Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàigòn ngày 29 tháng Tư 1975! 

Collapse
X

Sàigòn ngày 29 tháng Tư 1975! 

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sàigòn ngày 29 tháng Tư 1975! 

    Sàigòn ngày 29 tháng Tư 1975!
    Trần Lý

    Ba mươi tám năm đã qua kể từ Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 khiến gần 3 triệu người Việt lưu vong trên gần như toàn thế giới. Đã có rất nhiều sách vở và bài báo viết về ngày này.. Bài này xin tổng lược một số sự kiện xẩy ra trong ngày 29 tháng 4 , tìm được trên sách báo Việt và Mỹ.. Những sự kiện xẩy ra và ghi lại của những người viết có thể chỉ là chủ quan, nhưng cũng giúp người đọc có được một cái nhìn khái quát về những gì đã xẩy ra trong ngày 29.. Bài viết này chắc chắn sẽ có những chi tiết thiếu chinh xác, mong những vị được nêu tên chỉ dẫn thêm để giúp lịch sử sáng tỏ và chinh xác hơn..Ngoài ra bài viết xin chú trọng vào những diễn tiến chung nên chỉ tóm lược những hoạt động quân sự (xin đọc chi tiết hơn trong ‘Những Trận đánh sau cùng của QL VNCH quanh Sài Gòn’ cũng của Trần Lý...

    (Hình minh họa được thêm vào bài viết)


    1. Tình hình quân sự
    Để tấn công Sài Gòn CSBV đã bố trí quân đội bao vây Thủ đô VNCH như sau : Ở hướng Bắc : Quân đoàn (QĐ) 1 BV do Tướng Nguyễn Hòa chỉ huy đã tập trung tại phía Nam Khu vực Sông Bé. SĐ 312 BV tiến chiếm Bình Cơ, Bình Mỹ (sau này đến Lái Thiêu) Ở hướng Tây-Bắc : QĐ 3 BV do Tướng Vũ Lăng chỉ huy, gồm các SĐ 10. 320 và 316 đã đến Dầu Tiếng. SĐ 316 chận đánh tại Phú Mỹ và Đông Trảng Bàng, sau đó SĐ này về đến Bà Quẹo.Ở hướng Tây : Đoàn 322 BV áp sát Vàm cỏ Đông và Hậu Nghĩa.Ở hướng Đông : Các cành quân do Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy gồm- QĐ 4 BV, sau khi chiếm Xuân Lộc, tiến về Trảng Bom và sau đó tiến về Biên Hòa- QĐ 2 BV, có SĐ 325 (do Tướng Nguyễn hữu An), SĐ 3 và Lữ đoàn 52 tiến sát Long Thành, Nước Trong, Bà Rîa..Cánh quân này sau đó đến Cầu Xa lộ Biên Hòa..Ở hướng Nam : Tr/Đ 88 và Tr/Đ 24, tăng cường thêm Tr/Đ 271 B chặn tại Cần Giuộc. Các SĐ 5 và 8 BV áp sát QL 4 từ Long An đến Cai Lậy..

    Trong khi đó, Tướng Nguyển văn Toàn, Tư lệnh QĐ III VNCH đã tổ chức phòng ngự Sài gòn, chia thành 5 phòng tuyến chính như sau:

    - Phía Tây-Bắc: Tuyến Củ Chi do SĐ 25 BB (Tướng Lý Tòng Bá) và 2 Liên đoàn 8 và 9 BĐQ chịu trách nhiệm.
    - Phía Bắc: Tuyến Bình Dương do SĐ 5 BB VNCH (Tướng Lê Nguyên Vỹ)
    - Phía Đông Bắc: Tuyến Biên Hòa do do SĐ 18 BB (Tướng Lê Minh Đảo) và Lực lượng Xung kích QĐ III (Tướng Trần Quang Khôi)
    - Phía Đông: Tuyến Vũng Tàu,/ QL 15 do Lữ đoàn 1 Dù, tăng cường 1 TĐ của SĐ 3BB cùng các lực lượng của Tỉnh Phước Tuy
    - Phía Tây: Tuyến Long An do SĐ 22 BB (Tướng Phan Đình Niệm) phòng thủ..

    Tương quan lực lượng
    QL VNCH chỉ còn khoảng 6 SĐ để bảo vệ Sài Gòn..CSBV tập trung gần 20 SĐ để ‘thanh toán’ Sài Gòn gồm 15 SĐ BB, 5 Lữ đoàn BB biệt lập, 4 Trung đoàn Tăng/Thiết giáp và 6 Trung đoàn Đặc công... Quân số khoảng 260 ngàn với 400 xe tăng và 420 khẩu pháoNhững trận chiến :Sáng 29, tại Biên Hòa, SĐ 18 BB, Lực lượng Xung kích QĐ III cùng các đơn vị trực thuộc vẫn giữ được phòng tuyến Những lực lượng CS bắt đầu đụng độ với Chiến đoàn 52/SĐ18 BB trong khu vực Trảng Bom, CĐ lui dần về Hố Nai, phòng tuyến được yểm trợ bằng một phi tuần A-1 dùng bom Napalm..Đến 7 gìờ tối 29... lực lượng còn lại của CĐ lui về Ngã Ba Tam Hiệp Căn cứ Lai Khê bị pháo kich dữ dội, Quận Bến Cát bị tấn công. Quốc lộ 13 bị cắt đứt giữa Lai Khê-Bến Cát... Hướng Củ Chi, 2 LĐ 8 vả 9 BĐQ bĩ thiệt hại nặng... Phia Nam SĐ 22 BB vẫn giữ được phòng tuyến.Phía Chơ Lớn bị bỏ ngỏ khi LĐ BĐQ tại Bến Tranh không có trực thăng để chuyển vận về Cần Đước với mục đich ngăn chận CQ trên Tỉnh lộ 5A.

    Sáng sớm 29, một phi cơ vận tài vỏ trang AC-119 của KQ VNCH đã bị hạ do hỏa tiễn SA-7 của CQ ngay tại khu vực vòng đai phi trường..Một Skyraider cũng trúng đạn và phải đáp khẩn câp, phi công bị GQ bắt. (Về các hoạt động của KQ VNCH, xin đọc "Những Phi vụ sau cùng của KQ VNCH trên không phận Sài Gòn", cũng của Trần Lý).

