Hậu Trường Sau Cuộc Chiến



 

Vào ngày 10/5/75, những người lính miền Nam không chạy kịp đă bắt đầu bị tập trung ra tŕnh diện học tập cải tạo để bị giết lần ṃn trong một cuộc trả thù tàn bạo của cộng sản. Trong tháng 6/75, cùng với số phận của tất cả các sĩ quan QLVNCH, Nguyễn Tiến Cường cùng ông anh ruột tên Dũng là cựu sĩ quan cán bộ trại Ngân Hà ra tŕnh diện học tập 10 ngày tại trường Lê Văn Duyệt ở Dakao. Sau khi làm thủ tục nhập trường và đóng tiền cơm cho tiệm Á Đông, Cường lần ṃ quanh trường t́m người quen nhưng không thấy ai. Vào nửa đêm hôm sau th́ Cường thức giấc v́ tiếng ồn ào của các xe Molotova đến trước trường. Một tiếng sau th́ những người tŕnh diện được chia thành từng toán 30 người cho mỗi chiếc xe và được hai vệ binh canh giữ. Theo tiếng quát tháo của các vệ binh miền Bắc họ bị lùa lên xe chật ních như cá hộp, nhích được cái chân là một sự khó khăn vĩ đại. Thỉnh thoảng lại có tiếng chửi thề của ai đó khi bị người bên lấn áp. Xe chạy ṿng ṿng làm không ai đoán được là đang bị chở đi đâu. Năm tiếng sau th́ xe ngừng cho tất cả xuống làm vệ sinh cá nhân. Lúc đó th́ mới biết rằng đang ở trên quốc lộ đi về hướng biên giới Cam Bốt. Lúc này th́ có lời bàn tán rằng chắc cả bọn đang bị đưa đi thủ tiêu như thời Khờ Me Đỏ chiếm Nam Vang giết các binh lính của chế độ cũ. Chạy thêm vài tiếng nữa th́ những người đi học tập được bỏ xuống căn cứ Trảng Lớn Tây Ninh. Đây là một doanh trại lớn mà trong năm 72 quân đội ta đă làm nơi tập trung trước khi tiến đánh Cam Bốt, và cũng là nơi mà Đại Tướng Đỗ Cao Trí tử nạn máy bay khi đang chỉ huy cuộc chiến.

Ở đó được một hai tuần rồi mà không thấy nói ǵ đến ngày về th́ ai cũng hoang mang. Có người hỏi quản giáo th́ chỉ được trả lời vẩn vơ. Sau ba tuần th́ quân đội miền Bắc đến tiếp thu trại. Họ bảo: “Các anh nên đọc kỹ lệnh. Chỉ thị là mang lương thực cho mười ngày chứ đâu phải là học tập mười ngày!” Đó là kinh nghiệm đầu tiên của người học tập về lối chơi chữ tinh vi của người cộng sản. Họ bắt các người học tập xây cất nhà cửa với những thùng đạn pháo binh và tôn cũ của doanh trại. Một tuần sau th́ có người tự tử mà không được cứu chữa, và chuyện này làm cho mọi người học tập hiểu rằng ngày về rất xa xôi.

 

Sau khi quân đội miền Bắc cai quản chia ra từng khối rồi tới đội th́ Cường gặp lại nhiều anh em Không Quân trong đó có Đỗ Hữu Phương và Nguyễn Thiện Nhượng. Phương đă di tản bằng đường bộ từ Đà Nẵng về Cam Ranh bằng những chiếc xe gắn máy và xe đạp nhặt được trên đường. Vài tháng sau khi đi lao động trên trung đoàn th́ gặp thêm Trần Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thiện Tuấn, Đỗ Minh Hùng, và Đoàn Anh Thuấn. Gặp nhau nhưng chỉ nh́n nhau cười thế thôi, v́ cho đến vài ngày sau mới có dịp chia nhau được điếu thuốc lào thuốc rê trong những giờ giải lao. Trong tù th́ chỉ có miếng ăn với điếu thuốc là quư. Khi lên trung đoàn đi lao động th́ nhiều người tù chỉ mong nhặt tàn thuốc vấn lại hút cho đỡ ghiền, và nhiều khi chỉ v́ những mẩu tàn thuốc mà xẩy ra chuyện căi vă thật tủi hổ cho thân thế kẻ thất trận.

Đầu năm 76 th́ Nguyễn Thiện Nhượng có tên trong danh sách đi ra Bắc, có lẽ v́ bị xếp vào thành phần gia đ́nh phản động v́ bố Nhượng là mục sư và gia đ́nh đi Mỹ trước ngày mất nước. Người bạn đáng thương này đă chết vào khoảng năm 81 trong một chuyến vượt biên thất bại trên sông Sàig̣n khi bị công an bố ráp tàu.

Giữa năm 76 th́ Phương bị chuyển đi Long Khánh, trong khi anh em Cường th́ đi Phước Long. Trong một khu rừng già không nhà cửa dân chúng, sau mấy tháng đốn cây đă dựng xây nên một khu trại chứa khoảng 500 người tù. Vài cây số cách đó là sáu bẩy trại khác. Trong những dịp nghỉ, các anh em Không Quân cũ thường hay lén qua các trại khác thăm nhau cho đời bớt phần cô quạnh. Những khu trại này đă được bộ đội cho rằng không có tù nào thoát được, thế mà cũng đă có năm người trốn thoát.

