Chim Trong Tổ



 

Cuối năm 72 ở trại Ngân Hà trời gây lạnh. Khi trời c̣n nóng gay gắt trong những tháng trước th́ đêm ngột ngạt không có gió, bây giờ th́ gió lùa qua những rặng dương vi vu cả đêm. Mỗi tối nhờ đi tập văn nghệ tất niên mà tôi không c̣n bị Hà Tấn Thông móc ra tập cơ bản thao diễn. Thật ra th́ đi cơ bản thao diễn không phải là khó, nhưng tôi thấy rằng đó là một việc hoàn toàn vô ích, bởi tôi vào Không Quân là để đi bay chứ không phải để đi ắc ê. Đă về Sài G̣n trong tâm trạng sắp đi Mỹ rồi lại khăn gói ra lại Nha Trang, tôi không thấy có ǵ hào hứng trong cái triển vọng sẽ về lại Sài G̣n lần nữa để đi diễn binh cả.

Tôi được đi tập văn nghệ là nhờ cán bộ chiến tranh chính trị Xuân Sơn chọn. Để trốn hẳn nạn tập cơ bản thao diễn, tôi t́nh nguyện đi tập tới hai màn tŕnh diễn khác nhau. Màn thứ nhất là vở kịch Du Xuân do chàng Lộc trong một khóa đàn em soạn ra. Hai vai nam th́ Lộc và tôi đóng, c̣n hai vai nữ th́ do Xuân Sơn và một chàng nào nữa đóng. Sau những câu hát mào đầu th́ một vai nữ, do Xuân Sơn thủ diễn, hát trước:
Thân em như cái sập vàng,
Anh như manh chiếu rách bên đàng vất đi!
và tôi hát đối lại:
Lạy trời cho gió nổi lên,
Cho manh chiếu rách bay lên sập vàng!


Màn thứ hai là một vở thoại kịch. Tôi đóng vai một người cha đau khổ có hai đứa con trai, một đứa hư hỏng do Phạm Khắc Thành đóng, và một đứa bị bệnh cùi do Đỗ Văn Quá đóng. Trần Bá Sơn th́ thủ vai bác sĩ. Ngoài ra tôi c̣n có một bà vợ và Quá có một vị hôn thê. Hai vai này do hai nữ quân nhân trong ban tâm lư chiến thủ diễn. Về phần cuối vở kịch, đứa con cùi của tôi đă trở thành một linh mục sau khi được một bà sơ chữa lành bệnh, và khi đứa con lớn của tôi hấp hối trên giường bệnh th́ đứa kế đă làm lễ rửa tội cho anh ḿnh, và lúc đó mọi người mới nhận ra nhau. Đoạn kết cảm động làm cho phu nhân của Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân khóc hết nước mắt, và kết quả là vở kịch đă được tŕnh diễn thêm một đêm theo lời yêu cầu cho Sư Đoàn II Không Quân. Đỗ Văn Quá được một tuần lễ phép, trong khi những thằng c̣n lại được bốn ngày. Trong dịp đi phép này Trần Bá Sơn lấy cớ là phải về xứ ở tuốt dưới Vĩnh B́nh không có phi vụ để ở nhà chơi đến cả hai tuần.

Sơn là một cán bộ rất tốt. Tối nào họp nhau tập văn nghệ nó cũng săn sóc đoàn kịch bằng cách cho ăn xí mụi khát khô cổ, và sau đó th́ nó cho uống trà đá ph́nh bụng. Bên cơ hữu có một ông thượng sĩ tên Hương thổi saxophone rất năo nùng, nhưng v́ ông đă già nên mấy em nữ quân nhân ít để ư tới. Trong những đêm đi tập màn hát đối này Sơn hay giận tôi về tội bỏ bê nó để lo đi theo dê mấy em. Đêm về chỉ có hai thằng cuốc bộ lủi thủi dưới mấy hàng phi lao rít lên trong gió từng hồi giận dữ làm cho tôi dựng tóc gáy, thế mà nó nhất định không chịu đi gần tôi. Kỷ niệm giữa nó và tôi măi măi chỉ có thế thôi, một thằng đi bên này đường và một thằng đi bên kia đường.

Trong thời gian này th́ Xuân Sơn được ba bạn theo Công Giáo là Đỗ Văn Bính, Nguyễn Văn Hóa, và Đỗ Văn Quá săn sóc rất kỹ. Những đêm đi tập văn nghệ về muộn, ba chàng thường để dành cơm phạn xá và thịt hộp trong lon sữa Guigoz để chờ Sơn cùng ăn.

Sau vở thoại kịch, Đỗ Văn Quá đă nghiễm nhiên trở thành Quá Cùi. Chỉ v́ có cái tên này mà t́nh đồng đội giữa nó và Nguyễn Văn Bực đă sứt mẻ khôn hàn gắn. Một hôm Bực nổi hứng lên nhất định gọi Quá bằng cái biệt danh mới, và Quá đă phản đối kịch liệt và đ̣i uưnh, nhưng anh kia lại c̣n gân cổ ra căi là “Mày Cùi th́ tao kêu là cùi, rồi mày làm ǵ tao?” Khổ nỗi Đỗ Văn Quá thuở nhỏ là dân quê làm ruộng tính t́nh hơi cục mịch không mau mồm lắm miệng để căi nhau chỉ cứ thẳng cánh thụi cho anh kia một quả làm cho lỗ mũi hắn ăn trầu.

Bởi Quá đă nhắc đến Nguyễn Văn Bực ở đây th́ có lẽ chỗ này là nơi tốt nhất cho bạn Bực lên tiếng. Bạn này th́ ít nói nhưng khi đă mở máy th́ hay triết lư ẩm ương, xin quư bạn b́nh tâm theo dơi.


"'Nhập thế th́ hành động, ém thế hưởng nhàn .'
"Đă sinh ra ở trong trời đất là nam nhi, cụ Nguyễn Công Trứ đă có dạy ta rằng không công danh thà nát với cỏ cây hoa lá cành.

"Bởi tin vào số mệnh của ḿnh là số con rồng, mà rồng ǵ không cần biết miễn phải là rồng th́ mới đi Không Quân được cho nên sau khi nhặt được cái bằng tú tài hạng bét tớ lật đật nhảy vào lính, vào đâu cũng được miễn là lính có hiệu con rồng là khoái rồi, dù bố mẹ có lo tiền để cho đi học tiếp, hay nói đúng hơn là trốn quân dịch, th́ tớ cũng nhất định không màng.

