ngàn cây
      Mẹ là ánh trăng tròn, là hương đồng gió mát.


      Tôi chỉ muốn ôm mẹ, nhìn thấy mẹ, tối nay được ngủ với mẹ, vùi đầu vào lòng mẹ là đủ rồi.
      Tôi sẽ kể cho mẹ nghe tất cả những chuyện xảy ra với chúng tôi trong mấy ngày nay. Mẹ rất hay! Mẹ sẽ có cách nào đó để làm tôi vui trở lại, đã nhiều lần mẹ làm bà tiên như vậy rồi.
      – Trên đường về mình ghé tiệm nem nướng Ninh Hòa, mua về cả nhà cùng ăn, em chịu không? Chắc mẹ vui và ngạc nhiên khi thấy anh em mình về thăm mẹ.
      – Anh cũng nhớ mẹ sao?
      – Ồ anh là con, không nhớ mẹ được sao?
      – Để em coi lúc gặp mẹ, anh cũng sẽ còn nhỏ như em. Dưới mắt mẹ các con của mẹ đều nhỏ cả.
      – Mẹ sẽ thương anh hơn em, mẹ sẽ hỏi công việc có làm con mệt lắm không? Con muốn ăn gì, mẹ làm cho. Con đi tắm đi, khăn mẹ để sẵn ở phòng con rồi...v.v…
      – Còn em, mẹ nói gì?
      – Ồ, mẹ sẽ nói con gái lớn rồi mà còn nhõng nhẽo, không thương nữa, rồi anh cười to.
      Niềm vui lại đến! Những phiền lo không còn nữa! Chỉ nhắc đến mẹ, chỉ sắp gặp mẹ thôi mà đã vui rồi!

      Mẹ! Mẹ! Tiếng gọi muôn đời không thấy chán! Con thương mẹ và cần mẹ. Dù còn nhỏ như con hay khôn lớn giàu sang như anh con, chúng con đều cần mẹ!

      Comment

      • Phòng Trực
        Super Member

        • Jul 2010
        • 1012

        #63
        Tình Người…

        Trương Kim Báu
        (Đây là chuyện thật của một người, nhờ tôi viết lại).

        Tôi nằm đu đưa trên chiếc võng giăng giữa hai hàng mít, chồng tôi đang phủ lưới cây nhãn ngoài kia, anh đề nghị sẽ phủ lưới tất cả các loại cây trái trong vườn nhà, mình ăn 3 phần và còn một phần cho lũ chim thưởng thức.
        Điện thoại vang, tiếng reo vui của ba đứa con báo tin vài hôm nữa sẽ về ăn Noel cùng chúng tôi.
        – Anh ơi! Phủ lưới cây xong, vợ chồng mình đi chợ nha anh.
        – Sao em đi chợ hoài vậy? Em lái xe đi một mình được không?
        – Dĩ nhiên là được, nhưng em phải mua thêm nhiều thức ăn và các đồ cần dùng để chờ đón các con mà, anh đi chung cho em ý kiến.
        – Ừ, đợi anh làm xong đã, lúc nào em cũng hỏi ý kiến.
        Tôi nhắm mắt và lắng lòng thưởng thức giai điệu lũ chim đang hòa âm trong vườn nhà trên những hàng cây. Chúng tôi, hai vợ chồng già mới dọn về đây trú ngụ cũng gần một năm rồi, ở tiểu bang nắng ấm của nước Mỹ văn minh, tổ ấm này được chuẩn bị lâu nay với khu vườn rộng trồng đủ loại cây ăn trái sau nhà.
        Điện thoại lại reo. Ồ! Hai em của tôi cũng quyết định đưa gia đình về đoàn tụ nơi đây trong những ngày nghĩ lễ. Mừng quá, tôi hét lên.
        – Anh à, anh, dì ba và dì tư cũng đưa gia đình về ăn Noel với mình. Chút nữa mình đi booking phòng cho hai em nha anh. Có 3 đứa con về, nhà mình chỉ còn dư 1 phòng thôi.
        – Được, được, chờ anh một chút, gần xong rồi em. Đừng mừng mà hét to quá, anh tưởng chuyện gì xảy ra cho em, anh hết hồn.
        Điện thoại lại ngân vang, lần này tôi không dám hét to mà chỉ thầm thì.
        – Chị nói thật đó chứ, chồng chị cũng chịu về đây ăn Noel với chúng tôi nữa sao?
        Tôi rộn ràng cảm ơn chị.
        – Sao, chị nói sao? Ô! Cả gia đình Minh cũng về nữa à? Về ăn Noel với me, tụi nhỏ xem tôi là me thật à?
        Mọi người đã thương yêu tôi như vậy, lúc mà tôi còn biết được những tình cảm đích thực dịu dàng đằm thắm ướt đẫm trái tim chân chất ngọt ngào.
        Nước mắt tôi chảy dài, đó là những giọt nước mắt sung sướng của tuổi già chứa chan hạnh phúc, cho tôi hiểu được thế nào là sự đoàn tụ của đại gia đình dào dạt thân thương nơi xứ người đầy vơi niềm trăn trở.
        Tôi nghĩ đến lời mẹ dạy, hãy sống với tất cả tấm lòng mở rộng, đời con sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn.
        Ngày đó, ngày mà tất cả dân miền nam Việt Nam ngơ ngác không biết nên di tản ra đi hay ở lại, 3 chị em tôi được ba mẹ dặn dò.
        – Tình hình chắc không yên, nếu có dịp thoát khỏi Việt Nam các con cứ đi.
        Chúng tôi ở miền Trung, gia đình có sẵn một ngôi nhà ở Sài Gòn, mỗi tháng ba me thường thay phiên nhau đi vào đó lo công việc làm ăn, lúc tôi vào đại học thì 3 chị em cùng sống bên nhau cho tiện việc bút nghiên.
        Cô bạn cùng lớp sát bên nhà rủ chúng tôi di tản, anh của cô là Hải Quân nên cô rành rẻ lắm, vậy là ba chị em đi theo và đến được đảo an toàn.
        Một buổi chiều trên đảo tôi ra biển ngồi, nhìn những ngọn sóng trào dâng lòng buồn vô hạn, nhớ cha mẹ và không biết giờ này quê hương ra sao? Nhà tôi buôn bán nên có bị gì không? Mù mịt chân trời biết bao giờ mới gặp lại được người thân, nơi xa lạ này may mắn còn có 3 chị em đùm bọc lẫn nhau.
        Một người con trai cũng ngồi nhìn ra biển trong những buổi chiều tà như tôi, anh là sĩ quan Hải Quân đi cùng chuyến tàu di tản . Gặp nhau chúng tôi chỉ chào và ít hàn huyên, vì ai cũng mang trong lòng sầu muộn, trên nét mặt luôn đăm chiêu buồn bã.

