Hạ Màn Một



Khi các phi công 72A ở Sư Đoàn 3 trở lại đơn vị từ Nha Trang sau giai đoạn hai quân sự th́ các phi đoàn không c̣n ở Biên Ḥa nữa mà đă về hết Tân Sơn Nhất. Mỗi ngày đi hành quân đều thấy C-141 của Mỹ cất cánh đều đặn từ phía bên kia phi trường và những chiếc xe buưt vẫn đưa hành khách vào phi trường đều đặn. Có hôm sau giờ pháo kích anh em lục đục kéo lên lầu ngủ lại th́ thấy đám phụ nữ thân nhân của mấy đàn anh c̣n ngồi bẹp dưới hố cá nhân, th́ ra họ sợ quá không dám lên. Với những thằng phi công tối ngủ lại trong căn cứ như chúng tôi th́ chuyện pháo kích đă trở thành cơm bữa. Thường là đêm nào có pháo kính là tôi lại thấy ḿnh thức dậy dưới hố cá nhân ở ngoài sân, có nghĩa là sau khi nghe tiếng hỏa tiễn đến tôi đă choàng dậy mở khóa tông cửa pḥng chạy ra sân và nhẩy xuống hố cá nhân ngồi an vị xong rồi mới bắt đầu thức giấc. Những phản xạ của con người không ngờ lại có thể giúp cho tôi làm những chuỗi động tác phức tạp bằng một thứ tự rất nhịp nhàng.

 

Ở Đà Nẵng th́ Nguyễn Hữu Thiện Tuấn đă nếm mùi pháo tới tấp vào phi trường vào cuối tháng 3, nhưng khó quên đêm 29/3/75 nằm suốt đêm dưới giao thông hào bên cạnh phi đoàn mà đếm không hết pháo của Vẹm. Trong khi đó th́ các phi đoàn khu trục bạn di tản gần hết chỉ c̣n lại đám phi công trẻ háo thắng và gan dạ của phi đoàn Tuấn cùng ông Thiếu Tá Hiển, Phi Đoàn Phó của Phi Đoàn 528. Đă thế số Tuấn c̣n mạt vận hơn khi về được tới Sàig̣n lại bị nhốt ở Quân Vụ Thị Trấn hơn 5 ngày trong khi chờ sự vụ lệnh về Cần Thơ để tái phối trí đơn vị vào cuối tháng tư. Hăy nghe chính lời đương sự kể tiếp trong mục sau với tựa đề “Đà Nẵng Vào Cuối Tháng Ba” trong đoạn Ba Năm Lính.

“Trong khi Quân Đoàn I bỏ ngỏ dù rằng có lệnh tử thủ của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, sau khi Thủy Quân Lục Chiến đă rút khỏi đèo Ải Vân ra tàu Hải Quân để về tái phối trí ở Cam Ranh thuộc vùng II Chiến Thuật th́ phi trường Đà Nẵng bị địch gia tăng pháo kích. Lúc đầu chúng tôi c̣n t́m hầm trú ẩn, sau nghe quen đến độ cứ lăn xuống giường rồi dỗ giấc ngủ tiếp.

“Riêng Phi Đoàn Hổ Cáp 528 của tôi th́ anh em bị kẹt lại đa số, tức là nhiều hơn so với các phi đoàn bạn như Hồng Tiễn 538 , Phi Hổ 516 , và Nhện Đen 550 . Lư do chính làm cho chúng tôi kẹt lại là v́ chúng tôi muốn cương quyết chiến đấu. Hơn nữa, v́ c̣n độc thân nên chúng tôi tự t́nh nguyện ở lại cho những anh em có gia đ́nh được di tản chiến thuật bằng C-130 từ hai đêm trước để tránh pháo kích.

“Bởi đèo Ải Vân ở phía Bắc của phi trường là một cao điểm chiến lược quan trọng, sau khi Thủy Quân Lục Chiến đă rút khỏi rồi th́ bọn Vẹm tha hồ dùng nó để pháo kích xuống phi trường. Vào tối ngày 29/3, các phi công có nhận được lệnh mang phi cơ vào đáp tạm thời ở phi trường Phù Cát thuộc Sư Đoàn 6 Không Quân để sẽ bay ra lại cố thủ Đà Nẵng sau đó. Ngay đúng vào lúc chúng tôi chuẩn bị cất cánh th́ pháo địch gia tăng chưa từng thấy. Hơn nữa, có lẽ v́ có đề lô của địch nằm lén trong phi trường điều chỉnh nên pháo rất chính xác. Phi đạo bị hư hại nặng đến độ có phi công phải cất cánh A-37 bằng taxiway. Có người cất cánh xong bị vertigo đă đâm vào vùng biển núi Sơn Trà tử nạn. Riêng tàu tôi chưa kịp rời hangar th́ pháo đă tới sát bên nên phải bỏ tàu mà chạy để tránh pháo kích.

“Những phi công của Hổ Cáp chúng tôi như thế là bị kẹt gần hết, kể cả Thiếu Tá Hiển Phi Đoàn Phó quyền thay cho Phi Đoàn Trưởng là Trung Tá Hồ Viết Thanh đang học khóa Tham Mưu Cao Cấp. Khi nhận thấy t́nh h́nh hoàn toàn vô phương cứu chữa, Thiếu Tá Hiển đă cho phép anh em tự t́m đường thoát về miền Nam. Nhiều anh em kể cả tôi đă có ư định nếu vượt thoát th́ sẽ lật đổ chính phủ. Sau tháng tư, cả Trung Tá Thanh lẫn Thiếu Tá Hiển đều bị bắt đi tù cải tạo miền Bắc. Tôi rất cảm phục tư cách chỉ huy công bằng và sự quan tâm của hai ông đối với thuộc cấp. Cấp chỉ huy trưởng của Không Đoàn 61 Chiến Thuật cũng đáng mến phục như vậy. Tôi đă may mắn được làm phi công thời chiến tại phi đoàn khu trục này, không phải v́ hiếu chiến hay ngạo mạn, mà v́ t́nh đồng đội san xẻ cho nhau trong những chuyến đi mây về gió đầy nỗi chết đe dọa để nhằm trấn giữ một mảnh đất địa đầu của miền Nam Tự Do.

“Trở lại hoàn cảnh hỗn loạn lúc đó, Thiếu Úy Thanh của Nhện Đen trong lúc sắp cất cánh di tản trên taxiway th́ bị trúng pháo cháy phỏng hết thân thể. Chúng tôi đă cố gằng chở ông sang một phi đoàn trực thăng nhờ tải thương khỏi Đà Nẵng bởi Quân Y Viện Duy Tân ngoài phi trường đă bỏ trống và chiến xa của đối phương cũng đă đến gần. Sau này tôi nghe kể lại là chiếc trực thăng chở Thiếu Úy Thanh cũng bị nạn phải đáp khẩn cấp ở bờ biển và ông ta c̣n nằm kẹt lại trên đó một ḿnh, không biết số mạng ra sao. Tôi cầu cho ông được an lành.

 

“Riêng phần tôi th́ sau đó ở lại trong phi trường để nghe pháo dài dài. Bộ Tư Lệnh Không Quân có gửi C-119 lên vào buổi trưa nhưng không đáp được phải bay về. Chỉ có một chiếc trực thăng của Air Amercan đáp khẩn xuống được một taxiway nhưng lại vội vă cất cánh lên v́ bị pháo. Sau đó có một chiếc Boeing 727 của một hăng hàng không dân sự, có lẽ là TWA, liều mạng đáp xuống bất ngờ trong lúc tầng mây overcasting thật thấp bên trên phi trường . Dân quân di tản trong kinh hoàng và hỗn loạn cứ rượt theo mà leo tràn lên v́ máy bay không thể dừng lại v́ sợ trúng đạn pháo. Có người bị bánh phi cơ cán. Một lần nữa cảnh vợ mất chồng con mất cha, con trẻ thất lạc bơ vơ kêu khóc lại xẩy ra trên mảnh đất quê hương khốn khổ. Pháo vẫn rơi liên tục khi chiếc Boeing cất cánh trên một taxiway, và người vẫn c̣n bị rớt xuống từ phi cơ mà chết. Đáng phục thay cho sự can đảm v́ ḷng nhân đạo của phi hành đoàn này!

“Không lâu sau đó th́ một chiếc pickup Không Quân màu xanh dương của một toán an ninh phi trường đang tử thủ bị trúng đạn pháo nổ tan cách chỗ tôi nằm không xa. Chợt ngay sau lưng tôi có tiếng thét ‘Đề lô! Đề lô â!’ Tôi giật ḿnh quay lại th́ thấy từ bên trong một chiếc conex cạnh taxiway một tên đàn ông mặc thường phục chạy ra tay c̣n cầm máy Motorola. Theo sau là một chiến sĩ Không Quân tặng cho hắn một tràng M-16. Tự dưng tôi giơ tay chào anh bạn cơ hữu một cái theo quân cách. Vào giờ phút đó, chỉ c̣n tôi là một chiến hữu chứng kiến chiến công của anh, và tôi chỉ c̣n một cái chào để thưởng công anh. Ḷng tôi tự dưng b́nh thản, giống như những lần lên phi cơ đi hành quân trước đó khi biết rằng ḿnh đă quyết nắm chắc cái chết trong tay. Mỗi phi công thời chiến chúng tôi đều có một cách nào đó để tự trấn an tâm hồn ḿnh trong những giờ phút sinh tử. Có như vậy th́ mới không ‘lạnh cẳng’. Với khẩu P-38 c̣n lại bên ḿnh, tôi đă tự nhủ rằng một viên cuối cùng để dành lại cho ḿnh, phần kia th́ dành cho anh Vẹm nào mà ḿnh sẽ gặp .

“Sau khi tôi lần theo lối về khu cư xá sĩ quan phi hành th́ gặp Thiếu Úy Toản trong cùng phi đoàn. Hai đứa tôi tự t́m đường thoát hiểm bằng cách băng ngang qua thành phố để ra biển sau khi tôi nghe hắn lư luận chí lư rằng, ‘Ê Tuấn, ở trong này cũng chết, ra đó cũng chết, nhưng dù sao ra đó cũng c̣n có hy vọng hơn.’ Thế là chúng tôi thay đồ dân sự và nhẩy lên một chiếc Vespa vô chủ chạy ra khỏi cổng phi trường. Ở bên ngoài th́ súng đang nổ vang bên phía Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I. Chúng tôi chạy qua được khỏi cầu Delattre th́ phải dùng tới khẩu M-16 để tự vệ, rồi chạy bộ ra băi biển Mỹ Khê. Dọc theo băi cát, và ngay cả dưới nước, tôi thấy rất nhiều chiến xa và quân xa đủ loại, có chiếc đang c̣n cháy dở. Thấy một chiếc ghe chở đầy người, lính và dân, phụ nữ lẫn trẻ em đang mắc cạn, chúng tôi mừng quá vội vác súng lên vai lội xuống đẩy phụ. Ngờ đâu lúc thoát khỏi chỗ cạn th́ chủ ghe cầm súng chĩa thẳng vào chúng tôi đuổi đi. Buộc ḷng chúng tôi phải lên đạn chĩa súng vào hắn vừa đe dọa vừa năn nỉ xin trả tiền. Lúc đầu hắn ngang ngạnh không chịu, sau nhờ mấy anh em bộ binh lên tiếng bênh vực tụi tôi, hắn mới lấy tiền và cho lên ghe.

