Remember ?

Trang 2/2 đầuđầu 12
kết quả từ 7 tới 9 trên 9

Tựa Đề: Lá Thư Úc Châu - NNS

  1. #7
    Moderator
    chimtroi's Avatar
    Status : chimtroi v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2007
    Posts: 1,263
    Thanks: 5
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Default Trang Thơ Nhạc cuối Năm:14 tháng Chạp

    Lá Thư Úc Châu

    Dalai Lama: Share your knowledge. It is a way to achieve immortality
    Nelson Mandela: "Không ai sinh ra mà đã ghét người khác vì màu da, nền giáo dục, và tôn giáo của người đó. Mọi người phải học cách để ghét. Và nếu người ta có thể bị học cách để ghét, họ cũng có thể được dạy cách yêu thương, vì tình yêu thương đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm ghét."


    Mừng Năm Mới 2014

    Trang Thơ Nhạc cuối Năm:14 tháng Chạp

    Minh Kỳ & Lê Dinh: Gác Nhỏ Đêm Xuân
    Tiếng hát: Hương Lan
    Tình thân,
    Kính.
    NNS





    Chuyện đầu Xuân:

    (1)
    Hoàng Sa & Hòa giải Quốc gia
    Huy Đức


    "Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”. Phải khi Trung Quốc đánh Hoàng Sa, 19-1-1974, ông Nguyễn Đăng Quang - một thành viên của phía Hà Nội trong "Phái đoàn liên hiệp quân sự 4 bên" thi hành Hiệp định Paris (1973) - mới nhận ra điều này. Họ ở đây là các sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bên mà cho đến nay, nhiều người vẫn gọi là phía "ngụy"[1].
    Phải mất 40 năm sau, báo chí nhà nước mới bắt đầu đăng hình bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà lên trang nhất, sau khi một tổ chức "dân lập" - Trung tâm Minh Triết - chứng nhận chồng bà đã "hành động vì biển đảo".

    Phải mất 40 năm sau, các thế hệ người Việt trong nước mới biết hình ảnh trung tá Ngụy Văn Thà, thiếu tá Nguyễn Thành Trí, đứng thẳng trên đài chỉ huy chiến hạm Nhựt Tảo khi những loạt đạn đang bắn từ các tàu Trung Quốc; biết đến, hai hạ sĩ Lê Văn Tây và Ngô Văn Sáu từ chối xuống tàu cứu sinh, chiến đấu cho đến viên đạn cuối cùng rồi đi vào lòng biển Hoàng Sa cùng con tàu Nhựt Tảo. "Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”.

    Ngày 14-3-1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, trước mũi súng bắn thẳng của quân Trung Quốc xâm lược, các chiến sỹ hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng. Trong ngày hôm ấy, 64 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển.

    Mười bốn năm trước đó, ngày 19-1-1974, khi một đơn vị hải kích gồm hai nhóm của Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ lên chiếm lại đảo Quang Hòa, nhóm người nhái phải lội qua một đầm nước trống trải, ngập đến thắt lưng... Từ bắc đảo, quân Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên, chúng núp sau các tảng đá dùng đại liên và cối 82 bắn thẳng vào đội hình - hai người lính Việt Nam cộng hòa tử thương, hai bị thương - nhóm hải kích vẫn không lùi bước. Trong ngày hôm ấy, 74 người lính Việt Nam đã chết trong tư thế hiên ngang, máu họ đã lắng lại thành những cột mốc muôn đời trên biển. "Hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”.
    Thật trớ trêu thay, chỉ khi đứng trước dã tâm của quân Trung Quốc, những người đi từ miền Bắc mới có thể thốt lên, hóa ra người anh em miền Nam của mình cũng sẵn sàng xả thân bảo vệ non sông, đất nước.

    Bất cứ điều gì xảy ra cũng đều có lý do, nhưng tại sao phải đợi quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa những người như ông Quang mới nhận ra chân lý đó? Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa từng có ý định dùng không quân lấy lại Hoàng Sa, theo phi công Nguyễn Thành Trung: “Mấy ông cấp tá... phát biểu trong cuộc họp rằng: Đánh với Việt Cộng là chỉ đánh chơi thôi... Đánh với Trung Cộng mới là đánh, cho nên trận này... cấp đại tá, trung tá, thiếu tá đánh trước, đánh cho họ biết người Việt Nam là như thế nào...".
    Phải chờ trận hải chiến Hoàng Sa 1974 những người lính miền Nam mới có cơ hội để chứng minh đầy đủ phẩm chất của một chiến binh; để những người lính miền Bắc, về sau nhận thấy, cái cách mà người anh em của mình chiến đấu, không có mảy may nào là "ngụy". Cái giá mà người Việt Nam phải trả để nhận biết điều vô cùng đơn giản này là biết bao máu xương và một phần lãnh thổ tổ tiên, quần đảo Hoàng Sa, đã rơi vào tay Trung Quốc.

    Chiều 11-1-2014, sau khi nghe ông Lữ Công Bảy, thượng sĩ giám lộ trên khu trục hạm Trần Khánh Dư, kể lại trận hải chiến Hoàng Sa, một cử tọa, vốn là người cởi mở, vẫn dùng từ "ngụy" theo thói quen khi đặt câu hỏi về phía Việt Nam Cộng hòa.
    Mất Hoàng Sa đã khiến cho người Việt thống nhất khá cao khi thấy Trung tâm Minh Triết tôn vinh bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Nhưng mất Hoàng Sa, không phải người Việt nào cũng học được bài học: không thể giữ đảo, giữ biển khi người Việt Nam vẫn đứng ở các bên để tranh cãi ai chính danh, ai ngụy.

    Năm 1950, khi luận về những hiềm khích giữa La Sơn Phu Tử và Bùi Dương Lịch, giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết: "Lúc loạn thời... Tuy ai cũng làm theo lẽ phải, nhưng óc đảng phái nó làm sai lệch cả lý luận".
    Thống nhất giang san đã khó, nhưng còn khó hơn khi thống nhất lòng người.
    Thật vui khi trên trang nhất các báo xuất hiện chân dung bà quả phụ trung tá Ngụy Văn Thà. Nhưng làm sao có thể thống nhất lòng người khi chỉ coi 74 người lính cùng hy sinh với trung tá Ngụy Văn Thà là không phải "ngụy".
    (Bà quả phụ Ngụy Văn Thà (hình do Tuổi Trẻ chụp ở Trung tâm Minh Triết ngày 11-1-2014). Sắp tới ngày giỗ thứ 40 của chồng bà vẫn chưa mua được nhà).
    Còn nhiều trang sử cần được mở ra, không chỉ có ở Hoàng Sa, dù ở đâu trên mảnh đất của ông cha, người Việt Nam chỉ nên để súng ống quay về cùng một hướng. Chỉ có hòa giải quốc gia mới có thể phát triển quốc gia. Một dân tộc không thể vững mạnh nếu như lòng người phân tán. (Source: HuyDuc FB).

    ***
    [1] Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-1-2014: Trong một buổi làm việc chính thức, một thiếu tá VNCH đã hỏi ông Quang: “Chúng ta đều là người Việt, hiện tại chúng ta đang là kẻ thù của nhau nhưng sau này có lẽ sẽ không là kẻ thù của nhau nữa. Tôi xin hỏi liệu sau này có một cường quốc phương bắc xâm chiếm một mảnh đất nào của chúng tôi hoặc của các ông thì các ông sẽ đối phó ra sao?”. “Lúc đó tôi mới ngoài 30, nhiều vấn đề cũng chưa hiểu rõ để đủ sức trả lời câu hỏi này. Chỉ một năm sau đó khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa tôi mới thấy rằng chính những người ở phía đối địch hóa ra họ cũng có ý thức bảo vệ đất nước không hề kém chúng ta”, ông Quang nhớ lại.


    (2)
    Văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ hy sinnh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974
    Nguyễn Khắc Mai

    Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân;
    Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi.
    Quyết một phen phanh xác quân thù,
    Liều trăm trận đền ơn sông núi.
    Nhớ các anh xưa
    Tuấn tú khôi ngôi,
    Thông minh lanh lợi.
    Ruộng đồng cùng nương rẫy, bờ tre xóm bãi, cày cấy sớm trưa;
    Mấy trăm năm chuyên cần, hai vụ mùa màng, mở mang lễ nghĩa.
    Trời biển Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
    Bao thế hệ, nguyện thề, giữ đất giữ biển, giữ chủ quyền người Việt.
    Tình anh em mặn mà, đằm thắm, trông nước non vời vợi, hẹn ước đinh ninh;
    Tuổi thanh xuân hăng hái, nồng nàn, nhìn tháng ngày tương lai, mong chờ phơi phới.
    Rằng hay,
    Hàng trăm năm giữ đảo, đào giếng, dựng chùa, lượm thu sản vật,
    Chinh phu bao lớp, đem thân tạc định giữa thiên thanh.
    Mấy người đi, được mấy kẻ về?
    Linh thiêng hóa thành chim báo dữ.
    Giặc cướp đảo lăm le, tấm thân này nào há tiếc,
    Lũ bá quyền hùng hổ, mưu gian nọ hãy diệt trừ.
    Sóng dâng trào, lao mình trong mưa đạn, hiến thân cho nước nào quản nguy nan;
    Biển nổi giận, cản bước chiến hạm thù, quyết liệt tấn công, sá gì đêm tối.
    Người xông lên đảo, nhảy vào vòng vây, xả súng chống trả, làn khói đạn che mặt trận đen sì.
    Người hướng mũi tàu, xông giữa quân giặc, ngang dọc tấn công, dòng máu đỏ thắm loang miền biển cả.
    Trúng thương, bị đạn, vẫn hiên ngang chống lũ hung tàn.
    Hạm vỡ, tàu chìm, nghĩa khí quyết không rời trận địa.
    Thân chiến binh, phơi xác bãi sa trường, khói sóng mù khơi mông mênh bể nội.
    Hồn chiến sĩ chơi vơi miền u tịch, mây trôi gió nổi, lãng đãng quê hương.
    Giận vì bọn xâm lược, để lại con thơ mẹ già, ưỡn ngực ra chống giữ;
    Cảm thay lòng ưu ái, đem theo chí lớn súng gươm, sống mái với quân thù.
    Giáp Dần 74, nhật nguyệt Hoàng Sa bi tráng đi vào lịch sử,
    Giáp Ngọ hôm nay, Núi sông,Trời biển, hào hùng ghi nhớ công ơn.
    Hỡi ôi!
    Vì nước, vì non,
    Không danh, không lợi.
    Nam nhi đại chí, nghìn xưa chẳng thẹn với tiền nhân;
    Dũng sĩ nêu gương, vạn kiếp còn soi cho hậu bối.
    Bài văn khóc anh hùng, xót thương chiến sĩ, ngâm nga giảng đường, ngờ đâu hợp với những người nay!
    Cuốn sử Việt vẻ vang, Văn Thà,Thành Trí , giảng mãi không thôi, oanh liệt sẽ thêm vào nhiều trang mới.
    Cuộc đời tuy ngắn ngủi, danh trượng phu còn mãi với giang sơn,
    Công nghiệp chưa hoàn thành, nợ nam tử đã đền cho đất nước.
    Nay xin truy điệu, 74 chiến sĩ Hoàng Sa, ngậm ngùi bấy: họp trước hương trầm,
    Rày đã thương cuộc, 40 năm là một chốc, cảm phục thay: ghi trong tim óc.
    Cuộc đấu tranh còn đương tiếp diễn, khôn thiêng phò đất mẹ, giữ vững chủ quyền,
    nền độc lập, cảnh vinh quang chắc chắn sẽ thành…
    Khúc khải hoàn chưa biết sớm hôm, linh ứng gíúp giang sơn, nâng cao khí phách,
    cuộc tự do, dân cường thịnh, thật không mấy nỗi.
    Ô hô!
    Thương nhớ mãi ngàn năm,
    Bao chiến binh giữ đảo Hoàng Sa,
    Những linh hồn Việt Nam bất tử !
    (Phước Thu –Khắc Mai phụng soạn, GS Vũ Khiêu hiệu chỉnh).


