Chút Tâm T́nh Đơn Sơ



Trong những buổi sáng thu trời gây lạnh tôi hay nhớ tới mùi khói của lá cây vú sữa mà khi c̣n nhỏ tôi thường vun lại từng đống để đốt cho sạch sân nhà cô chú tôi. Lá vú sữa có hai màu, mặt trên màu xanh lục bóng như thoa mỡ, và mặt dưới màu nâu nhạt như một lớp nỉ mỏng. Vào mùa hè mặt trên của lá phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh như bạc theo từng cơn gió nhẹ. Tàng lá của cây vú sữa dầy đủ cho người ta mắc vơng nằm ngủ mà không bị nắng chói, và những giấc ngủ trưa dưới bóng cây vú sữa là một sự thi vị mà tiền bạc khó ḷng mua được nếu người ta chưa được trải qua. Khi trời trở lạnh những chiếc lá vú sữa rơi rụng đầy sân, và khi chúng bắt đầu kêu ḍn tan dưới bước chân là lúc chúng khô đủ để đốt. Tôi luôn t́nh nguyện làm công tác này.

 

Việc đầu tiên phải làm là gom những chiếc lá khô đó thành một đống bằng một chiếc chổi rễ quét sân. Dù những chiếc lá vú sữa khô vẫn dầy và nặng, chúng không cháy bùng như củi hoặc nóng như than. Chúng cháy thầm lặng, kêu tí táùch nho nhỏ, và tỏa rất nhiều khói thơm. Những luồng khói dầy toả đầy khu xóm ở đường Nguyễn Thông nối dài này làm cho người ta thấy ấm ḷng, thoải mái, ngược với những luồng khói dầu cặn của các đầu máy xe lửa chiều chiều vẫn chạy qua nhà ga Chí Hoà cạnh đó.

Tuy căn nhà là của hai vợ chồng cô chú tôi nhưng ít khi ông có ở đó. Là một sĩ quan bộ binh, ông thường không có mặt ở Sài G̣n. Ngày c̣n nhỏ trong những tháng nghỉ hè tôi thường lên ở chơi nhà cô chú tôi mỗi lần hai ba tuần lễ. Đó là nơi tôi đă đọc Liêu Trai Chí Dị lần đầu tiên trong đời. Cuốn sách toàn những chuyện các hồ ly tinh là chồn cáo tu luyện lâu năm thành người đi dụ dỗ những anh học tṛ nghèo. Mở đầu quyển sách, Bồ Tùng Linh viết:


Nói dóc mà chơi, nghe dóc chơi
Đầu giàn thánh thót giọt mưa rơi
Chuyện đời đă chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma nói mấy lời


Trong khu xóm xen giữa những ngôi mả đá, có những cái xây rất công phu đồ sộ có cổng cao tường gạch đó, người Nam và người Bắc chung sống rất ḥa b́nh. Thỉnh thoảng tôi đi xuống cuối xóm đến một tiệm tạp hóa của ông Rung, có lẽ từ chữ Dung đọc theo một giọng Bắc Kỳ di cư, mua lạc rang và thuốc lào cho chú tôi th́ tôi lại ghé qua mấy gian hàng cạnh đó mua trái thơm trái cóc và nghe tiếng ru em bằng giọng Nam dẻo quẹo:


Đèn Sài G̣n ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về anh học chữ nhu
Chín trăng em đợi ́øø... ầu... ơ ớ ơ
Chín trăng em đợi mười thu em chờ


Trong khung cảnh đó, tôi đă làm quen được với cô bạn gái thuần túy đầu tiên và duy nhất trong đời. V́ tôn trọng đời tư người bạn cũ, tôi sẽ không dùng tên thật mà sẽ gọi nàng là Ngân Hà, như tên cái trại của Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân, hoặc như trong thơ Hoàng Ngọc Tuấn:
Em có về ăn cưới những v́ sao
Để chân bước trên gịng sông loáng bạc

 

Năm 69 Ngân Hà vào Sài G̣n trọ học ở cạnh nhà cô chú tôi. Năm đó nàng mới lên đệ tam và được mười lăm tuổi. Trước căn nhà đó có một cái mả đá tổ ong xây cao hơn đầu gối, nơi mà chủ nhà thường đổ tro bếp lên, và mỗi khi mùa mưa về là trên ngôi mả đó mọc đầy những cây hoa vạn thọ tươi tốt chưa từng thấy. Một hôm, tôi đang tính qua hái trộm vài nhánh th́ hết sức ngạc nhiên khi nh́n thấy một cô gái lạ mặc áo len nâu đang ngồi chẻ củi trước sân nhà. Tôi và cô ta cùng nh́n nhau kinh ngạc, v́ người này cho rằng người kia là kẻ xa lạ, và thế là chúng tôi quen nhau.