    Từ sáng 29, CQ đã mở cuộc tấn công vào khu vực Phú Lâm-Cầu Nhị Thiên đường và đặc công đã chiếm cầu; khu vực đài phát tuyến bị pháo kích.. Trưa 29, Tướng Nguyễn văn Toàn họp tại Long Bình, chỉ thị LLXK QĐ 3 , tăng cường thêm Lữ đoàn 2 Dù và LĐ 468 TQLC phòng thủ Biên Hòa. Tướng Lê Minh Đảo giữ khu vực Xa lộ Biên Hòa- Long BìnhSau buổi họp, Tương Toàn bỏ ra Vũng Tàu và ra đi (cùng các Tướng Hoàng Xuân Lãm, Phan Hòa Hiệp)(Lúc này, phòng tuyến của SĐ 25 BB đã tan rã và Tướng Đảo tháo chạy)- Trong ngày 29, trận đánh dữ dội và đẫm máu nhất là Trận Cầu Rạch Chiếc nằm trên Xa lộ Biên Hòa, giữa Thủ Đức và Sài Gòn. CSBV đã dùng Lữ đoàn Đặc công 316 để quyết chiếm cầu..CQ tấn công từ chiều 27, chiếm đầu cầu phia Bắc ngày 28 nhưng bị QL VNCH phản công đẩy lui ngày 28. Cây cầu nhiều lần đổi chủ trong ngày 29 và QL VNCH vẫn giữ vững phòng tuyến (Trong trận này Quân sử CSBV ghi lại là mất 52 cán binh và khoảng trên 200 bi thương; tuy nhiên các can binh VC cho biết 2 ĐĐ Z22 và Z23 chỉ còn lại 29 người...).

    Tại mặt trận Củ Chi- Hậu Nghĩa, từ 7 giờ sáng Bộ Chỉ huy Tiểu khu Hậu nghĩa đã mât liên lạc với Bộ TL QĐ III. Tại tuyến Củ Chi CQ tung một SĐ cùng Chiến xa yểm trợ để tấn công. Chiều 29, Tuyến Củ Chi tan rã , Bộ TL SĐ 25 lui về Hốc Môn, nhưng lọt ổ phục kích của CQ, Tướng Lý Tòng Bá thoát về khu ruộng ngập nước tại Cầu Xán (Hốc Môn) và sau đó sáng 30 bị bắt tại đây..Các cấp chỉ huy khác của SĐ 25 BB cũng bị bắt như Tướng Bá còn có Đ/Tá Tư lệnh Phó Trương Thắng Chức, Tr/tá CHT Pháo Binh SĐ và một số sĩ quan tham mưu khác.

    Cũng trong ngày 29, CQ tấn công Quận và Chi khu Hốc Môn; pháo kích và tấn công TTHL Quang Trung, Khu vực tiếp vận Hạnh Thông Tây .Cụm phòng tuyến khu vực từ Ngã tư Quân vận đên Cầu Tham lương Bà Quẹo, các đơn vị Dù vẫn giữ được phòng tuyến.. Những Đơn vị QL VNCH tại Sàigòn ngảy 29 tháng 4 :Một số Đơn vị QL VNCH được ghi nhận (còn nhiều thiếu xót) tại Sài Gòn như : Lữ đoàn 4 Dù do Tr/Tá Lê Minh Ngọc hoạt động trong khu vực Xa lộ Biên Hoà.LĐ 3 Dù , Tr/Tá Trần Đăng Khôi , tại Trại Hoàng hoa ThámLiên đoàn 81 Biệt cách Dù bảo vệ khu vực TTM.Tại Huấn khu Thủ Đức (Quân trường Thủ Đức cũ), gồm các Trường Tổng Quản trị, Quân báo, Hành chánh tài chánh, Quân nhạc, Thể dục thể thao (Trường Bộ Binh Thủ Đức đã dời về Long Thành) : Các SVSQ Võ bị Đà lạt và SVSQ BB Thủ Đức rút về đều tập trung tại đây..Tại Học Viện Cảnh sát Quốc Gia, các sinh viên Học viện vẫn còn tại chỗ..SVSQ và Sĩ Quan cơ hữu của Trường ĐH CTCT còn lại sau khi rút từ Đà Lạt, qua Vũng Tàu, làm lễ mãn khóa ngày 21 tháng 4..di chuyển về TĐ 50 CTCT..đóng tại Trụ sở MAC-V do người Mỹ ra đi, bỏ lại...

    Chiều 28 tháng 4
    Chiều 28 tháng 4, buổi lễ bàn giao và nhận chức giữa TT Trần văn Hương và Tướng Dương văn Minh diễn ra tại Dinh Độc lập trong sự hỗn loạn trên nhiều đường phố Sài Gòn. TT DVMinh chỉ định Thượng Nghị sĩ (TNS) Nguyễn văn Huyền vào chức vụ Phó Tổng thống, TNS Vũ văn Mẫu làm Thủ Tương, Hồ văn Minh Phó Thủ tướng và một số chức vụ khác như Nguyễn văn Trường, Giáo dục; Bùi tường Huân, Quốc Phòng; Lý quý Chung , Thông tin..Dự buổi chuyển quyền còn có các Tướng, đại diện QL VNCH như Đổng văn Khuyên (Quyền TTM trưởng), Trần văn Minh (TL KQ).. cùng một số nhân vật chinh trị khác NS Nguyển văn Huyền, Trần văn Lắm, Tôn Thất Đính...

    Sau khi bàn giao, TT DVM và đoàn tùy tùng về Dinh Hoa Lan và làm việc tại đây..Nội các DVM dự trù sẽ làm lễ tấn phong vào sáng 30 tháng 4 vì ngày đó..mới là ngày tốt (?).

