Xóa Bàn Cờ Làm Lại

 

Trong cuối tháng 04/1975 những anh em 72A bay fixed wing may mắn đă bay được qua U-Tapao, Thái Lan. Những anh em bay trực thăng th́ ra hạm đội Mỹ. Cũng có những anh em hoặc là theo tàu bay người khác lái hoặc đi ké tàu biển chạy được ra nước ngoài. Những người c̣n ở lại, hoặc v́ không chịu đi, như Vơ Văn Thừa bay L-19 ở Cần Thơ, hoặc v́ kẹt lại v́ chưa ra Phi đoàn, chưa checked out hành quân, hoặc không chạy kịp v́ lư do nào đó*1. Ngay trong giây phút cuối, con tàu Trường Xuân đă đưa được gần bốn ngh́n người ra khỏi Việt Nam.

Sau ngày 30/4/1975, người dân miền Nam đă làm một cuộc bỏ phiếu bằng chân lớn nhất trong lịch sử. Có người bảo rằng nếu các cây cột đèn ở miền Nam mà có chân th́ chắc chúng cũng t́m cách để ra đi. Hai chữ "vượt biên" luôn luôn lảng văng trong đầu những anh em 72A c̣n kẹt lại. Dần dà rồi bằng cách nầy hay cách khác, đa số anh em phi hành đă ra được nước ngoài. Phần lớn dĩ nhiên là ở Mỹ, nhưng có thể nói là ở năm châu th́ có mặt hết bốn, chỉ trừ châu Phi th́... đen quá nên không dám tới mà thôi.

Những người chạy được ngay vào cuối tháng 04/1975 đă được đưa qua Hoa Kỳ chờ đi định cư ở bốn trại là Pendleton ở California, Fort Chaffee ở Arkansas, Eglin Air Force Base ở Florida và Indianatown Gap ở Pennsylvania. Từ bốn trại đó, người tỵ nạn đă được bảo lănh đi khắp nơi trên nước Mỹ.

Vơ Thanh Hà và Vơ Thành Long Châu từ Guam đă được đưa sang Mỹ vào trại Fort Chaffee ở Arkansas vào ngày 11/05/1975. Sau đó th́ Hà được bảo trợ về New Jersey. Bởi không có nghề ngỗng với số vốn tiếng Anh khiêm nhường, người bảo trợ của Hà đă t́m cho Hà một việc rất thầm lặng là quét lá khô. Mùa Đông năm đó đă được giao cho một chiếc xuổng để hốt là ở một ngôi nhà của YMCA.

Trong một ngày nghỉ lang thang ra phố, Hà đă gặp một người đàn ông tóc đen, mừng quá chạy lại hỏi th́ ra là một cựu trung úy Hải Quân. Thế là Hà về ớ chung với ông ta và mấy người Việt nữa. Ông trung úy tốt bụng nầy đă dẫn Hà đi xin được một việc làm assembler sống qua ngày.

Một năm sau ngày tới New Jersey, Hà đă nhờ Hội Hồng Thập Tự t́m ra địa chỉ của Vũ Văn Ninh, lúc đó đang ở Atlanta. Thế là Hà về ở với Ninh trong một căn studio mà tiền thuê có 75 đô một tháng. Tối th́ hai chàng đi rửa ly cho một nhà hàng, ban ngày th́ đi học. Năm 83 sau khi ra trường Hà đă về ở San Jose và lập gia đ́nh vào khoảng cuối năm đó. Hiện thời th́ Hà đang ở gần nhà Ủ Văn Anh Dũng. Đây là một sự trùng hợp khá lạ lúng, v́ ngày xưa khi hai chàng cùng học trung học ở B́nh Dương, Dũng th́ học trường Nông Lâm Súc trong khi Hà học ở Trịnh Hoài Đức cách đó vài phút đi bộ.

Nhắc tới bạn bè, Vơ Thanh Hà có kể rằng Phan Văn Út đă hết ḷng v́ bạn cũ đền độ đôi khi bỏ phế vợ con. Có khi Út lấy tiền mua bia đăi bạn hết trong khi vợ Út không có tiền mua xà bông giặt quần áo. Vơ Thành Long Châu cũng từ Guam sang Mỹ vào trại Fort Chaffee ở Arkansas váo ngày 11/05/1975. Ngược với Vơ Thanh Hà, Châu ra Arkansas, qua Utah rồi về định cư ở Houston từ năm 1983. Sau đó, Châu đă được gia đ́nh ở Việt Nam cùng với một gia đ́nh khác có con gái ở Mỹ làm mai mối, và Châu đă thành hôn với người con gái đó.

Đặng Chấn Kỳ sau khi rời Indianatown Gap ở Pennsylvania đă về Texas. Ra trường năm 1982, Kỳ đă đi làm ở Texas hai năm rối theo việc làm về sống ở giữa vùng sa mạc cách Bakersfield cũng như Lancaster khoảng hai tiếng lái xe. Thời c̣n ở Texas, Kỳ có gặp Nguyễn Trọng Sơn tự Sơn chùa nhưng sau mất liên lạc. Kỳ cũng có gặp Huỳnh Văn Dũng cùng khóa 3 Hoa Tiêu Trực Thăng Đà Nẵng nhưng Dũng bảo rằng không muốn liên lạc với ai.

Đinh Sỹ Hưng từ Phi Luật Tân đă đi theo tàu Việt Nam Thương Tín qua Guam. Trước khi rời Guam để đi Mỹ, Hưng đă lên văn pḥng trại báo rằng sẽ về California, không ngờ lúc đi th́ trại tạm trú California chưa sửa soạn xong nên đă được đưa về Fort Chaffee ở Arkansas. Đến khi Hạnh vợ Hưng sang Guam sau khi nghe báo như thế bèn bề trại Pendleton ở California t́m Hưng không thấy. Hạnh nhờ một ông Linh Mục t́n hộ và cho biết rằng Hưng đă được bảo trợ sắp về Cleveland, Ohio. Thế là hai người cùng về thẳng Cleveland và gặp nhau ở đó. Sau một mùa đông lạnh giá, hai vợ chồng bồng con t́m về phương Tây nắng ấm. Ở San Diego được một năm, đôi uyên ương đă về định cư ở San Jose.