        Rồi từng gia đình rời trại qua sự bảo lãnh của người thân hay những hội đoàn nhà thờ, chúng tôi là Phật tử không quen ai nên chưa biết lúc nào mới đến lượt mình.
        Chiều nay như thường lệ tôi ra biển, nước mắt chỉ lặng thầm trên má khi không có hai em bên cạnh, tôi đang khóc thì có người đến cận kề.
        – Tôi là Quang, cô đừng khóc nữa. Cô là Trâm Anh, em kế cô là Trâm An còn cô nhỏ nhất là Trâm Oanh, phải không?
        – Anh nhớ tên chị em tôi giỏi quá!
        – Vì tên của các cô thật đẹp!
        – Anh là sĩ quan Hải Quân sao đi có một mình?
        – Ba mẹ tôi già và ở quê không muốn đi, tôi cũng không có ngày giờ về quê.
        Chúng tôi đã biết nhau từ lúc chung chuyến tàu, bây giờ mới có dịp nói chuyện và từ đó thân nhau. Rời trại cùng ngày và chúng tôi thuê nhà chia phòng cùng nhau ở, cả bốn đều đi học lại, tình cảm đến từ từ tôi chẳng biết, đến khi anh tỏ tình tôi chợt nhận ra trái tim mình đã rung động lâu rồi. Đấy cũng là ngày anh nói cho tôi hiểu sự thật về đời anh.
        Ra trường Hải quân và được đưa về chỉ huy một duyên thuyền ở miền Nam, anh gặp cô giáo làng, hai người yêu nhau, tuổi trẻ bồng bột cô gái có thai. Anh định về quê thưa chuyện cùng ba mẹ cưới hỏi thì thời cuộc cực kỳ sôi động, anh được lệnh rút về trung tâm và bổ xung trên chiếc tàu lớn, nên khi tàu di tản anh phải đi theo, không còn dịp về quê gặp cô gái.
        Anh không biết cô gái đó sanh nở ra sao, có mạnh khỏe không, con anh là trai hay gái, mỗi lần nhớ đến anh rất buồn. Anh thành thật như vậy, tôi cũng cho anh biết là trước khi di tản, me vào thăm 3 chị em và đưa tôi cất giữ một số đô la với vàng mang theo phòng hộ.
        Anh lấy số vốn đó đầu tư vào địa ốc, mở công ty làm ăn. Chúng tôi chung nhau sinh sống như vợ chồng. Hôm sanh đứa con đầu lòng, anh đề nghị tôi làm hôn thú nhưng tôi cười và nói mình yêu nhau tin nhau là đủ rồi, hôn thú hay không với tôi không là vấn đề quan trọng.
        Đó chỉ là cách nói vì tôi hiểu anh, những lúc anh bế con trai trên tay, tôi nghe tiếng thở dài não nuột. Nhìn ánh mắt anh, tôi hiểu anh đang nghĩ đến đứa con còn lại ở quê nhà. Vì muốn anh là của tôi, yêu tôi với tất cả trái tim và không còn vướng bận điều gì nên tôi chừa một con đường cho anh, đó là trên giấy tờ anh còn độc thân. Một lần nữa tôi sanh đôi 2 đứa con gái, anh năn nỉ làm hôn thú, tôi đành phải hẹn.
        Chính phủ Việt Nam mở cửa cho Việt kiều về nước. Tôi là một trong những người đầu tiên về thăm cha mẹ ruột và cha mẹ chồng. Sau đó tôi vội vã đi tìm cô giáo làng của anh ngày xưa.
        Thật cảm động! Túp lều tranh chỉ có một quả tim vàng! Cô giáo Liễu vẫn chờ anh! Gặp cô tôi sững sờ! Cô đẹp quá! Đẹp như bức tranh của hoạ sĩ Lê Trung! Một vẽ đẹp duyên dáng mặn mà thật hiền lành tinh khiết!
        Khi gặp cháu Minh nước mắt tôi lưng tròng. Cháu sinh ra lúc quê hương điêu tàn thiếu thốn, mẹ bị nghĩ việc khi nhà quá nghèo, bà ngoại đã già, cháu bị suy dinh dưỡng nên ốm ròm và vô cùng nhút nhát, không được đến trường học bởi lý lịch người cha chẳng được rõ ràng. Tuy vậy, cháu lại đẹp trai có nét lai giữa chồng tôi và mẹ cháu. Cháu còn có tài vẽ bằng bút chì đủ loại tranh vô cùng sống động.
        Cháu không có chốn thanh bình để ở, dù là chiến tranh đã qua nhưng cháu chưa thấy được hòa bình. Tôi muốn cháu là con chim non cất tiếng hát giữa bầu trời trong xanh rộng mở.
        Đời đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời! Tôi muốn chữa lành trái tim đau khổ này, nhưng làm sao, tôi phải đem mẹ đi mới đem con theo được.
        Cô Liễu đẹp quá, cái đẹp chín mùi của người đàn bà một con, Quang và Liễu gặp lại thì tôi sẽ ra sao?
        Tôi nghĩ đến hạnh nguyện của những vị Bồ tát xả thân cho đời. Cầu xin cho tâm mình có một tấm lòng rộng mở! Đừng vô tình! Đừng ích kỷ! Hãy giúp gia đình này vượt qua sự nghèo đói lam lũ, hoạn nạn triền miên!
        “Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ,
        Bận lòng chi những thù hận vu vơ.
        Vết trầy nhẹ đừng làm thân đau nhức,
        Tâm yêu thương là biển rộng vô bờ.”!!! (Như Nhiên)