Năm 69 là một năm tương đối trầm lặng sau biến cố Tết Mậu Thân đầu năm 68. Vào thời gian trước đó nhiều báo chí đă mang mấy câu Sấm Trạng Tŕnh ra để tưng bừng bàn luận:
Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh
Can qua tứ xứ dậy đao binh
Mă đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái b́nh

Trái với những lời giải đoán lạc quan, Mậu Thân ngay từ đầu đă là một năm kinh hoàng máu lửa, như trong câu hát của Lê Hựu Hà:
Sao ta vẫn thấy mặt trời đen như mực

Sau biến cố đó, tôi và các bạn 72A đă đều có Lược Giải Cá Nhân và những đứa ở thành phố đă phải đi gác Nhân Dân Tự Vệ, hoặc thuê người ta đi gác dùm. Nhạc Trịnh Công Sơn với những lời rất lạ và thấm thía như “người con gái Việt Nam da vàng, đi trong đêm đêm vang ầm tiếng súng” hay “đàn ḅ t́m gịng sông, nhưng gịng đă cạn khô” đang thịnh hành. Với những bài hát này, chiến tranh đă trở thành một thực tại gần gũi với những thằng con trai sống trong thành phố. Cùng với những bản nhạc của Tứ Quái Beatles, thanh niên thành phố để tóc dài, mặc quần ống loa, và sống bất cần như các hippies của Mỹ. Dấu hiệu cành cây ba chạc ngược tượng trưng cho ḥa b́nh–hay có khi bị gọi là phản chiến–đă du nhập vào miền Nam, dù nhiều người không hiểu nghĩa nó là ǵ . Trong khi ở thành phố người ta phản chiến một cách tiêu cực thời trang như thế th́ quê của Ngân ở Hàm Tân có cuộc sống rất khó khăn. Nhà Ngân gần biển cách chân rặng núi Trà Cú chừng bẩy cây số trong một vùng xôi đậu. Năm đệ tứ Ngân đă được chọn đóng vai Trưng Nhị trong vở kịch tất niên ở trường nàng. Một người thầy tu trẻ trong gịng Khổ Tu Phan Xi Cô mặc áo nâu có mũ che đầu, mũ may liền vào áo, ở một tu viện gần đó đă ngày ngày đến tập cho các em học sinh vở kịch lịch sử mà trong đó Hai Bà Trưng đă vùng lên đánh đuổi Tô Định giành độc lập cho nước nhà. Một hôm trong buổi tập khi cô bé Ngân mắc cở lính quưnh vấp chân vào bậc thang lên sân khấu, người thầy tu trẻ đó đă lấy thuốc đỏ băng bó chiếc móng chân bị sước cho cô nhỏ, và cô đă biết mắc cở lần đầu. Đến đêm tŕnh diễn, trên một bục gỗ thấp đóng sơ sài làm sân khấu ngoài sân trường, khi hai chị em Trưng Trắc Trưng Nhị vừa giơ cao hai thanh kiếm gỗ sơn bạc thúc quân tiến lên th́ bỗng có tiếng la hốt hoảng “Ḿn, ḿn!”, và khán giả xô ngă ghế ùa chạy. Người thầy tu trẻ đứng sau cánh gà đă nắm tay Ngân chạy, và vở kịch bị dở dang ở đó. Trên đường về đêm hôm đó Ngân không thấy sợ mà chỉ thấy tức nghẹn ngào. Trong cuộc đời nghèo nàn của “con mọi nhỏ ” chỉ có được một lần ra ánh sáng mà cũng không được trọn vẹn.