Trong số những người đi được năm 1975 có Vơ Văn Tấn tự là Tấn Kều qua Pháp. Gần đó có Nguyễn Phước Tuấn sớm chiếu hủ hỉ. Gia Nă Đại th́ có Tân Già, Thụy Sĩ có Lâm Chùa. Miền Bắc California ngay từ đầu th́ có Nguyễn Tiến Cường, Ủ Văn Anh Dũng, Nguyễn Đ́nh Ḥe, Đinh Sỹ Hưng. Miền nam California th́ có Trần Hớn Dân, Đinh Đông Định, Trịnh Khanh, Hoàng Đ́nh Lai. Người đă làm một lỗi lầm lớn trong đời là Vũ Xuân Quảng leo lên tàu Việt Nam Thương Tín trở về lại. Về tới Việt Nam tháng 10/1975 là Quảng xách túi đi "học tập" tới 1980 mới về, và tới 1994 mới sang tới Mỹ.

Trong những năm từ 1975 tới 1980 của tôi ở Mỹ cuộc đời buồn như chấu cắn. Thỉnh thoảng hai ba thằng Mít ở một thành phố buồn hiu ở miền Đông Hoa Kỳ kéo nhau ra ngồi Denny's hoặc Sambo's gọi những món ăn chán phèo như trứng chiên, khoai rán và thịt ba chỉ muối nhai trệu trạo, mục đích chính là có chỗ ngồi uống ly cà phê lạt nhách, châm vài điếu thuốc ôn lai chuyện xưa². C̣n đâu tiếng rao "xực-tắc" ³ đêm khuya, gánh xôi buổi sớm, hàng cơm tấm đầu ngơ, quán cà phê cuối đường. Có những đên hà về muộn ngửi thấy từ nhà hàng xóm mùi hoa thoang thoảng thơm nhưng lại gợi cho ḿnh nhớ những mùi hoa sứ, dạ lư, ngọc lan, bạch huệ. Ôi những cánh hoa trắng đơn sơ của miền nhiệt đới, chúng tỏa hương làm sao mà dư hương khó thể phai mờ.

Sau năm năm ở miền Đông Hoa Kỳ chỉ nuôi một mộng ước về miền Viễn Tây nắng ấm t́nh người, năm 1980 tôi đă rời Blacksburg, Virginia để về San Jose sống. Ngày lên máy bay tôi có 15 đô trong túi. Đó là số tiền của một anh bạn mới quen cho tôi làm tiền ăn quà đi đường sau khi tôi để lại cho hắn những tập lab reports của tôi viết trong năm trước đó. Lúc giă từ tôi không hỏi địa chỉ hắn, mà hắn cũng không hỏi địa chỉ tôi. Có người đă từng gọi bạn của hắn là những người "bạn đời", tức là những người mà v́ đời đưa đẩy gặp nhau mà thành bạn. Những người bạn tôi có trong thời gian đó cũng vậy. Về tới San Jose thấy thiên hạ, kề cả những người trai trẻ lành lặn, lănh oăn phe đú đởn ăn nhảy tơi bời, tôi đâm ra ngán ngẩm và hết sức mặc cảm cho sự không hợp thời trang của ḿnh.

Giáng sinh năm 1980 tôi t́m gặp lại được Đinh Sỹ Hưng, Vũ Đức Trọng, sau đó là Nguyễn Đ́nh Ḥe và Ủ Văn Anh Dũng. Trong lần đầu tiên tôi gặp lại Trọng và Hưng khi hai chàng lái xe đền căn chung cư hai pḥng ngủ mà tôi ở trọ cùng với năm ba người khác, tôi ngạc nhiên khi khám phá ra rằng hai chàng dù ở cùng thành phố nhưng rất ít khi gặp nhau. Đó là cái khởi đầu của mối dây liên lạc của tôi với 72A.

Thánh 02/1981 tôi về ở với Trọng. Căn chung cư hắn với tôi thuê chung thường trống trải v́ có ḿnh tôi là hay ở nhà. Không lâu sau đó tôi được thư của Mai Ngọc Trai gởi sang từ bên đảo Panathnikhom, Thái Lan bảo rằng đă vượt biên thoátcu2ng vợ. Đức con trai đầu ḷng của hai vợ chồng Trai là Mai Khôi đă được sinh trên đảo. Tôi gửi cho Trai một là thư mừng vợ chồng Trai đi được, và đồng thời tả oán ngược rằng tôi rách quá. Không lâu sau th́ Lư Thái Hùng xuất hiện, lúc đó chàng đă lấy vợ, và đang bị vợ bắt đi học bả nuôi. H́nh như cho đến ngày hôm nay Hùng đă lấy xong cái cao học về ngành điện toán.

Giữa năm 1982 tôi lấy vợ. Đám cưới cấp tốc ở Baltimore có Vũ Đức Trọng và Nguyễn Hữu Thiện Tuấn làm phù rể và có thêm Đỗ Minh Hùng tham dự. Khi tôi đưa vợ về lại San Jose th́ vợ chồng Đinh Sỹ Hưng đă kư làm nhân chứng trong tờ giấy hôn thú của vợ chồn tôi. Hai chành phù rể của tôi hiện thời đầu có gia đ́nh êm ấm. Tuấn th́ lấy vợ một cách âm thầm ít ai hay biết. Ngược lại, đám cưới của vợ chồng Trọng năm 1992 ở San Jose có rất nhiều gia đ́nh 72A tham dự. Như thế th́ tôi đă trả ơn cho Trong nhưng vẫn cón nợ Tuấn.

Những anh em đi kịp thời th́ tránh được nạm đói của thập niên 1980. Trong lịch sử Việt Nam, trận đói trước đó là trận đói năm Ất Dậu 1945 do quân Nhật gây ra làm chất cả hai triệu người dân Bắc Việt và Bắc Trung Việt.

Tầu cười, Tây khóc, Nhật lo,

Việt Nam chết đói nằm co đấy đường.