Tết năm 77 th́ Cường được thả về và đă gặp lại Nguyễn Hữu Thiện Tuấn, Đoàn Anh Thuấn, và Đỗ Minh Hùng tại Sàig̣n. Nhà Cường lúc đó hai ông bà cụ ở, và chỉ c̣n một món khả dĩ ngon miệng là con vịt của thằng em kế nuôi từ trước khi đi vượt biên để lại nhờ bà già săn sóc dùm. Con vịt này hôm đó đă được bốn chàng cùng vài người bạn tù cũ khác săn sóc kỹ. Trong buổi say sưa đánh ngă nhiều chai đế, Thuấn đă hát bài Ngh́n Trùng Xa Cách làm bà cụ của Cường rơi nước mắt v́ nghĩ tới hai đứa em Cường đă đi vượt biên năm 76. Tuấn th́ tự hát và khóc một ḿnh. Hùng th́ lả lướt vài đường bebop với vợ bằng tiếng đàn ghi ta dă chiến. Trong phút say sưa quên đời đó mấy anh em đă la rầm rĩ “See you in California” lúc chia tay, quên cả sợ công an bắt bớ. Ngày hôm sau th́ mới hay là v́ các cô nhân viên trụ sở phường ở căn nhà bên cạnh mết tiếng hát của các chàng cựu phi công hào hoa nên đă chở che cho. Có lẽ những cô em tốt bụng đó đă không ngờ rằng lời chào giă biệt của các anh sau đó đă trở thành sự thật.

Câu chuyện của Cường viết liên tục, mạch lạc, và đủ đầy chi tiết. Nó khác lạ bởi những năm sau 75 đó là khoảng thời gian nhạt nḥa mơ hồ rời rạc như những truyện dài đăng từng kỳ trên nhật báo mà tờ c̣n tờ mất. Quang Đen tự sát ngay sau khi miền Nam đầu hàng. Nguyễn Hữu Thiện Tuấn th́ bị túm đi hơn 3 năm trời.

Hăy nghe chính lời của Tuấn kể về Ba Năm Tù Cải Tạo của ḿnh.
“Đỗ Minh Hùng ở Phi Đoàn Kim Ngưu và tôi cùng đi tù cải tạo lần thứ nhất tại phi trường Trảng Lớn thuộc tỉnh Tây Ninh. Tại trại này tôi có gặp Nguyễn Thiện Nhượng và Nguyễn Thanh Liêm.
“Nhượng là một trong 14 anh em đậu anh văn về Sài G̣n đầu tiên, một phi công mẫu mực và có chí khí. Là con của một giáo sĩ Công giáo, sau khi thoát trại đă tham gia chống chính quyền Cộng sản, và nghe nói là đă bị giết. Nguyễn Thanh Liêm th́ chưa bao giờ tôi gặp lại. Riêng Nguyễn Tiến Cường th́ tôi c̣n dịp gặp lại sau này tại Việt Nam và tại Mỹ. Cường là một thanh niên vừa có máu nghệ sĩ vừa có máu dân chơi đáng nể.

“Có lần bọn cán bộ bắt chúng tôi đi tháo gỡ ḿn claymore và ḿn 3 râu chống tăng gài ngoài ṿng đai phi trường từ thời trước. Dụng cụ gỡ ḿn th́ chỉ có cuốc xuổng. Một tổ kế bên chúng tôi đă bị ḿn nổ chết ba người và một số bị thương, và bọn tôi đă phải đi lượm từng cánh tay bàn chân về chôn. Có người bị miểng lựu đạn ghim vào mắt bị y tá Việt cộng móc mắt hư ra không thuốc tê kêu la thảm thiết. Sau khi móc mắt ra rồi th́ chỉ có nước đun sôi để rửa chứ không có được rượu cồn hay thuốc đỏ sát trùng. Trong t́nh cảnh tuyệt vọng đó, có người đă treo cổ hoặc nhẩy đâm đầu vào đá ong dưới đáy giếng tự tử. Có người thất chí điên khùng đi lang thang vào nhà cán bộ bị chúng bắn chết. Giống như những xă trưởng ấp trưởng ở những vùng thôn quê thiếu an ninh trong thời đầu thập niên sáu mươi, nếu ai bị Việt cộng gọi đi ban đêm mà không thấy trở về th́ coi như đă chết. Một anh bạn quen của tôi v́ trốn trại bị chúng dùng cây đập chết rồi khiêng như quảy heo đi quanh trại để dằn mặt chúnh tôi. Một cựu sĩ quan thiết giáp lén vào cḥi canh giựt súng của vệ binh bị chúng mang xử tử trước cả trại.

“Hùng và tôi có lần bị chúng gọi riêng để thẩm tra và bị ăn đấm rêm ḿnh v́ bị bọn cán bộ kết cho hai tội. Tội thứ nhất là làm phi công. Trên chiến trường chúng ghét và sợ quân đội VNCH theo thứ tự sau: Nhất Phi Nh́ Pháo Ba Dù . Tội thứ hai chúng ghép cho chúng tôi là người của CIA được gài lại để hoạt động v́ có gia đ́nh đă rời Việt Nam. V́ thiếu dinh dưỡng và vệ sinh, dịch kiết lỵ hoành hành. Tôi cũng đă có lần bị đưa sang khu nằm chờ chết. Nhờ cơm cháy và số chưa tận, tôi hồi sức b́nh phục. Hùng th́ bị sốt rét rất nặng nhưng cũng nhờ may mà thoát chết .