        Bốn câu thơ này đã làm tôi phấn chấn! Nhưng đây không phải là vết trầy nhẹ, mà là một cuộc thử thách lớn lao của cuộc đời tôi và của 3 đứa con tôi nữa. Tình yêu thế gian ngoài mối quan tâm chia sẻ bên nhau, hạnh phúc chỉ thật sự có giá trị khi con người biết hy sinh cho đối tượng vẹn tròn nhân nghĩa. Nên tôi can đảm chạy lo giấy tờ hợp pháp cho Liễu, thật may mắn vì khai sanh cháu Minh có tên cha là anh Quang, tôi lo thêm hôn thú nữa là xong. Tôi cũng nói rõ với Liễu là tôi đã có 3 con cùng anh Quang rồi nhưng tôi vẫn chưa làm hôn thú, vì tôi thường nghĩ đến hoàn cảnh Liễu, và tôi muốn anh Quang sống cùng tôi mà không còn vướng bận điều gì.
        Khi qua Mỹ, cô Liễu và cháu Minh ở nhà riêng. Đến khi nhập quốc tịch rồi việc đầu tiên là cô xé hôn thú và lúc ấy tôi sẽ làm hôn thú với anh Quang, cô Liễu đồng ý hết những gì tôi nói.
        Giờ đây cháu Minh đã là Kiến trúc sư tương lai sáng lạng. Riêng cô Liễu đã hội nhập được vào đời sống ngoại quốc. Cô lập gia đình với một người Mỹ hơi lớn tuổi nhưng thật giàu và đã đem mẹ qua sum họp. Liễu nói Cô rất cảm kích đức hạnh của tôi, nhờ đó mà gia đình Liễu đã vượt qua được bước đường cùng của quá khứ nhàu nát thương đau.

