Hiện Tại

Một ly Tổ Quốc Không Gian

Ba mươi năm giấc mộng vàng chưa nguôi.

Hai ly xứ sở xa xôi

Con sông đời đă tách đôi giũa gịng

Ba ly tri kỷ tương phùng

Chuyện xưa, chuyện cũ xin cùng nhau trao

(thơ của SVSQ Lư minh Trung)

Sau hơn 25 năm xa xứ hồi tưởng lại cuộc sống thời hậu chiến, người ta khám phá ra nhiều chuyện lạ. Có những người có xe rất láng nhưng không có nơi nào để đi, quần áo đẹp nhưng không có dịp nào để mặc, hoặc có dịp mặc th́ cũng không có ai ngắm. All dressed up and nowhere to go. Có một bà kia buôn bán thành công nên rất khá giả. Bà có nhiều tiền nhưng không tiêu xài. Không hẳn là bà hà tiện nhưng bà t́m thấy được một niềm vui mỗi ngày nh́n thấy con số trong trương mục của ḿnh tăng lên đều đặn. Bà vui v́ biết rằng ḿnh có nhiều tiền hơn những người bạn đồng hương. Có người chê bà chỉ biết phục vụ đồng tiền chứ không biết để cho đồng tiền phục vụ ḿnh. Tuy nhiên, họ không thể chối căi được rằng bà rất hài ḷng với số tiền mà bà sở hữu. Nếu hạnh phúc chỉ là những ǵ ngưởi ta cảm thấy th́ người ta khó chối căi là bà có hạnh phúc.

Có một ông kia thích uống trà tầu của Việt Nam, và hễ có ai về Việt Nam là ông nhờ mua hộ một ít. Mỗi khi có được một gói trà mới là ông lại cho vào hộp thiếc đề ngày tháng cẩn thận. Trà của ông thật ra không ngon, nhưng ông cho là ngon, và ông rất hạnh phúc với những hộp trà của ḿnh.

Một ông nọ có bà vợ rất xấu nhưng ông không biết rằng bà ta xấu, và những trang điểm kệch cỡm của bà với ông lại là duyên dáng. V́ thế mà ông suốt ngày chỉ lo canh chừng bà v́ sợ người khác cuỗm mất. Ông cho ḿnh là người mai mắn có được một người vợ khả ái như thế và ông ta có hạnh phúc.

Hạnh phúc của một người b́nh thường trong khóa 72A là ǵ? Có lẽ họ cũng như một người b́nh thường khác là cần biết vai tṛ của ḿnh, và muốn có cảm tưởng rằng vai tṛ của ḿnh là cần thiết.

Thế gian đă thay đổi quá nhanh trong hai mươi lăm năm.Vai tṛ của người đàn ông trong hậu bán thế kỷ hai mươi đă thu hẹp nhiều. Họ không c̣n là một người chồng, a husband, mà là một người hôn phối, a spouse. Họ không c̣n là một người cha, a father, mà là một kẻ thân sinh, a parent. Họ không c̣n là người nuôi gia đ́nh, a bread winner, mà là một kẻ cung ứng, a provider. Với các anh em 72A, những mơ ước cũ của năm 1972 đă phai tàn. Họ không c̣n ở trong một cuộc sống mà những người khác phải trông cậy vào họ cho chính sự sống c̣n hoặc an vui của ḿnh.

Hăy thử tưởng tượng một màn kịch ngắn sau đây:

"Trong khung cảnh thân mật của một gian pḥng ngủ nhỏ ấm cúng, một người đàn bà và một người đàn ông trong tuổi sồn sồn đang nằm song song trên giường. Người đàn ông đưa cánh tay cho người đàn bà gối đầu và hát nhè nhẹ:

"Sợi buồn con nhện giăng mau

Em ơi hăy ngủ anh hầu quạt đây

Ḷng anh mở với quạt nầy

Trăm con chim mộng về bay đầu giường

Ngủ đi em mộng b́nh thường

Ru em có tiếng thùy dương đôi bờ..."

