Viết Về Những Người Bạn Thân của
Phi Đoàn 524 Thiên Lôi
Trương kim Báu
Phi Đoàn 524 Thiên Lôi
Trương kim Báu
Từ ngày quen các anh trong lễ hội Tổ Quốc và Không Gian do Không Quân tổ chức, những đêm sau chuyến bay hay những lần được biệt phái về, trừ các anh đã có gia đình, còn lại những anh độc thân của phi đoàn 524, phòng khách nhà em luôn ầm vang tiếng cười vui vẻ, không đủ chỗ cho các anh ngồi bên những dĩa trái cây hấp dẫn mà các anh thay phiên nhau mang đến..
Một lần có phi vụ đặc biệt, bốn người các anh lâm vào không chiến với bọn Tàu hay Liên Xô (dẫn đầu là chiếc số 1 với Bùi Gia Định "biệt hiệu là Định lắc ", chiếc số 2 với Nguyễn Văn Dọng "biệt hiệu là Mộ địa", chiếc thứ 3 với Ngô Đức Cửu "biệt hiệu Cửu chà", chiếc thứ tư với Nguyễn Đình Toàn "biệt hiệu Toàn đờn"). Sáng đó, em lên sân thượng sớm để chờ nghe tiếng động cơ. Bốn chiếc máy bay sắp hàng lướt ngang qua rồi nghiêng mình lượn lại, sau đó mới bay thẳng ra đi. Cả ngày em hồi hợp chờ trông tin tức. Đêm đến, các anh trở về với nét mặt tỉnh bơ không biểu cảm, nhưng chẳng thấy anh Toàn. Phải hai, ba lần em gặng hỏi, các anh mới trả lời: "Toàn đã gãy cánh rồi! Đang tìm xác!" Em đã khóc cho đớn đau lắng đọng, cho sự hụt hẫng tận cùng được các anh giấu kín trong tim. Cũng như em đã từng ràn rụa nước mắt khi biết tin từng Đại Bàng gãy cánh trong Phi đoàn 524, những cánh chim đã từng ngồi la liệt thuở nào trong phòng khách nhà em.
Mỗi lần Dọng đi biệt phái ở Pleiku, các anh Toàn, Dự, Cứ thay phiên nhau lịch sự an ủi và săn sóc cho em.
Toàn có tiếng hát rất hay nên gặp em là cất giọng: "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu...". Dự mới yêu người đẹp tên Ái Liên nên nhờ em thêu tên Ái Liên vào ngực áo. Vừa thêu xong tên người đẹp, Dự mặc ngay chiếc áo vào và tay luôn vuốt nhè nhẹ nồng nàn lên tên người yêu dấu. Cứ, vừa làm quen với một nữ sinh Trung Học, hẹn hôm nào sẽ đưa cô ấy đến thăm em. Dọng cũng mang một chiếc áo... rách đến nhờ em thêu dùm. Cầm áo trên tay, em hiểu ngay Dọng cố tình khoét lỗ. Em mua ren có hình quả tim ẩn hiện trong mây cùng hoa lá, rồi luồn vào để lấp đầy lỗ hỏng. Khi trả lại áo cho anh, các bạn cười ầm như vỡ chợ, bởi họ hiểu em đã đọc được ý nghĩ thầm kín trong anh. Anh lầm lì phớt tỉnh, hát nho nhỏ những lời tình tứ: "Tôi yêu em, tôi yêu em từ nghìn thu...." Anh tiếp tục làm hề cho tiếng cười em trong đêm đó ròn rã không ngừng.
Có một buổi trưa, Định diện thật thanh lịch đến nhà, hối em lên xe anh ấy. Định chở em đi và ngừng trước một căn nhà rất bề thế, kín cổng cao tường, rồi kêu em tiến vào nhà ấy. Căn nhà của Như Ý, của người đẹp mà Định đã yêu thầm. Thấy em lưỡng lự, Định hỏi:
- Ngày xưa Báu học trường nào?
- Lê Quý Đôn, em trả lời.
Định vò đầu:
- Tại sao không học trường Võ Tánh? Như Ý học trường Võ Tánh mà.
Đoạn, Định chở em ra Hòn Chồng. Tụi em cùng im lặng ngắm trời mây. Tuy hiện diện nơi này, em vẫn hiểu trái tim Định đang ở một nơi có người con gái mang tên Như ý. Nên em tìm cách cho Như Ý và Định quen nhau. Nhưng cha mẹ của Như ý không bằng lòng, vì đời quân nhân mỗi ngày đối diện cùng mạng sống cheo leo trong đường tơ kẽ tóc, họ sợ con gái mình trở thành góa phụ khi tuổi hãy còn xanh.