    ***
    Tâm thư gửi các em sinh viên và thanh niên
    nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam
    .

    Các Em thân mến,
    Chúng tôi xin được xưng hô như vậy cho thân mật. Trong số chúng tôi, những người gửi lá thư này, có người U90, 80, 70, nhiều người trong tuổi tứ thập bất hoặc và ngũ thập tri thiên mệnh (*).

    Vào tháng 1- 2014 này, chúng ta đứng trước sự kiện 40 năm trước, Trung Quốc thừa cơ Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, đang đi đêm với họ, hai miền Nam Bắc Việt Nam vẫn chưa có hòa bình, họ đã ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa là của họ, rồi lập tức đem cả hải lục không quân đánh chiếm Hoàng Sa, bấy giờ đang do Chính phủ VNCH quản lý. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bắn chìm, bắn hỏng nhiều tàu giặc, nhưng cũng tổn thất nặng nề. 74 chiến sĩ đã hy sinh oai hùng, để lại tấm gương “Quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu”. Bốn mươi năm qua, họ cưỡng chiếm Hoàng Sa, tổ chức nhiều hoạt đông phi pháp ở đó. Năm 1988 còn đưa quân chiếm giữ nhiều đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa của chúng ta. Họ còn có nhiều hành động cản trở, phá hoại những hoạt động bình thường trên vùng biển của chúng ta. Đặc biệt là họ đã đối xử vô nhân đạo, theo lối hải tặc đối với ngư dân Việt Nam làm ăn trên vùng biển của mình.
    Chính phủ và nhân dân ta kiên quyết lên án, phản đối những hành vi trái lý, trái lẽ của Trung quốc.
    Gửi lá thư này cho các Em, chúng tôi không kêu gọi, không dặn dò, không lên lớp, mà chỉ muốn bàn bạc với các Em như những người bình đẳng, có chung một tư tưởng, một tình cảm, một trách nhiệm với Non Sông, Đất Nước của mình, không phân biệt trẻ hay già. Hơn nữa, chính các Em sẽ là lớp người nắm lấy tương lai, vận mệnh của Đất Nước, chính các Em sẽ là lớp người gánh vác những công việc to lớn, nặng nề, khó khăn, thay thế lớp người cũ, thực hiện những công việc mà cha anh đã chưa làm trọn. Cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, đòi lại những phần đất, biển đảo của Tổ tiên đã bị ngoại bang xấu xa, gian ác cướp đoạt.
    Khi đứng trước tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, nóng bỏng, chúng ta nhớ tới lời dự báo chiến lược như sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585):

    Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
    Đất Việt muôn năm vững trị bình.


    Như thế, một chiến lược Biển toàn diện, quyết tâm thực thi cao, công tâm, chí lớn phải đặt ra. Thế hệ mới phải đứng trên vai cha anh, tài trí hơn, giỏi giang hơn, dũng khí hơn, nói được và làm chủ được cả trên bốn lĩnh vực: Bảo vệ chủ quyền. Phát triễn kinh tế Biển. Nâng cao trình độ khoa học Biển. Xây dựng văn hóa Biển. Chính trong tay các Em là những nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ấy. Khi Tuổi trẻ bàn việc Ra Biển Lớn, chúng tôi từng thưa với các Em, ra biển lớn phải dọn dẹp cái ao nhà. Các Em muốn xứng đáng với Nhân Dân, với Đất Nước không thể không coi trọng “dọn dẹp cái ao nhà”. Cái ao nhà của chúng ta, nay có thể hình dung như sau. Chung quanh Ao là lâu đài, trụ sở, hội trường… đèn điện sáng choang… Nhưng cái “Ao Nhà” thì đầy rác, bẩn thỉu, thối tha. Để bảo vệ chủ quyền, để xây dựng Đất nước giàu mạnh, làm cho nhân dân có dân quyền, có nhân quyền, có tự do, hạnh phúc, điều trông đợi chính là ở con người. Vì thế, xin hãy kiếm tìm một nhân cách cá nhân Việt mới. Xin hãy góp sức xây dựng một nhân cách Dân tộc Việt mới. Chưa bao giờ chúng tôi thấy công việc học và hành của các Em lại đầy ý nghĩa như thế.
    Riêng năm 2014 này chúng tôi muốn bàn với các Em một việc. Hãy đánh dấu sự kiện 40 năm mất Hoàng Sa này bằng một hoạt động. Các Em hãy cùng nhau tổ chức một sinh hoạt với chủ đề: Tôi biết Hoàng Sa là của Việt Nam.
    Các Em hãy cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, nêu chính kiến về 5 vấn đề sau:

    - Địa lý, địa mạo… tiềm năng kinh tế và các mặt khác của Hoàng Sa.
    - Lịch sử, pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
    - Những lập luận phi pháp phi lý của phía Trung Quốc về Hoàng Sa.
    - Cuộc chiến bi hùng đã xảy ra và gương anh dũng hy sinh của 74 chiến sĩ đã quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa.
    - Dư luận quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam.

    Các Em sẽ có cơ hội làm chủ nhân của Đất Nước, học hỏi lấy từ bài học bi hùng của Dân tộc, tự tìm thấy nghĩa vụ của mình, biết đền đáp công ơn của những người đã chiến đấu, bỏ mình vì Đất nước, góp phần mở rộng dư luận trong nước và quốc tế, yểm trợ mạnh mẽ cho Nhân Dân và Chính Phủ trong sự nghiệp lâu dài và gian khó này.
    Nhân dịp này chúng tôi tha thiết đề nghị các nhà trường, các Thầy, Cô, các Cấp ủy, các cấp Chính quyền, ban Tuyên giáo, Báo chí, các Viện nghiên cứu, các tổ chức Đoàn và Hội SV… hãy cùng các Em sinh viên, thanh niên bằng những hình thức khác nhau, tổ chức sinh hoạt này có kết quả. Xin đừng gây cho các Em có cảm tưởng các Em đơn độc, bị khó dễ và bị những người có uy quyền quay lưng lại với giới trẻ có tâm huyết với những vấn nạn của Đât Nước.
    Sớm đưa giới trẻ Đại học vào trách nhiệm xã hội là minh triết (khôn ngoan, sáng suốt), cũng chính là trao gởi trách nhiệm và niềm tin của Dân tộc vào tay thế hệ nối tiếp. Vì thế chúng tôi thật sự cảm động và trân trọng đánh giá cao nhiều hoạt động không hề ngây thơ, tự phát của nhiều nhóm SVTN đã không hề vô cảm, rất chủ động, rất khí phách đã tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế những hành động sai trái xấu xa của phía Trung Quốc.
    Như Nguyễn Trãi từng nói “Bui một tấc lòng ưu ái cũ” (lòng ưu ái nghĩa là lòng lo nước thương dân, ưu quốc, ái dân), chúng tôi chia sẻ tâm tình này với các Em. Xin nhờ báo giới, các trang mạng của cơ quan, đoàn thể; các trang mạng xã hội chuyển tới các Em sinh viên thanh niên trong cả nước.
    Thân yêu và trân trọng chúc các Em Năm Mới khỏe mạnh, học giỏi và nhiều niềm vui.
    Thay mặt nhóm Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông (Nguyễn Khắc Mai).
    (*) Theo Khổng Tử, con người 40 tuổi thì chẳng còn nghi hoặc, 50 tuổi thì biết mệnh trời. (Source: Việt-Studies).

    ***
    News (Blog BVB): Thông báo chính thức về cuộc
    Tuần hành tại Tokyo (sáng Chủ Nhật, ngày 19 tháng 1 năm 2014):
    Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa.

    "Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu chuộng hòa bình và công lý nhiệt tình tham gia cuộc tuần hành Phản đối Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng Hoàng Sa (17/1/1974- 17/1/2014). Đồng thời phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc bắt tất cả ngư dân nước ngoài phải xin phép khi hành nghề trên Biển Đông từ ngày 1/1/2014. Thời gian: 10h – 12h Chủ Nhật, ngày 19/1/2014. Trong phạm vi từ khu vực gần ga Roppongi đến khu vực gần ga Ebisu. Địa điểm và hành trình chính xác, ban tổ chức sẽ thông báo sau vài ngày nữa. Vấn đề xin phép tuần hành: Ban tổ chức đã được sự đồng ý và cam kết hỗ trợ của Cảnh sát Tokyo đi theo bảo vệ đoàn, giữ gìn trật tự và giao thông. Ngày thứ 3, 14/1/2014, sẽ nhận được Quyết định chính thức bằng Văn bản cho phép tuần hành.

    Đoàn Tuần hành sẽ cử 5 thành viên đại diện đến trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để đọc Kháng Nghị thư bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, trong đó nêu rõ tinh thần phản đối quyết liệt hành vi xâm lược của Trung Quốc, dứt khoát khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông. (Cảnh sát Nhật chỉ cho phép tối đa 5 người đến trước Sứ quán Trung Quốc đọc Kháng Nghị thư).
    Các câu khẩu hiệu được phép sử dụng trong cuộc tuần hành: trước mắt dự kiến các khẩu hiệu sau:

    1. Hoàng Sa là của Việt Nam ホアンサはベトナムの領土だ。
    2. Trung Quốc hãy tuân thủ Luật Quốc tế 中国は国際法を守れ。
    3. Trung Quốc không được xâm hại ngư dân Việt Nam 中国はベトナム漁民をいじめるな。
    4. Hòa Bình cho Biển Đông 南シナ海に平和を。
    5. Hòa Bình cho cả Biển Hoa Đông 東シナ海にも平和を。
    6. Trung Quốc hãy cư xử xứng đáng là nước lớn 中国は大国らしく振舞え.