Người đàn bà chợt trở ḿnh chống tay lên má và uể oải nói:

- Anh hát bài ǵ nghe rầu quá. Cái máy lạnh ḿnh hư tự hổm rày anh không lo kêu người ta sửa đi chớ nóng như vầy th́ quạt mà ăn thua ǵ! Tháng sau valentine anh mua cho em bộ máy Bose để đầu giường tối em nghe nhạc cho dễ ngủ nha. C̣n mộng của em th́ rất b́nh thường. Em thích nghe tiếng sóng của Địa Trung Hải, hay kỳ sinh nhật em tới đây anh mua vé cho em đi Greece chơi đi anh. Em muốn tới thăm lâu đài  của hoàng gia Monaco. Tội nghiệp bà Princess Grace chết trẻ quá!"

Những cái mode thời trang h́nh như ảnh hưởng tới gia đ́nh những người đă ở ngoại quốc từ lâu, hơn là gia đ́nh những người mới sang. Trong những năm gần đây h́nh như người ta có một quan niệm sống mới. Ngày xưa th́ các bà Mít ta hay nói "trời cho sao để vậy". Bây giờ cái ǵ không thích th́ đi sửa, bơm, đắp, cắt, nâng, thắt, cột... Đàn ông th́ sửa lư lịch. Trung sĩ thành trung úy. Có những anh bần cố nông bỗng dưng xưng là con vua cháu chúa. Có kẻ đi thuê pḥng chạy ăn từng bửa nhưng ra đường th́ đóng veston và lái những chiếc xe sang trọng. Có người bi quan cho rằng những chuyện đó là hiện tượng báo hiệu đă sắp đến ngày tận thế. Có người tuyên bố đời là tạm bợ nên theo thầy cô đồng bóng quàng xiên.

Trong khóa 72A từ xưa ai cũng biết Trai Đầu Ḅ là ai, thế mà bây giờ Mai Ngọc Trai lại tự xưng là Mai Đẹp Trai, rồi lại c̣n giải thích ẩm ương rằng "ngày mai mới đẹp trai", cứ làm như là đẹp trai khi tuổi đă xế chiều là một điều đáng lưu tâm lắm lắm. Lê Văn Cảnh, người bạn tù được về sớm cùng với Đoàn Anh Thuấn, có lẽ nhờ trông giống người Ấn nên sau khi về không lâu đă lấy quốc tịch Ấn. Cảnh và cô bạn ngày xưa lănh chàng ra đă thành vô chồng, và vài tháng sau khi hai người lấy nhau đă cùng đi Ấn Độ. Thuấn đă có lần nghe Cảnh kể rằng trong thời gian ở Ấn Độ, vợ chồng Cảnh nay đây mai đó từ Madras (Nam Ấn) đến tận thủ đô Tân Đề Li, và có những lúc đă "cắm trại" chung với các hippy đủ loại chủng tộc. Không biết với quốc tịch Ấn mà Cảnh làm cách nào để hai vợ chồng qua Mỹ được mới là tài t́nh. Trong thập niên 80, ba bạn Lê Văn Cảnh, Trần Ngọc Dương và Lê Hữu Thiện đă làm chung một hăng ở California.

Dù từ khi sang Mỹ tới giờ vẫn c̣n đang hết sức cố gắng chạy đua nước rút để hầu gỡ lại phần nào những năm trời đă mất, Trần Đồn Điền vẫn giữ được nụ cười tươi sáng:

"Các bạn có thể đang tự hỏi tại sao vào những ngày cuối trước 30/04/1975 tôi ở Sài G̣n mà lại bị kẹt lại. Tôi xin trả lời rằng nếu tôi đă không tần ngần khi nghĩ đến bố mẹ, các em, và đừng suy nghĩ nhiều về câu nói "đừng có v́ mê gái mà quên gia đ́nh" của bố tôi trong những ngày sanh tử đó th́ đúng là hôm nay cuộc sống của tôi phải khác nhiều, có điều sướng hay khổ hơn tôi không thể nói được. Nếu biến cố tháng 04/1975 không xẩy ra th́ có lẽ anh em chúng ta vẫn c̣n sống măi với nghiệp bay bổng dù chưa biết giờ nầy ai c̣n ai mất.