    Một sự kiện bi mật không được công bố, nhưng được Lý Quý Chung ghi lại trong Hồi Ký, và các nhà báo như Oliver Todd (Cruel Avril), Pierre Darcourt (VietNam Qu’as tu fait de tes fils) kể lại :Chiều tối 28 tháng 4 , đã có một cuộc họp giữa TT DVM và Tướng Chung Tấn Cang cùng hai sứ gỉa của Ông Trần văn Hữu (Thủ Tướng thời Bảo Đại), đang ở Pháp, là Lê Quốc Túy và Mai văn Hạnh. Họ đề nghị Ông Minh mời ông Hửu về làm Thủ tướng.. vì Hà Nội và MT GP MN..đồng ý với vai trò của Ông Hữu trong ‘lá bài Trung lập hóa Miền Nam VN’ (?) Ngay trong ngày 28, một số ‘Chính khách’ như Trần văn Lắm, Trần văn Đỗ, Đặng văn Sung, Lê văn Đồng..đã được Tòa ĐS Mỹ giúp di tản bằng tàu Pioneer Contender để đến Subic Bay...

    Ngày 29 tháng 4 - Dinh Hoa Lan và Dinh Độc Lập



    TT DVM làm việc tại Dinh Hoa Lan cùng các cố vấn thân cận như Mai Hữu Xuân, Dương văn Ba, Thai Lăng Nghiêm.. và quyết định một số việc :- Cho thả Tù Chính trị đang bị giam giữ, trong đó có nhiều cán bộ CS như Huỳnh tấn Mẫm..- Bổ nhiệm Triệu Quốc Mạnh , một cán bộ CS nằm vùng làm Giám Đốc Nha CS Đô Thành điền vào chỗ trống thay cho Tướng Trang Sĩ Tấn..đã đào nhiệm Gửi 2 phái đoàn đi đến trại David (trong Tân Sơn Nhứt) để tiếp xúc vơi ‘ Phia Bên kia’ :- Một do các ông Nguyễn đình Đầu, Nguyễn văn Diệp, Tô văn Cang và Nguyễn văn Hạnh..- Một do LM Chân Tin và các ông Trần Ngọc Liễng, Châu tâm Luân..(Phái đoàn này bị giử lại trong Trại David đến..4 giờ chiều ngày 30/4 (?) Ông DVM..không quyết định gì cả, chờ tin tức của các phái đoàn đã gửi đi..và chờ tin của Thượng tọa Thích Tri Quang về việc gặp gỡ với ‘đặc phái viên bên Kia’ do Trí Quang sắp xếp (?).

    Phủ Thủ Tướng
    10 giờ sáng , Thủ Tướng Mẫu đến Đài Phát thanh để cho phát Bản Tuyên bố ‘Yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ’ (Bản Tuyên bố này sau này được DVM xác nhận là do Martin đưa và yêu cầu cho phổ biến- Xem Đôi dòng ghi nhớ của Đ/t Phạm Bá Hoa).

    11 giờ 30 phút, Ông Mẫu chính thức nhận chức vụ Thủ Tướng trong một buổi lễ tại Dinh Thủ Tướng. Cựu Phó Thủ Tướng Trần văn Đôn thay mặt Nội các cũ ký biên bản bàn giao vì Ông Nguyễn Bá Cẩn, Thủ tướng do TT Thiệu bổ nhiệm đã rời VN..Ông Mẫu đến đúng nghi lễ, đi bằng xe Mercedes dành cho Thủ tướng.. có xe mô tô đi hộ tống...

    2. Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ
    Những diễn biến xẩy ra tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ được ghi lại với khá nhiều chi tiết do chính Đại Sứ Graham Martin và Th/tá TQLC Jim Kean, Phụ trách bảo vệ tòa ĐS Mỹ tại Sài Gòn (Tears Before the Rain của Larry Engelmann) . Những diễn biến xẩy ra tại các Cơ sở khác của Hoa Kỳ tại Sài Gòn được ghi nhận do Charles Henderson (Goodnight SaiGon), Alan Dawson (55 Days, The Fall of South Viet Nam)...

    Đại sứ Graham Martin ghi rõ là Ông đã gửi Đ/tá Harry Summers thuộc Văn phòng DAO từ tháng 4 theo chuyến bay liên lạc chở người thuộc Ủy Ban Quân sự Hỗn Hợp ICCS ra Hà Nội để liên lạc với CSBV và theo Ông là để sắp xếp việc di tản người Mỹ ra khỏi VN. Martin cho biết có sự liên lạc giữa Brezhnev, Kissinger và Hà Nội Theo Brezhnev thì Hà Nội đã đồng ý ấn định một thời hạn để người Mỹ ra đi , hạn chót là ngảy 3 tháng 5 Những tiếp xúc và liên lạc ‘mật’ sau lưng của Kissinger đã gây ra những ‘trở ngại’ cho chương trình ‘rút chạy’ của Martin khi Bộ Quốc Phòng đưa Tướng Von Marbod và Richard Armitage đến Sài Gòn để tìm cách thu hồi các phi cơ và chiến hạm của QL VNCH như tổ chức đưa gia đình các phi công F5 ra khỏi Nam VN. Hà Nội cho rằng người Mỹ đã ‘vi phạm thỏa ước : người ra đi, chiến cụ để lại’ nên đã pháo kich vào Sài Gòn..Một quả dạn rơi vào khu vực DAO gây tử thương cho 2 binh sĩ TQLC Mỹ.

    Sau cuộc pháo kích, Tướng Homer Smith, Trưởng DAO, thông báo cho Martin biết là Phi trường TSN không còn sử dụng được cho các loại phi cơ có cánh..Martin đã đến tận nơi để xem xét tình hình và quyết định dùng khu vực DAO và Tòa ĐS Mỹ cùng các điạ điểm đã dự trù từ trước để di tản bằng các phi cơ trực thăng.. Cây me trong Tòa ĐS được cưa bỏ đễ trực thăng dễ lên xuống...

    Trước khi... bỏ chạy, ĐS Martin còn dàn xếp thêm một bi-hài kịch : Chuyển văn bản yêu cầu Người Mỹ rút khỏi VN cho TT DVM và yêu cầu VN loan báo trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình.. Dựa trên văn bản này..người Mỹ có lý do (?) để ra đi?