T́nh bạn của tôi với Ngân rất đơn sơ. Thỉnh thoảng tôi mượn cớ lên thăm cô chú tôi và ở lại cuối tuần để có dịp gặp Ngân. Giữa nhà chú tôi và nhà Ngân là một hàng hoa thấp lá dẹp xanh nở ra những bông hoa trắng mỏng thơm vào những đêm trời nóng nực. Lúc đó tôi đă biết suy tư; buổi tối tôi hay bắc ghế ra sân ngồi hút thuốc lá vặt dưới gốc cây vú sữa, nghe tiếng nói gợi cảm của “em gái Dạ Lan” nhắn gửi “những anh chiến sĩ can trường trên các nẻo đường đất nước” trên đài Tiếng Nói Quân Đội. Tôi thích tiếng hát Thái Thanh trong nhạc phẩm Những Nẻo Đường Việt Nam trong chương tŕnh Dạ Lan:


Những nẻo đường Việt Nam,
suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan.
Ôi những nẻo đường Việt Nam
...
Yêu là yêu là yêu không bờ bến rồi
Yêu là yêu là yêu những nẻo đường mới
Yêu là yêu là yêu không bờ bến rồi
Sao Cộng quân đành tâm chia đường cách đôi
cũng như trong chương tŕnh Chiêu Hồi:
Người ơi sống chi cuộc đời thương đau
Về đây áo cơm đùm bọc lấy nhau
Ta nhắn gửi về nơi phương Bắc xa vời
Hỡi ai lạc bước mau quay về đây


Thỉnh thoảng tôi có dịp chở Ngân đi đâu đó, như vô thư viện Abraham Lincoln đọc Đất Lành của Pearl Buck hoặc xuống Rex coi phim chàng tài tử mặt ngựa Jean-Paul Belmondo hay chàng mặt lạnh như tiền Robert Hossein đóng. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại anh Chà Và cao lớn ở cái thư viện sang trọng có máy điều ḥa không khí đó. Trời Sài G̣n thường là oi bức nên khi bước vào một gian pḥng có máy lạnh người ta thường dễ buồn ngủ. Nhiệm vụ chính của anh Chà h́nh như là ŕnh xem có ai ngủ gục th́ đến đánh thức dậy. Ở bất kỳ thư viện nào khác, khi người đọc mỏi mắt đều có thể tỳ mặt lên tay để nhắm mắt trong giây lát, hoặc gục thẳng đầu xuống bàn mà ngủ, nhưng ở cái thư viện sang trọng của nước đàn anh hùng mạnh giàu có này th́ người dân của nước đàn em phải đọc chứ không có quyền nghỉ.

Trở lại chuyện xi nê, có lẽ tôi là kẻ can đảm duy nhất trong đám thanh niên Sài G̣n đă dám đưa một cô bạn gái vào rạp Long Phụng coi phim thần thoại Ấn Độ nói tiếng Việt Nam . Lần cuối tôi đưa Ngân đi xi nê là phim Love Story. Tôi thích Ngân ở chỗ là nàng không hề lải nhải cái câu “Love means never having to say you’re sorry” như các em thời thượng khác.

Trong những lần đi chơi với nhau, Ngân hay kể cho tôi nghe về những cô bạn học mà nàng mới quen ở Sài G̣n, những cô bạn nói tiếng Pháp thông thạo hơn tiếng Việt, về những con poupée tóc vàng chưng trong tủ buffet ở nhà họ, và về những bữa ăn mà trong đó người ta không dùng đũa. Tôi nói cho Ngân nghe về chuyện tất cả học sinh phải thi Tú Tài Việt, và những thành phần bourgeois gentilhomme mà dân Mít gọi nôm na là “trưởng giả học làm sang” c̣n sót lại của một thời xưa cũ.

Khi thơ của nhà thi sĩ Ấn Độ Khalil Gibran được ra ḷ th́ tôi đă mua tặng ngay cho Ngân một cuốn cho hợp thời trang dù tôi đọc chẳng hiểu ǵ cả. Và khi đi quán cà phê nghe thơ Phạm Thiên Thư do Phạm Duy phổ nhạc th́ tôi cũng đă chép cho nàng những câu:


Rằng xưa có gă từ quan
Lên non t́m động hoa vàng ngủ say
Hẹn nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ


Có lần tôi rủ Ngân cầu cơ. Tụi tôi bấy bát đổ gạo cắm nhang và mượn trong xóm được một bàn cơ làm bằng ván ḥm về cầu với mấy đứa quen trong xóm. Ngân và tôi mỗi đứa ấn một ngón tay trỏ lên con cơ, và bỗng dưng cơ lên chạy vùn vụt. Cơ chạy tới chữ nào th́ mấy đứa kia ghi xuống. Cái ǵ làm cho con cơ chạy đó đă tự xưng là Quách Thị Trang, tức là cô nữ sinh bị bắn chết trong lần biểu t́nh phản đối đàn áp Phật giáo trước đó, và chữ cơ chỉ ráp lại thành được một bài thơ lục bát có bốn câu, dù không hay nhưng cũng có vần hẳn hoi. Đến đó th́ cơ ngừng và mấy cây nhang bốc cháy. Sau đó th́ Ngân bị bệnh sốt mê man cả ba bốn ngày liền.

Trong thời gian khi các bạn cùng học của tôi chạy xe Honda tới ngồi ngóng các cô nữ sinh của Gia Long hay Trưng Vương trong giờ tan học th́ mỗi tối trước khi đi ngủ tôi thường nằm trằn trọc lo âu cho cái học bết bát và tương lai không định hướng của ḿnh. Ngược với tôi, Ngân học rất chăm. Nàng bảo tôi rằng đó là lối thoát duy nhất mà nàng có được, dù chưa biết sau này nếu lên được đại học th́ sẽ chọn ngành ǵ.

Năm 72 trước khi nhập trại tôi có ghé qua từ giă Ngân. Tôi chở nàng đi xem bói, và thầy bói đă nói rằng tướng nàng khổ tâm nhiều và khó thọ quá ba mươi. Để an ủi nàng, ông đă nói:
Hữu tướng vô tâm, tướng ṭng tâm diệt
Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh
Ông khuyên nàng hăy cố làm lành lánh dữ để tu nhân tích đức, hy vọng sẽ cải số được phần nào.

Trong lần Ngân và tôi gặp nhau cuối cùng ở Việt Nam đó, tôi đă ngồi nghe Ngân kể chuyện về cái quê hương khốn khó của nàng. Quận Hàm Tân thuộc về tỉnh B́nh Tuy, tức là một tỉnh Bắc Nam Phần giáp ranh với Phan Thiết là một tỉnh Nam Trung Phần. Về hướng Tây, B́nh Tuy nằm cạnh Bảo Lộc và Lâm Đồng. Trong địa phận tỉnh B́nh Tuy gồm có ba quận là Hàm Tân, Hoài Đức, và Tánh Linh. Về phía Bắc tỉnh B́nh Tuy có rặng núi Mây Tào khá hiểm trở mà Cộng Quân đă dùng làm mật khu của chúng. Ở Hàm Tân có Đập Đá Dựng và sông La Ngà, nơi mà hồi c̣n ở tiểu học có lần một cô bạn của Ngân đă trượt chân ngă xuống trong mùa mưa thác lũ và bị nước cuốn đi mất tích.

Ngân đă kể cho tôi nghe về người tu sĩ trẻ của ḍng Khổ Tu Phan Xi Cô ở Hàm Tân, người tu sĩ đi chân không, ngày ngày quỳ lên vỏ mít đọc kinh và tự đánh ḿnh bằng roi cá đuối, đêm đêm nằm trên phản gỗ không chiếu mà xót thương cho những đứa trẻ Việt Nam bất hạnh lấy vỏ đạn làm đồ chơi, lấy lá cây làm qua tài đi chôn xác những con giun con dế, và bẻ nhánh cây giả vờ làm súng bắn nhau.

Trong suốt buổi chiều hôm đó tôi ngồi lặng yên nghe Ngân kể những câu chuyện bâng quơ, những địa danh xa lạ. Tôi mơ hồ h́nh dung ra những băi cát trắng tinh khôi trải dài giữa núi đồi và biển xanh. Tôi thấy h́nh ảnh đó đẹp lắm nhưng không có thực. Cho đến ngày nào những người lính xâm lược c̣n trà trộn giữa những người dân hiền lành khốn khó của B́nh Tuy, Phan Thiết, Lâm Đồng, Bảo Lộc để cướp bóc bắt bớ, chui rúc trên núi Mây Tào chờ cơ hội xâm nhập miền Nam, len lỏi đặt ḿn khủng bố ở các trường học trong những đêm văn nghệ tất niên, th́ những h́nh ảnh đẹp đẽ kia với tôi vẫn không có thực, v́ tôi sẽ không bao giờ có được cái cơ hội đặt chân đến viếng thăm để nh́n thấy một lần b́nh dị. Cái đau của tuổi trẻ Việt Nam chúng tôi trong chiến tranh là như thế. Chúng tôi chỉ được nghe về quê hương như trong những truyện hoang đường cổ tích ở những nơi nào xa xôi lắm, khi mà những địa danh đó thực ra chỉ ở cách nơi ḿnh ở không đầy vài tiếng xe đ̣.