Có người bạn đă hỏi tôi sao vẫn c̣n có thể cười thoải mái sau bao nhiêu biến cố thăng trầm. Để trả lời cho hết ư th́ có lẽ sẽ dài ḍng lắm. Tôi chỉ xin thưa rằng: "Nếu cứ nhăn nhó thở than th́ cũng chẳng thoát cái ṿng vây của những lo toan cơm áo gạo tiền. Thôi th́ những cái lo lớn lao cùng cực trong đời đă trải qua rồi, bây giờ xin quẳng gành lo đi cho nhẹ bớt"."

Trở lại chuyện Hải Ác Tăng muốn trả ơn Út Small mà trả hoài không hết từ ngày đầu tới cổng Phi Long nộp đơn. Hải đă trả bằng cách nào?

"Xin thưa dễ hiểu thôi, cứ mỗi lần nhậu th́ tôi gồng gánh cho Út. Có món ngon trong bàn nhậu th́ tôi gắp cho Út nhiều hơn cho Nhuận Nḥe. Khi Hùng Đoi đem lính lên đánh th́ tôi đở đ̣n cho Út, khi Út say nằm ngủ th́ tôi kiếm chăn đắp cho nó. Như vậy kể ra tôi cũng biết ơn biết nghĩa và ṣng phẳng đấy chứ."

Và Út Small đáp:

" Ác Tăng ơi, lúc xưa món nợ ân t́nh giữa tao và mầy chưa có nặng lắm, mới sơ sơ thôi... chứ bây giờ th́ đă đong đầy. Ai nợ ai vay rồi chúng ḿnh sẽ tính. Nhớ năm xưa tao đến xứ nầy (*miền Đông Hoa Kỳ), bạn bè tiếp đón nồng nàn và thân t́nh quá đi thôi. Có thằng Nḥe, Ác Tăng là mầy, Phương, Tùng Lèo. N.H.T.Tuấn, Lư Anh Dũng. 72A ơi, "một nhà thân ái", cố gắng mà giữ tấm chân t́nh nầy nha các bạn. T́nh bạn bè, t́nh đồng đội, t́nh 72A sẽ sống măi trong tao."

Về hiện tại, Hải Ác Tăng nói:

"Bây giờ gặp nhau, ngồi nhậu cứ nhắc chuyện ngày xưa và anh em cứ thường bảo nếu bây giờ bọn ḿnh c̣n trong lính tệ lắm cũng là Trung Tá, nhưng tôi bảo có khi lên bàn thờ cũng không chừng, hay xuống Thượng Sĩ nếu có máu tham nhũng. Nếu đă có máu nầy th́ không nên tính tới hàng tá hay tướng, có phải như vậy không? Riêng tôi th́ chưa phân biệt được ḿnh có loại máu ǵ nên không dám khẳng định.

Dù ngày nay thằng th́ tóc bạc, thằng th́ đầu hói nhưng khi gặp nhau cũng như ngày xưa, không màu mè không khách sáo. Món nào ăn th́ ăn, món nào cúng th́ cúng, chỉ có vậy thôi. C̣n Vũ Nam Nhuận th́ với tôi cũng là chỗ thân thích, mỗi lần nhậu anh em vẫn gọi là Nhuận Nḥe. Mỗi khi như thế th́ Nhuận lại nhay nháy con mắt, có lẽ v́ muốn anh em dấu giùm cái tên nầy với bà xă, nhưng anh em không hiểu ư cứ ngỡ là chàng có tật nḥe kinh niên . Nhậu với chàng nầy th́ phải biết ư và ngồi vào phía trong cùng, nếu không th́ chàng sai đi lấy bia lấy mồi."