Chủ nhật là ngày em đến Dòng Tu Kín ở Đồng Đế để dâng thuốc men và thực phẩm cho một Soeur đang bệnh nặng. Các nữ tu dù đau đến chết cũng không được ra khỏi bức tường nhà Dòng. Tới lượt Nguyễn Đỗ Toàn (biệt danh " Toàn gật") canh giữ em, nên sau khi xong việc, tụi em dạo chơi trên bờ biển Đồng Đế. Toàn hỏi:
- Báu thích ăn bưởi không? Bưởi Biên Hòa đó.
Em reo vui:
- Bưởi Biên Hòa không chua, ngon lắm! Con gái Biên Hòa trắng, đẹp và hiền hòa nữa.
Toàn tâm sự:
- Ba má Toàn giới thiệu cho Toàn một cô gái Biên Hòa, nhà có vườn bưởi. Khi nào ba má gọi Toàn về xem mắt, Toàn mời các bạn, Báu đi luôn nhé!
Dọng ơi! Nhớ không anh? Có một đêm các anh tề tựu ngay phòng khách nhà em nói cười ròn rã. Thình lình ông anh của em bước vào miệng hơi nồng men rượu, vụt hỏi:
- Các bạn đông, vui quá! Vậy ai là người yêu của em gái tôi?
Định đứng lên chào theo kiểu nhà binh:
- Đại úy Bùi Gia Định, Phi đoàn 524 Thiên Lôi xin trình diện, là người yêu của cô út. (Lúc đó Định chưa lên lon Trung Tá).
Tiếp theo là Trung úy Nguyễn văn Nhị, Trung úy Nguyễn Đình Toàn, Thiếu úy Đinh Quang Cứ ...vv...vv... Sau cùng là Trung úy Nguyễn văn Dọng. Ông anh em cười ha hả:
- Chịu thua các anh luôn!
Ông anh của em liền thân mật mời các anh vào ngày chủ nhật, ra đảo, lên chiếc du thuyền mà anh vừa mới tậu. Anh có tiếng là một bác sĩ chịu chơi nhất Nha Trang.
Bất cứ sinh hoạt nào của các anh cũng đều có em tham dự, như đá banh em cũng đi xem. Em trang điểm thật kỹ với chiếc áo dài mới may, từ trên lầu bước xuống. Trong phòng khách, Định, Toàn và Dọng đang đứng gần đó, em xoay người một vòng và hỏi xem em có đẹp không? Có tiếng cười to của Đinh Xuân Ninh:
- Báu hỏi 3 người đó vô ích, hỏi anh đây nè. Bởi thằng Định bao giờ cũng lắc, thằng Toàn bao giờ cũng gật, thằng Dọng là mộ địa nên bao giờ cũng trả lời không.
Em xịu mặt bởi chẳng có một lời khen. Thấy em giận, Dọng đến gần rót nhẹ vào tai em:
- Em là thiên thần của các anh, nên lúc nào em cũng dễ thương và đẹp.
Một buổi sáng đến nhà, Dọng bảo hôm nay là ngày vô cùng đặc biệt, em phải mặc thật gọn gàng để Dọng chở em vô phi trường, lên máy bay đi dạo. Lần này dưới đôi cánh phi cơ không có mang theo đạn rocket và bom. Anh ngồi trong phòng Pilot chánh, lái vòng thành phố Nha Trang. Em đội mũ bay ngồi hàng Pilot phụ nên nghe được tiếng nói của đài kiểm soát. Dọng giảng cho em hiểu ấn nút nào thì nghe được tiếng nói của tất cả máy bay, và ấn nút nào thì chỉ có 2 người nghe thôi.
Từ trên cao nhìn xuống, em đã vô cùng cảm động! Quê hương mình thành phố với biển xanh đẹp như bức tranh thủy mặc đầy sống động! Bãi biển trắng phau êm đềm lặng lẽ, đang phủ một chiếc áo tinh khôi ấn tượng. Những hải đảo hoang sơ thơ mộng, Tháp bà Ponaga là một điêu khắc kiệt tác Chămpa. Và chiếc Cầu đá là bến cảng, nơi xuất phát những chuyến du lịch kỳ thú cho khách thập phương tham quan biển đảo.