“Một năm sau th́ Hùng và tôi bị dời đi trại Đồng Bang gần Ka Tum và núi Bà Đen cũng thuộc Tây Ninh sát biên giới Cam Bốt. Hôm chuyển trại, đoàn xe Molotova vừa rời khỏi cổng một quăng th́ có những phụ nữ và trẻ em chạy xe gắn máy kè theo và ném đồ vào chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi tưởng là họ ném đá v́ căm thù theo lời hăm dọa của bọn cán bộ cộng sản hăm dọa, ngờ đâu những thứ họ ném vào xe toàn là bánh trái. Tôi thấy hân hoan như được hồi sinh và biết ơn những nghĩa cử bất chấp hiểm nguy của họ. Niềm an ủi lớn nhất cho chúng tôi là quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đă không thua cuộc chiến ư thức hệ trong ḷng dân chúng.

“Trong một năm ở trại Đồng Bang, tôi tính chuyện trốn trại với Tâm, một cựu Trung Úy Đại Đội Trưởng Trinh Sát nhưng không thành. Sau này khi gặp lại anh ở Sài G̣n trong thời gian tôi lẩn trốn t́m đường giây kháng chiến, anh kể là đă trốn trại một ḿnh và đă ám sát tên cán bộ xă ở quê anh để chứng minh cho ư định gia nhập tổ chức kháng chiến. Khi nghe ư tôi muốn anh móc nối cho tôi, anh đă khuyên tôi nên t́m cách rời Việt Nam v́ t́nh h́nh rất khó khăn. Từ đó tôi mới nghĩ tới chuyện ra đi.

“Trại tù thứ ba mà Đỗ Minh Hùng và tôi đă ở là trại Bù Gia Mập cũng gần biên giới Cam Bốt trên đường đi Bù Đốp gần hai núi Ông Yểm và Bà Rá thuộc tỉnh Phước Long. Đây là vùng ngày xưa Pháp đă dùng để đầy tù nhân Việt. Trong trại này Hùng và tôi đă gặp những anh em 72A như Trần Thanh Liêm thuộc Phi Đoàn 534, Nguyễn Văn Dân Phi Đoàn 255, Hải Phú Quốc (Hải Mù), và Nguyễn Thiện Chí. Hùng, một bạn 72A khác, và tôi dự tính trốn nhưng không được.

“Sau một năm ở trại Bù Gia Mập, chúng tôi bị đổi từ trại cải tạo qua vùng kinh tế mới, tức là trong một h́nh thức quản lư khác của cộng sản. Hùng bị về tỉnh Minh Hải ở Cà Mau, c̣n tôi th́ đi vùng Kinh Trà Cú gần Đức Ḥa thuộc Tây Ninh cũng sát biên giới Miên. Từ đây tôi đă trốn qua lối Thủ Thừa, Long An, và sau đó rời Việt Nam vào tháng 8/78. Thế là ba năm lính được tính gọn bằng ba năm tù cải tạo.”


 

Theo lời Trần Văn Tỵ tự Tỵ Già Bắc kỳ th́ năm 75 chàng lấy vợ xong mới được mười ngày th́ đă vô tù. Đến năm 81 Tỵ mới về, sau cả Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Thiện Nhượng, mà người cuối
cùng là con một mục sư Tin Lành khu Xóm Chiếu. Lư do mà Tỵ bị tù lâu là v́ nhà Tỵ ở Hố Nai được cai tù coi là một "trọng điểm chính trị" v́ dân ở vùng này hầu hết theo Công Giáo. Hơn nữa, cả ba người vừa kể đều là dân du học ở Mỹ về.

Trở lại tối ngày 29/4/75, sau khi đă dẫn tôi tới gặp Thừa để kiếm bản đồ th́ Thuấn mặc thường phục ra ngoài mướn pḥng khách sạn ở để sáng sau về Sài G̣n. Tối đó Việt Cộng đă vô cần Thơ bắn súng ăn mừng. Sáng sau Thuấn đáp xe đ̣ về với gia đ́nh ở Sài G̣n. Một hôm Thuấn gặp Chu Văn Hùng đang chạy xe Honda trên đường Chi Lăng gần nhà Thuấn, và Hùng bảo mới lấy vợ. Sau đó không lâu th́ Thuấn ra tŕnh diện và sau đó bị cùng với những sĩ quan thuộc cấp úy khác đi Ka Tum vùng Tây Ninh học tập.

Ở Ka Tum chưa đầy bốn tháng th́ Thuấn được thả về, tức là được về trong đợt sớm nhất. Một lư do là v́ khi làm tờ tự khai Thuấn đă khai là "khóa sinh phi tuần viên", nên được coi là trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, lư do chính mà Thuấn được về sớm là nhờ may mắn. Trong thời gian đó, chính quyền Việt Cộng đang cố gắng lấy tiếng với dư luận quốc tế là đối xử nhân đạo với các cựu quân nhân của miền Nam cũ nên họ đă thả ra một số nhỏ.