Hải Ác Tăng đă có lần về thăm chốn cũ:

"Năm 1996 tôi trở về thăm lại Nha Trang, nơi đă cho tôi những kỷ niệm của một thuở vào đời.  Bây giờ Nha Trang đông đúc rừng người, phố xá nhà cửa chen chúc khó nhận ra những dấu vết ngày xưa. Tôi về khách sạn Hải Yến đường Trần Phú (*tức đường Duy Tân cũ cạnh bờ biển) ngồi ngoài balcon uống chai bia lạnh châm thuốc lá trầm ngâm suy nghĩ mông lung. Nh́n ra mặt biển trong xanh với những lượn sóng chiều tung tăng, tôi thả hồn về những kỷ niệm và nhớ những người bạn thân trong quân ngũ. Ngày xưa trong những lần nghỉ phép bọn tôi cũng thường ra đó tắm biển, có khi phải trở về phạn xá ăn cơm v́ không có tiền đi ăn tiệm. Tiền lương th́ mỗi tháng mụ Trinh, đào thằng Trai, vớt gần phân nửa v́ tiền ghi nợ, phần c̣n lại th́ trả cho quán ông Tá, coi như không c̣n đồng xu dính túi. Bây giờ có ít đô la rủng rỉnh nhưng đâu có thèm khát thứ ǵ ngoài việc gặp lại bạn bè ngày cũ. Tôi định ra Huỳnh Thúc Kháng t́m lại Nguyễn Ngọc Phương, cô sinh viên Đại Học Kinh Doanh Đà Lạt một thời đă cùng tôi khám phá Nha Trang thơ mộng dễ yêu và dễ nhớ, nhưng lại sợ sự chao động của cơn gió chiều sẽ làm hoảng hốt những chiếc là cuối thu... Tôi sợ t́nh cảm yếu mềm rồi sẽ bị chết đuối trong vùng biển xa xưa đó và đă tự nhủ ḷng rằng... thôi hăy để tất cả trôi về dĩ văng..."

Những năm cuối cùng của thế kỷ đă qua đi trầm lặng hơn người ta nghĩ. Không có thiên tai, chiến tranh nguyên tử, cúp điện, máy tính hư hỏng, tận thế v.v... như nhiều người đă quả quyết. Trong khi đó th́ các khoa học gia đă vẽ được bản đồ di tính thể mà họ hứa hẹn là trong tương lai sẽ được dùng để chửa bách bệnh cũng như để tái tạo những con người mới. Trong năm 1998 nhiều anh em 72A đă gặp được nhau ở Nam California trước khi Trần Đ́nh Long tức Long Đui từ giă cơi đời. Trong năm 1999 Nguyễn Na đă gả con với sự hiện diện của nhiều anh em 72A. Trong năm 2000 khóa 72A đă họp mặt ở San Jose. Trong lần đó, anh em hơi ngạc nhiên với sự xuất hiện của Phạm Công Chiến Thắng, không biết mới t́m đường về với anh em từ đâu. Phần Bùi Văn Huynh th́ dù xa quê hương đă khá lâu nhưng vẫn thích kiểu ngồi nước lụt là cứ phải thu hai chân lên ghế.

Trong năm 2000, Hoàng Hữu Khuê và Lư Minh Trung cùng làm việc cho hăng Lockheed Martin Aeronautics ở Fort Worth, Texas. Đỗ Văn Bính cũng có một thời làm cho hăng nầy khi nó c̣n cái tên là General Dynamics, nhưng sau đó th́ Bính đă bỏ ra làm chủ nhân của một siêu thị tên là Việt Nam Plaza. Thiếu Tá Bé của Nha Trang xưa cũng đang cư ngụ tại Houston, Texas.

Cuối năm 2000 trước khi hết nhiệm kỳ hai, Tông Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đă sang thăm viếng Việt Nam. Nếu có đi qua chợ Bến Thành, có lẽ ông đă ghi nhận rằng hai bên mái của chợ là hai biển quảng cáo của Compad và Motorola. Ǵ chứ trên phương diện tiêu thụ th́ cái nước Việt Nam bé nhỏ rách rưới kia bao giờ cũng có một thiều số nào đó rất nhiều tiền!

Trong năm 2001 anh em 72A lại có dịp gặp nhau ở San Jose. Nguyễn Duy B́nh lên hát một bài giúp vui làm mọi người cười thoải mái, dù khuôn mặt chàng th́ vẫn xa vắng và suy tư như là, dùng lời của Ủ Văn Anh Dũng, một "người của cơi trên". Trong dịp gặp nhau đó, Đinh Đông Định lúc nào cũng thấy bế con. H́nh như từ ngày làm lại cuộc đời với vợ trẻ ít khi được phép đi đâu nên thấy có vẻ đứng đắn hẳn ra... Sau dịp vui đó th́ Hà Tấn Thông tự dưng xuất hiện trên email sau bao nhiêu năm vắng bóng.