Trong vùng đồng bằng sông Mă sông Hồng, người chết ngoài đường la liệt. Ở Hà Nội tối tối có những chiếc xe treo đèn dầu tù mù do những người phu đói kéo đi nhặt xác người dọc đường phố. Trong bài thơ "chuyến xe đưa xác" mô tả cảnh bi thảm nầy ở phố khâm Thiên là khu phố có những nhà hát ả đào cho những "tao nhân mặc khách" lẫn những nhà chứa "đào rượu", Nam Cao đă bắt đầu với những câu sau:

Ngă tư nghiêng nghiêng đóm lửa,

Chập chờn ảo hóa tà ma.  

Đôi dẫy hồng lâu cửa mở phấn sa,

Rũ rượi tóc những h́nh hài địa ngục.

Vào thập niên 1980, nạn đói trở lại với dân Việt, và lấn nầy th́ cả ba miền đều phải chịu. Ngay ở miền Nam là vựa lúa lớn nhất Đông Nam Á mà đa số dân chúng cũng phải ăn cơm độn với bo bo cả chục năm trời.

Trong khoảng thời gian năm 1975 và những năm sau đó bên ngoài Việt Nam cũng có nhiều biến cố. Năm 1974 vua Faisal của Saudi Arabia đă cầm đầu vụ tăng giá dầu hỏa của khối Trung đông làm thành cuộc khủng hoảng nhiên liệu kéo dài nhiều năm sau đó. Năm 1977 phim Star Wars ra đời. Năm 1979 những người Iran theo ông đạo Ayatullah Ruhollah Khomeini đă tấn công vào ṭa địai sứ Hoa Kỳ ở Teheran và bắt giữ khoảng 60 người Mỹ làm con tin đ̣i giao trả vua Shah, trong khi ở Kăm Pu Chia hơn hai triệu người đă bị Khờ Me đỏ giết. Năm 1980 John Lennon của Tứ Quái đă bị bắn chết và năm 1981 thái tử Charles kết hôn với Diana.

Qua những biến cố đó th́ những ngườiViệt trong nước lo t́m đường vượt biên, hoặc là bằng thuyến lao ra đại dương, hoặc bằng đường bộ Tây Ninh băng qua Nam Vang sang Thái. Trên những con đường đó là những câu chuyện hăi hùng, như chuyện đảo Kra ở miền Nam Thái Lan trong vịnh Thái Lan, hoặc chuyện trả thù của dân Miên đối với dân Việt. Trong số một triệu sáu trăm ngàn người vượt biên, có những anh em 72A sau khi ở tù ra đă âm thần nhưng tích cực t́m cách ra đi.

Sau đây là một chuyện vượt biên do Đỗ Minh Hùng kể.

" Vợ chồng tôi vượt biên thất bại sáu bẩy lần. Lần mất nhiều lần mất ít, nhưng may là chưa phải tù tội. Có lần tôi đi một ḿnh v́ vợ sắp sanh. Đang nằm chờ giờ ra băi ở Vũng Tàu, được tin nàng sanh, tôi bỏ về Sài G̣n. Ngày 19/10/1979 là ngày chào đời của Tiến Biên, đứa con đầu ḷng của chúng tôi. Thằng nhỏ dễ nuôi, ít khóc vô cùng.

Gia đ́nh bên vợ tôi đă quen với cảnh chúng tôi sáng giả biệt, chiều gặp lại bao lần. Sau mỗi lần thua, chúng tôi cười x̣a tự an ủi: "Ḿnh c̣n có nhau. Của đi thế người".

Có lúc thua hết không c̣n tiền ăn. Không ai tin chúng tôi có gia đ́nh ở Mỹ mà lại túng thiếu như thế. Về nhà lục lọi, cái ǵ bán được là cho đi. Vợ tôi c̣n hai cái quần ś líp mới toanh từ bẹn Mỹ gởi về chưa kịp mặc, tôi đem ra chợ trời. Người mua ngó tới ngó lui sợ đồ giả hoặc mặc rồi. Cuối cùng bán được đi mua một ít khoai lang, và vợ chồng lại nh́n nhau hạnh phúc.

Của đáng tội. Gia đ́nh tôi bên Mỹ làm ngày làm đêm gởi tiền về cũng không bù kịp với những lần mất mát. Chúng tôi như chim bị tên, thấy cây cong là sợ. Có những chuyến đi họ t́m đến, chúng tôi bào cho vui rồi quên, sợ lại thua rồi chỉ khổ cho gia đ́nh.

Cái Tất năm 1981 không vui như các năm trước v́ chúng tôi một lần nữa lại định ra đi. Lần nầy chuyến đi có vẻ thật v́ do anh em cột chèo bên vợ giới thiệu, và chắc v́ có mua băi. Cái không khí chia ly bao trùm những bửa cơm, hoặc những lúc gia đ́nh họp lại chuyện tṛ. Tự nhiên vợ chồng tôi có linh cảm sẽ đi được.

Giă từ gia đ́nh vợ tôi xong, vợ chồng tôi đi thật lẹ khỏi nhà. Cái trạng thái lâng lâng, buồn buồn khác với lần tiễn biệt gia đ́nh tôi đi Mỹ tháng 04/1975. Chúng tôi bế con mới hơn một tuổi lên xe đ̣ hướng về Vũng Tàu. Trên đường đi, chúng tôi thoát qua nhiều trạm xét hỏi trong sự hồi hộp lo lắng. Đến trạm cuối tôi phải để lại cái nhẩn cưới mới đi qua.

Chúng tôi đến Vũng Tàu vào giữa trưa. Sau khi viếng thăm một gia đ́nh họ hàng, tôi đi ra phố ăn uống với họ cho có vẻ người địa phương khỏi ai ḍm ngó. Vợ tôi bồng con đi lang thang cho hth giờ. Về chiều khi gặp lại, nàng khoe một tấm h́nh dưới tượng Phật hai mẹ con mới chụp chung. Tôi thần hỏi: "Sao chỉ có hai chụp h́nh trong khi ba người cùng đi?" Tôi ghét mê tín dị đoan nhưng cái điềm coi bộ không lành.

Đến tối chúng tôi được hướng dẫn tới băi. Dù đă đấm mơm công an địa phương, chuyến đi cũng cần phải được giữ bí mật tối đa. Để giữ sự yên lặng, con tôi được chích một mũi thuốc mê để ngủ cho thẳng giấc.