    (3)
    40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt
    Bùi Tín (VOA)

    Năm nay là 40 năm chẵn kỷ niệm trận Hoàng Sa. Tháng 1/1974, một lực lượng của hải quân thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa đã dũng cảm chiến đấu chống lại một lực lượng của hải quân Trung Quốc xâm phạm khu vực Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta, đâm thẳng vào tàu địch, xua đuổi chúng, dù chúng đông, hỏa lực mạnh hơn. Đây là một chiến công oanh liệt mang truyền thống dân tộc.
    Năm nay là một thời điểm thuận lợi cho sự nhìn lại lịch sử một cách khách quan, công bằng, minh bạch, trên lập trường dân tộc chống ngoại xâm, đính chính cách nhìn lệch lạc méo mó do lập trường đấu tranh giai cấp của học thuyết Mác xa lạ, còn bị Lênin cực đoan hóa một cách tệ hại.

    Đây cũng là một dịp hiếm có để trí thức, ngành sử học, ngành giáo dục nước ta nhìn lại một lần cho rốt ráo bản chất một số sự kiện lịch sử, tự mình đính chính những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức, để từ bỏ những lập luận, nhận định và ngôn từ sai trái.
    Hãy bắt tay vào việc kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt chống quân bành trướng Trung Quốc một cách đàng hoàng sâu sắc, với nhiều hoạt động thiết thực. Như một số blogger đã và đang làm, hãy tường thuật lại trận hải chiến Hoàng Sa này với nhiều hình ảnh lịch sử được lưu trữ, phỏng vấn các nhân vật tham chiến còn sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại, thăm hỏi gia đình các liệt sỹ, tổ chức các buổi chiếu phim, nói chuyện rộng khắp.

    Tôi cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước tôi từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”. Quả là một sự trấn an gượng gạo, theo quan niệm bạn, thù, ta cực kỳ ngu muội, tăm tối, phản dân tộc.
    Hiện nay đang có những việc làm đầy ý nghĩa rất đáng được hoan nghênh và hưởng ứng rộng rãi. Như nhà báo Huy Đức đã sưu tầm đầy đủ lai lịch về 74 liệt sỹ hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận đánh oai hùng này. Anh đã tìm đến gặp một số gia đình liệt sỹ, và có sáng kiến cùng một số bạn có tâm huyết dựng lên “Nhịp cầu Hoàng Sa”, nhằm quyên góp để giúp một số gia đình liệt sỹ Hoàng Sa đang lâm vào cảnh túng thiếu, đặc biệt là bà Huỳnh Thị Sinh, vợ trung tá hải quân Ngụy Văn Thà, và bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ đại úy hải quân Nguyễn Thành Trí.

    Tôi muốn đề xuất với Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa, Hội Lịch Sử Việt Nam... nhân dịp này hãy cùng phối hợp tổ chức một số cuộc gặp mặt với những người từng dự trận hải chiến lịch sử đó. Hiện có người đang ở Hoa Kỳ như hạm trưởng Vũ Hữu San, ở Pháp như cựu chiến binh Vương Văn Hà, và ở trong nước còn có gần một chục người, hiện ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Khánh Hòa và Bình Thuận. Nhà báo Huy Đức và ông Lữ Công Bảy, một cựu chiến binh trên Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4, chắc chắn có đầy đủ các địa chỉ này. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc họp rất có ý nghĩa và gây nhiều xúc động.
    Trong những cuộc gặp mặt giao lưu như thế, trên tinh thần bình đẳng tôn trọng nhau, anh em ruột thịt, sẽ xóa bỏ triệt để trên thực tế sự đối lập địch ta, mọi người sẽ thấm thía rằng trong 30 năm chiến tranh, người Việt ta bắn giết người Việt ta là nhiều nhất, hăng say nhất. Đã đến lúc phải nhận ra sâu sắc điều đau đớn ấy để cùng nhau thấy rõ sự sai lầm, dại dột của mình, nhằm từ nay thương yêu, cố kết với nhau hơn, chung sức giữ nước, xây đắp tương lai hòa bình, dân chủ, phát triển phồn vinh cho toàn dân.
    Đã đến lúc nhà nước nên ban hành những quy định mới, về việc sử dụng khái niệm, ngôn từ trên sách vở báo chí. Như xóa bỏ các từ “ngụy quân ngụy quyền”, “chế độ tay sai Mỹ”, “ngụy quyền bán nước”, cũng như những khái niệm đã đi sâu vào dĩ vãng trong quan hệ quốc tế như “giặc Mỹ xâm lược”, “chống Mỹ cứu nước”, "đánh xong giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay"...
    Đã đến lúc cần có một sắc lệnh coi các nghĩa trang là chung cho các tử sỹ của các bên, và một chính sách xã hội chung cho các thương binh các bên không phân biệt, cũng như cho những gia đình quân nhân, cựu binh các bên cần trợ giúp.
    Đó là tình nghĩa dân tộc được khôi phục và phát huy.

    Trong nghĩa trang lớn Arlington giữa thủ đô Washington, các liệt sỹ từng chiến đấu ở hai bên trong cuộc nội chiến Nam/Bắc (1861-1865) được chôn cất bên nhau, xen kẽ nhau, không chút phân biệt. Đây không phải là sự cao thượng khoan dung của kẻ chiến thắng, chỉ là nét ứng xử của một dân tộc văn hiến.
    Tấm gương nóng hổi về việc từ bỏ con đường bạo lực, thực hiện trọn vẹn hòa hợp dân tộc bị chia rẽ lâu dài của Nelson Mandela, tấm gương đẹp của Miến Điện hòa giải giữa những thế lực dân tộc từng thù ngịch nhau một thời rất đáng để mọi người Việt Nam ta suy nghĩ nhân kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt.
    Dân chủ và Hòa hợp dân tộc sẽ là đôi cánh thần kỳ để dân tộc Việt Nam ta vươn cao bay xa trong bầu trời tự do của thời đại mới. (Bùi Tín - voatiengviet.com/content/bon-muoi-nam-tran-hoang-sa-oanh-liet/1826023.html).

    (4)
    Xu hướng chính trị năm 2014
    Ts Nguyễn Hưng Quốc

    Không có gì bất ngờ và khó tiên đoán bằng chính trị. Ngay cả những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có nhiều thông tin nhất cũng không thể tiên đoán được sự sụp đổ nhanh chóng và dễ dàng của các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vào những năm 1989-1991; cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ năm 2001, từ đó, làm thay đổi hẳn cả tình hình thế giới, cũng như các cuộc nổi dậy làm sụp đổ các chế độ độc tài quân phiệt ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi cách đây mấy năm.

    Không có ai cả. Bởi vậy, tôi chả dại gì nhảy ra làm một tên tiên tri điên rồ cho năm 2014. Tuy nhiên, tiên đoán là một chuyện. Phân tích các xu hướng vận động dựa trên các mâu thuẫn chính vốn có khả năng gây ra xung đột lại là một chuyện khác.
    Nhìn trên phạm vi thế giới, một số bình luận gia cho mâu thuẫn chính cần được theo dõi trong năm 2014 tập trung vào một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Đông (chủ yếu là Iraq và Syria) và Trung Quốc; cũng như vào một số vấn đề lớn như lãnh vực an ninh mạng (cybersecurity) và đặc biệt, sự phát triển của al Qaeda (lực lượng khủng bố của người Hồi giáo cực đoan).

    Ở phạm vi các nước Đông Nam Á, những vấn đề cần được theo dõi là cuộc cải cách ở Miến Điện, các biến động chống chính phủ ở Thái Lan và Campuchia, cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống ở Indonesia, vấn đề nhân quyền và hợp tác kinh tế trong khu vực, và đặc biệt, tình hình trên Biển Đông cũng như các trò chơi siêu cường (super power game) giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Biển Đông và các nước liên hệ. http://thediplomat.com/2014/01/south...h-for-in-2014/

    Còn ở Việt Nam?
    Về phương diện đối ngoại, mâu thuẫn chính chắc chắn vẫn tập trung vào mối quan hệ với Trung Quốc trên Biển Đông. Rất có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không (Air Defense Identification Zone) trên con đường chữ U mà họ đã công bố từ năm 2009 như điều họ làm trên biển Hoa Đông năm ngoái. Dĩ nhiên, đối với Biển Đông, Trung Quốc sẽ dè dặt hơn biển Hoa Đông. Trên biển Hoa Đông, họ chỉ đối đầu với Nhật Bản. Trên Biển Đông, ngoài Việt Nam, Trung Quốc sẽ phải đối đầu với Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines. Thật ra, cả năm đều khá yếu và đều không phải là đối thủ của Trung Quốc. Điều Trung Quốc sẽ cân nhắc là sau các nước ấy là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc công bố vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông có thể sẽ làm cho khối ASEAN trở thành đoàn kết hơn. Tuy nhiên, khả năng đoàn kết này sẽ bị giảm thiểu đáng kể khi Indonesia, quốc gia thường đóng vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc, đang ở trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực do cuộc bầu cử tổng thống sẽ được tổ chức vào tháng 7, 2014. Trước ngày bầu cử, chính phủ cũ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono không còn cái thế để tập hợp lực lượng; sau ngày bầu cử, chính phủ mới cũng sẽ chưa đủ lực để đương đầu với Trung Quốc. Có lẽ đó sẽ là thời điểm tốt nhất để Trung Quốc bộc lộ tham vọng làm bá chủ trên vùng trời ở Biển Đông.

    Nếu Trung Quốc làm điều đó, chính phủ Việt Nam lại cũng sẽ tự kiềm chế để không xảy ra xung đột. Việt Nam chưa sẵn sàng cho bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào với Trung Quốc. Họ lại tiếp tục nhịn. Nhưng việc nhịn nhục lại làm nảy ra một vấn đề khác: Họ sẽ bị dân chúng nhìn như những kẻ bán nước hoặc quá khiếp nhược và bất lực. Chắc chắn sẽ không hiếm người sẽ xuống đường biểu tình hoặc lên tiếng trên các diễn đàn xã hội chống lại Trung Quốc. Bản chất của chế độ sẽ bị thách thức nghiêm trọng trong việc đối phó với những sự chống đối chính đáng ấy. Mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ biến thành mâu thuẫn giữa chính phủ/đảng và dân chúng ở Việt Nam.

    Có thể nói, ở Việt Nam, trong năm 2014, mâu thuẫn chính là những mâu thuẫn trong nội bộ, giữa những người Việt Nam với nhau. Mâu thuẫn ấy thể hiện ở hai cấp độ: Một, giữa giới cầm quyền và dân chúng; và hai, trong nội bộ giới cầm quyền.
    Thứ nhất, mâu thuẫn giữa dân chúng và giới cầm quyền vốn đã có từ lâu. Chỉ có vấn đề là càng ngày nó càng trở thành trầm trọng. Trầm trọng ở hai khía cạnh: Một, những bất mãn của dân chúng càng lúc càng lớn và hai, những sự trấn áp của nhà cầm quyền càng lúc càng mạnh. Hai xu hướng ấy chỉ dẫn đến xung đột với một số điều kiện: Một, ngoài sự bất mãn, dân chúng còn được trang bị bởi ý thức cao về quyền công dân và được hỗ trợ bởi các tổ chức xã hội dân sự. Hai, nhà cầm quyền mất khả năng kiềm chế trong việc trấn áp dân chúng. Điều kiện thứ nhất mới chỉ manh nha, giới hạn trong giới trẻ thuộc thành phần trí thức: Nó chưa đủ rộng và mạnh để dẫn đến các cuộc nổi dậy thực sự, dĩ nhiên, trừ khi xảy ra một hiện tượng đột biến nào đó làm thức tỉnh mọi người. Điều kiện thứ hai khó tiên đoán hơn vì khả năng kiềm chế, một mặt, tùy thuộc giới lãnh đạo cao cấp nhất; mặt khác, tùy thuộc vào một số cá nhân thừa hành (ví dụ, một số công an có thể nổ súng bừa bãi vào đám đông biểu tình làm bộc phát sự phẫn nộ của dân chúng).