    Từ 10 giờ sáng, tại Washington TT Ford đã chấp thuận dùng phương thức 4 của kế hoạch Frequent Wind để di tản người Mỹ và những người Việt liên hệ bằng trực thăng từ SàiGòn ra Hạm đội Mỹ chờ sẵn ngoài khơi Vũng Tàu. Khoảng trên 80 trực thăng các loại được sử dụng cho cuộc di tản, với sự bảo vệ của các phi cơ chiến đấu phản lực bay quần trên cao...


    Kế hoạch Frequent Wind đã được HK dự trù trong những tháng đầu năm1975 với mục đích di tản khỏi VN khoảng 8000 kiều dân Mỹ và các nước tư do thân Mỹ còn sinh sống tại VN. Ngoài ra cũng dự trù ‘bốc ‘ thêm khoản 17 ngàn người Việt làm cho Mỹ cùng với gia đình, cộng thêm những người Việt Quốc Gia mà HK cho xếp vào loại sẽ gặp nguy hiểm nếu kẹt lại với Chinh quyền CS.. Con số tổng cộng có khả năng lên đến 200 ngàn người...

    Kế hoạch dự trù 4 phương thức:

    1. Dùng phi cơ dân sự đi từ TSN và cac phi trường khác tại Nam VN, nếu được.
    2. Dùng phi cơ quân sự.
    3. Dùng các phương tiện chuyển vận hàng hải, ra đi từ Cảng SG.
    4. Dùng trực thăng ‘bốc’ người ra các chiến hạm HK đậu sẵn ngoài khơi Vũng Tàu...

    Ngay từ 1 tháng 4, HK đã cho mở một Trung Tâm tạm trú dành cho người được di tản trong Khu vực DAO tại Tân Sơn Nhất. Thực phẩm, nước uống và các phương tiện khác được tồn trữ sẵn để ‘nuôi’ được 1500 người trong 5 ngày...

    Ngày 7 tháng 4, DAO và Air America đã xem xét 37 Cao ốc (do HK thuê mướn) quanh SG để tìm bãi đáp cho trực thăng và chọn được 13 địa điểm có sân thượng và chịu được trọng tải của trực thăng. Từ 9 tháng tư nhân viên xây dựng của PA&E đã sửa soạn các bãi đáp này, dọn dẹp các chướng ngại vật và cho vẽ những chữ H thật lơn, đủ để các trực thăng Huey nhận ra bãi đáp.

    Kế hoạch di tản dự trù dùng xe bus đón người di tản tập trung ttại 28 Cao ốc trong SG, để đi theo 4 lộ trình đến Khu vực DAO tại TSN..và tại đây sẽ được chuyển ra hạm đội ngoài khơi Vũng Tàu..Trường hợp dùng phương thức 4 sẽ dùng các trực thăng của KQ, HQ Hoa Kỳ và Air America để chuyển người.. Càc trực thăng vận tãi CH-53 của KQHK dược đưa từ Thái Lan đến, trực thănh vận tải CH-46 của HQ bay vào từ Hạm đội và trực thăng UH-1 là của Air America có sẵn tại SaiGon.

    Cho đến 10 giờ 30 sáng 29, tất cả các loại phi cơ có cánh khả dụng của Air America đã bay hết sang Thái Lan, chỉ còn lại các trực thăng đậu tại bãi đáp của Air America trong phi trường TSN... (Các phi công của KQ VNCH đã ‘mượn tạm’ 5 chiếc UH-1-dành cho Ủy Ban Quân Sự ICCS và 1 chiếc Bell 204..tại bãi này) và từ 11 giờ, số trực thăng (20 chiếc) còn lại đã được di chuyển về khu vực DAO

    Tòa ĐS cho đốt khoảng 5 triệu mỹ kim tiền mặt... nhưng vẫn thiếu nợ lương tháng 4 của khoảng 1400 nhân viên VN làm công việc bảo vệ cho các Cơ sở Hoa Kỳ . Khoản tiền này lên đến..980 ngàn đô la..(Alan Dawson - 55 Days - The Fall of South VietNam). Th/Tá Jim Kean ước lượng có đến khoảng 10 ngàn người vây quanh Tòa ĐS và bên trong khuôn viên Tòa ĐS chỉ có 160 binh sĩ TQLC canh giữ...

    Jim Kean ghi rỏ hơn 'Quân BV đã bao vây Sài Gòn, nhưng hiển nhiên là họ mở một hàng lang để trực thăng bay vào và bay ra mà không hề co một hành vi thù địch'.

    Chuyến trực thăng đầu tiên (Air America) đáp xuống sân thượng Tòa ĐS lúc 3 giờ chiều, đón người chở ra Hạm đội và sau đó bay trở vào để tiếp tục làm cầu không vận..Trong khuôn viên Tòa ĐS luc này có 2 bãi đáp : một trên sân thượng dành cho trực thăng Air America và một ngoài sân rộng hơn dành cho các trực thăng chuyển vận CH-53 và CH-46.. Và 5 giờ chiều, chuyến không vận đảu tiên do CH-46 được bắt đầu..Cuộc di tản tiếp diễn trong suốt buổi chiều và tiếp tục trong đêm..Những nhân vật như Phan Quang Đán, Đặng Văn Quang .. đã đi từ đây. Bãi đáp trên sân đã được chiếu sáng bằng đèn của những xe hơi còn lại trong Tòa Đại Sứ.

    Đến 4 giờ 58 sáng 30 tháng 4, ĐS Martin cùng các nhân viên thân cận như Polgar, Pittman, Jacobson... di tản trên một trực thăng CH-46 để bay ra Chiến hạm Blue Ridge... Tại Tòa ĐS còn lại 11 TQLC Mỹ sau cùng, được đón ra hạm đội bằng chuyến trực thăng sau cùng lúc 7 giờ 50..Bỏ lại những nhân viên Cùu hỏa VN và hàng trăm người... kém may mắn, kể cả một nhóm 150 người Nam Hàn (trong đó có Tướng tình báo Nam Hàn Dai-Yong-Rhee)..vẫn ở trong khuôn viên Tòa ĐS Mỹ.

    Các Cơ sở của Mỹ tại Sài Gòn
    Một số Cơ sở của Mỹ tại SaiGon đã được chọn làm những điểm tập trung cho Người Mỹ và những người liên hệ như nhân viên VN làm việc tại các sỡ Mỹ, vợ con VN của người Mỹ tụ họp để được chở bằng xe buýt vào Khu vực DAO để được di tản... Tuy nhiên vào giờ chót, một số địa điểm đã bị thay đổi mà không được thông báo...? Trụ sở USIS, 8 Lê Quý Đôn là nơi tập trung của khoảng 180 người VN. Giám Đốc USIS, Alan Carter cho họp nhân viên Mỹ lúc 9 giờ sáng nhưng không thông báo gì cho nhóm người Việt. Sau đó, lúc 3 giờ trưa, khoảng 60 người được xe bus đưa ra phi trường, số còn lại được đưa sang nhà riêng của Carter, 6 E Tú Xương và chờ..Chiêc xe buýt không gặp may, khi đến phi trường bị lính gác chặn lại... xe thử quay về Tân Cảng, cũng không vào được... và sau đó đến Trụ sở USAID, nơi đây hoàn toàn bỏ trống... xe đành quay về Tòa ĐS Mỹ nhưng... kẹt giữa đám đông và..coi như..cùng đường. Cơ quan USIS cũng... lên danh sách những Nhà văn, nhà báo VN... cần di tản... nhưng khoảng 90 % người ghi danh..bị bỏ lại (Theo Duyên Anh trong Nhà Tù).

    Cuộc di tản tại trụ sở PX gần Tân Sơn Nhất thành công hơn..Khoảng 3000 người, đa số là nhân viên VN được chia thành từng nhóm và từ 3 giờ 30 chiều được trực thăng đưa ra Hạm đội.. Cao -c Pittman, 22 đường Gia Long không nằm trong danh sách 13 điểm dự trù, đã được Trưởng trạm CIA Tom Polgar yên cầu sử dụng thay cho Khách sạn Lee, 6 Công trường Chiến sĩ. Tại đây cựu Tướng Trần văn Đôn và Cựu Trưởng Tình báo Đệ 1 Cộng Hòa Trần Kim Tuyến đã được di tản... Bưc hình ‘lịch sử’ chụp cảnh đoàn người dùng thang lên trực thăng từ sân thượng Cao ốc này đã được phổ biến trên khắp thế giơi... Trong khi các cuộc di tản bằng trực thăng tiếp diễn, một chương trình nhỏ dùng các tàu giòng, sà lan cũng được tổ chức tại Tân Cảng, Sông SàiGon dành cho nhân viên USAID. Từ sáng 29, 3 tàu giòng 4 xà lan và một LST đã được chuẩn bị..Khoảng 12 giờ trưa, một đoàn xe bus có hộ tống đã chuyển người từ Tòa ĐS đến bến cảng..Chiếc LST rời bến lúc 3 giờ chiều..Các tảu khác, chở đầy người cũng tách bến lúc 5 giờ chiều... (Xin đọc các chi tiết về Frequent Wind trong bài..’Nguời Mỹ di tản của Trần Lý).

    3. Bộ Tổng Tham Mưu
    Tình hình tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân lực VNCH được ghi lại khá rỏ rệt với nhiều chi tiết trong 'Đôi dòng ghi nhớ' của Đ/Tá Phạm Bá Hoa: 'Tướng Đổng văn Khuyên Tổng Tham Mưu Trưởng (thay thế Tướng Cao Văn Viên từ nhiệm), bỏ nhiệm sở lúc 11 giờ 30 phút, sang văn phòng DAO để chờ di tản. Và khi TM Trưởng đã bỏ chạy thì các vị Tướng và đa sô các Đại Tá Trưởng phòng cũa TTM cũng bỏ chạy…Bộ TTM, lúc 2 giờ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, không còn một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ một mệnh lệnh gì hết ngay cả đến công tác phòng thủ doanh trại này cũng không ai có trách nhiệm nữa...

    Đại Tá Hoa sau đó đã gọi điện thoại cho Đ/Tá Nguyễn hồng Đài (con rể TT Dương văn Minh) để thông báo tình hình và yêu cầu Ông Minh cử người vào chức vụ TTM Trưởng..Lúc này, tại Bộ TTM chỉ còn các Đ/Tá Trưởng Phòng 1, Phòng Tổng Quản Trị và TT Điện Toán Nhân Viên... Khoảng 2 giờ chiều, một buổi họp của Tổng cục Tiếp vận được tổ chức và chỉ còn các Cục trưởng Cục Quân Y (Tương Phạm Hà Thanh), Cục Quân Vận ( Đ/Tá Nguyễn Tử Khanh), các Cục Phó Cục Quân Nhu, Công Binh, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Tiếp Vụ và Mãi Dịch... Đ/Tá Hoa thông báo tình hình tổng quát và để các sĩ quan dự họp tùy nghi quyết định cho các đơn vị thuộc quyền... Sau khi rời phòng họp, Cục trưởng Cục Quân Vận xuống Giang đoàn Vận Tải và... ra đi...

    Các hoạt động của Tướng Vĩnh Lộc, trong chức vụ TTM Trưởng được ghi lại trong 'Thép và Máu' của Đ/Tá Hà Mai Việt

    Khoảng 3 giờ chiều, Trung Tướng Vĩnh Lộc (Chỉ huy trưởng Trường Cao đẳng QP) vào nhận chức vụ TTM Trưởng, cùng lúc Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (đã giải ngũ) nhận chức Tham mưu trưởng Bộ TTM và một vài Đ/t nhận các chức Trưởng phòng.. (Theo Tướng Vĩnh Lộc, thì Ông bổ nhiệm Đ/Tá Đỗ Ngọc Nhận làm Tham mưu Trưởng, và đến Bộ TTM vào lúc 10 giờ sáng sau khi được DV Minh trao nhiệm vụ TTM Trưởng) (Thời gian nhận chức vụ TTM Trưởng của Tướng Vĩnh Lộc có lẽ theo Đ/t Hoa chính xác hơn, vì đến 11 giờ 30 sáng, Tướng Khuyên mới... tự đào ngũ, còn việc Tương Hạnh nhận chức TM trưởng theo Đ/tá Hoa không chinh xác).

    Cũng theo Tướng Vĩnh Lộc thì khi Ông đến Bộ TTM, tất cả các Trưởng phòng đều vắng mặt (Trưởng Phòng 3, Tướng Trần đình Thọ đã ra đi cùng Tướng Viên từ chiều 28, Tướng Lê Nguyên Khang, Phụ tá TTM trưởng Hành quân và các Đ/Tá Trưởng phòng 1 (Lại đức Chuẩn), Phòng 2 (Hoàng Ngọc Lung), Phòng 5 (Lê văn Đỉnh), Phòng 6 (Bùi trọng Huỳnh), Tướng Phan hữu Nhơn, Trưởng Phòng 7... đều đã di tản...

    Sau 3 giờ chiều, các Tướng Vũ Ngọc Hoàn (Quân Y), Đỗ Kế Giai (BĐQ), Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Xuân Trang (TM Phó Nhân viên) vào TTM trình diện. Cựu tướng Lâm văn Phát cũng tự ý đến Bộ TTM... Tướng Vĩnh Lộc ngồi tại Bộ TTM để lo sắp xếp nhân lực...

    Khoảng 5 giờ chiều Ch/Tướng Nguyễn văn Chức (nguyên Cục trưởng Cục Công Binh, đang phụ trách Khai hoang lập ấp) đến nhận chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp Vận... và ký một loạt giấy bổ nhiệm (viết tay) những sĩ quan (còn lại) vào các chức vụ Cục trưởng của Tổng Cục Tiếp Vận...

    Khoảng 5 giờ 30 chiều, Tướng Vĩnh Lộc đến Đài Phát Thanh để cho phát bài kêu gọi Quân Đội tiếp tục chiến đấu giữ vững phòng tuyến Sài Gòn chờ giải pháp của TT Minh. Tương Vĩnh Lộc quy trách TT Thiệu hèn nhát... bỏ chạy như chuột. (Sáng 30, Tướng Vĩnh Lộc, Tướng Trần văn Trung và Đ/Tá Nhận... cùng ra Bến Bạch Đằng... để... bỏ chạy).

    Cũng trong buổi chiều, Th/Tá Phạm Châu Tài, Chỉ huy lực lượng Biệt Cách Dù phụ trách bảo vệ Bộ TTM đã vào và cùng họp với những Tướng, Tá còn có mặt để thảo luận công tác phòng thủ...

    Cho đến chiều tối 29, vẫn theo Tướng Vĩnh Lộc thì Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự đến gặp Ông và cho biết là TT DVM gửi đến để làm Phụ tá TTM Trưởng, không giấy tờ bổ nhiệm và Ông không có thì giờ xác nhận (?). Ngoài ra , một lúc sau Tướng Nguyễn Hữu Có cũng đến... nhận chức đó... và Ông cũng chẳng biết là ai đúng (?).

    Cựu Tướng Hạnh cho biết: Ông được Ban Binh vận CS móc nối từ 1963 và đã hoạt động cho CS khi còn trong Quân lực VNCH. Hạnh từ Cần Thơ lên Sài gòn chiều 28 tháng 4 và đến gặp TT DVM vào sáng 29 và do những liên hệ mật thiết với DVM từ thời còn trong Quân đội Pháp nên DVM giao cho nhiệm vụ Phụ tá TTM Trưởng, đặc trách hành quân cho Tướng Vĩnh Lộc từ 12 giờ trưa ngày 29 tháng 4... Ở vị tri này Hạnh đã trực tiếp điều động các đơn vị QL VNCH thay cho Tướng Vĩnh Lộc và trong 12 giờ sau cùng của cuộc chiến, viên tướng ‘nằm vùng’ này đã tạo thêm sự rối loạn cho hệ thống phòng thủ Sài Gòn. Hạnh điện thoại cho Tướng Toàn, Tư lệnh QĐ I II, gián tiếp đồng ý cho rút Bộ Tư lệnh về Gò Vấp, điện thoại cho Tương Nam, Tư lệnh QĐ IV, thông báo tình hình bi đát tại Sài Gòn, chấp thuận tất cả những yêu cầu lui binh của các đơn vị kèm theo lệnh không được phá cầu..Các đơn vị muốn tấn công đều được lệnh... chờ. Hạnh không báo cáo cho Tướng Vĩnh Lộc về những quyết định này... Sau khi TT DVM tuyên bố đầu hàng, Hạnh là người đọc lệnh yêu cầu Quân lực VNCH... buông súng...

    Trường hợp Tướng Nguyễn hữu Có, được Ông Bùi tường Huân kể lại như sau : ‘Ngày 29 tháng Tư, anh em định cử Tướng Có làm Tổng trưởng Quốc Phòng nhưng TT Vũ văn Mẫu nói trước đây Phật giáo đã lên án ‘Thiệu, Kỳ, Có’ đàn áp Phật giáo, nay nếu để Tướng Có làm TTrưởng QP, họ sẽ phản đôi. Ông Mẫu đề nghị Tướng Có làm Phụ tá Tổng trưởng QP cho Ông Bùi Tường Huân. Từ ngày 29, Tướng Có là người liên lạc với các đơn vị QĐ VNCH và báo cáo tình hình cho TT DVM..Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (Trại Lê văn Duyệt).

    Tư lệnh BKTĐ, Tướng Nguyễn văn Minh (thay thế Tướng HQ Chung tấn Cang từ ngày 24 tháng 3) đã bỏ nhiệm sở.... Đ/Tá Ngô văn Minh, TM trưởng Biệt Khu, tạm chỉ huy. (Tướng Lý bá Hỉ, Tư lệnh Phó vắng mặt?) (Tướng Hỉ sau này cùng... ở tù CS vớc các Tương Đảo, Bá...) Tướng (cựu) Lâm văn Phát được TT DVM (?) chỉ định làm Tư lệnh Biệt Khu và Tướng Lê văn Thân làm Tư lệnh phó..Ngay từ sáng sớm 30 tháng 4, Tương Phát đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình và hướng dẫn phi cơ VNCH yểm trợ lực lượng phòng thủ..Tại đây, Đ/Tá Phạm bá Hoa, sau khi không vào được Bộ TTM đã về BK TĐ để tiếp tục các công tác tiếp vận theo yêu cầu của các đơn vị còn chiến đấu... (Ông đã tiếp xúc được bằng điện thoại với Tương Đảo lần sau cùng khi SĐ 18 tan rã, rút chạt về khu Xi măng Hà Tiên (Thủ Đức)...