Tới giờ lên ghe, người ở đâu tuôn ra quá nhiều. Th́ ra họ đă được phân tán mỏng trong các nhà lối xóm gần băi. Xăng và lương thực được chuyển xuống. Chúng tôi đượ chỉ định ở dưới hầm máy. Tiếng may nổ ồn ào cộng mùi xăng ngộp thở. Người lớn chịu c̣n không nổi huống chi con nít. Con tôi tỉnh giấc ̣a khóc, dỗ sao cũng không nín. Một ông bác sĩ chích thên cho nó một mũi thuốc mê nữa, nhưng thằng bé càng khóc to hơn. Có lẽ thuốc đă hết hạn không c̣n công hiệu. Con tôi b́ng thường không khóc sao lại dở chứng lúc này!

Ai nấy đều lo sợ. Trong cơn khủng hoảng tôi dùng nấm xôi bịt miệng con tôi. Nó càng vùng vẫy khóc lớn hơn nữa. Sau cùng vợ tôi nói: "Anh ơi thôi đừng làm chết con. Để em bồng nó lên bờ." Tôi nh́n mọi người chung quanh với cặp mắt thù hằn. Dù không trực tiếp, họ là những người ly cách chúng tôi.

Ra khỏi hầm tàu, thằng bé nin khe, dựa đầu lên vai mẹ ngủ. Xăng nhớt và lương thực vẫn được tiếp tục chuyển xuống tàu. Tôi nh́n lên bờ thấy vợ vẫn nhẫn nại bồng con. H́nh ảnh đó nhắc cho tôi nhớ rằng cả một đời qua, từ lúc quen tôi, nàng lúc nào cũng sống trong khắc khoải. Lo lắng trong những lúc tôi mặc áo bay lên ca, không biết có trở về. Lo lắng trong những đêm tôi măi chơi về muộn. Lo lắng lúc tôi đi cải tạo không biết ngày nào ra. Lo lắng cho tương lai tôi sau khi cải tạo đă về...

Ḷng tràn ngập t́nh thương cảm, tôi bó lên bờ. Tên chủ tàu dí súng lục vào bụng tôi, gằn giọng: "Bộ muốn phá hả?" Tôi lạnh lùng nhích mũi súng lên phía trái tim tôi: "Anh muốn bắn tôi, làm ơn bắn ngay đây, chết cho lẹ. Nếu vợ con tôi không đi, tôi không đi nữa. Tiền bạc anh cứ giữ." Không biết làm sao hơn, tên chủ tàu dịu giọng: "Thôi anh xuống trước đi. Nếu cháu không khóc nữa, tôi sẽ để chị và cháu xuống tàu."

Táu chuẩn bị rời bến. Chủ tàu ra hiệu cho vợ con tôi xuống tàu trở lại. Vừa xuống hầm tàu rầm rĩ tiếng máy, con tôi bật khóc. Không nói một lời, vợ tôi bồng nó lên bờ. Tôi vùng theo, nàng nghẹn ngào trong nước mắt: "Anh đi đi. Gia đ́nh anh hy sinh quá nhiếu rồi." Như một người không hồn, tôi xuống tàu. Nếu cái chết có đến vào lúc đó th́ có lẽ c̣n nhẹ nhàng hơn cho tôi.

Tàu từ từ rời bến. Con tôi nh́n theo và nhoẻn miệng cười, hai tay vung vẩy. Bóng hai mẹ con nhỏ dần. Tôi bật khóc. Lúc đó tôi không tin có sự cứu rỗi hoặc niết bàn, có thiên đàng hay địa ngục, có Chúa hay có Phật. Tôi ch́ thấy một niềm đau khó tả nên lời.

Chuyến tàu ra đi không có ǵ trở ngại. Băi đi yên lành, thời tiết êm ả. Trời không gợn một áng mây. Chung quanh nh́n đâu cũng thấy nước. Đang đi, chuyến tàu bổng dừng lại. Đám người dưới hầm tàu xôn xao lo lắng. Chủ tàu lên tiếng nói rằng tàu đă tới hải phận quốc tế nên ngừng lại chờ thương thuyền ngoại quốc vớt. Trong trạng thái nửa me nửa tỉnh, tiếng nói của chủ tàu không gợi cho tôi ư tưởng ǵ, và tôi cũng không màng tới cái kế hoạch của hắn. Tôi chỉ thấy nhớ vợ con, và có lúc chỉ mong bị bắt để tôi đi về. Nếu tôi về lần nầy th́ chắc sẽ không c̣n bàn tính thêm ǵ nữa. Cay đắng ngọt bùi ra sao cũng được, miễn chúng tôi có nhau trên đời. Mệt mỏi quá rồi cho một kiếp người.

Tôi hỏi chủ tàu chừng nào th́ đi tiếp nếu không có tàu nào vớt. Hắn trả lời tính chờ tới khi được vớt v́ thực t́nh hắn không biết đường đi đâu. Tôi bảo chủ tàu hăy nổ máy đi tiếp, tôi sẽ chỉ hướng đi nếu có hải bàn. Hắn nh́n tôi ngờ vực. Sau khi điều tra lư lịch tôi qua thằng cháu, hắn cởi mở hơn rót cà phê châm thuốc lá mời. Dựa theo kinh nghiện bay không hành, tôi lấy bút vẽ hướng đi. Chấm điểm mốc. Đo khoảng cách, tính thời gian, nhắm giờ tới điểm mốc.

Đám tài công lẳng lặng nh́n tôi. Tôi không giải thích. Sự yên lặng củ tôi mới đầu làm cho họ hoang mang, nhưng rồi cũng chính sự yên lặng đó làm cho họ tin thưởng. Tôi tự dưng trở thành có trách nhiệm phải đưa tất cả mọi người trên tàu tới bờ. Tôi thấy ḷng vui vui v́ nghĩ ḿnh vẫn c̣n nặng với nghiệp hoa tiêu.

Tàu nổ máy đi Nam Dương. Tôi vẽ một đường đi an toàn tránh được tụi cướp biển Thái Lan, dù phải hơi xa một chút. Chí cần đi thêm một đêm nữa th́ lỡ tàu có chết máy gió cũng sẽ đẩy trôi về Mă Lai, Tân Gia Ba hay Nam Dương. Nếu gặp được thương thuyền ngoại quốc vớt dọc đường th́ càng tốt.