    Thứ hai, mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền. Độc tài đảng trị khác độc tài cá nhân ở chỗ: bao giờ nó cũng chứa đựng các mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ. Vấn đề chỉ là mức độ. Các mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản đã xuất hiện từ lâu, ngay từ lúc mới thành lập, nhưng hầu hết đều ở mức có thể kiểm soát được, và nhờ kiểm soát được nên cũng che giấu được. Những năm gần đây, nó vượt khỏi những giới hạn bình thường, trở thành công khai hóa, ai cũng thấy. Năm 2014 này, những mâu thuẫn ấy có nguy cơ bùng nổ lớn vì hai yếu tố: Một, đây là thời điểm bắt đầu cho cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội 12 của đảng vào năm 2016; và hai, vụ án Dương Chí Dũng đang diễn ra tại Hà Nội có thể dẫn đến những chuyển biến bất ngờ.

    Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines, tập đoàn kinh tế quốc doanh về hàng hải, người gây nên các vụ vỡ nợ cả hàng tỉ đô la, bị kết tội vì hai lý do: Một, tham nhũng, và hai, bỏ trốn. Chuyện tham nhũng không quan trọng bằng chuyện bỏ trốn bởi chuyện bỏ trốn gắn liền với hai chuyện khác: ai đã mật báo cho ông về tin ông có thể bị bắt trước khi án lệnh được công bố; và ai đã giúp ông bỏ trốn? Các lời khai của Dương Chí Dũng đã dẫn đến việc bắt giữ Dương Tự Trọng, em ruột ông, nguyên Phó giám đốc công an Hải Phòng và Phó cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an. Nhưng quan trọng hơn, nó còn tiết lộ người báo tin mật cho ông không ai khác hơn là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người được ông hối lộ cả hơn nửa triệu đô la. Xin lưu ý là Phạm Quý Ngọ là Thượng tướng và là ủy viên Trung ương đảng. Một số nguồn tin cho biết có thể cả Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và ủy viên Bộ Chính trị, cũng tham gia vào vụ hối lộ này. Cho đến nay, công an và tòa án Việt Nam chưa hề lên tiếng gì về sự liên quan của cả Phạm Quý Ngọ lẫn Trần Đại Quang nhưng dư luận từ trong đến ngoài nước đã xôn xao bàn tán rất nhiều. Nhà cầm quyền không thể che giấu được. Nhưng giải quyết một cách rốt ráo vụ án Dương Chí Dũng nhất định sẽ dẫn đến sự tranh chấp quyền lực ở cấp cao nhất trong guồng máy lãnh đạo của đảng (Bộ Chính trị) của của chính quyền (chính phủ).
    Có lẽ sự tranh chấp này sẽ là đỉnh điểm của tình hình chính trị Việt Nam trong năm 2014.

    (5)
    Sĩ Khí Rụt Rè
    Ngô Nhân Dụng

    Ðọc một bài trên mạng Bô Xít Việt Nam về câu chuyện vạch ra những lầm lẫn trong hai cuốn từ điển, bỗng nhớ đến hai câu thơ của Tú Xương tả cảnh các nhà Nho trong thời Pháp thuộc:

    Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,
    Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi


    Nhiều vị độc giả có thể chưa đọc bài “Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt” của tác giả Lê Mạnh Chiến, cho nên xin phép tóm tắt lại: Hai cuốn từ điển được nói tới trong bài này là của Giáo Sư Nguyễn Lân, đã tạ thế năm 2003. Cuốn đầu là “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” đã in nhiều lần, từ năm 1993, dài 867 trang (chắc tổng số trang phải là một số chẵn, 868?). Cuốn thứ nhì là “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” in lần đầu năm 2000, dùng phần lớn nội dung cuốn trước, cộng thêm phần tiếng Việt nên dài hơn, tới 2112 trang, cũng đã xuất bản lại nhiều lần.

    Năm 2004, tác giả Lê Mạnh Chiến đã viết một bài nhận xét về cuốn đầu, Từ điển Hán Việt, ông nêu ra 170 chỗ giải nghĩa sai lầm. Khi viết bài, chính ông chưa biết tên tác giả và cũng không thấy tên đầy đủ của cuốn từ điển, vì tập sách ông có trong tay đã bị rách mấy trang đầu. Nghe chi tiết đó, chúng ta có thể thương cảm các học giả độc lập sống trong một nước nghèo. Nhưng ông Lê Mạnh Chiến vẫn viết bài, để giúp các giáo sư và học sinh cả nước dùng cuốn từ điển này biết mà tránh những sai lầm trong đó. Ông gửi bài cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ. Nhưng tờ báo của Bộ Giáo Dục chỉ đăng được sáu kỳ (từ số 582 đến số 587, giữa năm 2004), thì loạt bài bị ngưng lại, không đăng nữa; các độc giả mới được thấy 67, 68 thí dụ, dưới một nửa số sai lầm mà ông Lê Mạnh Chiến tìm ra.
    Tác giả sau đó có dịp gặp một nhà biên tập trong tờ báo trên, được nghe những lời giải thích. Mặc dù độc giả Tạp chí Thế Giới Mới chưa biết tên tác giả cuốn từ điển đó, nhưng những người trong cuộc biết đây là tác phẩm của Giáo Sư Nguyễn Lân, người được trao tặng giải thưởng nhà nước năm 2001 về khoa học và công nghệ. Người ta cho biết “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người ‘có tiếng’ ca ngợi.” Nhưng họ phải ngưng đăng vì Giáo Sư Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện.” Ông Lê Mạnh Chiến kể: “Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới.”
    Sau khi bài báo bị chấm dứt, ông Lê Mạnh Chiến kể ông đã viết những bài ngắn hơn, mỗi bài khoảng 4,000 chữ, nêu ra khoảng 20 chỗ sai lầm làm thí dụ, cho đăng trên những tờ báo khác, như báo Ðại biểu Nhân dân, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, tạp chí Văn hóa Nghệ An, vào năm 2005. Ông Lê Mạnh Chiến cũng tiết lộ rằng ngay khi báo Ðại biểu Nhân dân đăng kỳ đầu tiên, đã có người đến phản đối; đó là một giáo sư tiến sĩ, đại biểu Quốc hội, liên hệ mật thiết với Giáo Sư Nguyễn Lân. Ông ta đến tòa báo nói rằng Giáo Sư Nguyễn Lân là một nhân vật nổi tiếng đã “thành danh,” sao dám làm mất uy tín của ông?.

    Giáo Sư Nguyễn Lân đã qua đời trước khi những bài báo của ông Lê Mạnh Chiến xuất hiện, cho nên chúng ta không thể biết nếu còn sống ông cụ sẽ phản ứng ra sao. Lúc in hai cuốn từ điển trên, Nguyễn Lân đã gần 80 tuổi (cụ sinh năm 1906). Ở tuổi đó, ngồi biên soạn những cuốn từ điển một, hai ngàn trang giấy, khó tránh khỏi lỗi lầm. Thường ở các nước văn minh, không ai một mình soạn từ điển, mà lúc nào cũng có hàng chục, hàng trăm người cộng tác, nhiều người chỉ làm một công việc là tìm những chỗ sai lầm mà thôi. Chỉ ở những nước nghèo khó như nước ta mới có cảnh những tác giả “một mình một ngựa” làm từ điển! Theo thói quen của những người Việt Nam được giáo dục theo lối cổ truyền, chúng ta không nên vì câu chuyện này mà xúc phạm một người đã khuất. Nhưng điều đáng nói trong cả câu chuyện trên là thái độ và cách suy nghĩ, cách nói năng của những người trong chuyện.
    Thứ nhất là một tờ báo của Bộ Giáo Dục phải tránh không vạch ra những sai lầm do “một ngôi sao sáng của ngành giáo dục” vấp phải! Ðó cũng là lối lý luận của một đại biểu Quốc hội, nói rằng “một nhân vật nổi tiếng đã ‘thành danh,’ sao dám làm mất uy tín của ông?”. Thái độ và lối suy nghĩ đó sẽ làm cho nước ta chậm tiến; không bỏ đi thì sẽ lạc hậu mãi mãi. Nhất là khi câu nói xuất phát từ miệng một giáo sư tiến sĩ, một nhà khoa học, đứng đầu một cái viện nghiên cứu to lớn có tầm vóc quốc gia. Khoa học tiến bộ chính là vì người lớp sau dựa trên các công trình của người lớp trước rồi tìm cách vượt lên trên tìm ra những điều “đúng” với thực tại hơn. Nếu Newton cứ sợ sệt, không dám nói những điều trái ngược với nhân vật nổi tiếng đã 'thành danh' là Aristote, thì vật lý học vũ trụ đã giậm chân tại chỗ từ thế kỷ 16! Nếu Einstein sợ không dám làm mất uy tín của Newton thì loài người chắc vẫn chưa biết rằng trọng khối và năng lượng chỉ là hai hình thức biểu hiện của một thực tại. Chính Newton, vào lúc cuối đời, cũng công nhận rằng suốt đời ông coi thường lý thuyết vật lý lượng tử (quantum) là sai lầm.
    Thứ hai, là hành động “tự kiểm duyệt” của một tờ tạp chí thuộc Bộ Giáo Dục, che lấp những sai lầm của “một ngôi sao sáng của ngành giáo dục” là một thói quen đáng xấu hổ. Bao nhiêu người đang tranh đấu đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, có ai chấp nhận những hành động “tự kiểm duyệt” như vậy hay không? Chắc hẳn những người phụ trách tờ báo Thế Giới Mới đã nhận được nhiều cú điện thoại gây áp lực, họ cũng lo sợ cho nồi cơm của gia đình mình, cho nên tự đục bỏ một bài viết có giá trị và rất ích lợi cho xã hội. Ðó chính là cảnh “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” mà Tú Xương đã mô tả.