    4. Phi trường Tân Sơn Nhất
    Khoảng 4 giờ sáng ngày 29, Cộng quân pháo kich vào Phi trường Tân Sơn Nhất. Phi trường trở thành hỗn loạn, các cấp chỉ huy hầu như không còn kiểm soát được tình hình. Một số phi công bắt đầu ‘tự động’ cất cánh sau khi các phi cơ bị trúng đạn pháo kích phát nổ...
    (Xin đọc bài ‘Ngảy Chim vỡ tổ: Cuộc di tản của KQ VNCH’ của Trần Lý trên Nguyệt San Chiến Sĩ Công Hòa Số 37. .Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ 5 KQ (đơn vị đồn trú tại Tân Sơn Nhất) đến gặp Tướng Trần văn Minh (Tư lệnh KQ)..và sau đó bỏ đi...)



    10 giờ 30 sáng, sau khi họp riêng với Tướng Minh, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chinh phủ, cũng như trong Quân lực VNCH) dùng trực thăng riêng bay về Bộ TTM. Thấy không còn ai.. gặp Tướng Ngô Quang Trưởng (không còn chức vụ..) ngồi không..chờ lệnh, rủ Ông này..bay ra Chiến hạm USS Midway đang ở ngoài khơi Vũng Tàu...

    11 giờ, các Tướng Nguyễn văn Mạnh, Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh, sau đó cùng đoàn tùy tùng gồm Tướng, Tá BB và KQ chạy sang DAO để chờ di tản...

    Sau đó, các Tướng Võ Xuân Lành (Tư lệnh phó KQ), Đặng Đình Linh (TM Phó Kỹ thuật...), cùng Tướng Lê Quang Lưỡng (Tư lệnh Dù) sau khi chờ ‘lệnh’, cũng sang DAO... Kể từ 1 giờ trưa, Trung Tâm Hành Quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng ra lệnh..tự tan hàng... Phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định Trung Tâm Y Khoa KQ cũng tự ý... ngưng hoạt động..Hệ thống phòng thủ phi trường của KQ tự động tan rã... (Lúc này, chỉ còn SĐ 4 KQ tại Cần Thơ hoạt động và Tướng Nguyễn hữu Tần, SĐ trưởng có thể được ‘xem’ là Tư lệnh... cuối cùng của KQ VCH).

    5. Bến Bạch Đằng
    Tình hình Bến Bạch Đằng vả những diễn biến tại Bộ Tư lệnh Hải quân VNCH đã được mô tả trong bài ‘Chuyến hải hành sau cùng của HQ VNCH-Tháng 4 năm 1975’ của Trần Lý... Bến Bạch Đằng, ngày 29 đông nghẹt người muốn ra đi... Các chiến hạm lần lượt tách bến từ khoảng 2 giờ chiều... Sau khi Tư lệnh HQ, Tướng Chung tấn Cang lên tàu, chức vụ Tư lệnh đã được nhiều Đại Tá ‘đảm nhận’ (hay tự nhận) tuy nhiên, theo Tướng Vĩnh Lộc thì... sau cùng ông đã cử Đ/Tá Nguyễn văn Tần... sau khi không còn Tướng HQ nào ở lại Bộ Tư lệnh HQ...



    Đài Phát Thanh/Hệ thống Truyền thanh - Truyền hình
    Đài Phát thanh Sài Gòn vẫn hoạt động... (Các hoạt động của Đài Phát Thanh trong những ngày cuối cùng được Tác giả Vũ Ánh ghi lại trong bài ‘Giây phút hấp hối của VNCH'). Những nhân viên kỹ thuật đều đến làm việc giữ việc thông tin không bị tê liệt...

    Sáng 29, Đài phát thanh cho phát ‘Bản Tuyên bố của Ngọại trưởng Mẫu đòi Hoa Kỳ rút toàn bộ nhân viên ra khỏi VN’. Bộ trưởng Thông tin Lý Quý Chung cho lệnh bỏ những hiệu triệu ‘có tính súng đạn’, chỉ phát nhạc ‘hòa bình’ và làm những tin liên quan đến việc di tản của HK...

    Khoảng 5 giờ chiều, nhân viên Phủ TT đưa đến để cho phát: Bản Thông cáo của TT DVM kêu gọi Quân đội và Cảnh sát giữ bình tĩnh, tuyệt đối tránh nổ súng vào máy bay Mỹ đang di tản và tránh gây thiệt hại cho dân chúng trong cơn hoảng loạn...

    Đài Phát Thanh tiếp tục cho phát những bản tin ngắn và những bài bình luận ‘hàm ý cho thấy Mỹ đã bỏ rơi VNCH'... (Sau khi TT Thiệu từ chức, nhân viên Đài Phát Thanh... cũng đã được ghi tên vào một... danh sách... di tàn). Nhân viên Đài Phát Thanh Tự Do... được GĐ USIS hứa dự trù di tản... với điểm hẹn là Sân Hoa Lư (?).



    Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia / Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương
    Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh Cảnh Sát đã được Polgar (Trưởng Tình Báo) giúp rời VN từ ngảy 28.. Tướng CS Bùi văn Nhu được xem là Quyền Tư lệnh..Bộ Tư lệnh CS vẫn hoạt động cho đên... lúc chuyển quyền... từ TT Hương sang TT DVM. Một sô Tướng CS đã vắng mặt... Sáng 29, một số đông nhân viên cảnh sát vẫn có mặt tại các phòng, sở Bộ Tư lệnh và được lệnh ứng chiến, không được phép rời Bộ Tư lệnh... Khoảng 7 gìờ sáng, một quả đạn pháo kich có lẽ rơi vào khu vực Ủy Hội Quốc Tế, một số mảnh vũn rơi sang sân cờ Bộ TL. Các đơn vị CS di chuyển đến các điểm ứng chiến nơi đặt các bộ chỉ huy tại các trường quanh Bộ TL như Petrus Ký, Nguyễn Bá Tòng, Bác Ái... Sau cùng... tan hàng vào sáng 30 tháng 4... Tại Nha CS Đô Thành, Đ/Tá CS Phạm Kim Quy vẫn tiếp tục điều hành những hoạt động, tuy đã giới hạn của các nhân viên CS trong phạm vi Sài Gòn...

