Duyên Tương Ngộ



Từ dạo mùa hè ba mươi năm trước,
Bọn chúng ḿnh lũ lượt kéo nhau đi.
Tuổi hoa niên thời loạn ước mong ǵ?
Đời binh nghiệp thân trai v́ sông núi.

(Thơ Nguyễn Hoàng Tân)


 

 


Mùa hè 1972 là một thời điểm khó quên cho những Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân của khóa 72A. Miền Nam Việt Nam vốn dĩ đă là vùng nhiệt đới, nhưng chưa bao giờ người ta thấy cái nóng thiêu đốt như năm đó. Từ tháng ba, những cơn băo lửa đă bắt đầu đổ xuống những địa danh địa đầu giới tuyến, những An Lộc, Đông Hà, Quảng Trị, Bồng Sơn, Lai Khê, và đă được Phan Nhật Nam ghi lại trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Lửa đă đến gần thành phố lắm rồi. Ở Trảng Bàng cách Sài G̣n có 40 cây số vào tháng sáu lửa bom napalm đă thiêu rụi mất áo quần của em bé gái Phan thị Kim Phúc (có một thời gian bà Kim Phúc đă bị cộng sản Việt Nam xử dụng như một công cụ tuyên truyền. Nhân một chuyến đi, bà và gia đ́nh đă xin tỵ nạn ở Gia Nă Đại. Sau nầy bà trổ thành Đại Sứ Thiện Chí của UNESCO) trong một tấm ảnh đoạt giải Pulitzer chụp bởi Huỳnh Công Út (c̣n có tên Nick Út, phóng viên hăng AP). Những thanh niên chưa rời ngưỡng cửa nhà trường làm sao c̣n có thể quân tâm tới sách vở trong khi các đàn anh của họ đang lăn xả giữa đạn thù để tranh giữ từng tấc đất trong một cuộc chiến mà nhiều khi biên giới quá mù mờ. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Mười chín đôi mươi là lứa tuổi dễ chạnh ḷng khi người ta nghĩ rằng ḿnh đang trốn tránh trách nhiệm của trai thời loạn.

Ở cổng Phi Long của phi trường Tân Sơn Nhất trong tháng 6/72 đă có hàng ngàn thanh niên đứng nối đuôi nhau chờ nộp đơn t́nh nguyện. Hăy nghe Huỳnh Thanh Hải kể lại ngày đầu tiên đến xin đơn.

"Sáng hơn 9 giờ tôi c̣n tà tà ngồi uống cà phê rồi mới lên Tân Sơn Nhất xin đơn. Khi tôi đến vào khoảng gần mười giờ th́ trước cổng Phi Long là một rừng người. Nh́n hàng dài mà tôi phát ớn, vội làm một ṿng duyệt hàng binh để t́m cách xé rào. Qua hàng hàng lớp lớp người xếp hàng thứ tự, tôi nhận diện ra có bốn loại thí sinh là Sài G̣n, miền Trung, miền Bắc, và miền Tây. Tôi nghĩ nếu nhào vô đám Sài G̣n chắc là bị tụi nó đánh bỏ mẹ, dù có đai đen Thái Cực Đạo cũng không chịu nổi khi bị tụi nó hội đồng. Nh́n mấy cha nội miền Trung c̣n ớn chè đậu nữa, bởi nếu gặp đám như thằng Ngữ th́ nó đánh có nước bị loại chớ bay bổng làm sao nổi, c̣n vào nhầm đám Bắc Kỳ Hố Nai nhỡ gặp đám như thằng Tỵ Già th́ cũng miễn dịch vĩnh viễn và khỏi cưới vợ luôn. Do đó tôi quyết định bám sát đám miền Tây cho dễ ăn. Sau khi chọn một thời điểm thuận tiện tưởng là không ai để ư, bất th́nh ĺnh tôi nhẩy đại vào hàng đứng với đám miền Tây, có lẽ trong đó có Út Small. Tôi nghe trong hàng phía sau lưng nổi lên những tiếng la ó chửi bới ỏm tỏi, nhưng cứ thản nhiên mặt lạnh như tiền lấy thuốc châm lửa hút để trấn an tinh thần và chuẩn bị dzọt nếu t́nh h́nh bất ổn. May sao tiếng x́ xầm từ từ lắng dịu và im hẳn, bởi dường như tụi nó chấp nhận cho tôi một chỗ đứng... Số thứ tự nộp đơn của tôi là 251 . Tôi thầm nhủ ‘cảm ơn và cảm ơn!’ Do đó sau này ngoài những ơn nghĩa với Út Small tôi cứ trả hoài mà như c̣n nợ vậy.”

Sau đây là lời Đỗ Minh Hùng về lư do chàng t́nh nguyện vô Không Quân.

"Cái đời sống bận rộn ngày nay là một cuộc chạy theo với ḍng đời không ngừng nghỉ. Nhớ lại chuyện 30 năm cũ th́ một nửa đời người đă qua. Ngày c̣n bé tôi được cưng nhất v́ là con trai một và là con trai trưởng theo phong tục cũ, nam trọng nữ khinh. Tối ngày tôi quấn quít bên mẹ.

Năm lên bẩy tuổi, một buổi chiều kia tôi đă luồn vào rạp Nam Quang không mua vé như thường lệ. Cuốn phim chính th́ không đáng kể, nhưng cuốn phim phụ, một phim Pháp phụ đề Việt ngữ, đă in vào trí óc tôi cho tới ngày nay.

Cuốn phim có tựa đề là 'Cậu Bé và Chiếc Bong Bóng Đỏ'. Nhân vật chính trong phim khoảng trạc tuổi tôi. Một hôm khi rong chơi trên phố, cậu bé đă được ông bán bong bóng cho một chiếc. Chiếc bong bóng sau đó như một con vật sống trung thành bay theo cậu bé khắp nơi.


 

Một hôm có đứa bạn tinh nghịch đâm thủng cái bong bóng, và cậu bé buồn sinh bệnh ngày càng trầm trọng, rồi bỗng một hôm trước khung cửa sổ không phải là một hay mười, mà là cả trăm cái bong bóng đỏ. Cậu bé vui mừng chạy ra nắm lấy chùm bong bóng, và nó đă từ từ đưa cau bay lên trời cao mất dạng.

Cuốn phim chỉ có thế, nhưng trong tôi từ đó đă nẩy ra ư tưởng thèm được có một chùm bong bóng để giúp tôi bay lên được trời xanh.

Khi lớn hơn chút nữa tôi không ưa con gái, chẳng giống như sau này thấy đàn bà con gái là mắt cứ nhắm tít lại không c̣n biết đường về nhà. Tôi thường hay nói với mẹ tôi rằng khi lớn lên tôi sẽ đi lính đánh giặc, khi nước nhà yên ổn th́ tôi sẽ về nuôi mẹ mà không lấy vợ.

Trong những năm sau đó, sau khi tôi đă biết yêu, một hôm vào tháng 6/72 khi đang lang thang gần Tân Sơn Nhất, tôi thấy nhiều thanh niên xếp hàng sau hàng rào dây kẽm gai. Hỏi ra mới biết Không Quan đang tuyển lựa sĩ quan. Thế là tôi quên khuấy mất rằng ḿnh đang được hoăn dịch v́ là con trai một và đang học đại học, vội nhẩy qua hàng rào kẽm gai để nhập vào hàng. Giữa những tiếng la ó phàn nàn, tôi giả điếc. Có lẽ nhờ cái tướng cô hồn của tôi nên nhiều người không muốn buồn phiền và đă để tôi yên.

Sau khi nhận được số thứ tự để nộp đơn, tôi về nhà và báo cho cha mẹ biết rằng tôi đi lính, và mẹ tôi bật khóc. Đay là lần đầu tôi tự quyết định cho đời ḿnh, và thấy đau xót vô cùng khi nh́n những gịng nước mắt của mẹ tôi. Bố tôi th́ lặng yên. Báo tin cho người yêu, tức là vợ tôi bây giờ, th́ nàng chỉ buồn không nói. Thế là ngày song bát 72 tôi vào trại ông Tiến chờ ngày ra Nha Trang huấn nhục."


Huỳnh Thanh Hải sau này đă trả nợ Út Small ra sao, và Đỗ Minh Hùng đă trả giá đắt thế nào cho giấc mơ được bay lên trời, xin đón đọc hồi sau sẽ rơ. Bây giờ trở lại những thanh niên trong hàng hôm đó. Họ chưa biết lời của bài Không Quân Hành Khúc, nhưng khi ngẩng mặt nh́n trời xanh họ đă mơ hồ thấy bóng ḿnh trong đó. Mộng mây trời là một giấc mơ kỳ ảo và đẹp đến độ gần như là hoang đường không có thật. Một cánh chim tung ḿnh trong nắng sớm hay gọi đàn trong lúc hoàng hôn. Những khoảng trời thần thoại.

Cái h́nh ảnh thơ mộng như một bài thơ t́nh diễm tuyệt kia đă làm cho những anh tân binh của 72A không buồn tiếc khi mái tóc xanh rậm ŕ của họ bị tông đơ gậm nham nhở trong trại ông Tiến sau ngày nhập trại. Bộ đồ ka ki xanh mặc vào cũng thấy thoải mái, và đôi giầy bốt đờ xô đi cũng êm chân. Ngày hai buổi trưa chiều sắp hàng chờ ăn cơm. Những chiếc khay nhôm bốn ngăn. Nhà bàn không c̣n máy lạnh nên hơi nóng bức và chứa đầy những dăy bàn dài ngồi sát cánh nhau. Cơm nhà bàn không đầy đủ như cơm nhà nhưng trong cái cảm giác mới mẻ quanh những thằng bạn từ bốn phương trời mới tụ họp về đây không mấy ai thấy đáng phàn nàn. C̣n ǵ bằng trong giữa buổi trưa nắng bức qua hàng kẽm gai mua được bịch cà phê đá cầm về hút chung nhau điếu thuốc làm quen câu chuyện kể.

Nhắc đến Trại ông Tiến, Nguyễn Ngọc Châu Pḥng diễn tả:

"Tôi c̣n nhớ anh cháng binh nh́ người Tàu bàn tạp ḥa trong trại. Khi nào hàng họ ế ẩm th́ hắn kêu anh em ra phạt để cho đói bụng, khát nước mà mua hàng của hắn. Có khi trong lúc phạt các chuẩn Sinh Viên Sĩ Quan, anh ta mặc quần xà lỏn, áo thun. Có lần tôi gặp anh ta đứng đái trước mặt hàng quân".

Hoàng Văn Trung kể lại chuyện sau:

"Ở trại Ông Tiến, trong giờ sinh hoạt buổi tối, Nguyễn Văn Bực kể chuyện có một con chó kia bị chết nhưng được một ông thầy đem về mổ sọ nó ra rồi làm phép hoặc bỏ thuốc ǵ đó. Sau đó con chó sống lại, nhưng nó không sủa "gâu gâu" nữa mà sủa "cạch cạch".

Câu chuyện h́nh nhưa là một câu chuyện diễu nhưng chẳng ai cười v́ không hiểu nhó muốn nói ǵ. Từ đó anh em gọi Bực là "cạch cạch"."

Tiếp theo là lời của Trần Đôn Điền.

“Năm 1964 bố mẹ tôi đă dẫn con cái lên Pleiku lập nghiệp. Thị trấn vùng cao nguyên, nắng bụi, mưa bùn. Ở đây là nơi đặt Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cho nên lính nhiều hơn dân, và phần đông dân là gia đ́nh binh sĩ v́. Họ đến từ Đông Hà, Quảng Trị cho đến những người ở tận Cà Mau. Chính nơi đây tôi đă biết thế nào là chiến tranh qua những trận Pleime, Chư Sao, Mậu Thân.
 

Hai người bạn tôi quen đầu tiên ở trại Thượng Sĩ Tiến là Mai Văn Dũng tức Dũng Đen và Dương Hồng Sơn. Dũng có vẻ từng trải, c̣n Sơn th́ chẳng biết ǵ cả, ngáo bỏ mẹ. Nó hút ké tôi có một hơi thuốc mà ho sặc sụa. Bị Dũng Đen cười, nó quê lắm và bắt đầu tập hút thuốc. Thế nhưng trong ngày đầu tiên được cho về phép, nó đă lộn ngược tất cả các túi áo v́ sợ rằng về nhà mà ông bà bô thấy nó có thuốc lá th́ sẽ mắng nó. Thời trẻ của chúng ta là thế đấy phải không các bạn? Dù đă bắt đầu bước chân vào cuộc chiến, nhưng đối với bậc sinh thành th́ điều ǵ các cụ không thích có khi nào chúng ta dám làm trước mặt?

Trong buổi chiều chủ nhật cuối cùng ở trại Thượng Sĩ Tiến trước khi ra Nha Trang, ba đứa tôi xuống khu gia binh vào một cái quán vô danh nào đó kêu vài chai bia con cọp. Bia đắng vị houblon, uống một hớp là nhăn mặt một lần. Qua chai thứ hai th́ có vẻ ngon hơn một chút, và tôi đă làm liều ghẹo cô con gái bà chủ quán. Tôi một hai kêu bà chủ quán bằng má xưng con. Đó là lần đầu tiên tôi bắt đầu biết xỉn.

Hai năm sau đó khi quay về Bộ Tư Lệnh làm giấy tờ đi du học, tôi đă gặp lại hai mẹ con bà chủ quán. Bây giờ th́ quán đă khang trang hơn và lại ở ngay sát nhà đậu xe trong Bộ Tư Lệnh, và tôi không c̣n dám gọi bà chủ quán là má nữa.”


Trong thời gian ở trại ông Tiến, anh em khóa 72A đă đủ th́ giờ quen biết nhau khá kỹ, và nhiều thằng đă bắt đầu giở tṛ phá phách nham nhở. Một hôm trong giờ tắm, Châu Thiên Huệ đă ve vẩy của quư như một chiếc ma trắc giả vờ như sắp phang vào Khanh Béo đang ngồi giặt quần áo gần đó trong khi thằng này không để ư. Phần Khanh Béo th́ cũng chẳng vừa ǵ, Hải Ác Tăng vẫn c̣n nhớ cái giọng ca đểu cáng của nó theo nhịp quân hành khi cả đám sắp hàng đi ra phi đạo để lên phi cơ ra Nha Trang, “Má thằng Sơn vừa đi vừa vén cái quần lên, vén cái quần lên th́ thấy cái đầu thằng Sơn.” Cả bọn cười rần lên trong khi Phạm Duy Sơn quê đỏ mặt tía tai không nói được lời nào. May mà đang đi trong hàng chứ không chắc Khanh Béo mập ḿnh với thằng Sơn cú đó.

 

Đến tháng tám th́ mặt trời đă xuống gần hơn chút nữa. Sân cát Nha Trang chói lóa sau khi chào Đại Bàng vác sac marin chạy ṿng quanh Phi Dũng. Những cái lưỡi trắng v́ thiếu nước buổi trưa trong nhà bàn chỉ được thấm giọng bằng vài muỗng nước trà. Những khuôn mặt đẫm mồ hôi lấm lem đất cát. Những chiếc vớ hôi như mùi chuột chết. Đêm ngửa mặt nh́n sao nghe niên trưởng ngâm thơ

Ôi không gian giờ đây ta mới biết,
Mộng mây trời đă giết chết đời ta.


Những nhọc nhằn này cũng dễ chịu thôi khi người ta có máu nóng và có bạn bè bên cạnh. Và sự gắn bó của những thằng bạn 72A đă thực sự bắt nguồn từ những giây phút huấn nhục cam go đó. Ba trăm sáu chục thằng lính mới trừ đi một trăm Không Phi Hành c̣n lại Phi Hành hai trăm sáu chẵn cḥi.

Trong khi đa số những bạn Phi Hành trong lứa tuổi mười chín đôi mươi và có tú tài I, các bạn Không Phi Hành thường đều ở đại học. Bởi trong kỳ đôn quân này tất cả những sinh viên học sinh v́ bất kỳ lư do ǵ mà học trễ một năm trở lên đều phải đi lính, nhiều bạn Không Phi Hành đă sắp tốt nghiệp Phú Thọ, Y Khoa, hay Kiến Trúc đă phải cay đắng rời trường để miễn cưỡng thành quan Không Quân hơi sớm.

Thế là những Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân khóa 72A đă bỏ lại sau lưng những quán cà phê đèn mờ với những bài hát của Trịnh Công Sơn mà trong đó có đàn ḅ vào thành phố và người con gái Việt Nam da vàng để thay vào bằng những câu hát mới

Đoàn người tưng bừng về trong cơn gió
Hồn như đám mây trắng lững lờ
Giang hồ không bờ không bến
Đẹp như kiếp Bô Hê Miên


hoặc

Ta là đàn chim bay trên mây xanh
Đi nh́n qua khói những kinh thành xa
Đôi cánh tung hoành nhịp trên mây xanh
Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng


Khi rời quân trường, họ đă say mê tiếng hát Thanh Thúy qua những câu

Giữa ḷng trời khuya muôn ánh sao hiền
người trai đi viết câu chuyện
một chuyến bay đêm


hay là Sĩ Phú trong bài Tuyết Trắng

Khi nắng chiều đi không gian chợt tối
Đă hẹn nhưng chẳng thấy anh sang
Khi nắng sân trường soi bóng em
Khi chiều ngả dài bao nhiêu nhớ thương
Khi đường mây chờ anh tung cánh thép
Đây áo bay màu xanh, xanh như t́nh ái
Khép lại khăn ấm chính em đan


Những bài hát của người phi công Việt Nam là như thế đó, đẹp và êm ái như những bức thư t́nh muôn thuở, không có đạn bom máu lửa, chiến công, thù hận. Người phi công của Việt Nam Cộng Ḥa hào hoa đă nhận phi vụ lệnh và ra đi trong sự ung dung. Họ ra đi bằng t́nh thương hơn là sự thù hận, như Phạm Đ́nh Chương trong Anh Đi Chiến Dịch

Anh đi chiến dịch xa vời
Ḷng súng nhân đạo cứu người lầm than
Thương dân nghèo đồng hoang cỏ cháy
Thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày, anh đi


hoặc Màu Áo Hoa Rừng

Ngày anh ra đi với chiếc áo xanh màu hoa
Ngày anh ra đi vai súng hiên ngang đường xa
Băng suối qua rừng chập chùng
Hay những đêm dài lạnh lùng
Sương mờ nẻo vắng,
bước chân anh không ngại ngùng.


Không phải chỉ có những bài hát là nhẹ nhàng, mà ngay cả những tác phẩm về đời phi công cũng thế. Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với Đời Phi Công, Dương Hùng Cường trong Buồn Vui Phi Trường với h́nh ảnh của Phượng, hay Saint Exupéry trong Chuyến Thư Miền Nam với h́nh ảnh mảnh mai của Geneviève đều là những tác phẩm đầy thi vị. Trong Cơi Người Ta người phi công đă phải bay len lỏi giữa những khe núi với những ngọn cao tới bảy ngàn thước để t́m đường vượt qua rặng Andes bằng những phi cơ chỉ bay tới cao độ năm ngàn hai trăm thước. Người phi công trong văn chương là người t́nh, người chồng, và người cha rất b́nh thường và đơn giản.

Trong những ngày huấn nhục,nhiều chuyện khôi hài đă xẩy ra. Bạn Bùi Văn Huynh có kỷ niệm sau:

"Tao văn th́ dốt vơ th́ dát, nhưng đă khoát vào ḿnh khóa 72A th́ chẳng có lư nào không đóng góp một chút với chúng mày được. Ăn đồng chia đủ chứ. Khi vừa chui ra khỏi C-130 tại Phi trường Nha Trang, cán bộ niên trưởng ḥ hét tập họp giữa buổi trưa nắng cháy da thịt. Tao đứng sau Đặng Chấn Kỳ. Khi thấy ngài đứng hơi lom khom, một cán bộ đền sừng sỏ la hết: "ông này đứng nghiêm thế à, nhặt bạc cắc phải không?"

Tao tức khí xông lên đền cổ trợn mắt nạt lại:"Đ.M. Sĩ quan ǵ mà ăn nói mất dại, bố láo, đố vô học, thiếu tư cách". Đang lúc ồn ào hỗn loạn, có lẽ đương sự không nghe thấy nên bỏ đi. Nửa giờ sau tại  vận động trường chào đại bàng, tao chứng kiến Đoàn Văn Tú 72A không phi hành đội nón sắt v́ mất mũ kepi cùng những nhân vật to can tốt tướng như Trần Chung Thanh đang vật vă lăn lộn thê thảm trên cát nắng. Tao bụng run như cầy sấy, thầm cảm tạ Thượng Đế rằng gă đàn anh đă không nghe thấy tao cự nự chửi thề tại Phi trường, chứ không th́ bỏ mẹ rồi. Hú hồn, cái may mắn đó tao vẫn nhớ đền ngày hôn nay."

Trong một buổi trưa chào trại Phi Dụng, tôi đă theo lệnh cán bộ đi vác những anh em xỉu nằm dài dài dọc lối đi lên xe bệnh xá đậu gần đó. Khi muốn vác một chàng nào, tôi phải xốc hắn đứng lên trước đối diện với ḿnh, dùng tay trái nắm lấy cánh tay phải của hằn giơ lên, ngồi thụp xuống vắt bụng hắn lên vai của tôi, rồi mới đứng lên.Khi đền xe, tôi phải hạ hắn xuống nhè nhẹ v́ sợ đầu hắn bị đập xuống. Hôn đó tôi vác lên xe khá nhiều nhưng chỉ nhớ có Phạn Khắc Thành, v́ trước khi vác hắn lên tôi đă phải theo lệnh dùng nón sắt múc nước đổ vào lổ mũi hắn. Mới đầu c̣n đặt nằm xuống sàn xe, sau dó nhiều quá th́ đặt lớ sau lên trên lớp trước. Có lúc tôi sợ một anh nằm dưới bị đè chết ngộp nên lại phải kéo sắp xếp sau cho những tấm thân oai hùng đó đừng đè lên ngực nhau nặng quá.

Những người được tôi vác hôm đó sau nầy đều không nhớ, trừ bạn Nguyễn Văn Bực. Khi tôi hỏi chàng ngày xưa chàng có xĩu thật hay không th́ chàng cương quyết bảo là xĩu thật, nhưng khi tôi hỏi rằng "xĩu thật sao c̣n biết?" th́ chàng không có câu trả lời.

Trong một bửa cơm, Trịnh Khanh bị bắt ăn ớt cay quá, nước mắt tuôn ràn rụa, đến khi bị niên trưởng ḥ hét quá, hắn mếu máo: "Cán bộ ơi con không khóc nữa". Chàng Huynh với số quân 73/606-410 th́ bị phạt thế nào cũng cứ xưng danh là Bùi Văn Huynh, số quân 73/606-4 một mười" (Nguyễn Tiến Cường nhắc lại việc nầy). Ngoài những con số luộm thuộm đó ra, chàng nầy c̣n nổi danh v́ câu tuyên bố bất hủ: "Em nhớ mẹ em, em khóc".

Sau đây là Lê Văn Nguyên nói về thời gian mới ra Nha Trang. Nguyên đân từ G̣ Dầu Tây Ninh, tức là cùng quê quán với Đặng Quốc Thuần và Nguyễn Thanh Tâm.

"Một ngày mùa hè tháng 02/1990, trên chuyến xe đ̣ tốc hành chạy từ Sài G̣n ra Nha Trang, suốt một đêm qua chặng đường dài hơn 400 cây số tôi thấy mọi người đầu ngủ gà ngủ gật v́ mỏi mệt. Riêng tôi th́ cố hết sức mà không ngủ được, như đang chờ nhận những h́nh ảnh mới lạ nào đó. Đầu óc tôi cứ nghĩ ngợi lung tung về những kỷ niệm xa xưa, hơn mưới mấy năm về trước nơi miền thùy dương cát trắng, của những chàng trai khóa 72A Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân đang lặn hụp, chới với trên sân cát, toát mồ hôi mẹ, té mồ hôi con.

Trong khi chào đại bàng, thậm chí có thằng v́ quá sợ khóa đàn anh phạt đứng trong hàng không dám giơ tay xin đi tiểu, đă tè đại ở trong quần. Khi có thằng bạn đứng gần hỏi: "sao mầy không xin đi?" anh ta trả lời : "tao tè đại cho nó mát".

Ở Phi Dũng sau khi chào trại xong, tất cả anh em xếp hàng vào barrack. Mỗi barrack có hai dăy sạp dài hai bên và đường đi ngay chính giữa. Bên phải tôi là Đặng Quốc Thuần, bên trái tôi là Hứa Văn Bảo và Nguyễn Văn Chiến. Cơn mệt mỏi mới vừa êm, tưởng đâu được khuây khỏa một chút, nào ngờ vừa ổn định hàng ngũ xong th́ cán bộ "áo vàng" khóa đàn anh bắt đầu thủ tục khám xét đồ bén nhọn. Tôi liếc mắt nh́n quanh. Thuần và Bảo không có ǵ. Tới phiên "cha Chiến" th́ hởi ôi, người có tới mười mấy trái chanh tươi và một bao nylon hơn nửa kư lô muối tiêu.

Nh́n thấy mấy thứ nầy, cán bộ mùng ra mặt và bảo: "Ông nghĩ ở đây không có muối tiêu và chanh phải không? Ông đem ra phân chia cho các bạn của ông ăn hết đi. Chanh th́ tốt chớ muối th́ ngặt quá. Cổ họng đang khô khốc v́ khát nước mà c̣n phải há lớn miệng ra để Chiến đổ vào một muỗng canh muối tiêu. Trước khi nuốt c̣n phải lịch sự "cám ơn bạn", coi có chết được hay không?

Trong khi tôi c̣n đang đau khổ v́ muỗng muối th́ bỗng trong đám lố nhố phía sau barrack có tiếng la: "Trời ơi giờ nầy mà ông c̣n mang theo sữa. Ông khui ra cho bạn bè ông uống với. C̣n phần ông th́ nằm ngửa lên sạp tréo chân mà nút hết hộp sữa đặc nầy cho tôi. Người bạn mang theo sữa đó tên là Phạm Văn Tuấn. Từ đó chàng chết tên là Tuần Babilac.

Từ từ khóa đặ cho nhiều bạn khác cũng những cái tên chết danh như Thanh Django, Quảng Ghẻ, Chiến Răng Vàng, Sơn Thùng Nước Lèo, Nhuận Nḥe v.v... Riêng tôi th́ năm đêm liền khi tập họp điểm danh trong barrack là cán bộ bắt tôi nhảy lên hay tay bám chặc cây xà ngang ở trên đầu ngay chỗ đứng trong khi hai chân đạp lia lịa, miệng bấm c̣i "bin-bin, bin-bin" gọi là đạp xích lô. Rất may tôi không bị dính cài tên là Nguyên Xích Lô. Nói cho cùng nếu phải có th́ cũng tốt thôi, v́ chính nhờ nó mới làm anh em nhớ dai hơn, chớ để giờ nầy nếu muốn có th́ làm sao có được, phải không các bạn?

Đêm đêm trên sân cát trước nhà bàn, những cái nhẩy xổm và nhẩy công lực của cả đám làm cho bụi bay mù dưới ánh đèn pha chiều xuống. Thỉnh thoảng được nghỉ ngơi vài phút nằm đếm. Dễ th́ đếm sao: "Một ông sao sàng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao...". Khó hơn là kiểu đếm: "Một ông lặc cỏ, hai ông cỏ lặc, ba ông lặc cỏ, bốn ông cỏ lặc..." Nếu muốn biết kiểu đếm thứ nh́ khó như thế nào, xin bạn hăy thử đếm xem sao. Có hai cán bộ nhân từ cho nghỉ nhiều là Châu Già và Học. Nếu không có hai ông thần nầy độ mạng th́ chắc là 72A phải tiêu tùng v́ các hung thần ác sát kia.

     
Dù những đêm huấn nhục mệt mỏi là như thế nhưng sau khi các niên trưởng leo lên StepVan rời Phi Dũng ra về là anh em vẫn c̣n đủ sức ḅ lên quán cô Thương mặt đỏ để làm gói ḿ và ly trà đá. Ngay từ ngày đầu tiên ra Nha Trang tới Phi Dũng khi về tới barrack là tất cả đă phải dốc ngược sac marin ra cho niên trưởng bộ khám. Không may cho những anh mang theo những món mặn để dành ăn cơm như thịt chà bông hay thịt kho mắm ruốc phải ăn cho hết, và những anh c̣n thuốc lá th́ phải ngậm hết những điếu thuốc c̣n trong gói để châm lửa hút một lượt. Thế mà Nguyễn Đ́nh Cẩn dấu làm sao mà c̣n được một gói ô mai cam thảo. Trong một buổi tối kia, chàng ta đă trèo lên một căn pḥng trên lầu của một barrack bỏ trống mang ô mai ra pha trà tầu đăi những bạn thân là Bùi Mộng Lân và Nguyễn Hữu Thiện Tuấn, và bởi v́ ô mai của chàng có lẽ đă bị người yêu bỏ bùa thư hay sao đó mà mấy thằng sau đó bị Tào Tháo rượt tơi bời hết cả một đêm.

Sau mới có hai tuần lễ ở Phi Dũng là mười bốn anh em đầu tiên đậu ba kỳ thi Anh văn ở trường Sinh Ngữ Quân Đội đă được gọi về Sài G̣n để đi Mỹ. Những thằng đó có tên sau đây: 1. Lư Văn Ánh, 2. Lê Văn Cảnh, 3. Trần Ngọc Dương, 4. Nguyễn Thanh Liêm, 5. Nguyễn Thiện Nhượng, 6. Trần Văn Phiêm, 7. Nguyễn Ngọc Châu Pḥng, 8. Trần Chung Thanh, 9. Lê Hữu Thiện, 10. Đoàn Anh Thuấn, 11. Nguyễn Trọng Tiến, 12. Nguyễn Hữu Thiện Tuấn, 13. Trần Ngọc Tùng, và 14. Trần Anh Tuấn. Về tới Tân Sơn Nhất, 11 người đă được làm thủ tục đi Mỹ nhanh chóng, chỉ có Trần Ngọc Tùng phải ở lại hơn một tháng để điều trị tim, Nguyễn Hữu Thiện Tuấn th́ phải ở lại hai tháng v́ hắn có tới ba ḥn phải cắt bớt đi một, và Trần Chung Thanh bị kẹt lại v́ lư do “an ninh” và sau đó ra Nha Trang học L-19.

Một trong những việc mà anh em phải làm ở quân trường là đi gác, ngày cũng như đêm. Sau đây là lời tường thuật của Đỗ Minh Hùng.

"Ở Nha Trang huấn nhục được khoảng 2 tuần, tôi và Đỗ Trọng Nhâm được xếp gác đêm với nhau. Mỗi thằng được phát một cây súng M-16 trước khi trèo lên vọng gác. Trước 12 giờ đêm, hai thằng c̣n tỉnh táo, nói chuyện huyên thuyên về gia đ́nh, về bồ bịch, rồi chuyện tương lai một mai khi thành phi công. Cứ tưởng tượng trở thành phi công là thấy sướng đời mê đi rồi.

Chỉ c̣n 6 tiếng nữa là trời sẽ sáng và phiên trực sẽ qua. Coi bộ hai thằng tôi không qua nổi đêm nay. Buồn ngủ ơi là buồn ngủ. Hai mí mắt nặng như ch́, chỉ chờ dịp là xụp xuống. Tôi và Nhâm chia nhau giờ giấc. Tôi thức cho Nhâm ngủ trước. Sau đó Nhâm sẽ thức cho tôi ngủ. Ba tiếng đầu trôi qua chậm chạp. Phố Nha Trang im dần theo bóng đêm. Lâu lâu có những tiếng gơ lóc cóc của mấy hàng ḿ, hoặc tiếng rao: 'Ai xương xa, vịt lộn hôn' mà nghe như: 'Ai xa xa vật lộn hôn." Tới hết ca của ḿnh, tôi đánh thức Nhâm dậy, giao súng cho hắn, rồi đi ngủ.

Đang mơ màng trong giấc điệp th́ tôi bật dậy v́ lănh một cái tát như trời giáng. Bên kia, Nhâm cũng cùng số phận. Ông trung sĩ trực quát tháo um xùm: 'Súng của các ông đâu?' Tôi và Nhâm nh́n quanh, cây M-16 mất tiêu. 'Mất súng là các ông ở tù mọt gông.'

Tôi và Nhâm đứng như trời trồng. Tôi h́nh dung ra một viễn ảnh u ám. Từ bé tới giờ nào tôi đă biết tù tội là ǵ. Lúc này bỗng chúng tôi tỉnh táo vô cùng, có phải thức vài đem nữa cũng chẳng sao.

Tôi và Nhâm được lệnh làm 50 cái hít đất. Sau đó ông trung sĩ trả lại súng. Th́ ra khi chúng tôi đang say ngủ, hắn đă ḅ lên chôm súng rồi tặng chúng tôi mỗi thằng một cái bạt tai nhớ đời. Bên má trái tôi đau rát, chắc hôm sau cần mua thuốc dán. Chờ ông trung sĩ đi khuất, tôi rủa Nhâm: 'Đ. M., tôi thức th́ ông ngủ. Tới phiên tôi ngủ, ông cũng ngủ là nghĩa làm sao?' Hắn nh́n tôi cười trừ, một nụ cười ngáo không thể tả."


 

Sau bốn tuần huấn nhục, tháng chín đến là anh em 72A đă được gắn alpha. Mười bốn người về Sài G̣n trong thời gian huấn nhục không được gắn alpha th́ đă đành rồi. Riêng Nguyễn Văn Bực có mặt trong quân trường mà cũng không được gắn alpha. Sau đây là lời Bực giải thích:

" Kính gởi quư chư tăng bằng hữu. Đây không phải bần tăng phân bua để làm sống lại những quá khứ đă qua đi gần ba mươi năm, mà đây là tiếng nói của một kẻ cũng v́ miếng đỉnh chung danh vọng hăo huyền nhưng không biết xử dụng ngôn từ hoa mỹ. Ở trường học lúc hoa niên, tớ chỉ có thu thập những vần thơ tuyệt tác nói về những anh hùng rơm hoặc quạn tử Tàu. Tớ cứ lo nghiền ngẫm chữ nghĩa, đôi lúc lảm nhảm như một thằng khùng. Đền khi giựt ḿnh tỉnh giấc Nam Kha th́ đă luống tuổi, tóc đă ngă màu, mà chưa ngă ngũ, vẫn c̣n đi t́m cái ngu cái dại.

"Giấc Nam Kha khéo bất b́nh

Bừng con mắt dậy thấy ḿnh tay không."

Thưa anh em khóa 72A thân mến,

Tớ muốn khép lại cái vở tuồng không mấy ǵ hay cho lắm, nhưng vừa tính kéo bức màn nhung th́ bỗng sực nhớ rằng vở tuồng chưa xong. Bởi thế đành kéo màn lên hát tiếp. Ngày anh em găn alpha th́ tớ bị cán bộ Huệ cạo đầu nhốt conex. Tớ đâu làm ǵ đáng tội cho lắm đâu. Tớ nào có ăn gian nói dối, trộm cắp hay thâm lạm của công ǵ. Tớ bị nhốt chỉ v́ ḷng ích kỷ, tự ái cá nhân. Lệnh của bộ chỉ huy th́ ít mà cán bộ thi hành th́ nhiều. Chỉ bởi v́ tớ không biết chè lá, và bởi cái khí thế quân tử Tàu trong người của tớ lúc nào cũng cuộn chảy. Lúc nghĩ lại th́ quả làm thế bấy giờ là khổ, là ngu. Sao không t́m một cái chức cán bộ để hưởng nhàn, để mà ḥ hét anh em cho sướng cái mồm.

Trong lúc anh em 72A gắn alpha mới hân hoan nghĩ tới cảnh ngày mai sẽ đưa em bát phố, trên vai hai con cá vàng óng ánh, cũng hùng cũng oai, th́ trong lúc ấy tớ với cái đầu trọc, bị cán bộ bỏ quên trong conex. Lúc ấy tớ rất chán chường cho cái cảnh người ăn hiếp người. Anh em cùng khóa lại bôi mặt hành hạ lẫn nhau. Chúng ta ai cũng có một cái vốn văn hóa khả dĩ để hiểu điền đáng và không đáng làm. Nếu v́ anh em v́ bạn bè, tớ không có ǵ để nói. Đôi lúc anh em biết làm cán bộ mà không biết ḿnh làm để làm ǵ, diều ấy mới trớ trêu thay. Sau hơn gần ba mươi năm t́m lại cái bức tranh vân cẩu, tớ muốn chúng ta cùng ngắm lại nó. Ai đă vẽ chó không giống chó, mây không giống mây, mà vụng về tô cả bức tranh toàn giống chó hết. Ôi cuộc đời muôn mặt, thói đời nhiều trắng đaen lẫn lộn."

Khi đă được gắn alpha, trong những ngày cuối tuần anh em được mặt đồ vàng ra phố. Phố Nha Trang nhỏ nhưng cũng có tới bốn rạp xi nê. Đỗ Minh Hùng và Nguyễn Hữu Thiện Tuấn đă tă lại khung cảnh cũ:

"Nha Trang là một thành phố biển ở Trung Phần, cách Sài G̣n không tới một giờ bay. Đây là một thắng cảnh du lịch nổi tiềng v́ những bải cát mịn trắng, được bao bọc bởi những dăy núi cao hùng vĩ và xanh ŕ nổi bật lên dưới ánh nắng ban mai. Những dẫy biệt thự sang trọng nằm dọc bờ biển gợi cho du khách cái cảm giác như họ đang ở một bải biển miền Địa Trung Hải. Nha Trang có những di tích nổi tiếng như chùa Long Sơn cổ kính, băi biển Ḥn Chồng thơ mộng, Tháp Chàm Ponagar ghi lại dấu tích của một triều đại cổ xưa, và pho tượng tạc một chiến sĩ chống súng ở thế thao diễn nghỉ bằng đá trắng. Pho tượng trắng nổi bật lên trên một dăy núi Đồng Đế trải dài giống như h́nh một thiếu nữ nằm nghiêng xỏa tóc xa xa đă để lại cho đời hai câu thơ bất tử sau:

" Anh đứng ngàn năm thao diễn nghỉ,

Em nằm xỏa tóc đợi chờ anh".

Trong cái thành phố biển đó, nhiều đôi giày củ chuối đă được lê cho tới khi ṃn vẹt gót. Dù đời sống quân trường ban ngày th́ bận rộn, nhưng chiều tối cũng có chút thời giờ thảnh thơi để đọc thư đào. Chàng nào có đào th́ đọc thư của ḿnh, chàng nào không có đào th́ nghe đọc thư đào của Vũ Xuân Quảng kể chuyện leo lên nóc nhà ngồi viết cho chàng. Người t́nh bé nhỏ dĩ nhiên sau này đă đẹp đôi với một anh cha căng chú kiết nào đó không phải trong khóa 72A, nhưng trong khi chờ đợi th́ thư nàng viết cũng mùi. Kể ra những lá thư t́nh hay ho như thế mà viết cho một anh lùn phệ bụng mỗi tối mặc xiệp đánh giầy theo nhịp cha cha cha của Santana th́ cũng quá ngược đời.
Nói về thư đào của Quảng Ghẻ, sau đây là lời của Lê Văn Nguyên:

"Trong những ngày tháng học quân sự ở đây, vào những lúc nghỉ giải lao, huấn luyện viên thường bắt Thanh Django lên đọc thư đào của bạn bè cho cả lớp nghe. Nó có cái giọng đọc đặc biệt có một không hai trong khóa 72A Sinh Viên Sĩ Quan Phi Hành, ai nghe cũng phải bật cười. Tôi c̣n nhớ có lần Thanh đọc một lá thư t́nh của bạn nào không biết, chắc là của Lệ gởi cho Quảng Ghẻ. Trong là thư đó có một câu mà tới nay tôi c̣n nhớ cái giọng lè nhè của "Răng Gô": "ở nhà sau khi ăn cơm xong, em ráng ăn thêm một trái chuối". Có điều ăn trái chuối này vào bửa cơm trưa hay cơm tối th́ nàng không kê khai cho rơ...

Khi được chuyển về Ngân Hà, Thiên Nga, Thùy Dương, Hoàng Yến sau đó, những bộ mặt thư sinh giờ có vẻ già dặn hẳn lên".


Khi cuộc sống bắt đầu có chút thảnh thơi là khi Đỗ Tiến Như lên tiếng hát. Mỗi tối trong tiếng đàn ghi ta phừng phừng là phải nghe lại vài lần điệp khúc:

Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi mọi đă ṃn hơi


Không biết đồng bào đă ṃn mỏi tới cỡ nào, nhưng tiếng hát mỗi tối của Như nghe chừng hăng say lắm.

Khi đă được ra phố là Châu Thiên Huệ đă bắt đầu bị bôi bác. Có nhiều bạn đă làm chứng rằng vũ khí của hắn khi lâm trận chẳng những buồm không căng gió mà cột buồm cũng chẳng dương thêm kích thước bao nhiêu. Nghĩ nực cười, thằng bự con mà ưa khóc tổ cha! Trong mấy tuần huấn nhục cứ nghe nó khóc lóc với cán bộ khi bị móc ra phạt không thôi cũng đủ muốn bịnh luôn.

Để chấm dứt chương này, hăy chép lại đây nguyên văn lời kể của Hoàng Văn Trung về Quân Trường Không Quân Nha Trang:

"Kính tặng các niên trưởng của trại Ngân Hà đă dậy các khóa đàn em nhận xét và đối phó với những gian khổ trên đời.
Cùng kính tặng những người lính VNCH để nhớ lại những ngày đầu vào lính.

Tôi vào Không Quân trong cái lo âu của mẹ già. Nhưng trong không khí chiến tranh của cả nước, giặc Cộng nổi lên đánh phá khắp nơi, làm thân trai với một ḷng yêu nước nhiệt thành, đă được hun đúc bởi bao nhiêu công lao dậy dỗ của các thầy cô trong những năm cắp sách, tôi không thể ngoảnh mặt quay lưng với những đau thương quằn quại của cả một dân tộc.

Nếu muốn, th́ với cái vốn 'con trai độc nhất c̣n lại trong gia đ́nh', tôi có thể ở nhà, lang thang qua lại trong các trường đại học sống lây lất qua ngày! Hay là theo bọn Huỳnh tấn Mẫm, Lê văn Nuôi đi biểu t́nh chống chính phủ. Nhưng tôi đă chọn con đường mà biết bao thế hệ ông cha, trai hùng nước Việt đă chọn khi tổ quốc lâm nguy.
Hai lần đưa đơn lên Đà Lạt không có hồi âm. Tôi vào Không Quân.
Sau khi trải qua bao lo âu hồi hộp trong những kỳ khám sức khỏe, tôi được tuyển vào đợt đầu tiên, đợt 'ngon lành nhất'.

Vào trại khóa sinh ở Tân sơn Nhất chờ ngày ra Nha Trang. Chúng tôi tập đi đứng như một người lính... (sau này ra Nha Trang tôi mới thấy đi một, hai kiểu Tân sơn Nhất là đi kiểu lính dởm!) Tôi dại khờ tự nhủ: 'Đi lính vậy mà có người than khổ.'
Ăn th́ xếp hàng thứ tự vào nhà ăn, cơm dọn sẵn có cá chiên có canh, cơm trắng. Tôi nghe ai đó nói là cá mối chiên, nên tôi lợm. Nghe đến tiếng 'mối' là thấy nhợn quá rồi. Mẹ tôi vào thăm qua ngả trại Hoàng hoa Thám, gặp tôi cứ xoa xoa nắn nắn: 'Trời ơi, mới có mấy ngày mà sao con gầy đét như thế này...'

Ba chuyến C-130 chở bọn tôi hăm hở ra Nha Trang học lái máy bay! Tôi đi chuyến thứ hai. Lần đầu tiên trong đời được đi máy bay, thấy cũng thích mà cũng ớn. Ngồi trong ḷng máy bay cứ mơ tưởng đến cái đẹp Nha Trang của miền thùy dương cát trắng trong sách vở mà ḷng háo hức không thôi.

Cảnh đẹp với những hàng dừa, phi lao, băi cát trắng, bộ đồ ka ki vàng dạo phố, bộ đồ bay oai phong lẫm liệt như mấy ông pi lốt thường thấy trong xi nê, sách báo... Ḿnh sắp ngon lành rồi..."
Máy bay hạ cánh.

Ái dà, Nha Trang với gió biển sao mà nóng quá vậy. Khô quá. Toàn cát là cát. Phi lao phi liếc ǵ đâu sao không thấy. Núi cao vời vợi. Hàng rào kẽm gai. Vỉ sắt lót đường. Sao không thấy ǵ hấp dẫn hết vậy ta?

Sao không thấy ai đem đồ bay phát cho ḿnh vậy? Đứa nào đứa nấy mặc đồ treidi xanh coi 'dởm' quá. Ông hạ sĩ quan hướng dẫn bọn tôi đang đứng ngóng chờ ai đó với xấp giấy trong tay. Trời Nha Trang với miền thùy dương cát trắng ǵ mà sao khủng khiếp thế này.

Mồ hôi bắt đầu lấm tấm. A! May quá. Có hai người mặc ka ki vàng đi tới. A! Sinh Viên Sĩ Quan. Có đứa trong bọn tôi cười cười chỉ chỉ.

 

Một ông ka ki vàng hùng hổ sấn tới:
"Ông cười tôi cái ǵ?
Cả bọn xính vính: 'Sao bất lịch sự quá. Ngang tàng quá. Ma cũ bắt nạt ma mới đây mà.'

"Mấy ông đi đâu đây?
"Dạ. Chúng tôi đi ra quân trường...
Chưa dứt lời, 'hắn' đă chận họng:
"Mấy ông là đàn bà đi chợ chứ đi quân trường cái ǵ... Như một đàn vịt ngoài chợ. Quân trường này không chấp nhận những người như các ông.
Thêm mấy ông ka ki vàng tới nữa. Mặt ông nào ông nấy đằng đằng sát khí. Lườm lườm, kênh kênh, giận dữ, mắng mỏ. Không khí bất chợt trở nên cực kỳ ngộp thở.
"Ông tên ǵ?
"Dạ, tên...
Bỗng... ông ka-ki vàng quát lên một tiếng long trời:
"Dạ cái ǵ? Quân đội mà dạ hả? Không có dạ ai hết... Nghe chưa?
Thằng đàn em run rẩy, lí nhí:
" Dạ, nghe...
Đây là c̣n ở pḥng khách của phi trường Nha Trang. Bao nhiêu cặp mắt của đàn ông, đàn bà, con nít, người lớn, thanh niên, thiếu nữ đổ dồn về nh́n chúng tôi ngạc nhiên. Quê quá. Quê quá!
"Lại dạ nữa... Ông bước ra khỏi hàng cho tôi.
Thằng em tội nghiệp, lếch thếch vác cái túi đồ nặng ch́nh chịch đi theo ông ka ki. Rất là vô lư và ngang ngược, ông ka ki đứng đối diện với con ma mới:
"Ông thích dạ lắm phải không? Ra đứng đằng kia. Dạ đủ cho tôi một trăm tiếng.
Thằng em chạy ra xa, mắc cỡ ngó đám khán giả, ngại ngần:
"Ông chống đối phải không?
"Dạ, dạ, dạ, dạ..."
Tiếng dạ 'vang lừng' trời đất. Tôi liếc thấy mấy đứa con gái đang che miệng cười ngặt nghẹo. Quê ơi là quê! Bỗng... có tiếng nạt bên tai:
"Ông ngó cái ǵ? Ḅ ra khỏi hàng, hít đất cho tôi một trăm cái.
Tôi chới với, lừng khừng một chút:
"Thưa huynh trưởng, tôi...
Nạt nộ lấn át:
"Huynh trưởng cái ǵ? Bộ ở đây là Thủ Đức hả? Hay là Hướng Đạo? Ông muốn chống đối phải không?
Tôi tiu nghỉu, ngoan ngoăn ḅ ra khỏi hàng nằm chống hai tay xuống hít lên hít xuống. Thằng đứng kế tôi được một ka ki khác hỏi thăm:
"Ông có cái băng vải đỏ với bốn chữ SVSQ là nghĩa ǵ vậy?
"Dạ... là Sinh Viên Sĩ Quan...
"À! Sinh Viên Sĩ Quan. Có nghĩa là ông bằng cấp bực với tôi phải không? Ngon. Ông có giấy tờ chứng-nhận là Sinh Vi ên S ĩ Quan không?
"Dạ...dạ..không.
Bỗng ông ka-ki vàng gào lên:
"Ông muốn chết như những khóa trước ông phải không? Vậy th́ ông cứ dạ hoài đi... Không Quân mà khúm núm như ông th́ chết rồi. Ông có giấy ǵ chứng nhận là Sinh Viên Sĩ Quan không?
Có lời nói to:
"Không.
"Ủa! Vậy là ông giả mạo Sinh Viên Sĩ Quan ra đây phải không?
Cả bọn chúng tôi ngơ ngác chẳng biết mô tê ǵ hết. Bỗng một ông có vẻ là trưởng-toán đứng ở đầu hàng quân nói lớn:
"Các ông xưng là SVSQ ra đây để hù dọa chúng tôi? Không ai gắn alpha cho các ông. Không ai có lấy một tờ giấy ǵ để chứng nhận. Tôi cho các ông 30 giây để xé cái băng SVSQ giả mạo xuống. Một, hai, ba, ...
Cả đám nhốn nháo đưa tay xé, bứt... mà làm sao bứt được cái băng vải được may thật kỹ phía trên nắp túi. Giờ ngồi nghĩ lại thấy ḿnh sao ngu quá: tự nhiên mấy người trời ơi đất hỡi nó đến nó "phạt" ḿnh... rồi cái ḿnh hùng hục làm theo, vậy à!

 

Tiếng đếm vẫn lạnh lùng, khô khốc: 'chín, mười, mười một...'
Thế là cả bọn tôi nhào vào, thằng này cắn cho thằng kia. Cả đám khán-giả ở ngoài xem vở 'bi... hùng kịch' chắc là... thích lắm.
"Để trừng phạt cái tội giả mạo. Chúng tôi cho các ông một ân huệ là hít đất 100 cái đúng thế. Bất cứ ai ma giáo, cả hàng sẽ phải làm lại từ đầu.
Những tiếng thét gào lại vang ầm lên như cố t́nh lấy oai với đám khán giả bất đắc dĩ ở pḥng chờ đợi máy bay. Cả bọn chúng tôi ḅ nhoài ra. Cát bụi tung mù lên. Một, hai, ba, ... mười, ... hai chục, ... ba chục... Má tôi mà gặp cảnh như vầy chắc bả lấy đ̣n gánh khện mấy ông ka ki vàng này chết quá.

Mồ hôi đă nhễ nhại. Cũng gần 80 cái rồi. Trời nắng chàng chang, gay gắt đổ lửa. Miệng lưỡi khô rát. Bỗng có tiếng quát tháo:
"Có người ma giáo. Ông kia bước ra khỏi hàng. Bước ra mau. Mau. Năy giờ nằm yên không lên xuống ǵ hết. Bỏ... Bỏ... Đếm lại... một, hai, ba, bốn... Ông kia nữa bước ra khỏi hàng. Tử tế, thấy các ông mệt mỏi, cho các ông khuây khỏa các ông không muốn. Các ông lại giở tṛ ma giáo với khóa đàn anh.

Tôi nghĩ thầm:
"À! th́ ra là khóa đàn anh đây. À! th́ ra đây là huấn nhục đây mà. Cũng chưa sao.
"Hít. Hít. Hít.
Cả bọn tôi sau vài lần đếm tới đếm lui, đếm qua đếm lại rất là 'bất nhân' của các ông 'anh', đă xơ xác tiều tụy thê lương lắm lắm rồi. Tiêu điều thấy rơ. Tôi thấy đă bắt đầu hơi... chán lính. Nhớ mẹ quá. Ai bảo? Cũng tại không nghe lời mẹ ở lại Sài G̣n đi học đại học!

Hai chiếc GMC xịch đến. Hai chiếc xe buưt dân sự cũng chạy đến chở đám hành-khách Air Việt-Nam.
"Các ông có 15 giây để lên xe. Ông nào lè phè ở lại sẽ bị hành xác tối đa.
Cả bọn ùa lên xe nhào nhào. Đứa nào đứa nấy mặt cắt không c̣n hột máu. Tôi ước ao chạy lên chuyến xe dân sự về lại Sài G̣n sống với... má! Xe GMC đến một cái sân nhỏ có tượng Đại Bàng x̣e cánh.
"Trong 15 giây các ông phải tập họp trước tượng Đại Bàng. Xuống. Xuống. Lẹ lên.
Có tiếng gào:
"Mau lên. Ḍm cái ǵ. Biết chạy không?
Cả một bầy ka ki vàng nhốn nháo lăng xăng rầm rập gào hét khắp nơi y như một bầy kiến lửa bao vây xâu xé một bầy kiến đen bất hạnh đang co rúm người lại, rách bươm.
"Các tân khóa sinh quỳ xuống. Chúng tôi trước tượng Đại Bàng... Xin thề.
"... Toàn thể khóa sinh... Xin thề. xin thề.

Tôi chẳng biết mấy ông nội nói cái ǵ. Thấy đưa tay th́ cũng đưa lên đưa xuống. Khát nước quá. Mệt muốn lả ra rồi. Cát trắng Nha Trang khô khan nóng bỏng. Bên kia chắc là câu lạc bộ, vài người đang đưa ly nước đá lên uống. Ôi chao! Sao mà đă quá. Chắc là nước đá chanh đường. Bọn tôi vẫn thở hồng hộc, chỉ khác con chó là không có le lưỡi ra mà thôi. Mặt trời vẫn như đổ lửa xuống những con người khốn khổ dám mơ mộng đ̣i lái máy bay.
Xe tiếp tục đến trại.
"Nhanh lên, nhanh lên. Sao các ông giống mấy bà già quá...

Vào đến nơi thấy mấy đứa đi chuyến máy bay trước đang lảo đảo chạy ṿng quanh chào trại. Bọn tôi bị lùa vào chung một mẻ, vác cái túi nặng quân-trang trên vai nối theo ḍng người, cùng nhau tơi tả. Cứ lếch thếch chạy như những người điên. Cái nắng, cái khô, cái mệt, cái khát cùng ập vào những người 'dại dột'. Những bước chân bắt đầu xiêu vẹo dần và từ từ gục ngă trên đám cát trắng của... miền thùy dương!! Vài đứa đă bắt đầu lật ngửa. Bọn không phi hành quả yếu thật. Lật chổng gọng dài dài. Vài ông đàn anh có vẻ nóng nẩy co chân đá vào cái túi quân trang. Té sấp. Lủi vào cát nóng bừng bừng. Có tiếng đàn anh hô to khoan khoái:
"Có hai người chết rồi. Niên trưởng ơi, có người chết rồi. Hết thở rồi... Đem lên núi chôn đi...
"Khoan. Cho nó phủ lá cờ đă rồi hăy chôn.
Bốn đứa được chỉ định khiêng hai xác... 'chết' đem đi chôn. Một giọng nói lạnh lùng:
"Lột áo ra.
Hai chiếc áo được cởi ra. Hai đứa nữa được tăng cường để khiêng lên hai xác một lượt.
"Để nằm trên vỉ sắt kia. Một lát nữa chôn cũng được.
Vừa được đặt nằm lên vỉ sắt, bỗng hai xác chết bật dậy nhăn nhó quằn quại. Cái vỉ sắt có ba hàng sóng, lót cho xe chạy, nằm tênh hênh giữa băi cát dưới ánh nắng thiêu đốt của quân trường Nha Trang đă trở thành một cái vỉ 'nướng'.

Hai xác chết 'hồi dương' nh́n gương mặt lạnh lùng cô hồn của ông đàn anh đang nh́n chằm chằm, kênh x́-po. Biết thân biết phận hai thằng lại lủi thủi chạy. Ba ngày sau, trên lưng mỗi đứa đều hiện rơ ba sọc ngang của lá cờ, rát bỏng.
Mèo vờn chuột một lúc rồi cũng phải chán.

Vào nhà nghỉ lại phải chịu một đ̣n cân năo.
"Các ông mà lái máy bay cái ǵ. Chạy mới có mấy ṿng đă xỉu lên xỉu xuống. Chúng tôi được lệnh phải loại sức khỏe khóa này 50%. Ai chịu không nổi sẽ loại ra khỏi Không Quân. Ê! Ông kia c̣n muốn lái nữa không?

Thằng nào thằng nấy lắc đầu chua chát. Mấy ông kẹ bắt đầu thấy có vẻ dễ chịu hơn, có ông cười cười. Vừa vặn được năm, mười phút Bỗng bọn hắn 'trở mặt' thật lẹ. Một ông kẹ bỗng 'kiếm chuyện', quát lên:
"Ra sân. Ra sân. Các ông là những con người lêu lổng. Tôi về Sài g̣n đi phép gặp các ông tóc dài tóc ngắn. Đi với đào nắm tay nắm chân. Gặp tôi không biết đàn anh đàn em. Chưa ra quân trường mà dám móc an-pha đi dạo phố Sài G̣n. Yêu cầu mấy ông tập họp ra sân làm 100 cái hít đất.

Đến màn khám xét vật dụng lại có một trận cười ra nước mắt. Một tên có đem theo hộp sữa. Bắt phải khui ra. Vừa chạy từ đầu trại đến cuối trại, vừa nút hộp sữa vừa la to cho mọi người cùng nghe:
"Tôi đi Không Quân mà chưa bỏ bú. Tôi chưa bỏ bú mà đ̣i đi Không Quân... Tôi đi Không Quân mà...
Rồi liên tục bị quần thảo, bị hành xác từ sáng tinh mơ 4, 5 giờ đến 11, 12 giờ đêm là thường. Vào nhà ăn phải ḅ, phải lết, phải quỳ... Đang ăn mà chạm nhẹ cái muỗng lên mâm là cả ba bốn ông đàn anh đến hỏi thăm:
"Ông ăn kiểu chợ Cầu Muối hay Cầu Ông Lănh? Tư-cách SVSQ là như vậy hả. Bỏ mâm cơm xuống, bước ra khỏi hàng. Móc chân lên cửa sổ, chống hai tay xuống đất. Cầm cái muỗng ăn cũng không nên thân.
"Ông kia nhẩy cóc chung quanh nhà ăn cho đến khi nào được lệnh mới vô."

Có thằng tủi-thân khóc sướt mướt, lấy nước mắt chan cơm. Có thằng lóc cóc vừa nhẩy vừa sụt sịt.
Tối phải cầm súng, thay ca, gác cho đàn anh ngon giấc. Cơm, phải thay phiên dọn sẵn, chờ các 'quan' ăn xong mới được vào ăn. Pḥng tắm, nhà cầu phải sạch sẽ cho các 'ngài' xử dụng. Đang ngủ tơ lơ mơ 1, 2 giờ sáng lại bị dựng đầu dậy ra sân tập họp phạt v́... ngủ ngáy lớn quá. Đang mắc mùng đi ngủ th́ bị lôi ra phạt nhễ nhại mồ hôi v́ tội dám... đem muỗi ở Sài G̣n ra đốt khóa đàn anh! Đàn anh đi ngang chưa kịp chào cũng bị bắt lỗi là khi dễ đàn anh.
Lại ḅ lê ḅ càng

Một câu 'có vẻ' t́nh người nhất, là hôm chúng tôi được chở ra quân y viện Nha Trang hiến máu. Hiến xong, có bíp tếch, ốp la, thuốc bổ, cà phê sữa... khoan khoái cuộc đời, hổm rày ăn toàn... chửi rủa với hét la. Khi về trại, chúng tôi nghe một lời thảng thốt của ông Thiếu Tá Liên Đoàn Trưởng:
"Trời ơi! Tụi nó là phi hành mà sao mấy anh bắt tụi nó đi hiến máu. Rồi làm sao huấn nhục được bây giờ.
Phi-hành cũng có thớ lắm chứ nhỉ! Hà hà. Nhờ vậy mà nghỉ được vài ba ngày. Mấy ông đàn anh đi ngang cứ lườm lườm nguưt nguưt. Kênh kiệu. Gặp các ông khóa 40, 41 hoa-tiêu L-19 mặc áo bay, đội nón đen nón tím coi oai không thể tả. Mà gặp 'tụi nó' là coi như lănh đủ. Mấy ông nội này mà 'quần' là xỉu dài dài. Thiên hạ đồn rằng 'v́ các ông ấy bất măn không được đi Mỹ lái F-4, F-5 nên trút tất cả bực dọc lên đàn em là những đứa có khả năng đi Mỹ nhiều hơn.' Mỗi lần mấy ổng 'ra tay' là 2 chiếc Dodge pick-up chờ sẵn.
"Nếu không xỉu 2 phần 3 th́ ngày mai chúng tôi sẽ không đi bay!
“Hai chiếc xe chờ sẵn đây. Một chiếc sẽ chở các ông đi nhà thương. Một chiếc sẽ đi nhà xác nếu cần. Ông nào không đủ sức khỏe sẽ loại ra khỏi Không-quân.
"Bước ra khỏi hàng. Tại sao niên trưởng đang nói mà ông dám ngáp. Biết các ông mệt, tôi đă cho các ông thoải mái mà các ông c̣n khi dễ chúng tôi. Nhẩy xổm 100 cái...
Vua kiếm chuyện!' Làm sao th́ làm, các ngài cũng không vừa ḷng đẹp ư! Hiệu lệnh được phát động thế là cả đàn kiến lửa cộng thêm kiến có cánh, ḅ vào xé nát hàng ngũ đàn kiến đen xấu số... Lật! Ngả! Xỉu! Khiêng ra xe. Đủ một xe là phóng đi bệnh xá.
Tiếng hét, tiếng la, tiếng gào tiếng hài tội. Cảnh áo vàng ka ki láng o đứng nghiêm nghị quắc mắt trước một tên áo treidi ướt đẫm mồ hôi, bèo nhèo, nhăn nhúm, đầu cạo trọc lóc, đứng không vững... là h́nh ảnh rơ rệt nhất của 'thế giới quân trường'.
Lật! Lật! Ngả dài dài.
"Ḅ! Ḅ như con chó đó. Sủa lên cho tôi nghe coi.
"Gâu. Gâu. Gâu.
"Lăn. Lăn như con heo đó.
"Ông khiêng cái xắc ma ranh lên khỏi đầu nhẩy cho tôi 100 cái đúng thế. Nhẩy sai đếm lại từ đầu...
Mệt lả. Khát nước. Mắt mờ đi v́ mồ hôi cứ tươm vào mắt. Run rẩy. Hối hận. Phải chi giờ này ở Sài G̣n th́ cà phê cà pháo. Khỏe quá. Không biết đào ḿnh ở Sài-g̣n bây giờ đang làm ǵ nhỉ? Chắc em tưởng ḿnh đang 'thụ huấn, học lái máy bay khu trục chiến đấu Skyraider. Đang học oanh tạc, học bắn rocket!!' Ngu! Ngu thiệt! Em đâu ngờ anh bây giờ đang vừa ḅ vừa sủa như con ki ki nhà em!
"Ông nhẩy xuống cái ống cống này cho tôi. Nằm xuống. Nhẩy lên. Nhăn cái ǵ. Chống đối phải không?
Xe chở đi nhà thương dài dài. Và quả thật có hai thằng phải chở đi nhà xác.
"Ông nhẩy cho tôi 100 cái công lực. Hai gót chạm mông. Sinh Viên Sĩ Quan mà các ông không có tư cách ǵ hết ráo.
Chưa vào lính mà nghe nhẩy xổm sao thấy dễ quá! Nhẩy 25 cái thôi là biết đá biết vàng liền. Từ 5 giờ sáng đến 10 giờ đêm ít ra là khoảng vài ba ngàn cái hít đất, nhẩy cóc nhẩy nhái, nhẩy xổm, ḅ lê ḅ lết. Thư sinh cách mấy mà vô đó rồi th́ cũng sạm đem. Thịt da săn cứng. Chắc nịch. Hùng dũng. Cô lét tê rôn, chất béo, chất mỡ ǵ là láng sạch sành sanh. Chạy đường trường năm ba cây số là đồ bỏ.
Tin đồn huấn nhục chỉ hai tuần thôi mà sao kéo dài đến ba tuần. Rồi bốn tuần. Rồi hai tháng. Chết mẹ chắc 'mấy ổng' quên! Rồi... rồi... ba tháng hơn!
"A ha ha! Rồi cũng đến ngày gắn An-pha.
"Các niên trưởng của tôi rước cờ thật đẹp. Cho đến bây giờ tôi chưa thấy đội hầu kỳ nào đi oai phong, hùng dũng và lả lướt như đội hầu kỳ của Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân.
"Quỳ xuống các khóa sinh...
"Xin thề. Xin thề...
"Đứng lên các Sinh Viên Sĩ Quan.
–Đêm trao găng tay trắng diễn ra cảm động. Trong dẫy trại ba rắc, bên ánh nến lung linh mờ ảo. Sau lưng là các khẩu ga răng với dây đeo màu trắng móc chéo vào nhau. Giây phút chờ đợi của SVSQ Không Quân đang đến với chúng tôi đây. Thôi cũng được. Chúng tôi 'tha thứ' cho các niên trưởng đă hành hạ chúng tôi trong ba tháng qua. Toàn thể chúng tôi trong bộ ka ki vàng mới toanh. Từng hàng SVSQ niên trưởng bước vào tươi cười đeo găng cho chúng tôi. Rồi tiệc vui, thoải mái, 'b́nh đẳng'. Cuộc đời Sinh Viên Sĩ Quan chúng tôi sẽ khỏe khoắn hơn từ đây. Giă-từ những ngày huấn nhục kinh hoàng cho những chàng trai trẻ vừa từ giă chiếc ghế nhà trường. Hôm nay ta ngủ được một giấc ngủ yên lành không chiêm bao mộng mị. Hăy cầu xin trời đất phù hộ cho các đàn anh dù họ đă hành hạ ḿnh quá sức tưởng tượng. Sau cơn mưa trời cũng phải sáng lại mà thôi. Ngủ cho ngon cái đă.
"Tiếng kẻng báo thức 5 giờ. Bọn SVSQ mới, trở ḿnh nh́n cái Alpha sung sướng.
Ḿnh là Sinh Viên Sĩ Quan rồi.
Bỗng cả đám giật bắn người như điện giật, kinh hoàng co gị chạy ào ra c̣n hơn ma đuổi. Cái giọng ḥ-hét quát tháo quen thuộc của ông đàn anh lại vang lên:
"Giờ này c̣n chưa dậy phải không? Cho các ông khuây khỏa, tự-giác các ông không muốn. Các ông lại muốn hành xác tối đa. Tập họp trong ṿng một phút. Nhẩy cho tôi một trăm cái công lực đúng thế. Gắn Alpha rồi mà vẫn c̣n lè phè ngủ không biết giờ dậy. Từ hôm nay sẽ phạt gấp đôi!"