Thình lình cầm tay em, anh thốt lời cầu hôn, làm em bậc khóc! Em chỉ im lặng gật đầu! Phi cơ vừa đáp, bạn anh túa ra đỡ em bước xuống rồi ôm chúc mừng em được gia nhập người của Phi đoàn 524.
Sự cầu hôn này là cả một sự sắp đặt của các anh. Với em, đó là một đặc ân hiếm quý, là một bất ngờ mà cả cuộc đời, em không bao giờ quên được. Em đã tự nhủ với lòng mình từ ngày ấy, là khi làm vợ anh, em sẽ chẳng mè nheo, em sẽ yêu anh chung thủy và Phi đoàn 524 là một phần đời trong trái tim em.
Sau khi đám hỏi, các bạn dành sự riêng tư cho chúng mình. Anh thường nói: "Tình cảm mình thật lạ lùng! Lúc chưa đám hỏi thì bạn bè luôn vây quanh. Nay Thùy Nhiên lại theo sát một bên. Chưa lần nào anh ôm em cho thật chặt, sao mình lại có đứa con 2 tuổi rồi". Đó là đứa cháu gái đầu lòng của gia đình em, rất được quý mến cưng yêu. Chiều nào cháu cũng bắt mẹ tắm rửa thay quần áo đẹp đứng chờ ở cổng, để anh chở em và cháu đi chơi.
Thuở nhỏ Thùy Nhiên đẹp lắm! Mỗi lần mình hẹn nhau, cháu ngồi yên trên bàn tự vui chơi với đôi bàn tay xinh xắn của mình và không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì. Thiên hạ qua lại trên đường nhìn xuyên qua khung kính, cháu là con búp bê sống động. Ai hỏi, cháu đều có một câu trả lời trước sau như nhất: "Con của Báu-Dọng". Mình qua Úc, cháu cũng tìm cách qua theo. Anh luôn xem cháu là con gái đầu lòng của mình và rất mực thương yêu.
Có lần, anh cõng cháu trên vai, giăng hai tay cháu thẳng ra làm phi cơ, rồi anh chạy dưới biển, nghiêng cánh bên này bên kia. Cháu và anh cười vang dội biển xanh trong. Anh sà xuống nơi em đang ngồi, nói máy bay hạ cánh. Anh nằm dài sát bên em, Thùy Nhiên cũng bắt chước kê đầu lên ngực anh. Ôi! Hạnh phúc trần gian thấm sâu trong từng tế bào rộng mở, em hiểu được tại sao nhân thế mãi chìm đắm luân hồi.
Đám cưới xong, sau tuần trăng mật từ Đà Lạt mình trở về, anh ôm thau áo quần ra giặt giũ cho em. Vì quá mệt nên anh tiến về mái hiên nằm hút thuốc trên chiếc võng đu đưa, mắt hướng về em đang phơi đồ trưa chói chang ánh nắng. Bỗng bạn bè ào tới rũ mình đi ăn. Thấy hoạt cảnh này, một tiếng hét thình lình vang dội:
- Dọng! Mày muốn tụi tao giết mày, phải không? Sao mày hành hạ con nhỏ như vậy?
Các bạn anh chạy đến giành làm tất cả, cho em vào bóng mát nghĩ ngơi. Một anh nhanh nhẹn vào nhà rót cho em ly nước lạnh. Dọng nheo mắt nhìn em cười tinh nghịch. Thích lắm phải không em? Được các bạn anh ủng hộ mà, phải không?
Từ ngày qua Úc, sau khi dùng cơm xong, mỗi thứ bảy gia đình mình ngồi lại cùng nhau trò chuyện. Dọng thường hỏi em:
- Những ngày anh đi tù, em sống ra sao?
Em chỉ cười và trả lời:
- Anh đã dạy em đừng nhớ dĩ vãng, chẳng hướng tương lai. Luôn sống trong hiện tại. Nhưng anh cứ thắc mắc tại sao các con mình không chịu ăn cháo? Bây giờ em kể anh nghe: Sau năm 75, rất nhiều gia đình không có gạo ăn. Với đồng lương quá ít ỏi của em, lương ngân hàng không được vào biên chế vì lý lịch đen. Tiền lãnh được em chu cấp cho cha mẹ, thuê nhà, nuôi con vv...nên thường phải ăn cháo những ngày chưa mua được gạo bằng giá chính thức. Các con sợ cháo vì tối đói bụng không an giấc được. Hôm đó, bé Ly hỏi: "Chiều nay ăn cơm phải không me?" Phong nhìn đôi mắt to đen của bé đang chờ đợi câu trả lời của mẹ, thương quá nên Phong nhanh nhẩu liền: "Ăn cơm bé ơi!". Bé reo cười và khoe cùng Tiến: "Chiều nay mình ăn cơm".