"Tớ sinh trưởng ở Tân Uyên. Nơi đây đời sống êm đềm lắm, có lẽ chỉ riêng tớ là thích bay nhảy. Nhớ lại cổng Phi Long ngày ấy sao mà cả một rừng người. Ngày nhập trại ông Tiến ưa nói chuyện thầy đời, nh́n cái thằng Hùng Goebel là tớ thấy đă rồi v́ trông nó hách làm sao ấy. Thôi tạm dẹp mấy ông thần đó qua một bên để bước qua chỗ thằng Thiếu Úy Nhỏ nó điểm danh Khóa 72A để ra Nha Trang huấn nhục, ôi thôi càng nghĩ càng ngán ngẩm cái mớ đời, bởi giờ đây thấy nó lèo ơi là lèo.

"Anh em 72A thân mến, chúng ta ai có quên chớ tớ th́ nhớ rơ ngày đó lắm, bởi đây là cái ngày mà số mạng của tớ gắn liền. Tớ đă nghĩ rằng ḿnh chọn lầm đường đi rồi, bởi những hung thần ác sát đang chờ chực tớ. Các AC Hùng, Lập, Minh, Ánh, Cao, Châu, Huệ, Út Small đă làm tớ chết đi sống lại. Tớ nào có lầm lỗi chi đáng lắm đâu mà có lẽ cái số của tớ là như vậy. Đường đi vào Không Quân th́ có nhiều lối, mà vào trại Ngân Hà th́ chỉ có một con đường. Bởi tớ đă lỡ đi lộn nhằm con đường đó th́ cho nó lỡ luôn. Đường vào địa ngục nếu ta không vào th́ ai vào đây? Cái cuộc đời của tớ nghĩ ra chẳng may mắn như bao nhiêu người khác nên đôi lúc chỉ muốn quên đi tất cả mọi chuyện lớn nhỏ cho xong, nhưng... c̣n anh em bạn bè, tất cả bao nhiêu người thân, nên tớ không thể thu ḿnh vào cái vỏ ṣ bé nhỏ.

"Riêng về thời gian huấn nhục, nội cái chữ huấn nhục không cũng lảng vảng trong đầu óc tớ suốt gần ba mươi năm. Tại sao lại gọi là huấn nhục? Bởi có nhục th́ mới thấy không c̣n nhục. Tại sao chúng ta phải huấn nhục, mà chúng ta từng có bị nhục chưa?

"Nếu nói công bằng th́ mấy thằng 72A đi du học sớm th́ ít bị mệt, c̣n những anh em ở lại th́ chịu huấn nhục nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nói đời Sinh Viên sĩ quan phi hành đều xuông xẻ th́ đâu có những thằng giờ đă ra đi và để lại những ǵ mà chúng ta phải làm. Tuần huấn nhục khó phai mờ trong đời của những SVSQ chúng ta. Như anh em đă biết, tớ xém nữa là không đi khỏi quân trường Nha Trang. Tớ muốn làm siêu siêu đại cồ, mà làm măi cũng chán nên đành phải làm thinh. Làm thinh lại không được v́ tớ hay nói, mà nói th́ thường hay mất ḷng . Các đàn anh không hiểu như vậy nên buồn phiền đem tớ ra dợt chơi, xong rồi lại đem nhốt conex, mà trời Nha Trang th́ anh em biết là nóng tới cỡ nào.

"Trong thời gian các hung thần làm tớ điên đảo cuộc đời đó là những ngày nằm tù ở Phi Dũng. Buồn t́nh tớ bèn thổi ống khóa để có bạn đồng hành nên không may cho vài bạn 72A. Chiều hôm ấy sau khi tớ thổi khóa và niệm thần chú một hồi th́ ông Trần Văn Vô vào. Tớ nói với Vô rằng có phép này linh nghiệm lắm để khi nào thoát ngục th́ tớ sẽ truyền lại cho. Để biểu diễn cho Trần Văn Vô thấy phép thần thông của tớ, tớ đă làm lại mửng cũ, và thế là chiều hôm sau Phạm Nhân đă nhập niết bàn chung vui cùng bọn tớ...

"Tớ phục Phạm Nhân lắm v́ nếu tớ được một th́ nó phải được tới mười, v́ nó là người của cơi trên, có nhiều phép lạ. Anh em nào t́m được Phạm Nhân ở đâu xin chỉ hộ tớ, hay có lẽ AC Nhân đă thành chánh quả cũng không chừng...

"Sau những ngày tịnh tâm dưỡng tánh đó, tớ có chế biến thêm nhiều tuyệt chiêu. Cái ngày học địa huấn ở Nha Trang tớ có nói một câu mà Đỗ Văn Quá đă làm cho tớ và các anh em khác căi vă loạn cào cào lên. V́ hôm ấy tớ quên đem theo bảo vật trấn sơn nên Quá đă đả tớ trọng thương.

"Anh em đă biết tớ th́ theo đạo tự nhiên và thích hưởng nhàn. Tớ tuy đă là lính nhưng thích ở ngoài phố nhiều hơn trong trại. Bởi tớ tàng h́nh hơi nhiều nên anh em buồn gọi tớ là 'SVSQ ngoại trú'. V́ lẽ này mà ông Thiếu Tá Bé khắc tinh đă cạo đầu nhốt tớ nguyên thời gian ở trại Ngân Hà."


Bạn Quá không phải lúc nào cũng chiến thắng vẻ vang, bởi Quá đă gặp Châu Đá là khắc tinh của ḿnh. Trong khóa, Vơ Thành Long Châu được Nguyễn Văn Châu rất thương mến, một phần có lẽ v́ hai chàng cùng tên với nhau. Khi mới huấn nhục xong, một hôm Đỗ Văn Quá đ̣i đánh Long Châu v́ một lư do ǵ đó, và Văn Châu đă nhẩy vô đá Quá một cái làm cho Quá phải rút lui. Có người th́ cho rằng v́ đó mà Nguyễn Văn Châu có biệt danh là Châu Đá. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng v́ hắn ngày xưa hùng cứ khu Cầu Đá hay Bến Đá ǵ đó ngoài Vũng Tàu.