Khi tàu đến điểm mốc đầu tiên đúng theo giờ giấc tôi hoạch định, đám tài công bắt đầu tin tưởng tôi. Họ tṛ chuyện tâng bốc, chủ tàu ân cần hnn. Tôi có chỗ ngủ riêng thoải mái trên boong, ăn uống thả giàn trong khi hành khách chỉ được vài muỗng nước và một chén cơm mỗi ngày.

Hơn 75 người đi. Chỗ nào ngồi yên chỗ đó. Ăn, ngủ, đía, ỉa tại chỗ. Vợ con tôi nếu đi chung chuyến này th́ vui biết bao nhiêu.. Cứ nghĩ tới đó là tôi phải giấu mặt ngăn ḍng nước mắt tuôn trào.

Ban ngày mặt biển phẳng lặng như gương. Dàn có heo lội đua theo tàu. Con tôi mà thấy cảnh nầy th́ chắc nó vui lắm. Tôi nhớ hai cánh tay mũm mĩm dễ thương vùng vẫy khi ưng ư. Tôi nhớ nụ cười duyên dáng của vợ. Đó là nụ cười đẹp nhất trên đời. Trước ngày đi chúng tôi đă tính toán, hoạt định sẽ làm ǵ khi tới Mỹ. Bây giờ có lẽ nàng đang ôm con thầm khóc trong pḥng.

Về đêm, trong khi mọng người yên ngủ, tôi đố thuốc lá chờ sáng. Tiếng máy tàu ŕ ŕ như tiếng vọng cổ ai oán. Ḷng càng chùng xuống khi nghĩ đến vợ con. Nhớ nhất là những lúc ḿnh không phải với vợ. Hối hận th́ đă muộn rồi. Nước mắt tưởng rằng làm vơi nhưng cái đau trong lúc khốn cùng, nhưng không. Trên đời có những nỗi đau không vơi theo nước mắt, và không có cái đau nào giống cái đau nào. Mỗi giờ phút là một nỗi buồn đau. Cái đau sau nặng hơn, thấm thía hơn cái đau trước. Càng khóc, ruột càng thắt lại.

Sau ba ngày hai đêm tàu đến đảo KuKu như tôi tính toán. Tôi đánh điện tín cho vợ hay. Hai tuần sau tôi được chuyển qua đảo Galang, nơi có Cao Ủy Tỵ Nạn làm việc. V́ biết tiếng Anh, tôi được cử làn cho Cao Ủy, hết phỏng vấn qua thông dịch. Cứ làn cho đến khi mệt nhoài tôi mới về nghỉ. Tôi theo dơi tin tức người vượt biên mỗi giờ mỗi phút qua hệ thống vô tuyến điện của văn pḥng Cao Ủy. Mỗi khi có tàu cập bền Galang tôi chạy ra t́m kiếm. Rồi thất vọng đi về.

Chiều lại chiều, tôi ra bải biển chờ mong, hy vọng chuyến tùa tới sẽ có vợ con. Nh́n bên kia về hướng Việt Nam, tôi h́nh dung ra h́nh ảnh vơi bồng con trông cửa đợi chồng về hàng đêm. Qua bao nhiêu nghịch cảnh, nàng đă luôn có một niền tin sắt đá vô điều kiện rằng, dù có đi đâu chăng nữa rồi tôi cũng sẽ trở về. Chúng tôi chắc chắn rồi sẽ đoàn tụ, nhưng chưa biết bao giờ và ở đâu. Trong đầu tôi lại hiện lên h́nh ảnh Tiến Biên vùng vẫy hai cánh tay mũm mĩm rồi nh́n mẹ nhoẻn miệng cười. Thằng dễ nuôi chi lạ, không biết khóc là ǵ. Ai cũng nói như thế."

Thế là Hùng đă di thoát. Sau đây là Nguyễn Hữu Thiện Tuấn trong phần "Một Tâm T́nh".

"Trong tâm trạng mất tất cả từ Quốc Gia, Gia Đ́nh, bạn đồng ngũ, bạn cải tạo, tôi phải thay đổi chỗ ở luôn luôn, khi th́ ở tạm nhà bạn bè, khi th́ ở sạp chợ để tránh công an nghi ngờ. Trong những tháng ngày lẩn trốn đó tôi không bao giờ được ngủ thẳng  một giấc ngon lành mà lúc nào cũng là nhưng giấc chập chờn. Sau nhiều lần vượt biên thất bại ở Cà Mau, Phan Thiết và Lâm Đồng, tôi đă làm một chuyến ở ngay Bến Tre, tức nơi được mệnh danh là vùng thành đồng đất thép của Việt Cộng trong thời chiến tranh.

Đây là lần thứ hai và cũng là lần cuối tôi được nh́n ngắm quên hương gần gũi từ ngoài biển Thái B́nh Dương. Lần nầy th́ trên chuyến tàu vượt biên qua Mă Lai Á. Tại cửa sông nầy tôi có được một phút giây b́nh tâm để cho con tim ḿnh được xúc động trong thoáng chốc. Cái giây phút đó đă có thể trở thành thiên thu, bởi ngày hôm nay tôi c̣n nhớ rơ.

Giây phút đó đă xẩy ra trong một quán ăn nhỏ dọc sông Tiên Giang. Tôi đang ngồi uống ly ca phê đen một ḿnh chờ giờ vuợt biên. Trong quán ăn ngoài tôi ra chỉ có một  thiếu nữ ngồi quay lưng về phía tôi ở một bàn khác. Có thể nàng là một người khách, hoặc cũng có thể nàng là người nhà trong quán. Nàng vận áo bà ba lụa xanh rêu và quần sa teng đen, dáng dấp gọn gàng nhưng không kém phần tha thướt. Tôi ngồi lặng yên ngắm nh́n từ đôi bàn tay trắng nhỏ đến chiếc cổ cao, ṿng eo nhỏ và đôi chân dài, nhưng đặc biệt là mái tóc huyền óng mượt xơa sau vai. Thỉnh thoảng gió từ sông thổi nhẹ lất phất những sợi tóc tơ bên thái dương. Cái h́nh ảnh đơn sơ mộc mạc thuần túy của một cô gái miền Nam ấy sao mà đẹp quá. Tôi không dám lên tiếng hỏi thăm mà cũng mong nàng đừng ngoảnh lại, bởi tôi biết rồi đây với tôi h́nh ảnh mà tôi ghi được của nàng sẽ là biểu tượng của những thiếu nữ Việt Nam yêu kiều cũng như những người mẹ Việt Nam nhiều chịu đựng. Trong vẽ đẹp mong manh đó, tôi thấy một đoạn đời thơ ngây đă mất cùng những ân t́nh gián đoạn v́ những thăng trầm khốc liệt của lịch sử của chúng tôi, những sĩ quan phi hành nói riêng và những người lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nói chung. Lướt qua trong trí tôi là h́nh ảnh những chiếc quan tài của những phi công găy cánh mà tôi đă đến gác, những người vợ trẻ con thơ bơ vơ, và những thân phận tù cải tạo. Một thanh niên không có quyền công dân như tôi không có quyền mơ một mái ấm gia đ́nh.