Gạo chỉ đủ nấu cháo cho cả nhà ăn, nay nấu cơm thì chỉ có 2 con ăn thôi. Chị năm, Phong và em nhịn đói. Chị năm nằm nhà chịu trận. Em và Phong lên xe, đạp đi cho qua cơn hành đói.
Dọng ơi! Nay anh nằm trong bệnh viện. Các bạn không quân anh Nguyễn Phúc Hưng, anh Bùi văn Đích, anh Vũ văn Bảo, thay phiên nhau chở em mỗi buổi sáng vào nhà thương thăm và cho anh uống thuốc. Các anh ấy nói:
- Con đường Heatherton dẫn vào bệnh viện đang được sửa chữa, chỉ còn lại một lane thôi. Em đã có tuổi, tâm không an vì lo cho chồng, nên các anh không yên lòng để em tự lái xe.
Ngày xưa các bạn trong Phi đoàn 524 đã thay phiên nhau canh chừng, giữ em là của riêng anh trong mỗi lần anh đi biệt phái. Bây giờ, các bạn anh cũng giúp em cho chúng ta không bị mất nhau.
Anh nằm đó, em kề bên, sờ tay lên gương mặt xanh xao vàng vọt của anh. Cảm giác quá khó chịu bên trong làm anh từ chối. Em than thở:
- Rờ một chút cũng không cho.
Sợ em giận nên anh nhỏ nhẹ:
- Thôi thì em cứ rờ đi, chỗ nào cũng được.
Em thương Dọng quá! Đớn đau như vậy mà vẫn chiều em! Sau đó, anh kêu các con niệm Phật, và bảo: "Chúng mình cùng niệm Phật nha em!" Em nhắm mắt lại niệm liên tục nên không hay tử thần đã cướp anh đi rồi! Thùy Nhiên luôn hướng về anh nên cháu thấy anh mở mắt nhìn mọi người thân yêu lần cuối, môi mấp máy điều gì không rõ rồi ung dung ra đi nhẹ nhàng theo tiến trình sanh diệt vô thường. Thùy Nhiên gọi em 2 lần nhưng em vẫn không nghe, cháu phải kề tai em nói nhỏ: "Chú Dọng đã chết rồi!" Em mở mắt ra nhìn mới hay anh đã nhắm mắt thật rồi! Em không còn đọc được ý nghĩ trong đôi mắt biết nói của anh được nữa!
Dọng ơi! Em đã không khóc lúc xa anh, cũng như chưa từng chảy nước mắt suốt những ngày sau đó lúc tang lễ ở nhà quàn. Ngay cả buổi đọc điếu văn trước lễ di quan của anh, em cũng an nhiên, vì nước mắt đã chảy ngược vào trong trái tim em tan nát, dù gặp ai em cũng nói: "Không sao! Hãy yên lòng về tôi!"
Làm sao nói hết được cảm giác bơ vơ lạc lõng của em suốt hành trình còn lại của cuộc đời! Ngày anh đi tù, mỗi lần nhớ anh, em vẫn ấm lòng, bởi anh vẫn còn đâu đó của em. Giờ đây, em phải lội ngược dòng bão lũ cuối đời, vì anh là người Thầy dạy em biết sống tùy duyên thuận pháp, đừng hoang phí đời mình trong tử sinh mờ mịt. Anh là tri kỷ nên hiểu và dắt dìu em trong từng bước chân khập khiễng bôn ba tất bật của riêng em. Anh là người bạn thân, biết khôi hài cho em vui mỗi khi em vương trầm thống trong lòng.
Xin tạ ơn đời vô lượng! Đã cho em một người chồng tuyệt vời như thế! Biết nghiêng vai gánh hết cho em bao đa đoan bếp núc trong nhà. Biết làm cơn gió lộng, thổi tan đi nóng bức đời em. Biết truyền cho em bài học sâu xa về Đạo, học hạnh của đất, để âm thầm lắng nghe Tâm nhẫn, hướng tương lai về cõi vĩnh hằng.
Xin cảm ơn cái chết của anh, cho em thấu hiểu vô thường, cho Tâm Bồ Đề em thêm kiên cố! Dọng ơi! Tuy em hiểu mình chưa bao giờ mất nhau, ta và thế giới chưa bao giờ rời nhau trong gang tấc, nhưng xin cho em chút thời gian đi anh! Tin em đi Dọng! Sẽ có một ngày mình gặp lại nhau, là cùng hội ngộ trong nguồn cội chân nguyên bao la quang rạng.