Có thể những đứa đi đóng kịch trốn tập cơ bản thao diễn là không công bằng với các anh em khác, nhưng chắc không bằng hiện tượng gọi là COCC, không phải ICCS viết tắt cho International Commission on Control and Supervision tức là Ủy Ban Liên Hiệp Đ́nh Chiến Bốn Bên, mà là Con Ông Cháu Cha. Trong đám này có những anh như Châu Thiên Huệ, Phan Việt Quốc Vận, Nghiêm Xuân Mạnh, và Nguyễn Tiến Cường . Trong khi anh em bị phạt tơi tả th́ ông anh sĩ quan cán bộ xách Cường ra tưởng là phạt riêng nhưng thật ra là để cho Cường nghỉ mệt.

Sau đây hăy để cho Nguyễn Tiến Cường lên tiếng về hoàn cảnh của ḿnh.


"Gọi là COCC có hơi oan cho chúng tôi. Thật ra chúng tôi đă không sung sướng ǵ hơn các anh em khác mà c̣n bị ngược lại là khác. Hăy nh́n Châu Thiên Huệ khi vừa ra tới trại Phi Dũng là đă bị các niên trưởng réo tên kéo ra phạt gần chết v́ là bạn thân của một niên trưởng trong Khóa 40 HTQS. Trần Minh Hiển chỉ v́ có lá thư gia đ́nh gửi gấm cho một quan cấp tá săn sóc đă bị Chuẩn Úy Nhân phạt đến khi vào barrack vừa khóc vừa kéo theo cái sac marin xền xệt sau lưng. Phần tôi th́ trong ngày đầu tiên cũng đă rách tơi tả b́nh thường như tất cả anh em.

"Đến ngày thứ nh́, tôi đang bị phạt trong barrack th́ niên trưởng Nhân đi vào, vừa đi vừa la to:
"–Ông nào là Nguyễn Tiến Cường, ra tŕnh diện cán bộ coi."
"–Có mặt!
"–Có phải em Chuẩn Úy Dũng không?
"–Dạ phải.

"Thật t́nh lúc đó tôi mừng quá v́ nghĩ anh tôi gọi. Bất th́nh ĺnh cán bộ Nhân la lên:
"–Trời ơi, vào quân đội c̣n chè lá hả? Ỷ anh là sĩ quan hù niên trưởng, năm chục cái nhẩy xổm.
"Nhẩy xong đủ số, niên trưởng lại tiếp:
"–Em Chuẩn Úy Dũng phải không?
"–Dạ không!
"–Trời ơi, mới đi lính có mấy ngày mà quên anh ruột rồi, một trăm cái công lực.
"Bấy nhiêu là tôi đă hơn anh em rồi nhá. Nhưng chưa hết.
"–Có đào chưa?
"–Dạ chưa.
"–Trời ơi, sinh viên sĩ quan Không Quân mà không có đào. Xấu hổ quá, năm mươi cái hít đất.
"–Một, hai, ba, ..., năm chục.
"–Sao đă có đào chưa?
"–Dạ rồi.
"–Ha ha, đàn anh chưa có đào mà đàn em đă có đào. Ông muốn gác cơ niên trưởng hả?
"–Dạ không.
"–Bây giờ ông đi vừa ôm hôn cột vừa la lên 'một cái cho em, hai cái cho em...' cho đến hết các cột ở barrack này.
"Tôi không nhớ bao nhiêu cái cột tôi đă thương yêu hôn hít trong ngày hôm đó. Anh em có muốn làm COCC để được sướng như tôi không?"


Có lẽ chính trong một buổi chiều lạnh lẽo giống như những buổi chiều cuối năm 72 đó mà mấy câu thơ sau ra đời:
Phạn xá chiều nay buồn tê tái,
Cà rốt khoai lang chấm mắm đường.


Trong khóa 72A có nhiều chàng có tên hiệu, hoặc gọi nôm na là “biệt danh” do anh em trong khóa đặt cho. Bởi những biệt danh thường đi kèm với chứng tật hoặc dị tướng, thường là chúng không văn vẻ chi cho mấy. Tỷ dụ như bạn Phạm Văn Lộc. Sau những buổi trưa hè vất vả phải ngắm nh́n dung nhan mùa hạ của chàng, anh em tự dưng h́nh dung ra những hố bom lỗ chỗ, và đă thân ái đặt cho chàng cái tên Lộc Hố Bom. Đỗ Văn Bính th́ hơi lạ, v́ không hiểu tại sao lại được gọi là Bính Bần, bởi hắn không vay mượn ai dù là không bao giờ cho ai vay mượn. Vũ Xuân Quảng đă Ù c̣n Ghẻ! Trần Hớn Dân được gọi là Dân Già v́ Phạm Văn Lộc và Trịnh Vĩnh Thụy là hai bạn thân của Dân v́ thương những nếp nhăn ưu tư trên khuôn mặt bạn ḿnh đă thân tặng cho cái tên tả chân đó. Sau ngày lên làm trung đội trưởng ở Ngân Hà th́ Dân lại có một cái tên mới. Số là tính của Dân th́ ngăn nắp chu đáo mà trung đội của nó th́ lại toàn những thằng biếng lười ăn ở bừa băi nhất như Phạm Văn Lộc, Trịnh Vĩnh Thụy, Nghiêm Xuân Mạnh, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Phước Tuấn... Mỗi tuần chỉ có sáng thứ bẩy khám pḥng xong mới cho đi phép mà các ngài cũng không chịu dọn dẹp làm cho Dân phải ḥ hét nhắc nhở việc dọn giường tủ cho gọn ghẽ. Mấy thằng kia bị la ó hoài đâm bực bèn căi lại, “Mày đâu phải bà già tao mà cứ cằn nhằn hoài vậy!” Từ đó Dân thành Dân Bà Già. Sau này khi đi bay v́ chữ “bà già” làm người ta hiểu lầm là “bay L-19” cho nên gọi là Dân Già cho tiện.

Có những biệt danh hơi khó hiểu. Một tỷ dụ là biệt danh mà Tân Già đặt cho Bực. Cứ mỗi lần Tân Già đi qua giường Bực nằm là hắn lại chào bạn bằng cách gọi "Bực", gơ lên thành giường một cái "cạch", rồi kêu "Đại". Gom ba chữ lại th́ thành ra cái biệt danh mà Tân Già đặt cho Nguyễn Văn Bực là "Bực Cạch Đại".