        Xin cảm ơn đường tình không bằng phẳng lúc ban đầu, cho tôi biết nhìn lại chính mình, bầu trời hạnh phúc chỉ dành cho những tâm hồn bao dung cao thượng, dám hy sinh để không trái đạo làm người. Để giờ đây, một mái ấm ngạt ngào mật ngọt tình thương ở tuổi tôi xế chiều đã được thăng hoa giữa xã hội nhân quần đầy xa hoa vật chất. Những bữa cơm rộn rã tiếng cười trong từng nét mặt hân hoan đơn giản, còn điều gì cao xa vời vợi hơn sự ổn định thanh thản của tâm hồn!


        Comment

        • Phòng Trực
          Super Member

          • Jul 2010
          • 1012

          #64
          Vovinam đi bộ gây quỹ giúp học sinh nghèo ở Việt Nam

          Trương kim Báu


          Hôm nay là chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2025.
          Buổi sáng đúng 9 giờ tất cả các em trong đội võ Vovinam Springvale đều có mặt ở Car Park sát chùa Hoa Nghiêm Springvale.

          Lều nhỏ được dựng lên kê hai bàn nối dài.
          1. Tất cả đội sinh tập họp.
          2. Điểm danh ai trong đội có mặt hôm nay.

          Thông báo: Hôm nay là ngày chạy và đi bộ. Có 3 loại: 5 km, 10 km và 15 km để giúp học sinh nghèo Việt Nam, hỗ trợ những em nhỏ kém may mắn trong hoàn cảnh khó khăn. Đôi mắt trẻ thơ vương nhiều lo sợ, những mảnh đời mong manh không nơi nương tựa vì phấn trắng bảng đen nhạt nhòa trang vở, vì ước vọng chênh chao bấp bênh khi đường đi phía trước quá khốn khó nhọc nhằn. Thầy cô giáo đã lặng lẽ rưng rưng, cay cay sóng mũi khi nhìn các em đến trường trong bộ quần áo cũ kỹ với đôi chân trần trên mặt đất.

          Một vòng của Car Park là 2 km 50. Các vị phụ huynh và đội sinh muốn chọn cách nào tùy mình. Bắt đầu xếp hàng ghi danh. Chị Kim Anh ngồi đó, quyển sổ và cái hộp trên bàn, ai muốn bỏ tiền vào đó ủng hộ thì tự nhiên. Khi nào chạy một vòng phải ghé vào lều để chị Kim Anh ghi vào sổ.

          Bàn kế là những kết nước và nhiều bình nước cá nhân của các em gởi.
          Sau khi đứng theo từng nhóm mình đã chọn, Anh Toàn, trưởng đội Võ, cho tất cả làm những động tác ấm người trước khi chạy, tham gia đi bộ, rèn luyện sức khỏe. Đồng thời vận động quyên góp, gây quỹ ủng hộ người nghèo với tinh thần tương thân tương ái, chương trình dần lan tỏa trong cộng đồng, trở thành một sự kiện xã hội thường niên.

          Ai chạy 15 km thì chạy trước. Tiếp theo người chạy 10 km, rồi người chạy 5 km, tới những người đi bộ 5km.

          Hôm nay Melbourne đã vào đầu thu, nắng thật đẹp nhưng lạnh cũng bắt đầu. Bãi cỏ xanh rộng dài, chỉ có một con đường nhỏ tráng xi măng để đi bộ sáng, chiều.