    Tại sao “sĩ khí” lại “rụt rè” như gà phải cáo?
    Chúng ta cũng không nên chê trách riêng những người biên tập báo Thế Giới Mới. Họ là sản phẩm của một nếp sống, một thứ “văn hóa” của thời đại; họ tập được thói quen đó vì những kinh nghiệm cuộc đời. Cho nên họ phản ứng theo những điều kiện trước mặt, như một phản xạ Pavlov. Nền nếp “văn hóa” đó được diễn tả qua câu tục ngữ “vạch áo cho người xem lưng.”
    Không nên vạch áo cho người xem lưng. Nhưng nếu cái lưng đó có bệnh, cần phải chữa trị, thì có thể nào cứ khăng khăng không vạch áo cho người xem lưng mãi được chăng? Nhất là căn bệnh đó không phải chỉ tai hại cho một cá nhân, người có cái lưng cần vạch ra, mà còn tác hại trên hàng triệu sinh viên, học sinh sử dụng những cuốn từ điển đầy sai lầm. Một, hai thế hệ sử dụng các cuốn từ điển đó sẽ học sai, hiểu sai, tương lai tiếng Việt Nam sẽ ra sao?

    Ðây là hậu quả của lối sống trong một chế độ độc tài chuyên chế, tác hại đến cả xã hội. Ðảng Cộng sản luôn luôn bưng bít các lỗi lầm. Ðảng có cả một bộ máy công an và tuyên truyền để che đậy, giấu giếm những sai lầm. Các cuộc họp đều bí mật, bên trong chửi bới nhau, kể tội nhau những gì người ngoài không được biết. Các lãnh tụ không bao giờ sai lầm cả, chỉ có các cấp dưới thi hành sai mà thôi. Các cán bộ không được nói đến sai lầm của cấp trên. Tất cả chỉ vì một chế độ độc tài chắc chắn phải đi đôi với bạo lực và gian trá. Bao giờ nước Việt Nam thoát khỏi ách độc tài thì mới thoát khỏi lối sống giả dối, xóa tan nền “văn hóa” che đậy, bưng bít.
    Năm 1974, nhà văn Aleksandr Solzhenitsyn đã viết một bài có tựa đề “Ðừng Sống Dối Trá” (Live Not By Lies) đúng vào ngày ông bị mật vụ đến bắt đem đi. Sau đó ông bị trục xuất, sống lưu vong cho đến ngày chế độ cộng sản sụp đổ mới về nước. Cố Tổng Thống Tiệp Khắc Václav Havel (1936-2011) viết trong cuốn “Quyền lực cho những người Bất lực” (The Power of the Powerless,) năm 1978, đã mô tả nước ông là nơi các công dân bị bắt buộc phải “sống trong một trò giả dối” (live within a lie). Năm 1984, chính ông đã kêu gọi đồng bào ông: “Hãy sống thật!” Năm năm sau, ông được mời làm tổng thống một quốc gia bắt đầu lên đường dân chủ hóa.
    Nhiều nhà trí thức Việt Nam như Hà Sĩ Phu cũng đang kêu gọi đồng bào hãy “biết hổ thẹn,” hãy ngẩng đầu lên nói sự thật. Một đảng viên cộng sản lâu năm như Lê Hiếu Ðằng cũng can đảm công khai từ bỏ đảng để được sống thật. Những tấm gương đó cho thấy trong đất nước chúng ta vẫn còn rất nhiều người có sĩ khí. Hy vọng những tấm gương đó sẽ được nhiều người bắt chước. Ðể người Việt Nam có thể chúc nhau, nhân dịp Tết sắp đến, như lời Tú Xương đã chúc đồng bào phải sống ra sao để:
    Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước / Sao được cho ra cái giống người. (Source: NV Online)

    (6)
    Thơ


    (i) Ts Nguyễn Thanh Giang
    Chùm Thơ: Trích từ tập "Những mẩu quặng dọc đường"


    ĐÊM NGỦ Ở ĐƯỜNG LÂM (*)

    Chiều đọc tin ngư phủ mình bị giết
    Ước Biển Đông vút cọc nhọn Bạch Đằng
    Đêm nghe vọng tiếng tù và hối thúc
    Thấy Ngô Quyền lẫm liệt vung gươm
    (*) Quê Ngô Quyền


    VỀ CHUYỆN CÁI LƯỠI BÒ (*)

    Tôi không muốn gọi đấy là cái lưỡi bò
    Những chú bò nhuộm vàng chân đê
    Những chú bò giúp tôi xung trận
    Giả làm Đinh Tiên Hoàng
    Lẽ nào, nếu cần ?
    Tôi phải cắt lưỡi nó !
    Những chú bò sẽ húc vào sườn họ
    Liếm rách toang mặt họ
    Nếu họ đi qua ải Chi Lăng
    Những chú bò sẽ hóa thành ngựa Gióng
    Phun lửa vào tầu ngầm, tầu chiến
    Nếu họ nghênh ngang kéo đến Trường Sa
    Tôi không muốn gọi đấy là cái lưỡi bò
    Đấy là cái lưỡi của con rắn độc
    Ngo ngoe dọa người
    Nhân dân tôi sẽ cắt lưỡi nó
    Bẻ răng nó
    Vắt lấy nọc
    Tọng vào mồm đứa nào chiếm Hoàng Sa

    Hà Nội 22-9-2009
    ( * ) Có người gọi đường lãnh hải Trung Quốc vẽ thò xuống phía nam như cái lưỡi bò liếm cả vào lãnh hải Việt Nam

    NHỚ TẾ HANH

    Ông có về lại vườn xưa hái quả
    Thăm con sông từng tắm mát đời ta
    Chú còng gió giương càng chào biển cả
    Những mảnh hồn làng phấp phới tận Hoàng Sa

    12 tháng 12 năm 2010

    NHỚ HỮU LOAN

    Vẫn thấy ông thồ đá qua những đồi sim
    Lầm lũi xám những chiều hoang biền biệt
    Kẽo kẹt bên trời dáng ông lẫm liệt
    Săc tím đời ông bầm dập những con tim
    20 tháng 3 năm 2010


    ĐÊM CHÂU THỔ

    Đất châu thổ phù sa ai bồi đắp
    Thuở Âu Cơ bùn lấm đến bây giờ
    Để trăng cứ trong như bát ngát
    Để đồng vàng thơm hương vị hoang sơ
    Rồi sớm tinh mơ bầy chim kéo đến
    Khi tay liềm động rơi giọt sương đêm
    Chim bay lên, hạt vàng vương trong cánh
    Hạnh phúc theo đi trang trải trăm miền
    Mà ầu ơ, tiếng ầu ơ man mác
    Cứ lim dim heo hắt mấy canh đèn
    Xa xăm lắm những vì sao thao thức
    Nghe trẻ học vần từ đất Văn Lang.


    (ii) Trần Ngọc Thụ

    Con đường hàng tỉnh


    Con đường hàng tỉnh tôi đi
    Ba mươi năm biết có gì đổi thay
    Nhà mái rạ, tường đang xây
    Ven đường vẫn một hàng cây xà cừ
    Ông lão dong trâu đi bừa
    Là con ông lão ngày xưa đi cày


    Bà Đầm xòe:

    Trần Ngọc Thụ là một nhà báo lớn, trọn đời làm báo ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Thế nhưng anh còn là một nhà thơ lớn. Anh có tới 12 tập thơ với khoảng 700 bài thơ đã xuất bản. Một bài thơ thế sự về đất nước con người miền Bắc Việt Nam qua 30 năm (tính từ năm 1954 đến năm 1984) “phát triển đi lên” dưới sự lãnh đạo toàn diện và triệt để của đảng cộng sản Việt Nam.
    Tôi lấy làm lạ, một Trần Ngọc Thụ, nhà báo lớn giữ tới chức Trưởng Ban Chuyên đề ở một cơ quan báo chí của đảng, nhà nước, mỗi ngày duyệt hàng trăm bài báo của phóng viên cho lên sóng phát thanh với những nội dung: đất nước phát triển ngày một đi lên, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, nghị quyết của đảng luôn đúng và sáng suốt – ấy mà đùng một cái, cái xã hội mà ngày ngày anh chỉ đạo và duyệt bài ca tụng, tạo nên “món ăn tinh thần” cho cả chế độ xã nghĩa lại đổ sụp trong bài thơ này của anh. Nó có thay đổi gì đâu. Đường đi lối lại vẫn là một hàng cây xà cừ thi gan cùng trời đất được trồng từ những năm Một chín sáu mươi; ngôi nhà hạnh phúc yên vui của dân chỉ là nhà lợp bằng rạ và có cái tường ( không biết xây bằng gì) còn đang xây dang dở; đau nhất, qua bao nhiêu lần thực hiện nghị quyết của đảng từ làm ăn trong hợp tác xã cấp thấp chuyển lên cấp cao, rồi làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa với máy cày máy kéo về làng nhằm mục tiêu:
    “Núi rừng có điện thay sao / Nông thôn có máy làm trâu thay người”, thì hiện thực tồn tại chỉ là:
    “Ông lão dong trâu đi bừa / Là con ông lão ngày xưa đi cày”.

    Nghĩa là phương thức làm ăn vẫn nguyên như cũ. Nghĩa là, khi cách mạng thành công, kiếp phận của nhân dân là “con trâu đi trước, cái cày theo” sau thì 30 năm sau vẫn thế.


    (iii) Mường Mán

    Khúc Xuân


    tháng giêng biếc nụ tầm xuân
    xanh non màu cỏ bâng khuâng màu chiều
    én về gọi áo bay theo
    gió về chợt ấm câu Kiều ai ru
    giữa mùa xuân ngỡ mùa thu
    phía em vàng áo sương mù phía tôi
    đàn ai dạo khúc lẻ loi
    khuya xa những nốt nhạc rời còn ngân
    đất mênh mông trời mênh mông
    tháng giêng tím mấy ngả lòng chiêm bao
    níu chiều mây nhẹ lên cao
    níu tình sợi khói tan vào hư không
    tháng giêng hái lộc bên sông
    em soi tóc biếc môi hồng với ai
    ta về ngồi dưới cội mai
    vàng bay từng cánh mơ phai nghìn trùng


    (iv) Mạc Phương Đình

    Trên đỉnh mùa Xuân


    người đi qua, mùa xuân đã nở
    đoá thơ ngây khoác áo bình yên
    xanh như ngọc trái sầu rụng xuống
    để bàn tay vội vã trăm miền
    nghe điệu nhớ vàng theo ánh nắng
    con chim chuyền cất giọng trên cao
    hương mai đẫm chút tình gió bụi
    câu hát ru pha dấu nghẹn ngào
    trên dốc đời mùa xuân đếm nhịp
    còn cưu mang xa lạ một dòng
    mây lơ lửng quay ngang ngõ cũ
    nhắc nhớ gì một bước long đong
    xin gói trọn niềm đau một thuở
    mang đi theo vào đỉnh mùa xuân
    gởi cho gió mịt mù nhân ảnh
    người có nghe hoa cỏ thật gần .

    .................................................. .....................................
    Kính.
    NNS

  2. #8
    Moderator
    chimtroi's Avatar
    Status : chimtroi v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2007
    Posts: 1,263
    Thanks: 5
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Default

    Trích "Lá Thư Úc Châu"
    Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 18-5-14
    .................................................. ................................................

    Không có ai cứu được Việt Nam !