Trong khi nhiều anh em có biệt danh mà một trong những đứa phá nhất khóa là Nghiêm Xuân Mạnh lại không có biệt danh thực là một điều vô lư. Trong thời ở Ngân Hà một hôm khi được phép cùng đi với Vũ Đức Trọng ra bệnh xá khám một căn bệnh vờ vịt nào đó, chàng ta đă trèo lên cây trồng ngay trong sân một căn nhà nghỉ của Chuẩn Tướng Oánh trong căn cứ để hái me. Trong lúc loay hoay tụt xuống, v́ lo thủ đống me trong bụng, chàng đă té bịch xuống giữa sân, làm cho hai anh quân cảnh sợ hết hồn tưởng là có đặc công xâm nhập vội xông tới bắt. Thực ra th́ chàng ngă hôm đó cũng chỉ bởi ham hái nhiều quá ôm không hết chứ sau đó trong những lần được ra phố Mạnh đă nhiều lần trèo những cây dừa cao tít mù trồng dọc theo bờ biển mà không bao giờ té cả. Chuyện của Mạnh c̣n dài và sẽ được nối tiếp sau.

Một mục đích của thời gian huấn nhục là để khép các tân khóa sinh vào khuôn khổ quân đội, nhưng có nhiều bạn vẫn chưa chịu vô khuôn. Trong một buổi trưa ở trường Sinh Ngữ Nha Trang, bạn Trần Văn Vô chỉ v́ ham uống một ly sữa đậu nành mà vô lớp trễ. Khi sĩ quan giảng viên bắt lên văn pḥng lấy giấy vào lớp th́ Vô điềm nhiên về trại Ngân Hà nằm nghỉ xả hơi chơi. Chỉ v́ thế mà ngày hôm sau Vô đă xách túi vô Cải Hối Thất bên Phi Dũng nằm hết bẩy ngày. Đang hận đời th́ chớ, vừa bước chân vào pḥng giam th́ gặp ngay Nguyễn Văn Bực. Thấy Vô là Bực phán ngay rằng: “Tao nằm đây một ḿnh đă một tuần sợ ma quá nên hôm qua tao thổi ống khóa cầu xin có thằng nào vô bầu bạn, vậy mà không ngờ linh thiệt, bởi hôm nay có mày vào.”

Dù ngay sau khi được thả về trong tuần sau đó, bạn Vô đă thi đậu Anh ngữ và được đưa về Sài G̣n chờ đi Mỹ, cho đến ngày hôm nay hắn vẫn c̣n bướng bỉnh căi rằng: “Tao giận v́ chỉ vô trễ có vỏn vẹn mười lăm giây thôi mà bị người ta gắt gỏng với tao...!”

Nói về chuyện về Sài G̣n để đi Mỹ, trước khi đi đa số phải trải qua một thời gian ở Tent City Tân Sơn Nhất. Sau đây là lời kể của Nguyễn Tiến Cường.

"Sau Noel năm 72 tôi cùng một số anh em 72A và các khóa đàn em được về Sài G̣n v́ có số điểm ECL cao. Sau khi tŕnh diện tại Bộ Tư Lệnh, chúng tôi được đi phép vài ngày rồi tŕnh diện tại Tent City của Sư Đoàn V Không Quân. Tent City nằm sát bên Trường Sinh Ngữ Quân Đội G̣ Vấp và đối diện Bệnh Viện Cộng Ḥa. Nghe tên th́ thật là thơ mộng nhưng sống tại đó th́ như là một địa ngục. Có lẽ gọi là hỏa ngục th́ đúng hơn v́ nó nóng như một hỏa ḷ. Nằm dưới cái lều với khí hậu thiêu đốt chúng tôi như nằm trong một ḷ nướng bánh ḿ. Tôi không thể tả nổi sức nóng mặt trời xuyên qua lều vải khủng khiếp như thế nào. Anh em suốt ngày chỉ mặc quần lót, và khi nghỉ trưa phải nằm dưới gầm giường mới chịu nổi. Tôi sống chung với Mai Anh Dũng, Bùi Văn Minh, Nguyễn Dũng, và Vũ Văn Huyện, cùng một số anh em 72A Không Phi Hành. Buổi sáng th́ tập họp đi qua trường sinh ngữ học bằng một cửa thông giữa trường và Tent City. Trưa trở về trại ăn uống nghỉ ngơi một lát rồi qua trường học từ 1 đến 5 giờ chiều.

"Tent City được đặt dưới quyền của Trung Úy Ba có biệt danh là Ba Gà Mổ v́ ông ta có nuôi mấy con gà Tây và rất hắc ám. Tôi ở đây được một tháng th́ có một vụ tuyệt thực nho nhỏ xẩy ra. Số là chúng tôi đóng tiền ăn khá đắt đỏ mà nhà hàng do một ông chủ người Tàu thầu cho ăn c̣n tệ hơn ở nhà bàn Nha Trang. Dưới sự điều động của SVSQ trưởng trại, một niên trưởng Khóa 70 mà tôi đă quên mất tên, tới giờ ăn trưa chúng tôi đă cùng nhau ngồi trước sân nhà bàn chứ không chịu vào ăn. Thấy thế, Trung Úy Ba cùng vài anh quân cảnh chạy đến la hét định bắt chúng tôi vào ăn, nhưng chúng tôi nhất định đoàn kết với nhau ngồi ỳ ra đó. Cuối cùng Trung Úy Ba phải xuống nước hứa sẽ giải quyết. Ba hôm sau th́ một cuộc điều đ́nh đă diễn ra giữa nhà thầu, Trung Úy Ba, và SVSQ trưởng trại. Từ đó trở đi, thức ăn đă được cải tiến khá hẳn lên.

"Thời gian ở chung với nhau cùng lều này dù gian khổ nhưng vui và nhiều kỷ niệm. Bùi Văn Minh tối ngày cứ chọc phá Nguyễn Dũng đến độ nhiều lúc tôi tưởng có đổ máu. Dũng người Đà Nẵng nói tiếng lạ tai nên mỗi khi có ǵ phát biểu th́ tụi tôi phải cố gắng mới hiểu, và Minh đă chọc Dũng rằng 'Đ. M., mày nói tiếng Việt tao c̣n chưa hiểu mà bày đặt bặp bẹ tiếng Mỹ th́ có trâu nó nghe!' Ông Dũng nghe thế nổi điên chửi lại, nhưng khổ nỗi là càng điên tiết th́ giọng nói của Dũng nhà ta lại càng ngọng nghịu khó nghe hơn nữa. Từ đó chàng ta bị chết tên là Dũng Ngọng, dù anh ta đă nhiều khi gắng sức phân trần với anh em là tại cái lưỡi của ḿnh ngắn nên phát âm khó nghe chứ không hề bị ngọng bao giờ cả.