Sau khi được chở từ Tây Ninh về cùng 72A Lê Văn Cảnh tới trại Sóng Thần của TQLC cũ ở Thủ Đức, trong ngày những người tù được thả và có phóng viên báo chí ngoại quốc hiện diện, Trần Văn Trà đă lên nói với các người tù rằng "các anh học tập tốt và được chế độ khoan hồng". Lúc đó mỗi người tù phải có người thân lên lănh th́ mới ra được. Thuấn th́ có gia đ́nh ở Sài G̣n lên đón về. Lê Văn Cảnh th́ không có gia đ́nh nên đă nhờ Thuấn về Sài G̣n t́m dùm một cô bồ là sinh viên dược khoa lên lănh. Người con gái ấy sau đó đă thành vợ Cảnh.

Gia đ́nh Thuấn lúc ấy vẫn ở trong cư xá Chu Mạnh Trinh Phú Nhuận. Thuấn đă về ở đó và cứ mỗi tuần phải ra tŕnh diện kiểm thảo và chờ đi vùng kinh tế mới. Sống trong cảnh bấp bênh được ít lâu đâm chán nản, Thuấn bỏ về Mỹ Tho là bên quê nội, nhưng một thời gian sau thấy không xong lại về ở Sài G̣n. T́nh cảnh thật khó khăn, bởi ba của Thuấn trước 75 làm quản thủ thư viện cho đài phát thanh Sài G̣n và viết cho báo Tia Sáng nên thuộc thành phần bị theo dơi gắt gao. Hai cha con không thể ở Sài G̣n được nữa nên vào năm 78 đă cùng nhau lên làm ở công trường Sông Rây ở Long Khánh, là nơi làm ván lót sàn nhà.

Ông cụ của Thuấn là một người quảng giao và thích phiêu lưu. Thời trước 54 ông đă đi bộ từ Mỹ Tho ra tới Hà Nội để theo học trường Mỹ Thuật Hà Nội và đă tốt nghiệp ở đó. Ở Hà Nội, ông đă quen với hai thi sĩ Xuân Diệu và Huy Cận, cũng như trong Nam ông đă quen với Sơn Nam và B́nh Nguyên Lộc. Sau 75, hai người bạn cũ của ông từ xưa ngoài Bắc khi có dịp vô Nam đă ghé thăm ông. Bởi chính kiến khác nhau nên t́nh bạn cũ đă chỉ c̣n được một lần thăm đó.

Tại công trường Sông Rây, gỗ tươi đốn ở rừng về được xẻ ra thành từng miếng nhỏ bó lại để xuất khẩu. Chính v́ những công trường loại đó mà chỉ sau vài năm rừng Việt Nam hầu như không c̣n gỗ.
Khi Nguyễn Hữu Thiện Tuấn và Đỗ Minh Hùng ra tù về th́ Thuấn có gặp được một thời gian ngắn trước khi lên công trường. Ba thằng chơi thân với nhau, dù rất đói nhưng cũng thường ráng kiếm tiền đi uống cà phê để ngồi nói chuyện đời cho đỡ xuống tinh thần. Sau khi Thuấn lên công trường th́ Tuấn đi vượt biên đầu tiên rồi tới phiên Hùng, và Thuấn là người đi sau chót.


Bây giờ hăy nghe Đỗ Minh Hùng kể chuyện vượt biên.

"Vợ chồng tôi vượt biên thất bại sáu bẩy lần. Lần mất nhiều lần mất ít, nhưng may là chưa phải tù tội. Có lần tôi đi một ḿnh v́ vợ sắp sanh. Đang nằm chờ giờ ra băi ở Vũng Tàu, đuoc tin nàng sanh, tôi bỏ về Sài G̣n. Ngày 19/10/79 là ngày chào đời của Tiến Biên, đứa con đầu ḷng của chúng tôi. Thằng nhỏ dễ nuôi, ít khóc vô cùng.

" Gia đ́nh bên vợ tôi đă quen với cảnh chúng tôi sáng giă biệt, chiều gặp lại bao lần. Sau mỗi lần thua, chúng tôi cười x̣a tự an ủi: 'Ḿnh c̣n có nhau. Của đi thế người.'
"Có lúc thua hết không c̣n tiền ăn. Không ai tin chúng tôi có gia đ́nh ở Mỹ mà lại túng thiếu như thế. Về nhà lục lọi, cái ǵ bán được là cho đi. Vợ tôi c̣n hai cái quần ś líp mới toanh từ bên Mỹ gởi về chưa kịp mặc, tôi đem ra chợ trời. Người mua ngó tới ngó lui sợ đồ giả hoặc mạc rồi. Cuối cùng bán được đi mua một ít khoai lang, và vợ chồng lại nh́n nhau hạnh phúc.
"Của đáng tội. Gia đ́nh tôi bên Mỹ làm ngày làm đêm gởi tiền về cũng không bù kịp với những lần mất mát. Chúng tôi như chim bị tên, thấy cây cong là sợ. Có những chuyến đi họ t́m đến, chúng tôi bàn cho vui rồi quên, sợ lại thua rồi chỉ khổ cho gia đ́nh.

"Cái tết năm 81 không vui như các năm trước, v́ chúng tôi một lần nữa lại định ra đi. Lần này chuyến đi có vẻ thật, v́ do anh em cột chèo bên vợ giới thiệu, và chắc v́ có mua băi. Cái không khí chia ly bao trùm những bữa cơm, hoặc những lúc gia đ́nh họp lại chuyện tṛ. Tự nhiên vợ chồng tôi có linh cảm sẽ đi được.