Một lần có phi vụ đặc biệt, bốn người các anh lâm vào không chiến với bọn Tàu hay Liên Xô (dẫn đầu là chiếc số 1 với Bùi Gia Định "biệt hiệu là Định lắc ", chiếc số 2 với Nguyễn Văn Dọng "biệt hiệu là Mộ địa", chiếc thứ 3 với Ngô Đức Cửu "biệt hiệu Cửu chà", chiếc thứ tư với Nguyễn Đình Toàn "biệt hiệu Toàn đờn"). Sáng đó, em lên sân thượng sớm để chờ nghe tiếng động cơ. Bốn chiếc máy bay sắp hàng lướt ngang qua rồi nghiêng mình lượn lại, sau đó mới bay thẳng ra đi. Cả ngày em hồi hợp chờ trông tin tức. Đêm đến, các anh trở về với nét mặt tỉnh bơ không biểu cảm, nhưng chẳng thấy anh Toàn. Phải hai, ba lần em gặng hỏi, các anh mới trả lời: "Toàn đã gãy cánh rồi! Đang tìm xác!" Em đã khóc cho đớn đau lắng đọng, cho sự hụt hẫng tận cùng được các anh giấu kín trong tim. Cũng như em đã từng ràn rụa nước mắt khi biết tin từng Đại Bàng gãy cánh trong Phi đoàn 524, những cánh chim đã từng ngồi la liệt thuở nào trong phòng khách nhà em.
Mỗi lần Dọng đi biệt phái ở Pleiku, các anh Toàn, Dự, Cứ thay phiên nhau lịch sự an ủi và săn sóc cho em.
Toàn có tiếng hát rất hay nên gặp em là cất giọng: "Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu...". Dự mới yêu người đẹp tên Ái Liên nên nhờ em thêu tên Ái Liên vào ngực áo. Vừa thêu xong tên người đẹp, Dự mặc ngay chiếc áo vào và tay luôn vuốt nhè nhẹ nồng nàn lên tên người yêu dấu. Cứ, vừa làm quen với một nữ sinh Trung Học, hẹn hôm nào sẽ đưa cô ấy đến thăm em. Dọng cũng mang một chiếc áo... rách đến nhờ em thêu dùm. Cầm áo trên tay, em hiểu ngay Dọng cố tình khoét lỗ. Em mua ren có hình quả tim ẩn hiện trong mây cùng hoa lá, rồi luồn vào để lấp đầy lỗ hỏng. Khi trả lại áo cho anh, các bạn cười ầm như vỡ chợ, bởi họ hiểu em đã đọc được ý nghĩ thầm kín trong anh. Anh lầm lì phớt tỉnh, hát nho nhỏ những lời tình tứ: "Tôi yêu em, tôi yêu em từ nghìn thu...." Anh tiếp tục làm hề cho tiếng cười em trong đêm đó ròn rã không ngừng.
Có một buổi trưa, Định diện thật thanh lịch đến nhà, hối em lên xe anh ấy. Định chở em đi và ngừng trước một căn nhà rất bề thế, kín cổng cao tường, rồi kêu em tiến vào nhà ấy. Căn nhà của Như Ý, của người đẹp mà Định đã yêu thầm. Thấy em lưỡng lự, Định hỏi:
- Ngày xưa Báu học trường nào?
- Lê Quý Đôn, em trả lời.
Định vò đầu:
- Tại sao không học trường Võ Tánh? Như Ý học trường Võ Tánh mà.
Đoạn, Định chở em ra Hòn Chồng. Tụi em cùng im lặng ngắm trời mây. Tuy hiện diện nơi này, em vẫn hiểu trái tim Định đang ở một nơi có người con gái mang tên Như ý. Nên em tìm cách cho Như Ý và Định quen nhau. Nhưng cha mẹ của Như ý không bằng lòng, vì đời quân nhân mỗi ngày đối diện cùng mạng sống cheo leo trong đường tơ kẽ tóc, họ sợ con gái mình trở thành góa phụ khi tuổi hãy còn xanh.