"Phần hai ông thần Mai Anh Dũng và Huyện Đề th́ mê bài bạc. Giường tôi nằm ngay dưới ánh đèn sáng nên cha con chúng nó tụ năm tụ sáu sát phạt suốt ngày. Tôi th́ đếch thích bạc bài nhưng v́ nằm trong vùng đất tốt cho tụi nó cắm dùi nên lúc nào nằm nghỉ cũng sát ṣng bài một bên. Một ngày kia tự dưng có vài người quân cảnh đột nhập vào trong lều và tóm trọn ṣng gồm bẩy mạng. Tôi cũng bị bắt luôn v́ cùng hiện diện ngay nơi đó, và thế là thành tám. Đêm đó cả bọn bị nhốt vào một conex đă có vài mạng lao công đào binh nằm sẵn từ trước, mà mấy tay này th́ toàn là giang hồ tứ chiếng và đào ngũ mà thôi. Bạn nào đă từng nếm mùi conex th́ biết nó chật chội như thế nào khi phải chứa bằng ấy mạng.

"Sáng hôm sau Trung Úy Ba bắt tám thằng tôi ra giữa sân ngồi đúng theo vị trí của từng người y như đêm hôm trước rồi đưa cho một bộ bài cho đánh. Cứ mỗi ván bài ai thua th́ phải uống một bi đông nước. Tôi đếch biết chơi nên cứ thua và uống dài dài. May nhờ Mai Anh Dũng thương tôi bị oan nên đề nghị mỗi thằng thua một lần để chia đều h́nh phạt, và nhờ đó tôi mới qua được.
"Chuyện kế sau đây th́ có liên hệ mật thiết tới Nguyễn Na. Trong một cuối tuần tôi và Na đi phép. Khi ra cổng th́ có một cô mặc áo dài đứng cạnh chiếc Honda có vẻ như đang đợi chờ ai. Mắt Na tự dưng sáng lên, và hắn nói nhỏ: 'Cường, em bé nào xinh quá không biết đang đón ai trong trại, để tao ra thả... thử coi.' Nói xong là Na làm ngay, cứ tà tà tiến tới cô ta, c̣n tôi th́ biết thân lo đi đón xe về. Sau này khi nhắc chuyện xưa th́ Na nói rằng người xưa không ai khác hơn là bà xă của Na hiện tại. Đó là một mối t́nh Tent City.

"Ở đó tới tháng 2/73 th́ tôi có tên đi Mỹ. Anh em 72A có tên trong danh sách đi lần đó gồm có Trần Văn Minh tự Minh Nổ, Đinh Quang Minh, Trần Minh Hiển, Nguyễn Kỳ Trung, Hà Minh Tâm, Lư Thành Kiệt, Vũ Văn Huyện tự Huyện Đề, và Hạnh. Chẳng may gần ngày đi th́ điểm thi của Hạnh hết hạn. Khi thi lại th́ Hạnh bị rớt nên bị loại khỏi toán. Cho những anh em c̣n lại trong danh sách, thế là hạ màn cho những ngày đáng nhớ ở Tent City."


Sau đây là phần Nguyễn Hoàng Tân kể lại vài kỷ niệm với Nguyễn Văn Hải tự Hải Mù như là một “huyền thoại”:


“Tao gặp Hải Mù lúc khám sức khoẻ gia nhập Không Quân. Hắn là con nhà b́nh thường không giàu, không nghèo, nhưng hắn rất chiụ chơi. Thời đó tao rất nhà quê về chuyện chọc gái, nhảy đầm, ăn nhậu. Lúc ở Phi Dũng, mỗi lần gác ở phía Đồng Ḅ, hắùn là thằng dạy cho tao nhảy đầm. Lúc ấy có cả Trịnh Vĩnh Thuỵ, Lê văn Lâm tự Lâm Mắt Phụng, và Nguyễn Phước Tuấn (Crazy). Hải Mù và Lâm Mắt Phụng là hai tay khét tiếng nhảy đầm, bởi vậy nó mới mở mắt những thằng nhà quê ở miền Tây như tao. (Hải ơi! tao mà hư hỏng như ngày nay là tại mầy đó nghe.)

“Hải là một là một tay nhiều đam mê. Nếu bảo hắn mê gái th́ oan cho hắn lắm, v́ø thằng 'ôn hoàn' thích đủ thứ. Có lần tao và nó lên xe Lam ra phố Nha Trang. T́nh cờ trên xe có một em rất xinh, miệng móm xọm, đă vậy c̣n đưa môi dưới ra ngoài thừ lừ. Thấy thế, Hải nhà ta mới làm cái giọng nghiêm và buồn. Đ. M., cái thằng nầy nghèo cạp đất ăn... chứ cái tánh dê không bỏ. Cái cặp mắt dê xồm của nó láo liên, và trầm xuống như một con gấu đang ŕnh mồi. Kể từ đó Hải có cái biệt danh là Hải Mù. Trời sanh con mắt nó bự mà không thấy đường...

“Có lần hai thằng tao làm quen được với hai em ở đường Nhà Thờ. Hai nàng tên là Phượng và Hồng, nữ sinh trường Thánh Tâm. Thật là buồn cho đời SVSQ, có lần ra phố hai thằng không có một xu. Hải Mù có số đào hoa lại mát tay, hay có lẽ Phượng và Hồng thiếu nợ t́nh xa... ǵ đó hay sao, mà hai nàng săn sóc bọn tao rất kỹ. (Phượng ơi! nếu em có đọc những hàng chữ nầy th́ em hăy biết rằng t́nh yêu mà bọn anh dành cho hai em có thật 100%, không phải như giọng làm bộ mơ hồ, trái tim lạnh lùng của Trần Chung Thanh suy luận về t́nh yêu và người t́nh hững hờ năm cũ.)

“Sau nầy Huỳnh Văn Chín tự Chín Đen được sự trợ giúp của Trịnh Vĩnh Thụy giở tṛ 'dụ hổ ra khơi' và took over hai em, tụi tao không có chính thức bàn giao. Sau đó th́ một hôm hai thằng nó dẫn hai nàng đi tắm biển. Tụi bây coi... con gái người ta mới tuổi 19 trong đồ tắm mỏng manh mà Chín Đen đành đoạn mang ra giữa biển, cách bờ khoản 20 mét. Trời thần ơi nó rên inh ỏi như heo bị thiến vậy. (Chín à! ngày nào gặp lại mầy, tao sẽ cho mầy nếm cái mùi cầm cái... mà mầy cho Cô Hồng cầm ở giữa biển, xem mầy có rên như heo bị thiến hay không?)