Trong những năm sau nầy, có một số anh em 72A đă về thăm lại Việt Nam. Sau khi bang giao Việt Mỹ được tái lập, có bạn bắt đầu nuôi hy vọng sẽ được về hưu ở một nơi yên tỉnh nào đó ở quê nhà. Nguyễn Hữu Thiện Tuấn c̣n nhớ một câu chuyện nhỏ trong thời c̣n đi "học tập cải tạo" ở Phước Long. Vào một buổi chiều kia sau khi đi lao động về th́ Tuấn mệt lả ra và nằm lăn ra mặt đất mà ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy th́ trời đă nhá nhem tồi, Tuấn thấy mặt mũi ḿnh đang vùi trong đất và trong miệng th́ đầy đất cát. Trong lúc định thần để tỉnh giấc, Tuấn đă ngửi thấy mùi đất xông vào mũi và cảm thấy một cảm giác đầm ấm thân thuộc. Mùi đó là mùi đất Việt Nam. nơi chàng sinh ra và trưởng thành. Cảm giác đó bây giờ Tuấn vẫn c̣n nhớ như in trong tâm khảm. Nó làm cho Tuấn có một ước muốn rằng khi nào từ giă cơi đời này th́ được gởi nắm xương trong ḷng đất thân yêu đó. Tuấn mong rằng Việt Nam sẽ sớm thoát khỏi sự cai trị của những bàn tay ngu dốt bạo tàn để được trở về. Tuy nhiên nếu ngày Tuấn "ra đi" mà tự do chưa có trên quê hương, th́ dù chỉ có nắm tro tàn được trỡ vể cũng được phần nào hả dạ.

Khi ôn lại chuyện cũ, có lẽ để tự an ủi cái thân già, Tuấn đă nói:

" Cái đại nạn của miền Nam cũng có thể coi rằng cái phước v́ cái thế "bất chiến tự nhiên thành"sau khi cái cảnh chết chóc, tan tác và những khó khăn của buổi giao thời đă qua. Đây cũng như ở trong vơ thuật, các bậc tổ sư thượng đẳng không bao giờ phải xuất chiêu mà kẻ địch vẫn hàng phục v́ sự phản tỉnh của chính họ (*bốn mức thượng thừa trong vơ thuật là "thanh, khí, ư, tâm". Khi đạt đến tŕnh độ nầy th́ các vơ sư không dùng quyền cước nữa. Ở mức cao nhất, một vơ sư sẽ dùng tâm để cảm hóa địch thủ). Điều này đă được chứng minh v́ sau năm 1975 dân chúng miền Nam đă vẫn có cảm t́nh với những cựu chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa hơn là quân Cộng sản. Cũng có thể số trời đă định rằng Mỹ, Nga, Tàu phải nhả Việt Nam ra, bằng không th́ chính họ sẽ bị thiệt hại thê thảm hơn cả trong chiến tranh nguyên tử không chừng."

Sau khi đọc những gịng email căi nhau chí chóe về cuốn sách 72A, Nguyễn Đ́nh Nam đă nói:

"Dù mỗ chưa trực diện với bọn Cộng để thỏa chí phi hành nhưng cũng hănh diện v́ 72A đă có những anh em từng góp phần bảo vệ đất nước, nhất là những người vị quốc vong thân. Mỗ xin nghiên ḿnh đốt nén hương ḷng tri ơn các anh em đó.

Bây giờ mỗ vui khi thấy anh em 72A lại góp tiếng với đời. Dù người ở Pháp, kẻ ở xứ Kangaroo hoặc xứ Cà Na, anh em đang ngồi lại với nhau ôn chuyện huấn nhục, cải tạo, bay bổng, thậm chí c̣n đem nhau ra chế diễu, để t́m lại một chút thoải mái ở các xứ tạm dung nầy."