Chủ nhật là ngày em đến Dòng Tu Kín ở Đồng Đế để dâng thuốc men và thực phẩm cho một Soeur đang bệnh nặng. Các nữ tu dù đau đến chết cũng không được ra khỏi bức tường nhà Dòng. Tới lượt Nguyễn Đỗ Toàn (biệt danh " Toàn gật") canh giữ em, nên sau khi xong việc, tụi em dạo chơi trên bờ biển Đồng Đế. Toàn hỏi:
- Báu thích ăn bưởi không? Bưởi Biên Hòa đó.
Em reo vui:
- Bưởi Biên Hòa không chua, ngon lắm! Con gái Biên Hòa trắng, đẹp và hiền hòa nữa.
Toàn tâm sự:
- Ba má Toàn giới thiệu cho Toàn một cô gái Biên Hòa, nhà có vườn bưởi. Khi nào ba má gọi Toàn về xem mắt, Toàn mời các bạn, Báu đi luôn nhé!
Dọng ơi! Nhớ không anh? Có một đêm các anh tề tựu ngay phòng khách nhà em nói cười ròn rã. Thình lình ông anh của em bước vào miệng hơi nồng men rượu, vụt hỏi:
- Các bạn đông, vui quá! Vậy ai là người yêu của em gái tôi?
Định đứng lên chào theo kiểu nhà binh:
- Đại úy Bùi Gia Định, Phi đoàn 524 Thiên Lôi xin trình diện, là người yêu của cô út. (Lúc đó Định chưa lên lon Trung Tá).
Tiếp theo là Trung úy Nguyễn văn Nhị, Trung úy Nguyễn Đình Toàn, Thiếu úy Đinh Quang Cứ ...vv...vv... Sau cùng là Trung úy Nguyễn văn Dọng. Ông anh em cười ha hả:
- Chịu thua các anh luôn!
Ông anh của em liền thân mật mời các anh vào ngày chủ nhật, ra đảo, lên chiếc du thuyền mà anh vừa mới tậu. Anh có tiếng là một bác sĩ chịu chơi nhất Nha Trang.
Bất cứ sinh hoạt nào của các anh cũng đều có em tham dự, như đá banh em cũng đi xem. Em trang điểm thật kỹ với chiếc áo dài mới may, từ trên lầu bước xuống. Trong phòng khách, Định, Toàn và Dọng đang đứng gần đó, em xoay người một vòng và hỏi xem em có đẹp không? Có tiếng cười to của Đinh Xuân Ninh:
- Báu hỏi 3 người đó vô ích, hỏi anh đây nè. Bởi thằng Định bao giờ cũng lắc, thằng Toàn bao giờ cũng gật, thằng Dọng là mộ địa nên bao giờ cũng trả lời không.
Em xịu mặt bởi chẳng có một lời khen. Thấy em giận, Dọng đến gần rót nhẹ vào tai em:
- Em là thiên thần của các anh, nên lúc nào em cũng dễ thương và đẹp.
Một buổi sáng đến nhà, Dọng bảo hôm nay là ngày vô cùng đặc biệt, em phải mặc thật gọn gàng để Dọng chở em vô phi trường, lên máy bay đi dạo. Lần này dưới đôi cánh phi cơ không có mang theo đạn rocket và bom. Anh ngồi trong phòng Pilot chánh, lái vòng thành phố Nha Trang. Em đội mũ bay ngồi hàng Pilot phụ nên nghe được tiếng nói của đài kiểm soát. Dọng giảng cho em hiểu ấn nút nào thì nghe được tiếng nói của tất cả máy bay, và ấn nút nào thì chỉ có 2 người nghe thôi.
Từ trên cao nhìn xuống, em đã vô cùng cảm động! Quê hương mình thành phố với biển xanh đẹp như bức tranh thủy mặc đầy sống động! Bãi biển trắng phau êm đềm lặng lẽ, đang phủ một chiếc áo tinh khôi ấn tượng. Những hải đảo hoang sơ thơ mộng, Tháp bà Ponaga là một điêu khắc kiệt tác Chămpa. Và chiếc Cầu đá là bến cảng, nơi xuất phát những chuyến du lịch kỳ thú cho khách thập phương tham quan biển đảo.
Thình lình cầm tay em, anh thốt lời cầu hôn, làm em bậc khóc! Em chỉ im lặng gật đầu! Phi cơ vừa đáp, bạn anh túa ra đỡ em bước xuống rồi ôm chúc mừng em được gia nhập người của Phi đoàn 524.
Sự cầu hôn này là cả một sự sắp đặt của các anh. Với em, đó là một đặc ân hiếm quý, là một bất ngờ mà cả cuộc đời, em không bao giờ quên được. Em đã tự nhủ với lòng mình từ ngày ấy, là khi làm vợ anh, em sẽ chẳng mè nheo, em sẽ yêu anh chung thủy và Phi đoàn 524 là một phần đời trong trái tim em.