Tôi nghĩ đến những đoạn đường mà ḿnh c̣n phải bôn ba, mà ḿnh sắp phải đặt chân lên mà chua xót:

"Áo lụa Tiền Giang. T́nh thầm nhủ

 Mượn gió sông kia vuốt tóc thề

Chất đắng chia phôi, sao khó nuốt.

C̣n ai thấu hiểu mảnh t́nh quê.

Phút linh cầu mong em đừng để mất.

Mảnh tim côi anh gởi lại nơi nầy

Hồn ở lại chẳng đi cùng thân xác.

Đời loạn ly duyên chẳng hẹn ngày mai."

 

Sau nầy khi đă qua tới Mỹ, tôi càng thấy rơ rằng cộng sản sẽ phải tự hủy diệt khi những nhân quyền căn bản nhất cũng không được tôn trọng. Lịch sử đă chứng minh điều đó vào cuối thập niên khi nó sụp đổ ở Âu Châu và Liên Xô, và bây giờ chính là những ngày tàn của cộng sản Trung Hoa, Việt Nam, Cuba và Bắc Hàn.

Ngày nay đă luống tuổi và vẫn c̣n đang vật vă với cuộc sống ở xứ Cờ Hoa nầy, trong những lúc hiếm hoi có dịp lắng ḷng ôn dĩ văng, tôi đă gom lại một kết luận cho tất cả cuộc kinh qua của bản thân ḿnh như sau:

Chiến tranh là tội lỗi tàn tệ nhất của con người bắt nguồn từ chính sự bất an trong tâm hồn họ, và chiến tranh càng khốc liệt th́ t́nh yêu càng nở đẹp tươi mạnh mẽ, như sen nở trong đầm lầy vậy."

Tôi đồng ư với kết luận của Tuấn, nhưng tôi không thể tránh tự hỏi rằng như thế th́ t́nh yên có c̣n hiện hữu hoặc có ư nghĩa ǵ hay không trong những năm sau nầy của anh em 72A, khi mà một phần lớn đă không c̣n ở trong ḥan cảnh gian khổ nữa?

Xin được trở lại với câu hỏi vừa nêu ra trong một chương sau. Bây giờ hăy trở lại với gịng thời gian. Năm 1983 bện Aids đă gây sợ hăi cho mọi người. Sau khi mang lại sự ổng định cho Trung Hoa vào năm 1978 bằng cách xóa bỏ những tư tưởng cực đoan, năm 1985 Đặng Tiểu B́nh đă bỏ những lư tưởng khuynh tả của Mao Trạch Đông để cải cách kinh tế theo chủ nghĩa tư bản. Trong cùng năm đó,nữ ca sĩ Madonna nổi như cồn không phải chỉ do tiếng hát mà c̣n nhờ cách tŕnh diễn táo bạo và phô trương thân thể. Vào ngày thứ hai đen 19/10/1987, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bị khủng hoảng trầm trọng. Năm 1989 ở Âu Châu bức tường ô nhục Tây Bá Linh đă bị san bằng. Trong cùng năm đó ở Á Châu, hàng ngàn người, đa số là sinh viên, đă bị thảm sát ở công trường Thiên An Môn. Vào tháng 09/1989, Tổng thông Ronald Regan đă kư đạo luật nhận hết những người từng bị tù cải tạo Việt Nam qua diện HO.

Ngày Chu Văn Hùng lên đường đi Mỹ theo diện ODP do một người chị bảo lănh vào tháng 04/1984 th́ Thuấn lên thuyền đi vượt biên. Thế mà Thuấn tới sau Hùng gần cả năm. Tháng 01/1985 Thuấn qua Mỹ và vể tiều bang Washington. Khi xuống thăm vợ chồng Hùng th́ Thuấn đă gặp lại một cô em gái của Hùng mà ngày xưa ở Việt Nam Thuấn đă có lần gặp trong mấy lấn tới nhà Hùng ăn cơm. Vào tháng 07/1990 th́ Thuấn và em gái của Hùng đă nên duyên trong sự hiện của rất nhiều anh em 72A từ khắp nơi xa gần đến dự.

Nguyễn Đ́nh Nam trong một lần đi thăm bạn cũ c̣n nhớ chút kỷ niệm sau:

"Năm 1986 mỗ qua Cali thăm mấy thằng 72A, và trong lúc trà dư tửu hậu đă buột miệng nói: "Đ. M., ngày xưa bay ở trên trời, giờ nầy tụi bây thành lính thiết giáp hết" (ủi máy cắt cỏ). Riêng mỗ sau hai lần di tản, 54 và 75, hơn chục lần đổi nơi cư trú, lên voi xuống chó đă nhiều, nhưng c̣n rất 72A "không bỏ anh em, không bỏ bạn bè".

Ở đảo tỵ nạn là nơi nhiều anh em 72A khác đă gặp lại nhau. Sau đây là Nguyễn Hoàng Tân kể về Phạm Văn Lộc:

" Tao gặp lại Lộc Hố Bom ở trại tỵ nạn Pulau Tanga, Mă Lai trong năm 1978. Lộc đi cùng gia đ́nh, sau cùng định cư ở Úc. Về Lộc Hố Bom th́ có nhiều chuyện để nói lắm: đời sống cá nhân, bay bổng , văn nghệ, vơ thuật, t́nh yêu, ở dơ, tếu lâm, nhậu nhẹt, ôi thôi hàng hà sa số trong con người cua 3 hắn. I.P. của Lộc đă tặng cho hắn danh hiệu là "Dirty Old Man".