Nguyễn Văn Bực th́ ít khi ngọt ngào nên đă làm ngay mấy câu thơ về t́nh đời:

"T́nh đời chát chua ai mua tớ bán

Rao bán cho đời không dáng người mua

Bán mua là chuyện bông đùa,

Không mua tớ quảy chát chua đem về."

Qua tất cả những biến cố thăng trầm, Nguyễn Ngọc Châu Pḥng hiện thời vẫn c̣n bay. Đây là một chuyện đặc biệt, bởi dù rằng nhiều anh em vẫn c̣n tiếc nuối nghiệp bay, chỉ có Pḥng là c̣n hành nghề phi công kiếm sống. Hơn nữa, không phải là bay mấy chiếc cessna con con mua vui, mà là bay Boeing cho hăng UPS hẳn ḥi. Theo tờ Việt Mercury là ấn bản tiếng Việt của tờ San Jose Mercury News ra ngày 08/12/2000 th́ hiện thời có bốn phi công gốc Việt bay cho các hăng hàng không Mỹ, và tất cả đều là phi công quân sự của Không Lực Việt Nam trước năm 1975. Hăy nghe Pḥng nói về nghề bay của chàng:

"Tôi viết để xin cùng đóng góp với các bạn những kỷ niệm của cuộc đời bay bổng. Những ǵ tôi có được ngày hôm nay là nhờ Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa và các bạn 72A. Không Quân đă cho tôi cơ hội học thành pilot, và các bạn đă khuyến khích, giúp đở tôi. Sau khi măn khóa huấn luyện chuyên môn tại Hoa Kỳ, tôi cùng các bạn trở về để hy vọng làm được một cái ǵ cho quê hương với những chuyên môn học được ở xứ người, nhưng rủi thay vận nước đổi chiều, và một lần nữa chúng tôi lại ra đi.

Lần thứ hai qua xứ Cờ Hoa này không giống như lần trước, bởi trong lần nầy mọi việc bắt đầu từ con số không. Tôi cũng như các bạn vừa đi làm vừa đi học để may kiếm được một công việc phù hợp với khả năng và sở thích. Như các bạn, tôi cũng đă cắp sách trở lại trường học. Tôi đă trở thành một chuyên viên bảo th́ phi cơ, hay c̣n gọi là một Aircraft Technician. Sau chín năm rưởi cầm kềm búa, vặn bù loang, đẩy máy bay ra taxiway, kéo máy bay vào ụ sửa th́ đùng một cái hăng khai phá sản.

Khoảng ba tháng trước đó, tôi đă có ư định chuyển nghề. Tôi lần ṃ ra phi trường nhỏ ở gần nhà để bắt đầu lại nghiệp bay. Trong lần thi lấy lại bằng bay để tạm kiếm sống, tôi đă ở nhà của Nguyễn Văn Hải tự Hải Mù ở Dallas.

Sau năm năm ngồi ở ghế flight engineer, rồi ghế co-pilot, vào năm 1992 tôi đă đi thụ huấn khóa trưởng phi cơ đầu tiên tại xứ nầy trên chiếc Boeing 727. Liên tục sau đó, tôi đă học bay A300-600 và MD-11.

Khi đi làm, ai cũng có cấp bậc tùy theo công việc, và phần tôi cũng thế. Đối với các bạn bè thân thương, lúc nào tôi cũng tự hào làm một Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân như ngày cũ, một thành viên của khóa 72A. Các bạn cùng tôi không nhiều th́ ít đă trải qua những kỷ niệm từ trong đời quân ngũ, những kỷ niệm đó trong tâm khảm tôi lúc nào cũng ghi nhớ và quư trọng. Ngược lại trong công việc làm, những người cộng sự phải xưng hô với tôi bằng cấp bậc Captain mà tôi mang. Chữ Captain dùng cho dân sự có nghĩa là Trưởng Phi Cơ hoặc Thuyền Trưởng. Trong đia hạt quân sự, danh từ Captain của quân đội Mỹ được dùng trong hai trường hợp. Trong Bộ Binh, chữ Captain có nghĩa là Đại Úy. Với Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến, chữ này có nghỉa là Đại Tá, tức là cấp bậc của một vị thuyền trưởng.

Trong những chuyến bay tôi thường suy nghĩ vẩn vơ khi nh́n quê hương thanh b́nh đẹp đẽ bên dưới cánh, và tự hỏi tại sao tôi không đang ở trên ṿm trời Việt Nam cùng với phi hành đoàn cùng một tiếng nói với tôi? Khi dừng cánh nghỉ ngơi ở bất cứ nơi nào trên xứ Mỹ này mà có bạn 72A cư ngụ tôi đều cố gắng gọi điện thoại thăm hỏi và gặp gỡ tâm sự. Những lúc có dịp thuận tiện để dẫn bạn đến thăm chiếc phi cơ mà tôi đang bay và giới thiệu với phi hành đoàn rằng "Đây là bạn cùng khóa của tôi tại Quân Trường đào tạo Sĩ Quan của Không Quân Việt Nam Cộng Ḥa", phi hành đoàn bao giờ cũng không quên đứng nghiêm chào. Những người bay chung với tôi phần lớn là các cựu Sĩ Quan trong quân đội Hoa Kỳ với ít ra là 20 năm trong quân ngũ.

Có ai đó đă nói về phi công rằng: "Mỗi đường bay là một cánh hoa rơi". Với nghiệp bay ở xứ nầy th́ hoa không rơi mà hoa rụng th́ đúng hơn. Kỷ niệm bay bổng th́ nhiều, tôi chỉ xin chia xẻ với các bạn vài mẩu chuyện nho nhỏ sau đây.

Trên chiếc B-727, một phi hành đoàn có ba người, c̣n A300-600 và MD-11 th́ chỉ có hai. Bay trong đêm khuya hết nơi nầy đến nơi khác đôi khi cũng buồn, nên khi hăng bắt đầu mở đường bay cho hành khách đi các trung tâm du lịch trên thế giới trong các charter flights th́ tôi cũng dự tranh đi cho biết mùi nước hoa vào trong pḥng lái.

Các phi vụ nầy thường có ba tiếp viên phi hành, phần lớn là nữ. Trong một chuyến bay, v́ bận làm ít giấy tờ nên tôi là người lên phi cơ sau cùng. Khi tôi tới cửa pḥng lái th́ một cô tiếp viên phi hành xinh xắn hỏi: "Xin lỗi. Ông đi đâu?" Tôi chỉ vào pḥng lái và nói: "Tôi đi làm." Cô ta vội vă tránh đường cho tôi và chào mừng rối rít. Sau khi làm xong các thủ tục thường lệ trong pḥng lái, tôi gọi interphone và mời các tiếp viên phi hành vào gặp tôi để tôi giới thiệu phi hành đoàn và dặn ḍ những điều cần thiết khi khẩn cấp. Tưởng cũng nên nói rơ rằng phi hành đoàn là người của hăng tôi, c̣n tiếp viên phi hành là người của hăng khác nên chúng tôi chưa biết nhau. Cô tiếp viên gặp tôi lúc nẩy đă ân cần xin tôi dạy cho cô cách phát âm họ Nguyễn của tôi để cô ta giới thiệu với hành khách trong safety briefings. Khi thấy cái tên lạ tai của trưởng phi cơ, hành khách đă yêu cầu được nghe giọng nói của tôi, và tôi đă ch́u ư họ. Khi đă b́nh phi, cô tiếp viên mang lên trao tôi một mảng giấy nhỏ trong có ghi: "Captain, I like your accent. This is my phone number..."

Một kỷ niệm khác xẩy ra tại Madrid, Spain. Sau khi kư giấy tờ, một cô nhân viên ở dưới đất có chuyện trục trặc và đă đến nói chuyện với anh Co-pilot nhờ giải quyết. Anh ta chỉ lại tôi và nói: "Ông đó mới có thẩm quyền". Cô nhân viên đă xin lỗi tôi v́ đă sơ ư không nh́n thấy cấp bật đeo trên vao áo của tôi. Sau khi giúp cô giải quyết vấn đề xong, tôi từ biệt cô và cho phi cơ chuyển bánh. Hai tuần lễ sau, khi tôi trở lại cùng trạm đó th́ tôi đă quên khuấy mất mẩu chuyện be bé trước đó, không ngờ cô ta lại t́m đến gặp tôi. Vừa bước  xuống máy bay, tôi thấy cô ta đă đứng chờ tự khi nào với cả một rỗ trái cây trên tay. Khi cô trao rỗ trái cây cho tôi và ngỏ lời xin lỗi, tôi cảm ơn, bảo cô đừng bận tâm, và hỏi cô có rảnh th́ tối nay đến khách sạn đi ăn cơm Tây Ban Nha với phi hành đoàn. Tưởng nói cho qua chuyện thôi, không ngờ tối đó cô ta dẫn thêm hai cô bạn gái đến đón chúng tôi đi ăn thật.

Trên đường bay đi Á Châu, muốn qua Thái Lan phải liên lạc trên tần số với đài kiểm soát không lưu Viêt Nam. Khi bay ngang Việt Nam, hôm nào trời tốt th́ tôi thấy rơ ràng Đà Nẵng, Vịnh Cam Ranh, Nha Trang, là những nơi tôi có những kỷ niệm buồn vui. Trong giây phút đó, tôi hay thầm nghĩ không biết giờ này các bạn bè c̣n ở lại, cũng như những người đă phân tán khắp nơi có c̣n nhớ đến những h́nh ảnh xưa cũ mà tôi đang nh́n thấy."

Trong suốt nhiều năm qua, Hoàng Văn Trung đă và đang tham gia rất tích cực những sinh hoạt chính trị, biểu t́nh chống cộng ở địa phương chàng sống. Trung đă xuất hiện trên báo chí Việt và Mỹ cũng như trên vô tuyến truyền h́nh Mỹ. Đặc biệt là trong những dịp sinh hoạt như thế, anh chàng 72A nầy  thường xuất hiện trong trọn bộ kaki vàng với alpha, biểu chương và nón kết y như thời c̣n ở Nha Trang. Đến bây giờ mà bộ đồ tiểu lễ của Sinh Viên Sĩ Quan Không Quân vẫn c̣n xuất hiện.

Bây giờ hăy để cho Hoàng Văn Trung kết chương nầy:

"Mỗi lần ôn lại thời bay bổng, tôi lại nghĩ đến những người bạn 72A của tôi. Có những người đă không bao giờ thực hiện nổi giấc mơ nầy! Có bao nhiêu người ôm hận về nước mà không có cánh bay trên ngực. Một Lâm Ngọc Tuấn học trực thăng bên Alabama, solo bị rơi gẫy chân phải về nước. Một khóa T-37 cuối cùng có Diệp Phước Ngà bị kẹt lại Shepperd trong ngày 30/04/1975. Khóa đó đă nổi loạn dàn trận với quân cảnh Mỹ tại Sheppard trong những ngày uất hận 30/04/1975. Cả khóa đă không có được cánh bay.

Một Nguyễn Văn Chiến tự Chiến Răng Vàng đi đón biệt kích bị bắn nổ tàu. Một Nguyễn Văn Bực của Thần Tượng lao vào lưới pḥng không bốc một phi công A-37 bị trúng SA-7 rơi ở Khánh Dương và đem phi công an toàn trở lại căn cứ. Một Huỳnh Đ́nh Chí được đặc san của Không Quân Mỹ lên trang nhất bên cạnh chiếc T-38 v́ đă solo với thời gian thực tập ngắn kỷ lục, chỉ vỏn vẹn 15, 16 tiếng đồng hồ.

Khóa 72A chúng tôi có thể là khóa trẻ nhất của Không Quân để có và đă có những người hy sinh trong cuộc chiến. Chúng tôi vẫn không quên ơn của các vị đàn anh ở mọi cấp bậc trong mọi quân binh chủng đă đi trước chiến đấu và hy sinh để giữ cho thế hệ chúng tôi được hưởng một chút ǵ c̣n sót lại của hai chữ tự do và sáu chữ son vàng kiêu hănh: "Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa".

Xin trân trọng với những hy sinh mất mát của thế hệ đàn anh. Thề giữ trọn danh dự người lính Việt Nam Cộn Ḥa, không bao giờ làm chó săn cho Việt Cộng phản bội quê hương."

Mục lục