    Các Tướng Cảnh Sát di tản: Nguyễn Khắc Bình, Huỳnh Thới Tây (CS Đặc Biệt), Trang Sĩ Tấn (CS Đô Thành), Nguyễn văn Giàu (KH Phượng Hoàng), Trương Bảy (Tham mưu Trưởng)...

    Tại Phủ Đặc Ủy Tình Báo Trung Ương, Đặc ủy Trưởng Nguyễn Phát Lộc (thay thế Tướng Bình đã bỏ chạy), đã nỗ lực vận động để di tản nhân viên. Nhân viên được Hoa Kỳ xếp vào hạng ‘ưu tiên di tản’ được dự trù sẽ tập trung tại 4 Nguyễn Hậu (Trụ sở được ghi là Sở Khai Thác Địa lý) và sẽ được đón và đưa ra khỏi Sài Gòn bằng máy bay. Ông Đặc ủy trưởng đã từ chối đề nghị của Tướng HQ giúp di tản bằng chiến hạm... Cuộc di tản bât thành do những trở ngại giờ chót (?) (Ông Lợi Nguyên Tấn, người giữ máy liên lạc với Tòa ĐS Mỹ đã...chạy được do tìm cách vào được Tòa ĐS (?).

    Dân Sài Gòn trong cơn hoảng loạn
    Ngay từ sáng 29 Sài Gòn đã bắt đầu lên cơn sốt khi CQ pháo kích và chiến sự tiến dần hơn... Thành phố càng lúc càng trở nên hỗn loạn với những người tìm cách rời Việt Nam... Khu vực quanh tòa ĐS Mỹ đông nghẹt người vây quanh..Bến Bạch Đằng cũng bị phủ kín bởi người muốn tháo chạy... Kho hàng Tân cảng của USAID bị phá cửa và từng đoàn người vào... hôi của, hàng hóa... Hàng xe vận tải vào chở thịt hộp, sữa bột, thực phẩm khô, thuốc lá... đem bày bán dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...



    Trong khi người Việt tìm cách ra đi, thì có đến trên 200 ký giã ngoại quốc... lại... chấp nhận ở lại. Đông nhất là đám Ký giả Pháp (trên 60 người) của AFP, Television Francais, Paris Match. Và Nhật (khoảng 50 người), Anh và chừng 10 ký giả Mỹ...

    Và cũng trong khi các Tòa ĐS Ngoại quốc như Anh, Úc, Nam Hàn... có những kế hoạch di tản kiều dân thì Tòa ĐS Pháp lại ra lệnh cho công dân của họ và những người có quốc tịch Pháp... cứ an tâm ở lại VN :ĐS Pháp đã chỉ thị cho Viên Hiệu trưởng Trường Saint-Exupery đón tiếp người Pháp cần nơi tạm trú khi phải chạy từ các nơi về SaiGon... Tất cả những Cơ sở thương mãi và tư gia của Người Pháp đều được lệnh treo cờ Pháp... với hy vọng lá cờ này có thể giúp họ được an toàn (?).

    Đ/Tá Phạm Bá Hoa (Sđd) ghi lại khi di chuyển từ Bộ TTM về nhà trong Cư xá SQ Chí Hòa, chiều tối 29: ‘... Không chỉ là đường phố đông nghẹt người mà là hỗn loạn chưa từng thấy, Áng chừng 6 cây số mà phải gần 2 tiếng đồng hồ tôi mới về tới nhà...’ Sau khi ăn cơm xong, tôi ra xe nhưng đến 10 giờ đêm mà vẫn chưa ra được đường Tô Hiến Thành mặc dù chỉ cách nhà chừng... 100 m’.

    Tác giả Nguyễn văn Lục 'Nước Mắt Trong Cơn Mưa - DVC on line) ghi: ‘Tối hôm đó (29), gia đình tôi bắt buộc phải nằm ngủ xuống sàn ở tầng chệt. Tiêng nổ nghe rất gần. Liên lạc điện thoại nhất là viễn thông hoàn toàn bị đứt đoạn... Sài Gòn hầu như bị cắt đứt với thế giới bên ngoài..Dọc theo đường Công Lý, ngay trong các ngõ hẻm, quần áo nhà binh, giầy bốt, mũ trận vứt bừa bãi không ai nhặt... Nhiều biệt thự trên đường Công Lý, trước đây do người Mỹ ở, bị đánh hôi... Tivi, tủ lạnh và nệm giường chỡ trên xe ba gác...’. Ký giả người Anh, John Pilger ghi lại một hình ảnh bi-hài và chua chát hơn tại Chợ trời tự phát ngày 29: ‘Một loạt ô tô và xe tải đi vào khu chợ bên ngoài Thảo cầm Viên, nhanh chóng đưa hàng xuống: thịt bò đông lạnh, thịt lợn, nước cam, rượu cherry, bơ, bánh Sara Lee, bia Budweiser, 7 Up... Số hàng này được đưa ra từ Kho Tân Cảng... Một máy làm nước lạnh nhanh chóng được bán và được chở đi trên xích lô... Một chiếc máy rửa bát nhãn hiệu Blue Swan được lấy ra khỏi hộp... bầy bán trên lề đường...’.

    Đêm 29, người dân SàiGòn... thức chờ sáng trong nỗi buồn, nỗi lo sợ... cho một ngày mai... chưa biết sẽ ra sao... TT DVM và những người thân cận cũng chờ và chờ đên khi biết rằng mình đã bị... lừa... và cuối cùng được đi vào lịch sử với danh nghĩa : ‘Tướng đầu hàng’.
    Trần Lý (Tháng Tư, 2013)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X