Ở trại ty nạn, mỗi ngày Lộc thoát y 100% đứng tắm ở giếng nước, từ tốn thả từng gáo nước trên đầu như không có ǵ lạ cả, trong khi cả đảo la làng lên về chuyện đó. Có lúc tao nghĩ hay Lộc Hố Bom là hiện thân của Bùi Giáng chăng? Có lúc hắn cởi trần và mặc quần tà lỏn dài tới gối, vá cho cả hai tay vào quần đần cho đă rồi tự hỏi tại sao có lúc 10 có lúc 11?? Trong khi thiên hạ phá lên cười th́ Lộc lặng lẽ lỉnh đi chỗ khác như không có chuyện ǵ xảy ra cả.

Có lần Lộc Hố Bom tâm sực với tao rằng: "Ngân Hà là một mái nhà chung nuôi dưỡng thời hoa niên của chúng ta, ở cái tuổi mà cái xấu nhất cũng sẽ là cái đẹp nhất. Những h́nh ảnh tầm thường nhất sẽ không tầm thường nữa sau một thời gian, nhất là khi tuổi đời và thời gian đă cố ư hay vô t́nh tô điểm thêm màu sắc, để những vết nhăn của quá khứ không phải là cái thẹo, mà là một vết son để đời". Bởi vậy hắn quyết ǵn giữ kỹ niệm thời quân ngũ như là một báo vật, không phải trên giấy trắng, không phỉa là mảnh bằng treo tường, mà ở tận đáy ḷng của hắn.

Lộc à! Mầy đă để lại trong ḷng một số anh em vài kỷ niệm khó quên. Hồi xưa tao rất ghét cái thứ tṛ chơi ấy. Nhưng bây giờ khó mà t́m lại những cáo dơ dáy dễ thương khờ dại ngày xưa. Tao biết ḿnh sẽ già đi (Tân già ơi, cụ đă già từ lâu rồi!), nhưng ngặt ǵ thân xác cằn cỗi nầy với trái tim vẫn c̣n rung động như thuở  nào, để biết rằng có những cái bất khả đảo nghịch và không đồng điệu chút nào ở trong ta khiến cho ḿnh tiếc rẻ thời đă qua."

Đa số những anh em về định cư ở vùng Bắc California đều theo kỷ nghệ điện tử, trừ Chu Văn Hùng làm cho xưởng giấy, Đoàn Anh Thuấn th́ từ ngày rời Seattle về làm em rể Chu Văn Hùng trong năm 1990 tới giờ ít thấy gặp ai. Nguyễn Văn Bực th́ v́ vẫn c̣n bực ḿnh chuyện bị một bạn 72A uưnh ngày xưa nên đă tập luyện thành vơ sư, nhưng v́ nay đă già lỏng gân nên không c̣n ham đấu nữa. Thật ra bạn Bực đă bắt đầu bị đau lưng sau một phi vụ hành quân ngày xưa:

"Anh em kính mến, tớ lúc nào cũng tôn trọng và quí mến anh em, nhưng anh em cũng đừng bắt tớ phải làm ông đạo gật. Những ǵ tớ nói ra, có lẽ anh em cũng đă từng muốn nói nhưng v́ uốn lưỡi bảy lần rồi lại gật đầu.

C̣n chuyện bay bổng, tớ cũng xin nói rơ cái ngày đổ toán với Sư Đoàn 22 Bộ Binh ở Phù Mỹ, Qui Nhơn. Tớ đă ngồi co-pilot cho Trung Úy Thiện hoàn thành sứ mạng của Phi đoàn giao phó, nhưng chẳng may tàu bị crash và tớ bị găy đốt xương sống. Lúc về khám sức khỏe th́ bác sĩ bảo rằng tớ hăy cẩn thận và cho tớ nghỉ vài hôm, nhưng khi về Phi Đoàn th́ ông Trưởng Pḥng hành quân cắt tớ bay tiếp. Tớ nghĩ nếu tránh bay lúc ấy có hai điều bất tiện. Thứ nhất v́ muốn làm anh hùng, và thứ nh́ là muốn lấy lại tiếng tăm lính lè phè. Nói tới chuyện lè phè, tớ lại nhớ lại thời c̣n ở Ngân Hà, cán bộ Trần Hớn Dân đă móc tớ ra khỏi hàng quân: "Ông Bực đó, ông lè phè!", và bắt tớ nhảy trăm cái xổm, tớ nghĩ giờ đây c̣n sợ. Nếu giờ mà cán bộ Dân bắt tớ nhẩy ở trên giường th́ c̣n họa may, chớ xổm th́ tớ chết mất. Hai đẩu gối của tớ lỏng rồi. Cũng như cám bộ Đặng Quốc Thuần đă gọi tớ là "ông hay làm nổi", và bắt tớ tự giác trăm cái hít đất, giờ nghỉ lại c̣n nổi da gà. Khiếp, đây là một giấc mộng. Tớ không biết c̣n nằm mộng nữa không, nếu có tờ sẽ lên sân khấu giúp vui bạn bè thêm một vài trống canh nữa..."

Trong thời gian làm vơ sư có nghiên cứu về y thuật, Bực đă tự chữa cái lưng của ḿnh bằng một trong mấy chục bài thuốc bí truyền của vơ lâm, mà chàng đă cho phép sao chép lại dưới đây, để thân tặng anh em 72A dùng trong những năm sắp tới.