"Chuyện tắm biển nầy do chính Trịnh Vĩnh Thụy kể lại. Bởi vậy tao ghét Nha Trang lắm. (Hồng ơi! suốt 8 tháng quen với em, anh chỉ nắm tay em được 16 giây lúc chia tay, nếu anh là điện 1000 Volt cũng chẳng giết chết được em đâu với 16 giây ngắn ngủi? Huống chi anh là thằng con trai khờ khạo,chưa biết t́nh yêu là ǵ, anh đă trao cho em t́nh yêu đầu đời của thằng con trai!! mà sau đó Chín Đen đă cướp của em những ǵ quư giá nhất. Chuyện nầy có thật 100%!!)

“Có lần Hải Mù cho tao biết quan niệm của hắn về chuyện bay bổng như là một fashion của thời cuộc, không có oai hùng và độc đáo như chính hắn cũng không ngờ thiên hạ gán cho. Khi cuộc đời bất nhất, bất ổn, thời cuộc không cho phép những thằng cùng lứa như hắn đứng bên lề cuộc chiến, và chắc chắn rằng cũng không phải ai muốn làm người hùng là được.

“Thằng Hải đă từng nói rằng: ‘Đ. M., cái thằng đàn anh mắc dịch nào nói cái câu: “Trời sanh ta ra để bay” rất là hay và cũng rất là dở.’ Dở bởi v́ nghề đi bay cũng chỉ là tài xế một loại xe gắn máy có khả năng rời hổng mặt đất thế thôi. Nhưng hùng và độc đáo ở chỗ là có đứa đă không về, v́ không c̣n xác để rơi!! Có đứa đă gửi gấm cuộc đời ḿnh vào nghề bay, không phải phục vụ cho chiến tranh như là một công cụ, mà có tính cách bảo vệ phần lănh thổ trên không phận quê hương. Xưa nay văn tự chỉ có khả năng khai thác mặt phẳng của vấn đề, không đủ chiều sâu để biết sự thật như những người đă từng lấy chiều cao và mây trời làm lẽ sống.”


Khi các khóa đàn em ra Nha Trang ồ ạt th́ người ta mới thấy khóa 72A đều may mắn không có ai buông xuôi hoặc đau màng óc. Nhiều bạn đă lên làm cán bộ với mục đích chính là hướng dẫn săn sóc đàn em. Khóa 72A có rất nhiều khóa đàn em, v́ trong năm 72 có từ 72A tới 72H, và trong năm 73 có từ 73A tới 73F. Những anh em làm cán bộ không thuộc nhóm "13 Con Ma" kể ra sau đây theo thứ tự abc: Hứa Văn Bảo, Nguyễn Công Chánh, Trần Hớn Dân, Đinh Đông Định, Vơ Thanh Hà, Nguyễn Văn Hóa coi Ẩm Thực, Mai Thanh Hoàng, Tạ Hoàng, Đinh Sỹ Hưng, Hoàng Đ́nh Lai coi Nhà Bàn, Hồ Đắc Lễ, Bùi Văn Minh, Lê Văn Nguyên, Đỗ Trọng Nhâm, Đỗ Tiến Như, Đỗ Văn Quá coi Quân Kỷ, Vũ Xuân Quảng, Lê Quang Sang, Nguyễn Xuân Sơn coi Chiến Tranh Chính Trị, Hồ Đắc Tiến KHP, Nguyễn Văn Tiến KPH, Hà Tấn Thông, Đặng Quốc Thuần, và Vũ Đức Trọng.

Theo kư ức của Hà Tấn Thông th́ từ thời gian trong trại ông Tiến, SVSQ đại diện cho 72A Phi Hành là Lưu Khải Minh. Khi ra Nha Trang v́ Minh báo cáo quân số lắp bắp nên Đỗ Tiến Như làm thay cho anh em đỡ bị phạt lây. Trong thời gian này không có chức trưởng khóa rơ rệt mà chỉ có một vài người trong đó có Vơ Văn Tấn, Phạm Công Chiến Thắng, Hà Tấn Thông, và Đặng Quốc Thuần thay nhau đếm bước cơ bản thao diễn cho anh em đi ắc ê và chia gác, trực cổng. Sau khi về Ngân Hà th́ Đỗ Tiến Như chính thức được làm trưởng khóa 72A Phi Hành. Sau khi các khóa 40 và 41 Hoa Tiêu Quan Sát ra trường th́ Trung Úy Thắng cắt một SVSQ Không Phi Hành là Nguyễn Văn Tiến làm SVSQ Không Đoàn Trưởng và Hà Tấn Thông làm SVSQ Không Đoàn Phó. Khi các SVSQ 72A Không Phi Hành đi học chuyên môn th́ Phi Hành gom lại ở Ngân Hà, và Hà Tấn Thông lên làm Không Đoàn Trưởng và Mai Thanh Hoàng làm Không Đoàn Phó. Ở cấp liên đoàn th́ có Trần Hớn Dân coi Tác Chiến, Lư Minh Trung coi Kiến Tạo, Phạm Công Chiến Thắng coi Pḥng Thủ. Lúc này th́ Đỗ Tiến Như coi Phi Đoàn A kiêm phụ trách huấn nhục các khóa đàn em cùng với Đặng Quốc Thuần.

Theo lời Vơ Thanh Hà, ngay từ thuở khởi đầu ở Ngân Hà là đă có bốn người làm cán bộ ở chung trong barrack của các cán bộ niên trưởng trong khóa 40 và 41 Hoa Tiêu Quan Sát. Ba chàng này là Vơ Thanh Hà, Mai Thanh Hoàng, Nguyễn Xuân Sơn, và Hà Tấn Thông. Hà th́ coi về Tác Chiến, Hoàng th́ coi về Pḥng Thủ tối tối có nhiệm vụ phát súng cho những anh em tới phiên cắt đi gác, và Xuân Sơn làm cán bộ chiến tranh chính trị.

Trong số bốn người, Xuân Sơn là người lên làm cán bộ đầu tiên. Sau vài ngày huấn nhục ở Phi Dũng th́ một buổi tối kia có một màn tŕnh diễn giúp vui của Khối Chiến Tranh Chính Trị. Họ có ba ca sĩ, một nam hai nữ, tŕnh bày những bản nhạc lính có tính cách hơi sến. Về phần 72A th́ ngày hôm trước cán bộ niên trưởng Huệ coi barrack của Sơn đă hỏi có ai biết hát, và Hoàng Đ́nh Lai đă lên tiếng tiến cử Nguyễn Xuân Sơn. Trong đêm văn nghệ đó, Sơn đă lên hát bài Thu Vàng và được anh em hoan nghênh nhiệt liệt. Thế là sau đó Sơn đă được niên trưởng Soạn thuộc Khóa 40 HTQS là cán bộ chiến tranh chính trị cất nhắc lên làm cán bộ phụ tá ngay. Sau ngày đó th́ Xuân Sơn không phải bị huấn nhục nữa. Chỉ có đêm lột xác trước khi gắn alpha th́ Sơn cũng phải ra cùng với anh em mà thôi.