Sau khi đám hỏi, các bạn dành sự riêng tư cho chúng mình. Anh thường nói: "Tình cảm mình thật lạ lùng! Lúc chưa đám hỏi thì bạn bè luôn vây quanh. Nay Thùy Nhiên lại theo sát một bên. Chưa lần nào anh ôm em cho thật chặt, sao mình lại có đứa con 2 tuổi rồi". Đó là đứa cháu gái đầu lòng của gia đình em, rất được quý mến cưng yêu. Chiều nào cháu cũng bắt mẹ tắm rửa thay quần áo đẹp đứng chờ ở cổng, để anh chở em và cháu đi chơi.
Thuở nhỏ Thùy Nhiên đẹp lắm! Mỗi lần mình hẹn nhau, cháu ngồi yên trên bàn tự vui chơi với đôi bàn tay xinh xắn của mình và không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì. Thiên hạ qua lại trên đường nhìn xuyên qua khung kính, cháu là con búp bê sống động. Ai hỏi, cháu đều có một câu trả lời trước sau như nhất: "Con của Báu-Dọng". Mình qua Úc, cháu cũng tìm cách qua theo. Anh luôn xem cháu là con gái đầu lòng của mình và rất mực thương yêu.
Có lần, anh cõng cháu trên vai, giăng hai tay cháu thẳng ra làm phi cơ, rồi anh chạy dưới biển, nghiêng cánh bên này bên kia. Cháu và anh cười vang dội biển xanh trong. Anh sà xuống nơi em đang ngồi, nói máy bay hạ cánh. Anh nằm dài sát bên em, Thùy Nhiên cũng bắt chước kê đầu lên ngực anh. Ôi! Hạnh phúc trần gian thấm sâu trong từng tế bào rộng mở, em hiểu được tại sao nhân thế mãi chìm đắm luân hồi.
Đám cưới xong, sau tuần trăng mật từ Đà Lạt mình trở về, anh ôm thau áo quần ra giặt giũ cho em. Vì quá mệt nên anh tiến về mái hiên nằm hút thuốc trên chiếc võng đu đưa, mắt hướng về em đang phơi đồ trưa chói chang ánh nắng. Bỗng bạn bè ào tới rũ mình đi ăn. Thấy hoạt cảnh này, một tiếng hét thình lình vang dội:
- Dọng! Mày muốn tụi tao giết mày, phải không? Sao mày hành hạ con nhỏ như vậy?
Các bạn anh chạy đến giành làm tất cả, cho em vào bóng mát nghĩ ngơi. Một anh nhanh nhẹn vào nhà rót cho em ly nước lạnh. Dọng nheo mắt nhìn em cười tinh nghịch. Thích lắm phải không em? Được các bạn anh ủng hộ mà, phải không?
Từ ngày qua Úc, sau khi dùng cơm xong, mỗi thứ bảy gia đình mình ngồi lại cùng nhau trò chuyện. Dọng thường hỏi em:
- Những ngày anh đi tù, em sống ra sao?
Em chỉ cười và trả lời:
- Anh đã dạy em đừng nhớ dĩ vãng, chẳng hướng tương lai. Luôn sống trong hiện tại. Nhưng anh cứ thắc mắc tại sao các con mình không chịu ăn cháo? Bây giờ em kể anh nghe: Sau năm 75, rất nhiều gia đình không có gạo ăn. Với đồng lương quá ít ỏi của em, lương ngân hàng không được vào biên chế vì lý lịch đen. Tiền lãnh được em chu cấp cho cha mẹ, thuê nhà, nuôi con vv...nên thường phải ăn cháo những ngày chưa mua được gạo bằng giá chính thức. Các con sợ cháo vì tối đói bụng không an giấc được. Hôm đó, bé Ly hỏi: "Chiều nay ăn cơm phải không me?" Phong nhìn đôi mắt to đen của bé đang chờ đợi câu trả lời của mẹ, thương quá nên Phong nhanh nhẩu liền: "Ăn cơm bé ơi!". Bé reo cười và khoe cùng Tiến: "Chiều nay mình ăn cơm".
Gạo chỉ đủ nấu cháo cho cả nhà ăn, nay nấu cơm thì chỉ có 2 con ăn thôi. Chị năm, Phong và em nhịn đói. Chị năm nằm nhà chịu trận. Em và Phong lên xe, đạp đi cho qua cơn hành đói.