Thiện Đăng Thần Dược Tửu

Toa thuốc nầy của Đạo Sĩ "Thích Thiện Đăng", giúp người già cả, lớn tuổi và những người lao lực bồi bổ cơ thể, sức khỏe gia tăng, bớt đau ốm, sống ngoài trăm tuổi:

1. Sa Sâm           5 chỉ

2. Thục Địa        5 chỉ

3. Đương Qui    3 chỉ

4. Phục Linh    3 chỉ

5. Cam Thảo    3 chỉ

6. Xuyên Khung    3 chỉ

7. Bạch Thược    3 chỉ

8. Thục Đoan    3 chỉ

9. Trần B́    3 chỉ

10. Đại Táo    3 quả

11. Bạch Truật    2 chỉ

12. Pḥng Phong    2 chỉ

13. Tần Giao    2 chỉ

14. Khương Truật 2 chỉ

15. Đào Nhơn 2 chỉ

16. Cam Khởi Tử 2 chỉ

17. Độc Hoạt"   2 chỉ

18. Khương Hoạt     2 chỉ

19. Mộc Quả    2 chỉ

20. Nhục Quế 2 chỉ

21. Ngưu Tất    2 chỉ

22. Đại Hồi     2 chỉ

23. Đường Phèn 1-1/2 lượng

Ngâm 22 vị thuốc với 2 lít rượu đế trong 2 tuần lễ. Đường phèn 1-1/2 lượng nấu với 1/2 lít nước, để nguội đổ vào rượ thuốc. Uống ngày 3 lần bằng ly nhỏ, sáng trưa và tối. Lưu ư: "Thuốc kỵ thai"!!!

Đây là bài thuốc đầu tiên trong số 50 bài mà Bực có. Bài thuốc nầy đặc biệt có thể dùng bồi dưỡng nhưng người đă từng bị tù đày đánh đập, và có số tuổi từ 50 trở lên. Ngoài toa thuốc nầy, những toa thuốc c̣n lại của Bực có những công dụng khác nhau. Bạn 72A nào có cần xin liên lạc trực tiếp với Bực.

Trong năm 1991, Trần Văn Ty đă sang Mỹ theo diện HO-7 sau 10 năm sống lây lất ở Hố Nai từ lúc ra tù. Hiện giờ Tỵ làm cho Bưu điện và hài ḷng về gia đạo b́nh yên "trong cuộc sống căn bản đạo đức Công giáo". Con trai lớn của Tỵ bây giờ dạy tiếng Việt ở nhà thờ dù đang bận rộn trong đại học.

Năm 1992 có Lê Văn Nguyên cùng gia đ́nh qua Utah ở cho đến bây giờ. Khi Vũ Xuân Quảng sang Mỹ trong năm 1994 th́ những tác phẩm trong nước đă t́m được đường ra bên ngoài cho đồng bào hải ngoại xem. Một điều là cho dân Mít tỵ nạn ngạc nhiên là những tác phẩm miền Bắc nổi tiếng như Nhưng Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương hoặc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh không mang tính chất tuyên truyền mà là những tác phẩm nói lên những thất vọng cay đắng lớn của người dân miền Bắc.

Nguyễn Hữu Tín đă sang Mỹ với diện HO cùng một vợ hai con. Để nuôi con, hai vợ chồng mỗi ngày bắt đầu từ hai giở rưởi sáng là đă thức dậy đi bỏ báo. Ban ngày th́ Tín làm một thợ máy. Hai con của Tín đều ngoan ngoăn học hành giỏi giang không phụ ḷng cha mẹ chúng. Tín có đôi lời v́ cái tên mới của ḿnh:

" Bởi tao qua Mỹ năm 95 nên cái quê mùa trong tao c̣n rơ nét, và Thi Bần đặt cho tao biệt danh Năm Ruộng. Thấy tụi bây ở đây văn minh tao phát ham, tao th́ rặn măi mới ra một câu tiếng Mỹ để rồi khi nghe xong thằng kia cũng chẳng hiểu tao muốn nói cái chi. Cám ơn Thi Bần nhiều v́ đă cho tao cái biệt danh nầy".

Trong năm 1996, Nguyễn Hữu Thiện Tuấn đă được trao một bằng tưởng  lục với nguyên văn như sau:

Certificate of Recognition

Tuan H. Nguyen

 In recognition of your service during the period of the Cold War (2 September 1945-26 December 1991) in promoting peace and stability for this Nation, the people of this Nation are forever grateful.

Signed

William Cohen

Secretary of Defence

DOD Form 2774, 1 July 96

Khi nhận cái bằng nầy, Tuấn vừa thấy hănh diện vừa thấy buồn. Mục đích của Tuấn khi tŕnh nó với anh em không phải là để khoe cho bản thân mà mong nó là một biểu tượng của sự nhớ ơn của dân tộc Hoa Kỳ cũng như của thế giới tự do gửi cho những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong đó có anh em 72A cho thấy rằng những nỗ lực của chúng ta đă không uổng phí.

Hai người bạn 72A sang Mỹ sau cùng là Vơ Văn Di sang năm 1997 và Trần Đồn Điền sang năm 1998. Bạn Di th́ sống một ḿnh đi làm gởi tiền về lo cho gia đ́nh. Bạn Điền vứa đi làm vừa đi học lại, c̣n phải lo cho vợ con. Thật là những gương can đảm đáng phục.

Cuối năm 1999 Nguyễn Hữu Tín có về B́nh Dương sau khi một người anh vừa mất. Trong lần đó, người bồ cũ của Vơ Thanh Hà và cũng là cô bạn học cũ của vợ Tín có đến nhà Tín đưa thiệp mời ăn đám cưới đứa con trai lớn. Cô ta kể cho Tín nghe rằng ngày xưa đă v́ Hà mà cô ấy về Long An học sư phạm. Sáng 29/04/1975 cô đă ra đầu ngơ đứng và thấy một chiếc trực thăng định đáp xuống nhưng không có chỗ và đă bay đi. Cô nh́n thoáng trên tàu có một người mà cô tin rằng là Vơ Thanh Hà tính bay về để rước cô mà không được.

Những thành công của những di dân mới tới Mỹ mà người ta thường đăng lên báo đă được gia đ́nh các anh em 72A sang Mỹ trong những năm 1993, 1994 một lần nữa chứng minh là có thật. Vũ Xuân Quảng đang làm chủ một tiệm dán kính xe. Nguyễn Na có công ăn việc làm khá giả, con cái ngoan ngoăn nên người, lấy chồng giỏi giang, tử tế.

Bộ ba Đinh Đông Định, Hoàng Đ́nh Lai và Khanh béo th́ vẫn bán đồ mộc dùng trong nhà. Đỗ Trọng Nhâm th́ nay đă quyết một ḷng chung thủy với vợ nhà, không c̣n đi rong nữa.

    

Mục lục