"Giă từ gia đ́nh vợ tôi xong, vợ chồng tôi đi thật le khỏi nhà. Cái trạng thái lâng lâng, buồn buồn khác với lần tiễn biệt gia đ́nh tôi đi Mỹ tháng 4/75. Chúng tôi bế con mới hơn một tuổi lên xe đ̣ hướng về Vũng Tàu. Trên đường đi, chúng tôi thoát qua nhiều trạm xét hỏi trong sự hồi hộp lo lắng. Đến trạm cuối, tôi phải để lại cái nhẫn cưới mới đi qua.

 

"Chúng tôi đến Vũng Tàu vào giữa trưa. Sau khi viếng thăm một gia đ́nh họ hàng, tôi đi ra phố ăn uống với họ cho có vẻ người địa phương khỏi ai ḍm ngó. Vợ tôi bồng con đi lang thang cho hết giờ. Về chiều, khi gặp lại, nàng khoe một tấm h́nh dưới tượng Phật hai mẹ con mới chụp chung. Tôi thầm hỏi: 'Sao chỉ có hai chụp h́nh, trong khi ba người cùng đi?' Tôi ghét mê tín dị đoan, nhưng cái điềm coi bộ không lành.

"Đến tối, chúng tôi được hướng dẫn tới băi. Dù đă đấm mơm công an địa phương, chuyến đi cũng cần phải được giữ bí mật tối đa. Để giữ sự yên lặng, con tôi được chích một mũi thuốc mê để ngủ cho thẳng giấc.

"Tới giờ lên ghe, người ở đâu tuôn ra quá nhiều. Th́ ra họ đă được phân tán mỏng trong các nhà lối xóm gần băi. Xăng và lương thực được chuyển xuống. Chúng tôi được chỉ định ở dưới hầm máy. Tiếng máy nổ ồn ào cộng mùi xăng ngộp thở. Người lớn chịu c̣n không nổi, huống chi con nít. Con tôi tỉnh giấc ̣a khóc, dỗ sao cũng không nín. Một ông bác sĩ chích thêm cho nó một mũi thuốc mê nữa, nhưng thằng bé càng khóc to hơn. Có lẽ thuốc đă hết hạn không c̣n công hiệu. Con tôi b́nh thường không khóc, sao lại dở chứng lúc này!

"Ai nấy đều lo sợ. Trong cơn khủng hoảng, tôi dùng nắm xôi bịt miệng con tôi. Nó càng vùng vẫy, khóc lớn hơn nữa. Sau cùng, vợ tôi nói: 'Anh ơi, thôi đừng làm chết con. Để em bồng nó lên bờ.' Tôi nh́n mọi người chung quanh với cặp mắt thù hằn. Dù không trực tiếp, họ là những người ly cách chúng tôi.

"Ra khỏi hầm tàu, thằng bé nín khe, dựa đầu lên vai mẹ ngủ. Xăng nhớt và lương thực vẫn được tiếp tục chuyển xuống tàu. Tôi nh́n lên bờ thấy vợ vẫn nhẫn nại bồng con. H́nh ảnh đó nhắc cho tôi nhớ rằng cả một đời qua, từ lúc quen tôi, nàng lúc nào cũng sống trong khắc khoải. Lo lắng trong những lúc tôi mặc áo bay lên ca, không biết có trở về. Lo lắng trong những đem tôi mải chơi về muộn Lo lắng lúc tôi đi cải tạo, không biết ngày nào ra. Lo lắng cho tương lai tôi sau khi cải tạo đă về...

"Ḷng tràn ngập t́nh thương cảm, tôi ḅ lên bờ. Tên chủ tàu dí súng lục vào bụng tôi, gằn giọng: 'Bộ muốn phá hả?' Tôi lạnh lùng nhích mũi súng lên phía trái tim tôi: 'Anh muốn bắn tôi, làm ơn bắn ngay đây, chết cho lẹ. Nếu vợ con tôi không đi, tôi không đi nữa. Tiền bạc anh cứ giữ.'

"Không biết làm sao hơn, tên chủ tàu dịu giọng: 'Thôi anh xuống trước đi. Nếu cháu không khóc nữa, tôi sẽ để chị và cháu xuống tàu.'
"Tàu chuẩn bị rời bến. Chủ tàu ra hiệu cho vợ con tôi xuống tàu trở lại. Vừa xuống hầm tàu rầm rĩ tiếng máy, con tôi bật khóc. Không nói một lời, vợ tôi bồng nó lên bờ. Tôi vùng theo. Nàng nghẹn ngào trong nước mắt: 'Anh đi đi. Gia đ́nh anh hy sinh quá nhiều rồi.'
"Như một người không hồn, tôi xuống tàu. Nếu cái chết có đến vào lúc đo th́ có lẽ c̣n nhẹ nhàng hơn cho tôi.

"Tàu từ từ rời bến. Con tôi nh́n theo và nhoẻn miệng cười, hai tay vung vẩy. Bóng hai mẹ con nhỏ dần. Tôi bật khóc. Lúc đó tôi không tin có sự cứu rỗi hoặc niết bàn, có thiên đàng hay địa ngục, có Chúa hay Phật. Tôi chỉ thấy một niềm đau khó tả nên lời.

"Chuyến tàu ra đi khong có ǵ trở ngại. Băi đi yên lành, thời tiết êm ả. Trời không gợn một áng mây. Chung quanh nh́n đâu cũng thấy nước.
"Đang đi, chuyến tàu bỗng dừng lại. Đám người dưới hầm tàu xôn xao lo lắng. Chủ tàu lên tiếng nói rằng tàu đă tới hải phận quốc tế nên ngừng lại chờ thương thuyền ngoại quốc vớt. Trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, tiếng nói của chủ tàu không gợi cho tôi ư tưởng ǵ, và tôi cũng không màng tới cái kế hoạch của hắn. Tôi chỉ thấy nhớ vợ con, và có lúc chỉ mong bị bắt để tôi đi về. Nếu tôi về lần này th́ chắc sẽ không c̣n bàn tính ǵ thêm nữa. Cay đắng ngọt bùi ra sao cũng được, miễn chúng tôi có nhau trên đời. Mệt mỏi quá rồi cho một kiếp người.

"Tôi hỏi chủ tàu chừng nào th́ đi tiếp nếu không có tàu nào vớt. Hắn trả lời tính chờ tới khi được vớt v́ thực t́nh hắn không biết đường đi đâu.
"Tôi bảo chủ tàu rằng hăy cứ nổ máy đi tiếp, tôi sẽ chỉ hướng đi nếu có hải bàn. Hắn nh́n tôi ngờ vực. Sau khi điều tra lư lịch tôi qua thằng cháu, hắn cởi mở hơn rót cà phê châm thuốc lá mời. Dựa theo kinh nghiệm bay không hành, tôi lấy bút vẽ hướng đi. Chấm điểm mốc. Đo khoảng cách. Tính thời gian. Nhắm giờ tới điểm mốc.

"Đám tài công lẳng lặng nh́n tôi. Tôi không giải thích. Sự yên lặng của tôi mới đầu làm cho họ hoang mang, nhưng rồi cũng chính sự yên lặng đó làm cho họ tin tưởng. Tôi tự dưng trở thành có trách nhiệm phải đưa tất cả mọi người trên tàu tới bờ. Tôi thấy ḷng vui vui v́ nghĩ ḿnh vẫn c̣n nặng với nghiệp hoa tiêu.

"Tàu nổ máy đi Nam Dương. Tôi vẽ một đường đi an toàn, tránh được tụi cướp biển Thái Lan, dù phải hơi xa một chút. Chỉ cần đi thêm một đêm nữa th́ lỡ tàu có chết máy gió cũng sẽ đẩy trôi về Mă Lai, Tân Gia Ba, hay Nam Dương. Nếu gặp được thương thuyền ngoại quốc vớt dọc đường th́ càng tốt.

"Khi tàu đến điểm mốc đầu tiên đúng theo giờ giấc tôi hoạch định, đám tài công bắt đầu tin tưởng tôi. Họ tṛ chuyện tâng bốc. Chủ tàu ân cần hơn. Tôi có chỗ ngủ riêng thoải mái trên boong. Ăn uống
thả dàn, trong khi hành khách chỉ được vài muỗng nước và một chén cơm mỗi ngày.

"Hơn 75 người đi. Chỗ nào ngồi yên chỗ đó. Ăn, ngủ, đái ỉa, tại chỗ. Vợ con tôi nếu đi chung chuyến này th́ vui biết bao nhiêu. Cứ nghĩ tới đó là tôi phải dấu mặt ngăn ḍng nước mắt tuôn trào.
"Ban ngày, mặt biển phẳng lặng như gương. Đàn cá heo lội đua theo tàu. Con tôi mà thấy cảnh này th́ chắc nó vui lắm. Tôi nhớ hai cánh tay mũm mĩm dễ thương vùng vẫy khi ưng ư. Tôi nhớ nụ cười duyên dáng của vợ. Đó là nụ cười đẹp nhất trên đời. Trước ngày đi, chúng tôi đă tính toán, hoạch định sẽ làm ǵ khi tới Mỹ. Bây giờ, có lẽ nàng đang ôm con thầm khóc trong pḥng.

"Về đêm, trong khi mọi người yên ngủ, tôi đốt thuốc lá chờ sáng. Tiếng máy tàu ŕ ŕ như tiếng vọng cổ ai oán. Ḷng càng chùng xuống khi nghĩ đến vợ con. Nhớ nhất là những lúc ḿnh không phải với vợ. Hối hận th́ đă muộn rồi. Nước mắt tưởng rằng làm vơi những cái đau trong lúc khốn cùng, nhưng không. Trên đời có những nỗi đau không vơi theo nước mặt, và không có cái đau nào giống cái đau nào. Mỗi giờ phút là một nỗi buồn đau. Cái đau sau nặng hơn, thấm thía hơn cái đau trước. Càng khóc, ruột càng thắt lại.

"Sau ba ngày hai đêm, tàu đến đảo KuKu như tôi tính toán. Tôi đánh điện tín cho vợ hay. Hai tuần sau, tôi được chuyển qua đảo Ga Lăng, nơi có Cao Ủy Tỵ Nạn làm việc. V́ biết tiếng Anh, toi được cử làm cho Cao Ủy. Hết phỏng vấn, qua thông dịch. Cứ làm cho đến khi mệt nhoài tôi mới về nghỉ. Tôi theo dơi tin tức người vượt biên mỗi giờ mỗi phút qua hệ thống vô tuyến điện của văn pḥng Cao Ủy. Mỗi khi có tàu cập bến Ga Lăng, tôi chạy ra t́m kiếm. Rồi thất vọng đi về.

"Chiều lại chiều, tôi ra băi biển chờ mong, hy vọng chuyến tầu tới sẽ có vợ con. Nh́n bên kia đại dương về hướng Việt Nam, tôi h́nh dung ra h́nh ảnh vợ bồng con trông cửa đợi chồng về hằng đêm. Qua bao nhiêu nghịch cảnh, nàng đă luôn có một niềm tin sắt đá vô điều kiện rằng dù có đi đâu chăng nữa, rồi tôi cũng sẽ trở về. Tôi không phản bội được niềm tin đó. Chúng tôi chắc chắn rồi sẽ đoàn tụ, nhưng chưa biết bao giờ và ở đâu.

"Trong đầu tôi lại hiện lên h́nh ảnh Tiến Biên vùng vẫy hai cánh tay mũm mĩm rồi nh́n mẹ nhoẻn miệng cười. Thằng dễ nuôi chi lạ, không biết khóc là ǵ. Ai cũng nói như thế."


Năm 80 Thuấn về Sài G̣n làm phu khuân vác các bao cám và bao than từ xe vận tải vô các vựa ở Xa Cảng Miền Tây. Trong hoàn cảnh kinh tế đen tối ngay cả những con heo cũng bị ăn chận. Những tiệm bán cám nhiều lừa lọc xay vỏ trấu thành bột trộn vào cám. V́ thế mà heo ăn cám này vô là cứ bị ho. May sao hai ba tháng sau th́ Thuấn t́m được việc làm trong Hợp Tác Xă Trường Sơn chế tạo bột giấy cách nhà chỉ một con đường.

Trong khi Thuấn về Sài G̣n làm phu khuân vác th́ ba của Thuấn tiếp tục làm ở xưởng ván và thỉnh thoảng lại về thăm nhà. Trong một chuyến đi từ nhà lên xưởng, ông đă vô ư dùng một tờ báo Tia Sáng cũ để gói thức ăn mang đi. Khi công an khám thấy tờ báo cũ đó, chúng đă bắt ông đưa đi học tập hết một năm rưỡi ở vùng Bù Đốp.

Làm ở xưởng bột giấy được một năm th́ Thuấn nghỉ để t́m đường vượt biên. Trong chuyến mạo hiểm đầu tiên vào tháng 5/84 cùng gia đ́nh bạn Du 72C , Thuấn đă qua được ngay Nam Dương.
 

Như thế là thoát thêm được một anh em kẹt lại sau 75. Phần Mai Ngọc Trai th́ bị du kích gơ cửa ngay đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 bắt ra ngồi chung với một đám anh em sĩ quan khác nghe những lời phỉ báng hạ cấp của mấy tên du kích. Dù tức hộc máu nhưng trong đám không ai lên tiếng v́ chúng đang là những kẻ thắng trận. Trong thời gian năm năm cải tạo Trai ít nghe tin Lan dù thỉnh thoảng Lan có ghé thăm ba mẹ của Trai. Dù quá khổ nhưng Trai không trốn trại được với lời khuyên tha thiết của gia đ́nh nên đành thí mạng cho trời đất. Khi thấy mấy ông già mù hay què c̣n bị giam cùng, Trai không nuôi hy vọng ǵ được về sớm th́ chợt một ngày vào tháng hai ở trại tập trung Gia Trung tại Pleiku Trai được tên thả về. Trai mừng như sống lại và chỉ biết tạ ơn trời v́ trong nhà không có ai dính líu tới Việt Cộng cả.

Sau khi về nhà, Trai trở thành một anh thợ đồ gốm làm chén đựng nhựa cây cao su, chấp nhận ngày hai buổi làm công kiếm cơm rau luộc qua ngày. Thế rồi một hôm Lê Công Ngữ và gia đ́nh Lan lên Biên Ḥa thăm Trai. Ngữ ủng hộ mối t́nh của Trai và Lan và cứ đốc thúc Trai cưới Lan. Đám cưới đă cử hành không lâu sau đó trong sự chấp thuận của hai gia đ́nh, nhưng hôn thú th́ không có v́ Trai đă bị tước quyền công dân.

Trần Đôn Điền đă ghi lại những gịng sau.
“Tôi gặp lại Mai Thanh Hoàng ở trạm xá K-83 trong trại cải tạo Trảng Lớn. Tôi nhập viện v́ bị áp xe ở mông, c̣n Hoàng th́ v́ vết thương cũ làm độc. Số là khi Hoàng đi bay, h́nh như ở vùng IV, đă bị bắn rớt . Sau đó Hoàng đă bị cắt mấy khúc ruột nhưng không chết. Ngày 30/4 khi Hoàng c̣n đang nằm bệnh viện chưa b́nh phục nhưng sau đó đă bị đuổi về.

Trong trại cải tạo chúng tôi ở chung với nhau được mấy hôm th́ Mai Thanh Hoàng xuất viện. Gia đ́nh Hoàng trước ở trong khu gia binh của Biệt Khu Thủ Đô. Trong thời gian Hoàng đi tù th́ gia đ́nh đă bị đuổi ra khỏi nơi đó. Sau này khi về tôi có ḍ hỏi nhưng không ai biết tin ǵ của Hoàng nữa. Chuyện này không lạ, v́ trong thời buổi khó khăn đó không có ai có th́ giờ và c̣n sức lực đâu để biết đến những chuyện ǵ không phải của ḿnh.”