    Ts Nguyễn Hưng Quốc

    Nhìn hình ảnh những chiếc tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc uy hiếp, nhiều người thấy nóng mặt; càng nóng mặt hơn nữa khi thấy những phản ứng đầy tức giận nhưng đồng thời cũng đầy sự kiềm chế đến nhẫn nhục của thủy thủ đoàn Việt Nam.
    Thật ra, theo tôi, sự kiềm chế tội nghiệp ấy không có gì đáng trách. Việt Nam không còn chọn lựa nào khác. Đánh nhau trên biển, Việt Nam không thể có kết quả nào khác ngoài sự bại trận. Ai cũng biết Việt Nam không phải là đối thủ của Trung Quốc. Trên bộ, còn chơi trò du kích. Ngoài biển khơi, vũ khí và khoa học kỹ thuật quyết định tất cả.
    Hơn nữa, sự nhịn nhục còn là một chiến thuật cần thiết về phía Việt Nam: Họ cần có thật nhiều hình ảnh để chứng minh với thế giới họ chỉ là nạn nhân chứ không phải là nhữnng kẻ khiêu khích như Trung Quốc tuyên truyền. Tính chất nạn nhân ấy cần một thời gian để tạo ấn tượng mạnh và sâu đủ để thu hút sự đồng cảm, và từ đó, sự ủng hộ của quốc tế.
    Không nên trách móc nhà cầm quyền Việt Nam trong chiến thuật chịu đựng nhẫn nhục ấy.
    Điều đáng trách của họ nằm ở chỗ khác: Dường như, với họ, chịu đựng nhẫn nhục là một chiến lược chứ không phải là chiến thuật, nghĩa là có tính lâu dài chứ không phải chỉ tạm thời, trong một vài ngày hay một vài tuần, vài tháng. Bởi, nếu đặt câu hỏi, sau khi đóng vai trò nạn nhân ấy rồi, Việt Nam sẽ làm gì? Nổ súng ư? – Thì chắc chắn cũng sẽ bị đánh giập đầu ngay tức khắc. Chờ đợi quốc tế nhảy vào giúp đỡ để đương đầu với Trung Quốc ư? Câu trả lời đã hiển nhiên: Sẽ không có ai cả.
    Nhìn lại, người ta dễ dàng nhận ra ngay một sai lầm chiến lược cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam: Lâu nay, hầu như mọi người đều biết âm mưu thâm độc của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng chính quyền Việt Nam hoàn toàn không có một kế hoạch nào để chuẩn bị và đối phó cả. Thì đành là họ có mua một số tàu ngầm, tàu thủy và vũ khí của Nga. Nhưng số lượng những chiến cụ và vũ khí ấy so với Trung Quốc chẳng khác nào kiến chọi với voi. Điều ai cũng thấy nhưng Việt Nam không hề làm, hoặc nếu làm, chỉ là giả bộ làm: tìm kiếm đồng minh thực sự có đủ sức để giúp đỡ Việt Nam trong trận đấu nhau với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng lăng xăng đi đây đi đó, cũng ký hiệp ước này hiệp ước nọ, nhưng thứ nhất, chủ yếu với các nước thuộc loại trung, trong đó, không có nước nào có thể là địch thủ của Trung Quốc cả; thứ hai, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ấy vẫn rất hời hợt, không có nước nào tin cậy và thương yêu Việt Nam đủ để có thể nhảy ra chia lửa với Việt Nam trong trận chiến với Trung Quốc cả.
    Nhưng dại dột nhất là Việt Nam đã không có đủ thiện chí để xây dựng một quan hệ tin cậy với Mỹ, nước duy nhất có khả năng giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Chơi với Mỹ, họ chỉ tính toán những trò lặt vặt, kiểu bắt dân làm con tin, khi nào Mỹ yêu sách thì thả vài người rồi lại bắt vài người khác. Trên các phương tiện truyền thong, thậm chí, trên các diễn đàn chính thức của đảng, thỉnh thoảng vẫn chửi Mỹ, xem Mỹ như kẻ thù, người đứng đằng sau xúi giục cho âm mưu “diễn tiến hòa bình”.
    Có thể nói, chưa bao giờ Việt Nam cô đơn như hiện nay. Thời kháng chiến chống Pháp, họ được Trung Quốc giúp đỡ; thời chiến tranh Nam Bắc, cả Trung Quốc lẫn Liên Xô giúp đỡ; thời chiến tranh biên giới với Trung Quốc, họ được Liên Xô giúp đỡ. Bây giờ: hoàn toàn không.
    Đó không phải là một thất bại về ngoại giao mà còn là một thất bại về chiến lược. Hình như không ai thấy, hoặc nếu thấy, họ cũng mặc kệ không thèm làm.
    Chính quyền Việt Nam không những cô đơn trong quan hệ quốc tế. Họ còn cô đơn trong quan hệ với dân chúng. Suốt bao nhiêu năm vừa qua, họ thẳng tay trấn áp một cách phũ phàng và tàn bạo tất cả những người yêu nước lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà dư luận trong nước lâu nay vẫn xem chính quyền chỉ là một bọn nhu nhược hoặc, gay gắt hơn, bán nước.
    Khi, vì sợ Trung Quốc hay vì muốn bênh vực cho Trung Quốc, họ giang chân đạp thẳng vào mặt những kẻ đi biểu tình chống Trung Quốc, họ hoàn toàn tự cô lập với nhân dân.
    Bây giờ, ở cái thế vừa cô lập với dân chúng trong nước vừa cô lập với thế giới bên ngoài như vậy, có lẽ chính quyền Việt Nam không có chọn lựa nào khác ngoài việc giả vờ cứng rắn một hồi, lại tiếp tục nhẫn nhục chịu đựng để Trung Quốc muốn làm gì trên Biển Đông thì làm. Mặc kệ. Quyền chức và tài sản của họ vẫn nguyên vẹn.
    Kẻ thua trận, cuối cùng, là đất nước và nhân dân.

    Vì sao gây bạo động ở Bình Dương?
    Ns Tuấn Khanh

    Không ai nói ai, nhưng hầu hết người Việt khi nhìn thấy những dòng tin, những hình ảnh bạo động xảy ra ở Bình Dương vào chiều ngày 13/5 đều bàng hoàng và tin rằng nội dung đó không thể là mình, đó không thể là tính cách đúng của người Việt, ít nhất là vào lúc này.
    Ai cũng cảm nhận thấy có điều gì đó rất bất thường như một âm mưu, nhưng như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
    Người Việt đang giới thiệu một bộ mặt xấu xí mà chính họ đã từng lên án hết mực, khi dân Trung Quốc bị chính quyền Bắc Kinh kích động trong cuộc xung đột ngoại giao với Nhật vào năm 2012.
    Ngay lập tức, câu hỏi này được đặt ra là vụ bạo động này có lợi cho ai?
    'Vuột mất cơ hội'
    Chắc chắn cuộc bạo động này sẽ làm giảm sức đối đầu của Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông, vào lúc quan trọng nhất.
    Phải lo đối phó với tình thế nội loạn, sức mạnh tập trung của cả nước Việt Nam với ngoại xâm sẽ bị yếu đi. Bản thân những nhà lãnh đạo có lòng thật sự với tổ quốc lúc này chắc chắn là không bao giờ muốn vị thế của mình tồi tệ trước các nhà đầu tư quốc tế, làm yếu đi thị trường chứng khoán, cũng như mất đi phần chính nghĩa chủ quyền quan trọng đang có được, trước sự kiện giàn khoan HD 981.
    Chắc chắn là những thành phần chủ hàng-chủ hoà với Bắc Kinh, từ ngày 14/5, bắt đầu có thể lên giọng về chuyện nên hoà hoãn với Trung Cộng để đối phó nội loạn, cũng như tập trung bảo vệ chế độ.
    Những kẻ bán nước giấu mặt có thể sẽ giành quyền đàm phán với Bắc Kinh lúc này với lộ trình quỳ gối đã được viết sẳn.
    Những cuộc trấn áp ra oai sẽ xuất hiện trong nước với tần suất mới. Những người yêu nước chống Trung Quốc và chống những kẻ bán nước sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trong một vòng vây tăm tối mới.
    Quan trọng hơn, tổ quốc với cơ hội ngàn năm có một, vạch mặt kẻ xâm lược, chọn được thái độ quyết định sống còn để hồi sinh dân tộc khỏi ách nô lệ phía Bắc, sẽ bị khép lại một cách đau đớn.
    Ai chủ mưu?
    Nhưng như vậy, ai đã phát động cuộc bạo loạn này?
    Người Việt không thể phẫn uất bất thường và vô cớ như vậy. Ngay cả trong hàng trăm cuộc đình công vì cái ăn, cái mặc hàng ngày từ mấy mươi năm nay, ôn hoà vẫn là cách thức chính của giới công nhân.
    Trong những bài báo bị rút xuống vội vã của Nhà nước Việt Nam, người ta tìm thấy chi tiết bất thường về việc vài mươi người dẫn đầu rất hung hăng, luôn cầm cờ đỏ sao vàng như một cách để giới thiệu rõ mình là người Việt Nam. Đó là những người lạ mặt, được dân chúng trong vùng xác nhận, và họ luôn kích động mọi người đập phá, xô ngã mọi thứ.
    Bóng dáng của công an và các lực lượng an ninh vẫn luôn nhanh chóng có mặt trước các cuộc tụ tập của công nhân như một mặc định hiển nhiên, đột nhiên rất yếu ớt và vắng lặng trong sự kiện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ này.
    Mãi cho đến khi có tin quân đội được điều xuống Thuận An và Bình phước vào lúc gần 19g00, thì tình hình mới có vẻ tạm yên.
    Điều gì đang diễn ra, ồn ào nhưng rất bí ẩn? Đã có không ít đồn đoán về chuyện ai là người đứng sau các cuộc bạo động chỉ có lợi cho Trung Quốc và những kẻ chủ trương bán nước này.
    Nhưng dù là ai, cuộc trình diễn bất thường này đang cho rất nhiều người Việt một cảm giác lạnh sống lưng về hai chữ "mua chuộc", và cảm giác của một quốc gia đứng trước bờ vực xâm lăng, mất nước, chưa bao giờ hiện rõ như lúc này. (BBC)

    Chú thích thêm:

    (i) Tạp chí The Diplomat (17/5): Sự phẫn nộ từ trong nước có lẽ đã cao hơn so với sự trông đợi của chính phủ.
    Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng tính chính danh dựa trên đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, và điều đó đồng nghĩa với việc họ lo sợ bị nhà đầu tư xa lánh.
    Hiện vẫn chưa rõ tình hình bất ổn sẽ còn ảnh hưởng nền kinh tế và những kênh đối thoại với Trung Quốc đến đâu.
    Tuy nhiên, một cuộc đối đầu lâu dài sẽ không giúp ích cho các phe phái chính trị hậu thuẫn Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, những người được cho là thân Trung Quốc. Mặc dù vậy, xung đột hiện nay sẽ giúp củng cố vị thế của phái theo xu hướng cải cách trong Đảng, những người thách thức chính sách thân thiện với Trung Quốc.
    (ii)The_Clayton_Bigs (CNN): Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền với chín nước. Đất nước quá đông dân này đã cạn kiệt hết tài nguyên và làm ô nhiễm những phần lãnh thổ của mình.
    Giờ đây họ phải đi cướp từ những người láng giềng yếu hơn và hy vọng rằng sẽ không bị bắt quả tang.
    (iii) Bill Hayton: Tác giả “Biển Đông và cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á”:
    Mặc dù người ta hẳn đang trào dâng cảm xúc hướng về số phận của vài đảo đá nhỏ trên Biển Đông, nhưng tinh thần dân tộc cuồng tín không đơn giản là tác nhân chính.
    Có hàng loạt kiểu lý giải cho nguyên nhân thổi bùng bạo loạn. Một số người cho rằng nó bắt đầu bởi cuộc biểu tình được tổ chức chính thức, nhưng sau đó bị mất kiểm soát. Những người khác nói Việt Tân, một tổ chức chống cộng hải ngoại có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đã đóng một vai trò.
    Cả hai cách lý giải trên có thể đúng nhưng chẳng giải thích được tại sao các cuộc biểu tình này lại thu hút quá nhiều người đến vậy và chuyển hướng thành bạo loạn quá nhanh. Hẳn phải có các yếu tố khác ở đây.
    (iv) Thomas Jandl (American University ở Washington DC):
    “Công nhân Việt Nam có những đốc công “Trung Quốc”, họ cảm thấy rằng những người này không tử tế gì với họ cả, và bây giờ thì những người đốc công Trung Quốc, hoặc ai đó giống họ, lại đang xâm lược đất nước,” ông nói. Cộng thêm vào đó là việc người ta có một khiếu nại mới và quan trọng: đó là một vài nhà máy, đặc biệt là các nhà máy Đài Loan sở hữu đã ưa tuyển dụng công nhân Trung Quốc hơn công nhân người Việt. Đây có lẽ là lý do châm ngòi cho vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh, nơi một người Trung Quốc bị giết hại và 90 người khác bị thương.
    Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Việt Nam là thực trạng tức giận chưa đủ chín: một phần là chống Trung Quốc, nhưng phần có vẻ khẩn cấp hơn là chống lại giới chủ tồi. Đây là một tình huống ác mộng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Người biểu tình sẽ dễ dàng nói rằng Đảng phản bội lợi ích quốc gia ngoài khơi ở Biển Đông (khi không phản ứng đủ mạnh trước Trung Quốc) và yếu đuối bên trong đất liền, khi đã không buộc các doanh nghiệp nước ngoài đối xử với công nhân Việt Nam tử tế. Cộng với vô vàn bức xúc ở địa phương cũng như của cá nhân, và một nước cờ sai lầm, có thể đã là giọt nước làm tràn li dẫn đến sự phản đối chống lại “hệ thống”.
    Đảng Cộng sản có khả năng điều hàng trăm nghìn nhân viên an ninh xuống đường trong một vài giờ nếu mối đe dọa với chế độ trở nên nghiêm trọng. Tuy vậy, đó chỉ là giải pháp cuối cùng của một tổ chức tự nhận mình là hiện thân cho ý chí của nhân dân. Các quyết định của Đảng trong vài ngày tới sẽ có hệ lụy tương đối lâu, tác giả kết luận.
    (v) Ts Jonathan London: Cuộc chơi được ăn cả, ngã về không ở Biển Đông là rất nguy hiểm.
    Cùng chia sẻ, khai thác thế nào đấy vẫn tốt hơn và thật sự là cần có tính lãnh đạo cao, trí tưởng tượng sáng tạo nữa ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Tình hình đã căng thẳng và sẽ còn như thế vài tháng nữa thì rất dễ tuột khỏi vòng kiểm soát nếu không ai chịu lui và hai bên tiếp tục tấn công nhau, tấn công thì có phản kích lại và cứ thế...Mà không ai muốn chiến tranh cả.
    Bắc Kinh đã và đang thử thách phản ứng của Hoa Kỳ, của Việt Nam.”. Người Việt Nam hoàn toàn tin tưởng rằng đó là biển của họ và sẽ không khoan nhượng.
    Còn nữa, bạo động phải xếp hàng thứ yếu, chính thức lại là năng lực, hay nói cách khác là thiếu năng lực lãnh đạo.
    Cụ thể hơn, đặc điểm của giới cầm quyền Việt Nam là bế tắc giữa các lãnh đạo cấp cao. Trong khi đường lối nhất trí của Việt Nam đã tỏ ra hữu ích ở nhiều thời điểm, thì ở những thời điểm khác nó đã đẩy đất nước vào tình trạng bế tắc kéo dài, như đã xảy ra dưới thời Lê Duẩn (từ giữa thập niên 60 cho đến 1986) (nhất trí phục tùng) đã làm nên đặc trưng của giới lãnh đạo Việt Nam trong khoảng một thập kỉ vừa qua (bế tắc bất thường).
    Trong nước, lòng trung thành của các lãnh đạo cấp cao hướng về nhau, về Đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác. Trong khi việc tranh chấp hiện nay đã làm câm bặt những ý kiến như vậy, những người tham gia cuộc chơi này chưa phát triển tài hùng biện thích hợp và có lẽ điều này giải thích tại sao họ không lên tiếng.
    (iv) Tân Hoa Xã: Dẫn thông báo trên tài khoản Weibo của báo Giải phóng quân ngày 15/5 cho biết thông tin về việc quân đội Trung Quốc được lệnh báo động chiến đấu cấp 3 là sai sự thật. "Theo lời giới chức quân đội, việc một số hãng truyền thông đưa tin rằng quân đội tại khu vực biên giới giáp với Việt Nam được lệnh báo động chiến đấu cấp ba là thông tin giả", thông báo này nói.
    Hôm 10/5, báo Quân Giải phóng cũng bác bỏ thông tin nói Nga-Trung sẽ tập trận trên Biển Đông và cho biết cuộc tập trận vẫn sẽ diễn ra trên Biển Hoa Đông như thường lệ từ ngày 20/5.

    *****
    Thôi rồi Biển Đông!
    Đồng Phụng Việt

    Mình tin, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc sẽ không cắm mũi khoan xuống bất kỳ chỗ nào ở lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Dẫu vậy, người Việt vẫn thua rất đậm. Với cảnh báo gây sự của Cục Hải sự Trung Quốc, có nhiều khả năng, chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông chỉ còn trên giấy, trong các tuyên bố…

    ***

    Tuyên bố của Cục Hải sự Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào tìm dầu ở vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chừng 220 cây số khiến người Việt sôi sùng sục.
    Giống như nhiều lần trước, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối.
    Trung Quốc đáp lại bằng việc tăng bán kính cấm tiếp cận khu vực Hải Dương 981 hoạt động từ một hải lý thành ba hải lý.
    Không có bằng chứng nào khắc họa rõ hơn cho bi kịch ra sức xiển dương “Tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) mà Trung Quốc đề ra.
    Mới đây, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam, anh Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã gọi điện thoại cho anh Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981.
    Anh Minh nhấn mạnh, Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối chuyện đưa giàn khoan 981 vào thăm dò ở lô 143 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Anh Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực vừa kể. Anh Minh kêu gọi Trung Quốc cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
    Anh Minh khẳng định: “Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình”. Đồng thời bày tỏ hy vọng Trung Quốc “không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên”.
    Mình tin giàn khoan Hải Dương 981 sẽ không làm gì ở lô 143 cả. Tuy nhiên chuyện đó không phải do công của anh Minh, cũng chẳng phải “ơn Đảng, ơn Nhà nước”, hay vì Trung Quốc không muốn làm “tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên” (nếu quả thật giữa Trung Quốc và Việt Nam có cái gọi là “sự tin cậy chính trị và hợp tác”).

    ***

    Quan sát kỹ các diễn biến thời sự, hẳn ai cũng thấy Trung Quốc đang gia tăng nỗ lực ve vuốt, trấn an lân bang trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Mình tin Trung Quốc đủ khôn ngoan để hiểu rằng, bối cảnh khu vực và thế giới không có lợi cho việc thực hiện một hành động như đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò dầu khí ở lô 143.
    Thế thì Cục Hải sự của Trung Quốc phát cảnh báo gây sự nhằm làm gì?
    Mình tin là nó có liên quan tới chuyện Việt Nam đề nghị giao thêm hai lô cho Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ thăm dò dầu khí.
    Cảnh báo gây sự của Cục Hải sự có tính chất như một thông điệp, gửi cho ONGC Videsh của Ấn Độ.
    Ai cũng biết, thăm dò dầu khí rất tốn kém. Cũng vì vậy, các tập đoàn dầu khí trên thế giới không bao giờ bỏ tiền thăm dò – đeo đuổi kế hoạch hợp tác khai thác dầu khí ở những vùng bất ổn về chính trị, bởi điều này rất dễ dẫn tới tình trạng “xôi hỏng, bỏng không”.
    Tiền của các tập đoàn dầu khí nước ngoài không giống như tiền của tập đoàn dầu khí Việt Nam, thành ra cách người ta xài cũng rất khác.