Theo lời Vơ Thanh Hà về phần ba anh em cán bộ c̣n lại th́ trong thuở ban đầu, mỗi barrack anh em đă cử ra một người làm cán bộ. Khi đó những chức không và liên đoàn trưởng đều do các đàn anh trong các khóa 40 và 41 HTQS giữ, và Vơ Thanh Hà, Mai Thanh Hoàng, và Hà Tấn Thông chỉ là những "cán bộ nhí" mà thôi.

Vào đầu năm 73 th́ các khóa đàn em ở chung trong Ngân Hà rất đông. Sau khi các bạn Không Phi Hành đă được phân phối theo các tài khóa và các khóa bay trực thăng quốc nội chưa khai giảng th́ bạn Nguyễn Văn Tiến 72A Không Phi Hành làm Không Đoàn Trưởng . Bên Phi Hành th́ Vơ Thanh Hà lên làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Tác Chiến. Trong thời gian này Vơ Thanh Hà và Nguyễn Văn Tiến có nhiều kỷ niệm v́ hai chàng đi ăn cơm tháng cùng với nhau.

Cán bộ Hà lúc đó th́ dành th́ giờ coi các khóa đàn em, trong khi cán bộ Thông th́ săn sóc các anh em 72A nhiều hơn. Ngoài các anh em cán bộ vừa kể th́ tất cả các SVSQ phi hành của 72A c̣n lại đều có thể, và có lẽ đều đă từng, bị Hà Tấn Thông phạt. Khóa 72A chia ra làm hai phi đội A và B. Đỗ Tiến Như coi một trong hai phi đội và nằm dưới quyền cán bộ Hà Tấn Thông.

Khóa 72A bấy giờ thu gọn lại c̣n có dưới một trăm người ở trong hai barracks. Bởi có lẽ chờ đi học bay lâu mệt mỏi quá nên anh em 72A đă bắt đầu chán nản. Một hôm Trung Úy Tấn đi khám pḥng thấy các khóa đàn em dọn pḥng sạch sẽ trong khi 72A th́ không chịu dọn pḥng. Ông bắt Vơ Thanh Hà viết nhật lệnh phạt 72A dă chiến và đọc trước hàng quân trong buổi họp mặt tŕnh diện quân số lúc sáu giờ chiều. Vơ Thanh Hà rất ngại nhưng bất đắc dĩ phải thi hành lệnh này. Một điều bất ngờ xẩy ra là khi nhật lệnh được đọc xong th́ các Sinh Viên Sĩ Quan cùng hè nhau bỏ chạy hết trước mặt các khóa đàn em.

Sau khi các thằng ông nội 72A đă bỏ chạy hết th́ Trung Úy Tấn đă cầu viện tới Đại Úy Thắng . Vào lúc cỡ 11 giờ đêm trong khi hai barracks 72A đă tắt đèn đi ngủ th́ bốn người là Đại Úy Thắng, Trung Úy Tấn, Thiếu Úy Ḥa, và Chuẩn Úy Trí đă chia ra chận hết hai đầu của mỗi barrack và kêu mở đèn lên. Đèn vừa bật sáng là có nhiều thằng đă bỏ chạy ra cửa hông. Đại Úy Thắng rút súng bắn lên trời và kêu tất cả các anh em c̣n lại ra tập họp. Cùng lúc đó, ông ra lệnh cho Vơ Thanh Hà viết lệnh cạo đầu tất cả. Anh em 72A nhận chịu dă chiến nhưng không chịu cạo đầu nên không ra tập họp. Lúc đó mới thấy Khóa 72A đoàn kết, v́ không có một anh nào ra cả.

Bấy giờ th́ không khí đă khá căng thẳng. Không biết làm sao hơn, Đại Úy Thắng đă gọi quân cảnh, và một lúc sau th́ hai xe GMC chở đầy quân cảnh đến đậu ngay trước pḥng ông Bé. Trong khi quân cảnh vây hai căn barracks th́ Chuẩn Úy Trí vô dỗ ngọt. Biết không thể làm ǵ hơn, tất cả đă ra chịu cạo đầu.

Khi anh em đă tập họp ngoài sân xong th́ có lẽ Đại Úy Thắng định loại một hai người ra bộ binh cho nên đă hỏi: "Anh nào chống đối?" Nghiêm Xuân Mạnh đă bước ra khỏi hàng và nhận rằng: "Tôi
chống đối."

Sau khi Mạnh đứng ra nhận th́ những anh em c̣n lại đều bước sang đứng cạnh. Theo lệnh Trung Úy Tấn, các cán bộ Hà và Thông đă phải đưa tông đơ ra. Anh em cạo lẫn nhau, người này cạo cho người kia. Sau đó là lên xe GMC đi nhốt trong hầm đá bên Sư Đoàn II. Năm sáu chục thằng mà nhốt vô một công sự xây bê tông chỉ có vài lỗ châu mai, sau khoảng mười phút là đă xỉu bốn năm thằng. Những thằng c̣n lại phải gân cổ lên gào kêu cứu. Lúc một giờ sáng quân cảnh mở cửa mang những thằng đă xỉu lên nhà thương. Sau đó họ mở cửa cho anh em ngủ ở ngoài đến sáng hôm sau th́ thả cho về hết.

Trong năm 73 trong nhóm "13 Con Ma " có 11 người làm cán bộ là: Nguyễn Hữu Đức coi Thể Thao, Vơ Thanh Hà coi Kỷ Luật, Trần Thanh Hảo, Lê Văn Lâm, Nguyễn Văn Luông, Nguyễn Văn Son, Trần Văn Thành coi Ẩm Thực, Lê Ngọc Thảo làm Không Đoàn Phó, Trương Thanh Vân làm Không Đoàn Trưởng, Nguyễn Hồng Việt coi Kỷ Luật, và Trương Văn Vĩnh.