“Khi ghe rời băi biển chừng nửa cây số th́ một tiếng nổ long trời từ trong đất liền dội ra và khói đen trong đó bốc lên cao ngất. Tôi đoán một là cầu Delattre bị giựt sập, hai là kho xăng bị pháo trúng. Dù đă thoát hiểm nhưng tôi thấy buồn vô tận. Đây là lần đầu tiên tôi nhận thức được rằng quê hương tôi đẹp nhưng tang thương quá. Cùng ở chỗ này mười năm trước , Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đă đổ bộ lần đầu để mở màn cho một cuộc chiến có chính nghĩa trên mặt chủ nghĩa Tự Do nhưng thất bại về chính sách dùng Quân và Dân v́ miếng mồi kinh tế cũng như sai lầm về chiến lược. Nixon và Kissinger đă đi cửa hậu hoặc “đi đêm” với Cộng Sản Tàu và Bắc Việt ở Bắc Kinh lẫn ḥa đàm Ba Lê đă bán đứng miền Nam Việt Nam. Đă vậy c̣n cộng thêm việc các tướng lănh giỏi và can trường như hai Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Đoàn II tức là Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Nguyễn Văn Phú đă bị kềm chân bởi cấp trên của hai ông nên đă gây ra sự hỗn loạn và đưa đến chỗ miền Nam sụp đổ đầy chuyện vô lư, v́ những kế hoạch 'di tản chiến thuật' vô tổ chức cộng thêm vào sự ngưng viện trợ của chính phủ và quốc hội Mỹ. Bài học tự lập tự chủ cho một chính thể có lẽ sẽ in đậm cho thế hệ lănh đạo sau này của Việt Nam. Nh́n lại những mất mát của những chiến binh QLVNCH thật là quá sức tưởng tượng, có lẽ là không tiền khoáng hậu trong lịch sử. Họ vẫn c̣n chiến đấu và thắng trên nhiều mặt trận chiến thuật. Một thí dụ là mặt trận Long Khánh dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo. Ở nhiều nơi khác cũng thế, ngay cả sau khi Cộng Sản tràn chiếm miền Nam, người lính vẫn không hề hay biết là họ đă bị phản bội bởi Đồng Minh và cấp lănh đạo của ḿnh. Tôi muốn thắp trong ḷng ḿnh một nén nhang bất diệt và cúi đầu chào kính cẩn vĩnh cửu tất cả những anh hùng và tử sĩ mà tôi đă có cơ hội đứng cùng chiến tuyến.

“Như thế chưa đủ. Vận số tôi c̣n mạt hơn nữa về sau này khi tôi phải trải qua một lần nữa nh́n Tổ Quốc trong cùng một tâm trạng ngậm ngùi không kém.

 

“Sau khi rời Đà Nẵng, tôi cập Cảng Cam Ranh bằng tàu Hải Quân Việt Nam cùng lúc với Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến rút trước từ vùng I về. Sau khi chia tay, Thiếu Úy Toản đi ngược ra Nha Trang, c̣n tôi đi bộ về phi trường Phan Rang để tŕnh diện. Trên đoạn này của Quốc Lộ số 1 t́nh h́nh vẫn c̣n yên tĩnh hơn phía Tây. Có một nhóm loạn binh chận chiếc xe cam nhông có tôi quá giang, nhưng tài xế không chịu ngừng v́ sợ bị cướp. Đám loạn binh đă nhắm bắn vào xe nhưng may mắn không ai bị trúng đạn.

“Khi đến được phi trường, tôi đă ở lại đó một đêm, và đă có dịp thăm Đỗ Minh Hùng 72A ở Phi Đoàn 534 Kim Ngưu. Chàng này có một trái tim để yêu rất cuồng nhiệt, bất chấp hậu quả. V́ yêu mà Hùng bị kẹt lại sau tháng 4/75 và phải đi học tập . Lần sau đó chúng tôi gặp lại nhau là ở trong trại cải tạo suốt ba năm trời biền biệt. Thời gian này sẽ được kể sau.

“Ở Không Đoàn 92 Chiến Thuật, tôi được biết phi công Lư Tống của Phi Đoàn 548 Ó Đen đă nổi tiếng sát Cộng bị chúng treo giá đầu anh trên tần số liên lạc. Cuộc chiến đấu chống Cộng can trường của riêng anh vẫn tiếp tục với nhiều chuyện hy hữu sau này mà ai cũng biết đến. Lúc đó một phi công khác của Phi Đoàn 534 là Thiếu Úy Lộc Xích Lô vừa bị bắn rớt ở mặt trận Khánh Dương. Anh đă được các phi công trực thăng can trường, trong đó có một bạn 72A là Thiếu Úy Nguyễn Văn Bực, bất chấp lửa đạn bay vào cứu ra vùng an toàn. Bực à, tôi cám ơn và phục các bạn lắm. Tôi ví phi công trực thăng các bạn là những 'biệt cách hành' như Lôi Hổ của Bộ Binh. Trong các phi vụ anh hùng của các bạn, các bạn đă vừa 'gần đất xa trời' mà vừa c̣n thực sự đối diện địch quân.

“Lúc này ở vùng II, mặt trận Ban Mê Thuột và Khánh Dương ở hướng Tây Quốc Lộ 1 do Nhẩy Dù và Bộ Binh trấn giữ dưới quyền chỉ huy của Tướng Tư Lệnh Phạm Văn Phú cũng đang diễn ra ác liệt. Cũng như những tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng của Quân Đoàn IV, tướng Phạm Văn Phú sau này khi thất trận đă tự sát chứ không đầu hàng. Tổ Quốc và lịch sử sẽ vinh danh họ.”

Tiếp theo đây là đoạn 3 trong phần Ba Năm Lính của Nguyễn Hữu Thiện Tuấn. Phần này có tựa là “Thủ Đô Sài G̣n Vào Cuối Tháng Tư”.

“Từ Phan Rang, tôi về tới Sài G̣n vào giữa tháng 4/75. Tôi vào tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Không Quân và trong khi chờ nhận sự vụ lệnh vầ Cần Thơ tái phối trí đơn vị th́ tôi lại bị Cu Xê của Bộ Binh chận xét ngay trước phi trường Tân Sơn Nhất và vô cớ chở đi nhốt vào nhà giam Quân Vụ Thị Trấn ở đường Lê Văn Duyệt mất 5 ngày. Sau đó Quân Cảnh Không Quân đến đón về lại cho tôi vào nhà giam của Sư Đoàn V Không Quân nằm thêm hai ngày nữa. Khi Thiếu Tá Hiển Phi Đoàn Phó 528 vào nhận lănh tôi, hai thầy tṛ chỉ c̣n biết lắc đầu nh́n nhau chứ không c̣n ư kiến ǵ nữa.

“Tuần lễ cuối tháng 4/75 ở Sài G̣n chẳng khác ǵ Đà Nẵng vào tháng 3. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, phi công nội tuyến phản loạn Trung dùng F-5 dội bom dinh Độc Lập vào ngày 28/4, rồi phi trường Tân Sơn Nhất bị nhiều phi cơ A-37 lái bởi phi công Cộng Sản (có cả tên phản tặc Nguyễn Thành Trung) và hai phi công tù binh ở Đà Nẵng (tạm dấu tên) bị chúng cưỡng ép theo để xuất phát từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc th́ sự rối loạn càng lúc càng gia tăng. Sau khi được biết gia đ́nh đă di tản khỏi Việt Nam trong khi người em trai đang theo đơn vị lính Nhẩy Dù của chàng, tôi yên tâm về Cần Thơ. Sau khi về Cần Thơ, tôi đă quay lại Sài G̣n và quyết định ở lại đó. Lại một lần nữa tôi đau thấu tủy khi chứng kiến cảnh thủ đô thất thủ sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.”

Đến đây là chấm dứt phần hồi kư Ba Năm Lính của Nguyễn Hữu Thiện Tuấn. Xin đón xem phần Ba Năm Tù ở chương sau.
Cùng trong đêm 29/3/75 tại Đà Nẵng mà Cộng quân pháo kích nặng nề vào phi trường đó, Mai Ngọc Trai và Lê Minh Bảo tức Bảo Nhí nằm trong hầm trú ẩn chờ trời sáng. Trong ngày hôm đó, Trai đă giúp cho gia đ́nh cô bạn gái tên Lan gồm có Lan, mẹ, và và cậu em bẩy tuổi của Lan vô phi trường để xin theo C-130 chở thân nhân về Sài G̣n trước nhưng có tin sắp bị pháo kích nên phi vụ bị hủy bỏ. Những tiếng nổ long trời liên tiếp trong đêm đen mịt làm cho đêm kéo dài như bất tận. Khi ngưng pháo vào lúc bốn giờ sáng th́ trên một chiếc Vespa, Trai đă đèo Bảo, Lan, và cậu em chạy lên phi đoàn. Khi tới nơi th́ một đoàn người đă chờ sẵn tự bao giờ. Đó là những thân nhân của các chiến hữu Không Quân. Trong ánh lửa cháy lập ḷe, nét mặt ai cũng đầy sợ hăi. Phi đoàn chỉ c̣n lại Thiếu Tá Vinh là Trưởng Pḥng Hành Quân. Trong khi ông điểm danh từng người của phi đoàn th́ Cộng quân bắt đầu pháo kích trở lại làm cho các thân nhân gào khóc vang lên và bỏ chạy tán loạn. Lúc đó Thiếu Tá Vinh yêu cầu mọi người ra phi đạo để t́m phi cơ mà đi kẻo trễ. Khi ra tới phi đạo th́ Bảo t́m được một chiếc L-19 lành lặn là leo ngay lên. Trai vội đẩy Lan, cậu em, và mấy người nữa lên chiếc phi cơ đó, rồi Trai và Thiếu Tá Vinh chạy đi t́m chiếc khác. Khi Trai t́m được một chiếc L-19 nhẩy lên mở máy xong nh́n lại th́ thấy có thêm năm người lính nữa trên tàu. Định taxi ra phi đạo nhưng thấy Bảo đă cất cánh và phi đạo đầy xe cộ do người ta chạy bỏ lại nên Trai bèn cất cánh ngay trên taxiway. B́nh thường chiếc tàu chỉ chở có hai người bây giờ phải chở gấp ba, nó lăn bánh nặng nề chập chạp và gầm gừ măi mới cất khỏi mặt đất. Tới cuối phi đạo Trai cho tàu quẹo trái lừ đừ bay, khi qua đèo Non Nước th́ nghe một tràng tiếng súng liên thanh nhưng may mắn không trúng tàu. Khi ngoái nh́n sau lưng th́ Trai thấy những anh lính c̣n mang theo lủ khủ nào là M-16, hành trang, cùng bao nhiêu thứ linh tinh khác. Trai nói họ vất bỏ xuống biển cho nhẹ, nhưng có người năn nỉ xin giữ lại túi gạo v́ lư do là không có ai là thân nhân ở trong Sài G̣n cả, nếu vất đi rồi th́ không biết lấy ǵ ăn.

Sau khi vứt bỏ bớt hành lư th́ Trai cho phi cơ b́nh phi ở một ngàn bộ v́ trần mây phủ kín. Tàu cứ theo bờ biển bay về hướng Nam. Dọc đường có tiếng gọi cầu cứu trên vô tuyến và có nhiều trực thăng đáp v́ hết xăng nhưng Trai không thể làm ǵ giúp họ dù hết sức chua xót trong ḷng. Vào tới Quảng Ngăi th́ trời bắt đầu nắng tốt. Trai lên năm ngh́n bộ th́ thấy phi cơ của Bảo ở hướng 2 giờ. Trai bay đến gần và ra hiệu cho Bảo theo Trai về Nha Trang. Gần tới Ninh Ḥa th́ Bảo ra hiệu cần đáp v́ hết xăng rồi từ từ hạ thấp rồi mất dạng sau màn mây. Trong khi Trai c̣n hoang mang chưa biết phải xử trí thế nào th́ mấy người lính phía sau lên tiếng khống chế buộc Trai phải tiếp tục bay về Nha Trang chứ không thể đáp v́ sợ bị Việt Cộng bắt. Sau khi đáp ở Nha Trang an toàn, Trai vào Không Đoàn Bộ Không Đoàn 62 và báo cáo phi cơ Bảo mất tích, hy vọng họ sẽ t́m ra Bảo và chị em Lan. Số phi cơ của hai phi đoàn 110 và 120 về đến Nha Trang hơn mười chiếc, với hơn phân nửa nhân viên của hai phi đoàn c̣n kẹt lại hay đă mất tích rồi. Đại Tá Lạc Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 62 tiếp đón và kêu gọi những người mới về tŕnh diện để bổ xung quân số cho Phi Đoàn 114 tại đó, nhưng Thiếu Tá Hào Phi Đoàn Phó 120 nói nhỏ anh em ra kêu phi đạo đổ xăng để về Sàig̣n. Trong khi Trai c̣n đang bồn chồn lo lắng th́ Bảo t́m tới nơi xuất hiện và kể rằng may mắn sao khi phi cơ xuống thấp Bảo thấy phi trường Dục Mỹ và được tiếp xăng và cất cánh lại mà không bị trở ngại ǵ.

Sau khi đoàn tàu cất cánh trở lại th́ Thiếu Tá Hào dẫn đầu về Sàig̣n. Lần này th́ chị em Lan cùng vài người nữa đă lên con tàu cũ kỹ nhưng chung t́nh của Trai. Đoàn tàu lấy hướng Tây Nam trực chỉ. Trai lên cao độ bẩy ngàn bộ, mắt luôn đảo nh́n các phi cụ và cầu mong cho không bị trục trặc ǵ. Hơn ba giờ sau th́ Biên Ḥa hiện ra trước mặt. Trai nhận rơ từng làng xóm của chính quê ḿnh. Trên tần số 118.0 VHF, Trai gọi:
–Tân Sơn Nhất đây Tango Papa .
Khi nghe đáp “Tango Papa đây Tân Sơn Nhất”, Trai tiếp tục:
–Tango Papa chúng tôi cao độ 3000 cách 10 dặm hướng Đông Bắc xin chỉ thị hạ cánh.
–O.K. Chấp thuận hạ cánh phi đạo 25 trái gió êm.
–Tango Papa nhận rơ, cám ơn bạn.
Sau khi liếc mắt nh́n thấy người yêu bên cạnh thật gần đang nh́n ḿnh thán phục, Trai chạm bánh nhẹ nhàng như một cánh bướm si t́nh. Sau khi cho phi cơ vào chỗ đậu ở sân văng lai và thở phào nhẹ nhơm, Trai quay lại th́ thấy hai chị em Lan đôi mắt đỏ hoe v́ khóc. Hóa ra giờ này đến chỗ an toàn rồi hai người mới nhận thức ra cảnh biệt ly không c̣n bên bà mẹ.

Về Sàig̣n rồi Trai mới biết rằng các vị chỉ huy nhà ta đă rời Đà Nẵng tự bao giờ. Họ mang theo vợ con, có người c̣n mang theo cả con chó, về Sàig̣n b́nh yên. Chỉ có mấy thằng trẻ khờ khạo ở lại chiến đấu. Thấy vậy Trai mới kính phục Thiếu Tá Vinh đă lo cho đàn em tới giờ phút cuối.

Khi ra phố ngày hôm đó, Trai đă cẩn thận không đưa hai chị em về nhà ḿnh v́ sợ tai tiếng cho Lan mà đă đưa chị em Lan về nhà bà con của Lan ở Ngă Ba Ông Tạ. Sau khi tŕnh diện phi đoàn tại Biên Ḥa, Trai có gặp lại Lan mấy lần, và lần nào cũng bị trách là sao không đến thăm. Trai giăi bày là phải đi làm chứ đâu được nghỉ ở nhà, dù là biết ḿnh bị giận v́ bị cho là hờ hững. Lan hối thúc Trai đi xuống tàu để ra biển, nhưng Trai không cam ḷng thà chịu chết chung với gia đ́nh v́ cha mẹ không đi, và v́ thế mà tất cả đều kẹt lại.

Vào cuối tháng 3/75, Đặng Chấn Kỳ từ Phi Đoàn 213 Đà Nẵng về học Khóa 2 Giai Đoạn 2 Quân Sự loay hoay thế nào để khi các anh em khác đă lên C-130 về Sài G̣n hết rồi mà chàng ta c̣n ở Nha Trang. Kỳ đă vô trại Thiên Nga t́m xem có gặp ai quen không, nhưng thấy trại trống lổng không có một người nào lai văng. May mà sau đó Kỳ gặp Lê Hoàng Lân và đă quá giang trực thăng của Lân về Phan Rang ngủ một đêm rồi hôm sau về Sài G̣n.

 

Sau khi về Sài G̣n th́ Kỳ được lệnh về Cần Thơ tái phối trí cùng Phi Đoàn 213vào khoảng ngày 12/4. Một lần nữa, Kỳ lang thang thế nào đó mà lúc đi lại không có máy bay, và Kỳ đă ở Sài G̣n cho tới ngày 29/4. Chiều hôm đó khoảng bốn năm giờ, Kỳ vô Tân Sơn Nhất và t́nh cờ gặp Hạo bạn cùng khóa 3 HTTT và Chuẩn Úy Kim ở Trường Quân Sự. Ba người đi t́m được một chiếc máy bay của Ủy Ban Kiểm Soát Quân Sự Bốn Bên nằm trong một hangar. Khi giở nắp đầu máy lên th́ không thấy b́nh điện, nhưng khi lên ngồi check thử th́ máy quay, có lẽ là tàu có b́nh điện nằm phía sau. Thế là Kỳ và Hạo cất cánh chở theo bạn Kim.

Khi cất cánh lên rồi th́ Kỳ và Hạo bàn nhau định bay hướng Nam để về Cần Thơ v́ không biết các tàu Mỹ đậu ở đâu. Vừa lúc đó th́ hai chàng thấy có trực thăng Mỹ cất cánh bên phía Hàng Không Việt Nam và bay ra hướng biển, và thế là hai chàng bay theo. Khi đến bờ biển gần Vũng Tàu nh́n ra khơi, Kỳ thấy có nhiều tàu lô nhô ngoài biển cách bờ cỡ hơn mười cây số. Xăng lúc đó đă gần hết nhưng hai chàng cứ phiêu lưu bay đại ra, và bảo nhau rằng có rớt xuống biển th́ cũng ráng lết tới gần một chiếc tàu nào đó cho họ cứu.
Lúc ra khơi được một quăng th́ Kỳ thấy có cả tầu chiến cũng như thuyền đánh cá lô nhô ngoài xa, trong số có hai ba chiếc hàng không mẫu hạm và rất nhiều khu trục hạm. Tàu của Kỳ đă đáp an toàn trên chiếc SS Hancock.

Mấy hôm sau chiếc SS Hancock đă sang tới Hải Cảng Cupi của Phi Luật Tân. Từ đó Kỳ đă được chở qua Vịnh Subic bằng tàu nhỏ. Lên bờ là Kỳ được phát một cây thuốc lá, sandwich, cùng một bộ quần áo dân sự và được cho một bao giấy dầu để bỏ bộ đồ bay vào cho tiện xách đi. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau là Kỳ được lên C-141 chở qua Guam mà không phải làm thủ tục giấy tờ chi cả.

Ở Guam, Kỳ lại một lần thứ ba v́ cái tật lè phè không bỏ mà lỡ chuyến bay. Đêm trước ngày phải lên tàu về Camp Pendleton ở California, chàng ta đi lang thang về muộn ngủ quên mất nên sáng dậy th́ đă trễ chuyến tàu. Một tháng sau, Kỳ đă lên một chuyến khác về Indianatown Gap ở Pennsylvania.

Trên chiếc tàu SS Hancock c̣n có Nguyễn Xuân Sơn. Rạng ngày 29/4, Sơn đă theo tàu Thiếu Tá Đào Bá Hùng di tản về Tân Sơn Nhất. Sáng 30 th́ Sơn theo một chiếc khác bay ra đáp trên tàu Hancock lúc 10 giờ sáng. Số thứ tự của Sơn là 102 trong số 4 ngàn người lên tàu đó. Mấy ngày sau khi tàu về đảo Clark ở Phi Luật Tân, Sơn ngủ một đêm sáng sau lên Boeing 747 về Guam. Ở đó đêm không ngủ được, Sơn thường lên pḥng hành chánh xem và thấy có một bà Mỹ da đen có vẻ rất tử tế. Sơn đến bảo với bà rằng ḿnh là một cựu phi công, và bà thông qua giấy tờ cho đi ngay hôm sau. Sơn về lều báo cho mọi người lên xin và cùng được đi nhanh chóng. Sau đó Sơn về Camp Pendleton ở 22 ngày th́ được sponsored về Georgia. Khi Đỗ Văn Bính sang sau này, một người bạn của ông sponsor của Sơn đă bảo lănh Bính về Georgia luôn. Hai chàng đă vừa đi làm vừa đi học cho đến khi Bính về Dallas.

Sau đây là phần chuyện của Đinh Đông Định tự Gà Tây. Sau khi tốt nghiệp Khóa 1 Trực Thăng quốc nội, Định về phục vụ tại Phi Đoàn 221 Lôi Vũ, Biên Ḥa. Phi đoàn này được biệt phái cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh.
Trong khóa 72A, Định có hai người bạn học cũ là Hoàng Đ́nh Lai và Trương Tấn Phát, tức là Phát Rỗ. Hoàng Đ́nh Lai, cùng ra trường Khóa 1 Trực Thăng với Định, về phục vụ tại Phi Đoàn 223, Biên Ḥa. Phi Đoàn này được biệt phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Trương Tấn Phát th́ tốt nghiệp Khóa 2 Trực Thăng, phục vụ tại Phi Đoàn 255 Cần Thơ.

Vào đầu năm 75, Định ra Nha Trang học Giai Đoạn II Quân Sự. Lúc đó có 3 khóa. Định và tôi thuộc Khóa 2. Định, Phát Rỗ, Tuấn Đầu Ḅ, Trọng Đen, và tôi đă mướn một căn nhà làm nơi tạm trú. Nhà bên cạnh th́ có Lộc Sữa và Tuyển 72E ở trọ. Trong căn nhà đó có một người đàn bà trẻ tên Dung có đứa con trai nhỏ đang ở cùng với bà mẹ nữa.

Ngày 28/3 Định, Tuyển, và tôi được lệnh về tŕnh diện đơn vị trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Phát Rỗ th́ bị kẹt lại v́ chưa có lệnh. Khi Định ra hậu trạm Nha Trang th́ thấy có hai chiếc C-130 nhưng có tới cả 300 chàng hoa tiêu thuộc Khóa 2 và Khóa 3 Quân Sự đang chờ. Những chàng hoa tiêu này bị quân cảnh ngăn không cho lên tàu v́ có những người đang bận rộn đưa ghế sô pha và tủ lạnh lên hai chiếc tàu đó.

Sau khi chờ đợi được vài tiếng đồng hồ th́ một ông trung úy trong khóa 2 quân sự tuyên bố tan hàng để chạy. Không biết làm ǵ, Định và Chánh Lơ Xe bỏ ra trại gia binh nhậu. Ba tiếng đồng hồ sau khi hai chàng trở lại th́ không thấy anh em đâu mà chỉ có Phát Rỗ đang dẫn một đứa bé trai ba bốn tuổi, lúc hỏi ra th́ mới biết rằng đó là đứa con trai của bà Dung ở nhà bên cạnh nhờ Phát dẫn chạy về Sài G̣n dùm.

Ba chàng và đứa bé đứng chờ hồi lâu th́ có mấy chiếc C-130 đáp xuống. Khi Chánh Lơ Xe leo lên được chiếc thứ hai th́ dân chúng đă lên chật hết. Phát Rỗ bỏ đi hồi lâu trở lại kéo theo hai ông mang lon trung úy. Họ hỏi Định có phải là hoa tiêu trực thăng hay không, và khi Định xác nhận th́ họ chở ra một chiếc trực thăng đang đậu trong hangar và bảo là mới kiểm kỳ xong. Khi Định check tàu th́ thấy thiếu b́nh điện. Khi hai ông trung úy kia t́m được b́nh điện CPU lớn mang về quay được máy th́ Định ngồi ghế pilot, Phát ngồi ghế copilot, và chở thêm được khoảng một tá lính nữa phía sau.

Khi cất cánh được rồi, Định b́nh phi ở 3000 bộ và cứ nhắm hướng Phan Rang mà bay. Khi đáp xuống phi trường Phan Rang đổ xăng xong vừa cất cánh lên lại th́ một chiếc xe Jeep ở đâu chạy tới và mấy người trên xe nhẩy xuống chĩa súng vào tàu bắt đáp. Lúc đáp xuống th́ mới biết cầm đầu mấy binh sĩ đó là Trung Tá Bút Không Đoàn Trưởng ở Pleiku di tản về.

Sau khi Định tŕnh bày rằng ḿnh thuộc quân số Biên Ḥa th́ Trung Tá Bút bảo ra phi đạo chờ tàu về. Sau đó th́ Định gặp lại Lưu Khải Minh. Thế là Minh, Phát, Định, và đứa bé dẫn nhau ra phi đạo. Trên đường đi lại gặp hai đứa trẻ lạc cỡ 10, 12 tuổi dẫn theo luôn, tổng cộng là 6 người. Sau khi chờ hết khoảng 24 tiếng đồng hồ th́ có máy bay vận tải của Mỹ đáp xuống, nhưng dân chúng quá nhiều nên anh em không lên được. Có những người lính chen lấn đạp lên những người khác để lên tàu. Thấy cảnh đó quá chướng tai gai mắt, Định và Phát nắm gị mấy tên kéo xuống dộng tơi bời. Một lúc sau th́ có hai sinh viên sĩ quan đến bảo rằng có một chiếc trực thăng ai bỏ ngoài đầu phi đạo. Định ngần ngại v́ cho rằng có lẽ đó là một chiếc tàu hư nên bị bỏ lại, nếu bay nó mà bị crash th́ không biết t́m được ai để cứu ḿnh.

Trong khi mấy anh em và ba đứa bé đang đi lang thang th́ Định gặp một ông trung úy tên Đạm là staff pilot trước đó ở Đà Nẵng di tản về Sài G̣n và đang ra trở lại Phan Rang để t́m vợ và con. Định rủ ông ra chỗ chiếc trực thăng để xem nó c̣n bay được hay không nhưng ông từ chối v́ t́m vợ con chưa ra trong những đám người hỗn độn trong phi trường lúc đó. Định kêu ông đưa h́nh vợ con cho Phát đi t́m, để ông ta và Định ra xem tàu.

Bởi đầu phi đạo cách đó khá xa mà trời th́ đă gần tối, hai người ngần ngại v́ sợ trong bóng tối đó mà lần ra đầu phi đạo th́ bị an ninh phi trường bắn lầm. May sao vừa lúc đó có một chiếc xe quân cảnh có đèn chớp do một người lái tới đậu ở đó rồi bỏ đi để ch́a khóa công tắc trong ổ. Định và Trung Úy Đạm nhẩy lên mở máy xe bật đèn chớp lái ra đầu phi đạo. Khi hai người t́m được chiếc tàu th́ trời đă tối mịt. Trong bóng tối, hai người dùng tay sờ soạng thấy main rotor, tail rotor, cùng chong chóng đuôi c̣n đủ cả. Mừng quá, hai người quay trở lại chỗ cũ. Lưu Khải Minh vô pḥng huấn luyện A-37 lấy được bốn chiếc nón bay có mặt nạ dưỡng khí loại dùng bay phản lực. Gặp lại Phát th́ may sao hắn đă theo tấm h́nh mà t́m được vợ con của Trung Úy Đạm.

Cả đám lúc đó đă đói lả người nên dẫn nhau đi t́m thực phẩm. Trong một barrack bỏ không, họ đă t́m được gạo và bắp cải mang về cho bà vợ của Trung Úy Đạm nấu cơm ăn.

Sau khi cơm nước xong, cả bọn bàn nhau rằng đi ngủ để sáng mai đi sớm. Định cởi đôi giày civil để dưới chân nằm ngủ mới được nửa tiếng đồng hồ th́ bị Phát Rỗ đá vào chân hỏi "giày mày đâu rồi?" Khi biết
rằng đôi giày của Định đă bị ai lấy mất, Phát chạy đi t́m một lúc th́ thấy một anh lính đang mang bèn đ̣i lại và mang về cho Định.

 


Phi trường Phan Rang đêm đó bị pháo kích lai rai. Đám người ngủ chập chờn đến 5 giờ sáng th́ cùng lên xe Jeep chở nhau ra đầu phi đạo. Leo lên chiếc trực thăng bỏ không lúc đó gồm có vợ chồng Trung Úy Đạm với 3 con, Định, Phát, Minh, một hoa tiêu L-19 thuộc khóa đàn em, hai đứa trẻ lạc, và đứa nhỏ mà Phát nhận mang dùm. Trung Úy Đạm ngồi ghế hoa tiêu trưởng và Định ngồi ghế phó. Tàu cất cánh xong xem lại th́ thấy gần hết xăng chỉ c̣n cỡ từ 300 tới 400 pounds, tức là chỉ bay được cỡ 20 tới 30 phút là hết cỡ. Khi tới ụ đổ đầy xăng xong th́ người lính giữ trạm xăng thấy lạ với những chiếc nón có mặt nạ dưỡng khí mà hoa tiêu trực thăng b́nh thường không dùng nên hỏi "mấy anh đi đâu?" Khi nghe nói rằng tàu đang đi về Sài G̣n th́ hắn nói "cho em đi với". Thế là thêm một hành khách nữa.

Tàu vừa cất cánh lên trở lại th́ đèn engine chips detector sáng lên báo hiệu có mạt sắt trong máy. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, v́ nếu mạt sắt nhiều gây cản trở cho sự chuyển động của các cơ phận th́ máy tàu có thể bị nổ. Định nhấn tắt chiếc đèn này, và tàu hướng về miền Nam theo ven biển mà bay.

Thời tiết lúc đó rất xấu với mây mù nên tầm nh́n rất giới hạn. Đang bay tự nhiên Định có linh tính không lành bèn kêu Trung Úy Đạm hướng tàu ra biển. Vừa đổi hướng xong th́ vừa vặn lúc nh́n thấy nguyên dăy núi B́nh Tuy hiện ra bên phải thân tàu, nếu chậm trễ trong giây phút th́ đă đâm vào sườn núi.

Sau khi ṿng theo sườn núi đáp xuống B́nh Tuy th́ Định vô trụ sở quận hỏi lấy xăng. Dù bị hỏi phiếu xăng không có, phi hành đoàn đă được cho xăng để bay tiếp. Khi cất cánh lên lại, Định đă dùng tần số FM để gọi phi đoàn của ḿnh, nhưng tần số đă đổi nên không c̣n gọi được nữa. Lúc đáp xuống Tân Sơn Nhất th́ một đám hoa tiêu của Phi Đoàn 215 Thần Tượng thấy tàu sơn phù hiệu của phi đoàn ḿnh đă ùa chạy ra coi ai đă bay về được trễ như vậy. Khi phi hành đoàn bước xuống, họ đă ngạc nhiên khi thấy Trung Úy Đạm mang phù hiệu Sư Đoàn I Đà Nẵng, Định mang phù hiệu Sư Đoàn III Biên Ḥa, và Phát mang phù hiệu Sư Đoàn IV Cần Thơ. Thật là một phi hành đoàn hy hữu của Không Lực VNCH chưa từng thấy trước đó.

Sau khi thở một hơi dài, Định đă dẫn hai đứa nhỏ lạc ra đón xe xích lô máy bảo chở chúng về cái địa chỉ của thân nhân mà chúng giữ được trong người. Tắm rửa xong, Phát và Định chở đứa con của người đẹp Dung về giao cho bà nó ở Sài G̣n.

Sau khi về Sài G̣n được một ngày th́ Định được gọi lên Biên Ḥa tŕnh diện. Cùng đi tŕnh diện với Định có Trung Úy Khoa trong Khóa 3 Quân Sự và Đỗ Văn Bính.

Sau đây là những gịng của Nguyễn Văn Bực.
"Trong những ngày cuối tháng 4/75 Nguyễn Văn Hóa và tớ có cùng tâm sự giống nhau. Buồn nhất là chiều hôm ở phi trường Liên Khương Đà Lạt nh́n cảnh chạy loạn mà ḷng tớ đau xót vô ngần. Hóa đă khóc làm cho tớ muốn khóc theo. Tớ đă không khóc liền khi ấy mà đă quay mặt đi nơi khác rồi mới khóc thật nhiều. Đó là lần cuối tụi tớ bay ở Vùng II đầy núi rừng trùng điệp.

"Những ngày tiếp theo là vào Biên Ḥa, rồi Tân Sơn Nhất, rồi xuống B́nh Thủy chiều 29/4/75. Gặp Đinh Đông Định và Liêu Huỳnh Phong ngồi trực tàu và ăn cơm, tớ có hỏi 'Sao mà c̣n ngồi đây?' Hai ông thần chẳng trả lời mà chỉ ngó tớ, không biết hai ông đang nghĩ ǵ. Tớ chạy ra phố Cần Thơ với Nguyễn Văn Hóa t́m mua được ổ bánh ḿ. Đó là ổ bánh chót mà tớ mua trước khi rời Việt Nam. Tớ giữ được ổ bánh đó cho đến khi đến Đệ Thất Hạm Đội.

"Trong khi tớ và Nguyễn Văn Hóa đang nổ máy tàu để ra khơi th́ gặp Đinh Đông Định và một ông nữa. V́ mải check tàu không để ư nên tớ không nh́n rơ ông này là ai, nhưng có lẽ là Hứa Văn Bảo hay Liêu Huỳnh Phong ǵ đó. Nh́n thấy tớ hai ông liền tuột xuống, không hiểu tại sao. Khi nào có dịp gặp lại Đinh Đông Định thế nào tớ cũng sẽ hỏi."

Trở lại những ngày cuối tháng 3/75, lúc tôi trở lại Sài G̣n khi chưa kịp hoàn tất Giai Đoạn II Quân SựÏ ở Nha Trang th́ được cho hay Phi Đoàn 112 Thanh Xà của tôi đă về đóng ở Tân Sơn Nhất. Ngày đó tôi không có th́ giờ suy nghĩ nhiều về những sự việc xẩy ra, nhưng sau này nghĩ lại tôi thấy việc ra Nha Trang học Giai Đoạn II Quân Sự thật vô lư. Chiến cuộc ở khắp các vùng đang nóng bỏng mà tự dưng hàng trăm phi công lại được đưa ra Nha Trang để học mất cả mười sáu tuần lễ là nghĩa lư ǵ? Đêm đêm tôi ở trong căn cứ bị pháo kích đều đặn. Cũng như thời ở Biên Ḥa trước khi ra Nha Trang học Giai Đoạn II Quân Sự, đêm nào tôi cũng thức dậy ở dưới hố trú ẩn sau khi viên đạn pháo đầu tiên đă nổ. Bây giờ th́ có khác hơn một chút v́ khi ở hố trú ẩn lục tục đi lên lầu các barracks để ngủ lại ngoài những phi công ra c̣n có vài người khác phái. Họ là vợ của những phi công khu trục vô phi trường chờ giấy lên C-141 đi ra nước ngoài. Trong số các phi công khu trục, có nhiều người đă có vợ con đi rồi. Họ rất hoang mang v́ không biết vợ con họ đi đâu và sẽ ra sao.

Phi Đoàn của tôi lúc đó là rắn không đầu, bởi Trung Tá Phi Đoàn Trưởng đă lên Long B́nh học Tham Mưu Cao Cấp. Đó lại là một chuyện lạ nữa, bởi trong khi chiến cuộc đang tồi tệ như thế th́ các phi đoàn trưởng được gọi đi học Tham Mưu Cao Cấp để làm ǵ? Tôi không nhớ có thấy ông phi đoàn phó trong những ngày đó hay không mà chỉ nhớ ông Đại Úy Sơn Trưởng Pḥng Hành Quân ngày ngày vẫn c̣n cắt các phi vụ cho chúng tôi bay. Trong những ngày này, Tân Uyên ở hướng Bắc Biên Ḥa bị địch quân vây chặt. Trong khi dân chúng xuống ghe di tản về bờ phía Nam của con sông th́ địch quân bám sát phía sau. Cứ hễ dân ra khỏi tới đâu là chúng tôi được chỉ thị cho khu trục dội bom tới đó. Tân Uyên có ba cái nhà thờ có mái cao. Thoạt đầu chúng tôi được lệnh khi cho khu trục đánh bom phải chừa ba cái nhà thờ đó ra v́ có dân ở trong đó. Đến khi được lệnh thả bom vào nhà thờ luôn v́ dân đă đi hết, tôi bàng hoàng chợt hiểu là Tân Uyên đă mất. Chỉ có trong ṿng một tuần lễ mà một thành phố trù phú đă hoàn toàn thành b́nh địa. Khi chúng tôi rời Tân Uyên sau khi chuyến ghe di tản dân chúng cuối cùng tách bến th́ ngay cả nhiều mảnh đất ngay bờ sông cũng đă bị bom sạt đi xuống sông luôn.

Ngoài các phi vụ ở Tân Uyên ra tôi c̣n bay ở B́nh Dương và Củ Chi trong những ngày chót. Sau khi kho xăng của địch ở Củ Chi bị trúng bom, nó đă bốc cháy liên tiếp trong nhiều ngày trời với khói bay cao tới hơn sáu ngàn bộ. Đại bác pḥng không của địch lúc đó đă được mang ra phô trương tối đa. Những viên đạn đại bác bắn không trúng máy bay nổ trắng trời như hoa trên tầm bay của L-19.

Chiều ngày 21/4, khi các phi công Việt Nam c̣n bay theo phi vụ lệnh ở trên không trung th́ qua đài phát thanh họ đă nghe tiếng nói của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trách người Mỹ đă bỏ rơi miền Nam và từ chức nhường quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tôi nghe bài diễn văn từ chức mà trong đó Tổng Thống Thiệu đă quy lỗi cho nước bạn đồng minh khi đang bay cho tiểu khu B́nh Dương. V́ trời xấu mây nhiều không trông thấy ǵ, tôi nghe theo lời quan sát viên về bay ngay trên trường đua Phú Thọ. Tôi bay ṿng ṿng rút thuốc lá châm lửa hút, nh́n từng chuyến C-141 cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất mà thấy dửng dưng không vui không buồn.

Một buổi chiều trong một ngày sau đó, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 23 Chiến Thuật Hoàng Thanh Nhă đă họp những hoa tiêu trong không đoàn, trong đó có tôi, cho biết rằng có những chiếc tàu hàng không Việt Nam đă qua đáp ở U-Tapao, và ông khuyên chúng tôi nên tự t́m hướng bay cho ḿnh khi khẩn cấp. Tôi nghĩ rằng ông là một người đàn anh có lương tâm đă có lời nhắn nhủ đàn em dù không thể trực tiếp nói lên lời từ giă.

Ngày 28/4 chúng tôi lại nghe ông Trần Văn Hương từ chức và trao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh. Hôm đó th́ h́nh như các chuyến C-141 đă đưa hết những người hành khách chờ ở pḥng đợi cùng trong phi trường Tân Sơn Nhất nhưng được ra vào bằng một cổng riêng bằng những chuyến xe buưt xám của quân đội Mỹ.

Trong ngày 29/4 khi ṭa đại sứ Mỹ bắt đầu di tản là đa số các phi công chiến đấu của Sư Đoàn 3 đă kéo về Cần Thơ. Tôi là thằng chậm chân nhất của phi đoàn 112. Sau khi nh́n tận mắt chiếc AC-119 bị bắn đứt đuôi chúi đầu xuống đất ngay phía bắc phi trường Tân Sơn Nhất , tôi vẫn c̣n lảng vảng ở ngoài sân pḥng đợi hút thuốc vặt uống cà phê chờ lệnh gọi đi bay. Măi đến gần giữa trưa, tôi mới ngạc nhiên sao chưa thấy ai điều động phi vụ của ḿnh và vào pḥng trực hành quân định hỏi th́ mới vỡ lẽ ra là không c̣n ai ở đó cả. Tôi lấy chiếc xe gắn máy chạy ra chỗ tàu đậu th́ thấy có những người lính cơ hữu chạy lanh quanh. Thấy một Thiếu Úy Quan Sát Viên khóa đàn em mà tôi nhớ mặt đang chạy lang thang, tôi gọi chạy theo tôi. Chúng tôi cùng một ông thượng sĩ lớn tuổi hơn nhẩy lên một chiếc tàu lành lặn nhưng khi mở máy th́ b́nh điện đă hết. Trên nguyên tắc th́ tàu hành quân bao giờ cũng trang bị sẵn sàng xăng nhớt và b́nh điện tốt, nhưng vào những ngày chót những người lính bảo tŕ ở phi đạo đă mang cất hết các b́nh điện tốt. Tôi dẫn hai người chạy qua từng tầu một trong suốt dẫy, và chiếc nào tôi mở cửa tḥ tay vào bật công tắc quay máy th́ b́nh điện cũng chết. Cuối cùng khi gặp một chiếc quay được cánh quạt, tôi vội bảo hai người lấy chèn bánh và leo lên. Trong khi tôi taxi ra cất cánh th́ một đoàn người cả đàn ông lẫn đàn bà chạy theo hai bên tàu, có một chị cứ vừa chạy theo vừa giơ một đứa trẻ sơ sinh về hướng tôi. Tôi biết là không thể dừng bánh được v́ nếu cả đám người đó mà cùng tranh nhau lên tàu th́ chắc chắn là chết cả. Khi ra tới phi đạo th́ hỡi ôi ngổn ngang những bom đạn của vài thằng hèn chạy trước nào đó đă bỏ lại cho nhẹ cánh. Tôi đành cất cánh khẩn cấp, tức là đạp thắng và tống hết ga chờ cho cánh quạt quay hết tốc lực rồi mới nhả thắng cho mấy bay chạy và vừa thấy đủ tốc độ là nhấc tàu lên liền. Trong khi tàu đang gia tăng tốc độ trên phi đạo, tôi phải chạy ng̣ng ngoèo tránh miểng đạn pháo kích nằm đầy trên taxiway như một thằng điên, bởi sợ cán trúng bể bánh th́ coi như là lúa luôn.

Sau khi đă quẹo rời phi đạo, tôi nhấn nút thả hết bốn cặp hỏa tiễn khói cho nhẹ tàu th́ chỉ có hai cặp là chịu rớt, c̣n hai cặp th́ treo ṭng teng hai bên cánh. Lúc đó mới biết là chiếc tàu đă bị trúng đạn pháo kích rách tơi tả như một con cá phướng bị cá lia thia đá. Cũng may, bởi nếu tôi cũng hèn như mấy tên kia để thả mấy giàn rocket khói trên phi đạo th́ mắc dây ṭng teng kiểu đó chắc đă không cất cánh được. Tôi vừa lấy cao độ vừa nhắm chừng Cần Thơ bay tới. Trên đường đi th́ hai cặp rocket khói sau khi đong đưa trong gió một thời gian đă lần lượt rơi mất tự khi nào. Khi đáp xong ở Cần Thơ kiểm điểm lại, tôi thấy c̣n nhiều khuôn mặt trực thăng và L-19 từ Sài G̣n về. Phần những phi công khu trục th́ có lẽ đă trực chỉ U-Tapao.

Đinh Sỹ Hưng rời phi trường Biên Ḥa bay ra đáp ở chiến hạm Hancock thuộc Đệ Thất Hạm Đội ở ngoài khơi Vũng Tàu vào khoảng sau 1 giờ trưa. Khi vào tới pḥng tiếp tân dưới boong tàu, Hưng thấy gần hai mươi cái bàn dài phủ toàn khăn trắng. Trên mỗi cái bàn đó là bánh ḿ, bánh ngọt, thịt gà tây, cà phê nóng, thuốc lá thơm, và hàng chục chị y tá mặc đồng phục trắng đứng chờ giúp đỡ. Trên tàu lúc đó đă có nhiều phi hành đoàn bay ra trước. Ngày hôm sau, khi nghe tin đầu hàng, anh em đă khóc thảm thiết.
Tối hôm 29/4ù ở Cần Thơ, sau khi ăn chúng tôi c̣n họp lại nhận chỉ thị bảo phải ở lại chiến đấu cùng với anh em ở Sư Đoàn 4. Khi rời pḥng họp ra về cư xá sĩ quan độc thân, tôi đă được bạn Đoàn Anh Thuấn bay A-37 ở Cần Thơ dẫn tới cư xá sĩ quan độc thân gặp Vơ Văn Thừa cùng khóa 42 HTQS của tôi ngày xưa để kiếm bản đồ. Sau đó Thuấn mặc thường phục ra ngoài mướn pḥng khách sạn ở để sáng sau về Sài G̣n. Thừa nhường pḥng cho tôi ngủ, trong khi hắn th́ lại chuẩn bị xe Honda rời căn cứ. Hỏi th́ hắn bảo rằng có thương một cô giáo nhà cách phi trường 30 cây số, và hắn sẽ ra gặp cô. Tôi đă cố can gián nhưng hắn không nghe. Đó là lần cuối tôi được biết tin của hắn. Sau khi Thừa đi rồi, tôi tẩn mẩn xem mấy cái bản đồ không lưu dán trên vách nứa ngăn buồng của Thừa với buồng trong và t́m thấy một bản đồ có vẽ phi trường Cần Thơ và phi trường U-Tapao với khoảng cách chỉ vài phân nhưng cũng đủ cho thấy phương hướng. Lúc đó tôi mới thực sự biết U-Tapao nằm ở đâu trên quả địa cầu.

Khoảng 10 giờ rưỡi sáng ngày 30/4 th́ ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tôi và các anh em chạy về hướng phi đạo nhưng các đơn vị pḥng thủ của Sư Đoàn 4 c̣n chăng kẽm gai không cho những ai không có phi vụ lệnh ra phi đạo. Một giờ sau đó những anh em này mới mở hàng rào kẽm gai cho vào, và những phi công chiến đấu cuối cùng mới cất cánh, kẻ th́ đi U-Tapao, kẻ th́ ra các chiến hạm Mỹ. Khi đáp xuống U-Tapao hôm đó với hai người khách “quá giang” ở ghế sau, tôi đă ngạc nhiên khi có hai thanh niên mặc thường phục đèo nhau trên một chiếc xe Honda chạy ra sơn mất lá cờ và số tàu. Khi được chở về nơi tạm trú, tôi càng hết sức ngỡ ngàng khi thấy đă có rất nhiều người ở trong mấy cái lều khổng lồ. Hỏi ra th́ đă có ba ngàn người tời đó trước tôi.

Theo lời Vơ Thanh Hà kể lại th́ một tuần trước khi hạ màn là vợ con của các phi công ở Cần Thơ đă được cho vô phi trường để đi Mỹ. Trong cùng lúc đó một hôm trong một phi vụ mà Hà bay chiếc C&C với Trung Tá Không Đoàn Trưởng Nguyễn Kim Huờn, và Mai Thanh Hoàng đi cùng một ông Trung Úy. Sau khi cất cánh ở Cần Thơ vào lúc 11 giờ trưa được 15 phút th́ tàu của Mai Thanh Hoàng bị bắn trúng rớt nằm trên ngọn của một đám cây dừa. Ông trung úy hoa tiêu chánh bị kẹt một cẳng dưới bảng phi cụ không rút ra được, trong khi Hoàng không biết làm sao mà leo ra tuột xuống một cây dừa được và bỏ chạy. Trong khi hai chiếc gun ships bay ṿng ṿng yểm trợ th́ chiếc C&C đă đáp xuống nhưng không biết làm sao. Sau khi gọi về cầu cứu th́ một chiếc Chinook tới, nhưng v́ cánh quạt chiếc UH-1 đă găy mất nên không có chỗ để câu. Cuối cùng những người dân địa phương đă hè nhau chặt giúp các cây dừa cho máy bay rớt xuống rồi mới kéo được ông trưởng phi cơ ra.

Sau khi mang được ông trung úy trưởng phi cơ ra rồi th́ lại phải đi kiếm Mai Thanh Hoàng. Sau đó th́ dân chúng báo là đă t́m được một ông phi công ngoài xa lộ. Khi mang được Hoàng về th́ đưa thẳng vào nhà thương v́ chàng bị gẩy chân. Vợ Hoàng đă từ Sài G̣n xuống lo cho Hoàng, nhưng xui xẻo sao chỉ một tuần sau đó là hạ màn, và bởi Hoàng c̣n trong nhà thương nên chắc đă bị kẹt lại.

Sáng ngày 30/4 Vơ Thanh Hà bay cùng với Trung Tá Huờn trên một chiếc tàu biệt phái chở Đại Tá Bá Quân Đoàn Phó Quân Đoàn IV. Khi đài phát thanh tuyên bố đầu hàng th́ phi hành đoàn có hỏi Đại Tá Bá nhưng ông tuyên bố sẽ ở lại v́ nghe nói rằng một ông tướng cựu tư lệnh Không Quân sẽ về Vùng IV để tiếp tục chiến đấu. Ông Huờn sau đó đă cất cánh chở theo Hà ra Côn Sơn. Sau khi hạ cánh và cánh quạt chưa ngừng quay, ông và Hà đă leo lên một chiếc tàu dân sự lớn của Phi Luật Tân đậu sát băi biển, nghe đâu của Mỹ thuê chở người Việt di tản. Tàu này chở cỡ năm ngàn người đi bẩy ngày th́ qua tới Phi Luật Tân.

Ở tại trại tạm trú có quân đội Mỹ trấn đóng trong Subic Bay, mỗi người được phát cho một áo thung và một chiếc quần rộng thùng th́nh. Ở đó có một ngày th́ Hà lên máy bay qua Guam. Nơi đây Hà đă gặp một bạn cũ có tới bốn năm cái quần tây, nhưng khi hỏi mượn một cái th́ bạn đó đă từ chối.

Một bạn cùng phi đoàn với Hà và cũng ra Côn Sơn rồi qua Guam là Vơ Thành Long Châu.
Sau đây là phần kể lại của SVSQ 72A KPH Hồ Đắc Tiến ở Không Đoàn 10 Bảo Tŕ Tiếp Liệu thuộc Sư Đoàn I Không Quân Đà Nẵng. Tối 28/3 ở Đà Nẵng bị pháo kích tơi tả tới nửa đêm th́ Tiến rời đơn vị bảo tŕ F-5 về tư thất của ông anh rể là Trung Tá Mai Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 247 Chinook trong phi trường. Từ nửa đêm tới 2 giờ sáng, Tiến ngồi nghe tiếng A-37 và trực thăng cất cánh tránh pháo kích. Sau đó Tiến gọi lên xưởng bảo tŕ coi anh em cơ hữu ra sao th́ có một anh em trả lời điện thoại và bảo rằng, “Giờ này mà ông c̣n lo ǵ nữa, t́m đường dzọt đi!” Tiến xách xe xuống Phi Đoàn 247 lúc 4 giờ sáng th́ thấy cả phi đoàn vẫn c̣n đầy đủ ở đó. Khi Tiến hỏi Trung Tá Mai sao không đi th́ ông bảo “Đang chờ lệnh của không đoàn.” Khi gọi lên không đoàn không thấy ai trả lời điện thoại, Trung Tá Mai mới ra lệnh cho anh em cơ khí phi hành ra check xăng nhớt và đưa các anh em phi hành hiện diện cùng gia đ́nh lên 3 chiếc Chinook với mục đích là tạm thời bay đi lánh nạn pháo kích. Bay qua khỏi cầu Dalattre th́ cả ba chiếc đáp xuống một băi đất trống gần cầu để kiểm điểm lại th́ thấy mỗi phi cơ có hàng trăm người, chưa kể hành lư và xe gắn máy. Trưởng phi cơ gồm có Trung Tá Mai chiếc thứ nhất, Đại Úy Bôi chiếc thứ nh́, và Trung Úy Mân chiếc thứ ba. Trong ba chiếc này chỉ có chiếc thứ nh́ là c̣n đủ xăng để bay về Phù Cát. Khi bay trở lại phi trường Đà Nẵng lấy thêm xăng th́ xăng bị khóa nên không lấy được. Tiến gặp một SVSQ KPH 72A lúc đó làm sĩ quan hành chánh tài chánh của Không Đoàn 41 và xin cho anh ấy lên tàu nhưng trưởng phi cơ từ chối v́ tàu đă overloaded. Ông hỏi Tiến rằng “muốn 100 người sống hay là chỉ cứu thêm một người để chết cả?” Thông thường th́ tàu nào cũng đầy xăng trong t́nh trạng ứng chiến, nhưng bởi tiếp liệu vừa bị cắt 300 triệu nên tiếp liệu bị cắt, và xăng bị đ́nh động. Chỉ có A-37 mới luôn luôn có đầy xăng v́ những phi vụ thả bom mà thôi. Không lấy được xăng, Trung Tá Mai đành ra lệnh cho cả ba chiếc bay ra đáp ở gần cầu Dalattre trở lại, nhưng khi vừa đáp xong có những người lính TQLC tan hàng đang ở đó. Sợ bị cướp tàu, Trung Tá Mai đă ra lệnh cất cánh lên lại. Trong khi Trung Tá Mai chưa biết phải xử trí ra sao th́ chiếc của Đại Úy Bôi đă tách ra bay đi riêng. C̣n lại hai chiếc, Trung Tá Mai đă làm liều quyết định bay theo Quốc Lộ 1, tức là đường núi, thay v́ bay dọc theo bờ biển. Bởi tàu chở quá nặng nên phi cơ bay rất khó khăn. Lúc đó đă sau sáu giờ nên trời đă sáng. Tiến thấy Việt cộng di chuyển bên dưới nhưng chúng không bắn lên, có lẽ v́ chúng biết rằng trước sau ǵ tàu cũng rớt và sẽ bắt sống được cả tàu lẫn phi hành đoàn. Khi đi ngang Sa Huỳnh th́ thấy chiếc của Đại Úy Bôi đang ở dưới đất, có lẽ cả phi hành đoàn đă bị Việt Cộng bắt, nhưng không thể cứu được v́ hai chiếc đang bay đều đang chở quá trọng tải. Khi đến Quảng Ngăi th́ thấy đang do Việt Cộng kiểm soát nên cả hai chiếc hướng về Phù Mỹ bay tiếp. Khi đó th́ đèn fuel flow của chiếc do Trung Tá Mai bay sáng đỏ lên, và chiếc kia cũng báo cáo tương tự. Cả hai chiếc phải đáp khẩn cấp xuống ruộng gần quốc lộ bên kia một trụ sở xă ǵ đó có treo cờ VNCH, may mà không lật tàu. Khi gọi liên lạc phi trường Phù Cát th́ được cho hay là đang bị pháo kích nên không tiếp cứu hoặc lấy xăng ra được. Sau khi những người có súng trong phi hành đoàn ra nấp sau những nấm mộ th́ thấy có một người cầm súng từ quốc lộ đi vào. Bởi sợ đó là Việt Cộng nên anh em phi hành đoàn đă lên tiếng đuổi đi. Sau khi người đó quay lưng đi th́ trong ṿng năm phút sau là đạn pháo kích đă rơi xuống trụ sở xă bên kia quốc lộ, và dân làng kêu lên ơi ới, có lẽ v́ có người trúng miểng đạn. Tiến lột lon cùng phù hiệu F-5 và từ biệt trước với ông bà cụ rằng “nếu con có ǵ th́ hăy theo xe đ̣ trở lại Huế.” Vài phút sau th́ có một chiếc UH-1 từ Phù Cát đáp xuống cho hai thùng đạn M-60 xăng JP-4. Đang loay hoay đổ xăng vào tàu của Trung Tá Mai th́ đạn pháo kích vẫn rơi gần bên. Sau khi quay máy và cất cánh lên được tới 10 ngàn bộ th́ tàu hết xăng và phải đáp khẩn cấp nhưng may sao đáp được trong phi trường Phù Cát trong khi phi trường đang bị pháo. Khi lấy xăng xong, Trung Tá Mai đă bay trở lại nơi chiếc Chinook kia c̣n ở lại để tiếp tế xăng cho họ. Sau khi chiếc thứ nh́ về Phù Cát th́ cả hai cùng bay về tới Nha Trang khoảng 2, 3 giờ chiều. Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Lượng Chỉ Huy Trưởng Sư Đoàn II Không Quân đă gọi phi hành đoàn vào tŕnh diện để bổ xung cho Pleiku, nhưng sau đó lại có lệnh của Trung Tướng Tư Lệnh Trần Văn Minh gọi ra bảo về Sài G̣n. Trên đường về khi ghé Phan Rang đổ xăng th́ trời đă tối, và phi trường cũng đang bị pháo kích. Sau đó khi bay qua rừng Sát th́ bị dưới đất bắn lên, và trên tàu th́ các đại liên cứ theo hướng đạn đỏ mà bắn xuống cùng chuẩn bị sẵn flares để thả chống hỏa tiễn tầm nhiệt. Đến gần Biên Ḥa th́ lại bị low fuel, nhưng khi xin đáp th́ Biên Ḥa không cho v́ cũng đang bị pháo kích. Thế là hai chiếc
Chinook bay về đáp khẩn cấp ở ngay đầu phi đạo Tân Sơn Nhất khoảng 8, 9 giờ tối.

Sau khi hai chiếc Chinook đáp xong th́ có người ra bảo thừa lệnh Trung Tướng Trần Văn Minh ra đón “các anh hùng từ Sư Đoàn I về.” Anh em trong phi hành đoàn lúc đó bất măn v́ các ông lớn ra đi mà không cho hay. Các anh em phi hành đă được đưa vô trại tạm cư gần cổng Phi Long chờ tái phối trí. Trong thời gian anh em đang chờ ở đó th́ các anh em từ Pleiku, Nha Trang, rồi Phan Rang lần lượt kéo về. Tiến được tin báo rằng có một bạn KPH 72A tên Hưng đi nhậu với Na ở Phan Rang bị bắn chết.
Trong thời gian chờ tái phối trí, bạn Hồ Đắc Tiến đă đặc trách phân phối các sĩ quan và binh sĩ về các Sư Đoàn III, IV, và V Không Quân. Nơi đây Tiến đă biết rằng trong số tất cả các sĩ quan bảo tŕ ở Đà Nẵng chỉ có một ḿnh Tiến về được tới Sài G̣n. Trung Tá B́nh Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 253 bị bắn rớt dọc đường Đà Nẵng Nha Trang nhưng được cứu thoát. Tiến nghe nói rằng từ Đà Nẵng trở vào Việt Cộng đă dàn sẵn pḥng không dọc theo bờ biển để chờ tàu di tản, bởi vậy nếu tàu của Tiến mà bay theo đường đó th́ chắc đă bị bắn rồi.

 

Tối 28/4 Biên Ḥa thất thủ. Tất cả F-5 từ Biên Ḥa đă về Sài G̣n trong tháng 4/75. Ngày 28/4 một phi công tên là Nguyễn Thành Trung đă thả ở khu F-5 và dinh Độc Lập mỗi nơi một trái bom. Tiến xuống khu F-5 gần phi đạo gặp Trung Úy Thanh th́ ông ta đă khuyên Tiến rằng “nếu có chiếc F-5B hai chỗ ngồi nào đi th́ đi theo đi, v́ bởi gia đ́nh vợ con các pilots đă được cho đi th́ tất nhiên họ cũng sẽ đi hết.”

Chiều 28 Tiến về Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa ăn cơm với ông bà cụ rồi vào th́ phi trường Tân Sơn Nhất tiếp tục bị pháo kích. Tiến theo ông anh họ là Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Trợ Lực Biên Ḥa đi gặp Chuẩn Tướng Phan Phụng Tiên Tư Lệnh Sư Đoàn V Không Quân để xin giấy phép đi Côn Sơn lập trại gia binh để di tản gia đ́nh Không Quân, v́ ở Côn Sơn lúc đó đă có nhiều gia đ́nh binh sĩ Không Quân di tản ra. Khi được sự vụ lệnh ra tới xe buưt th́ Tiến bước lui v́ không nỡ bỏ ông bà cụ và các em ở lại.

Sáng 29/4 khi phi trường tiếp tục bị pháo th́ Tiến rời khu cư xá sĩ quan độc thân ở cổng Phi Long ra giao thông hào gần bệnh xá nấp tránh miểng đạn. Nơi đây Tiến đă gặp Đại Tá Thuật Tham Mưu Phó Kỹ Thuật, và hai người đă chứng kiến chiếc C-119 bị bắn rớt ngay phía Bắc phi trường. Theo như Tiến nghe nói sau này th́ chiếc C-119 đó đă là phi vụ cuối cùng do phi hành đoàn t́nh nguyện đi đánh xe tăng ở hướng bắc của Sài G̣n trong khi nhiều chiếc khác đă bỏ đi hết. Tiến đă thấy hai người từ phi cơ nhẩy ra và đang cháy như hai bó đuốc khi rơi xuống. Tiến nhớ h́nh như có thấy pḥng lái của chiếc C-119 đó rơi xuống. Khi hồi tưởng lại chuyện này, bạn Tiến đă ngỏ lời khâm phục sự can trường của phi hành đoàn.

Khi Tiến bỏ nơi trú ẩn để chạy th́ khi qua khu nữ quân nhân đă nghe tiếng gào thét thê thảm v́ họ đă bị pháo trúng. Trên phi đạo nhiều phi cơ trúng pháo đang cháy, và một chiếc C-130 bên Air Việt Nam đă bị đứt đôi. Tiến gặp Thiếu Tá Phương bay C-130 lái pickup chở vợ con đi qua. Tiến cùng ông ta kêu một ông thượng sĩ t́nh cờ ở gần đó đi check tàu. Khi mở máy xong th́ Thiếu Tá Phương mở ramp cho khoảng bốn chục người nữa lên tàu.

Khi chiếc C-130 đă cất cánh lên không phận Sài G̣n th́ Tiến thấy hai bộ đồ ḿnh đang mặc gồm một bộ quân phục ở ngoài và một bộ dân phục ở trong đều ướt đẫm mồ hôi. Lúc đó Tiến ngồi trong pḥng lái và được cho biết rằng tàu đủ xăng để bay tới Nam Dương nhưng Thiếu Tá Phương không biết nên bay đi đâu, v́ ông không có chuẩn bị sẵn kế hoạch nào cả, mà liên lạc với Sài G̣n th́ không được chỉ thị ǵ. Thiếu Tá Phương hướng ra Vũng Tàu và gọi U-Tapao th́ họ chấp thuận cho đáp.

Khi tàu vừa đáp xuống U-Tapao th́ có người ra sơn mất lá cờ Việt Nam trên thân tàu. Tiến thấy một chiếc C-47 đáp với một chong chóng. Riêng phần Tiến th́ đến được đây là coi như đă ba lần thoát chết, ở Phù Mỹ, Phù Cát, và Tân Sơn Nhất.

Ở U-Tapao lúc đó mọi người vẫn c̣n đang chờ lệnh. Ai cũng c̣n đang lo lắng v́ di tản không có lệnh sợ bị đưa về Việt Nam với tội trạng. Một ông tướng Không Quân Thái Lan đă xuống thanh tra coi tàu. Tới khoảng 3 rưỡi 4 giờ chiều th́ có một xe canteen tới cho hamburgers và thuốc lá free muốn bao nhiêu th́ lấy. Tiến đă lấy hai gói thuốc dằn túi. Sáng hôm sau là 30/4 th́ Tiến ra C-141. Khi tàu này đáp ở Subic Bay ở Phi Luật Tân lấy xăng th́ trời đă tối. Máy bay cất cánh bay tới Guam. Mọi người được cho vào một khách sạn dành cho Hải Quân Mỹ.

Sau khi đến Guam một tuần th́ hồ sơ của Tiến được clear và Tiến được đưa về trại 8 của Camp Pendleton ở San Clemente gần San Diego. Đây là một trại của TQLC Mỹ. Trong trại Tiến đă gặp các anh em 72A KPH như Tân, Thạch, Quư ở Khóa 18 Bảo Tŕ, Nhượng làm về Tiếp Liệu. Ở đây gần một tháng th́ Tiến được sponsored ra và về Sacramento, rồi sau đó th́ tự sống lấy thôi.

Sau này Tiến nghe nói rằng Tướng Nguyễn Văn Khánh Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân ra hạm đội Mỹ họp và đă bị giữ luôn ở đó. Người chở ông ra đó là Cao Quang Khôi Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 213 cũng bị giữ lại. Sau khi được thả ra về Sài G̣n th́ Đà Nẵng đă mất và vợ con ông đă bị kẹt lại ở đó và ông bị điên luôn. Sau 30/4 ông đă bị đi cải tạo hết 13 năm trời.

Trần Đôn Điền th́ ở Sài G̣n đă chứng kiến cảnh sau đây.
Buổi sáng cuối tháng tư ở Sài G̣n mọi người chạy ngược xuôi y hệt cảnh bầy ong vỡ tổ. Những kẻ hôi của không bỏ lỡ cơ hội, và toàn thành phố giống như một băi rác khổng lồ. Tôi và một người bạn đèo nhau chạy trên đường Trương Minh Kư về hướng Lăng Cha Cả. Khi gần đến lăng, tôi thấy mọi người chạy tán loạn nên vội tấp xe vào lề. Ngay lúc đó tôi nghe tiến trực thăng gần sát bên tai, khi ngước lên th́ thấy có một chiếc trực thăng đang đáp xuống một sân thượng, có lẽ do một anh bạn nào đó của chúng ta đang về đón gia đ́nh. Không may cho anh ta, khi đáp xuống được th́ cánh quạt chém vào trụ bê tông của nhà bên cạnh. Máy bay th́ không lên được nữa nhưng máy vẫn nổ, có lẽ cho tới khi hết xăng. Cả hai tháng sau đó có dịp đi qua, tôi nhớ vẫn c̣n thấy chiếc tàu chễm chệ nằm nguyên chỗ cũ.”

Tiếp theo là lời kể của Nguyễn Hữu Thiện Tuấn.


“Một phi công L-19 là Thiếu Úy Hiền Mắt Lồi, một hung thần khét tiếng trong thời gian huấn nhục 72A, đă phải làm một cái force landing xuống đường Nguyễn Hoàng gần trường trung học Petrus Kư. Sau đó tôi đă nh́n thấy chiếc tàu của anh gác cánh trên một cột đèn đường. Minh Voi, một niên trưởng bay L-19 khác, đă kể tôi nghe rằng Thiếu Úy Hiền đă may mắn leo ra được và đi về nhà. Chiếc phi cơ không bốc cháy có lẽ v́ đă hết xăng.”


Để chấm dứt chương này, hăy nghe lời kể của Đỗ Minh Hùng.

"Trong mấy tuần cuối của tháng 4/75, dân chúng Sài G̣n nhốn nháo. Kẻ chạy ngược, người chạy xuôi. Không biết họ đi đâu, nhưng ḿnh là lính, phải chờ lệnh cấp trên. Sau này mới biết cấp trên chạy mất đất từ lâu nên chờ măi chẳng thấy có lệnh lạc ǵ. Phần gia đ́nh th́ tạm yên tâm, v́ hai gia đ́nh của tôi và Thiện Tuấn đă đi ra khỏi Việt Nam b́nh an.

"Tôi c̣n nhớ buổi chiều hôm đó, bố tôi tất tả chạy vào nhà với giọng bất thường: 'Cả nhà thu xếp lẹ, chỉ lấy những đồ dùng tối cần. Phải đi lên phi trường cho kịp chuyến bay.' Ông nh́n tôi ḍ hỏi. Tôi trả lời: 'Gia đ́nh cứ đi trước. Con có máy bay, đi lúc nào chẳng được.'

"Người yêu tôi đứng chết trân. Nàng hết nh́n gia đ́nh tôi rồi lại nh́n tôi. Tôi muốn đưa nàng đi, nhưng ngại mang tiếng v́ chưa cưới hỏi. Vả lại, có lẽ Thiện Tuấn c̣n ở đâu đây. Mỗi ngày, tôi và Tuấn đều gặp nhau cà phê cà pháo. Có ǵ, Tuấn sẽ bàn với tôi. Tên này từng có kinh nghiệm chạy làng ở Đà Nẵng.

"Sáng ngày 29/4, tiếng súng đ́ đẹt khắp nơi như đêm 30 tết. Thiện Tuấn đi đâu mất tiêu từ mấy ngày qua. Tôi hay mượn chiếc xe Honda 90 mua bằng tiền đi Mỹ của hắn để lên pḥng hành quân hay đi chơi với đào. Tôi mặc đồ bay chạy sang nhà người yêu mượn chiếc xe Honda dame của ông chú nàng. Cổng Phi Long mở ngỏ, người ra, kẻ vô. Súng lớn súng nhỏ quẳng đầy đường cùng quân phục, nón sắt, ba lô. Hơi quái chiêu.

"Tôi vào pḥng hành quân phi đoàn. Không c̣n ai. Tôi chạy ra băi đậu A-37 th́ có anh bảo tŕ cho biết rằng các chiếc tốt đă cất cánh từ đêm trước, c̣n lại là những chiếc dởm. Bởi tay nghề ḿnh giỏi quá nên không dám liều.

"Đang đứng tần ngần th́ một chiếc L-19 taxi ngang. Anh phi công tḥ đầu ra hỏi: 'Đi không cha nội?' Đi th́ đi, một phản ứng tự nhiên. Chưa kịp dọt lên th́ ông Thiếu Tá Nghĩa phi đoàn phó phi đoàn tôi ở đâu tới chận lại: Chú Hùng ở lại đi chuyến sau nhé, gia đ́nh anh tất cả đang ở Cần Thơ.' Tôi trả lời: 'Thiếu tá cứ đi trước đi, tôi sao cũng được.'

"Tôi chạy lang thang. Đi chẳng xong, ở th́ chẳng biết phải làm ǵ. Một đám phi công chạy lại, trong đó có ông Đại Tá Thi, phi đoàn trưởng của tôi. Ông bảo ra cơ quan MACV sẽ có trực thăng Mỹ đến đón. Tới nơi th́ thủy quân lục chiến Mỹ lên đạn không cho đến gần cửa. Chúng tôi đang đứng lảng vảng, bỗng vang một tiếng nổ chát chúa. Đám thủy quân lục chiến chạy cuống cuồng, la hét rầm rĩ. Sau này tôi mới biết quả đạn pháo kích đó làm tử trận hai anh lính Mỹ, hai người Mỹ cuối cùng chết 'cho chiến tranh Việt Nam'. Một hồi lâu sau th́ các anh em phi công mới chui ra từ các hầm trú ẩn.

"Lúc này có thêm một mớ sĩ quan từ bộ tổng tham mưu nhập bọn. Có tiếng trực thăng vọng lại càng lúc càng gần. Rồi đáp xuống là một chiếc tàu mang cờ hiệu Việt Nam. Cả bọn chạy nước rút; tôi tới trước nhất nhẩy ngay vào giữa ḷng tàu. Nh́n lên phía trước thấy phi công là một tên 72A là Tạ Hoàng. Tên này mới ở Mỹ về, không biết đă được check ride chưa. Dù sao nó lái được trực thăng c̣n ḿnh th́ không. Tôi hỏi hắn: 'Làm ǵ mà đáp lang thang ở đây?' Hắn trả lời rằng hắn c̣n ở đó v́ vừa đưa một nàng chạy loạn trong phi trường về nhà xong trở lại. Tôi nghĩ thầm: 'Đúng là phe ta, tới giờ này thấy đàn bà con gái mà đầu óc c̣n tối thui'.

"Ông phi đoàn trưởng tôi ngồi ghế phi công phụ giúp kiểm soát đồng hồ phi cụ. Chiếc tàu lúc này đă đầy ứ người. Hai ba người ngồi lên cổ và lưng tôi. Tàu cất cánh lên được bốn năm thước rồi rớt uỳnh xuống như cục đá. Tôi thấy đau ở chân, bí tất đỏ thẫm máu. Một anh phi công kêu gọi những ai không biết lái máy bay đi xuống. Nhiều người cự nự. Anh giải thích: 'Các phi công đi được mới đem được thêm máy bay về cứu .' Thế là vài anh bỏ xuống.

"Cất cánh lần này nhẹ nhàng hơn, nhưng con tàu cứ quay ṿng ṿng. Tôi nghĩ chắc chết. Tàu rớt xuống đất. Các cánh quạt chém đất xoành xoạch. Mọi người nhẩy vội ra và chạy về hầm trú ẩn. Chiếc trực thăng nổ tung.

"Lúc này đám người chia làm hai nhóm đi riêng rẽ. Một bên là nhóm phi công, bên kia là bộ binh. Tôi đi theo thầy tôi. Bây giờ mới có th́ giờ tỉnh táo nh́n chân dung các đấng phi hành. Đa số thuộc Phi Đoàn 534 Kim Ngưu. Thiên Lôi 524 và Ó Đen 548 bay mất tiêu từ đêm trước.

"Một chiếc C-119 đang taxi về hướng phi đạo. Chúng tôi lái xe chận đầu phi cơ lại. Phi công C-119 năn nỉ hăy để hắn ra phi đạo rồi hăy lên, chứ đứng chàng ràng là ăn đạn pháo kích một lũ. Chúng tôi thấy có lư nên để hắn đi và chạy theo sau. Tới phi đạo, chiếc tàu nhấn ga cất cánh không đón một ai. Chúng tôi nh́n theo hướng máy bay chửi thề ỏm tỏi, riêng tôi thấy mất mát thật nhiều. Bỗng về phía Hóc Môn có vài ngọn khói đen lằng ngoằng như con rắn hướng về chiếc C-119. H́nh như là SA-7. Chiếc C-119 bị rắn cắn đâm nhủi về hướng Chợ Lớn. Chúng tôi thở phào. Thoát một lần nữa. Ở đời có khi cái họa liền với cái may. Cũng c̣n hên.

"Đói và khát, chúng tôi trực chỉ câu lạc bộ. Cửa có móc xích khóa hai ba ṿng. Một tràng M-16 là
cánh cửa bật tung. Cứ như là trong phim mafia. Chúng tôi ăn ḿ gói sống, uống nước ngọt. Một phi công bước vào tuyên bố anh biết có một chiếc C-130 bay được. Anh cần người biết đổ xăng. May sao trong nhóm tôi có người biết. Mọi người nhào hết lên phi cơ, kể cả nhóm bộ binh, mà phi cơ vẫn c̣n dư chỗ.
"Tàu từ từ lăn bánh ra phi đạo. Tôi yêu cầu các hành khách ai có súng th́ khóa chốt an toàn. Mọi người vui vẻ chuyện tṛ. Thiếu Úy Khôi khóa 69A trong cùng phi đoàn tôi tuyên bố có mang theo hơn 100 cây vàng. Qua Thái Lan anh em không sợ đói.

"Tôi nh́n ra cửa sổ về những hàng cỏ dài chạy ngược về sau. Tôi nhớ người yêu. Tôi tự hỏi không biết Thiện Tuấn ở đâu. Không có câu trả lời, nhưng sao ở tốc độ quá cao rồi mà máy bay chưa cất cánh. Bỗng máy bay thắng gấp, cḥng chành chạy lạc ra khỏi phi đạo, rồi lật nghiêng. Lửa bắt đầu phùn phụt từ cánh trái. Thiếu Úy Sơn Đầu Ḅ của Khóa 74-08 Sheppard mở tung cửa nhẩy xuống. Tôi nhẩy theo, rồi co cẳng chạy.

"Hơi lửa nóng hừng hực. Tiếng khóc gào từ trong chiếc máy bay vọng ra. Tôi không thể diễn tả nổi cái kinh hoàng lúc đó. Thiếu Úy Sơn không biết nhẩy kiểu ǵ mà nằm luôn không nhúc nhích. Tôi đứng xa nh́n một cách bất lực. Sau này mới biết anh phi công đă chạy thật nhanh trên phi đạo chỉ để tránh pháo kích chứ chưa định cất cánh. Khi gần đến cuối phi đạo, anh thắng lại tính để đón gia đ́nh anh và gia đ́nh phi công trưởng.

"Chán quá. Thôi đi về. Dù sao vẫn c̣n người tôi yêu và cũng là người yêu tôi. Chùm bong bóng đỏ đă bay mất rồi. Chỉ c̣n người nằm chết rải rác. Một phi công tự sát nằm chết cạnh chiếc F-5. Tôi đi t́m chiếc Honda mà tôi đă mượn của chú người yêu tôi. Không thấy. Có một chiếc khác có ch́a khóa sẵn. Kệ mẹ nó, ra khỏi phi trường rồi tính. Vừa nổ máy, một anh trung sĩ dọt tới: 'Thiếu úy ơi, xe này của em. Em có giấy chủ quyền đây nè.' Tôi trả lại xe, chẳng cần xem giấy. Khi đi bộ ra phía cổng mới nhớ ḿnh có cái chân đau. Vừa khỏi cổng Phi Long th́ một bà mẹ chận tôi lại cho tôi bộ đồ dân sự và bảo thay áo bay ra. Xin cảm ơn các bà mẹ Việt Nam.

"Tôi ghé nhà người yêu trước. Thấy tôi đi bộ vào là nàng biết chiếc Honda đă mất. Nàng lau máu và săn sóc vết thương ở chân cho tôi.
"Tôi đến nhà Thiện Tuấn và hy vọng hắn có đó. Y chang. Hắn đang cởi trần nằm nh́n nước chảy dưới ḍng sông. Hắn nh́n tôi cười: 'Ông chạy làm chi cho mệt. Tôi chạy ở Đà Nẵng đủ rồi.'
"Tuấn và tôi chẳng nói ǵ nhiều. Pha cà phê, châm thuốc lá. Một lúc sau, em một thằng bạn chạy vào đưa tôi một cây súng ru lô. Tôi với Tuấn bàn chuyện tự sát, nhưng không biết thằng nào nên bắn thằng nào trước.

"Cuối cùng chúng tôi vất cây súng xuống sông. Không đi được. Không chết được. Th́ phải sống."


Như thế là xong một màn. Kể ra th́ khóa 72A có thể được xem là may mắn. Tính sổ lại th́ tới cuối tháng tư 75 đó mới có bốn anh em chết: Nguyễn Văn Chiến tức Chiến Răng Vàng, Lê Minh Hải tức Hải Cải Lương, Nguyễn Thanh Quan, và Dương Hồng Sơn. H́nh như c̣n Tuấn Babilac nữa, nhưng chuyện những người đă chết xin để dành cho một chương sau.

 

Mục lục