 

Sau này trong thời gian ở Nha Trang, từ tháng 8/72 tới tháng 12/73, tôi có nhận được thư Ngân hai lần. Lần thứ nhất trong năm 72 cho hay nàng đă thi đậu tú tài hai và dự tính sẽ xin vào Khoa Học. Tôi ngồi trên tầng dưới chiếc giường sắt dưới bóng điện trần lật nắp tủ làm bàn viết để viết thư hồi âm chúc Ngân may mắn. Khi tắt đèn đi ngủ tôi h́nh dung ra khuôn mặt xinh đẹp trong sáng của Ngân và tự hỏi tại sao ḿnh đă không yêu nàng dù chúng tôi đă chia xẻ được rất nhiều những vui buồn trong suốt cả ba năm trời và đă trở thành hai người bạn rất thân, nhất là v́ Ngân không có ai thân ở Sài G̣n.

Lần thứ hai tôi nhận được thư Ngân là vào mùa hè năm 73. Ngân cho hay đă học hết năm đầu Luật Khoa và đang dự tính t́m việc đi làm v́ hai người anh chiến sĩ của nàng đă mất trong chiến tranh và cha mẹ đă bỏ ruộng nương nên không c̣n giúp nàng được nữa. Trong lá thư dài đó nàng c̣n kể cho tôi nghe về người tu sĩ trẻ ngày xưa đă ghé thăm nàng ở Sài G̣n trước khi lên đường sang Vatican học đạo. Tôi h́nh dung ra cảnh vắng lạnh của ngôi giáo đường mà Ngân đă đến quỳ đọc kinh ngày c̣n nhỏ ở một xứ mù sa gió cát, và tự dưng nhớ tới bài Giáo Đường Im Bóng của Nguyễn Thiện Tơ:


Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn miên man
Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng chuông muôn đời
Dánh xinh xinh bao thiên kiều
Quỳ niệm thánh kinh ban chiều
Nơi giáo đường đêm Noel ấy
Là người tôi mến yêu.


 

Tôi nhớ đến Nhà Thờ Đức Bà ở Sài G̣n trong một đêm Noel xưa cũ khi tôi đứng cạnh Ngân nh́n gịng xe gắn máy chạy điên cuồng như thác lũ từ hướng bến Bạch Đằng lên mà không thể nào băng qua đường để đi lấy chiếc Honda đang gửi để đi về. V́ gịng xe đó mà tôi đă bị cô tôi la mắng tơi bời khi sau một giờ sáng mới đưa Ngân về tới nhà. Tôi nghĩ đến số lương trung sĩ hàng tháng chưa tới 18 ngàn của tôi và không biết phải hồi âm Ngân ra sao. Đến cuối năm tôi mới ra trường, và dù rất muốn về thăm cô bạn nhỏ, tôi không có cách nào đi được. Bây giờ hồi tưởng lại chuyện đời quân ngũ cùng những năm chiến tranh liên miên của thời mới lớn, tôi thấy không có ǵ đáng sợ bằng chuyện không được tự do đi lại theo ư thích, và không lúc nào việc mất tự do đó làm cho tôi khó chịu cho bằng khi được thư Ngân mà không về được thăm nàng lần đó. Tôi không nhớ Ngân bằng cái nhớ điên cuồng ray rứt của một người t́nh trẻ mà nhớ bằng một thứ cảm t́nh thương mến âm thầm của một người anh trai thương đứa em gái bơ vơ nơi xứ lạ. H́nh như định mạng đă là như thế. Những người con gái Việt Nam lớn lên trong chiến tranh mộng mơ thui chột và bơ vơ sợ hăi ngay giữa trong ḷng thành phố. Mà quả thật là đáng sợ như thế, bởi sau đó không lâu th́ đời Ngân đă rẽ sang một khúc quanh không thể quay về.

Mục lục