Đa số các SVSQ cán bộ 72A được anh em cảm mến, bởi trong khi ai cũng lo học cho mau mau để thi đậu Anh văn đi Mỹ th́ các SVSQ cán bộ đă phải hy sinh bỏ giờ ra lo phụ giúp điều hành công việc
trong đoàn. Hơn nữa, lắm khi v́ cùng khóa, các cán bộ c̣n du di cho. Tuy nhiên, cũng có một thiểu số có lẽ v́ chưa thích ứng với h́nh ảnh phong nhă của người sĩ quan phi hành tương lai của binh chủng hào hoa nhất nước nên đă hung hăng hơn cần thiết với anh em trong khóa cũng như với đàn em trong các khóa sau.

Cùng với những khóa đàn em ra Nha Trang, trại Ngân Hà không c̣n chỗ ở, và đoàn SVSQ lan dần sang trại Thùy Dương. Đây là nơi mà chuyện ŕnh coi một người đẹp rất trẻ lúc đó đang sống chung với một ông đại úy bên khu gia binh đêm đêm ngồi xổm tắm đă xẩy ra. Thấy người ta xối nước mà thèm, bởi ḿnh th́ phải đóng tiền mua máy bơm. Chẳng những máy bơm hư, mà đèn th́ đứt bóng, máy lạnh nhà bàn hết chạy, bồn cầu bị ai tháo gỡ, rồi c̣n phải đóng tiền giặt ủi, v.v..., thật là nhiều vấn nạn. Người anh em nước đồng minh th́ đă rút dù rồi, mà sau đó ván ép đóng trên tường của những cái barrack do họ để lại cũng bị bay đi đâu mất sạch, đêm đêm gió núi lùa qua kẽ ván đóng lá sách lạnh lùng. Ngày đó v́ chưa hiểu người anh em đồng minh nhiều, tôi đă rất ngạc nhiên khi thấy có những kiến trúc của Pháp xây cất từ lâu rồi mà vẫn c̣n chắc chắn, trong khi những kiến trúc của người anh em từ một nước hùng cường giàu mạnh số một trên thế giới này mà sao chỉ có sau vài năm là sụp đổ tan tành.

Trời đêm lạnh th́ hay mắc tiểu. Có đêm Thiếu Úy Tấn đang nhẹ nhàng bước chân đi tuần th́ một tên cốt đột nào đó tḥ củ qua các tấm ván tè trúng ngay giầy ông ấy, và thế là cả barrack phải thức dậy thi hành lệnh phạt. Sau đó th́ có đứa kể rằng bị Thiếu Úy Tấn bắt đi “xúc cát”, và sau khi nghe lệnh xong th́ nó bất măn quá, bởi v́ nó nghe tiếng miền Trung không rành cho nên đă cho rằng h́nh phạt ǵ mà quá dă man, trong khi đang đói mệt th́ làm sao mà thi hành nổi!

 

Khi bắt đầu được gắn alpha ra phố Nha Trang th́ một mục tiêu chính của các SVSQ là các nữ sinh trung học. Theo thứ tự đáng kể là Nữ Trung Học Huyền Trân, trường đạo Thánh Tâm, và trường Tây
Hàn Thuyên. Nguyễn Đ́nh Ḥe ngày đó lắm mối đi chơi nhờ có họ hàng xa với bà chủ quán cơm Thanh Lộc , tức là quán cơm cho dân của Không Quân. Bà chủ quán có một cô con gái tên Ty đang học ở Huyền Trân, năm đó cỡ đâu trăng tṛn lẻ và có rất nhiều cô bạn học. Bởi lẽ đó mà ngày như ngày chàng Ḥe đóng vô bộ đồ cơ hữu đội nón xùm xụp cho khỏi ai trông thấy mặt rồi chuồn ra phố ở tới sáng hôm sau mới ṃ vô, lần nào cũng vừa đúng lúc điểm danh. Nhờ quen mấy em nữ sinh đó mà Ḥe lúc nào cũng có những anh tà loọc đi theo để hưởng lộc, thường trực là Ủ Văn Anh Dũng, Vơ Đức Di, và Nghiêm Xuân Mạnh. Có một lần Ḥe với hai thằng nữa là Quách Dũng Tiến và Trần Anh Hùng sáng thứ hai đang lầm lũi đi vô cổng th́ xe Thiếu Tá Bé chạy qua, và ba thằng vội nhẩy vô trong chiếc C-47 đậu làm kiểng ở gần cổng Long Vân trốn. Thiên bất dung gian, Thiếu Tá Bé trông thấy ngừng xe xuống tḥ đầu vô kêu: “Mấy anh kia chui ra đây! SVSQ mà hèn như thế à? Mỗi người đưa cho tôi tấm giấy phạt .”

Ở Nha Trang dạo đó ngoài Thanh Lộc ra c̣n có một quán cơm đắt khách nữa và có ba chị em xinh xinh hầu bàn là quán Thọ Lộc mà phần lớn khách là dân Hải Quân. Kể ra th́ Nha Trang là một thành phố hy hữu v́ đi đâu cũng thấy khóa sinh quân đội. Đa số các cô gái đến tuần cập kê th́ thường muốn t́m một anh SVSQ Không Quân hay Hải Quân nào đó để nương tựa sau khi anh ta măn khóa ra trường, và nếu gia đ́nh đă chấp thuận như thế th́ cũng dễ dàn xếp. Ngược lại, nếu gia đ́nh nào không muốn gả con cho lính th́ họ giữ con gái trong nhà rất kỹ, sợ lỡ con ḿnh phải ḷng một chàng một anh chàng điển trai nào đó trong bộ quân phục tiểu lễ bắt mắt mỗi cuối tuần tản bộ đầy đường.

Trong khóa dĩ nhiên ngoài chuyện vui ra c̣n có những chuyện đáng buồn. Đó là những anh em không may phải ra bộ binh trước khi đi học bay. Phạm Nhân là cái tên đầu tiên phải nhắc tới. Có lẽ v́ cái tên định mạng mà Nhân tù tội liên miên, SVSQ mà bị nhốt bên Sư Đoàn II Không Quân rồi mới ra Lao Công Đào Binh. Ngoài ra c̣n có ba anh em bị thuyên chuyển ra khỏi Không Quân v́ lư do kỷ luật. Nguyễn Minh Tâm th́ chọn binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, Dương Hồng Sơn th́ gia nhập Pḥng 7 Tổng Tham Mưu, c̣n Nguyễn Hữu Roanh th́ sau này phục vụ tại Tiểu Khu B́nh Dương.

Mục lục