    ***

    Để dễ hình dung về hiện trạng và tương lai biển Đông của người Việt, mời bạn tưởng tượng…
    Mình được thừa kế một khoảnh đất bên hông nhà. Trong lòng của khoảnh đất đó có một mỏ vàng. Phía bên kia khoảnh đất là một gã hàng xóm tham lam và nham hiểm. Y muốn hưởng lợi lớn nhất từ khoảnh đất bên hông nhà mình nên bảo nó là của y. Cũng vì vậy mà khoảnh đất này rơi vào tình trạng “đang có tranh chấp về chủ quyền”.
    Vì không đủ sức tự khai thác vàng, mặt khác muốn có ai đó thay mình đương đầu với gã hàng xóm mạnh hơn, mình đi tìm người, mời đến cùng khai thác. Đã có vài người đến xem nhưng sau đó họ lần lượt rút lui, vì nhận ra cả vốn đầu tư lẫn công sức của họ trong chuyện “hợp tác thăm dò, khai thác” có thể tiêu tán.
    Một phần do gã hàng xóm hung hãn quá, y có thể sẽ liên tục quấy rối. Phần khác, mình nhu nhược, khó hiểu quá.
    Thiên hạ, đặc biệt là những kẻ có tiền để “hợp tác khai thác vàng” không mù, cũng chẳng ngu.
    Ai cũng dễ dàng nhận ra, trên khoảnh đất mà mình bảo là của mình, con cái mình không thể tự do chạy nhảy, chơi đùa. Chúng liên tục bị gã hàng xóm rượt đuổi, đánh đập, có đứa còn bị gã bắn bỏ. Là chủ và là cha song thỉnh thoảng mình mới phản đối cho con cái yên tâm, thiên hạ không chê cười, còn thường thì mình vẫn “bá vai, bá cổ” gã hàng xóm, thề thốt, hứa hẹn trước thiên hạ, rằng mình suốt đời sẽ là “láng giềng tốt, bạn bè tốt”, thậm chí là “đồng chí tốt, đối tác tốt” của y. Đôi khi do… say, mình cao hứng tuyên bố, mình và y đã, đang, sẽ còn dựa vào nhau, bởi giống nhau từ cung cách quản trị gia đình, đến suy nghĩ về ứng xử với thiên hạ!
    Ai cũng dễ dàng nhận ra, thay vì phải đối đầu với gã hàng xóm tham lam, độc ác, bảo vệ di sản của tiền nhân, mình ở trong nhà, khuyến khích con cái chạy nhảy, chơi đùa trên mảnh đất “đang có tranh chấp” để thay mình chứng minh “quyền chủ quyền”, rồi tiếp tục đi tìm đối tác. Đứa nào bị gã hàng xóm rượt đuổi, đánh đập, bắt giữ, bắn bỏ là chuyện của… nó. Mình không bận tâm, trừ khi điều đó ảnh hưởng tới vai trò… chủ gia đình của mình!
    Hợp tác với một người chủ, một người cha thuộc loại “xưa nay hiếm” như mình, thay mình đối đầu với một gã phàm phu như hàng xóm của mình, chấp nhận đứng giữa một mối quan hệ phức tạp như quan hệ giữa mình và gã hàng xóm thì không thể loại trừ khả năng ngay cả cái… lai quần cũng mất. Chả ai dại!
    Trước sau, dẫu mình vẫn ra rả bảo với thiên hạ và con cái mình rằng, khoảnh đất bên hông nhà mình là của mình nhưng do mình như thế và gã hàng xóm của mình là lọai như vậy, khoảnh đất đó không sinh lợi.
    Với một người chủ và một người cha như mình, sẽ có ngày, hoặc là mình chấp nhận cùng gã hàng xóm hợp tác khai thác vàng để khỏi đi móc bọc. Hoặc tệ hơn, gã hàng xóm sẽ mời những đối tác cũ của mình cùng gã hợp tác khai thác.
    Một người cha, một người chủ như mình phỏng sẽ làm được gì cho rạng rỡ tổ tông, con cái hoan hỉ.

    ***

    Để dễ liên hệ với câu chuyện mình vừa kể, mời bạn xem lại các diễn biến thực tế mà mình tạm thống kê một số sự kiện mà hẳn bạn đã biết. Thống kê này có thể chưa đầy đủ nhưng đó là lý do tại sao: Thôi rồi, biển Đông!

    - 6/ 2007:
    Tập đoàn Dầu khí British Petroleum (BP) của Anh, tuyên bố tạm ngưng thăm dò tại lô 5.2 và 5.3 vì “áp lực từ tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc”. BP giải thích việc tạm ngưng thăm dò là “để cho các quốc gia có liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề”.
    BP có 55,5% cổ phần ở lô 5.2 và 75% cổ phần ở lô 5.3. Các đối tác khác trong Dự án Nam Côn Sơn là ConocoPhillips của Hoa Kỳ và PetroVietnam.
    BP đầu tư vào Việt Nam từ năm 1989 để thăm dò sản xuất dầu khí, phân phối khí gas lỏng LPG và dầu nhờn.

    - 7/2008: Trung Quốc khuyên tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ nên rút ra khỏi những dự án khai thác dầu với Việt Nam, sau khi có tin Exxon Mobil hợp tác với Petro Vietnam thăm dò các lô 135, 136, khu vực Tư Chính – Vũng Mây của bồn trũng Nam Côn Sơn.
    Exxon Mobil cho biết chưa ký thỏa thuận nào về việc thăm dò – khai thác dầu ở biển Đông, trừ việc cùng PetroVietnam lượng định kỹ thuật và thương mại cho một số địa điểm có triển vọng ở biển Đông.
    Tuy không rút lui nhưng Exxon Mobil không làm gì thêm.

    - 3/2009: BP của Anh chính thức tuyên bố rút khỏi dự án thăm dò dầu khí tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam, sau gần hai năm tạm ngưng hợp tác thăm dò – khai thác.

    - 5/2010: Việt Nam phải cử chiến hạm hộ tống tàu Aquila Expoler của Công ty thăm dò – khai thác dầu khí Neon Energy (Úc) khi tàu này tiến hành thăm dò địa chấn hai chiều ở lô 120 ngoài khơi Quảng Ngãi.

    - 5/2011: ConocoPhillips – Tập đoàn Dầu khí lớn thứ ba tại Mỹ xác nhận kế hoạch bán cổ phần trong ba công trình khai thác dầu hỏa và khí đốt tự nhiên ở biển Đông.
    Lúc đó, ConocoPhilips nắm giữ 23,3% cổ phần trong một cụm gồm 5 mỏ dầu thuộc lô 15-1, 36% cổ phần của mỏ Rạng Đông trong lô 15-2 tại khu vực bể Cửu Long. Trong năm 2009, sản lượng các mỏ dầu này đạt mức tương đương 32.000 thùng mỗi ngày. Ngoài ra, Conoco còn có 16,3% cổ phần trong đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, công suất 700m3/ngày, nối liền bể Nam Côn Sơn với miền Nam Việt Nam.

    - 6/2011: South China Morning loan báo, Trung Quốc liên tục đe dọa Idemitsu (Nhật), BP (Anh) và ExxonMobil (Mỹ) nếu các tập đoàn này không rút khỏi những dự án hợp tác thăm dò – khai thác dầu với Việt Nam.

    - 10/2011: Trung Quốc cảnh cáo “các công ty nước ngoài không tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại các vùng biển đang tranh chấp” sau khi ExxonMobil loan báo đã phát hiện ra dầu khí sau mũi khoan thứ hai trong lô 119 ngoài khơi Đà Nẵng.

    - 06/2012: Tổng công ty Dầu khi Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu 9 lô dầu khí ở biển Đông, cả 9 lô này đều nằm sát bờ biển miền Trung và miền Nam của Việt Nam.

    - 2/2014: Lưu Khiêm – chuyên gia Viện Hàn lâm Chiến lược Năng lượng Trung Quốc thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc, tuyên bố do rất nhiều điểm tương đồng trong nhu cầu năng lượng, Ấn Độ và Trung Quốc cần phải hợp tác với nhau. Các hãng dầu khí Ấn Độ sẽ không thể hợp tác với Trung Quốc trong các dự án khai thác dầu hay đường ống dẫn khí nếu tiếp tục tham gia vào các dự án dầu khí với Việt Nam ở biển Đông.

    - 2/2014: Lukoil – tập đoàn dầu khí lớn thứ hai của Nga tuyên bố rút khỏi dự án Hanoi Trough-02 (НТ-02), tại biển Đông. Lukoil mua 50% cổ phần trong dự án từ tháng 4 năm 2011. Ông Vagit Alekperov cho biết. Lukoil “phải rút khỏi dự án này” nhưng không cho biết lý do.

    ***

    Cũng cần phải nhắc thêm để bạn… giận. Đó là tháng 3 năm 2009, sau khi ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, sang thăm Việt Nam và hai bên “nhất trí” lấy năm 2010 là “Năm Hữu nghị Việt – Trung”, nhằm kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, BP chính thức thông báo ngưng hợp tác thăm dò – khai thác dầu khí trên biển Đông.
    Trước đó, BP chỉ tạm ngưng hợp tác thăm dò – khai thác dầu khí trên biển Đông để chờ Việt Nam – Trung Quốc giải quyết tranh chấp chủ quyền. Họ chờ như thế gần hai năm và dứt hẳn khi quyết định chọn 2010 là “Năm Hữu nghị Việt – Trung” được công bố!
    Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam từng đề nghị giao cho ONGC Videsh của Ấn Độ năm lô để công ty này tổ chức thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tuy nhiên, ONGC Videsh của Ấn Độ chỉ chọn một trong 5 lô mà Việt Nam đề nghị giao hồi năm ngoái và đang thẩm định hai lô mà Việt Nam mới đề nghị giao thêm.
    Bảy lô mà Việt Nam giao cho ONGC Videsh của Ấn Độ là giao trực tiếp, không tổ chức đấu thầu theo thông lệ. Dưới gầm trời này chẳng lẽ chỉ còn ONGC Videsh của Ấn Độ đủ khả năng thăm dò, khai thác hay vì thiên hạ vẫy tay từ biệt hết rồi?

    ***

    Đảng, Nhà nước nhận lo mọi chuyện. Cả mình và bạn đã nhiều lần tặc lưỡi, thôi thì… và bởi có rất nhiều người giống hệt chúng ta nên hậu quả phải là thế thôi! Tiên trách kỷ, hậu trách nhân!
    Ngày hôm kia, nếu bạn hoan hỉ trước tin tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đang chặn đường tiến của giàn khoan Hải Dương 981 và những hộ tống hạm của Trung Quốc trên biển Đông, ngày hôm qua nếu bạn hả hê trước viễn cảnh mà mấy ông tướng nghỉ hưu vạch ra, đó là tịch thu giàn khoan này thì cứ hoan hỉ, hả hê. Loại doping này không mất tiền mua mà tác dụng lại lớn.
    Nếu thấy chưa đã, bạn cũng có thể tuyên bố “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982”. Thậm chí bạn có thể gào lên “không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối”, có thể thề “sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình”.
    Song ráng nhớ là chỉ có thể đứng trong bờ để ti toe thôi. Biển Đông? Xong rồi!

    ................


    Tình thân,
    Kính.
    NNS

  3. #9
    Moderator
    chimtroi's Avatar
    Status : chimtroi v?n ch?a c m?t trong di?n ?n
    Tham gia: Dec 2007
    Posts: 1,263
    Thanks: 5
    Thanked 3 Times in 3 Posts

    Default

    Kính mời Quý NT và Quý Bạn xem tiếp "Lá Thư Úc Châu" của Giáo Sư Nguyễn Nam Sơn (NNS) thực hiện tại link trên Phụ Trang Cánh Bằng (góc sân sau của HQPD với nhiều bài vở sưu tầm riêng). Các video kèm theo là file PPS đã được anh Trần Năng Phùng hoán chuyển từ bài gốc của NNS theo link ở đây

Trang 2/2 đầuđầu 12

Similar Threads

  1. Những Đóm Mắt Hoả Châu
    By hieunguyen11 in forum Chuyện Đời Lính
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 05-07-2013, 12:41 AM
  2. Mỹ bố trí B-2 ở Châu Á
    By TAM73F in forum Nhận Định Thời Cuộc
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 02-26-2013, 02:49 AM
  3. Trường ca Trọng Thủy Mỵ Châu
    By chieutim in forum Nhạc Thơ Chọn Lọc
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 01-03-2013, 01:59 PM
  4. Tin Úc Châu
    By Phòng Trực in forum Góc Suy Gẫm
    Trả lời: 1
    Bài mới nhất : 08-29-2011, 02:07 AM
  5. Viêt Nam Minh Châu Trời Đông
    By buingocthang1965 in forum Hùng ca
    Trả lời: 0
    Bài mới nhất : 06-05-2011, 10:04 AM

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •