Ra Ràng: Khi Nh́n Qua Khói...



Có đứa rớt lúc quê hương mù mịt,
Chỉ vài giây xương thịt chẳng c̣n chi.
Mai về sau quân sử chắc c̣n ghi,
Dù cuộc chiến đă đi vào quên lăng.
(Thơ Nguyễn Hoàng Tân)


Vào đầu năm 74 th́ gần một phần ba SVSQ 72A đă ra phi đoàn và đi hành quân, và trong số này trong năm đó đă có thằng đền nợ nước. Những bạn không phi hành th́ may mắn hơn bởi không ở cùng tâm trạng sống nay chết mai để phải khuyên người yêu đi lấy người chồng nào có đời sống an toàn hơn. Dùng chữ người yêu cho văn vẻ vậy chứ thật th́ ngày đó tôi chưa biết yêu là ǵ, và bây giờ th́ tôi hoài nghi không biết t́nh yêu trai gái có thật hay không, hay chỉ là những huyền thoại mà người ta thêu dệt ra cho cuộc đời có ít sắc hương để đỡ phần tẻ nhạt.

Bạn Nguyễn Hữu Thiện Tuấn không hài ḷng với những điều tôi vừa nói và đă gián tiếp trả lời như sau.
“Hôm nay tôi vừa đón đứa con trai bẩy tuổi xuống school bus được vài phút th́ bất ngờ bị lọt vào trung tâm một cơn băo xoáy cấp độ 60 dặm một giờ làm cho nhà sập cây đổ tứ tung chung quanh tôi. Lúc ôm đứa con vào ḷng và nằm ḅ ra để tránh những mảng tường, cành cây, ḷ than nướng thịt ngoài trời, bàn ghế, v.v... của những nhà bên cạnh bị cuồng phong bốc lên ngập trời và rơi lả tả, tôi b́nh thản đưa lưng ra đỡ cho con. May mà cơn băo qua mau, con tôi an toàn và tôi chỉ trầy sơ sài chút đỉnh. Tuy nhiên, từ cái tai nạn đó mà tôi nhận ra là t́nh yêu cha con thật sự hiện hữu tuyệt đối trước nguy nan. Có thể t́nh yêu ở khắp mọi chốn nơi, không từ chối ai nhưng cũng không để bị ai chiếm hữu, và chỉ có chúng ta quay lưng lại với nó mà thôi. Dù thế, nó không trừng phạt, đe dọa, hay ghét bỏ chúng ta, và nếu ta nhận nó th́ nó lại vào trong tâm hồn ta để cho ta chia xẻ.”

Sau khi ra phi đoàn th́ cuộc sống của mỗi SVSQ của 72A gắn liền với một con số và cái tên của phi đoàn ḿnh phục vụ. Như đă nói trong một chương trước, các phi đoàn Quan Sát th́ bắt đầu bằng số 1, Trực Thăng th́ bắt đầu bằng số 2, và Khu Trục th́ bắt đầu bằng số 5. Ngoài ra c̣n có một phi đoàn chở yếu nhân chính phủ là Phi Đoàn 314, và những phi đoàn Vận Tải bắt đầu bằng số 4. Tuy nhiên, bởi không có SVSQ 72A nào có cái may mắn được thong dong đi bay như đi chơi trong các phi đoàn chở VIP hoặc đi trao đổi hàng hóa trong các phi đoàn vận tải, chúng tôi chỉ có những mẩu chuyện hành quân. Sau đây là những mẩu chuyện của 72A từ các phi đoàn mang số bắt đầu bằng 1, 2, hoặc 5.

Tôi ra trường khóa 42 Hoa Tiêu Quan Sát vào cuối năm 73, và đầu năm 74 th́ về phục vụ tại phi đoàn Thanh Xà 112 Biên Ḥa. Thời xưa th́ phù hiệu của phi đoàn tôi có h́nh rắn hổ phùng mang với ngôi sao trắng trên nền đỏ coi rất le lói, nhưng khi tôi về phi đoàn th́ tất cả các phi đoàn quan sát trên khắp bốn vùng đều mang một cái phù hiệu giống nhau có vẽ h́nh một con dơi đang bay với đôi mắt chiếu ra hai tia sáng màu vàng như ánh đèn pha xe đ̣ đi Lục Tỉnh. Bởi cái h́nh vẽ không yêng hùng chi mấy này mà tôi không có may nó vào một chiếc áo bay nào cả. Ngày về phi đoàn tŕnh diện xong th́ việc đầu tiên phải làm là đi lănh quân trang gồm có áo bay, áo lưới, mũ bay có microphone và earphones, súng lục P-38, một dây nịt đeo súng đạn, một túi may bằng loại vải dù để đựng mũ bay khi xách đi xách về, và một cây súng bắn flares tṛn nhỏ bằng ngón tay cái. Giầy th́ tôi không nhớ đă lănh giầy ǵ, chỉ biết rằng giầy mang đi bay hành quân tôi đă đi mua loại nửa da nửa vải có móc cột dây để cởi ra cho lẹ khi cần thiết. Khi lên tàu th́ các hoa tiêu quan sát có nhiều kinh nghiệm thường mang trong túi bay một bộ quần áo dân sự để lỡ bị rớt tàu th́ thay vào mà chạy.

 

Dù là trong thời gian huấn luyện tôi đă học bay T-41 và L-19, chiếc tàu tôi bay hành quân là L-19. Tàu này do hăng Cessna làm, với 150 mă lực, và có hai ghế. Ghế trước dành cho hoa tiêu, và ghế sau dành cho quan sát viên. Hoa tiêu mới ra trường sẽ được cắt bay với quan sát viên nhiều kinh nghiệm, và ngược lại. Phi vụ th́ có nhiều loại như pḥng thủ ṿng đai phi trường, hộ tống xa đoàn, chở các sĩ quan quân báo của bộ binh đi liên lạc, và hướng dẫn khu trục. Trong một phi vụ hành quân, phi hành đoàn của mỗi chiếc tàu luôn luôn có một hoa tiêu và một quan sát viên. Quan sát viên sẽ nhận chỉ thị, liên lạc với các đơn vị bạn, điều động khu trục, và hướng dẫn khu trục đánh khi họ lên vùng. Nhiệm vụ của hoa tiêu là mang tàu lên vùng, bắn hỏa tiễn khói, và bay theo lời quan sát viên yêu cầu để khỏi bị khu trục đụng nhằm khi họ lên xuống thả bom. Những phi vụ của L-19 giới hạn thời gian trong hai tiếng rưỡi đồng hồ kể từ khi cất cánh cho đến khi về đáp. Trên nguyên tắc th́ khi hướng dẫn khu trục L-19 phải bay trên cao độ từ 1500 tới 3000 bộ trên mục tiêu hành quân, nhưng v́ tàu bay chậm mà đại liên pḥng không bắn quá rát nên thường là bay ở 6000 bộ trên mục tiêu trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến.

Đối với các đơn vị quân bạn ở dưới đất th́ tài nghệ của hoa tiêu, hoặc sự tin tưởng của họ về phi hành đoàn quan sát, trong một phi vụ hướng dẫn khu trục, là ở chỗ trái rocket khói trúng cách mục tiêu quân địch bao xa. Trong những ngày có gió lớn mà bay cao th́ khó bắn trúng đích, nhưng nếu trái khói trúng mặt đất xa mục tiêu quá thế th́ sự tin tưởng của họ đă bị lung lay ngay từ phút đầu. Với một hoa tiêu L-19, không có ǵ buồn bằng khi nghe quan sát viên ngồi đằng sau bảo khu trục “đánh dài 300 thước ”, hay đánh “300 thước về phía trái” trên đường họ bay xuống mục tiêu.

Bởi quan sát viên là người hướng dẫn cho khu trục đánh, nhiệm vụ của họ rất quan trọng. Họ phải nắm vững t́nh h́nh bạn ở đâu, địch ở đâu, và địch có những loại vũ khí ǵ. Trước khi đánh, họ phải cho khu trục biết những chi tiết này căn cứ trên vị trí của trái khói. Một điều nữa là khu trục có lẽ là thuận quẹo trái hơn quẹo phải hay sao đó mà thường là L-19 bay về bên phải của đường xuống của khu trục để cho khi đánh xong th́ họ rẽ trái khi lên.

Trước khi khu trục lên vùng, địch quân ít khi bắn L-19 v́ sợ lộ mục tiêu. Khi khu trục lên vùng rồi là lúc địch quân sẽ bắn, cho nên sau khi bắn trái khói xong là L-19 nên biết thân mà tránh ra xa xa một chút. Ngay trong khi khu trục chúi xuống đánh, địch cũng ít khi bắn v́ sợ lộ mục tiêu dễ dàng cho khu trục thả bom, cho nên lúc thuận tiện nhất là lúc khu trục bay lên lại. Bởi vậy khu trục thường đánh một lúc hai chiếc, chiếc đi vô bắn yểm trợ cho chiếc đi ra. Dĩ nhiên đây là nói theo sự việc thông thường thôi, chứ trong quăng thời gian mấy tháng cuối cùng của chiến cuộc th́ súng đạn pḥng không của địch h́nh như quá thừa thăi. Chúng cứ bắn tứ tung, nhiều khi như rải hoa trắng trên trời vậy. Trong những lúc đó th́ “trờiø kêu ai nấy dạ” vậy thôi chứ không c̣n biết đâu mà tránh, cũng như theo lời những người lính bộ binh nhiều kinh nghiệm kể lại th́ “đạn nó tránh ḿnh chớ ḿnh không biết đâu mà tránh nó.”

Trong suốt thời gian đi bay, tôi không hề có một khái niệm ǵ về cái chết, dù có những phi hành đoàn quanh tôi đi không về, cũng như trong khi đi gác quan tài cho một sĩ quan tử trận nào đó ở địa phương đang được quàn trong nhà chờ chôn. Khi thấy đạn đại liên pḥng không nở trắng quanh ḿnh trong chuyến bay ở Trảng Bàng hoặc Củ Chi, tôi chỉ nghĩ thầm với riêng ḿnh rằng, “Đ. M., bữa nay tụi nó bắn dữ à nha!” Có hôm đi hành quân về thấy một hoa tiêu cùng phi đoàn ngồi khóc ngoài phi đạo, tôi dừng bước hỏi có chuyện ǵ. Sau khi được cho biết là một phi hành đoàn bạn cùng đi hành quân với hắn trong một giờ trước đó đă bị bắn rớt, tôi chỉ hỏi một câu ngắn “Thế à?” rồi tiếp tục đi. Đó không phải v́ tôi vô t́nh, bởi nếu c̣n có thể làm ǵ được cho phi hành đoàn đó th́ tôi sẵn sàng làm ngay, nhưng v́ tàu của họ đă bị bắn gẫy đôi cắm đầu xuống đất th́ chắc chắn là hết thuốc chữa rồi, tôi có ngồi khóc theo cũng chẳng có ích ǵ hơn cả. Ngày hôm nay tôi vẫn c̣n nhớ mẩu chuyện đó, nhưng thú thật hôm đó khi quay lưng đi là tôi đă quên ngay và chỉ lẳng lặng đi làm những việc cần thiết như về đi tắm, đi ăn, rồi đi ngủ. Có như vậy th́ ngày hôm sau mới tiếp tục được cho những nhiệm vụ kế tiếp của một ngày mới đó.

Sau đây là kỷ niệm của Mai Ngọc Trai trong thời gian phục vụ hành quân ở phi đoàn.
"Khi chiếc C-130 vừa chạm bánh xuống phi đạo Đà Nẵng, nó bỗng gầm gừ và rung động toàn thân như nhắc nhở chúng tôi là đă đến nơi chúng tôi sẽ phục vụ cho bầu trời tổ quốc. Tôi cùng Quan Đen, Điệu Long An, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Thanh Tâm, Bảo Nhí , Ứng Cải Lương, Định Già, Hải Già, Hứa Tỷ, Đường Lập Nghĩa, và Đào Thanh Sơn đang ngơ ngác và chới với v́ cái nóng đổ lửa th́ có chiếc pickup trờ tới. Chúng tôi được đưa về cư xá sĩ quan độc thân của phi đoàn.

"Khi mới về phi đoàn là phải làm sĩ quan trực. Bảo Nhí ngồi buồn lật sổ khám bệnh xem tên từng người rồi về công bố cho cả xóm nghe. Quan Đen th́ cười ha hả khi đọc thư đào, rồi đọc xong th́ mang khoe tùm lum. Pḥng Lê Quang Diệu cạnh pḥng tôi. Mỗi lần say th́ nó lấy P-38 bắn xuyên qua vách rồi hỏi tôi thức ngủ. Khi tỉnh th́ nó lấy quần lót phụ nữ ra căng dây treo tênh hênh giữa lối đi làm cho Hứa Tỷ và Đường Lập Nghĩa chửi ỏm tỏi không dám đi ngang v́ sợ xui.

"Một hôm trời nóng quá nên anh em sống thoải mái không mặc ǵ để thỉnh thoảng tiện đi tắm. Tôi đang nằm phè cánh nhạn trong pḥng th́ nghe tiếng đàn bà kêu thất thanh. Tôi ngạc nhiên chạy ra xem th́ thấy bà vợ của ông phi đoàn phó của chúng tôi cùng mấy vị phu nhân khác nữa đang đứng trước mặt Hứa Tỷ mà tay th́ đang bụm mặt. Chàng này th́ hai tay đang bưng một nồi chè, và ngoài nồi chè đó ra th́ không c̣n ǵ khác che thân. Tôi khép vội cửa pḥng, nhưng vẫn c̣n ṭ ṃ nh́n qua khe hở xem chuyện ǵ sẽ xẩy ra. Tôi thấy mấy bà tuy đỏ mặt nhưng vẫn nh́n chằm chằm vào một nơi nào đó trên người Hứa Tỷ.

"Tôi tưởng sau đó mấy bà sẽ thối lui, nhưng không. Bà vợ ông phi đoàn phó b́nh tĩnh hỏi: 'Pḥng của Thiếu Tá H. ở đâu vậy em?' Tỷ ấp úng cho hay rằng pḥng ông H. ở dăy bên kia. Cảm ơn xong, mấy bà thay v́ lui ra lại c̣n tiến sâu hơn vào trong hành lang tới cuối dẫy pḥng, báo hại làm mấy thằng khác đang nấp xem vội ùn ùn chạy như đàn vịt.
"Sau khi mấy bà rút lui, tụi tôi đă t́m hiểu ra rằng mấy bà rủ nhau đi đánh ghen nhưng đi lộn khu.
"Sáng hôm sau th́ một ông trung tá huấn luyện chọn Hứa Tỷ đi check ride. Tỷ hoang mang quá, bởi bà vợ của ông có mặt trong phái đoàn đánh ghen hôm trước. Tỷ sợ lỡ khi về nhà bà có lời ǵ so sánh chiều dài của cái ṇng súng ngắn của ḿnh với ông ta và làm cho ông giận hay không.

"Một hôm cả bọn đang ngồi trong câu lạc bộ tán dóc th́ một vị đại úy chạy vào nói: 'Đ. M., sao mấy thiếu úy ngồi đây? Trung tá phi đoàn trưởng đang làm cỏ ngoài kia ḱa.'
"Khi chúng tôi kéo ra th́ thấy mấy ông thiếu tá ra dành làm, rồi bán cái lại cho mấy ông đại úy. Chuyện bán cái cứ tiếp diễn cho đến phiên tụi tôi là ngưng. Tôi không khỏi chửi thầm trong bụng.
"Vị phi đoàn trưởng của tôi xuất thân từ trường vơ bị nên rất qui củ. Pḥng họp hành quân có hai cửa vào, một cho cấp đại úy trở lên, c̣n cửa kia th́ cho các cấp dưới. Một hôm tôi vô ư đi lộn cửa và bị bắt đi trở lại. Tôi buột miệng hỏi: 'Vậy khi bị pháo kích th́ chạy cửa nào ra?' Thế là tôi bị khiển trách v́ ăn nói thiếu lễ độ với cấp trên.

"Có lần tôi lên phi đoàn thấy tên ḿnh nằm trong phi hành đoàn spare #2 nên về cư xá tắm. Có lẽ v́ tôi đă lỡ làm mất ḷng ông đại úy phi đội trưởng nên ông đă đưa tôi lên spare #1. Đến khi ban Hành Quân Căn Cứ điều động th́ tôi không có mặt để cất cánh. Ông đại úy phi đội trưởng đă đ̣i nhốt và đưa tôi ra ṭa án quân sự. Tôi điềm tĩnh trả lời rằng sẵn sàng chấp nhận h́nh phạt, nhưng mong rằng không phải do thù cá nhân. Ông ta nghe xong càng nổi điên hơn nhưng tôi không sợ. Bất quá bị đổi về Pleiku, chứ đâu có căn cứ nào gần Bến Hải hơn đâu mà sợ.

"Cá lớn hiếp cá bé. Đi lính mà không biết nịnh hót chè lá th́ cũng thiệt hại cho ḿnh. Không biết khi già lạnh cẳng th́ có biến tính thành giống như vài đàn anh để an nhàn hay tiến thân hay không, chứ lúc đó tôi bất cần. Tôi vào Không Quân để lái máy bay, dù có làm thiếu úy muôn đời cũng chẳng sao. Cây ngay không sợ chết đứng. Khi nghe anh em kể chuyện đời lính, tôi thấy đa số anh em may mắn hơn tôi v́ có những thượng cấp không bắt nạt đàn em để tiến thân."

Trước khi nhường lời cho các bạn bay trực thăng, tôi xin ghi lại đây lời của bạn Nguyễn Hữu Thiện Tuấn về bay bổng.


“Trong đoạn đời đi bay có thằng bay v́ tự măn, có thằng bay v́ hào nhoáng thời thượng, có thằng bay v́ tinh thần phục vụ, hoặc cũng có thằng bay v́ sợ đi bộ binh. Nh́n lại cuộc đời bay có anh em vẫn c̣n hănh diện, nhưng có anh em nhàm chán. Với riêng tôi th́ đời bay là một giấc mộng đến rồi đi, có khi khủng khiếp nhưng quyến rũ vô ngần, đến độ mất nó rồi tôi không dám nh́n lại v́ biết rằng sẽ không sống nổi trong tiếc nuối. Nó là một người t́nh mà ân t́nh gián đoạn đă mang cho tôi nhiều đau khổ. Lắm lúc tôi ước ḿnh đă bị bắn trong phi vụ để sống trọn vẹn với người t́nh mây gió đó.”


Khi bắt đầu bay hành quân chính là khi thử lửa. Đây là lúc anh nào mau lạnh cẳng th́ sẽ ḷi ra ngay. Mà không lạnh cẳng sao được kia chứ! Ngày xưa chiếc Skyraider kềnh càng chậm chạp như thế mà cũng đă từng vang bóng một thời, nhưng lúc này th́ bay mau như phản lực thế mà cũng c̣n bị phiền v́ hỏa tiễn SA-7. L-19 tuy chậm chạp nhưng không phải vô sát vùng nên đỡ, hơn nữa địch ít khi bắn L-19 v́ chúng sợ lộ mục tiêu . A-37 th́ lên vùng “đánh đại rồi về” . C̣n lại bao nhiêu th́ trực thăng phải gánh. Những thằng 72A mới ra trường bay trực thăng làm copilot là những thằng đau khổ, v́ khi lên vùng th́ chỉ được pilot dặn ḍ là “nếu tôi bị th́ anh cứ theo hướng bao nhiêu độ đó mà bay ra” rồi cho ngồi chơi xơi nước. Phần bay bổng và liên lạc th́ pilot lo hết. Bởi vậy những phi vụ đi theo tháp tùng của copilot được vài anh em gọi đùa là “tháp tùng tử”. Riêng một ḿnh Nguyễn Đ́nh Ḥe thôi cũng đă bị bắn rớt ba lần.

Sau đây là phần tường tŕnh của Nguyễn Đ́nh Ḥe theo kư ức.
“Phi đ̣an 221 Lôi Vũ, Biên Ḥa được chia làm 3 phi đội. Mỗi phi đội làm 2 ngày và nghỉ bù hành quân với sự vụ lệnh một ngày . Hai ngày làm th́ chia ra thành một ngày chính và một ngày phụ. Trong ngày chính th́ bay các phi vụ hành quân, bốc đổ biệt kích, bay cho các tư lệnh sư đoàn, hoặc bay cho Quân Đoàn 3. Ba sư đoàn mà chúng tôi bay cho các vị tư lệnh là 5, 18 và 25. Bay cho các tư lệnh th́ chán v́ nhạt nhẽo lắm nhưng an toàn. Đôi khi tầu được biệt phái cho các trung đoàn khi tư lệnh không dùng đến. Những tầu nào được cắt bay cho Quân Đoàn th́ sẽ được biệt phái cho các tiểu khu tùy theo nhu cầu chiến trường của Vùng III Chiến Thuật trong phạm vi các tỉnh B́nh Long, Phước Long, B́nh Dương, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Long An, Gia Định , Biên Ḥa, và B́nh Tuy.

“Trong ngày làm việc phụ th́ tôi lên ca làm sĩ quan trực phi đoàn, ứng trực bay các phi vụ hành quân , bay liên lạc kỹ thuật , hoặc bay đêm pḥng thủ chống pháo kích chung quanh phi trường Biên Ḥa. Mỗi phi vụ pḥng thủ phi trường kéo dài hai tiếng đồng hồ và gồm một chiếc slick có trang bị hệ thống đèn soi sáng và 2 gunships. Nhiệm vụ bay đêm mới trông th́ rất đơn giản: cứ đổ đầy xăng, cất cánh, rồi bay b́nh phi ở cao độ 600 bộ ở vận tốc 75 knots ṿng quanh Biên Ḥa. Trong thời gian đó th́ hoa tiêu ung dung châm thuốc lá mở radio nghe nhạc ngắm nh́n thành phố ngủ im trong muôn vạn ánh đèn lấp lánh như sao giăng. Tuy nhiên, coi vậy mà không phải vậy. Bay đêm có cái nguy hiểm của nó. Lơ mơ bị vertigo, phi cơ cắm đầu xuống đất mà không biết, hoặc ngồi gunship không có cửa lạnh mê tơi... Đă vậy mà c̣n lại được các em gái hậu phương âu yếm gọi là “đi soi ếch”!


Ngày nghỉ th́ Ḥe được tự do xuất trại với sự vụ lệnh nghỉ bù hành quân. Có những thằng, như Đinh Sỹ Hưng, đă lỡ ván đóng thuyền quá sớm th́ đành ôm bụng về nhà “cơm nhà quà vợ,” riêng Ḥe th́ đă lỡ mang danh là một kẻ hào hoa... lại càng bận rộn hơn trong những ngày bù dưỡng để khi hết ngày phép trở lại phi đoàn c̣n mệt hơn là lúc chưa đi phép. Sau đây là lời kể chi tiết hơn của đương sự.

“Cho đến giờ phút này tôi vẫn tự hào và hănh diện rằng ḿnh đă không sai khi chọn cho ḿnh đôi cánh bằng làm lẽ sống. Thiết tưởng h́nh ảnh của cái anh ‘chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt ’ đâu đó của ngày xưa chắc cũng ngon ngon giống như tôi hay chỉ hơn tí ti là cùng. Trước những cặp mắt tṛn xoe đầy ngưỡng mộ của các em gái hậu phương và lũ con trai cùng trang lứa, tôi: chàng phi công thời chiến trẻ tuổi đẹp trai con nhà giầu... túi lủng, cỡi chiếc Vespa láng coóng, vận áo bay màu xanh (xanh như t́nh ái...,) đầu đội kalo lóng lánh chiếc mai vàng đă được đánh bóng sáng choang, xệ xệ bên hông phải cây P38, bên hông trái cây dao găm và trước bụng th́ lỉnh kỉnh cây flare gun cùng đầy hỏa pháo xanh đỏ... đến trường đón em tan học về, dù không có cảnh trời mưa nho nhỏ cho vừa nhớ thương như người ta, nhưng chắc cũng đủ để trở thành một thứ thần tượng ái t́nh nào đó.

“Không giống như những anh em bên fixed wings được chính thức chịu trách nhiệm và làm chủ con tầu của ḿnh ngay sau ngày ra trường, pilots bay trực thăng th́ chịu thiệt tḥi không ít v́ khi mới tham dự hành quân chỉ có function là hoa tiêu phó ù, mà làm hoa tiêu phó th́ không có quyền quyết định ǵ trong phi vụ cả. Tất cả quyền sinh sát nằm trong tay trưởng phi cơ , c̣n ḿnh th́ ‘trong nhờ, đục chịu’. Sau một thời gian có nhiều giờ bay và kinh nghiệm th́ hoa tiêu phó có thể được đề bạt lên hoa tiêu chánh bởi các staff trong phi đoàn rồi được check flight bởi sĩ quan huấn luyện hay trưởng pḥng hành quân. C̣n lên làm trưởng phi cơ th́ phải cần nhiều kinh nghiệm trong nghề...

 

“Phi hành đoàn của một chiếc UH-1 gồm có bốn người, hai hoa tiêu một chánh một phụ, một cơ phi và một xạ thủ . Khi sửa soạn cho một phi vụ hành quân th́ hoa tiêu phó kư nhận tầu từ cơ trưởng. Sau đó th́ hoa tiêu phó làm tiền phi , tức là check dầu mỡ xăng nhớt , cánh quạt chính, cánh quạt đuôi... Anh cơ phi th́ lo châm dầu mỡ và bảo tŕ tổng quát, và anh xạ thủ th́ lo đi lănh hai cây súng đại liên M-60 từ kho ra ráp vô tầu. Ở hai ghế phía trước, hoa tiêu chính ngồi ghế phải và hoa tiêu phụ ngồi ghế trái.

“Những phi vụ lệnh cho mỗi ngày được nhận từ ngày hôm trước do sĩ quan trực. Nhiệm vụ của sĩ quan trực là điều hành tổng quát cho phi đoàn. Việc chính là khoảng chín rưỡi tối qua bên không đoàn lấy phi vụ lệnh cho ngày hôm sau về viết lên một cái bảng to treo trên tường để cho trưởng pḥng hành quân chỉ định các phi hành đoàn.

“Một ngày của tháng 4/74, tôi đang nằm nghỉ lưng trong barrack của phi đoàn th́ có lệnh hành quân. Nhiệm vụ hôm đó là đón toán trinh sát ở tọa độ phía trái quốc lộ 13 khoảng 35 cây số nơi Trung Đoàn 7 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang hành quân giải tỏa quốc lộ. Toán trinh sát gồm khoảng 50 người đang bị VC bám theo rất sát, cần phải được bốc về Lai Khê ngay. Hợp đoàn chúng tôi gồm có một C&C , 4 slicks và 4 gunships. Tôi là co/pilot cho Trung Úy Cư bay chiếc slick thứ 3, trong khi C&C là Đại Úy Hạnh bay ở cao độ 10 ngàn bộ để dẫn hợp đoàn vào. Chúng tôi bay low level formation sát ngọn cây cao su vào LZ . Qua vô tuyến liên lạc, tôi nghe đă có hai chiếc trong toán bị bắn te tua và đă được gunships bắn che đưa ra ngoài hiểm địa trở về Lai Khê b́nh an. Trong khi đó th́ tầu của tôi đă đến địa điểm LZ. Nh́n xuống dưới, tôi thấy lố nhố những người lính đang chạy đuổi theo phi cơ, trong khi đằng sau họ lố nhố đám địch quân đang bám sát. T́nh thế quá gay go. Những chiếc gunships của hợp đoàn tôi th́ đang hộ tống những chiếc slicks ra khỏi vùng, trong khi tàu của tôi chỉ vơ trang bằng hai cây M-60 ở hai bên cửa. T́nh trạng không gunships cover mà vào một hot LZ th́ có khác ǵ Kinh Kha qua sông Dịch ngày nào? Khi xuống tới 15 bộ trên mặt đất vào sát LZ th́ đạn bắn tới tấp vào con tàu tự dưng trở thành mong manh nhỏ bé của tôi . Tôi theo phản ứng tự nhiên co dúm người lại trong ghế lái đồng thời nghe tiếng đạn thân tàu nghe lộp độp. Lúc đó tôi rất yêu những tấm giáp dầy che chở quanh ghế lái. Tầu chưa chạm đất th́ đă đầy ngập người, và không hiểu Trung Úy Cư có một phép thần thông nào đó mà đă bốc được con tàu lên khỏi mặt đất. Tầu mới lên không được chừng năm phút và vừa bay được một cây số th́ phải đáp khẩn cấp xuống ruộng. Trong khi hành khách chạy ùa ra xa con tàu th́ Trung Úy Cư ra lệnh cho tôi phá hết các tần số radio, từ VHF, UHF, FM, tới IFF... rồi kéo tôi chạy, vậy mà tôi cũng c̣n kịp với tay vớt khẩu carbine M-2 báng xếp. Khoảng năm phút sau th́ phi hành đoàn của chúng tôi được chiếc C&C nhào vội xuống pick up và đưa về Lai Khê.
“Khi chiếc tàu của tôi được câu về Biên Ḥa ngày hôm sau, tôi đă ṭ ṃ tạt ngang xưởng bảo tŕ để thăm. Hệ thống thủy điều dùng để điều khiển cánh quạt chính đă bị bể, và tôi đếm được dọc thân tàu mười lăm lỗ đạn.”


Đó là lần đầu tiên trong đời bay hành quân Ḥe đă được nếm mùi ground fire và crash landing đáng kể, chứ c̣n bị bắn lủng tàu th́... nhằm nḥ ǵ ba cái lẻ tẻ, đối với một phi công thời chiến? Tiếp theo đây Ḥe sẽ cống hiến thêm một mẩu chuyện về một phi vụ khác.


“Một ngày nhằm tháng 12/74 tôi làm hoa tiêu phó cho Trung Úy Quyền trong một phi vụ tiếp tế lương thực và đạn dược cho căn cứ hỏa lực Tân Khai. Chúng tôi bay sang căn cứ Long B́nh từ sáu rưỡi sáng để nhận hàng và đón back seats . Tôi và Trung Úy Quyền thả bộ xuống quán ăn sáng. Để lấy sức cho một ngày bận rộn, tôi gọi một phần bánh ḿ ốp la, một ly cà phê sữa đá, và một gói Pall Mall đỏ.
“Căn cứ hỏa lực Tân Khai ở phía Nam thị xă B́nh Long nằm trên Quốc lộ 13 từ Suối Tàu Ô đến An Lộc. T́nh h́nh chung quanh căn cứ mấy hôm đó được coi là yên tĩnh, dù Quốc lộ 13 vẫn c̣n bị gián đoạn tại Suối Tàu Ô, giữa Chơn Thành và An Lộc. Trong suốt thời gian thị xă B́nh Long bị áp lực của Cộng quân đè nặng, trực thăng là phương tiện tiếp tế và yểm trợ chính. Có những phi vụ mà chúng tôi phải bay tới 12 hoặc 15 tiếng một ngày.
“Sau cả ngày làm việc mệt mỏi, khi chúng tôi sắp rời vùng để về Biên Ḥa th́ nhận được lệnh ghé ngang chi khu Đồng Xoài chở xác một viên đại úy Địa Phương Quân chết v́ bị pháo kích đêm trước về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Trời đă hơn năm giờ chiều, trời ở vùng Đôn Luân Đồng Xoài đang có mưa càng lúc càng lớn. Qua intercom, Trung Úy Quyền hỏi tôi:
“–Mày dám đi Đôn Luân với tao giờ này không?
“–Nghĩa tử là nghĩa tận, đi th́ đi chớ. Tôi theo ông tới bến luôn cho biết.
“Cùng thời gian này đă có những trận đánh lớn xẩy ra gần trung tâm quận lỵ và cường lực của Cộng quân càng lúc càng tăng. Chúng tôi có ba điều bất lợi. Thứ nhất là thời tiết xấu. Thứ nh́ là không có gunships cover . Thứ ba là địch quân có thể pháo khi chúng tôi vào đáp.

“Khi nghe thấy sự quan tâm của chúng tôi th́ viên thiếu tá bộ binh ngồi phía sau vội lên tiếng cho hay rằng t́nh h́nh trong vùng rất yên tĩnh, băi đáp trong chi khu nên rất an toàn không cần gunships cover, và toàn thể mission sẽ chỉ là một chuyến bay hóng gió vậy thôi.

“Đổi hướng tàu bay lên Đông Bắc ở 90 knots sát ngọn cây, Trung Úy Quyền nói với tôi:
“–Tao bay, mày để ư coi chừng tao. Nếu tao có chuyện ǵ th́ mày mang tầu theo hướng 270 mà ra.
“Tôi trả lời nhận rơ, sửa lại thế ngồi, kéo tấm giáp che ngực, và với tay bật máy qua FM để liên lạc với chi khu dưới đất. Tôi bảo họ chuẩn bị sẵn sàng để tầu đáp và bốc lên ngay. Liếc nhanh qua bảng phi kế , tôi nhẩm đọc, ‘main rotor rpm 6600, instruments normal, airspeed 90 knots, no circuit breakers pop out, altitude 50 feet above ground level...’ Dưới chân tôi là một tấm thảm xanh dầy đặc của lá cây lướt vùn vụt. Nh́n ra phía trước chỉ thấy một mầu trắng; tầm nh́n bị giới hạn trong ṿng 500 thước. Khi thấy từ LZ có khói đỏ bốc lên, Trung Úy Quyền kéo nhanh cần cyclic quẹo trái đưa phi cơ về hướng gió và flare phi cơ để giảm nhanh tốc độ. Trong khi toàn thân tầu run lên v́ bị giảm tốc độ đột ngột, Trung Úy Quyền kéo gọn cần collective đặt tầu nhẹ nhàng trên mặt đất.

“Toán lính dưới đất di chuyển nhanh chiếc băng ca mang xác của viên đại úy trùm trong poncho ra tàu. Không biết v́ sức gió của cánh quạt quá mạnh hay v́ luống cuống vội vàng mà họ loay hoay măi vẫn chưa đưa được chiếc băng ca vào phi cơ. Qua intercom, tôi nói như hét hai tay cơ phi và xạ thủ phía sau nhảy xuống giúp họ. Khi chiếc băng ca nằm gọn trong thân tàu, những người lính bộ binh ở lại đứng nghiêm giơ tay chào vĩnh biệt người chỉ huy của họ mà nước mắt lưng tṛng. Ôi, một cảnh bi hùng của chiến cuộc!

“Khi chúng tôi rời vùng th́ không được êm thắm như lúc đến. Bởi vào và ra cùng đường, địch quân đă có th́ giờ chuẩn bị chờ chúng tôi. Giữa tiếng đạn ghim vào thân và đuôi tàu, có âm thanh lạ phát ra từ máy tàu, đồng hồ torque lên quá cao trên 40, và những đồng hồ oil pressure nhẩy loạn xạ. Trong khi viên Thiếu Tá Bộ Binh ngồi đàng sau hốt hoảng gọi máy tứ tung báo cáo t́nh h́nh, tôi nh́n qua Trung Úy Quyền th́ thấy anh vẫn b́nh tĩnh. Qua những lời trao đổi liên lạc của viên Thiếu Tá, tôi ghi nhận được rằng trong ṿng năm cây số không có đơn vị bạn. Khi Trung Úy Quyền vào tần số phi đoàn báo cáo t́nh trạng phi cơ và xin đáp khẩn cấp th́ được cho hay rằng quanh vùng không có phi cơ nào, và phi đoàn cho lệnh tùy cơ ứng biến. Thế là Trung Úy Quyền quyết định quay trở lại đáp khẩn cấp ở chi khu Đôn Luân nơi chúng tôi vừa đón xác. Đến gần 11 giờ đêm, tàu liên lạc kỹ thuật lên đón phi hành đoàn chúng tôi về Biên Ḥa.”


Chữ "tháp tùng tử" mà Ḥe nhắc lại trong phần hắn viết là một chữ thông dụng trong giới phi công trực thăng với nhau. Nó có nhiều nghĩa, trong đó có cả ư nghĩa hai hoa tiêu đi với nhau vào sinh ra tử, và hoa tiêu phụ phải tháp tùng hoa tiêu chính. Một trong những người có nhắc tới chữ đó là Huỳnh Thanh Hải. Chàng này th́ có tật không dậy sớm nổi nên rất khổ sở khi phải đi những phi vụ sớm. Khi đi đổ biệt kích cho Căn Cứ 81 là một thí dụ. Năm giờ th́ máy bay cất cánh, và thường là copilot cùng cơ phi xạ thủ phải ra kiểm tàu và chuẩn bị sẵn sàng, thế mà lúc phi cơ quay máy rồi vẫn chưa thấy chàng ta đâu. Cứ mỗi lần được đánh thức là chàng vội vàng sọt đồ bay chụp bàn chải đánh răng và nón bay chạy ra tàu. Tuy thế nhưng trưởng phi cơ chỉ chửi: "Ê, bộ mày là cha tao hay sao vậy!" chứ không bao giờ báo cáo. Điều này cho thấy rằng người phi công trưởng trong phi hành đoàn rất có t́nh nghĩa với người phi công phụ cùng chia xẻ những hiểm nguy với ḿnh. Nói thẳng ra trong các quân binh chủng chỉ có những sĩ quan hoa tiêu là ít quan liêu nhất, v́ như người ta thường bảo đùa rằng "Không Quân là thứ lính mà chỉ có quan chứ không có quân."

Nguyễn Đ́nh Ḥe bên trên  đă kể chuyện hai lần rớt tàu, nhưng chưa hết. Sau đây là lần thứ ba cùng một đôi lời tâm sự của chàng:

" Nó đói mà vẫn sáng bay... chiều bay... tối bay. Nó nghèo mà vẫn sáng em..., chiều đào... tối vợ. Đó là h́nh ảnh của tôi, một phi công thời chiến của Phi Đoàn 221.

Trong chiến tranh Việt Nam, có thể nói phi hành đoàn trực thăng hầu như là cái nghề nguy hiểm nhất trong cuộc chiến. Bất cứ lúc nào khi quân bạn cần trực thăng đều được yểm trợ tối đa. Quân bạn có thể nhờ trực thăng trợ giúp trong những phi vụ thám sát mục tiêu, điều chỉnh pháo binh, thả đồ tiếp tế, đổ quân, yểm trợ hỏa lực hay tải thương. Hễ mỗi lần xuống sát mặt đất th́ hầu như chúng tôi phải gồng ḿnh gánh chịu với tất cả những họng súng đủ loại của địch. Chúng nó bắn vào trực thăng bằng tất cả những loại vũ khí có trên tay... và bạn có biết chăng: chỉ với một viên đạn trúng ngay "chỗ nhược" nó có thể bắn hạ chiếc trực thăng dễ dàng. Về phi hành đoàn chúng tôi, những viên đạn đồng có thể xuyên qua thân thể chúng tôi bất cứ lúc nào. Quả thật rất nguy hiểm. Nhưng dù biết có hiểm nguy, chúng tôi vẫn không bao giờ từ nan những phi vụ được giao phó. Ngày qua ngày chúng tôi vẩn vui say trong không gian khói đạn mịt mùng kề gần cái chết... "Nơi nào cần, trực thăng có. Nơi nào khó, có trực thăng".

 Ngày N, phi hành đoàn đă trải qua một ngày làm việc khá dài cho tiểu khu Phước Long của Đại Tá Lưu Yểm. Chúng tôi đă thực hiện nhiều phi vụ tiếp tế đạn dược cho những liên đội Địa Phương Quân đóng ṿng đai chung quanh tiểu khu và giúp tải một số thương binh về bệnh xá. Trên đường trở về Phước Long, chúng tôi nhận được thêm phi vụ bốc và đổ toán thám sát tỉnh tăng cường cho một đại đội Địa Phương Quân đang chạm địch. Chúng tôi đổ thêm xăng, đón toán quân và bay vào vùng hành quân. Từ xa tôi đă thấy ở phía dưới, hai chiếc trực thăng vơ trang dang vần vũ h́nh tṛn và tác xạ vào mục tiêu. Tàu giảm cao độ chuẩn bị đổ toán quân bạn, băi đáp là một ruộng lúa phía trước một làng đă bị địch chiếm từ trước.

Trong khi tôi c̣n đang ghi nhận rằng bải đáp yên tỉnh một cách khác thường... th́ đột nhiên một làn khói trắng mỏng manh bay vút về phía con tàu của tôi và một tiếng nổ lớn phía đuôi. Tầu tôi chao mạnh và trưởng phi cơ là Đại Úy Cầm phải đáp khẩn cấp xuống cánh đồng trống bên cạnh băi đáp, sau khi đă báo cao với C&C... Khi vừa chạm đất chúng tôi không ai bảo ai đều chạy xa con tầu. Tôi nằm úp ngực xuống bờ ruộng kế cận mặc cho chiếc UH đang từ từ tắt máy. Tiếng Trung Sĩ Nhân xạ thủ nói bên tai tôi một cách mệt nhọc:

-Thiếu Úy, tôi bị thương ở vai.

Tôi giật ḿnh đánh thót một cái rồi ḅ lại gần, Nhân đang cố dùng cánh tay trái bịt vết thương trên vai phải đang rỉ máu. Cảnh máu chảy ướt đẫm hơn nửa chiếc áo bay Nhân đang mặc càng làm tôi luống cuống. Tôi kéo cánh tay của Nhân xuống rồi nh́n vết thương, một miểng đạn đă xé vai phải của Nhân khi viên đạn, có lẽ là B-40, phát nổ phía sau thân tấu. Đại Úy Cầm cũng ḅ tới, và nhanh nhẹn anh lấy tấm băng cứu thương lớn mang theo trên áo lưới, xé ra và băng tạm vết thương cho Nhân. Không gian chợt trở lại yên lặng ngoài những tiếng cánh quạt trực thăng vơ trang chém gió đang bay vờn trên đầu chúng tôi.

Khoảng mười lăm phút sau, với chiếc vơ trang số hai bay cover trên đầu, chiếc trực thăng vơ trang số một đă bỏ hai bó rocket bên hông và thùng đạn minigun trên tầu rồi nhào xuống pickup phi hành đoàn ra khỏi vùng trực chỉ Phước Long, đưa Trung Sĩ Nhân về bệnh viện điều trị.

Thật t́nh mà nói, trong những lần vào sinh ra tử như thế, người hoa tiêu trực thăng không phải v́ những chiếc huy chương tưởng lục, những bằng tưởng lệ khen thưởng mà chính bầu nhiệt huyết luôn sôi sục trong ḷng cùng tâm niệm " không bỏ anh em, không bỏ bạn bè" của các bậc đàn anh đi trước để lại đă làm hành trang trong những lúc phi hành. Tôi hănh diện đă là một hoa tiêu trực thăng trong thời chiến, và luôn luôn tự hào về đôi cánh bạc trên ngực áo.

Tôi, một trong những người "ăn cơm dưới đất mà làm chuyện trên trời".

Tiếp theo là Vơ Đức Di, một hoa tiêu trực thăng phục vụ tại Phi Đoàn 235 Sơn Dương, Pleiku:

" Hồi ở Phi Đoàn mỗi buổi chiều tôi hay xem ông Phi Đội Trưởng cắt bay cho ngày hôm sau. V́ là hoa tiêu trẻ muốn học hỏi kinh nghiệm nơi trận mạc, tôi vui vẻ t́nh nguyện không sót bất cứ phi vụ nào. Đó cũng là niềm khích lệ và săn sóc nơi phi đoàn mà các niên trưởng đă ưu ái cho tôi cách riêng.

Hôm Trung Úy Liêm xin về nguyên quán phục vụ tại Sư Đoàn 1 Đà Nẵng, tôi được chỉ định thay thế làm sĩ quan khánh tiết cho phi đoàn. Đời tôi có học vẽ học vời bao giờ đâu nhưng chỉ có cái tôi là mỗi lần lên phiên trực, thấy nét chữ tôi trên bảng Phi lệnh, mọi người đầu tán đồng. Hết đường chạy tôi đành đảm nhận. Dưới quyền tôi là một anh sĩ quan văn thư chuyên cung cấp văn pḥng phẩm, đánh may, quay ronéo, kẻ bảng và phụ giúp các việc khi tôi cần, và một anh hạ sĩ quan phụ mang sơn, rửa cọ, khiêng bảng và dọn dẹp. Oai chưa? C̣n phần văn nghệ có Đại Úy Mẫn đảm trách v́ Mẫn đàn rất hay. Khi sinh hoạt hàng tuần tôi lên bảng ghi lời, xướng tone, Mẫn đàn và cả phi đoàn đều hát thật vui vẻ.

Có lần tướng Minh là Tư Lệnh Không Quân ra thăm Sư Đoàn VI. Lúc ông đến Phi đoàn tôi, tôi phải đứng đầu hàng chào danh dự. Ông đến bắt tay tôi hỏi:

- Cậu nầy nhí quá! Bao nhiêu giờ rồi?

- Thưa Trung Tướng, được 612 giờ rồi.

- Ít quá, cố gắng nhé.

-Rơ.

Rồi ông lướt qua hàng quân vào pḥng họp...

Tôi có một căn pḥng ấm cúng trong cư xá sĩ quan độc thân, nơi tôi nghỉ ngơi hàng ngày nằm nghe nhạc, viết thơ, đọc sách. Nơi góc pḥng có một cái điện thoại nội bộ hay kêu réo suốt ngày làm tôi bận rộn, nhưng tôi cho đó là niềm vui khi chuyện tṛ với anh em. Có lần chiều về lúc buồn ư, Trung Tá Phi Đoàn Trưởng đi dạo quanh cư xá độc thân. Trước hết ông ghé pḥng Đại Úy Ḥa, rồi qua pḥng Đại Úy Thái, khi đi ngang qua pḥng tôi, chợt ông nghe có tiếng cười nói của con gái. Ông ngạc nhiên và oang oang hỏi anh Thái: "Thằng Di tàng trữ chất độc ǵ trong nầy để tao coi thử?" Thái và Ḥa không trả lời mà chỉ cưới khúc khích. Thông đợi ông gơ, tôi mở cửa và nói: "Thưa Trung Tá..." Sáu con mắt đều dồn vào một điểm trên chiếc ghế nơi bàn đọc sách của tôi có ngọn đèn sáng. Một cô gái đứng lên khẽ cúi đầu chào. Thái đở lời tôi:

- Bạn của Di mới đến hồi trưa. Nó ra nhận ngoài pḥng tiếp tân, quân cảnh có phone về văn pḥng nhưng Trung Tá đi vắng.

Ông cười x̣a cởi mở:

- Cứ tự nhiên. Mà nhớ giữ ǵn sức khỏe, đừng thức khuya quá. Ăn uống th́ cứ lên câu lạc bộ, ưu tiên cho thân nhân.

Tôi thầm hiểu cách đối xử lịch sự của ông, nhưng tới bữa tôi vẫn bóp bụng móc phiếu ăn trưa để thanh toán bù vào phần cô nàng hy sinh trèo đèo vượt suối đến thăm. Khi mới quen cô nàng ở cổng trường sư phạm Ban Mê Thuột, tôi đang được biệt phái về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23. Một hôm tôi đang xách xe Jeep chạy rong ngoài đường th́ gặp cô nàng chờ xe về nhà trong giờ tan học. Được dịp nầy tôi không ngần ngại đón đưa, rồi chúng tôi quen nhau từ đấy.

Cái ấm cúng của căn pḥng độc thân là như thế, c̣n quyến luyến là một phố nhỏ gập ghềnh núi đồi quanh năm mù sương. Vào cuối thu giữa giờ Ngọ (đúng 12 giờ trưa) nh́n lên trời có khung mây bàn bạc, c̣n dưới đường phố có đàn c̣ trắng của trường Nữ Trung Học Pleime tan học làm tăng thêm nét mỹ miều, và ḷng lữ khách càng ngẩn ngơ như trong ca khúc C̣n Một Chút Ǵ Để Nhớ của Phạm Duy. C̣n ǵ thi vị hơn khi ḿnh làm "khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời c̣n dễ thương..."

Chuyện đánh đấm th́ cũng khá nhiều. Tôi xin chỉ hầu kể vài trận cho quư vị để thấy được sự tàn khốc trong chiến tranh, cũng để chia xẻ những hy sinh quư báu của toàn thể quân nhân ở mọi binh chủng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Những tháng vào cuối thu 1974, chúng tôi đă tham dự nhiều trận đánh ở Kontum. Nơi đây có ḍng sông Dakla hiền ḥa chảy quanh thị xă Kontum nhỏ bé. Hai bên vệ đường thị xă thường có nhiều loại trái cây bày bán, nhưng ngon và rẻ chỉ có nhăn lồng v́ đây là thổ sản địa phương. Cũng vào khoảng tháng nầy hai năm trước đó, Kontum kiêu hùng đă đánh bật những đoàn quân bắc phương xâm lược.

Chúng tôi đến Kontum lúc sáng sớm gồm 12 chiếc. Dẫn đầu là Trung Tá Phi Đoàn Trưởng. V́ là hành quân cấp Quân Đoàn nên ông phải trực tiếp tham dự trận mạc. Bộ chỉ huy hành quân đặt trong phi trường Kontum, cùng phối hợp với B12, B15, Căn Cứ 23 Chiến Thuật và Bộ Chỉ Huy của Đại Tá Tất đặc bản doanh tại Pleimerong. Trong buổi trưa đầu tiên, Thành và tôi được chỉ định bay hợp đoàn chiến đấu. Cùng đi có vị Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, một Đại Úy truyền tin Không Trợ và một Trung Úy tuy viên.Vùng hoạt động của chúng tôi từ phía Tây Bắc Kontum đền Tân Cảnh, Dakto, Dakbak giáp tỉnh Quảng Ngăi và ngược quốc lộ 14 về Kontum với cao độ an toàn nhỏ nhoi khi trần mây quá cao ở 2500 bộ. Điệu nầy dễ ăn đạn pḥng không như chơi, nhưng chúng tôi phải làm theo lệnh v́ các vị chỉ huy muốn tai nghe mắt thấy việc "làm ăn" của đàn con ḿnh. Tuy nhiên, Thành và tôi vẫn cứ theo mẫu mực tự thắng để linh động xoay trở tùy theo t́nh huống. Lúc đi th́ an toàn. Khi quan về đến Dakto đang bon bon trên xa lộ bỗng nhiên nhiều loạt đạn bên dưới đồng loạt bắn lên. Những loạt đạn nầy không phải bắn từ nhiều hướng rời rạc như b́nh thường, mà bắn chéo kiểu đan lưới. Đạn lửa xỏ xiên trước mặt đến hoa cả mắt.

Trong lưới đạn, tôi nghe rơ tiềng đạn trúng lụp bụp trên thân tàu. Đèn chip detector bật sáng, nhớt hộp số quá nóng, các c̣i báo động kêu inh ỏi. Chúng tôi lập tức cúp ga cho tàu giảm cao độ nhanh chóng, rồi tống ga để con tàu chỉ vừa lướt trên ngọn cây đẩ tránh đạn. Trong vài phút là chúng tôi đă thoát lưới đạn. Sau khi báo cáo cho vị trung đoàn trưởng biết ư định, chúng tôi lấy cao độ lên qua khỏi trần mây rồi quay lại địa diễm lúc năy. Tôi bảo hai xạ thủ:

- Chuẩn bị tác xạ!

Hai ṇng đại liên M-60 chúi xuống. Thành bay con tàu trong khi tôi theo dơi các phi kế và liên lạc báo cáo trên tần số VHF. Trong phút chốc, chúng tôi đă đền mục tiêu. Tôi ra hiệu thật nhanh. Từ trên mây Thành quẹo gắt. Con tàu xoáy tṛn. Hai ṇng đại liên nổ liên tục trong hơn sáu phút. Khi mang tàu vút lên cao, chúng tôi quay lại và hơi ngạc nhiên khi tuyệt nhiên không thấy một phản ứng nào từ bên dưới. Về đến Kontum, tôi xin đài đáp khẩn cấp v́ tàu rung mạnh quá. Chạm đất xong mọi người thở phào. Tàu bị trúng đạn khá nhiều. Có viên đạn pḥng không quái ác 12 ly 7 sau khu xuyên thủng sàn bay lên đụng trần lại nổ lần thứ hai và văng ra thành nhiều mảnh vụn. Phía thân sau cũng loang lổ nhiều vết đạn. May mà hông trúng hệ thống cánh quạt lái. Trên trần có hai vết xẹt qua trục truyền lực. Cánh quạt chính bị thủng và sứt phía chót cánh. Hệ thống dầu thủy điều và hệ thống ống dẫn không hề hấn. Chúng tôi đă thật là may mắn mà qua khỏi. Cảm ơn Thượng Đề đă che chở cho.

Ngay chiều hôn đó, Bộ Chỉ Huy Hành Quân đă họp khẩn và ban hành lệnh truy lùng. Chiến dịch nầy khá lớn v́ lực lượng của đối phương gồm cả một sư đoàn chính quy Bắc Việt và nhiều tiều đoàn địa phương. Những đơn vị địa phương nầy là mục tiêu mà chúng tôi đă phát hiện từ những loạt đạn pḥng không nẩy lửa. Một tháng sau đó, tôi và Thành được vinh dự đón nhận hai huy chương: một anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc của Sư Đoàn Bộ Binh trao tặng, và một phi dũng bội tinh với cánh chim bạc của Không Quân tưởng thưởng.

Khi chiến cuộc càng lúc càng sôi bổng, chúng tôi được tăng phái cho Không Đoàn Yểm Cứ Phù Cát, một đơn vị trực thuộc Sư Đoàn VI Không Quân và trách nhiệm lănh thổ cuả Quân Đoàn II. Nơi đây một người bạn cùng khóa bay của tôi là Lê Minh Hải đă găy cánh. Nhắc tới Hải Cải Lương chắc các bạn đều nhớ, v́ chàng thích màu mè hoa lá cành cũng giống như Đại Điệu. Khi tăng phái cho Mănh Sư, tôi không gặp Hải nữa. Hải đă là người thắp nến hy sinh đầu tiên cho khóa 72A... Trong một cuộc hành quân ở vùng nầy, tôi đă tiêu diệt được một ổ trọng pháo của địch quân. Chiến thắng nầy tôi xin tặng cho Lê Minh Hải, là người đă ĺa đàn ở chốn nầy.

Những nhiệt t́nh của tôi trong thời gian đi hành quân không ngoài mục đích ṭ ḷng hy sinh cho dân tơc, như lời thề trước hồn thiêng sông núi khi tôi được gắn cánh bay..."

Bay trực thăng ở vùng IV không giống như ở các vùng khác v́ địa h́nh của nó. Sau đây là một kỷ niệm để đời, cháy tàu ở U Minh, do Trần Hữu Du kể.


"Kinh 9. Quận Hiếu Lễ. Rừng U Minh.
"Cho đến bây giờ, đă 27 năm qua rồi, mà cái địa danh ấy vẫn c̣n hiện rơ trong trí nhớ tôi mồn một. Đây là một cứ điểm nằm giữa Cà Mau và Rạch Giá. Người ta gọi nó là Kinh 9 bởi v́ nó là con kinh thứ 9 đếm từ Thới B́nh, Chương Thiện dọc theo rừng U Minh Hạ lên phía Bắc, từ Kinh 1, Kinh 2, Kinh 3, ..., rồi tới Kinh 9. Nếu từ đó đi theo kinh lớn th́ về quận Hiếu Lễ, rồi về Rạch Sỏi, Rạch Giá. Tôi đoán nếu chèo thuyền tam bản cũng phải mấy một ngày đường. Bên trái Kinh 9 là rừng đước, U Minh Thượng. Bên phải Kinh 9 là những cánh đồng bát ngát c̣ bay thẳng cánh kéo dài về Cờ Đỏ, Chương Thiện, Cần Thơ. Hướng Nam là U Minh Hạ rồi Thới B́nh, Cà Mau.
"Từ Kinh 9 đi lên Rạch Sỏi hay xuôi xuống Thới B́nh chỉ có con lộ duy nhất dọc theo bờ kinh lớn. Thường th́ dân địa phương chỉ di chuyển bằng thuyền trong những mùa nước lũ, và đó cũng là phương tiện duy nhất của họ để giao lưu.
"Hôm đó là ngày 14/7/74.
"Tôi co-pilot cho phi vụ biệt phái tiểu khu Rạch Giá. Trưởng phi cơ là Trung Úy Thắng. Mỗi lần nhắc tới anh, tôi lại nhớ nụ cười dễ mến của anh. Cảm t́nh của tôi với anh là cái cảm t́nh đặc biệt riêng dành cho một ông anh người Biên Ḥa cùng đơn vị. Khi cười, tiếng cười của anh kêu khanh khách, ḍn tan, rộn ră. Tôi vẫn bảo anh em trong Phi Đoàn Thần Điểu 217 của tôi rằng: 'Không ai cười thoải mái như anh Thắng .'
"Một giờ trưa.
"Trời âm u. Những áng mây chồng chất lên nhau kéo theo cơn mưa tháng bảy trĩu hạt đổ lên Rạch Giá. Hai anh em tôi nhận lệnh của tiểu khu từ phi trường Rạch Sỏi. Chiếc trực thăng UH-1H uể oải chuyển ḿnh băng trên phi đạo hướng phía Nam. Lấy cao độ xong, chúng tôi bay về Hiếu Lễ. Đó là chặng ngừng thứ nhất. Chúng tôi lấy thêm tin tức cần thiết để thi hành phi vụ tiếp tế và tải thương cho tiểu đoàn pháo binh. Tiểu đoàn này đang bị trung đoàn Cộng địa phương bao vây đă hơn ba tuần lễ tại Kinh 9, quận Hiếu Lễ, Rạch Giá. Chiếc phi cơ như rẽ sóng, xé cơn mưa trước mặt. Tới Hiếu Lễ, phi cơ nghiêng ḿnh giảm cao độ rồi từ từ khẽ đặt ḿnh lên thảm cỏ trước cột cờ của trụ sở quận. Đó là một dẫy nhà gạch mái tôn mới cất nằm lẻ loi bên cạnh con kinh lớn. Chúng tôi tắt máy rồi rời phi cơ. Với tấm bản đồ vùng 4 trên tay, tôi chạy một mạch trong mưa vào tới mái hiên của văn pḥng quận, nhưng không ngăn được những hạt mưa vương ướt trên chiếc áo phi hành.
"–Chào trung tá.
"Tôi và Trung Úy Thắng bắt tay ông. Trung Tá Cuội. Quận Trưởng Hiếu Lễ.
"Trung Tá Cuội người Nùng, nói tiếng Miên rất giỏi. Không riêng ǵ dân trực thăng, hầu như ai đă từng phục vụ ở Vùng IV Chiến Thuật đều nghe tên tuổi của ông .
"Hôm ấy Trung Tá Cuội nhờ anh em chúng tôi giúp dùm một phi vụ tiếp tế vào Kinh 9. Trên đường ra, tiện thể chuyển dùm một số thương binh. Tiểu đoàn pháo binh đang bị bao vây và công hăm kịch liệt. Hơn 40 binh sĩ bị thương nặng, chưa kể con số thương vong. Tôi trải tấm bản đồ bay trên bàn cho ông chấm mực đỏ chỉ vị trí của bạn và địch. Ba đại đội bên ngoài bộ chỉ huy th́ đă lui về cách đồn khoảng 100 mét để bảo toàn lực lượng c̣n lại. Theo tin báo cáo mới nhất, quân số tiểu đoàn c̣n cỡ 55%. Trong căn cứ c̣n hai khẩu pháo 105 ly. Hoàn cảnh hiện tại đ̣i hỏi thuốc men, lương thực, và đạn dược.
"Sau khi lấy đủ tin tức cần thiết, chúng tôi bắt tay từ giă Trung Tá Cuội. Tháp tùng chúng tôi là Chuẩn Úy Hoàng, một sĩ quan trẻ tại quận. Anh cầm máy truyền tin theo chúng tôi lên phi cơ. Các thứ cần mang đi đă được chất lên tàu. Phi cơ cất cánh theo h́nh xoắn ốc lấy cao độ rồi hướng về Kinh 9.
"2 giờ 15 trưa.
"Mưa vẫn nặng hạt. Bên dưới là rừng đước và những cánh đồng ngập nước.
"–Thần Điểu gọi Toàn Niên. Bạn nghe rơ trả lời.
"Trên tần số FM, tiếng trả lời như bắp vỡ:
"–Toàn Niên nghe Thần Điểu 5 trên 5.
"–Thần Điểu trên đường đến nhà bạn. Chuẩn bị cho Thần Điểu biết t́nh h́nh hiện tại của gia đ́nh bạn.
"–Đám chuột đang bám sát chung quanh chúng tôi. Bạn vào tốt nhất là hướng Tango .
"Đồng hồ cao độ chỉ 3500 bộ. Tôi quay sang nh́n anh Thắng:
"–Anh xuống 2500 bộ để xem t́nh h́nh thế nào.
"H́nh ảnh của căn cứ tiểu đoàn pháo hiện ra dưới mắt tôi ngay góc Kinh 9. Căn cứ h́nh tam giác, những bờ đất và hàng rào kẽm gai bao quanh lấy nhau. Hai khẩu đại bác 105 ly nằm ở giữa đồn.
"T́nh h́nh yên tĩnh kỳ lạ. Phi cơ chúng tôi vẫn ṿng quanh trên cứ điểm ở 3000 bộ. Tôi hơi ngạc nhiên. Một đơn vị đang bị địch quân bao vây công phá mà sao có vẻ b́nh yên thế này? Tôi nói với anh Thắng trên intercom:
"–Anh cẩn thận, coi chừng bị tụi nó gài bẫy.
"Chúng tôi liên lạc với bên dưới:
"–Toàn Niên, đây Thần Điểu gọi.
"–Thần Điểu, đây Toàn Niên nghe bạn 5.
"–Thần Điểu trên đầu bạn. Cho trái khói.
"Một luồng khói màu đỏ cuốn theo gió bốc lên ngoài sân đồn. Anh Thắng quay sang tôi. Anh ra dấu hiệu bằng một cái nháy mắt về cái quyết định sau cùng của anh.
"–Du, chuẩn bị xuống.
"Thắng đẩy cần collective xuống, cắt tay ga, chân trái đạp hết về phía trước. Chỉ trong vài giây, con tàu trong vị thế mất thăng bằng lao xuống thật nhanh theo ṿng xoắn ốc, lồng lộn như một con chim điên. 2800 bộ... 2700 bộ... 2000 bộ... 1700 bộ... Tùng Tùng... Tốc Tốc... Đùng Đùng... Những tiếng đạn thi nhau rộn ră nổ, nghe rơ ràng trên ống nghe trong nón helmet của tôi. Từng chùm đạn lửa kéo dài đan vào nhau ngang dọc bên ngoài cửa kính. Con tàu của anh em tôi ch́m trong bẫy lửa của lũ giặc Cộng.
"–Anh Du ơi, em bị rồi!
"Tôi ngoái cổ lại. Người xạ thủ M-60 nằm úp xuống sàn tàu, hai tay ôm bả vai bên trái. Thân tàu bỗng lắc về bên phải thật mạnh, như một khối sắt nặng trĩu bị xô hẳn sang một bên. Đùng, một tiếng nổ khá lớn, tiếp theo là một vật ǵ chạm mạnh dưới ghế của tôi. Lớp da dưới ghế vỡ tung tóe. Hai chân tôi tê tê v́ những mảnh vỡ bắn vào. Một viên đạn vô t́nh đi thẳng vào phía dưới mặt ghế tôi ngồi, nhưng không xuyên thủng được lớp thép chống đạn của nó.
"Khói bắt đầu bốc ra từ máy phát điện chính dưới cánh quạt . Mùi khét của các giây điện cháy xông lên mũi tôi. Tôi mở to mắt nh́n dăy phi cụ trên dash board. Kim đồng hồ cao độ xoay vùn vụt. Kim RPM rơi. Kim của máy phát điện rơi. Đèn đỏ trên bản Warning sáng lên và chớp từ nhiều chỗ. Không có thời gian để nhận định t́nh trạng con tàu. Phải làm sao để thoát chết. Tôi chụp vội cần lái. Phải giúp anh Thắng. Đẩy nhẹ cần lái về bên phải, tôi nói trấn an:
"–Anh Thắng b́nh tĩnh. Anh thấy trái khói màu vàng bên dưới chưa? Quân bạn ở hướng đó.
"–Du, tắt xăng, tắt điện .
"Tôi giơ tay lên trần phi cơ tắt hai công tắc xăng và điện. Chiếc tàu lao xuống theo h́nh xoắn ốc cành lúc càng nhanh. Ở 100 bộ, đám khói màu vàng đang ở về phía trước mặt. Tôi phụ Thắng kéo cần lái về phía sau. Con tàu nhếch mũi, giảm tốc độ, trườn qua lớp hàng rào kẽm gai rồi ném ḿnh xuống sân cát bên ngoài hàng rào căn cứ. Tiếng đạn từ trong bắn ra lẫn ngoài bắn vào hỗn loạn, ầm ĩ. Tôi giật mạnh chiếc nón bay đang đội, mở tung seat belt, phóng người ra theo anh em chạy qua bờ rào đất vào đồn.
"Vào được căn hầm của bộ chỉ huy, tôi thở phào nhẹ nhơm. Vị thiếu tá tiểu đoàn trưởng, mà tôi không nhớ tên, cùng chúng tôi bắt tay và vồn vă hỏi thăm nhau. Căn hầm ồn ào tiếng liên lạc gọi nhau của các đơn vị đang tử thủ ở bên ngoài căn cứ. Qua cơn sinh tử rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn. Tôi chỉ ghi nhận được rằng mới đây tôi ở 3000 bộ, và bây giờ tôi ở trong căn hầm này.
"Tôi gọi y tá săn sóc cho người xạ thủ bị thương của tôi. Máu đẫm ướt bờ vai của anh. Tôi xé áo anh ra. Máu thấm vào tay tôi. Tôi nh́n thấy lỗ đạn xuyên qua bả vai anh sang phía bên kia.
"–Em đau quá anh Du.
"–Cậu yên chí đi. Vết đạn chỉ đi qua phần thịt, chưa vào xương. Cậu may mắn lắm đó.
"Tôi nói dứt câu, anh Thắng nh́n tôi rồi lắc đầu. Như trong một cơn say, bây giờ tôi vẫn chưa phân biệt được những ǵ vừa xẩy ra là thực hay mơ. Trong cuộc đời người lính chiến đấu, người ta vẫn thường có những hoàn cảnh giống nhau. Sống và chết chỉ cách nhau trong đường tơ kẽ tóc. Máy bay chúng tôi đó, bây giờ chỉ là một con vật nằm bất động ngoài kia. Con chim sắt đă trúng đạn kẻ thù. Thân thể nó bị xâu xé bằng không biết bao nhiêu viên đạn xuyên qua, anh xạ thủ đồng đội bị thương, tắt máy trên lưng chừng trời để tránh cho tàu khỏi bốc hỏa, đáp khẩn cấp. Bao tai họa cùng một lúc xẩy ra, thế mà con tàu gặp nạn vẫn đến được cái điểm phải đến để cứu rỗi mấy mạng sống của anh em tôi.
"Chúng tôi không dám tự hào về những ǵ chúng tôi đă làm trên đoạn đường t́m sự sống ấy, mà chúng tôi chỉ muốn được thầm cảm ơn thượng đế đă giúp sức cho anh em chúng tôi qua cơn hoạn nạn. Chúng tôi đă có thể chết cháy giữa trời. Chúng tôi đă có thể rơi vào tay giặc cách đó không đầy gang tấc. Con tàu đă có thể rơi ngửa bụng trên đống kẽm gai. Con tàu có thể đă không lê lết nổi chặng đường cuối cùng để rớt ngay giữa con kinh nước đục. Trong số đó, hoàn cảnh nào cũng chết. Cái khối sắt không c̣n ngoan ngoăn điều khiển được đó chỉ có một chỗ đáp là băi cỏ êm đềm mà nó đă đáp th́ chúng tôi mới sống.
"Trong những ư tưởng miên man đó, tôi bước qua căn hầm bên cạnh. Mùi máu, mùi thịt thối rữa tanh hôi từ những vết thương loang lở bốc lên ngộp thở từ những anh thương binh nằm sán sát bên nhau. Có tiếng rên rỉ của vài anh đang cầm cự với sự đau đớn trong cơn mê man. Một nỗi thương cảm tràn ngập trong tôi. Có mấy ai hiểu được niềm hy sinh quá lớn lao của những người lính cầm súng chiến đấu ngoài trận tuyến nếu không nh́n thấy họ trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như thế?
"Tôi trở lại căn hầm chỉ huy. Anh Thắng vẫn ngồi đó với vị tiểu đoàn trưởng. Họ đang liên lạc báo cáo về tiểu khu cũng như Sư Đoàn 4 Không Quân về t́nh trạng tai nạn của chúng tôi.
"5 giờ chiều.
"Bên ngoài trời đă lấm lem tối. Từ chiếc máy FM tôi nghe:
"–Thần Điểu, đây Alpha .
"–Alpha, đây Thần Điểu.
"–Thần Điểu sửa soạn. Alpha trên đường pickup Thần Điểu khoảng 10 phút.
"Tôi lắc mạnh tay anh Thắng. Tôi xốc anh xạ thủ bị thương ngồi dậy, và nghe tiếng Alpha liên lạc với đơn vị bạn:
"–Toàn Niên cho Alpha trái khói.
"–Nghe 5 trên 5 Alpha. Khói đỏ hướng Nam.
"Chúng tôi bước ra sân khi nghe tiếng đều đều của cánh quạt từ xa. Ở cao độ 3000 bộ, hai chiếc trực thăng vơ trang đang tiến lại gần. Chiếc C&C ở phía cao hơn đang đánh ṿng ở hướng Đông. Tôi vừa mừng vừa lo. Tiếng động cơ càng lúc càng gần. Tiếng súng lại bắt đầu rộn ră nổ. Không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra cho chúng tôi đây.

"Đúng ra chúng nó không nên đùa với hỏa điểu của anh em tôi. Tiếng rocket nổ lồng lộn vào những mục tiêu quanh căn cứ lẫn với tiếng gào thét của 4 khẩu miniguns trên hai trực thăng vơ trang đang bay quanh trên mục tiêu để cover cho chiếc rescue đang tiến vào băi để bốc chúng tôi. Tiếng cánh quạt ào ào bên bờ đất cuốn bụi bay mù mịt. Tôi la lớn:
"–Let's go! Let's go!
"Bốn anh em chúng tôi lao ra khỏi bờ đất phóng về chiếc rescue c̣n hover chưa chạm đất. Tôi là người vào tàu sau cùng. Con tàu quay đầu, cắm sát mũi xuống lấy tốc độ rồi nhào lên cao. Tiếng súng nổ rộn ră trên đường trở ra, nhưng trong khoảnh khắc con tàu đă ở cao độ 1000. Tôi ngoái đầu nh́n lại. Căn cứ mờ dần sau cánh rừng chàm ngập nước. Tôi ngả người dựa lưng vào thành tàu. Tôi ngoắt tay chào pilot và co-pilot khi hai anh quay lại nh́n tôi. Sau này tôi biết pilot là Trung Úy Công và co-pilot là Trung Úy Toàn. Hai anh ở phi đội tải thương cùng căn cứ thuộc Không Đoàn 64 Chiến Thuật với tôi .
"Về đến căn cứ Cần Thơ th́ trời đă tối. Khi đến pḥng hành quân phi đoàn th́ mọi người đang quây quần ở đó để đón anh em chúng tôi. Chúng tôi đi theo trung tá phi đoàn trưởng về câu lạc bộ phi đoàn. Đêm đó chúng tôi nhậu say bí tỷ.
"Sáng hôm sau khi trở lại pḥng hành quân phi đoàn, tôi đă nhận được tin tức từ pḥng hành quân chiến cuộc của sư đoàn báo rằng ngay vào nửa đêm hôm trước bọn Việt Cộng đă tràn ngập căn cứ của tiểu đoàn bộ binh ở Kinh 9 Hiếu Lễ. Bộ chỉ huy tiểu đoàn đă phá hủy hai khẩu 105 ly bằng cách cho nổ lựu đạn trong ḷng súng rồi mở đường máu về hướng Bắc đi dọc theo kinh lớn về Rạch Giá. Quân số c̣n lại vài chục người. Những thương binh đă chết hết v́ bị Việt Cộng ném Beta vào hầm. Xác chiếc trực thăng của chúng tôi để lại bị chúng đốt.

"Một tuần sau tôi có dịp bay qua Kinh 9. Xác con tàu cũ của tôi cháy nám vàng như con cua lột nằm lật nghiêng xác xơ cạnh một tiền đồn hoang vắng. Không biết bây giờ mấy chục linh hồn chết tức tưởi của những anh em tôi gặp ngày đó đă siêu thoát hay chưa. Riêng tôi, tôi xin nhắc nhớ đến các anh để thành kính vinh danh. Các anh là anh hùng vị quốc vong thân không cần tên tuổi."


Trong những tháng cuối cùng, Đinh Sỹ Hưng đă tham gia nhiều phi vụ đáng ghi nhớ. Điển h́nh là một chuyến bay đêm, nhưng chuyến bay đó không thơ mộng như trong bài hát. Trên đỉnh núi Bà Đen ở Tây Ninh có một đài truyền tin mà tất cả các quân chủng của phe ta đều xử dụng. Gần đó là một đơn vị địa phương quân đóng để giữ đài. Đơn vị này đă bị địch quân vây bọc khắp chung quanh, t́nh h́nh hết sức khẩn trương.

Đêm hôm đó, tàu của Hưng là một trong hơn hai mươi chiếc trực thăng cùng bay ở nhiều cao độ khác nhau. Mục đích của phi vụ đêm đó là để tiếp tế cho đơn vị địa phương quân vừa kể. Nhiệm vụ mới nghe qua th́ thật là đơn giản. Trên vài chiếc tàu đă có sắp sẵn hai kiện hàng đặt trên hai đường rầy hướng ra phía cửa. Khi gần tới th́ đơn vị bạn sẽ soi sáng điểm thả hàng bằng một mũi tên lửa, và chỉ cần đẩy được một kiện hàng trúng mục tiêu là mỗi người sẽ được thưởng ngay 100 ngàn cùng 10 ngày phép, và rồi th́ cả phi hành đoàn sẽ được thăng cấp.

Đoàn tàu tắt hết đèn đuốc cùng nhắm hướng mục tiêu bay tới. Dù là trời đêm rất tối, tiếng cánh quạt của trực thăng th́ khó mà làm cho êm được, nhất là khi đi cả một đoàn như vậy. Bay chưa tới được gần núi th́ bên dưới đạn đỏ đă bay lên như mưa thành một màng lưới dày đặc không thể nào bay lọt qua được. Dù là những chiếc gun ships đều có mang hai chiếc miniguns sáu ṇng có khả năng bắn 2, 4, hoặc 6 ngàn viên trong một phút, nhưng mang rải những viên đạn đó xuống một vùng rừng núi bao la bên dưới th́ có khác ǵ mang muối bỏ biển. Sau một lúc suy nghĩ và cố gắng, tất cả các phi hành đoàn đều đồng ư là không có cách ǵ hoàn tất phi vụ được. Thế là tất cả đành phải bay về.

Trong số những phi công bay trực thăng có Vũ Đức Trọng. Ngày mới lớn có lần ra tiền đồn thăm ông anh nhằm ngay hôm có ca sĩ Phương Dung đến hát những bài ủy lạo chiến sĩ, như bài Chiều Hành Quân:


Một chiều hành quân qua thôn xưa
Lúc nắng xuân chưa nhạt mầu
Chạnh ḷng t́m người em gái cũ:
Em tôi đă đi phương nào?


Nh́n những người lính cộng ḥa, Trọng nhà ta đă hết sức khâm phục và thầm mơ ngày vào quân đội.

Sau khi tốt nghiệp khóa 2 Hoa Tiêu Trực Thăng, Trọng đă về Phi Đoàn 227 Hài Âu. Phi đoàn nầy có một điều đặc biệt là dù trực thuộc Không Đoàn 84 Chiến Thuật ở B́nh Thủy nhưng lại đậu tàu ở Cần Thơ bên Không Đoàn 64 Chiến Thuật. Qua câu chuyện sau đây, được ghi lại theo lời Trọng kể, người ta thấy một tinh thần rất mực ngây thơ của đương sự:

" Cái thú của những hoa tiêu trực thăng của 227 là Phi Đoàn nằm trong địa phận của một không đoàn khác nên tương đối được thoải mái hơn. Hơn nữa, bởi vùng VI đồng ruộng bao la, trừ khi thỉnh thoảng bị bắn lẻ, c̣n th́ đi bay gần như là đi du lịch. Dú là thời chiến, nhưng v́ đang trong thời gian ḥa đàm bốn bên, cho nên tất cả các phi vụ đều coi là các phi vụ huấn luyện, và từ xăng đến đạn bắn đều bị giới hạn. Hơn nữa, có lẽ v́ các phi vụ đều được kể là "bay huấn luyện" nên các bí mật quân sự không được giữ bí mật ǵ mấy... Có nhiều lần, trong khi phi hành đoàn đang liên lạc với quận trưởng hay đồn trưởng, tự dưng nghe phe địch lên tần số hỏi thăm.

Bởi là "bay huấn luyện" nên cảm tưởng của những người chiến sĩ hoa tiêu trẻ vẫn hồn nhiên như c̣n đang ở trong quân trường... Trong tinh thần đó, một hôm thiếu úy Nghiêm Xuân Mạnh tới giờ cất cánh mà chưa thấy trưởng phi cơ ra tàu, đă cất cánh bay ra đầu phi đạo chơi. V́ không biết phi vụ cắt đi đâu, chàng đă làm vài ṿng huấn luyện auto làm lá rơi một ḿnh. Sau vài tua bay bổng ngoạn mục đó, Mạnh đă bị giữ dưới đất làm sĩ quan trực. Bởi tinh thần đồng khóa c̣n sâu đậm, một hô Mạnh đă lấy một chiếc xe Jeep mới không biết của ai đang đậu ở sân phi đoàn, hí hửng ra tận chỗ đậu táu để đón một người bạn 72A vừa đáp, định đưa ra phố chơi. Tới ụ quân cảnh ở cổng, thay v́ đạp thắng th́ Mạnh đạp lộn chân ga làm chiếc xe tông ngay vào ụ cát. Thấy người bạn hoảng hốt, Mạnh nở một nụ cười trẻ thơ và tuyên bố rằng đă vô ư quên rằng mính chưa có bằng lái xe.

Bởi chưa hiểu rơ những khốc liệt của chiến tranh, Mạnh và Trọng vẫn vui đùa với những tṛ chơi dí dỏm... Chiều chiều sau khi nh́n qua những cô em gái hậu phương ngồi vắt vẻo trê  mấy cành cây trước khu cư xá sĩ quan độc thân, và yên tâm v́ thấy họ vẫn b́nh yên mạnh khỏe, Trọng thường kéo Mạnh ra bến Ninh Kiều làm chai bia và xem Mạnh tập bắn súng trên ḍng sông vào những đám lục b́nh trôi nổi.

Một hôm sáng dậy Trong theo đàn anh trong một phi vụ gồm có hai gunship đi yểm trơi Hồng Điều bốc thương binh ở Mộc Hóa. Trên đường đi Trọng nh́n trên đồng lúa xanh vời vợi chợt thấy có một đàn c̣. Theo lời Trọng yêu cầu, vị đàn anh trưởng phi cơ nuông ch́u đàn em đă giao tay lái cho Trọng và hướng dẫn cách bắn vài trái hơa tiễn đinh. Sau khi Trọng nhà ta hí hửng bắn được vài trái vào đàn có trắng bay tán loạn và đang mĩm cười thích thú... th́ bỗng đàn anh trưởng phi cơ giựt tay lái bay ngược lại và gọi báo cho chiếc số hai biết rằng đă bị bên dưới bắn lên. Trưởng phi cơ gọi về quận và được cho hay rằng đó là đoàn tiếp liệu của địch mà quan quận trưởng đang truy lùng, và chi khu ra lệnh tấn công... Trước sự ngỡ ngàng của Trọng, hai chiếc gunship vào vị thế tác chiến. Trong khi trưởng phi cơ ra lệnh cho xạ thủ bắn xả xuống th́ Trọng ngồi ghế co-pilot chẳng biết phải làm ǵ. Nh́n xuống hàng cây nhỏ bên bờ ruộng, lúc đó Trọng mới thấy một đám người nằm rải rác, lính không ra lính, dân chẳng ra dân...

Sau hơn 30 phút quần trên tọa độ, chiếc số hai gọi chiếc số một báo rằng có một tên chạy thoát. Khi hai chiếc quay đầu lại, từ trên cao nh́n xuống Trọng thấy một người đang chạy ṿng quanh một gốc cây tránh đạn. Giữa làn khói súng và tiếng đạn nổ, tinh thần các chiến sĩ lên cao độ quyết tiêu diệt mục tiêu, và những trái hỏa tiễn c̣n lại đă được bắn hết. Sau đó th́ cả bụi cây lẫn người tẩu thoát cũng chẳng c̣n thấy đâu nữa. Khi trưởng phi cơ báo cáo về chi khu, họ yêu cầu về bốc địa phương quân, rồi chở họ tới băi chiến trường. Trước sự ngỡ ngàng của Trọng, hai xạ thủ nhảy xuống đi một ṿng và mang về tàu một số chiến lợi phẩm. Các người lính địa phương quân sau khi kiểm điểm xong đă báo về khu cho rằng đếm được 30 xác tại trận, tịch thu một đại liên pḥng không và rất nhiều súng cối c̣n nguyên trong bịch.

Trong lúc sắp hàng trước sân tiểu khu chờ Đại tá Tiểu Khu Trưởng gắn huy chương, Trong vẫn  không biết tại sao đi bay huấn luyện mà lại được tuyên dương một chiến công, mà h́nh như lại có vẻ to lớn lắm... Mỗi hoa tiêu đă được một một anh dũng bội tinh. Chiều hôm đó Trong kể chuyện cho Mạnh nghe và bảo rằng không biết ḿnh anh hùng chỗ nào. Mạnh không mấy quan tâm tới câu chuyện mà cứ nhất định đ̣i xem cái huy chương, rồi hết sức trầm trồ khen huy chương xinh đẹp...

Hôm đó là bửa chót của năm ngày lên ca. Bửa sau Trọng được về phép Sài G̣n ba ngày. Khi bay qua khu cư xá của Ủy Ban Bốn Bên ở Tân Sơn Nhất, Trọng thấy mấy anh thuộc phe bên kia đang đứng ph́nh bụng ra hóng gió ngoài sân. Khi nghĩ đến sự việc xảy ra ngày hôm trước, Trọng đă tự hỏi có phải thực sự rằng ḿnh đang ở trong một cuộc chiến? Nếu thực sự là như thế th́ không biết chiến tuyến ở đâu, vá ai thuộc bên nào, v́ Trọng không nh́n thấy đối phương trong quân phục của họ ở đâu cả. Với những cảm giác mù mờ, Trọng thấy ḿnh chẳng khác ǵ một phi công Do Thái bay những phi vụ lang thang riêng rẽ ngày qua ngày, chỉ đâu đánh đó vậy thôi..."

Chuyện của Trọng là một câu chuyệnbay trực thăng ở Vùng IV. Thời ở Nha Trang c̣n ngây thơ thằng nào cũng tưởng về vùng sông nước hiền ḥa đó th́ thọ, thật là bé cái lầm. Tôi c̣n nhớ đă được nghe một cô gái Vùng IV trắng trẻo mượt mà nói cho nghe rằng nếu muốn nhớ địa danh miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long th́ chỉ cần nhớ bốn chữ Giang. Tiền Giang th́ có Mỹ Tho, Hậu Giang th́ có Cần Thơ, Kiên Giang th́ có Rạch Giá, và An Giang th́ có Châu Đốc. Miền đất hiền ḥa đó có biết đâu là nằm trong đường chuyển vận đường biển qua ngă Căm Bu Chia của Việt Cộng, và không có thiếu thứ ǵ kể cả xe tăng đại bác pḥng không cao xạ.
Có những chuyện của 72A mới nghe kể th́ có vẻ rất sôi nổi hùng hồn, nhưng khi nghe xong chuyện th́ thật ra không có biến cố ǵ cả. Một thí dụ là chuyện t́nh của Ủ Văn Anh Dũng. Hắn đă từng yêu tha thiết nhiều lần, tỷ dụ như hồi hắn mới học lớp tám đă yêu đắm đuối một chị lớp chín mà không dám nói, hoặc như hồi học bay và ra hành quân ở Sư Đoàn III đă yêu thiết tha một cô em bán câu lạc bộ, nhưng rồi không dám tỏ t́nh. Chả có chuyện nào đi đến đâu và cũng không có biến cố gây cấn chi cho mấy. Tương tự như loại chuyện đó là chuyện bay bổng của Hứa Văn Bảo theo chính lời đương sự kể:
“Tao là Hứa Văn Bảo số quân 73-606-504, sau khi măn khóa 1 Trực Thăng đă phục vụ tại Phi Đoàn 251 Biên Ḥa đến cuối 74 th́ ‘được’ thuyên chuyển sang Phi Đoàn 245. Hai sự việc xuưt bỏ mạng đă xẩy ra cho tao tại hai phi đoàn này.
“Sự việc tại Phi Đoàn 251 là cái dại để đời. Tao đă phạm điều tối kỵ của dân phi hành là bay thế. Câu chuyện như sau: Một buổi sáng tươi mùa hè 74, Ninh Đầu Ḅ tức là Phùng Văn Ninh 72A túc trực 1, và tao túc trực 3. Đúng ra là tao dzọt, v́ túc trực 3 như tụi mày đă biết là hầu như không bao giờ bị điều động cả, nhưng không biết v́ lư do ǵ làm tao hơi oải người vào ngày hôm đó nên làm biếng chưa thăng. Ninh Đầu Ḅ thấy tao c̣n chàng ràng tự dưng nổi chứng muốn về Sàig̣n du hí và nhờ tao thế. Tao lên tiếng phản đối rầm rĩ, và cảnh cáo rùm beng là đéo chịu thế dù nó có bị điều động th́ ráng chịu. Dĩ nhiên là nó biết tính tao xuề x̣a dễ dăi ưa cằn nhằn nhưng rất điệu với anh em... nên nó cứ coi lời tao nói như củ khoai lang và tỉnh bơ xách xe đi thẳng. Quả nhiên tao đoán không sai, khoảng 10 giờ sáng th́ phi tuần nó bị điều động, và tao đă ra tay nghĩa hiệp, một phần cũng v́ tưởng rằng đó chỉ là một phi vụ liên lạc kỹ thuật mà thôi, đến khi xách nón hỏi phi vụ ǵ th́ chỉ nhận được một câu trả lời cộc lốc là 'cất cánh rồi nhận lệnh!' Lúc đó nói thiệt là tao đă thấy hơi nhột, nhưng đă lỡ rồi không biết trả lời sao. Sau khi một C&C và hai gunships cất cánh th́ mới biết là phải bay vào Lộc Ninh để rescue một phi hành đoàn C-47 của Miên bay lạc bị bắn rớt nhưng chưa chết. Khi nghe lệnh xong tất cả phi hành đoàn đều tắt tiếng, c̣n tao th́ trong bụng chửi thầm tổ sư cha cái con bà nhà nó..., và nghĩ không lẽ lại đúng như câu của lính Không Quân thường nói là 'không bao giờ t́nh nguyện bay thế cho ai, kể cả ông già dzợ.' Sau khi đáp tại B́nh Dương nhận briefing với Sư Đoàn 5 Bộ Binh về pḥng không và chờ nhận chỉ thị th́ 12 người trong phi hành đoàn chả ai buồn nói tiếng nào. Có thằng mặt xanh lè v́ biết phi vụ này chắc chắn là đi vào cửa tử, chỉ c̣n biết chửi đám phi hành Miên sao ngu quá đi đâu không đi lại nhè Lộc Ninh là chỗ chết mà đâm cha cái đầu nó vào, chẳng thà như ngày xưa có thằng bị chửi như thế này mà không tức:
“Em leo lên núi hái chè,
“Gặp thằng phải gió nó đè em ra.
“Em van nó cũng chẳng tha,
“Lẳng lặng nó nhét đầu cha nó vào.
“Tao đang bồn chồn v́ rét th́ bỗng thằng Đinh Đông Định từ đâu đi tới . Nó liếc nh́n sơ tao và hỏi sao mà mặt mày tao tái mét, hay là có cảm mạo thương hàn ǵ để nó cạo gió dùm cho. Sau khi nghe tao kể lể sự t́nh hồi lâu th́ nó tỏ ra hết sức thông cảm nhưng không giúp ǵ cho tao được phương kế ǵ hay ho để gỡ rối tơ ḷng cho tao cả. Bí kế quá tao đành hỏi nó là nghĩ sao nếu tao xách nón ra quá giang xe đ̣ về, để cho thằng Ninh ra ṭa án quân sự cho bơ ghét, c̣n hơn là tao phải gởi lại cái mạng c̣n son trẻ giữa chốn nơi rừng rú hoang vu? Nghe tới đây th́ thằng Định có vẻ hơi hốt hoảng, chắc v́ sợ bị đổ thừa là xúi tao làm bậy, nên vội vă ra tàu cất cánh bay đi mất, để lại tao giữa băi đậu tàu trơ trọi một ḿnh. Khoảng nửa giờ sau th́ một chiếc xe Jeep từ đâu chở ông sĩ quan liên lạc lù lù chạy đến. Tao đă tính tránh mặt, nhưng không c̣n kịp nữa, nên đành phải đứng lại nghe xem c̣n chuyện ǵ xui xẻo nữa sẽ xẩy ra. Không ngờ thế mà lại là tin vui, bởi ông ta cho hay phi vụ đă bị hủy bỏ v́ nguy hiểm quá! Tao thở phào nhẹ nhơm như vừa trút xong gánh nặng ngàn cân. Phi tuần trưởng vội vàng ra lệnh cất cánh gấp và không mở radio để khỏi bị điều động đi điều động lại lôi thôi, v́ lư do chính là ‘chúng tôi muốn sống!’ Khi về tới không phận Biên Ḥa tụi tao mới mở máy vô tuyến lại và về đáp thiệt êm thắm nhẹ nhàng.

“Về đến phi đoàn, ḷng tao hầm hầm chỉ chờ thằng Ninh lên để dzần cho một trận nên thân nên nết cho chừa. Măi đến gần chiều mới thấy nó ḷ ṃ lên, tao liền nhào ra chửi cho đă miệng. Hắn đúng là thằng không biết xấu, cứ ngoác miệng ra cười. Cái dă man là nó về Sàig̣n chả có đếch ǵ quan trọng cả, chỉ ‘hang around’ G̣ Vấp, tụi mày nghĩ có tức không? Có ghiền quá th́ dzọt mẹ nó ra Dốc Sỏi làm đại cha nó một cái đỡ đi. Đồng ư là ở đó th́ đồ hơi cũ, nhưng chẳng thà như vậy c̣n hơn cứ kiểu này th́ có ngày thằng nhỏ hại thằng lớn thôi con ạ!”


Đó là kết thúc câu chuyện thứ nhất của Hứa Văn Bảo. Tiếp theo đây là câu chuyện thứ hai.

“Tao đă kể xong cái dại tự nguyện bay thế xuưt bỏ mạng . Bây giờ đến phi vụ của chính tao. Vào khoảng giữa tháng tư 75, tao bị bắn bởi 37 ly pḥng không khi phục vụ tại Phi Đoàn 245. Phi vụ là đi bảo vệ và yểm trợ cho Tiểu Khu Long Thành với một C&C, cùng hai gunships. Trên đường đi cũng như lúc tới target th́ không có chi đáng nói. Đi đâu chứ Long Thành th́ quen thuộc quá chẳng khác ǵ ḷng bàn tay. Trong khi hai chiếc gunships lẽo đẽo theo sau tao ṿng quanh quận lỵ ở 2500 feet và 90 knots, tao vừa nghe nhạc giải sầu và tḥ đầu ra cửa sổ ngó quanh ngó quẩn, v́ không có chuyện ǵ làm, th́ tao thấy bên phải con quốc lộ đầy những Thủy Quân Lục Chiến di tản từ Đà Nẵng về đóng . Đang enjoy thoải mái th́ th́nh ĺnh nghe nổ hai phát khá lớn mà tao biết chắc rằng không phải 12 ly 7, v́ tao đă hưởng qua một lần 12 ly 7 tại Bắc Tân Uyên, tao bèn ngơ ngác thụt đầu vô và nh́n thấy phía trước mặt có hai cụm khói nổ. Trưởng phi cơ vội vàng chụp cần và nói ‘Tao bay!’ Ông ta kéo mũi tàu lên và quẹo phải để rời vùng. Ôi thôi lúc đó đang bay 90 knots mà tao cảm thấy như đang hovering vậy. Chưa quẹo xong th́ mấy em Vẹm lại phụt thêm hai phát nữa, và lần này tao mới biết sợ là ǵ. Xương sống tao lạnh toát mồ hôi khi hai phát đó lướt qua tàu và nổ phía dưới cách trim bubble không xa cho lắm. Cũng may mà không trúng tàu chứ không th́ đíu có mồ để mà xanh cỏ. Khi đă dzọt ra khỏi hot zone, hai thằng gunships hỏi thăm tới tấp, nhưng khi đáp xuống Tiểu Khu Long Thành coi lại tàu th́ không bị tổn thương ǵ. Hai thằng gunships nóng mũi chửi thề “Đ. M., nó coi thường ḿnh quá phải dằn mặt nó chút xíu.” Sau khi bàn tán với nhau, tất cả đều đồng ư sẽ ăn thua đủ. Thật sự lúc đó tao cũng hơi rét, nhưng v́ bên kia quốc lộ là quân bạn, cùng lắm trúng đạn th́ ráng lết chút xíu là OK.

“Ba chiếc tàu lần lượt cất cánh và căn dặn nhau rằng C&C sẽ giữ cao độ 5000 trong khi hai gunships th́ 3000. Trớ trêu thay, ḿnh chưa kịp vô thăm th́ Vẹm đă ra giữa đường đất đỏ tay cầm AK ngoắt ḿnh vào. Hai chiếc guns đang đổi hướng sắp bay vào nhưng chưa làm ǵ được v́ c̣n ngoài tầm oanh kích của minigun và rocket th́ 12 ly 7 đă gáy lên vài phát làm cả đám phải bay ngược về bên này quốc lộ. Trong ḷng ấm ức, phi hành đoàn chửi thề um xùm và liên lạc về quân đoàn xin pháo binh từ Long B́nh xịt lên vài quả nhưng bị từ chối v́ ngoài tầm bắn. Nghĩ có tức không chứ, đạn 175 ly chỉ từ Long B́nh mà bắn không tới Long Thành là nghĩa lư ǵ, hay là bán mẹ nó hết đạn hoặc thông đồng với địch? Có lẽ là đúng thế v́ chỉ vỏn vẹn vài tuần sau đó là mất nước. Sau khi pháo binh khước từ, tụi tao liên lạc xin được khu trục. Nửa giờ sau th́ một em Lan 19 xuất hiện, không biết có phải Django hay cụ nào của khóa 42. Sau khi nghe rơ là có 37 ly, bà già L-19 vội lên cao độ có vẻ như muốn ‘đằng vân’ luôn vậy. Vài phút sau th́ hai chiếc A-37 đến, nhưng sau khi nghe có 37 ly th́ họ lên trên 10 ngàn bộ cỡi mây lượn quanh vài ṿng rồi lấy cớ mây thấp và có 37 ly nên đề nghị xin F-5 rồi rời vùng. Lúc đó th́ trời đă gần xế chiều, nếu có xin F-5 th́ cũng chưa chắc được nên đành liên lạc với Long Thành thông báo bay về. Có lẽ v́ sắp mất nước nên không ai c̣n hăng đánh đấm ǵ nữa.”


Để trả lời Hứa Văn Bảo, tao xin xác nhận rằng thường th́ tao bay 3000 bộ trên mục tiêu để bắn trái khói, nhưng vào đoạn cuối ít khi nào bay dưới 6000. Tao hỏi mày chứ với một chiếc tàu 150 mă lực mà bên Mỹ lúc đó dùng để xịt thuốc rầy, nếu bị xịt th́ tao dzọt đi đâu để tránh? Bởi vậy khi khu trục gần lên th́ tao phải đi ra xa xa, chứ ở gần nó ngứa mắt xịt cho vài quả thúi um th́ biết mần răng?


Bây giờ tới phiên Nguyễn Văn Bực nói về đời bay bổng của chàng.

"'Về đây anh ơi, ta nối lại t́nh xưa... '
" Ngày năm thằng Khóa 1 HTTT ở Biên Ḥa ra tŕnh diện đơn vị Phi Đoàn 215 Thần Tượng, Sư Đoàn 2 Nha Trang, tớ coi như là bắt đầu một cuộc đời mới. Tụi tớ gồm có Đỗ Văn Ban, Nguyễn Văn Hóa, Vơ Kim Phi, Phạm Duy Sơn, và Nguyễn Văn Bực, tức là chính cái bản thân nhà tớ. V́ nhu cầu chiến trường đ̣i hỏi, trong một thời gian rất ngắn Tớ và Hóa đă được checked out hành quân với danh hiệu Copilot Tháp Tùng Tử mà Thiếu Úy Nguyễn Đ́nh Ḥe đă đặt cho.

"Phù hiệu của Phi Đoàn 215 có h́nh con voi hát xiệc đứng trên trái banh nửa đỏ nửa trắng, đầu voi đội chiếc nón trông cũng vui mắt. Phi Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Khưu Văn Phát dáng oai phong nhưng lại rất hiền, nói cười nhỏ nhẹ làm cho ai cũng mến. Ngược lại, Trưởng Pḥng Hành Quân là Thiếu Tá Tường đô con trắng trẻo đẹp trai nhưng ai cũng ngán.
"Bởi v́ tớ thường hay bay chung với Hóa như HO 1 và HO 2 nên hai thằng thường chuyện tṛ tâm sự nhiều hơn nhng anh em khác. Ở Vùng 2, hai đứa tớ đi đâu cũng đều như bóng với h́nh.
"Vùng hoạt động của bọn tớ khá rộng răi. Ngoài Nha Trang biển rộng bao la thùy dương cát trắng và rừng Ban Mê Thuột dày đặc ra c̣n có Cam Ranh, Đà Lạt, Đơn Dương, Bảo Lộc, Đắc Tô, Quảng Nghĩa, Quảng Đức, Pleiku, Kontum, Ninh Ḥa, Phú Yên, Qui Nhơn, Phù Cát, Mộ Đức, Tam Quan, Bồng Sơn. Ôi, những địa danh quen thuộc mà dấu chân Thần Tượng của tớ đă ghé qua.

"Sau khi được checked out ra hành quân, một hoa tiêu trực thăng phải có vài kỷ niệm khó quên mới thấm thía chữ 'tháp tùng tử', có bay mà không được cầm cần bay. Có vào vùng đối diện hiểm nguy mới thấy sự sống là quư, và mới bắt đầu biết thế nào là lạnh cẳng. Trong thời gian dài làm copilot, tớ có nhiệm vụ là chụp cần bay nếu trưởng phi cơ có bị trúng gió và cứ theo lời thầy dặn ḍ để quay 180 độ trở về là ăn chắc.

"Vào một ngày kia tự dưng tớ thấy trong ḷng buồn buồn làm sao. Đang ở Ban Mê Thuột th́ được lệnh đi Phù Cát yểm trợ cho Sư Đoàn 22 đổ toán ở một nơi có địa danh rất hay là Phù Mỹ. Trung Úy Thiện và tớ đi chiếc số 2 vào Đập Đá thuộc Qui Nhơn. Sau khi chiếc số 1 đổ toán xong bay lên th́ chiếc tớ bay vào. Đang trên đường cận tiến th́ tàu của tớ bị Ve Chai nằm sẵn ở dưới bắn lên như mưa.
"Dù tàu tớ bị trúng đạn nhưng Trung Úy Thiện vẫn b́nh tĩnh đổ xong được 7 tên. Trong khi tên c̣n lại chưa kịp nhẩy ra th́ tớ khám phá ra rằng hệ thống thủy điều của tàu đă hết hoạt động. Cùng lúc đó th́ Trung Úy Vinh (ở đâu????) la lên rằng 'Hai ơi hai, sau đuôi máy của bạn có khói.' Lập tức Trung Úy Thiện bảo tôi: 'Anh để cần collective xuống phụ dùm tôi.'

"Sau đó là một màn đáp khẩn cấp. Khi chạm đất chiếc trực thăng của tớ đáp chạy dài trên các luống khoai ḿ gần non cây số. Mùi xăng và khói bốc nồng nặc. Khi tớ nhảy ra khỏi phi cơ c̣n quay lại đỡ anh xạ thủ đă bị bắn trúng chân xuống. Sau khi phi hành đoàn qua chiếc C&C về căn cứ Phù Cát kiểm điểm lại th́ phi hành đoàn vô sự trừ chiếc helmet của Trung Úy Thiện trúng đạn gần đỉnh đầu, và trán ông bị trầy một đường rướm máu.

"Sau trận đó tớ được một Phi Dũng Bội Tinh với Cánh Chim Đồng.
"Khoảng một tháng sau tớ đi biệt phái Kontum. Trong một lúc xế chiều cùng bay với Trung Úy Danh vừa bốc toán xong Lôi Hổ, tàu đă bị bắn bể skit bên trái. Khi nghe tiếng đạn trúng tàu, Trung Úy Danh liền hụp tàu xuống và bay ngay tầm ngọn cây. Tớ có cảm tưởng rằng tàu sẽ bị crashed, thế mà tàu chỉ giật mạnh một cái. Hú vía!
"Khi về Trung Úy Danh nói với tớ rằng ông đă hạ máy bay thấp xuống như thế để đánh lừa Ve Chai cho chúng khỏi bắn nữa. Tớ chỉ nh́n theo đó để rút kinh nghiệm chứ chưa đủ khả năng bay như vậy.
"Qua hai lần tàu trúng đạn đó, tớ rất lo sợ cho cái nghiệp bay bổng. Từ đó về sau trong những chuyến hành quân tớ đều có cảm tưởng rằng có đi mà chẳng có về. Ngày đó tớ hay tự nhủ rằng: 'Nếu sống không làm tướng chắc khi ra đi ta sẽ được làm thần. Thần Tượng chưa đủ, mà phải là Ôn Thần để cho mấy thằng Ve Chai bị ôn dịch chết hết để cho ḿnh trở lại thôn xưa thăm em xóm cũ.' Các anh em có đồng ư với tớ không?

"Đời bay bổng của tớ là như thế. Nghĩ ngợi thêm cho nhiều cũng vậy thôi. Cày cho lắm tắm cũng chẳng có quần thay. Chúng ta đă hy sinh cho ai và phục vụ cho ai nhiều khi tớ cũng không biết nữa."

Bây giờ xin nhường lời cho bạn Nguyễn Đ́nh Hồng. Bởi Hồng là một trong những SVSQ nhỏ con và sửa nhất trong khóa 72A, các bạn đă thân ái đặt cho chàng danh hiệu Hồng Con. "Tŕnh diện đi ông ơi!"

" Tân khóa sinh Nguyễn Đ́nh Hồng số quân không có, số quần có năm cái bán hết ba, c̣n lại một cái rách đáy, một cái đă đem cầm...

Sau nhiều lần được Nguyễn Hữu Thiện Tuấn kêu gọi nhắc nhở, Hồng tôi xin nôm na tóm lược như sau, mong các bạn sửa giùm những ǵ không đúng. Bởi nói theo lời Lộc Hố Bom ngày xưa... lúc đi mua bánh ḿ mà t́nh cờ trong lớp giấy gói có văn bằng Tú Tài, th́ chỉ cần điền tên vào chỗ trống là ḿnh nghiễm nhiên trở thành ông Tú rồi.

Dù con tau Hồng tôi bay đă nhiều lần trúng đạn, nhưng may mắn chưa lần nào bị rớt. Có đền ba lần trưởng phi cơ phải làm force landing. Lần đầu ở Đức Ḥa, Đức Huệu trong chuyến bay thứ ba sau khi Hồng tôi được check out hành quân. Lần thứ hai ở Long An và lần thứ ba ở G̣ Dầu Hạ. Trong cả ba lần Hồng tôi phải theo tàu liên lạc trở về Biên Ḥa. Vào một buổi tối cuối năm 1974, anh em trong Phi đội 2 đi phép về gần như đă đầy đủ. Cá bạn ngồi đánh domino để chời Đại Úy Năm Trưởng Pḥng Hành Quân viết phi vụ lên bảng, coi ḿnh sẽ bay với ai và ở đâu vào sáng ngày mai. Riêng Hồng tôi th́ sẽ cùng với Trung Úy Nở bay chiếc Slick 1 cho 81 Biệt Kích. Trung Úy Nở đẹp trai, cao ráo, có râu quai nón, lại có tính tếu lâm.

Trưa hôm sau vào khoảng 11 giờ, chúng tôi được lệnh lên Tây Ninh để bay tiếp tề cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh trên đỉnh núi Bà Đen... Trong buổi trưa cuốn năm 1974 đó, dù ánh nắng vẫn c̣n dịu dàng nhưng không gian h́nh như vắng lặng, nghiên túc hơn. Không c̣n tiếng ồn ào đùa giởn như những lần anh em Phi Đoàn 223 chúng tôi bay ở Tây Ninh khoảng một hai tuần trước đó.

Sau khi F-5 và A-37 thay phiên nhau thả bom nhiều đợt lên đầu địch quân, phi hành đoàn tôi gồm 1 C&C, 2 chiếc gunship và 2 chiếc slick. Trung Úy Nở và Hồng tôi bay slick 1. Chúng tôi có nhiệm vụ tiếp tế cho quân bạn trên đỉnh núi Bà Đen. Ở cao độ khoảng 100 bộ, con tàu chúng tôi như một tấm bia để Vẹm bắn vào. Càng bay gần đến đỉnh núi th́ nghe những tiềng đạn nổ càng to càng ḍn. Đến gần 50 feet, con tàu chúng tôi đă bị trúng đạn nhiều nhưng không biết ở đâu. Ngay lúc ấy Hồng tôi nghe một tiếng đùng rất to. Một viên đạn vô t́nh đă xuyên qua cánh cửa bên phải. ḷn qua dưới chân phải của Trung Úy Nở và ghim vào chân trái của anh, gần xương bánh chè. Lúc đó thịt và máu anh bắn tung tóe lên ướt nửa thân áo bay của Hồng tôi. Theo phản ứng tự nhiên, hai tay anh đă buông cần cylic và collective để ôm lấy cái chân đă trúng đạn 12 ly 7 gần đứt ĺa chỉ c̣n dính chút da lủng lẳng. Một điều đánh nhấn mạnh ở đây là Trung Úy Nở trong vai trưởng phi cơ đáng lẽ ngồi ghế phải, nhưng anh Nỡ thường để tôi ngồi ghế phải. Đặc biệt hôm nay trước khi cất cánh anh ấy đă đổi ghế với tôi để sang ngồi ghế phải và tôi ngồi ghế trái. Cùng ngay lúc bấy giờ, con tàu bắt đầu chúi mũi đâm xuống đỉnh núi Bà Đen, không c̣n kịp suy nghĩ ǵ nữa, thần sống bắt Hông tôi take over. Hồng tôi nhấc cần collective lên để lấy lại cao độ và quẹo phải rồi lèo lái con tàu bay low level trên đồng ruộng. Bởi radio cùng các phi cụ đă đều hỏng hết v́ bị đạn, Hồng tôi chỉ c̣n biết theo chiếc C&C hướng dẫn phi hành đoàn vế đáp. Bạn Lê Văn Nguyên đă ngồi ghế trên chiếc C&C đó.

Khi tàu của Hồng tôi chưa đáp xuống hẳn ở Tây Ninh th́ hai b́nh xăng lại bị bắn trúng, và lúc đáp được xuống là tàu cũng vừa hết xăng. Khi đáp xuống xong, nhiều anh em trong phi hành đoàn đă chạy đến xem. Tàu đă bị trúng đạn như tổ ong ở hai bên b́nh xăng, và bên trên góc phải ghế bay của Hồng tôi có 5 lổ đạn 12 ly 7. Xe Hồng Thập Tự đă lập tức đến chở Trung Úy Nở vào quân y viện Tây Ninh cấp cứu và điền trị tạm thời. Sau đó, Tr/Úy Nở đă được đưa về Tổng Y Viện Cộng Ḥa để cưa chân.Đă vậy th́ thôi, các bạn có biết rằng vừa về đến Phi Đoàn là ông Phi Đoàn Trưởng là Trung Tá Luân liền dẫn phi hành đoàn chúng tôi, dĩ nhiên là trừ anh Nỡ, đa ăn bánh canh gị heo. Tôi ngồi gắp những miếng gị heo len lén bỏ xuống đất. Sau lần đó, Hồng tôi về làm sĩ quan trực gần một tháng. Anh em trong Phi Đoàn, nhất là Trung Úy Thắng, hơi ngại bay với Hồng tôi... Khi chân đă bị cưa xong, Tr/Úy Nở vẫn chưa hết tính tếu lâm. Khi Lê Văn Nguyên đến thăm trong bệnh viện, câu đầu tiên mà anh hỏi Nguyên là: "Mày hồi này c̣n ưa xuống xóm không?"

Nhờ công trạng trong phi vụ vừa kể mà Hồng Con đă lên thiếu úy thực thụ đầu tiên trong khóa, cũng như được gắn một phi dũng bội tinh với ngôi sao đồng. Một giai thoại về Hồng Con là trong một ngày vào cuối năm 1973, bởi Hồng c̣n kẹt ở quân trường Nha Trang không về phép được nên một cô em gái của Hồng đă phải mặc áo dài khăn đống trong vai tṛ của chú rể đi hỏi vợ cho chàng. Măi đến đầu năm 1975 Hồng mới về được quê đề làm đám cưới.

Nối tiếp chuyện Nghiêm Xuân Mạnh, ngay sau khi đă ra trường đi bay rồi mà một hôm về Sàig̣n hắn c̣n dẫn một đám con nít cùng xóm bơi qua sông Thị Nghè ăn cắp dừa của mấy ông Frère đóng bè bơi về bị Nhân Dân Tự Vệ bắt. Khi Vũ Đức Trọng mặc đồ bay đến lănh chàng về, anh Trung Sĩ trưởng toán Nhân Dân Tự Vệ đă hết lời xin lỗi bắt lầm Thiếu Úy Mạnh bởi v́ trên ḿnh Thiếu Úy chỉ trần x́ có một chiếc quần xà loỏng làm cho anh ta khó nhận ra là cấp bậc sĩ quan...

Khi ra Phi Đoàn 227 Cần Thơ, một hôm tới giờ bay ra tầu không thấy trưởng phi cơ đâu, Mạnh đă một ḿnh cất cánh đúng giờ, nhưng khi lên trời rồi th́ không biết đi đâu cho nên Mạnh đă mang phi cơ ra đầu phi đạo làm lá rơi chơi, báo hại suốt hơn một giờ đồng hồ không có phi cơ nào cất cánh hoặc hạ cánh được cả. Ngày hôm đó những người hiện diện được một phen măn nhăn. Bởi khi c̣n bé đă từng nhiều lần ḿnh trần thân trụi ở trên ngọn dừa nh́n xuống thế gian không chóng mặt cho nên Mạnh cắt ga cho phi cơ rớt rất ung dung. Sau một tiếng đồng hồ huy hoàng đó, Mạnh đă bị đ́ phải khăn gói sang Hồng Điểu. Trên trời th́ Mạnh bay giỏi như thế, nhưng dưới đất lái xe th́ khác. Theo lời kể của Vơ Thanh Hà, khi Mạnh đang phục vụ tại Phi Đoàn 211, một hôm chàng đi bay về qua phi đoàn th́ thấy có chiếc xe pickup xanh của ông phi đoàn trưởng Lâm Đen đậu ở đó. Chàng tuyên bố: "Ông không biết bay nhưng biết lái xe." Sau đó chàng mở máy sang số thế nào mà xe chạy tới đâm ngay vào văn pḥng của ông phi đoàn trưởng bể hết một mảng tường.

Bây giờ tới phần của dân bay khu trục. Trong 14 Con Ma, Trần Văn Phiêm và Tuấn Babilac là hai thằng đầu tiên của khóa 72A được gởi đi học T-41 và T-37. Phiêm đă hể:

"Ngày măn khóa, tôi được cơ hội đi học huấn luyện viên T-37 nhưng từ chối v́ ham h́nh ảnh của một phi công tác chiến, một quyết định mà nếu chỉ tính về phần lợi hại th́ có lẽ là hơi dại dột. Hai thằng về Tân Sơn Nhất vào tháng 12/73 học giai đoạn 2 quân sự trong 2 tuần rồi Phiêm đă được lựa đơn vị và đă chọn về Cần Thơ, coi như thêm một lỗi lầm nữa. Phần Tuấn th́ ra Đà Nẵng.

Tôi về phi đoàn 526 hồi tháng 2/74 để thực tập hành quân. Khi ra hành quân rồi, tôi đă trải qua hai tai nạn crash landing nhưng may mắn đều tai qua nạn khỏi. Lần đầu tiên là đi hành quân ngồi ghế phải với một ông Trung Úy Đà Lạt. Sau phi vụ về đáp gặp mưa, thế mà vừa chạm bánh là ông Trung Úy vội thắng liền nên bánh bị lock up và phi cơ quay 180 độ văng ra và ngừng trên băi cỏ giữa phi đạo và taxi way. Tai nạn xảy ra quá lẹ, đến khi Phiêm lấy lại b́nh tĩnh th́ chiếc A-37 đă tắt máy tự lúc nào.

Lần đáp khẩn cấp thứ hai của tôi là trong phi vụ huấn luyện hành quân. Tôi ngồi ghế trái, và Thiếu Tá Phi Đoàn Phó ngồi ghế phải. Khi về đến phi trường và quẹo vào cận tiến th́ bánh đáp không bung ra. Sau khi bay lên lại và làm đủ mọi cách mà không kết quả, chúng tôi đành phải đáp bụng không có foam trên phi đạo. Lúc phi cơ bắt đầu chạm đất cạ rầm rầm trên xi măng th́ là một cảm giác rùng rợn v́ thân chiếc A-37 rất thấp, và khoảng cách giữa cockpit và bụng phi cơ không có bao nhiêu, chừng một hai tấc là cùng. Thế mà bà hú cú kêu làm sao mà sau đó hai người leo ra bước đi tỉnh bơ không trầy một vết!"

Sau đây là lời Phiêm nói về Tuấn Babylac:

" Lúc mới về nước, tao có đến nhà Tuấn Babylac chơi. Khi đó Tuấn đẹp trai nhưng vẫn c̣n sữa lắm. Gia đ́nh Tuấn khá giả và Tuấn theo học chương tŕnh Pháp nên đôi khi tao thấy hắn hơi có vẻ hợm ḿnh, hoặc giả v́ tao thấy nó đẹp trai giàu có hơn ḿnh nên ganh tị cũng nên.

Từ sau ngày ra phi đoàn, tao và Tuấn không c̣n liên lạc với nhau. Trong lúc hổn độn ở Đà Nẵng th́ có người thấy nó cầm M-16 bắn tứ tung cho nên có lẽ đă bị bắn chết rồi. Nếu Tuấn thật sự đă mất th́ lúc đó nó chỉ mới 22 tuổi. Tiếc thay cho một tương lai đầy hứa hẹn sớm phai tàn. Tuấn Babylac, nếu vong hồn mày c̣n ở đâu đây th́ có thằng bạn học bay cũ c̣n tưởng nhớ tới mày. Tao chúc mày t́m thấy sự b́nh yên thanh thản và có lẽ, có lẽ thôi, xin cùng anh em hẹn mày ngày tái ngộ."

 Tuấn Babylac đă chưa ra đi trong những ngày cuối ở Đà Nẵng. bởi Lê Văn Cảnh có gặp Tuấn sau đó:

"Chính tôi đă gặp Tuấn tại Sài G̣n sau ngày 30/4/75. Lúc đó Tuấn đang chở một người bạn gái trên chiếc Honda dame. Tuấn và tôi chỉ nói vài câu thăm hỏi rồi chia tay. Tôi rời Việt am tháng 9/1976 nên không biết được các chi tiết sau đó."

Trần Ngọc Tùng cũng có it nhiều kỷ niệm với Tuấn Babylac:


"Ở Đà Nẵng có 3 thằng 72A bay A-37 trong đám 14 thằng đậu Anh Văn về đi Mỹ đầu tiên là Nguyễn Hữu Thiện Tuấn ở cùng Phi Đoàn 528 với tao, và Tuấn Babylac ở Phi Đoàn 516. Ngày phi trường Đà Nẵng đang hỗn loạn, tao lấy chiếc Vespa của thằng Phước đang đèo thêm Phương Ngỗng tính chạy th́ Tuấn Babylac trèo lên theo. Bởi yên chiếc Vespa chật, tao nói với nó rằng: "Mày lượm chiếc khác mà đi" nhưng nó trả lời là: " Tao không biết chạy xe gắn máy". Trong khóa ḿnh, tao nhận ra được hai người lúc trước cùng học Jean Jacques Rousseau, xưa là Chasselout Laubat, thời trung học với tao. Đó là Phạm Văn Tuấn và Trần Thanh Liêm tức Liêm Cá Ngác. Phạm Văn Thuấn là con của Dược Sĩ Hai, giàu có khét tiếng lúc xưa ở Sài G̣n. Tuấn là bà con của Thiếu Tá Lập F-5 bị "Dũng Long Biên" chém cho một nhát suưt chết v́ dám cua bồ của hắn là nữ ca sĩ Thanh Lan (*Th/T Lập là anh bà con của Tuấn ở Phi Đoàn 538 Hồng Tiễn Đà Nẵng, có đi chơi với Mai Ngọc Trai mấy lần)...

Khi về 516, Tuấn là nhân viên phi hành duy nhất trong đơn vị, ngoài vị Phi Đoàn Trưởng có Jeep của Không Quân, lái xe hơi đi làm thay v́ đi xe hai bánh như những anh em khác (*Lư Văn Ánh kể:" Lúc ở Tân Sơn Nhất để chờ đi Mỹ th́ Tuấn đă lái xe Honda convertible của anh họ nó là Th/Tá Lập bay F5 ở Biên Ḥa mỗi ngày rồi"). V́ vậy mà hắn ta chỉ lái được máy bay và xe hơi thôi, chứ chưa bao giờ dùng tới xe hai bánh. Cho đến ngày bị pháo kích ngoài phi đạo đêm 27/3/1975 th́ hắn mới bật ngửa ra! Việt cộng vô rồi hắn mới chịu khó tập tành chạy xe Honda đó". Sau khi tan hàng, một hôm tao đang cỡi một chiếc xe đạp trên đường phố Sài G̣n th́ gặp Tuấn Babylac chạy một chiếc xe Honda, và tụi tao có dừng lại hỏi thăm nhau. Nghe nói nó chết trong khi đi vượt biên sau đó."

Bởi Trần Ngọc Tùng góp lời ở đây, hăy nghe tiếp đôi lời chàng tâm sự:

" Có lẽ tao nhiều lư tưởng quá nên sau 1975 tao buồn chán không muốn nhắc chuyện xưa. Ngày xưa đáng lẽ tao đi du học, nhưng tao đă bỏ để đăng vào Không Quân, và bây giờ tao vẫn thấy quyết định đó là đúng. Biến cố 1975 với tao như mới xẩy ra, chỉ tiếc là tao chưa đóng góp được ǵ nhiều. Đó là lư do mà tao ít muốn liên lạc với ai, chứ không phải là v́ muốn xa lánh anh em."

Nhắc lại chuyện xưa, Nguyễn Hữu Thiện Tuấn đă sống lại trong một lúc suốt một quăng đời đó và đă viết lại một hồi kư không dừng một phút nào. Để tôn trọng văn mạch của nguyên tác, hăy ghi lại đây nguyên văn phần đầu bài viết của Tuấn .
“Sau đây là mẩu hồi kư tôi muốn viết để đóng góp tưởng nhớ những cựu chiến hữu và các bạn đồng khóa 72A mong làm một đóng góp nhỏ cho cuốn sách lưu niệm của khóa. Tôi đặt cho mẩu hồi kư này cái tựa là Ba Năm Lính Ba Năm Tù. Những ǵ kể lại có thể không hoàn toàn chính xác v́ thời gian tính và trí nhớ giới hạn; người viết xin nhận và cảm ơn mọi sửa đổi cho đúng sự thật nếu có.


Bảy Hai Kẻ Sĩ ṭng quân,
Đáp lời Tổ Quốc, tinh thần hiên ngang.
Ba trăm sáu tiếng rền vang,
Mộng Mây Ngàn giữa Không Gian đáp đền.

“Bắt đầu phần ba năm lính, cũng như các anh em SVSQ 72A khác, tôi vừa rời mái trường thân yêu , bỏ lại sau lưng những mộng ước riêng tư đầu đời để t́nh nguyện gia nhập binh chủng Không Quân vào tháng 8/72 với trận chiến mùa Hè đỏ lửa đang c̣n nóng bỏng. Trong mấy tuần huấn nhục, tôi với Trần Chung Thanh đă là hai thằng 72A đầu tiên bị nhốt conex. Có tối hai tên cùng mở khóa trốn lên câu lạc bộ cô Thương trong khi toàn khóa đi tập lễ gắn alpha; đang ngồi uống nước khuây khỏa th́ bị Bố Già Chuẩn Úy đáng mến bắt gặp đem về chuồng gia tăng nhốt tiếp. Trong khi cơ bản thao diễn đi c̣n chưa vững nhịp, tôi và Thanh được gửi về Sài G̣n trong nhóm 14 người để dự khóa huấn luyện phi hành tại Mỹ. Măn khóa vào tháng 4/74, tôi về tŕnh diện Sư Đoàn 1 Không Quân, Không Đoàn 61 Chiến Thuật tại phi trường Đà Nẵng.

“Phi trường Đà Nẵng tọa lạc tại thành phố cùng tên. Biển ở đây đẹp thơ mộng, nếu vào thời b́nh th́ hẳn đây đă là một nơi du lịch đáng kể của Việt Nam. Phi trường được bao quanh bởi băi biển Tiên Sa và Mỹ Khê ở phía Đông, núi Phước Tường tại phía Tây, cùng thắng cảnh Ngũ Hành Sơn ở phương Nam và đèo Ải Vân cao trên ba ngh́n bộ về phương Bắc của băi biển Nam Ô nổi tiếng bên kia vịnh Đà Nẵng trên đường ra Huế. Đèo Ải Vân, có ngọn núi Mang cao 5125 bộ, hùng vĩ và hiểm trở, những tháng trời xấu mây mù phủ gần nửa ngọn đèo trông rất huyền hoặc. Trước năm 70 lái xe qua đèo rất nguy hiểm, xe cộ chỉ được lưu thông một chiều để tránh tai nạn lao xuống vực. Phi cơ phản lực với vận tốc nhanh lúc đáp cũng phải cẩn thận tối đa, nhất là khi vào ṿng đáp hợp đoàn vào những ngày mưa băo mây che mù tịt mất thành phố. Đă có phi công vong mạng mất xác trong vùng đèo này.

Những trận dội bom lên đầu Cộng Sản


“Ở Đà Nẵng th́ tôi đă biết mùi hỏa tiễn địa không tầm nhiệt SA-7, hỏa tiễn địa địa 122 ly, cùng cao xạ pḥng không 12.7 ly, 23 ly, và đại bác pḥng không 37 ly trong thời gian huấn luyện phi tuần viên ngay trong những phi vụ hành quân, kể cả khi ngồi ghế phải hoặc ghế trái. Sau khi thực tập thả bom trên đảo Ḥn Ong vùng cù lao Chàm ngoài biển phía Đông Nam của phi trường, tôi đă tham dự hành quân. Những trận chiến mà tôi đă tham dự xin được kể lại sau đây không ngoài mục đích ghi lại phần nào những đóng góp anh dũng cho đất nước của các phi công và các chiến hữu của họ trong những binh chủng bạn trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà tôi được biết.

“Tại những vùng Thường Đức, Điện Bàn, Quế Sơn, Đức Dục, và Nông Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, tôi đă tham dự trong nhiều phi vụ. Trong mặt trận Thường Đức ngọn đồi 1062 lúc đầu xanh ŕ mà sau hơn một tháng chịu bom và pháo đă hóa đen. Trong những trận này đại bác pḥng không bắn lên như pháo bông và nổ thành những đám mây nhỏ chung quanh chung quanh đến độ làm cho tàu cḥng chành.

“Cùng tham dự trận chiến này là một chiến sĩ Nhẩy Dù can trường mà t́nh cờ sau này thành em rể tôi. Anh chàng cho biết bọn Vẹm dùng chiến thuật biển người và bám sát tuyến của đơn vị anh để mong tránh bom. V́ lư do này, thể theo lời yêu cầu của cấp chỉ huy Nhẩy Dù qua tần số FM, chúng tôi đă dội bom ngang gần sát đơn vị của họ. Đánh bom như vậy phải thật chính xác mới giải tỏa hữu hiệu áp lực của địch.

“Để đánh cho chính xác, chúng tôi phải xuống thật thấp khi thả bom. Ở thời điểm này phi cơ ở trong một vị trí rất bất lợi với hỏa tiễn tầm nhiệt, v́ để lấy lại cao độ th́ phi công phải tống hết ga, và hai động cơ phản lực tỏa nhiệt tối đa. Phi cơ thường phải thả flares để đánh lạc hướng hỏa tiễn. Phi cơ của Đại Úy Quốc của Phi Đoàn 516 bị SA-7 nổ nát phần cánh đuôi và rơi vào spin lúc ở cao độ thấp sau khi mới thả bom. Bởi cao độ là yếu tố cần thiết để lấy lại b́nh phi an toàn khi bị vào spin, ông đă lọt vào một trường hợp hết sức nguy hiểm gần như phải bó tay. Tuy thế, thay v́ nhẩy dù ra, ông đă nhanh nhẹn lấy lại thế b́nh phi một cách tài t́nh rồi bay chậm và thấp ra biển rồi về đáp thẳng ở phi trường một cách an toàn. Sau này, khoảng hơn mười năm trước tại Ventura, California, tôi có gặp lại ông tại nhà vị cựu sĩ quan hành quân của Phi Đoàn 528. Lúc đó Đại Úy Quốc đang bay cho một hăng hàng không dân sự của Mỹ.

“Tiếp theo đây là kỷ niệm mặt trận Truồi ở phía Tây Đầm Cầu Hai hoặc phía Tây Nam của Phá Tam Giang và Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên. Trong trận đánh này, bọn Vẹm đổ từ Trường Sơn vùng thung lũng Ashau ra với dự tính cắt đứt Quốc lộ số 1 hầu cô lập Cố Đô Huế. V́ trong mùa trời xấu, chúng tôi phải bay từ ngoài biển vào với cao độ thấp dưới mây để có thể thấy mục tiêu. Đă vậy mà mục tiêu lại bị chắn bởi ba quả núi nằm theo thế chân vạc nên riêng việc chọn trục ném bom cũng là một vấn đề nan giải. Tệ hại hơn nữa là trên cả ba đỉnh núi đều có súng pḥng không thay nhau bắn tới tấp vào mục tiêu chính là tàu của chúng tôi. Chán nhất là pḥng không phục ở hai bên núi cao bắn ṿng cầu vào phi cơ làm tôi có cảm giác như bị bắn trực xạ ngang đầu ḿnh. Lúc đó tôi mới biết thế nào là chữ ‘lạnh cẳng’ của dân bay, và mới khâm phục sự b́nh thản của Thiếu Úy Thắng ngồi bên cạnh. V́ địa thế hiểm trở và địch không chịu bỏ chốt, A-37 đánh bom măi không thấm nên phải viện thêm AC-130 dội bom xăng vào làm mục tiêu thành b́nh địa th́ địch mới chịu rút lui.

“Trong một phi vụ mà tôi tham dự ở vùng Ba Gia, Nghĩa Hành thuộc tỉnh Quảng Ngăi, trời xấu đến độ phải dùng BOBS (Beacon on Bombing Systems), tức là bombing on beacon sounds, mà pháo đài bay B-52 xử dụng. Đây là dùng lối bay hợp đoàn theo h́nh mũi tên gồm bốn đến tám chiếc hoặc nhiều hơn nữa, b́nh phi ở cao độ hơn 10 ngàn bộ, mỗi phi cơ mang số lượng bom tối đa ở hai bên cánh và được hướng dẫn bằng những tín hiệu của đài beacon qua headphones. Sau phi vụ này, nhiều phi công đă được Sư Đoàn 2 Bộ Binh thưởng huy chương.

“Những phi công Việt Nam Cộng Ḥa không thi hành phi vụ lệnh một cách hoàn toàn máy móc. Chúng tôi c̣n được hướng dẫn bằng ḷng nhân đạo và t́nh h́nh chiến cuộc. Bởi vậy mà đă hai lần chúng tôi phải đổi nục tiêu dội bom trái với dự tính hành quân. Lần thứ nhất là trong phi vụ chận đường tiến quân của địch trên Quốc Lộ số 1. Bọn Vẹm hèn nhát đă lùa dân chúng di tản từ Tam Kỳ ở phía Nam đi ngược về hướng Bắc của quốc lộ số 1 để dùng dân làm b́nh phong tiến chiếm hai thành phố Hội An và Đà Nẵng. V́ không thể thả bom vào dân chúng, chúng tôi bay về phía Bắc với dự tính phá sập chiếc cầu nằm trên cùng quốc lộ số 1 và cách xa đoàn người hầu tŕ hoăn sức tiến của địch. Một t́nh cờ thích thú cho chúng tôi là bọn Vẹm đă vừa chiếm chiếc cầu đó. Thấy dàn đại bác pḥng không và hai chiếc T-54 , chúng tôi như mèo thấy mỡ. Bất chấp đạn bắn như mưa vào mặt, chúng tôi liền xuống thấp và thay nhau rolling hot xơi tái ngay dàn cao xạ cùng hai con cua sắt đang loay hoay t́m đường lẩn trốn và làm hư hại cây cầu.

“Trong lần thứ hai chúng tôi phải đổi mục tiêu dội bom là v́ địch quân đang ở trong một khu làng mà một phi tuần viên bay cùng phi vụ là Thiếu Úy Bé cho biết rằng đó là quê anh và anh c̣n bà con ở trong đó. Thay v́ đánh thẳng vào mục tiêu, chúng tôi chỉ đánh những chiếc T-54 ở ven làng. Hú vía cho Thiếu Úy Bé–thử tưởng tượng nếu anh không bay phi vụ đó! Chiến tranh trên quê hương ḿnh lắm lúc thật vô t́nh. Bởi cùng ḍng máu cha ông nên chúng tôi lắm lúc phải chùng tay và thận trọng trong từng phi vụ.”

Sau đây là lời tường thuật của một bạn bay A-37 khác là Nguyễn Thanh Phương tự Phương Lùn. Phương đă về nước từ Sheppard vào tháng 6/1974 và phục vụ tại Phi Đoàn Ó Đen 548 Phan Rang. Phương gọi bài viết nầy là "SA-7 Sờ Mông":

Dù là khóa út ít của Không Lực VNCH, ít nhiều chúng ta đă góp mặt cho tới ngày tàn của cuộc chiến. Vào đầu năm 1974, các trự đi Mỹ trong toán đầu tiên đă bắt đầu về nước và phân tán ra các phi đoàn A-37. Toán thứ nh́ về vài tháng sau đó gồm có Đỗ Minh Hùng (tự Hùng đầu ḅ) Trần Văn Tỵ, Nguyễn Thanh Phương (tự Phương lùn), Lư Anh Dũng, Liêm Cá Ngác và Quang Tuyết Trắng. Toán nầy đi đủ về thiếu v́ có hai trự mắc kẹt lại học T-38 là Chí Bao Tử và Hùng Khỉ.

Sau khi bắt thăm và phân tán mỏng ra các phi đoàn A-37 từ Đà Nẵng xuống Cần Thơ, tụi tôi đă theo các phi tuần phó hoặc phi tuần trưởng đi đánh hằng ngày. Dạo ấy khu trục đă xếp cánh gần hết, A-37 đă bắt đầu bao vùng và khởi sự bị rơi rụng v́ chiến trường quá nóng bỏng, nhất là sau khi Ban mê Thuột thất thủ trong trận chiến cao nguyên. Thị xă Ban Mê Thuột, nơi đặt dinh Tỉnh Trưởng Đắc Lắc cùng với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 23 BB bị cộng quân bao vây tứ phía. Sau khi quận Thuần Mẫn bị mất, quốc lộ 21 nối liền Ban Mê Thuột và Nha Trang qua quận Khánh Dương bị gián đoạn. Trong khi đó quận Đức Lập bị mất nên con đường từ Ban Mê Thuột đi Quảng Đức cũng không c̣n xử dụng được. Sau khi anh dũng kháng cự với lực lượng quá chênh lệch, Ban Mê Thuột cuối cùng đă thất thủ khoảng 48 tiếng sau đợt pháo kích đầu tiên của địch quân.

Từ khi ra Phi đoàn, tôi đi ghế phải với anh Lư Tống hầu như mỗi ngày. Chúng tôi đă đánh nhiều trận, có khi giải tỏa áp lực địch khi chúng công đồn, chận đánh đoàn xe chúng chuyển quân, thiêu hủy kho tiếp liệu hậu cần của địch, hoặc có khi đánh tăng. Dù vậy, chỉ có trong những ngày đánh mặt trận Ban Mê Thuột tôi mới thực sự cảm thấy sợ, cho dù anh Tống hay chọc tôi là điếc không sợ súng, bởi mới ra trường chưa phân biệt được cường độ pḥng không. Ở Ban Mê Thuột, khi đến vùng là đă thấy pḥng không bắn xối xả. Nh́n lên cũng như ngang dọc chỉ thấy toàn là những cụm lửa như cái thúng hoặc những cụm khói bông đan kín bầu trời. Ch́ trong một buổi sáng thôi mà chúng tôi đă bị rớt 3 chiếc A-37, hai chiếc từ Phan Rang và một chiếc từ Phù Cát, cho dù là phe ta đă phải đánh tự trên cao.
Trong một phi vụ tôi cùng đi với anh Lư Tống đáp ứng quân bạn nhờ khóa họng vẹm. Chúng đă vào thị xă và trí súng cộng đồng trong một khách sạn để bắn qua bên kia đường là Bộ Tư Lệnh. Pḥng không đă là một cái khó, nhưng khó hơn nữa là việc bọn chúng và phe ta chỉ cách nhau có một con đường. Rủi mà bà không nhập, nhích tay chút xíu thôi để ông đại tá Tỉnh Trưởng và ông Sư Đoàn Trưởng có bề ǵ th́ chắc khó sống.
Briefing xác định trục đánh với bên L-19 xong xuôi, anh Tống bất chấp lệnh an phi phải đánh từ trên cao, anh đă mang tàu xuống thấp và nói với tôi bằng giọng hài hước: " Như vầy mới bảo đảm chết cha mấy thằng Việt cộng".
Khi xuống thấp mới thấy pḥng không bắn dữ. Dù tôi chưa có kinh nghiện phân biệt hướng và loại súng, mỗi lần mảnh đạn ghim vô tàu tôi đều cảm nhận được. Tàu hơi rùng ḿnh, hơi khựng hay hơi chao một chút xíu, thoáng nghe như có tiếng kim loại chạm vào nhau, xé nhau rất sắc. Sau khi đánh xong pass thứ hai và đổi hướng đi ra, th́nh ĺnh có một trái 37 ly nổ một cái oành gần ngay đầu cánh bên phía tôi. Dù không ăn miểng nhưng bị sức ép không khí nên tàu bị mất điều khiển trong giây lát- nó chao đảo, bềnh bồng như chiếc lá, dù có ngoáy stick cách mấy cũng không có áp phê ǵ cả.
Về tới phi trường, anh Tống kéo chúng tôi ra phía sau tầu để cùng đếm lỗ đạn. Sau đó anh Tống bị cù lũ (PĐT) dũa te tua như cái mền rách v́ vụ bay thấp phạm luật an phi trầm trọng. Ổng hăm sẽ ground nếu ảnh c̣n tái phạm. Từ văn pḥng cù lũ đi ra, anh nhún vai một cái rất Tây và nói với anh em:
- Đánh giặc mà! Đánh sao th́ đánh miễn chết giặc là ăn tiền.
Trong một phi vụ khác, Biệt Động Quân nhờ chúng tôi lên đánh giài tỏa áp lực địch đang đè nặng phi trường Phụng Dực. Hôm đó trời xấu, trần mây thấp, chúng tôi phải canh lỗ đục mây nhào xuống. Vứa đánh xong pass thứ nhất, đang kéo tàu lên cao độ th́ nghe tiếng la chói lói hốt hoảng của phi tuần bạn và L-19 nói có SA-7 và chỉ kịp hô "nhảy dù! Nhảy dù !" Không đợi nhắc lần thứ hai, chúng tôi khom người xuống giựt handle kích hỏa và hỏa tiễn đẩy hai cái ghế bắn ra khỏi tàu. Chỉ tích tắc sau đó, một tiếng nổ lớn rồi một cụm lửa như cây đuốc lớn văng tung tóe. Tôi biết ḿnh thoát chết trong gan tấc, bởi SA-7 c̣n xơi tái luôn F-5, đừng nói chi con vịt đẹt A-37.
Dù của tôi bị rớt gần b́a rừng và vướng trên cây. Tôi bị dập mặt đau đớn ê càng. Tôi đang phăng dây leo xuống th́ nghe rơ tiếng la hét với giọng Bắc đặc sệt. Xuống tới đất tôi ba chân bốn cẳng nhắm b́a rừng chạy thục mạng. Ư nghĩ phen nầy để tụi nó bắt được th́ ḿnh chết chắc làm cho tôi càng sợ, và càng sợ th́ chạy càng lẹ, bất kể gai góc, bụi rậm chằng chịt.
Ra tới b́a rừng tôi thấy có 3 chiếc M-113 chạy về phía ḿnh. Gần tới nơi th́ một chiếc trở đầu de lại và mở cửa, c̣n hai chiếc kia xả đạn đại liên vô rừng. Từ chiếc mở cửa, hai bóng rằn ri mũ nâu phóng ra xốc hai bên nách tôi thiếu điều nhấc bổng hai chân rồi phóng vô ḷng xe gọn bân. Khi ba chiếc chạy về hướng quân bạn, tôi c̣n nghe tiếng đạn trúng lốp bốp chát chúa vào vỏ sắt của chiếc xe đang chở tôi.Thở hổn hển, tim đập mạnh muốn vỡ lồng ngực, tôi nắm chặt tay của hai bạn Biệt Động Quân và cám ơn họ cứu mạng. Họ nh́n tôi cười và nói tỉnh bơ:
-Thiếu úy đừng cám ơi tụi tui mà hăy cám ơn ông thiếu úy Thiết Giáp ḱa. Ổng t́nh nguyện đi cứu thiếu úy đó. Tụi tui chỉ đi theo "chơi" thôi. Ông phi công kia coi bộ nhảy dù hay hơn thiếu úy à ! Dù của ổng rớt vô ngay chóc bên đại đội chỉ huy.
Thế là tôi được cứu thoát bởi những người bạn Biệt Động Quân, Thiết Giáp can trường, Bộ Binh dũng mănh đầy t́nh huynh đệ chi binh. Đường đời muôn vạn nẻo, nhất là sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, nhưng trong thâm tâm tôi lúc nào cũng nhớ ơn và cầu nguyện mọi sự an lành tốt đẹp đến cho họ.



Trong khi Nguyễn Hữu Thiện Tuấn ở Đà Nẵng và Nguyễn Thanh Phương ở Phan Rang đă t́nh nguyện và được bay tháp tùng nhiều hơn một hoa tiêu trung b́nh, Tuấn cũng như các anh em về Cần Thơ như Trần Ngọc Dương, Nguyễn Thiện Nhượng, Lê Hữu Thiện, và Đoàn Anh Thuấn cho tới ngày 30/4 vẫn chưa được tự cầm tàu đi hành quân. Khi được cắt đi bay, các anh em ngồi ghế phải, tức là ghế cho copilot hoặc huấn luyện viên, chứ chưa được ngồi ghế trái của pilot. V́ ở Cần Thơ ít được cắt đi bay, có người đă gọi các anh em này là "pilot kiểng".

Hăy tạm ngưng chuyện hành quân ở đây để kể về vài trường hợp đặc biệt. Trong khi có nhiều anh em 72A chuyển từ phi hành sang không phi hành th́ chỉ có một trường hợp ngược lại, và đó là Trần Văn Lâm. Theo lời Lâm kể th́ khi vào Không Quân, Lâm thuộc thành phần “lính ḅ”, nhưng vào năm 74 đă chuyển sang “lính bay”. Lâm đă học trực thăng ở Phi Đoàn 245E, ra Phi Đoàn 235 Pleiku, và sau đó qua 243 Phù Cát. Tuy nhiên, có lẽ v́ Lâm mới ra phi đoàn chỉ làm sĩ quan trực chưa phải bay hành quân ride nào cho nên anh em 72A không gặp (* Lâm hiện đang làm chủ một nhà in (2002) ở Canada, và đă in thiệp mời cho kỳ họp khóa vào năm 2000 ở San Jose).


Khóa 72A có những anh em trầm lặng ít ai biết tới. Mai Ngọc Trai c̣n nhớ được vài người như sau:

" Nhân vật thầm lặng nhất là Lê Minh Bảo. Nó đi phép về Long An, thay v́ nghỉ th́ nó chạy Lambretta chở khách thế cho ông già. Nó chưa biết gái là ǵ nên mỗi lần nghe kể chuyện chơi bời th́ lắng nghe chăm chú, nhất là khi Lê Quang Diệu và Nguyễn Thanh Quan kể. Ngày về Nha Trang học bổ túc quân sự, nó cứ bảo tao dẫn nó đi cho biết. Sau khi tao briefing cho nó những ǵ phải làm th́ tao gọi một em cho nó. Tao vừa đóng cửa pḥng quay đi th́ thấy nó đă vội vàng chạy theo sau hổn hển. "Tao xong rổi!" Thiệt c̣n nhanh hơn phản lực, không đầy một phút bay vèo năm trăm đồng bạc.

Đường Lập Nghĩa sau ngày ra hành quân ở Phi Đoàn 119 Đà Nẵng th́ bị inapp v́ phổi bị nám rồi về thặng số.

Trần Văn Ứng th́ có cái tật cải lương, thích mang tên Trần Tử Lang đi ngoài phố. Nó có cáo giọng nhèo nhẹo rất điệu, mỗi lần nói chuyện điện thoại với đào th́ hay bị tụi tao nghe lén rồi sau đó chọc nó làm nó chửi rủa lung tung.

Hứa Tỷ là gốc người Hoa nên tối ngày thấy mua toàn củ cải muối, hột vịt bắc thảo và thuốc bắc về nấu ăn. Tỷ và Đường Lập Nghĩa đă là một cặp bài trùng khi ra đơn vị."


Đầu năm 75 tự dưng lại có lệnh cho 72A ra lại Nha Trang học bổ túc giai đoạn hai quân sự. Những thằng phi công đă mấy trăm giờ hành quân mỗi ngày lại vô ngồi bệt trên sàn xi măng của trại Phi Dũng học về chiến thuật và chiến lược. Hôm nào đi học khí tượng ở Trường Phi Hành th́ được ngồi ghế để nghe Thiếu Tá Bé giảng về mây đùn, mây đống... Lúc này th́ ăn ở tự túc cho nên anh em thuê pḥng ở ngoài phố và ăn cơm tháng. Có thằng đi Mỹ về như Nguyễn Hữu Thiện Tuấn có Honda 90 chạy nghênh ngang. Cô em Tuyết ngày xưa làm câu lạc bộ cho Đại Tá Thịnh giờ này vẫn chưa chồng, sau khi không được Trai Đầu Ḅ chú ư. Gặp lại anh em 72A cô mừng lắm như gặp lại nhân t́nh cũ, nhưng những người t́nh thơ ngây của năm xưa nay đă giang hồ phiêu bạt lắm rồi, khó ḷng mà quay lại bến sông xưa.

Mục lục