Không phải chỉ có những thằng ở thành phố mới bị khó khăn sau ngày 30/4. Nguyễn Thanh Minh ở Mỏ Cày, Bến Tre, cũng không khá hơn là mấy. Thật ra th́ ngày xưa chỉ nghe cái địa danh này là đă thấy ớn rồi, nếu Minh không phải dân địa phương mà bị bắt ở đó th́ chắc là đă được cho đi ṃ tôm ngay. Trong tháng 4/75 th́ Minh đang học điều chỉnh giai đoạn II quân sự ở Nha Trang, và chỉ số của Minh thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Sang Lackland tháng 10/73, Minh đă học bay A-37 trong khóa sau Đinh Quang Minh. Tới cuối tháng giêng năm 75 về nước là Minh về Bến Tre ở mười bữa lấy vợ rồi mới ra Nha Trang. Gần cuối tháng 3/75 th́ có ba chiếc C-130 ra Nha Trang để rước những SVSQ đi Mỹ về nhưng khi mấy chiếc đó đáp xuống th́ đàn bà con nít leo lên chật ních. Minh mặc một bộ đồ dân sự bên trong và đồ lính ra ngoài leo lên tàu về Sài G̣n tŕnh diện ở Tân Sơn Nhất và được khẩu lệnh rằng cho thông qua giai đoạn II quân sự và lên thiếu úy luôn.

Sau khi “đứt bóng” ngày 30/4 th́ Minh trở về lại Mỏ Cày. Cha mẹ Minh ở đó mà Minh th́ không biết đi đâu nên đành về đó dù biết rằng sẽ không yên. Quả nhiên Minh bị bắt đi học tập v́ hai tội. Tội thứ nhất là đi Mỹ có thể dính với CIA. Tội thứ hai là v́ là lính Không Quân. Họ buộc tội rằng Không Quân dù không có quân nhưng vẫn đuổi gà bắt vịt của dân. Thế là Minh vác gói đi học tập hết ba năm. Sau khi được thả về là Minh lo đi vượt biên, đến lần thứ 12 mới đi lọt. May mà chỉ bị bể thôi chứ không bị bắt chuyến nào. Tới năm 88, tức là cả chục năm sau khi đi học tập về, Minh và gia đ́nh mới qua tới Mỹ. Hiện thời th́ Nguyễn Thanh Minh nhớ nhất là những người bạn nhỏ con cùng khóa như Nguyễn Đ́nh Hồng, Út Small, Đinh Văn Vượng...

Trong lúc các anh em 72A bị kẹt lại đang nằm trong các trại học tập th́ người dân trong các phố hằng đêm bị họp để kiểm thảo và học tập. Những khuôn mặt lạ bây giờ xuất hiện khắp nơi trên đường phố miền Nam tạo nên những h́nh ảnh không có ǵ tươi sáng cho lắm với
Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ,
Nón tai bèo che khuất tương lai.


Những con đường Sài G̣n lại một lần nữa thay tên
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lư,
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

Đường Genéral de Gaulle xưa đổi thành Công Lư sau 75 đổi thành Nguyễn Văn Trỗi rồi Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Catinat xưa được đổi thành Tự Do bây giờ thành Đồng Khởi. Đường Lê Lợi, tức Bonard cũ, th́ may mắn c̣n giữ được tên dù là những chiếc xe Hoa Kỳ đuôi hỏa tiễn mạ kền bóng loáng chuyên cho những đám cưới thuê để rước dâu th́ không c̣n đậu ở đó nữa. Nhà sách Khai Trí vẫn c̣n ở đó, nhưng những quyển sách về tự do kinh tế hoặc nhân quyền th́ đă biến đi đâu hết sạch.

Để phá sản đồng bào miền Nam, Cộng Sản đă dổi tiền ba lần. Tháng 9/75 đổi tiền lần thứ nhất, và sau đó là hai lần nữa trong những năm 78 và 85. Trong thời gian đó th́ bao gia đ́nh bị đẩy đi những vùng kinh tế mới, nhất là những gia đ́nh có người phục vụ trong quân đội VNCH trước đó. Những cô thiếu nữ rất lo sợ cho tương lai của ḿnh khi các thanh niên miền Nam phải đi học tập cải tạo không biết khi nào về
Khoai lang chấm muối ăn bùi,
Lấy chồng bộ đội lấy (thằng) cùi sướng hơn.


Một câu hát phổ thông của bài Đất Đỏ:
Ai có qua miền đồng xanh đất đỏ,
Coi xe chở về thành phố khoai ḿ.
...
Tổ quốc ơi ta nghe lời sông núi!

đă được đồng bào miền Nam thân mến đổi thành:
Cây cuốc cong ḿnh mong cây cuốc gẫy,
Cây cuốc gẫy thời ḿnh khỏi ra đồng.
...
Tổ quốc ơi ăn khoai ḿ ngán quá!

Để ghi lại những đau buồn sau năm 75, nhà thơ Hoàng Phong Linh đă viết:
Thân bách chiến từng đi làm lịch sử,
Mà ngày nay c̣n lại những ǵ đâu?
Đă vùi thân nơi núi thẳm rừng sâu,
Hay gục chết trong lao tù cải tạo.

Sau những khổ nhục đă kể bên trên, Nguyễn Hữu Thiện Tuấn đă cảm khái với:
Tháng quốc hận, mệnh nước là mạng ta,
Trời đổ lệ, cũng chưa bằng ta khóc.