Dọng ơi! Nay anh nằm trong bệnh viện. Các bạn không quân anh Nguyễn Phúc Hưng, anh Bùi văn Đích, anh Vũ văn Bảo, thay phiên nhau chở em mỗi buổi sáng vào nhà thương thăm và cho anh uống thuốc. Các anh ấy nói:
- Con đường Heatherton dẫn vào bệnh viện đang được sửa chữa, chỉ còn lại một lane thôi. Em đã có tuổi, tâm không an vì lo cho chồng, nên các anh không yên lòng để em tự lái xe.
Ngày xưa các bạn trong Phi đoàn 524 đã thay phiên nhau canh chừng, giữ em là của riêng anh trong mỗi lần anh đi biệt phái. Bây giờ, các bạn anh cũng giúp em cho chúng ta không bị mất nhau.
Anh nằm đó, em kề bên, sờ tay lên gương mặt xanh xao vàng vọt của anh. Cảm giác quá khó chịu bên trong làm anh từ chối. Em than thở:
- Rờ một chút cũng không cho.
Sợ em giận nên anh nhỏ nhẹ:
- Thôi thì em cứ rờ đi, chỗ nào cũng được.
Em thương Dọng quá! Đớn đau như vậy mà vẫn chiều em! Sau đó, anh kêu các con niệm Phật, và bảo: "Chúng mình cùng niệm Phật nha em!" Em nhắm mắt lại niệm liên tục nên không hay tử thần đã cướp anh đi rồi! Thùy Nhiên luôn hướng về anh nên cháu thấy anh mở mắt nhìn mọi người thân yêu lần cuối, môi mấp máy điều gì không rõ rồi ung dung ra đi nhẹ nhàng theo tiến trình sanh diệt vô thường. Thùy Nhiên gọi em 2 lần nhưng em vẫn không nghe, cháu phải kề tai em nói nhỏ: "Chú Dọng đã chết rồi!" Em mở mắt ra nhìn mới hay anh đã nhắm mắt thật rồi! Em không còn đọc được ý nghĩ trong đôi mắt biết nói của anh được nữa!
Dọng ơi! Em đã không khóc lúc xa anh, cũng như chưa từng chảy nước mắt suốt những ngày sau đó lúc tang lễ ở nhà quàn. Ngay cả buổi đọc điếu văn trước lễ di quan của anh, em cũng an nhiên, vì nước mắt đã chảy ngược vào trong trái tim em tan nát, dù gặp ai em cũng nói: "Không sao! Hãy yên lòng về tôi!"
Làm sao nói hết được cảm giác bơ vơ lạc lõng của em suốt hành trình còn lại của cuộc đời! Ngày anh đi tù, mỗi lần nhớ anh, em vẫn ấm lòng, bởi anh vẫn còn đâu đó của em. Giờ đây, em phải lội ngược dòng bão lũ cuối đời, vì anh là người Thầy dạy em biết sống tùy duyên thuận pháp, đừng hoang phí đời mình trong tử sinh mờ mịt. Anh là tri kỷ nên hiểu và dắt dìu em trong từng bước chân khập khiễng bôn ba tất bật của riêng em. Anh là người bạn thân, biết khôi hài cho em vui mỗi khi em vương trầm thống trong lòng.
Xin tạ ơn đời vô lượng! Đã cho em một người chồng tuyệt vời như thế! Biết nghiêng vai gánh hết cho em bao đa đoan bếp núc trong nhà. Biết làm cơn gió lộng, thổi tan đi nóng bức đời em. Biết truyền cho em bài học sâu xa về Đạo, học hạnh của đất, để âm thầm lắng nghe Tâm nhẫn, hướng tương lai về cõi vĩnh hằng.
Xin cảm ơn cái chết của anh, cho em thấu hiểu vô thường, cho Tâm Bồ Đề em thêm kiên cố! Dọng ơi! Tuy em hiểu mình chưa bao giờ mất nhau, ta và thế giới chưa bao giờ rời nhau trong gang tấc, nhưng xin cho em chút thời gian đi anh! Tin em đi Dọng! Sẽ có một ngày mình gặp lại nhau, là cùng hội ngộ trong nguồn cội chân nguyên bao la quang rạng.
Các bài viết khác của Trương Kim Báu:
- Lời Hứa
- Phi Vụ Cuối Cùng
- Số Mệnh
- Anh Em
- Hội Ngộ
- Xả Tang
Comment