          Khoảng 107 người: lớn, nhỏ, nam, nữ, đủ mọi lứa tuổi áo quần nhiều màu sắc thật vui mắt với đồ thể thao gọn gàng, quần sọt áo thun hoặc áo lạnh cột ngang lưng bụng.
          Các phụ huynh có mũ che nắng trên đầu, võ sinh phần đông đều đầu trần. Cứ một vòng thì họ ghé vào lều ghi tên giờ mình đi hay chạy.
          Ngồi trong lều, chúng tôi lạnh run vì gió mùa thu, nhưng những thành viên đi hay chạy bộ mặt ửng hồng, mồ hôi lấm tấm.
          Chị Kim Anh nói những lời thương yêu dịu dàng, mời mọi người dùng dưa hấu đỏ tươi mọng nước để đủ sức tiếp tục chạy.
          Anh Toàn trưởng đội Võ từ xa chạy đến, mồ hôi đầy mặt, đầy người nhưng miệng anh cười tươi quá. Vì anh luôn hiểu sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có tình người ở lại.

          Ngoài ra đi bộ hoặc chạy còn tốt cho tim mạch, tăng cường trí nhớ và sức khỏe xương khớp cùng sức đề kháng, phát triển cơ bắp, giúp ngủ ngon...
          Anne Frank đã nói: “Đừng bao giờ xem nhẹ sức mạnh của một hành động nhỏ nhặt, vì nó có thể mang lại sự thay đổi lớn lao cho cuộc sống của người khác”.
          Mahatma Gandhi cũng đã nói: “Những hành động tử tế đơn giản nhất có sức mạnh hơn hàng nghìn cái đầu cúi đầu cầu nguyện”.

          Thương thay! Số phận học trò nghèo.
          Áo vá khâu quần dãi nắng mưa.
          Sáng sớm mon men nồi sắn luộc,
          Trưa chiều quọt quẹt đĩa tương kho.
          (Duy Tùng)


          Anh Hải chạy qua, ghé lại lều lấy chai nước, không có vẻ gì mệt, anh ốm nhưng sao khỏe quá! Các anh đều vui chào tôi. Vô cùng cảm động khi nhìn những thành viên trong đội thương yêu, săn sóc lẫn nhau.

          Đăng Tâm cháu nội cũng chạy đến.
          - Ở nhà nói chỉ chạy 5km, sao đến đây chạy 10 km rồi. Con làm bà nội vui quá!
          Rồi Loan, con dâu, cũng đến. Một người chạy qua lều và đánh tay tôi. Ồ! Văn, bên hội tương tế chùa Hoa Nghiêm. Tôi ra chúc mừng Văn, được giới thiệu con rể, con gái và vợ cùng chạy.
          Màn chụp hình thật sống động rộn ràng ghi lại mọi việc làm tốt của một gia đình. Tôi đang run vì lạnh nhưng các thành viên thì mồ hôi đầy mặt. Anh Toàn vòng chót rồi đứng lại, tôi chúc mừng và chụp hình.

          Anh Toàn đã nghĩ ra cách gây quỹ giúp học sinh, tạo ngọn lửa ấm áp soi sáng cuộc đời, thấy giá trị chân thực của cuộc sống. Còn tập cho tất cả các em Vovinam biết yêu thương là sức mạnh vô biên và là điều quý giá không thể thiếu trong cuộc sống.
          Bồ Đề Đạt Ma nói: “Trao đi chính mình mà không hối tiếc là lòng từ thiện vĩ đại nhất”.
          Cháu nội vòng cuối rồi, mặt và quần áo đều ướt hết. Lại chụp hình. Gia đình tôi có những tấm hình thật đẹp, thật vui! Bà nội trùm từ đầu đến chân trong khi cháu nội quá nóng, mặt đỏ hồng mồ hôi đầy người.

          Tất cả đều đến đích.
          Những em Vovinam nhỏ mặt đều đỏ hồng, đẹp và dễ thương quá. Các phụ huynh chuẩn bị thức ăn trưa cho đội võ. Đến giờ ăn trưa rồi, sợ các em đói.

          Đã cùng nhau đồng hành và cùng nhau chia sẻ
          Gửi gắm tình thương yêu cho con trẻ
          Góp một phần hoan hỷ tới nơi đây!
          Hạnh phúc hân hoan với chặng đường này!
          (Cô giáo Bùi thị Thanh Mẫn)


          Một bữa ăn vui vẻ cuối tuần của đội Võ ở ngoài trời vào đầu thu năm 2025. Sau bữa ăn là chụp hình toàn đội võ Vovinam Springvale.

          Chị Kim Anh đọc tổng kết.
          Hôm nay có 107 người tham dự cuộc chạy, đi bộ:
          - 5 km: 83 người
          - 10 km: 19 người
          - 15km: 5 người

          Số tiền gây quỹ 2.540 đồng.
          Mọi người ra về chào nhau vui vẻ, mong anh Toàn sẽ tổ chức những buổi thể thao đầy ý nghĩa như thế này.



          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...